Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.35 KB, 104 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRẦN THỊ QUYẾT




VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT
THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ







THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRẦN THỊ QUYẾT



VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT
THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÝ TOÀN THẮNG




Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, được

thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu
khảo sát các tác phẩm của các tác giả dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Lý
Toàn Thắng
Các số liệu và khẳng định trong luận văn này là trung thưc, do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.

Trần Thị Quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi
thì còn có sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều thầy cô, đồng nghiệp. Trước hết
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TSKH Lý Toàn Thắng,
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư
phạm Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư
Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những vấn đề lí luận làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên
trường THPT Cô Tô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012
Tác giả


Trần Thị Quyết











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Bố cục của luận văn 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ 6
1.1.1. Khái niệm “thơ” 6
1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ” 8
1.1.3. Hình thức thơ 9
1.1.4.Đặc trưng ngôn ngữ thơ 10
1.2.Thơ lục bát 15
1.2.1. Vần trong thơ lục bát 15

1.2.2. Nhịp trong thơ lục bát 16
1.3.Giới thiệu về phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 19
1.3.1.Khái niệm Thơ Mới 19
1.3.2.Quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của phong trào Thơ Mới 19
1.3.3.Đóng góp của Thơ Mới với nền thi ca dân tộc 21
1.4. Vai trò của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 22
1.5. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu 24
1.6. Tiểu kết 31
Chương 2: HIỆP VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI 32
2.1. Vần và các chức năng của vần trong thơ 32
2.1.1. Khái niệm “vần thơ” 32
2.1.2. Chức năng của vần thơ 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1.3. Phân loại vần thơ 34
2.2. Vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 35
2.2.1. Tư liệu thống kê 35
2.2.2. Các nhận xét 36
2.3. Tiểu kết 53
Chương 3: NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI 55
3.1. Nhịp và các chức năng của nhịp trong thơ 55
3.1.1. Khái niệm “nhịp thơ” 55
3.1.2. Vai trò của nhịp thơ 56
3.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ 57
3.1.4. Nhịp trong thơ lục bát 59
3.2. Ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 61
3.2.1.Nhịp của dòng lục 62
3.2.2.Nhịp của dòng bát 76

3.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới 89
3.4. Tiểu kết 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Thống kê số lượng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm 36
Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính 38
Bảng 2.3. Thống kê các kiểu loại vần thông 45
Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục 62
Bảng 3.2. Thống kê các loại nhịp trong dòng bát 76





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói
riêng mà cụ thể là thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới là quá trình khám phá
tìm hiểu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó. Đây là một hướng đi
vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành.
Giai đoạn 1932 - 1945 không những là giai đoạn bước ngoặt quan trọng

trong lịch sử xã hội Việt Nam, mà đối với nền văn học nước nhà đây là mốc
ghi dấu sự đổi mới nền văn học theo hướng hiện đại hoá. Giai đoạn này xuất
hiện hai trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn. Sự ra đời của phong trào Thơ
Mới chính thức khép lại nền văn học Trung đại Việt Nam, mở ra hướng đi mới
cho văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong giai
đoạn này, tiếng Việt được nâng niu, trân trọng và là công cụ sáng tác thơ ca.
Thơ lục bát - “điệu hồn” của dân tộc vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này.
Các tác giả Thơ Mới đã di dưỡng, làm lạ hoá lục bát dân tộc, làm cho lục bát
dân tộc đến với người đọc với diện mạo, phong cách mới, vừa quen vừa lạ.
Phong trào Thơ Mới ra đời đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt
Nam trên tất cả các mặt tư tưởng, nội dung và hình thức tác phẩm. Lục bát
giai đoạn này trở về gần truyền thống, song vẫn mang hơi thở của thời đại
mới. Có lẽ vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ
Mới 1932 - 1945 luôn là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa cho những ai quan tâm đến
việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Tuy nhiên từ trước đến nay, hầu hết
các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phương diện văn học, cũng
có nghĩa là việc tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới từ góc nhìn
của ngôn ngữ học chưa được quan tâm thỏa đáng.
Thơ lục bát là thể loại được đưa vào giảng dạy khá nhiều trong nhà
trường, trong đó có cả thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Vì thế việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nghiên cứu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới không những góp phần tìm
hiểu về sự phát triển của một thể loại thơ truyền thống để thấy vẻ đẹp của
ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó mà đó còn là một nhu cầu cấp
thiết, có ý nghĩa thiết thực giúp cho việc giảng dạy thơ lục bát ở trường phổ
thông được tốt hơn và đúng hướng hơn.
Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Vần và nhịp

trong thơ lục bát thời kỳ Thơ Mới (1932 - 1945)
2. Lịch sử vấn đề
Đã hơn 60 năm kể từ khi Phong trào Thơ Mới ra đời và tạo nên bước
ngoặt lịch sử trong thơ ca, đưa thơ ca từ thời kì cận đại bước vào thời kì hiện
đại. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 đã khẳng định:
“Thơ Mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc
cách mạng trong tiến trình thơ ca Việt Nam, đưa thơ ca cổ điển Việt Nam đạt
đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cả cảm hứng thơ ca. Thơ Mới đã
đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại
hay nhất của nền thơ ca dân tộc”. Như vậy có thể thấy Thơ Mới đã làm nên
một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, cách mạng trong tư tưởng, trong
nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đến nay chúng ta không thể phủ phận được vai
trò của Thơ Mới trong dòng chảy của thơ ca dân tộc. Cuộc cách mạng của
Thơ Mới về mặt hình thức không đoạn tuyệt với quá khứ hoặc có biểu hiện
của sự ngoại lai. Trong một bài viết của mình, Huy Cận đã nhận định về Thơ
Mới: “Thơ Mới đã sáng tạo ra một số thể loại thơ, và đã đổi mới, “trẻ hóa”
nhiều thể thơ cũ. Thơ lục bát đông đặc hơn mà vẫn mềm mại, uyển chuyển.
Câu thơ bảy chữ biến hóa rất nhiều, từ cách ngắt câu cho đến cách ghép vần”.
Với những thành tựu rực rỡ của mình, Thơ Mới đã thực sự thu hút sự quan
tâm cũng như niềm say mê nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình văn
học, và đối với cả những người yêu thích thơ ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Trong cuốn Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên
và Hà Minh Đức có một nhận xét đáng chú ý là, về mặt hình thức, thơ lục bát
thời kì Thơ Mới chủ yếu khai thác theo hai khuynh hướng: “hiện đại hóa” và
“trở về với truyền thống”. Đây là một nhận định rất chính xác. Rất tiếc là hai
tác giả mới chỉ dừng lại ở một nhận định mà chưa có điều kiện đi sâu phân

tích và chứng minh cho nó.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, đây có
thể coi là một công trình nghiên cứu có giá trị về Thơ Mới, tác phẩm là những
phê bình mang tính chủ quan của tác giả và chủ yếu thiên về lối giảng văn.
Tác giả có trích dẫn khá nhiều bài thơ lục bát của các nhà thơ trong phong
trào Thơ Mới, nhưng chưa có sự tổng hợp và đánh giá một cách hệ thống về
hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới.
Đến năm 1993 sau cuộc hội thảo nhân dịp kỉ niệm 60 năm phong trào
Thơ Mới, cuốn sách “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm
phong trào thơ mới)” - Huy Cận, Hà Minh Đức là một công trình tập hợp
những bài viết, đánh giá của các tác giả trong cuộc hội thảo. Trong cuốn sách
này, tác giả Văn Tâm có bài Giới thuyết “Thơ mới” cũng bàn về các thể thơ
trong phong trào Thơ Mới, tuy nhiên tác giả mới chỉ đưa ra bảng thống kê về
thể loại ở 10 nhà Thơ Mới tiêu biểu qua 11 thi phẩm tổng cộng 592 bài thơ.
Như vậy có thể thấy trong các công trình lớn khi bàn về Thơ Mới đã
dành một vị trí nhất định cho thể thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới, nhưng
tất cả vẫn chỉ dừng ở những nhận định về sự cách tân, đổi mới của thể lục bát
trong thời kì này ở nhịp điệu mới mẻ, lạ lẫm, ngôn ngữ thơ biến hóa linh hoạt,
giàu tính nhạc hoặc nêu ra như những dẫn chứng minh họa cho việc đổi mới,
cách tân về hình thức của Thơ Mới. Và cho đến nay vẫn chưa có một công
trình riêng biệt nào dành nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống về thơ
lục bát trong phong trào Thơ Mới. Ở luận văn này chúng tôi sẽ cố gắng tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
trung khảo sát một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản và chỉ ra những
cách tân của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới, trên tinh thần tiếp thu
những thành quả của những người đi trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc thực hiện luận văn này người viết mong muốn tìm hiểu các
nội dung liên quan đến hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 1932 -
1945, cụ thể là vần và nhịp thơ lục bát của Thơ Mới, từ đó chúng tôi muốn
làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Nêu lên những đặc điểm chính về thể loại thơ lục bát trong phong trào
Thơ Mới ở phương diện hình thức, tức là về mặt tổ chức/ cơ cấu ngữ âm của
thể thơ này.
- Chỉ ra một số biến đổi, vận động của thơ lục bát trong thời kì Thơ
Mới so với thơ lục bát truyền thống, chủ yếu là về vần điệu, nhịp điệu.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết cơ bản về thơ nói chung và thơ lục
bát nói riêng.
- Khảo sát và tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ lục bát trong phong trào
Thơ Mới ở hai phương diện cụ thể là: vần thơ, nhịp thơ.
Từ những đặc điểm về hình thức nói trên, chúng tôi hi vọng sẽ tìm
được những đổi mới của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới so với ca dao
và thơ lục bát truyền thống.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ lục bát trong phong trào Thơ
Mới ở phương diện cơ cấu ngữ âm của thể thơ này.
Thể loại thơ lục bát được sáng tác khá nhiều trong các thi phẩm của các
nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, tuy nhiên do khuôn khổ của luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
văn Thạc sĩ và thời gian có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát thơ lục bát trong năm
thi phẩm tiêu biểu, đó là: Mấy vần thơ (Thế Lữ), Thơ thơ (Xuân Diệu), Tuyển
tập Nguyễn Bính, Lửa thiêng (Huy Cận) và Tiếng thu (Lưu Trọng Lư). Trong

phạm vi đề tài của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về mặt hình thức, cụ thể
là về các đặc trưng ngữ âm chủ yếu bao gồm: nhịp thơ, vần thơ của lục bát
trong các tập thơ kể trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
*Phương pháp thống kê, phân loại.
Được dùng để thống kê tần số xuất hiện của các đặc trưng ngữ âm như
các kiểu vần thơ, nhịp thơ của thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945.
Trên cơ sở này chúng tôi đi sâu vào mô tả, phân tích, lý giải một số đặc trưng
và vận động của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới.
*Phương pháp miêu tả.
Thông qua việc phân tích, miêu tả các đặc trưng ngữ âm trong các bài
thơ lục bát khảo sát, chúng tôi đi đến khái quát đặc điểm hình thức của thể
loại thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới.
*Phương pháp so sánh.
Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thể thơ lục bát thời kì Thơ Mới và thể
lục bát truyền thống để làm sáng tỏ sự vận động, biến đổi trong thơ lục bát
thời kì Thơ Mới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương.
Chƣơng 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Hiệp vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới
Chƣơng 3: Nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
NỘI DUNG
Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ
1.1.1 . Khái niệm “thơ”
Nói đến khái niệm “thơ”, từ trước đến nay đã có nhiều cách kiến giải
khác nhau. Như chúng ta đã biết, thơ là một thể loại văn học thuộc phương
thức biểu hiện trữ tình. Bản chất của thơ ca phong phú, đa dạng và nhiều biến
thái. Sự tác động của thơ đối với người đọc cũng bằng nhiều con đường khác
nhau. Chính vì bản chất phức tạp vốn có của thơ ca mà người ta có nhiều cách
lí giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bản chất của thơ ca. Nhìn
chung có một số khuynh hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, khuynh hướng thần thánh hóa thơ ca, xem bản chất của thơ
ca là tôn giáo và cho rằng hoạt động sáng tạo thơ ca gắn với một cái gì đó
thiêng liêng, huyền bí. Các nhà nghiên cứu thường lí tưởng hóa thơ ca hoặc
đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống. Cụ thể: nhà
triết học vĩ đại thời kì Hy Lạp cổ đại đã xem bản chất của thơ ca thể hiện
trong linh cảm - những cảm giác thiêng liêng nhất giữa thế giới cao xa của
thần thánh và thế giới con người. Và nhà thơ là người có chung năng lực cảm
giác và biểu đạt. Nhà thơ lãng mạn Pháp nổi riếng Lamartine lại cho rằng:
“Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất
của tâm hồn con người, và hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất
trong thiên nhiên”.
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây, đặc biệt văn hóa
Pháp, đã xuất hiện một lớp công chúng mới với thị hiếu và quan niệm mới.
Trên tuần báo Ngày nay, (xuất bản 1937), Thế Lữ viết: “Thơ, riêng nó
phải có sức gợi cảm bất cứ trong trường hợp nào”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên”. Chế Lan Viên cũng có quan
điểm tương tự: “làm thơ là sự phi thường. Thi sỹ không phải là Người, nó là
Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tình, là
Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta
không hiểu được nó vì nó vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí” [ tựa
Điêu tàn - tr.193]. Như vậy, nghiên cứu bản chất sự sáng tạo thơ, nhiều người
xem nghệ sĩ là kẻ siêu phàm và coi quá trình sáng tạo thơ như một cái gì đó
thần bí.
Thứ hai, giải thích bản chất của thơ ca xuất phát từ việc gắn sứ mệnh
của thơ với đời sống xã hội. Người ta xem cuộc sống chính là mảnh đất phù
sa màu mỡ, là chất hương nồng của thơ ca. Không có cuộc sống thì không có
thơ ca. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống” và “thơ chỉ trào
ra khi tim ta cuộc sống thật tràn đầy”. Nhà thơ Sóng Hồng phát biểu: “Thơ là
sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất” và “thơ chính là
cuộc sống được tinh lọc”.
Thứ ba, giải thích thơ ca xuất phát từ vấn đề đồng cảm trong thơ. Tố
Hữu cho rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, “thơ là
tiếng nói đồng tình, đồng chí”, là “thơ là tiếng nói tri âm”
Thứ tư, hình thức hóa thơ ca, xem bản chất thơ thuộc về những nhân tố
hình thức. Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì? cũng đưa ra cách kiến giải khá
độc đáo. Theo ông, “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để
bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ cho hình thức tổ
chức ngôn ngữ ấy” [41]. Chữ “quái đản” mà Phan Ngọc dùng ở đây chính là
nói đến cách tổ chức khác thường của ngôn ngữ thơ. Tuy vậy, khuynh hướng
này có hạn chế là nhìn nhận đánh giá bản chất thơ ca còn quá chủ quan, phiến
diện. Vì quá tuyệt đối hóa yếu tố hình thức nên vô hình chung đã hạ thấp nội
dung xuống bình diện thứ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Tóm lại, những khuynh hướng, quan niệm về thơ nêu trên mặc dù còn
khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ bản chất thơ ca và vai trò của con
người trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên các quan điểm đó vẫn
chưa chỉ ra đặc trưng riêng biệt và chưa khái quát được các tiêu chí định tính
của thơ ca. Từ quan niệm đó làm nảy sinh hai khái niệm tương đồng: hình
thức của nội dung và nội dung của hình thức mở đường cho chúng ta đi vào
khám phá văn bản thơ ca một cách có hệ thống và khoa học. Rõ ràng, việc tìm
một định nghĩa thơ hoàn chỉnh cả mặt nội dung lẫn hình thức là công việc khá
nan giải. Công việc này dành riêng cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Từ
yêu cầu của vấn đề đặt ra đối với luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa về
thơ được nêu trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học như sau: Thơ là hình thức
sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm
xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
Theo chúng tôi, định nghĩa này phần nào có thể bao quát được các quan điểm
nêu trên.
1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ”
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca và
người làm thơ là một nghệ sĩ đích thực trên lãnh địa ngôn từ ấy. Do sự hạn
chế về số lượng câu chữ nên ngôn ngữ thơ ca trước hết là thứ ngôn ngữ trau
chuốt, gọt giũa, hàm súc đến mức tinh luyện. Maiacopxki cho rằng: Sáng tạo
thơ ca cũng giống như lọc quặng, lọc ra cái tinh chất Thơ ca là cái tinh hoa
tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó. Tuy nhiên việc làm thơ
không đồng nghĩa với việc đúc chữ, dùng những mỹ từ. Thứ ngôn ngữ tinh luyện
của thơ ca không phải đến từ kĩ thuật mà đó là tiếng nói phát sáng từ tâm hồn, do
sự tuyển lựa từ trong tâm hồn. Vì thế người làm thơ nhiều lúc không để ý đến việc
làm thơ mà bật thành thơ một cách tự nhiên từ tâm hồn.
Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác thơ ca cũng phản ánh
cuộc sống. Tuy nhiên phương thức phản ánh cuộc sống của thơ ca khác với


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
các thể loại khác. Thơ ca phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình. Vì
thế, ngôn ngữ thơ chính là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc. Cuộc sống được chiếu
rọi qua lăng kính tâm hồn đầy cảm xúc của nhà thơ, thơ phát khởi từ trong
lòng người ta (Lê Quý Đôn).
1.1.3. Hình thức thơ
Tác phẩm văn học dù thuộc thể loại nào, bao giờ cũng có hai bình diện:
nội dung và hình thức. Đây là vấn đề khá phức tạp, bởi thực tế, hình thức và
nội dung là hai khái niệm của triết học, và hai khái niệm này được áp dụng
đối với nhiều phạm trù, được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Vì vậy,
khi nói đến nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, có cảm tưởng nội
hàm của khái niệm hơi rộng so với đối tượng. Có lẽ vì thế mà hiện nay, giới
nghiên cứu ngữ văn thường dùng hai khái niệm: Văn bản và ý nghĩa để thay
thế cho hai khái niệm rất rộng kia.
Nói như vậy, không có nghĩa nội dung và hình thức của tác phẩm văn
học (trong đó có tác phẩm thuộc thể loại thơ) là “bất khả tri”. Thực tế, người
ta vẫn có thể phân biệt hai phạm trù một cách tương đối ở các thể loại văn học
(nói phân biệt tương đối là bởi, trong văn học, nội dung phải gắn với hình
thức, hình thức là hình thức của một nội dung cụ thể).
Nói đến nội dung của thơ, người ta thường nói đến tình cảm được biểu
hiện trong đó. Nội dung của thơ, thực chất là những cung bậc cảm xúc được
biểu hiện trong tác phẩm. Thơ có thể nói đến thế giới tự nhiên và cuộc sống
con người, nhưng nó không “chụp ảnh”, không tái hiện kiểu “soi gương”, mà
phải được khúc xạ qua lăng kính tâm hồn của người làm thơ. Hình ảnh một
“sông dài trời rộng” trong Tràng giang là hình ảnh thiên nhiên rợn ngợp được
phản chiếu qua tâm hồn đơn côi của Huy Cận. Vườn tược và hình bóng người
Thôn Vĩ là những hình ảnh được khúc xạ qua những nỗi niềm của Hàn Mặc
Tử. Anh giải phóng quân trong một số bài thơ Xuân của Tố Hữu là anh giải


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
phóng quân hiện ra dưới cái nhìn chiêm ngưỡng, ngợi ca của một nhà thơ
cộng sản. Đấy là nguyên tắc phản ánh hiện thực của thơ ca.
Tương ứng với nội dung đặc thù đó, thơ cũng phải có hình thức nghệ
thuật đặc thù. Hình thức ấy chung quy được thể hiện ở các cấp độ:
Thứ nhất là đề tài thơ. Thơ, dù bí hiểm đến đâu cũng không cắt đứt mối
liên hệ với đời sống con người. Như vậy, đề tài thơ là nhân tố tồn tại tất yếu
trong bất cứ bài thơ nào. Người ta thường khái quát thành các đề tài: tình yêu,
thiên nhiên, thân phận con người
Thứ hai, nói đến hình thức thơ là phải nói đến thể thơ. Thể thơ là một
kiểu thơ được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đó chặt chẽ,
bền vững, có tính quy ước, mọi cá nhân đều phải tuân thủ. Sự sáng tạo cá
nhân không thể phá vỡ đặc trưng của thể. Các thể thơ trong thơ Việt Nam
thường gắn với số tiếng của dòng thơ, chẳng hạn: thơ lục bát, song thất lục
bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do (số
tiếng trong dòng thơ không cố định)
Kết cấu cũng là một phương diện của hình thức thơ. Kết cấu đảm
nhiệm vai trò tổ chức các yếu tố thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng
một chuỗi phương tiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sống dậy thế
giới hình tượng và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó.
Ngôn ngữ là biểu hiện rõ nhất của hình thức thơ. Nhiều định nghĩa về
thơ đã đồng nhất thơ với hình thức ngôn ngữ đặc thù của nó. Tính đặc thù của
ngôn ngữ thơ thể hiện ở ngữ âm (vần, thanh điệu, nhịp); ở từ ngữ, ở cú pháp
của câu thơ; ở các biện pháp tu từ mà bài thơ sử dụng; ở cấu trúc văn bản thơ.
1.1.4. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học. Nếu như Phan Ngọc luôn
nhấn mạnh “Hình thức tổ chức ngôn ngữ “quái đản” chính là nét đặc trưng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
của ngôn ngữ thơ” thì Roman Jakobson lại có cái nhìn bao quát về ngôn ngữ
thơ khi ông kết luận: “Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục
tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”. Nhìn chung, những quan niệm về ngôn ngữ
thơ như trên đã bao quát được vấn đề, song còn khái quát, trừu tượng. Cũng
với ý nghĩa đó, chúng ta có thể diễn đạt một cách cu thể như sau: “Ngôn ngữ
thơ ca là ngôn ngữ đời sống nhưng được chọn lọc, tinh giản đến mức súc tích
nhất, chúng được tổ chức chặt chẽ, có khoảng ngắt, có vần điệu và có quy
luật phối âm riêng, tùy thuộc vào từng ngôn ngữ”.
Roman Jakobson - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã phân biệt thơ và
văn xuôi trên phương diện hình thức biểu đạt: ngôn ngữ văn xuôi là phương
tiện biểu đạt một ý nào đó, sau đó người ta quên ngôn ngữ ấy. Ngược lại,
ngôn ngữ thơ tự lấy mình làm mục đích. Chính vì vậy mà ngôn ngữ thơ nó có
đặc trưng riêng như sau: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo
hình, tính biểu cảm Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác, những biểu hiện
ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi
loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. So với ngôn ngữ văn
xuôi, ngôn ngữ thơ có những đặc điểm khác biệt sau:
a. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm.
Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà
còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi các
đặc tính thanh học của ngôn ngữ như cao độ, cường độ, trường độ không
được tổ chức thì trong thơ, trái lại những đặc tính ấy lại được tổ chức chặt
chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ
ngữ không nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu
mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca.

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhạc tính trong thơ được thể hiện
ra ở ba mặt cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Sự hài hòa đó
có thể là hình ảnh, là âm thanh, kiểu như: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử / Hết
cơm, hết rượu, hết ông tôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cũng có thể là cách tổ chức
mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường
luật thất ngôn bát cú. Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không đặt ra. Tuy vậy
nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong
thơ mình.
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hòa âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu, ở nhịp điệu Tố Hữu đã có lần nói đến giá
trị ngữ âm của từ “xôn xao” trong câu thơ: Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
(Mẹ Tơm). Đó đâu chỉ là âm vang của tự nhiên mà còn là âm vang của tâm
hồn. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của từ “xôn xao”
đã cộng hưởng với ý nghĩa của nó làm nên điều kì diệu ấy.
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở việc sử dụng các khuôn vần,
ở cách điệp từ ngữ, điệp cú pháp Chúng có tác dụng như một phương tiện
kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều
kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ.
Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Ngày nay nhu cầu của thơ có phần đổi khác, một số người có xu hướng bỏ
vần để tự do hóa triệt để câu thơ. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại
nào đó như sự đối xứng giữa các dòng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của
câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa.
b. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc
Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ văn chương, nhưng do đặc trưng

thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung, với yêu cầu cao nhất trong ngôn
ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường,
nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lí con người trong sự
sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính đặc
tuyển. Là thể loại có dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất, nhưng thơ lại có
tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Êgiêrốp: “Bài thơ là một lượng thông
tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất”. Chính sự hạn định số
tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sĩ phải “thôi xao”, nghĩa là phải
phát huy sự tư duy ngôn ngữ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng trường
hợp sử dụng.
Như vậy tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu
tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Đây
chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất, kiểu như:
- Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
- Đã nghe rét mướt luồn trong gió
(Xuân Diệu)
Chỉ với một chữ luồn, một chữ rủa, mà Xuân Diệu đã hữu hình hóa sắc
thu (sắc đỏ), khí thu (rét mướt), và đồng thời cũng vật chất hóa, giúp người
đọc cảm nhận một cách cụ thể sự chuyển động tinh vi của đất trời chuyển
mình sang thu. Cũng thế, nỗi nhớ nhung, sầu não đến hao gầy, phôi pha của
người con gái được thi sĩ Tản Đà thể hiện rất rõ nét chỉ bằng một từ khô (Suối
khô dòng lệ chờ mong tháng ngày).
Để đạt được tính hàm súc, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc
sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến
những cách tổ chức đặc biệt, cái mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là “quái

đản”. Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ
ngữ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển, mà
phong phú, đa diện mạo hơn. Đó là lớp nghĩa tạo sinh nhờ quan hệ và trong
quan hệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
c. Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm
Tính truyền cảm cũng là đặc trưng của ngôn ngữ văn chương nói
chung, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của những rung động tâm hồn của
người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cho nên, ngôn ngữ trong tác phẩm
văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả, và phải truyền được
cảm xúc đó đến người đọc, khơi dậy trong lòng độc giả những cảm xúc thẩm
mĩ. Tuy nhiên do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, của trái
tim nên ngôn ngữ thơ ca có tính gợi cảm đặc biệt.
Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ chú trọng miêu tả khách quan
như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự. Nếu nhà văn dùng ngôn ngữ để thuyết
minh, miêu tả, giải thích thì nhà thơ dùng ngôn ngữ để truyền cảm. Khi
Quang Dũng viết: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy - Có thấy hồn lau nẻo
bến bờ - Có nhớ dáng người trên độc mộc - Trôi dòng nước lũ hoa đong
đưa”, Quang Dũng không có ý hỏi ai lên Châu Mộc trong buổi chiều sương
nào đó có nhìn thấy phong cảnh hữu tình không, mà ông khơi gợi trong ta nỗi
nhớ thương mất mát, nuối tiếc ngậm ngùi những ngày tháng, những kỉ niệm,
những ảo ảnh đã tan biến trong cuộc đời. Nó trực tiếp thể hiện tâm trạng cho
nên sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm
cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán, ca ngợi
trở nên nổi bật.
Mặt khác, tính truyền cảm của ngôn ngữ thơ không chỉ biểu hiện qua
cách lựa chọn từ ngữ, các phương thức tu từ mà còn biểu hiện qua nhạc điệu

thơ. Chẳng hạn:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
(Tản Đà)
Các âm cuối tắc, vô thanh -p trong thấp và -t trong uất tạo nên ấn tượng
về sự nghẹn ngào, còn các phụ âm cuối mũi, vang -ng trong giang, -n trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
quên, -ng trong hương cùng các âm tiết mở (hồ, quê, mê), nửa mở (chơi) lại
gợi một trạng thái lâng lâng khó tả, ung dung tự tại của một tâm hồn thoát tục.
Sự đối lập nhạc điệu ở hai câu thơ nối tiếp nhau đã tạo nên những biểu
tượng ngữ âm trái chiều nhau. Qua đó những câu thơ đó sẽ gây được cảm xúc
thẩm mĩ trong lòng độc giả.
1.2. Thơ lục bát
Thơ lục bát là một trong những thể thơ mang đậm dấu ấn của văn học
dân tộc, được bắt nguồn sâu xa từ cội rễ văn học dân gian. Lục bát, bởi thế
cũng mang những đặc điểm chung về vần và cách ngắt nhịp của thơ ca tiếng
Việt như đã trình bày ở trên. Song như chúng ta biết, mỗi thể thơ, bên cạnh
đặc điểm chung ra thì đều có những đặc điểm riêng, lục bát cũng không phải
là ngoại lệ.
1.2.1. Vần trong thơ lục bát
Về vần, trong thể lục bát gồm cả vần lưng và vần chân. Ở dạng cơ bản
nhất, một bài thơ lục bát chỉ có hai dòng và mỗi dòng có một vần. Dòng lục
mang vần chân và dòng bát mang vần lưng ở âm tiết thứ sáu hoặc âm tiết thứ
tư. Ví dụ:
Đêm trăng thanh anh nói với nàng:
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
(Ca dao)

Gối màn gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
(Ca dao)
Ở những dạng khác mà số dòng trong một bài thơ lục bát nhiều hơn hai
thì dòng bát không chỉ có vần lưng mà còn có cả vần chân ở âm tiết cuối.
Tiếng thứ sáu của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
lưng); tiếng thứ tám của dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng lục
tiếp theo (vần chân). Nguyên tắc hiệp vần nêu trên có thể khái quát lại theo
mô hình sau:
Câu 1: 1 2 3 4 5 6
Câu 2: 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu 3: 1 2 3 4 5 6
Câu 4: 1 2 3 4 5 6 7 8

Ví dụ:
Thưa đây một đóa hoa hồng
Và đây một ít hương lòng hoang vu
Đầu bù trở lại kinh đô,
Tơ vương chín mối, sầu cho một lòng
(Nguyễn Bính - Đóa hoa hồng)
Đặc biệt, vần trong thơ lục bát luôn luôn là thanh bằng nên câu thơ nhờ
đó mà trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ đọc, dễ nhớ.
1.2.2. Nhịp trong thơ lục bát
Về nhịp, sự phân bố nhịp lớn, nhịp nhỏ trong thơ lục bát hoàn toàn
khác với sự ngắt nhịp trong thơ tự do hoặc trong các thể thơ cách luật khác.
Mỗi cặp thơ lục bát gồm hai dòng thơ 14 tiếng, trên sáu, dưới tám. Nhịp sáu,

tám luân phiên đều đặn không đổi giữa các dòng tạo cho thể thơ này một cái
nền vững chắc. Đó là cái nền của nhịp chẵn. Dựa trên cái nền ấy, nhịp nhỏ
trong hai dòng thơ lục bát được ngắt ra, trước hết cũng là một nhịp chẵn.
Nhịp chẵn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói tiếng Việt. Nó quen thuộc,
phổ biến và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt như một thứ đặc điểm dân
tộc cố hữu, giống như từ láy đôi, từ ghép đôi, như đối xứng đối chọi, như lối
sóng đôi biền ngẫu trong từ chương cổ. Điều này cũng được các tác giả Bùi
Văn Nguyên và Hà Minh Đức chứng minh cụ thể. Đó là trong 16 dạng phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
biến nhất của nhịp thơ lục bát (dòng sáu có 6 dạng, dòng tám có 10 dạng) thì
có tới 10 dạng là nhịp chẵn (6, 2/2/2, 2/4, 4/2; 8, 2/2/2/2, 2/6, 6/2, 4/4, 2/4/2).
Đặc điểm này dẫn đến một hệ quả rất đáng lưu ý là khả năng và xu hướng đưa
về nhịp chẵn trong trường hợp có sự tranh chấp hoặc khó xác định vị trí ngắt
nhịp. Đưa về nhịp chẵn cũng tức là không ngắt nhịp nhỏ ở giữa dòng, nơi mà
nếu nhất thiết phải ngắt thì đó lại là nhịp lẻ. Ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Cặp lục bát này nếu không đưa về nhịp chẵn, nhịp lớn thì phải ngắt
thành nhịp lẻ như sau:
Trong/ như tiếng hạc bay qua
Đục/ như nước suối mới sa nửa vời
Tuy phổ biến và có áp lực mạnh như vậy nhưng không có nghĩa nhịp
chẵn là duy nhất. Tồn tại bên cạnh nhịp chẵn là nhịp lẻ, là sự phá vỡ cái đều
đặn cân đối, phá vỡ cái nhịp nhàng đơn điệu để tạo nên sự biến đổi và thiết
lập một sự hài hòa mới. Nhịp lẻ xuất hiện một cách bất ngờ, có tác dụng củng
cố cho cái nền nhịp chẵn, có giá trị như một nét biến điệu để rồi ngay sau đó

lại trở về với nhịp chẵn trong sự tiếp tục của bài thơ. Khi cần có sự kết hợp
giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ trong nội bộ dòng thơ thì người Việt tỏ ra ưa thích
để nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau. Ví dụ:
Chị tôi nước mắt đầm đìa/
Chào hai họ/ để đi về nhà trai/
Mẹ trông theo/ mẹ thở dài/
Dây pháo đỏ/ bỗng vang trời nổ ran/
Tôi ra đứng tận đầu làng/
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa
(Nguyễn Bính - Lỡ bước sang ngang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Và có một điều đặc biệt thú vị là: hai nhịp lẻ sóng đôi liên tiếp liền
nhau lại gây được ấn tượng nhịp chẵn trong toàn cục. Ví dụ:
Thày đừng nhớ/ mẹ đừng thương
Cầm như đồng kẽm/ ngang đường bỏ rơi!
(Nguyễn Bính - Thơ gửi thầy mẹ)
Có thể nói, kiểu nhịp lẻ như trên đã đáp ứng được một yêu cầu khá
quan trọng trong cấu tạo thơ lục bát, đó là yêu cầu tạo ra tiểu đối trong phạm
vi dòng thơ.
Nhờ có sự phối hợp, xen kẽ giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ trong thơ lục bát
như vậy đã tạo nên sự uyển chuyển, sinh động, góp phần diễn tả linh hoạt
những nội dung ngữ nghĩa của dòng thơ, đoạn thơ và cả bài thơ.
Đặc tính luân phiên giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ nêu trên cũng tương tự
như sự luân phiên bằng trắc trong thơ lục bát. Về phối thanh, tiếng thứ tư (ở
cả dòng lục và dòng bát) phải là thanh trắc; các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám
phải là thanh bằng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tiếng thứ hai ở câu lục
hoặc câu bát có thể linh động, là thanh bằng hay thanh trắc đều được.

Ví dụ:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
(Tố Hữu - Bầm ơi)
Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong cùng một dòng bát phải khác
thanh nhau, tức là nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám phải là
thanh không hoặc ngược lại. Ví dụ:
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn
(Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai)
Qua phần trình bày trên có thể thấy rằng: vần, nhịp và thanh điệu là
những yếu tố không thể thiếu trong thơ ca tiếng Việt nói chung cũng như

×