Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.79 KB, 136 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––




PHẠM THỊ THANH




XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ KEO GIẬU
(LEUCAENA LEUCOCEPHALA) KHÔNG XỬ LÝ VÀ
ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁCH NGÂM NƯỚC ĐẾN SỨC
SẢN XUẤT CỦA GÀ SINH SẢN LƯƠNG PHƯỢNG





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––




PHẠM THỊ THANH



XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ KEO GIẬU
(LEUCAENA LEUCOCEPHALA) KHÔNG XỬ LÝ VÀ
ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁCH NGÂM NƯỚC ĐẾN SỨC
SẢN XUẤT CỦA GÀ SINH SẢN LƯƠNG PHƯỢNG


Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Hùng
PGS. TS. Trần Thanh Vân





THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả và nghiên cứu luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
- Mọi thông tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo được trình bày trong
luận văn này đã ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Phạm Thị Thanh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo TS. Nguyễn Đức
Hùng & PGS. TS Trần Thanh Vân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa sau
đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên & Trại giống
gia cầm Thịnh Đán đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị hội đồng chấm luận văn
lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2010
Tác giả
Phạm Thị Thanh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu về cây keo giậu (Leucaena) 4
1.1.1. Tên gọi 4
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loài và công dụng của keo giậu 4
1.1.3. Đặc tính sinh học của keo giậu 6
1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của keo giậu 7
1.2. Các chất hạn chế tiêu hóa chủ yếu của keo giậu và phương pháp
loại bỏ, hạn chế độc tính của keo giậu 16
1.2.1 Mimosine và sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi mimosine
(3,4 - Dihydroxypyridine) 16
1.2.2. Tanin 20
1.2.3. Antitrypsine 21
1.2.4 Gôm galactane 21
1.2.5. Saponine 22
1.2.6. Các phương pháp loại bỏ và hạn chế các chất hạn chế tiêu hóa
của keo giậu 22
1.3. Tiềm năng sản xuất thức ăn - Phương pháp chế biến và tiêu
chuẩn chất lượng của BLKG 24
1.3.1. Tiềm năng sản xuất thức ăn 24
1.3.2. Phương pháp chế biến, tiêu chuẩn chất lượng và ảnh hưởng
của phương pháp chế biến đến chất lượng BLKG 27
1.4. Sử dụng keo giậu trong chăn nuôi gà 29
1.4.1. Trên thế giới 29
1.4.2. Ở Việt Nam 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
Chƣơng II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng 36
2.1.2. Địa điểm 36
2.1.3. Thời gian 36
2.2. Nội dung nghiên cứu 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu BLKG 36
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên gà 38
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 39
Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Thành phần hóa học của BLKG trồng tại Thái nguyên 43
3.2. Thành phần và hàm lượng các acid amin của BLKG trồng tại
Thái Nguyên 46
3.3. Chất lượng protein của BLKG 48
3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG không xử lý và xử lý bằng cách
ngâm nước đến sức sản xuất của gà bố mẹ Lương Phượng 49
3.5. Ảnh hưởng của BLKG không xử lý và được xử lý bằng cách
ngâm nước đến chất lượng trứng của gà bố mẹ Lương Phượng 54
3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG không xử lý và được xử lý bằng cách
ngâm nước đến khả năng ấp nở của trứng gà bố mẹ Lương Phượng 61
3.7. Ảnh hưởng của BLKG không xử lý và được xử lý bằng nước đến
tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và gà giống 64
3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG không xử lý và được xử lý bằng cách
ngâm nước đến tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho sản
xuất trứng và gà giống 67
3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG không xử lý bằng cách ngâm nước
trong thức ăn đến chi phí thức ăn cho sản xuất trứng và gà giống 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Đề nghị 71


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
CÁC TỪ VIẾT TẮT

AOAC : Association of Officical Analytical Chemists - Hiệp hội
các nhà phân tích hóa học
BLKG : Bột lá keo giậu
BLKGNN : Bột lá keo giậu ngâm nước
CT : Công thức
ĐC : Đối chứng
EAAI : Essential Amino Acid Index - Chỉ số acid amin thiết yếu
KL : Khối lượng
KLT : Khối lượng trứng
Kg : kilogam
LĐ : Lòng đỏ
g : gam
ME : Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi
SLT : Sản lượng trứng
TB : Trung bình
TN : Thí nghiệm
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TT : Tuần tuổi
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
TP : Thành phố
VCK : Vật chất khô



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hàm lượng acid amin của khô dầu đậu tương, bột cá, cỏ Medi,
lá và hạt keo giậu 9
Bảng 1.2. Chất lượng bột lá keo giậu chế biến bằng phương pháp phơi
khô ở các tháng trong năm 14
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của BLKG của một số nước Đông Nam
Á và thế giới 14
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của BLKG ở các vùng sinh thái khác nhau (%) 15
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm, thành phần thức ăn và dinh dưỡng của
khẩu phần nuôi gà bố mẹ Lượng Phượng 39
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của BLKG không xử lý và BLKG
ngâm nước (% VCK) 43
Bảng 3.2. Thành phần và hàm lượng các acid amin của BLKG ( % VCK) 46
Bảng 3.3. Hàm lượng các acid amin thiết yếu và EAAI của protein BLKG
không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước 48
Bảng 3.4. Sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của gà bố mẹ Lương Phượng (Giai
đoạn 27 - 45 TT) 54
Bảng 3.5. Khối lượng và chất lượng trứng của gà Lương Phương 58
Bảng 3.6. Khả năng ấp nở của trứng gà bố mẹ Lương Phương (giai đoạn
27 - 45 tuần tuổi) 61
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và gà giống của gà bố mẹ
Lương Phương (giai đoạn 27 - 45 tuần tuổi) 65
Bảng 3.8. Tiêu tốn ME và Protein cho sản xuất trứng và gà giống 67
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ BLKG không xử lý và xử lý bằng cách ngâm
nước trong thức ăn đến chi phí thức ăn cho sản xuất trứng và gà

giống 69


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc hoá học của mimosine 18
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ đẻ trứng qua các tuần tuổi 56
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ đẻ trứng trung bình của gà (giai đoạn 27 - 45 tuần tuổi) 57
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nở của trứng 63
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng, trứng giống và gà giống 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, chăn nuôi sạch, an toàn đang trở thành vấn đề cấp thiết của
thế giới và Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu của chăn nuôi sạch, an toàn
người ta thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như: con giống, chuồng trại,
phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và chế độ thức ăn dinh
dưỡng,…Trong những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng,
các sản phẩm động vật và sản phẩm tổng hợp nhìn chung đều chịu sự ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường, nhất là việc tồn dư kháng sinh, hoocmon, kim
loại nặng và kim loại độc. Vì vậy, việc sử dụng nguyên liệu sạch có nguồn

gốc từ tự nhiên để sử dụng trong chăn nuôi là một trong các giải pháp thực
hiện chăn nuôi sạch, an toàn, góp phần cung cấp cho thị trường những sản
phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người.
Trên thế giới việc sử dụng thức ăn thực vật, đặc biệt là bột cỏ dùng làm
thức ăn cho chăn nuôi khá phổ biến. Bột cỏ được chế biến từ các phần non
của cây, vì vậy chúng chứa nhiều chất sinh trưởng tự nhiên, sắc tố, protein,
khoáng đa vi lượng và các vitamin,…
Việc chế biến bột cỏ trong chăn nuôi còn nhằm những mục đích khác
như: tận dụng nguồn thức ăn trong mùa nhiều cỏ để sử dụng vào mùa thiếu
cỏ, bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn cho động vật mà thành phần này trong
thức ăn hỗn hợp thường bị thiếu hụt do quá trình chế biến ở nhiệt độ cao và
bảo quản trong thời gian dài. Đặc biệt, bột lá cây họ đậu còn cung cấp một
nguồn protein đáng kể giá thành thấp cho động vật.
Nước ta là một nước thuộc khu vực và khí hậu nhiệt đới rất thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp quanh năm với phong phú về chủng loại
cây trồng và vật nuôi để cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ cho con
người và vật nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
Cây keo giậu (Leucaena) là cây bộ họ đậu có tiềm năng về dinh dưỡng,
cải tạo và chống xói mòn cho đất dốc. Vì vậy, từ lâu keo giậu đã được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu để ứng dụng những khả
năng của nó vào sản xuất.
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây keo giậu là một cây dễ trồng,
có năng xuất chất xanh cao, giầu protein, vitamin, khoáng chất và các chất sắc
tố, đặc biệt là caroten. Keo giậu có khả năng sống trên nhiều loại đất thoát
nước có độ pH từ 5 - 7, thời gian sinh trưởng dài suốt từ mùa xuân đến mùa

thu, khả năng sinh trưởng và tái sinh nhanh, có khả năng cải tạo đất và chống
xói mòn.
Tuy nhiên, keo giậu có chứa một số chất alcaloid có hại tới sinh trưởng,
sinh sản và sức khỏe của động vật. Những alcaloid này là nguyên nhân hạn
chế sử dụng sản phẩm keo giậu trong khẩu phần ăn của động vật dạ dày đơn
và gia cầm.
Trong các chất hạn chế tiêu hóa của keo giậu, mimosine là chất đáng
quan tâm, có thể gây ra rối loạn trong trao đổi protein, làm ảnh hưởng tới sinh
trưởng, sinh sản và sức khỏe của động vật. Tuy nhiên, người ta đã có nhiều
biện pháp loại bỏ hoặc làm giảm độc tính của mimosine để sử dụng keo giậu
với một tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn góp phần làm giảm chi phí và làm tăng
sản lượng, chất lượng trong chăn nuôi.
Người ta thừa nhận keo giậu là một loại thức ăn ngon miệng và khá
hoàn chỉnh đối với động vật nhai lại (Lulandala và Hall, 1991 [53]). Đối động
vật dạ dày đơn như: lợn, thỏ…ở những tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần, keo
giậu đã có ảnh hưởng tốt đến tăng khối lượng, năng suất sữa ở động vật nhai
lại (Chee và Devendra, 1993 [26]). Nhưng đối với gà, ảnh hưởng của BLKG
đến khả năng sinh sản, ấp nở của trứng và sức khỏe của đàn gà chưa được
nghiên cứu nhiều và hệ thống, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Xác định ảnh hưởng của BLKG (Leucaena leucocephala) không xử
lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản
Lương Phượng”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định tỷ lệ thích hợp của BLKG Leucaena leucocephala không xử

lý và được xử lý bằng cách ngâm nước trong khẩu phần ăn của gà sinh sản
Lương phượng.
- Đánh giá hiệu quả khử độc BLKG Leucaena leucocephala bằng cách
ngâm trong nước 24 giờ.
3. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá khử độc của BLKG bằng cách ngâm BLKG vào nước trong
24 giờ.
- Xác định ảnh hưởng của BLKG được xử lý bằng cách ngâm nước trên
một loạt các chỉ tiêu sinh học và sức sản xuất của gà. Trên phương diện kinh
tế luận văn sẽ phân tích rõ ảnh hưởng của các tỷ lệ và phương pháp xử lý
BLKG đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà sinh sản Lương Phượng.
- Từ phân tích ảnh hưởng của các tỷ lệ và phương pháp xử lý BLKG
đến sức sản xuất của gà, sẽ đưa ra khuyến cáo về tỷ lệ thích hợp của BLKG
không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước trong chăn nuôi gà sinh sản
Lương Phượng.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây keo giậu (Leucaena)
1.1.1. Tên gọi

Keo giậu là một cây thuộc bộ họ đậu, sống ở vùng nhiệt đới, có tên khoa
học là Leucaena leucocephala (Lam) de - Wit. Tên gọi “Leucaena” là danh pháp
quốc tế gọi chung cho loài cây này. Ngoài ra, keo giậu còn có các tên khác như:
Leucaena Glauca (Wind) Benth, Mimosa leucocephala Lam, Mimosa glauca L,
Acacia glauca (L.) Moenth. Ở các quốc gia khác nhau, keo giậu còn có các tên
khác nhau. Ở Trung Mỹ, keo giậu có tên là Huakin; Moxico và Tây Ban Nha gọi
là Guaje; Philippine gọi là Ipil - ipil; Ấn Độ gọi là Kubabul hoặc Subabul;
Inđonexia gọi là Lamtoro; Hawaii gọi là Kao haole; Trung Quốc gọi là Yin hue
huan và Quần đảo Thái Bình Dương gọi là Tanggantangan….
Ở Việt Nam, keo giậu được phân bố ở khắp nơi trên đất trung du và đồng
bằng từ Bắc vào Nam, tỉnh nào cũng có keo giậu và keo giậu đã trở thành cây mọc
tự nhiên ở một số địa phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979 [10]). Ở các địa phương
khác nhau, keo giậu cũng có các tên khác nhau. Miền Bắc gọi là Keo giậu; Miền
Trung gọi là Táo nhơn; Miền Nam gọi là Bình linh. Giống keo giậu mọc hoang ở
nước ta thuộc kiểu Hawaii (Dương Hữu Thời và cộng sự, 1982 [15]), năng suất
không cao (Ngô Văn Mận, 1977 [12]).
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loài và công dụng của keo giậu
- Nguồn gốc
Keo giậu được xác định có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico (NAS,
1984 [57]). Phần lớn các vùng đất này có độ cao trung bình dưới 1500 m so
với mặt biển, đất nửa khô hạn, hơi kiềm hay acid nhẹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Năm 1965, Người Tây Ban Nha đưa keo giậu từ Mexico vào Philippin
để trồng làm thức ăn cho đàn dê của họ (Brewbaker, 1985 [24]; Oakes, 1968
[60]). Cuối thế kỷ VXII và đầu thế kỷ XIX, keo giậu đã được đưa tới các
nước nhiệt đới ven bờ biển Thái Bình Dương: Inđonexia, Malaysia, Paypua

New Guinea, Tây và Nam Phi (NAS, 1984 [57]). Keo giậu được nhập vào
Hawaii, Fijii, bắc Austrailia, Ấn Độ, Đông Phi, vùng biển Caribbean. Đông
Nam Á là vùng phát triển keo giậu tương đối sớm và nhiều. Trong những năm
70 của thế kỷ XX, các nước Ấn Độ, Inđonexia, Philippin, Thái Lan đã trồng
nhiều keo giậu và sử dụng chúng như một nguồn thức ăn trong chăn nuôi.
- Phân loại
Keo giậu thuộc giới thực vật (Botany), ngành thực vật có hoa
(Flowering Botany), lớp 2 lá mầm (Dicotyledom), bộ đậu (Leguminosales), họ
trinh nữ (Mimosacea), chi Leucaena, Loài Leucaena leucocephala là quan
trọng nhất. Đến nay người ta đã phát hiện thấy có trên 18.000 giống (cultivar)
(NFTA, 1985 [59]).
Các loài keo giậu khác nhau có sự khác nhau về độ cao, hình dáng
(phenotype), tuổi thành thục, sức sống và năng suất. Sự khác nhau này phản
ánh tính không đồng nhất về kiểu gen giữa các loài keo giậu. Người ta chia
keo giậu thành 3 kiểu chính.
+ Kiểu keo giậu Hawaii: Tầm vóc cây bé và đỉnh tròn, chiều cao từ 5 - 8 m;
lá, quả và hạt to, cây ra hoa kết trái 2 vụ trong năm, cây thích ứng với vùng khô
hạn và ven biển nhiệt đới.
+ Kiểu keo giậu Salvado: Kiểu này cao và mảnh, chiều cao có thể đạt
tới 20 m và đường kính thân có thể tới 40 cm, thân phân cành ít, lá chép, quả
có hạt lớn và dày, ra hoa và kết hạt 1 - 2 lần/năm. Kiểu này bao gồm tất cả các
tập đoàn keo giậu lớn như giống K (K8, K28, K67).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
+ Kiểu keo giậu Peru: Chiều cao đạt tới 10 - 15 m; đường kính thân cây
từ 5 - 10 cm; sinh trưởng nhanh, phân cành ngay từ gốc, cành nhỏ, lá to và
nhiều, hình thành nên đỉnh lá lớn. Đây là kiểu tiềm năng lớn cho thức ăn gia

súc, bắt đầu ra hoa lúc 6 - 12 tháng tuổi, cây ra hoa 1 lần/năm.
- Công dụng
Từ hàng ngàn năm nay, thổ dân ở thung lũng Tehuacan, Chiapas và
Yucatan (miền nam Mexico) đã biết sử dụng ngọn và quả non của keo giậu
làm rau xanh cho người, sử dụng keo giậu tươi làm thức ăn cho gia súc và coi
keo giậu như một cây trồng trong hệ thống trồng trọt. Keo giậu là loài cây có
nhiều công dụng và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: thức ăn
chăn nuôi, phủ xanh đất trống và đối trọc, cung cấp gỗ củi, chế biến lâm sản
là nguồn phân để cải tạo đất; chống xói mòn cho các vùng đất dốc, làm hàng
cây chắn gió, làm bóng mát cho các cây trồng khác, làm giải phòng hỏa, trồng
để trang trí cho khu vườn, nhà …
1.1.3. Đặc tính sinh học của keo giậu
Keo giậu là một loài cây có biên độ sinh thái rộng, thích ứng với kiểu
vùng khí hậu nhiệt đới (Sorensson, 1994 [71]), có khả năng kết hợp với các
loài vi khuẩn Rhizobium và nấm Mycorrhiza cộng sinh nên có thể chịu hạn,
sử dụng có hiệu quả nước và muối khoáng nằm sâu trong đất, cũng như nitơ
trong không khí để tạo ra bộ lá giầu protein, vitamin, khoáng vi lượng (NAS,
1984 [57]). Những vi khuẩn này Rhizobium này có khả năng hấp thu một số
lượng lớn nitơ hoặc hợp chất vô cơ chứa nitơ. Hầu hết nitơ được cố định trong
rễ cây đều tìm thấy trong lá và hạt của cây (NFTA, 1985 [59]). Do sự giầu có
về protein mà keo giậu có thể sử dụng như một nguồn phân hữu cơ có thể cải
tạo và tăng độ phì nhiêu trong đất. Ngoài ra, lá và hạt keo giậu còn được sử
dụng như một nguồn thức ăn cho động vật và hạt keo giậu còn được sử dụng
như một nguồn thức ăn protein cho con người, như ở Trung Mỹ, Inđonexia và
Thái Lan (Sethi và Kulkam, 1995 [67]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

Keo giậu cũng có một số hạn chế về sinh trưởng và sâu bệnh như:
+ Lạnh, sương muối và nhiệt độ thấp hơn 10
o
C.
+ Đất chua và có pH ≤ 5.
+ Giai đoạn đầu dễ bị cỏ dại lấn áp.
+ Keo giậu ít bị sâu bệnh, chỉ bị bệnh thối rễ, bệnh nấm ở thân, quả và
hạt và bị bọ nhảy phá hoại.
1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của keo giậu
Các kết quả nghiên cứu ghi lại trong 65 báo cáo đã công bố từ năm 1946
đến 1992 được Garcia và cộng sự (1996) [38] thống kê và tổng hợp cho thấy,
thành phần hoá học và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong keo giậu
phong phú và biến động. Thành phần hoá học và hàm lượng các chất dinh
dưỡng của keo giậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, vị trí địa lý,
mùa vụ, giai đoạn phát triển khác nhau của cây và các cách xử lý khác nhau
sau thu hoạch. Nhìn chung, các kết quả phân tích cho thấy keo giậu là loại cây
giầu protein, khoáng, vitamin và các chất sắc tố.
1.1.4.1. Thành phần hóa học và các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần hoá học
của keo giậu
- Protein
Hàm lượng protein thô trung bình trong BLKG biến động từ 24,0 - 34,4
%, trong hỗn hợp cành và lá từ 10 - 30 % VCK. Như vậy, hàm lượng protein
trong BLKG là khá cao và có thể so sánh với bột cỏ Medi (là một cây họ đậu
có hàm lượng protein cao (Garcia và cộng sự, 1996 [38] ). Hàm lượng protein
có trong lá keo giậu cao và chúng cũng biến động giữa các phần của cây. Lá
non của keo giậu chứa nhiều protein và có khả năng tiêu hóa cao, lá ở đỉnh
ngọn có hàm lượng protein cao nhất từ 28,4 - 30,0 % VCK (Desmukh và cộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
sự, 1987 [32]). Ronia và cộng sự (1979) [65] cho biết, hàm lượng protein
trong lá non cao gấp 1,5 lần so với lá già, các phần lá phân bố ở giữa có hàm
lượng protein là 23,8 - 28,2 % VCK, phần lá bên dưới có hàm lượng protein
là 17,4 - 24,1 % VCK.
Hàm lượng protein của keo giậu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
giai đoạn sinh trưởng của cây, khoảng cách giữa các lần thu hoạch, giảm theo
tuổi của cây, khác nhau giữa các vị trí khác nhau trên cây.
El - Ashry và cộng sự (1993) [34] cho biết, hàm lượng protein của lá đạt
mức cao nhất ở giai đoạn đầu sinh trưởng và nó giảm dần với tuổi của cây.
Gupta và cộng sự (1986) [40] khi nghiên cứu hàm lượng protein 9 loài
keo giậu cho biết, hàm lượng protein trong lá của giống K454, loài
L.Diversifolia là cao nhất (15,65 % VCK ).
D’Mello và Frasar (1981) [29] đã quan sát thấy, hàm lượng protein thô
của các mẫu BLKG thu hoạch tại Thái Lan (Châu Á) thấp hơn so với mẫu
BLKG thu hoạch tại Malawi (Châu Phi).
Mùa vụ là một yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng protein thô trong hỗn
hợp thân, cành, lá của keo giậu. Garcia (1988) [37] cho biết, hàm lượng
protein thô trong hỗn hợp thân cành lá được thu hoạch vào tháng 2, 3, 4, 5, 6
trong năm lần lượt là: 34,2; 25,8; 20,5; 19,4; 20,5 % VCK.
Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng
protein của keo giậu. D’Mello và Fraser (1981) [30] nhận thấy, hàm lượng
protein thô của BLKG thu hoạch tại Malawi được chế biến bằng phương pháp
phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cao hơn hàm lượng protein thô của BLKG
chế biến bằng phương pháp sấy khô trong lò sấy ở nhiệt độ cao (29,41 so với
28,13 % VCK).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
Bảng 1.1. Hàm lƣợng acid amin của khô dầu đậu tƣơng, bột cá,
cỏ Medi, lá và hạt keo giậu
(Đơn vị tính: mg/g nitơ)
Loại thức ăn

Tên acid amin
Khô dầu
đậu tƣơng
Bột cá
Cỏ Medi
Hạt keo
giậu
Lá keo
giậu
Vỏ quả
keo giậu
Cysteine
106
69
77
79
42-88
21
Acid aspartic
756
625
1
643

864
432
Methionine
88
175
96
64
88-100
42
Threonine
244
469
390
138
266
133
Serine
331
156
-
206
279
139
Acid glutamic
1138
813
-
911
640
320

Proline
300
244
-
222
305
152
Glycine
275
400
-
285
278
139
Alanine
275
394
-
205
311
155
Valine
300
325
356
204
255-338
127
Isoleucine
294

256
290
148
244-653
122
Leucine
448
457
494
283
444
222
Tyrosine
238
-
232
162
208-263
104
Mimosine
0
0
0
763
343
172
Phenylalanine
319
256
307

197
250-294
125
Lysine
338
500
368
324
313-349
157
Histidine
181
-
139
158
112-135
56
Arginine
463
375
357
493
294-349
147
(Nguồn: Meulen và cộng sự (1979); Berewbaker và Hutton (1979) được Garcia và
cộng sự trích đầu năm 1996)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
Người ta nhận thấy, protein của lá và hạt keo giậu khá giầu các acid amin
không thay thế như isoleucine, leucine, phenylalanine và histidine, còn hàm
lượng lysine và methionine ở mức tương đối thấp so với một số loại thức ăn
của động vật. Thành phần và hàm lượng các acid amin trong BLKG có thể so
sánh tương đương với thành phần và hàm lượng các acid amin trong khô dầu
đậu tương và bột cá (bảng 1.1). Các acid amin chứa lưu huỳnh trong lá và hạt
keo giậu ở mức thấp nhưng động vật nhai lại có khả năng tự tổng hợp những
acid amin này, còn đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm thì sự thiếu hụt
các acid amin chứa lưu huỳnh phải bổ sung chúng vào trong khẩu phần
(Garcia và cộng sự, 1996 [37]).
- Các chất khoáng
Keo giậu là loài cây giầu các chất khoáng đặc biệt là trong thân và lá, hàm
lượng các chất khoáng là khá cao và có nhiều biến dộng, nó phụ thuộc vào các
loài keo giậu và ngay trong cùng một loài cũng có sự biến động giữa các giống,
các phần và các giai đoạn sinh trưởng của cây, mùa vụ, giai đoạn thu hoạch, vị
trí địa lý và hàm lượng khoáng có trong đất nơi cây sinh sống.
Garcia và cộng sự (1996) [38] đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của 65
báo cáo khoa học cho biết, hàm lượng trung bình các chất khoáng có trong
keo giậu như sau: canxi là 1,80 % (biến động từ 0,88 - 2,90 %); phốt pho là
0,26 % (biến động 0,14 - 1,38 %); lưu huỳnh là 0,22 % (biến động 0,14 - 0,29
%); magie là 0,33 % (biến động từ 0,17 - 0,48 %); natri là 1,34 % (biến động
0,22 - 2,66 %); kali là 1,45 % (biến động từ 0,79 - 2,11 %).
El - Ashry và cộng sự (1993) [34] cũng cho biết, hàm lượng khoáng
tổng số tăng lên với tuổi của cây, hàm lượng canxi, kali và magie tăng lên dần
dần với sự tăng lên của tuổi cây, trong khi đó hàm lượng phốt pho, sắt, kẽm,
mangan lại giảm đi khi tuổi của cây tăng lên.
Các kết quả nghiên cứu của Garcia (1988) [37] cho biết, hàm lượng
khoáng tổng số của keo giậu biến đổi qua các tháng thu hoạch (từ tháng 2 đến
tháng 6) lần lượt là: 8,6; 6,3; 5,5; và 6,1 % VCK.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
- Các chất sắc tố và caroten
Keo giậu là một loài cây giầu chất sắc tố mà chủ yếu là caroten và
xanthophull. Caroten là tiền vitamin A và hiệu suất chuyển hóa thành vitamin
A giữa các loài là khác nhau. BLKG chứa nhiều xanthophyll mà đó là nguồn
cung cấp các chất sắc tố cho động vật, nó có thể được dự trữ trong các mô cơ,
da và lòng đỏ trứng gia cầm. Người ta đã chứng minh được rằng, xanthophyll
được dự trữ trong da, cơ và lòng đỏ trứng gia cầm có nguồn gốc từ thức ăn vì
gia cầm không có khả năng tự tổng hợp nên sắc tố này. Mầu đỏ của lòng đỏ
trứng gà và mầu vàng của da gà là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng sản phẩm của gia cầm.
Wood và cộng sự (1983) [85] đã nhận thấy, hàm lượng caroten và đạt
ở mức cao trong BLKG được thu hoạch ở Malawi được chế biến bằng
phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có thể chứa tới 480 mg caroten
và 932 mg xanthophyll/kg VCK.
Hàm lượng caroten và xanthophyll VCK phụ thuộc khá nhiều vào
phương pháp chế biến và bảo tồn sản phẩm keo giậu. Các chất sắc tố và
caroten dễ dàng bị phân hủy bởi nhiệt độ cao, như sấy khô trong lò sấy hoặc
phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian bảo quản càng dài thì hàm lượng
caroten và xanthophyll càng giảm.
D’Mello và Acamovic (1989) [31] cho biết, hàm lượng caroten trong
BLKG giảm từ 19 - 40 mg/kg/tháng và hàm lượng xanthophyll giảm từ 29 -
53 mg/kg/tháng. Nếu phơi BLKG dưới ánh nắng mặt trời thì các carotenoid
bền hơn các carotenoid sấy khô trong lò sấy.
Wood và cộng sự (1983) [85] cho biết, việc viên thành hạt và bổ sung
thêm các chất chống oxy hóa như ethoxyquin vào BLKG có tác dụng làm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
chậm lại sự suy giảm hàm lượng caroteniod của BLKG trong thời gian bảo
quản hoặc trong quá trình chế biến.
- Chất xơ
Keo giậu có hàm lượng chất xơ khá cao so với các loại thức ăn ngũ cốc
khác nhưng lại thấp hơn nhiều so với các loại thức ăn xanh khác. Do hàm
lượng chất xơ cao nên đã hạn chế tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong
keo giậu, đặc biệt là đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm. Hàm lượng chất
xơ trong keo giậu cũng thay đổi theo giống và các phần khác nhau của cây,
ngay trong cùng một loài hàm lượng chất xơ cũng khác nhau.
Garcia và cộng sự (1996) [38] cho biết, hàm lượng chất xơ thô trong
hỗn hợp cành, lá keo giậu trung bình là 35 % (biến động từ 32 - 38 % VCK),
trong BLKG là 19,2 % VCK (biến động từ 18,0 - 20,4 %VCK).
- Các chất hạn chế tiêu hóa có trong lá keo giậu
Ngoài các thành phần dinh dưỡng, keo giậu còn chứa một số alcaloid
có hại tới sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe của động vật như là mimosine,
tanin, antitrypsine, gôm galactane, saponine và flavone. Đây chính là nguyên
nhân làm hạn chế sử dụng các sản phẩm của keo giậu trong khẩu phần ăn của
động vật (chi tiết được trình bày ở phần sau).
1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng của keo giậu
Giá trị dinh dưỡng của keo giậu phụ thuộc vào hàm lượng các chất
dinh dưỡng có trong keo giậu và khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng đó,
đặc biệt là protein.
Upadhyay và cộng sự (1974) [80] cho biết, khả năng tiêu hóa VCK là
71 %, protein thô là 78 %, lipit 48 % và xơ thô là 57 % của hỗn hợp cành,
lá keo giậu chất lượng tốt ở động vật nhai lại.

Garcia (1988) [37] đã nhận thấy, năng lượng tiêu hóa (DE) và tỷ lệ tiêu
hóa protein thô giảm theo sự tăng lên của tuổi lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
D’Mello và Acamovic (1981) [30] cho biết, các nhân tố khác như: xơ,
tanin và mimosine cao cũng là nguyên nhân làm giảm giá trị năng lượng trao
đổi của BLKG ở gà.
Các yếu tố như giống, mùa vụ, vị trí địa lý, tuổi của cây và giữa các phần
khác nhau của cây, có thể làm thay đổi thành phần hóa học của keo giậu, nên các
yếu tố này có thể ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của keo giậu.
Perez-Gil và cộng sự (1987) [62] cho biết, ngoài thành phần protein, keo
giậu còn có các thành phần dinh dưỡng khác như: lipit, hydratcacbon, các loại
vitamin (caroten (tiền vitamin A), thiamine (vitamin B1), ribofavine (vitamin
B2)), niacine và acid ascorbic. Đây chính là giá trị dinh dưỡng của keo giậu.
1.1.4.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của BLKG Việt Nam
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá keo giậu ở nước ta
tương đương với các nước trên thế giới, khá ổn định cho từng loài, và biến
đổi theo mùa vụ, chất đất.
Lê Thị Hòa Bình và cộng sự (1994) [3] cho biết, tỷ lệ VCK trong
lá keo giậu chiếm từ 26,1 đến 28,9 %, hàm lượng protein thô từ 20,8 -
26,6 % VCK của lá keo giậu. Các kết quả nghiên cứu của Viện chăn
nuôi quốc gia (1995) [17] cho thấy, BLKG chế biến bằng phương pháp
phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có 22,50 % protein thô, 4,30 % lipit,
9,20 % xơ thô, 1,34 % canxi, 0,20 % phốt pho và giá trị năng lượng
trao đổi của 1 kg BLKG ở gà là 2195 Kcal.
Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1991) [4] cho biết, trên các giống thuộc
loài Leucaena leucocephala trồng tại Viện chăn nuôi quốc gia có hàm lượng

các chất dinh dưỡng biến đổi theo mùa (bảng 1.2). Hàm lượng protein thô và
β caroten đạt giá trị cao nhất vào mùa khô (tháng 11).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Bảng 1.2. Chất lƣợng bột lá keo giậu chế biến bằng phƣơng pháp
phơi khô ở các tháng trong năm
Tháng
Chỉ tiêu
Tháng 4
(vụ xuân-hè)
Tháng 8
( vụ hè-thu)
Tháng 11
(vụ đông xuân)
Protein thô (%)
23,50
26,45
29,41
Xơ thô (%)
10,37
9,04
8,41
Canxi (%)
2,14
1,90
1,47
Phốt pho (%)

0,31
0,34
0,35
Độ ẩm (%)
9,25
8,40
8,46
β caroten (mg/kg)
150,0
175,7
219,9
Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1996) [6] cho biết, keo giậu trồng tại
Việt Nam có thành phần hóa học và hàm lượng các chất dinh dưỡng tương
đương với keo giậu trồng tại các nước Đông Nam Á và thế giới (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của BLKG của
một số nƣớc Đông Nam Á và thế giới
Tên nƣớc
% vật chất khô
Protein
thô
Xơ thô
Mỡ
DXKN
Tro
Tác giả
Inđonexia
27,5
13,7
5,0
44,3

9,4
Soedomo, 1984
Philippin
24,4
9,6
6,4
49,0
10,6
Gantt, 1953
Thái Lan
25,5
14,3
4,6
46,5
9,4
Wanapat, 1993
Malawi
28,6
8,9
4,7
50,9
6,9
D’Mello, 1981
TB thế giới
26,4
11,2
5,3
48,1
9,0
-

Việt Nam
26,4
9,8
4,1
51,5
8,2
Ng. Ngọc Hà, 1996

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1993) [5] cũng cho biết, loài keo giậu
Leucaena leucocephala trồng tại Viện chăn nuôi quốc gia, được chế biến
bằng phương pháp phơi kết hợp với sấy, cho thấy trong 1 kg vật chất khô
BLKG có 254 g protein, 100 g xơ, 48 g mỡ, 20 g canxi, 35 g phốt pho, 220 β
caroten, 2765 Kcal năng lượng thô và các nguyên tố vi lượng khác: 650 mg
sắt, 34,2 mg đồng, 35 mg kẽm, 138 mg mangan. Cứ 1 kg BLKG có độ ẩm là
11,7 % có giá trị bằng 0,98 đơn vị thức ăn.
Từ Quang Hiển và cộng sự (2008) [8] cho biết, thành phần hoá học
của BLKG Leucaena leucocephala ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt
Nam có sự biến động tương đối thấp về thành phần hóa học các vùng sinh
thái khác nhau.(Bảng 1.4)
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của BLKG ở
các vùng sinh thái khác nhau (%)
Thành phần
TN
1
Hà Nội
Huế

TPHCM
2
X

Protein thô
31,52
30,58
28,55
27,32
29,56
Lipit
4,71
4,05
3,93
5,58
4,57
Xơ thô
9,12
8,97
9,25
9,15
9,12
DXKN
3
41,46
41,25
43,29
45,02
42,75
Khoáng tổng số

7,44
7,72
7,08
6,48
7,43
Canxi
1,94
1,87
1,88
1,76
1,86
Phốt pho
0,17
0,19
0,15
0,16
0,17
Tanin
7,27
8,66
7,38
7,21
7,63
Mimosine
2,50
2,42
2,54
2,45
2,48
1

Thái nguyên;
2
T P Hồ chí Minh;
3
Dẫn xuất không nitơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Keo giậu là một cây thuộc bộ đậu có thành phần hóa học và hàm lượng
các acid amin phong phú và biến động do nhiều nhân tố khác nhau như: loài,
giống, mùa vụ, vị trí địa lý, chất đất, giai đoạn sinh trưởng, giữa các phần khác
nhau của cây. Keo giậu có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần cho sự phát
triển của động vật như: protein, lipit, khoáng, vitamin và các sắc tố,…dễ dàng
tiêu hóa bởi động vật. Đồng thời có giá trị năng lượng trao đổi khá cao, có thể
đáp ứng được một phần nhu cầu năng lượng của động vật. Tuy nhiên, keo giậu
có hạn chế do có các độc tố như: mimosine, tanin, antitrysine, gôm galactane…
làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh trưởng của động vật.
1.2. Các chất hạn chế tiêu hóa chủ yếu của keo giậu và phƣơng pháp loại
bỏ, hạn chế độc tính của keo giậu
Keo giậu là loại cây thuộc bộ họ đậu giầu dinh dưỡng như: protein,
vitamin, các sắc tố, khoáng vi lượng…có lợi cho cơ thể động vật. Bên cạnh đó keo
giậu cũng chứa nhiều độc tố hạn chế sử dụng keo giậu trong khẩu phần ăn của
động vật. Đó là các chất như: mimosine; 3,4 - Dihydroxypyridine (DHP); tanin;
antitrypsine; gôm galactane; saponine…
1.2.1. Mimosine và sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi mimosine
(3,4 - Dihydroxypyridine)
1.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng mimosine của keo giậu
Mimosine là một acid amin phi protein có trong thành phần của cây keo

giậu, có hàm lượng mimosine biến động giữa các loài, giống, tuổi, các phần
khác nhau của cây, khoảng cách thu hoạch và phương pháp chế biến.
Rushkin (1977) [66] đã cho thấy, hàm lượng mimosine thay đổi trong
phạm vi rộng giữa các loài keo giậu. Hàm lượng này có mức cao là 5,4 % VCK ở
loài L.Macrophylla và mức thấp 1,2 % VCK ở loài L.Diversifolia.
Hauad Marroquin và Foroughbakhch (1991) [43] cho biết, ngay trong
cùng loài, hàm lượng mimosine trung bình cũng rất biến động (từ 3 - 9 %
VCK đối với loài L. leucocephala; từ 1 - 2 % VCK đối với loài L.Gregii, từ 2
- 5 % VCK đối với loài L. Pulverulenta).

×