TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CƠ KHÍ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lắp ráp và sửa chữa hệ thống động lực tàu thủy
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
HOÀNG TÚ TRƯƠNG THANH MỸ
Mã số SV: 09CD1090
Lớp: 60CDMTT
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi giao thông vận tải thủy trở thành lựa chọn hàng đầu cho công việc
giao thương hàng hóa hay giao lưu qua lại cho các nước trở nên bức thết .Do đó ngày
càng có nhiều con tàu có trọng tải lớn có tầm hoạt động rộng được thiết kế và đóng
mới. Sau một thời gian hoạt động nhất định các con tàu không thể tránh khỏi những hư
hỏng nhất định, mặt khác theo định mức sửa chữa của mỗi con tàu thì sau thời gian
hoạt động nhất định cần phải được duy tu bảo dưỡng, khắc phục các hoa mòn hư hỏng
đối với các trong thiết bị trên tàu đặc biệt với hệ thống động lực thì đây là vấn đề
thường xuyên không thể tránh khỏi.
Với việc chọn đề tài này, ngoài mục đích học hỏi và tiếp cận với công việc làm công
nghệ sau khi ra trường mà còn là một lần nữa để tổng hợp các kiến thức đã học trong
nhà trường làm hành trang cho công việc sau này.
Qua thời gian hơn 2 tháng thực tập tại Tổng công ty công nghiêp tàu thuỷ Bạch
Đằng được sự chỉ bảo tận tình của các anh trong tổ,em đã nhận thức và viết báo
cáo thực tập tổng hợp rút ra những nhận xét về tình hình tổ chức sản xuất, kinh
doanh của doanh ngiệp, về hình thức kết cấu của các loại tàu, các thiết bị máy móc
và qui trình công nghệ sửa chữa và đóng mới tàu.
Vì thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bản báo
cáo thực tập này còn nhiều sai sót, rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy
Hà Nội,ngày 28 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Trương Thanh Mỹ
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ
BẠCH ĐẰNG
1.1. Vài nét về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng:
1.2. Năng lực Công ty:
1.2.1. Vị trí địa lý:
1.2.2. Khả năng đóng mới và sửa chữa:
1.3.Bộ máy tổ chức của công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng
PHẦN II: CÁC CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG LÀM TRONG CÔNG TY
2.1. Học nội quy, quy tắc an toàn lao động:
2.2. Tìm hiểu các trang thiết bị máy móc trong xí nghiệp máy:
2.3. Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra thiết bị động lực tàu thủy.
2.3.1. Phương pháp nghe, quan sát và đo bằng các thiết bị đo thông dụng.
2.3.2. Thử áp lực.
2.3.3. Phương pháp siêu âm.
2.3.4.Các phương pháp kiểm tra khuyết tật khác
2.4. Tìm hiểu quy trình tháo,kiểm tra, lắp ráp động cơ chính
2.4.1. Quy trình tháo động cơ diesel.
2.4.2. Qui trình kiểm tra.
2.4.3.Qui trình lắp ráp động cơ diesel.
2.5.Tìm hiểu qui trình tháo và khảo sát hệ trục chân vịt.
2.5.1.Yêu cầu chung :
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.5.2. Quy trình tháo hệ trục:
2.6. Các quy trình lắp ráp, sửa chữa khác :
2.6.1. Cách lắp đặt máy trên tàu đóng mới.
2.6.2.Quy trình lắp trục chân vịt vào chân vịt :
2.6.3. Tìm hiểu một số loại máy phụ ở trên tàu.
PHẦN III NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI CÔNG
TY
LỜI CÁM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ
BẠCH ĐẰNG
1.1. Vài nét về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng:
Tổng CTCNTT Bạch Đằng ( trước đây là Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được
khởi công xây dựng ngày 1/4/1960 trên dải đất rộng 32 ha. Đến ngày 25/6/1961
Công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 577 của Bộ giao thông vận
tải. Được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng: 2 lần danh hiệu Anh hùng lược lượng
vũ trang nhân dân (năm 1971 và 1995). Anh hùng lao động thời kì đổi mới (năm
2000), Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2004) và rất
nhiều Huân, Huy chương các loại cho tập thể và cá nhân cán bộ công nhân viên
Công ty.
Trong 10 năm từ 1965 - 1975, Công ty đã đóng thành công con tàu trọng tải
1.000 tấn đầu tiên cho tổ quốc. Đã cung cấp một khối lượng lớn phương tiện vận tải
góp phần đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến tranh giải phóng - miền Nam.
Đóng mới 46 bộ cầu phao công binh thông tuyến Bắc- Nam, đưa đại quân ta tiến
vào chiến trường; 6 tàu chiến, tàu HF 350 phá bom từ trường; tàu phá thuỷ lôi(T5)
không người lái điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Những sản phẩm ấy đã đóng
vai trò quan trọng trong việc đánh bại chiến tranh phong toả cảng Hải Phòng và các
cảng biển khác của miền Bắc.
Những năm 1976 – 1991, đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế xã hội
Bạch Đằng là đơn vị nổi bật nên tinh thần chịu đựng khó khăn, đẩy mạnh sản xuất,
năng động sáng tạo, đi đầu tìm ra các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản
xuất và cải thiển đời sống, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để đóng thành công
các loại tàu pha sông biển; tàu đi biển xa trọng tải 1.125 tấn; 1.410 tấn và tàu 3850
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tấn đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế. Những thành công ấy là đóng góp to lớn của
Công ty và bước đường phát triển của Ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Những công trình đẫ tiếp tục khẳng định vị trí đầu đàn, trọng yếu của Công ty trong
ngành Công nghiệp đóng tàu của đất nước .Từ năm 1992 đến nay, hoạt động trong
cơ chế thị trường có định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công ty đã
vươn lên, chủ động tìm tòi và thể nghiệm chiến lược sản xuất kinh doanh ngày
càng phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Công ty đã mở rộng các mối quan hệ, tăng
cường tìm kiếm những hợp đồng đóng mới và sửa chữa các chủng loại tàu trọng tải
lớn với khách hàng trong và ngoài nước. Từ năm 1999 được Đảng và Nhà nước
quan tâm, Công ty được đầu tư nâng cấp về nhà xưởng, đà tàu, máy móc thiết bị và
xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Công ty đã có những
bước trưởng thành mới về chất. Tàu hàng 6.500 tấn đã trở thành sản phẩm truyền
thống của Công ty.
Ngày 1/4/2001 Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng) đã bấm
nút khởi công đóng mới con tàu trọng tải 11.500 DWT, đó chính là con tàu mang
tên Vinashin Sun đã vượt 3 đại dương để hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất
với thời gian 131 ngày. Giải nhất khoa học sáng tạo (VIFOTEC) 2003 đã đước trao
cho các tác giả với Đề tài: Nghiên cứu và thiết lập các giải pháp công nghệ chế tạo
tàu đi biển cấp không hạn chế chính từ Vinashin Sun.
Mỗi bước ngoặt của lịch sử, khó khăn thường khắc nghiệt nhưng thời cơ để
phát triển cũng được mở ra. Vấn đề là biện pháp để vượt qua những bước ngoặt ấy,
để nắm được thời cơ, tìm được giải pháp tốt nhất. Lịch sử Bạch Đằnglà như vậy,
những chặng đường của Bạch Đằng cho thấy bài học này.
1.2. Năng lực Công ty:
1.2.1. Vị trí địa lý:
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Công ty đóng tàu Bạch Đằng nằm ở bên bờ sông Cấm, gần trung tâm thành
phố Hải Phòng có diện tích rộng 30 ha .
- Độ sâu luồng 10.4 m , chiều rộng luồng: 350 m
- Khoảng cách từ nhà máy tới Cảng Hải Phòng rất gần, chiều rộng và chiều sâu
của vùng nước dẫn tàu ra vào nhà máy thuận tiện.
- Công ty nằm gần các khu công ngiệp, giao thông thuận tiện nên rất thuận lợi
cho việc sản xuất.
- Diện tích các phân xưởng rộng, thoáng mát, khả năng ra vào xưởng dễ dàng.
1.2.2. Khả năng đóng mới và sửa chữa:
- Đến nay Công ty đã đảm nhiệm đóng mới tàu hàng đến 22.500 tấn, tàu dầu, tàu
chở khí hoá lỏng, tàu khách cao cấp tới 200 chỗ ngồi.
- Các loại tàu kéo đẩy, tàu container, sà lan biển đến 6000 DWT và các loại tàu
công trình có công suất tới 6000 HP.
- Tàu khách ven biển, ụ nổi 10000 tấn, cần cẩu nổi có sức cẩu từ 600-1000 tấn.
Từ năm 2000 đến nay với sự quan tâm và đầu tư của nhà nước,với sự phát triển của
kinh tế, mới các loại tàu của nhà máy ngày càng được lớn hơn và đa dạng hơn.
khoa học kĩ thuật và nhất là năng lực của cán bộ kĩ thuật ngày càng được nâng cao
nên khả năng đóng tàu mới ngày càng được hoàn thiện.
- Hiện nay tại Công ty đang đóng con tàu hàng với trọng tải 22.500 tấn, hoàn
thiện trang thiết bị tàu khí hoá lỏng King Athur 4500 m
3
1.3.Bộ máy tổ chức của công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN II
CÁC CÔNG VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI
TỔNG CÔNG TY
2.1. Học nội quy, quy tắc an toàn lao động:
- Để sản xuất được an toàn góp phần vào sự phát triển của nhà máy đảm bảo an
toàn cho người lao động nhà máy có những quy định cụ thể về an toàn lao động
như sau:
- Khi tham gia lao động sản xuất phải có bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ do
nhà máy quy định mũ cứng đi giầy chống trơn .
- Khi làm việc trên cao phải thắt dây an toàn .
- Người lao động không được mang vác với trọng lượng quá 20kg .
- Đối với các phân xưởng các chất dễ gây cháy nổ không được để gần nơi làm
việc, các máy chuyên dụng phải kiểm tra trước khi sử dụng
- Trong các phân xưởng phải có các thiết bị phòng chống cháy nổ .
- Không được làm việc riêng đối với các máy móc trong phân xưởng .
- Khi xảy ra cháy nổ mọi người phải bình tĩnh báo cho người có trách nhiệm và
cùng tham gia chữa cháy nổ .
- Phải tắt máy khi ngừng hoạt động.
2.2. Tìm hiểu các trang thiết bị máy móc trong xí nghiệp máy:
- Nửa đầu xí nghiệp là nơi để các vật tư , các trang thiết bị , máy công cụ được
nhập về như các loại bơm áp lực nắp hầm hàng , các két chứa áp lực , khớp nối
mềm…
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nửa sau xí nghiệp là các máy công cụ như máy phay , máy tiện , máy doa ,
máy mài bao gồm cả các máy cnc sử dụng công nghệ lập trình .
-Trong xí nghiệp có khu chứa các sản phẩm đã hoàn thành và được bố trí thích
hợp để tiện cho các lối đi hay vận chuyển các thiết bị trong quá trình làm việc .
Xí nghiệp lắp ráp & sửa chữa máy tàu thủy Tổng công ty CNTTBạch Đằng
2.3. Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra thiết bị động lực tàu thủy.
2.3.1. Phương pháp nghe, quan sát và đo bằng các thiết bị đo thông dụng.
Đây là một phương pháp kiểm tra quan trọng, đôi khi chỉ cần bằng mắt cũng
có thể cho kết quả thoả mãn mà không cần một giải pháp nào khác.
Bằng tai nghe âm thanh, mắt nhìn hình dáng, mầu sắc, ước lượng độ lớn,
kích thước, bằng mũi ngửi mùi có thể đánh giá sơ bộ một số dạng hư hỏng quen
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thuộc như nứt, vỡ lớn, hệ thống bị rò lọt, thủng lớn…. Có thể sử dụng thêm các
thiết bị đo thông dụng như các dạng thước, đồng hồ đo kích thước dài, đo lưu
lượng, đo áp suất, nhiệt độ, vòng quay … thông qua các thông số đo được để phân
tích đánh giá trạng thái công tác của thiết bị, hệ thống, chất lượng của chi tiết trong
hệ thống. Với các mối ghép, các vết nứt lớn có thể dùng búa gõ để phân biệt bằng
âm thanh, dùng kính lúp để kiểm tra các khuyết tật nhỏ, dùng máy quay phim, chụp
ảnh để kiểm tra các khu vực trong két hoặc dưới nước…Phương pháp này không
yêu cầu thiết bị phức tạp nhưng đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và kinh nghiệm
của người kiểm tra.
2.3.2. Thử áp lực.
Phương pháp này được dùng để thử kín hệ thống và thử bền chi tiết, thiết bị.
Tuỳ thuộc vào tính chất, môi trường công tác của chi tiết hoặc hệ thống mà người
ta lựa chọn công chất thử phù hợp. Công chất thử thường được sử dụng bao gồm:
- Không khí hoặc khí trơ, thường dùng cho các hệ thống, thiết bị hoạt động
trong môi trường khí có áp suất làm việc thấp, yêu cầu về độ sạch, khô cao như hệ
thống lạnh, hệ thống điều khiển bằng không khí nén …
- Nước, thường dùng cho các hệ thống, thiết bị làm việc trong môi trường
nước hoặc khí có áp suất công tác trung bình hoặc thấp (< 3 MPa ) như các hệ
thống nước, khí nén cao áp, các két chứa ….
- Dầu, được sử dụng cho các hệ thống, thiết bị có môi chất công tác là dầu
hoặc khí có áp suất công tác cao. tuỳ thuộc áp suất thử có thể sử dụng dầu Diesel
(DO), dầu bôi trơn (LO), hoặc dầu thuỷ lực trong truờng hợp áp suất thử trên 10
MPa.
Áp suất thử được lấy theo quy phạm của Đăng kiểm. Có thể áp dụng công thức
chung để tính như sau:
P
th
=(1.5 + k ) P
Trong đó: P
th
-áp suất thử, MPa;
P - áp suất thiết kế, MPa;
k - hệ số điều chỉnh.
Với các ống thép có nhiệt độ thiết kế cao hơn 300
0
C áp suất thử được tính theo
công thức : P
th
=(K
100
/K
1
) P. Nhưng không được vượt quá 2P.
Trong đó: K
100
- ứng suất cho phép của vật liệu ở 100
0
C, (N/mm
2
);
K
1
- ứng suất cho phép của vật liệu ở nhiệt độ thiết kế, (N/mm
2
).
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong quá trình thử phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn lao động cho
người và cho thiết bị. Với các thiết bị thử ở áp suất cao, quá trình nâng áp suất phải
được thực hiên từ từ đến áp suất công tác, sau khi kiểm tra và khắc phục các rò lọt
mới tiến hành nâng lên áp lực thử.
Thời gian duy trì áp suất thử tuỳ thuộc hệ thống, thiết bị. Trong thời gian này tiến
hành kiểm tra các biến dạng, rò lọt của hệ thống và thiết bị.
2.3.3. Phương pháp siêu âm.
Phát hiện khuyết tật bằng siêu âm về cơ bản là kỹ thuật so sánh. Sử dụng các
mẫu đối chứng thích hợp cùng với kiến thức về sự truyền sóng âm và các qui trình
kiểm tra đã được phê chuẩn, người kiểm tra được huấn luyện nhận dạng hình dạng
xung tương ứng từ chi tiết tốt và từ các khuyết tật điển hình. Hình dạng xung từ chi
tiết kiểm tra sau đó có thể so sánh với dạng xung từ mẫu chuẩn để xác định trạng
thái củanó.
2.3.4.Các phương pháp kiểm tra khuyết tật khác
a) Phương pháp thẩm thấu chất lỏng .
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khuyếch tán hay mao dẫn vì là
phương pháp đơn giản nhất trong kiểm tra vật liệu, cơ sở vật lý như sau:
Khuyết tật bề mặt thẩm thấu chất lỏng đặc biệt và do đó ta nhìn thấy khuyết tật.
Các khuyết tật càng dễ phân biệt nếu chất lỏng thẩm thấu được các chất hiện có độ
tương phản hút rừ. Điều quan trọng là tính mao dẫn các khuyết tật bề mặt cũng tác
dụng mao dẫn tương hỗ giữa chất thẩm thấu và chất hiện. Các phương pháp thẩm
thấu hoá chất có thể dùng để kiểm tra vết nứt mở rộng khoảng 1micro và có thể sử
dụng cho cả kim loại đen và kim loại màu. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp
là chỉ phát hiện khuyết tật lộ trên vật kiểm tra.
Quy trình sử dụng chung của các phương pháp này như sau:
- Làm sạch vật kiểm tra, sấy khụ,
- Nhúng hoặc bôi chất lỏng thẩm thấu,
- Tẩy rửa chất thẩm thấu thừa, làm khụ,
- Bụi chất hiện (chỉ thị),
- Kiểm tra đánh giỏ,
- Làm sạch nếu cần phải chống ăn mũn cho chi tiết.
b) Phương pháp từ tính
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các phương pháp từ tính dựa trên nguyên lý: khi vật kiểm tra được từ hoá thì
khuyết tật nằm vuông góc với hướng từ trường sẽ tạo trường phân tán ở trên bề mặt
vật kiểm tra, đó là hiện tượng tăng trở kháng từ và khúc xạ đường sức, tuỳ theo
cách xác định trường phân tán người ta phân thành các phương pháp: phương pháp
bột từ, phương pháp điện từ (ghi từ và đầu dò).
Do chiều rộng trường phân tán rộng hơn nhiều bề rộng thực tế của vết nứt nên
có thể dùng phương pháp này xác định vết nứt chỉ rộng 0.001mm. Điều kiện áp
dụng phương pháp từ tính là khả năng tạo ra trên bề mặt vật kiểm tra một từ trường
phân tán bằng từ hoá thích hợp vuông góc với khuyết tật dự đoán. Phương pháp
này dựng để dò khuyết tật của gang và thép, dùng phát hiện các vết nứt trên bề mặt,
độ sâu vết nứt không quá 10mm hoặc những hư hỏng khác ở độ sâu không qua 2-
3mm. Mặt khác phương pháp này có hai ưu điểm nổi bật là: thời gian kiểm tra rất
nhanh và không cần phải vệ sinh bề mặt chi tiết cẩn thận. Vì vậy, thường áp dụng
phương pháp này để kiểm tra khuyết tật rãnh then trục chong chóng, mối hàn,vết
nứt trong các bulong, than bạc, lò xo.
2.4. Tìm hiểu quy trình tháo,kiểm tra, lắp ráp động cơ chính
Công tác chuẩn bị
- Phải có đầy đủ bản vẽ và thuyết minh phục vụ cho quá trình lắp ráp.
- Các chi tiết sau khi gia công, chế tạo, sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ và xếp
thành từng nhóm, từng cụm để tiện cho qua trình lắp ráp.
- Dụng cụ lắp ráp và gẻ lau, dầu mỡ phải chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với từng
nguyên công.
- Các thiết bị nâng, hạ, vận chuyển phải đảm bảo đủ công suất và độ an toàn khi
làm việc.
- Phần nào cần cá xác nhận của KCS, Đăng kiểm thì phải báo trước tiến độ về
phòng kỹ thuật để yêu cầu cử KCS, Đăng kiểm đến nghiệm thu rồi mới tiến hành
các phần tiếp theo.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.4.1. Quy trình tháo động cơ diesel.
a. Chuẩn bị trước khi tháo.
- Trước khi tháo đông cơ tổ trưởng phụ trách sửa chữa phải tìm hiểu hồ sơ kỹ
thuật của máy, tức là phải tìm hiểu các bản vẽ của máy đó, tìm hiểu các yêu cầu kỹ
thuật của từng bộ phận, chi tiết để tránh hư hại của máy sau khi tháo.
- Chuẩn bị các thiết bị tháo nhất là các thiết bị chuyên dùng để tháo các chi tiết
chuyên dùng, không nên dùng các thiết bị thông thường để tháo các chi tiết chuyên
dùng, không dùng mỏ lết để tháo các chi tiết lắp ghép chịu lực lớn, tuyệt đối không
được dùng búa, đục để tháo các ê cu.
- Các thiết bị nâng hạ và vận chuyển như : Palăng(cơ, điện), cần cẩu xe lăn
phải sử dụng đủ công suất, không sử dụng các thiết bị đã hết hạn dùng hoặc hồ sơ
không rõ ràng.
- Đối với các chi tiết, các bộ phận quan trọng trước khi tháo phải đánh dấu vị trí,
thứ tự của nó và cần phải xác định lực xiết.
- Các thiết bị đo, kiểm tra sau khi sử dụng xong cần cho vào hộp tránh va đập
làm gẫy vỡ, mất mát
- Các hệ thống ống dùng nút gỗ để nút hoặc bịt bằng giẻ sạch.chú ý không dùng
giấy hoặc giẻ để nút ống vì làm như vậy có thể gây tắc đường ống.
- Đối với những mối ghép trong quá trình tháo cần xác định trạng thái của chúng
và lập hồ sơ kiểm tra chính xác để tránh nhầm lẫn.
b. Qui trình tháo.
- Tháo các thiết bị, dụng cụ đo đạc và kiểm tra (áp kế, nhiệt kế, đồng hồ đo tốc
độ, các thiết bị báo hiệu tự động ) và đặt chúng vào hộp tránh va chạm. Tháo và
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tách rời những ống làm mát, nhiên liệu và bôi trơn đánh đấu vị trí để khi lắp ráp
không bị nhầm lẫn.
- Tháo những mấy móc treo trên như: các bơm cao áp, bơm quét khí nếu các
máy móc này cần sửa chữa thì đánh dấu.
- Tháo bầu góp nạp và xả.
- Tháo những đường ống phân phối khí.
- Tháo các đai ốc trên nắp xylanh, tháo dàn cò, xupáp nạp và thải.
- Tháo nắp xylanh và tách đầu ống nối làm mát xylanh.
- Tháo xylanh.
- Đo độ co bóp má khuỷu.
- Đo khe hở dầu bạc trục và cổ trục.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
Tháo TB đo, kiểm tra
Tháo các hệ thống
Tháo xécmăng
Kiểm tra ϕ, δ
Tháo nắp xylanh
Đo độ đâm biên
Tháo nhóm Piston-
Biên
Tháo xylanh
Tháo trục khuỷu
Tháo ắc piston
Đo chiều cao BĐ
Đo khe hở dầu CB
Tháo Block xylanh Tháo trục cam
Đo khe hở dầu bạc
trục và cở trục
Đo độ co bóp má
khuỷu
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qui trình tháo động cơ diesel
2.4.2. Qui trình kiểm tra.
a. Mục đích.
Để xác định tình trạng kĩ thuật của các chi tiết sau một thời gian làm việc, trên cơ
sở đó có thể đề ra phương án sửa chữa hoặc thay thế chúng, đồng thời dựa vào các
thông số đo đạc có thể dự kiến được những bộ phận chi tiết sẽ bị hao mòn hư hỏng
đến kì sửa chữa lần sau.
b. Yêu cầu kĩ thuật.
- Các chi tiết sau khi tháo phải được vệ sinh sạch sẽ, xếp thành từng nhóm theo
chức năng của chúng.
- Dụng cụ kiểm tra phải đảm bảo độ chính xác.
- Sau khi kiểm tra các chi tiết được phân theo 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Các chi tiết có độ mòn nằm trong giới hạn cho phép còn sử dụng
được, các chi tiết không có khuyết tật, thử vệ sinh và phải được bảo quản cẩn thận
để sử dụng lại.
+ Nhóm 2: Các chi tiết có độ mòn có độ mòn vượt quá giới hạn cho phép cần
phục hồi hoặc thay thế.
+ Nhóm 3: Những chi tiết hỏng hoàn toàn không còn khả năng phục hồi và thay
thế.
c. Các phương pháp kiểm tra.
Có rất nhiều cách để kiểm tra các khuyết tật của các chi tiết và tuỳ theo từng chi
tiết và loại hư hỏng mà ta có phương pháp kiểm tra thích hợp. Các phương pháp đó
bao gồm;
- Kiểm tra bằng mắt thường.
- Kiểm tra bằng cách đo kích thước các chi tiế .
- Kiểm tra bằng thử thuỷ lực.
- Kiểm tra bằng bột màu, dầu hoả và phấn.
- Kiểm tra bằng siêu âm.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài những phương pháp nêu trên còn phụ thuộc vào đặc tính mài mòn và hư
hỏng mà người ta có thể sử dụng các cách kiểm tra khác nhau.
d. Các nguyên tắc kiểm tra.
Ta phân các chi tiết kiểm tra thành các nhóm.
* Nhóm các chi tiết cố định;
+ Nắp xilanh.
+ Xilanh.
+ Blốc.
+Các te.
* Nhóm các chi tiết chuyển động ;
+Piston.
+Xéc măng.
+Biên.
+Chốt piston.
* Trục khuỷu.
* Bạc trục.
* Các hệ thống
+ Hệ thống nhiên liệu.
+ Hệ thống làm mát.
+ Hệ thống dầu bôi trơn.
+ Hệ thống phối khí.
+ Hệ thống không khí khởi động.
e. Nội dung kiểm tra.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BẢNG NGUYÊN CÔNG
THỨ TỰ TÊN NGUYÊN CÔNG
Nguyên công I Kiểm tra nắp xilanh
Nguyên công II Kiểm tra xupáp, ống dẫn hướng
Nguyên công III Kiểm tra xilanh
Nguyên công IV Kiểm tra piston
Nguyên công VI Kiểm tra chốt piston
Nguyên công VII Kiểm tra xéc măng
Nguyên công VIII Kiểm tra biên
Nguyên công IX Kiểm tra trục khuỷu
Nguyên công X Kiểm tra bánh răng truyền động
2.4.3.Qui trình lắp ráp động cơ diesel.
a.Công tác chuẩn bị
- Phải có đầy đủ bản vẽ và thuyết minh phục vụ cho quá trình lắp ráp.
- Các chi tiết sau khi gia công, chế tạo, sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ và
xếp thành từng nhóm, từng cụm để tiện cho qua trình lắp ráp.
- Dụng cụ lắp ráp và gẻ lau, dầu mỡ phải chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với từng
nguyên công.
- Các thiết bị nâng, hạ, vận chuyển phải đảm bảo đủ công suất và độ an toàn khi
làm việc.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phần nào cần cá xác nhận của KCS, Đăng kiểm thì phải báo trước tiến độ về
phòng kỹ thuật để yêu cầu cử KCS, Đăng kiểm đến nghiệm thu rồi mới tiến hành
các phần tiếp theo.
b. Quy trình chung lắp ráp động cơ Diesel.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
Lắp bệ đỡ
Lắp trục khuỷu
Lắp sơmi xylanh
Lắp bạc
Lắp block xylanh
Lắp nhóm PT-
Biên
Lắp nắp xylanh
Lắp HT phối khí
Thử nghiệm và
bàn giao
Thử khoang nước
làm mát
Lắp trục cam
KTra chiều cao
BĐ
Lắp và ĐCHT
nhiên liệu
Lắp HT thiết bị
phụ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Quy trình lắp ráp động cơ diesel
2.5.Tìm hiểu qui trình tháo và khảo sát hệ trục chân vịt.
2.5.1.Yêu cầu chung :
- Trước khi tháo hệ trục tổ trưởng phụ trách sửa chữa phải tìm hiểu kỹ kết cấu
hoạt đông của hệ trục. Đối với những chỗ không hiểu yêu cầu cán bộ kỹ thuật
hướng dẫn. Và phải có bản yêu cầu sửa chữa ,nêu rõ các hạng mục càn được sửa
chữa.
- Hệ trục phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật bao gồm:
+ Hồ sơ sửa chữa lần trước nếu có.
+ Các hồ sơ kỹ thuật của nhà sản xuất như : hồ sơ kết cấu, nguyên lý…
- Hệ trục nên được vệ sinh sạch sẽ trước khi tháo,xả hết nguyên liệu,các công
chất làm mát và bôi trơn.
- Các dụng cụ tháo nhất là dụng cụ chuyên dùng phải phù hợp với kết cấu và tính
công nghệ của nó.Chú ý không dùng búa, đục để tháo trừ trường hợp ngoại lệ,hạn
chế sử dụng mỏlết để tháo.
- Trong quá trình tháo phải đánh dấu vị trí đối với từng chi tiết để đảm bảo mối
quan hệ giữa các chi tiết đó,phải để ý thứ tự lắp từng chi tiết.
- Chiều dày các tấm đệm ở bệ ổ đỡ và ổ chặn.
- Kiểm tra độ chính xác của các mối ghép và sự cố định của chân vịt trên trục để
làm cơ sở cho việc sửa chữa.
- Các ống phải được đánh dấu đúng chiều và bảo quản cẩn thận, đầu các ống
phải được nút chặt bằng giẻ sạch.
- Các lỗ lắp đồng hồ nhiệt kế sau khi tháo phải được nút kín bằng nút gỗ hoặc
nút nhựa.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tháo các bulông theo nguyên tắc đối xứng.
- Trong quá trình tháo nếu những vấn đề cần thiết phải đo đạc kiểm tra thì tiến
hành cẩn thận và xác định chính xác để tiến hành lập hồ sơ để sửa chữa.
- Chỉ tiến hành tháo khi tàu đã lên trên đà.
2.5.2. Quy trình tháo hệ trục:
a. Quy trình tổng quát.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
Tách đường trục ra
khỏi động cơ
Lên đà
Tháo bánh lái
Tháo chân vịt
Tháo trục trung gian
Tháo trục chân vịt
Tháo trục lực đẩy
Tháo bạc trục chân vịt
Tháo ống bao
Đo độ dịch tâm-gãy
khúc và độ co bóp trục
cơ
Tháo tuốc tô
QUY TRÌNH THÁO HỆ TRỤC CHÂN VỊT
Tháo ổ đỡ trục trung gian
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
b. Tách đường trục ra khỏi động cơ.
Sau khi tách đường đường trục có hai yếu tố cần kiểm tra :
+ Độ gãy khúc ϕ (mm/m).
+ Độ dịch tâm δ (mm).
+ Độ co bóp trục cơ.
Sau khi lên đà tiếp tục đo lại độ dịch tâm –gãy khúc .
Phương pháp đo ϕ, δ bằng
+ Cặp kim chỉ.
+ Dùng đồng hồ Edicator hoặc dùng thước lá nhờ thước dài đặt trên đường sinh
của bích nối.Phương pháp này đơn giản và có độ chính xác tương đối cao.
+ Đo bằng bộ mũi tên được kẹp chặt trên bích của trục.Phương pháp đo này
tiện lợi và có độ chính xác cao nhờ đó có thể tăng thêm các chuẩn đo đạc.
- Với ưu điểm đơn giản, có độ chính xác tương đối cao,phù hợp với điều kiện sản
xuất của nhà máy ta chọn phương pháp dùng thước lá và thước dài để đo độ dịch
tâm - gãy khúc.
- Phương pháp đo độ co bóp trục cơ bằng cách dùng đồng hồ co bóp .
c. Tách trục chân vịt.
-Trước khi tháo trục chân vịt phải kiểm tra khe hở của bạc trục :
+ Phương pháp đo bằng căn lá.
+ Phương pháp đo bằng cách đo đường kính trục rồi trừ đi lấy hiệu của chúng.
- Phương pháp tách trục :
+ Trục được đưa vào bên trong tàu.
+ Trục được đưa ra ngoài tàu.
→ Đối trục chân vịt tàu trên ta chọn phương án tách trục đưa trục vào bên trong tàu
bằng dây kéo.
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
d.Tháo chân vịt.
- Tháo chân vịt ra khỏi phần côn của trục là một việc khá vất vả và phức tạp,đặc
biệt vì nếu vi phạm công nghệ lắp ráp ,bị gỉ và ăn mòn làm nước biển có điều kiện
lọt vào những bề mặt liên kết thì việc tháo chân vịt sẽ trở nên khó khăn hơn. Sự
hình thành gỉ trên bề mặt côn của trục và bề mặt trong của mayơ gây trở ngại khá
lớn cho việc tháo chân vịt.
1.Bulong 4.Củ chân vịt
2.Arap 5.Trục chân vịt
3.Đệm đồng
- Có nhiều thiết bị đồ gá để tháo chân vịt.Một trong những thiết bị đó được nêu
ở hình vẽ trên. Người ta cấy vào mayơ chân vịt 2 hoặc 3 gudông,số lượng gudông
phụ thuộc vào số lỗ của mayơ.Lắp thanh ngang lên các gudông và bắt chặt êcu.Nhờ
cách xiết đều,chân vịt bị lôi đều ra khỏi phần côn của trục.Có thể xiết các êcu bằng
tay hoặc bằng thủy lực.Để bảo vệ chân vịt khỏi rơi người ta chỉ nới các êcu ra
khoảng 2 đến 3 vòng , không vặn hoàn toàn êcu .Trước khi tháo chân vịt phải tra
dầu hỏa vào các lỗ ổ mayơ.
- Trong thực tế khi tháo chân vịt của những tàu có trọng tải lớn thì việc dùng một
thanh kéo đôi khi không đủ để tạo lực để lôi chân vịt ra khỏi trục côn. Vì vậy đối
với trục chân vịt có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1000mm người ta thường dùng
Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THANH MỸ
Lớp:60cdmtt Trường : ĐH Công nghệ GTVT