Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

đồ án cadcam - gia công trục gá dao bằng phần mềm mastercam x4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.83 KB, 20 trang )

Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
1

Trang



Ý tưởng về sự phát triển điều khiển số (Numerical control = NC) cho máy công
cụ được hình thành năm 1949 – 1950 tại học viện công nghệ Massachusetts
(Massachusetts Institute of Technology Cambridge, USA).Vì nhiệm vụ của không lực
Hoa Kỳ cần chế tạo những chi tiết quan trọng của những máy bay lớn từ vật liệu đồng
nhất hơn là dùng đinh tán hay hàn các vật liệu lại với nhau.
Khi gia công những chi tiết lớn có biên dạng phức tạp với kỷ thuật thông
thường, thì thời gian gia công rất lớn và chi phí sản xuất cao. Do đó sau một thời gian
nguyên cứu, biên dạng gia công của những chi tiết lớn có thể dể dàng được thay thế
bởi các chức năng toán học và người ta đã quyết định chế tạo một bộ điều khiển để
điều khiển một máy phay dựa trên cơ sở này.
Hiện nay ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã ứng
dụng công nghệ này vào trong các nhà máy, xí nghiệp,cơ quan, tổ chức, trường học,
nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm chính xác,rút ngắn thời gian gia công, đồng thời
tạo điều kiện cho kỷ sư, công nhân, sinh viên tiếp cận được với công nghệ gia công
cao, tiếp cận được với nền văn minh của thế giới.
Đồ án công nghệ CAD/CAM là một đồ án môn học không thể thiếu trong
chương trình đào tạo kỷ sư cơ khí chế tạo máy. Đồ án này được hình thành dựa trên
các môn cơ sở nghành đã học như Công nghệ chế tạo máy , Lập trình CNC, Vật liệu
kỷ thuật, Kỷ thuật đo, Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt, Máy công cụ, Công nghệ kim
loại,… Vì vậy đồ án CAD/CAM là một đồ án không những tổng hợp các môn cơ sơ
nghành đã được học mà nó còn cho ta các phương pháp gia công tối ưu nhất.
Đề tài của em là “ Thiết kế - Mô phỏng gia công chi tiết trục gá dao”.Dưới sự
hướng dẫn tận tình của thầy Trần Ngọc Hải đã giúp em hiểu rỏ hơn về nhiều vấn đề


chế tạo máy nói riêng và tìm hiểu khoa học nói chung.Hiện nay đồ án của em đã hoàn
thành nhưng trong quá trình làm chắc chắn không khỏi tránh được những thiếu
sót,kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tạo tiền đề cho công việc sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải và các thầy cô trong bộ môn chế
tạo máy đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.



Đà nẵng ngày 20 tháng 10 năm 2011
Sinh viên thực hiện


Cao Thanh Khánh

Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
2

Trang
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHI TIẾT
I.1: Lựa chọn chi tiết:
Hiện nay trong các bộ phận máy móc thiết bị hầu như không thể thiếu trục, trục
không những làm nhiệm vụ là đỡ các chi tiết lắp ghép, truyền mô men cho các cơ cấu
mà nó còn dùng để gá những con dao phía trên trục đó, nhằm tạo điều kiện cho cơ cấu
máy được đơn giản,gọn nhẹ.Do đó chi tiết trục được cho là quan trọng hơn cả,vì vậy
gia công trục là một yêu cầu cần thiết.
Ø30h7
M24x1,5
Ø24h7

Ø40h7
Ø80
M45x1,5
65
+0,05
_
M24x1,5
2x45
o
2 bên
3x1,1
8 30
37 10 240 55
359105
490
2,5x45
o
6-M8
R2
R4
A
A
Ø30h7
1,25
1,25
1,25
2x0,5
1,25
Ø40h7
1x45

o
2 bên
R2
3x1,1
14 24
R2
1x45
o

27
,
+
-
40
,
Ø24
153
Hình 01: Bản vẽ chi tiết của chi tiết cần gia công
I.2: Phân tích kỷ thuật và điều kiện làm việc của chi tiết:
1.1.a: Phân tích yêu cầu kỷ thuật của chi tiết
Trục gá dao làm việc trong môi trường chịu tải trọng tĩnh và va đập tương đối cao,
bề mặt chịu mài mòn lớn. Vì vậy chế độ nhiệt luyện chúng là tôi và ram cao ( nhiệt
luyện hóa tốt).Do đó ta có thể chọn thép C45 để chế tạo trục này.
Độ không đồng tâm giữa mặt côn và các mặt trụ Ø30, Ø40 ≤ 0,02mm.
Độ không vuông góc giữa vai trục với mặt trụ Ø40 ≤ 0,03/100mm.
Độ cứng của chi tiết sau khi nhiệt luyện đạt (55÷60)HRC
Trục được chế tạo từ thép C45, có đặc tính như sau:
%C %Si %Mn

%S %P %Ni %Cr Cơ tính sau thường hóa

δ
b
(Mpa)

ζ %

Ψ
%
HB 0,4-
0,5
0,17-
0,37
0,5-
o,8
0,045

0,045

0,3 0,3
580 19 40 217
1.1.b: Tìm hiểu chức năng làm việc của chi tiết
Chi tiết dạng trục bậc có tên gọi là trục gá dao, dùng để gá đặt và nối các chi tiết
khác.
Các bề mặt làm việc của chi tiết:
- Bề mặt Ø40 có độ nhám Ra = 1,25 để đặt ổ đỡ trên đó
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
3

Trang

- Bề mặt côn có độ nhám Ra = 1,25 để gá đặt các chi tiết khác trên đó
- Bề mặt Ø24 chiều dài l = 8 mm có độ nhám Ra = 1,25 để đặt ổ đỡ trên đó
- Bề mặt Ø30 có 3 rãnh then để lắp moayơ truyền mômen xoắn
- Vai trục Ø80 có độ nhám Ra = 1,25 trên đó có 6 lỗ ren M8
- Ngoài ra còn có ren để ghép các chi tiết khác trên các đoạn trục Ø24, Ø45
Trục làm việc trong môi trường chịu tải trọng tĩnh và va đập tương đối cao, bề mặt
chịu mài mòn lớn.Vì vậy chế độ nhiệt luyện chúng là tôi và ram cao (nhiệt luyện hóa
tốt). Do đó ta có thể chọn thép C45 để chế tạo trục này.
1.1.c: Chọn phần mềm để thiết kế và gia công
Hiện nay có nhiều phần mềm để thiết kế và gia công các chi tiết, mỗi phần mềm có
một tính năng ưu việt riêng của nó.Có những phần mềm thì thiết kế rất mạnh nhưng
không có tính năng gia công như solid word, inventor, Có những phần mềm kết hợp
cả hai phần thiết kế và gia công như Proengineer, Mastercam,…Việc chọn phần mềm
nào để thiết kế và gia công là tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi sinh viên.
Ở đây, đồ án cad/cam này thì dùng kết hợp hai phần mềm đó là Proengineer và
Mastercam.Vì những lý do sau đây mà phải dùng như vậy:
- Phần mềm Proenginer thì thiết kế tương đối mạnh hơn Mastercam,nhưng so với
Mastercam thì proengineer gia công không bằng Mastercam.
- Giữa hai phần mềm này có sự tương quan tương thích trao đổi các tệp tin với
nhau rất hiệu quả.
- Việc xuất mã lệnh bên proengineer thì khó khăn hơn Mastercam, Proengineer thì
phải qua tệp trung gian còn Mastercam thì xuất trực tiếp.
Vậy việc kết hợp hai phần mềm này là một lợi thế, nhằm mục đích cuối cùng là
thiết kế và gia công chi tiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm dược thời gian.
1.1.d.Nghiên cứu kết cấu cho chi tiết gia công.
Trục có chiều dài khá lớn l = 490 mm , với kết cấu như hình vẽ ta có thể gia công
các bề mặt trụ bằng dao tiện thường (dùng dao tiện trơn và dao tiện cắt đứt).
Đoạn vai trục có đường kính thay đổi đột ngột trên chiều dài ngắn,hình dạng chi
tiết khá phức tạp vì vậy ta dùng phôi dập sẽ đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm vật liệu.
Đoạn trục Ø24 chiều dài l = 40mm không lắp ghép ta tiện thô đạt cấp chính xác IT

11 là đạt.Những bề mặt yêu cầu độ nhám cao như chỗ lắp ổ lăn, lắp moayơ sau khi
nhiệt luyện sẽ được mài tinh.
Gia công các đoạn ren trên trục ta có thể dung tiện ren, bàn ren hoặc dùng dao tiện
ren lược, các ren…sẽ nghiên cứu sau.
Gia công rãnh then bằng dao phay ngón có mặt đầu cắt được sẽ tăng năng suất gia
công.Lúc đó trục được định vị trên khối V hoặc lỗ tâm.
Gia công đoạn côn yêu cầu độ chính xác cao.
Kích thước đường kính các cổ trục giảm dần về hai đầu đảm bảo tính công nghệ.
Các bề mặt còn lại độ nhám Rz20 do đó không khó khăn khi gia công.
I.2. Định dạng sản xuất
Số lượng chi tiết được sản xuất trong một năm : N= 600 (chiếc/năm)
Trọng lượng của chi tiết được áp dụng theo [1]
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
4

Trang
Q
1
= V.γ (kG) (3.1)
Với vật liệu là thép có γ = 7,852 kG/dm
3

Thể tích của chi tiết :
V = л.12
2
.91 + л.15
2
.79 + л.20
2

.243 + л.22,5
2
.37 + л.40
2
.10 +
л.17,5
2
.30 - 6. л.7
2
.10 – 3.8.4,5.50 = 0,526.10
6
(mm
3
) = 0,526 (dm
3
)
Vậy trọng lượng của chi tiết :
Q
1
= 7,852. 0,526 = 4.13 (kG)
Tra bảng 2 [1] xác định được dạng sản xuất hàng loạt lớn
I.3.Chọn lựa phương pháp chế tạo phôi:
Muốn chế tạo một chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế, ta phải xác định
kích thước phôi và chọn phôi hợp lý.Vật liệu phôi và phương pháp tạo phôi có ảnh
hưởng lớn đến lượng dư gia công , quy trình công nghệ do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
yêu cầu kỹ thuật, và hiệu quả kinh tế. Vật liệu chế tạo trục đòi hỏi có cơ tính cao, ít
tập trung ứng suất, có thể nhiệt luyện được, dễ gia công, cơ tính đồng đều.
I.3.a.Xét phôi thanh:
Chi tiết gia công có đường kính thay đổi kích thước đột ngột và có sự chênh lệch
lớn nên khi gia công sẽ cắt bỏ lượng dư lớn điều này không đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm

vật liệu, nhưng trên máy cnc thì gia công rất nhanh.Vì vậy phôi thanh sẽ đạt yêu cầu.
I.3.b.Xét phôi rèn:
 Rèn tự do : Với đầu tư thấp trang thiết bị đơn giản nhưng độ chính xác phụ
thuộc vào tay nghề người công nhân thời gian gia công lâu phù hợp với sản xuất loạt
nhỏ đơn chiếc.
-Ưu điểm : Có tính tương đối tốt, tổ chức kim loại bền chặt, chịu uốn chịu xoắn
tốt.
- Nhược điểm : năng xuất không cao, tiêu hao nhiều năng lượng, vật liệu, hiệu quả
thấp, điều kiện lao động cực nhọc, hay bị biến cứng lớp bề mặt, lượng dư lớn.
 Phôi rèn khuôn : Phôi có độ chính xác cao hơn phôi rèn tự do, lượng dư gia
công nhỏ, độ bóng cao, năng xuất cao hơn, giảm phế phẩm và độ chính xác phôi cao
phù hợp với sản xuất lớn nhưng chế tạo khuôn phức tạp thiết bị đòi hỏi vốn lớn.
- Rèn trong khuôn kín : Thường áp dụng cho vật rèn có hình dáng phức tạp
- Rèn trong khuôn hở : Sản phẩm thường rèn từ phôi cán cho độ bóng và độ chính
xác cao.
Với chi tiết dạng trục thì phương pháp rèn sẽ không khả thi. Vì vậy phôi rèn sẽ
không đạt yêu cầu.
I.3.c.Xét phôi đúc:
Với phôi đúc sẽ sinh nhiều khuyết tật như rổ khí, xỉ…Phôi sẽ tập trung úng suất dư
lớn, trong khi chi tiết làm việc trong môi trường va đập lớn sẽ không đảm bảo điều
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
5

Trang
kiện làm việc của chi tiết.Mặc khác việc đúc thép sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tính
khả thi. Vì vậy phôi đúc sẽ không đạt yêu cầu.
I.3.d.Xét phôi dập:
Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật trên, phôi dập có khả năng chế tạo được những chi
tiết có hình dáng phức tạp, dễ cơ khí hóa, tự động hóa,do đó phôi sẽ có hình dáng gần

giống chi tiết cần gia công. Với phôi dập hiện tượng xuất hiện ứng xuất dư gần như
không, về cơ tính thì tạo ra các thớ cơ uốn dọc theo chi tiết nên chi tiết có cơ tính cao
hơn đối với các phương pháp khác.
Trước khi thực hiện quá trình dập nóng kim loại ta phải làm sạch kim loại, chọn
chế độ nhiệt luyện và thiết bị nung nóng.
Có nhiều phương pháp làm sạch bề mặt kim loại như:thổi sạch bàng ngọn lửa (có
thể nung nóng hoặc không nung nóng).Làm sạch bằng đá mài hay bằng ngọn lửa.
Dập nóng thực hiện trên máy dập hoặc máy ép,trong khuôn kín hoặc khuôn hở. Để
nâng cao độ chính xác kích thước và chất lượng bề mặt chi tiết người ta dùng khuôn
dập bán chịu nhiệt nhờ đó hạn chế được việc tạo vẩy.
Phôi sau khi chế tạo xong chất lượng bề mặt tương đối xấu , hình dáng hình học có
nhiều sai lệch như méo , ôvan, côn….Nếu ta đưa phôi sau khi chế tạo xong vào gia
công chi tiết ngay thì sai số in dập của phôi lên chi tiết gia công sẽ lớn, phải gia công
nhiều lần mới đảm bảo yêu cầu của chi tiết.Vì vậy ta phải gia công chuẩn bị phôi bao
gồm: làm sạch, nắn thẳng phôi, gia công phá.
Do đo với máy cnc thì ta nên chọn phôi thanh là đạt được yêu cầu nhất ví trên một
nguyên công máy có thể làm được nhiều việc từ tiện đến khoan tạo ren.Vậy ta chọn
phôi thanh để gia công chi tiết trục này.
I.4: Thiết kế chi tiết
Ta sử dụng phần mềm proengineer 4.0 để thiết kế chi tiết này:
Các bước thiết kế chi tiết như sau:
a) Quan sát chi tiết ta thấy chi tiết dài 490 mm, dạng tròn xoay, do đó ta sẽ dùng lệnh
revolve để dựng hình.
Kích chọn revolve → palacement → define → chọn bất kỳ mặt phẳng nào ( ở đây
chọn mặt Front) → sketch.
Khi đã hiện ra mặt phẳng vẽ phác ta chọn lệnh centerline để vẽ đường tâm và tiếp
tục sử dụng lệnh line để vẽ nữa tiết diện kín rồi kích chọn ok.
Khi đã xong chúng ta tạo 6 lỗ, sử dụng lệnh extrude để tạo lỗ trơn có đường kính
5,4 mm bằng cách đùn rồi cắt, sau đó gia công ta rô để có lỗ ren 8 mm. Ở đây không
làm một lần 6 lỗ vì nếu làm như vậy thì góc độ chia vòng tròn ra 6 phần sẽ có sai

số,đục một lỗ trước, khi đã hoàn thành chúng ta sử dụng lệnh parten để nhân đôi số
lượng lên là 6 lỗ.Trong quá trình làm thì phải canh me sao cho có thể chọn đường tâm
làm chuẩn(trục để quay),tránh chọn đường kính của khối tròn lớn làm chuẩn,nếu làm
như vậy thì chắc chắn rằng trong quá trình làm sẽ có sai lệnh, điều đó dẫn đến sai về
lỗi thiết kế, cũng sẽ dẫn đến lập trình gia công trên máy cũng có sự chênh lệch.
Các thông số của cách tính bước ren:
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
6

Trang

Hình 02: Các thông số của bước ren.
Hiện nay chúng ta chủ yếu dùng ren hệ mét, chiều cao ren tính bằng đường cao
của tam giác đều, với cạnh của tam giác đều là bước ren.
Cuối cùng chúng ta có chi tiết như sau:

Hình 03: Chi tiết sau khi thiết kế xong


Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
7

Trang
CHƯƠNG II: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI
TIẾT
II.1 : Phân tích khả năng công nghệ để gia công chi tiết
Với chi tiết dạng trục thì thường gia công chúng theo phương pháp tiện.
Ø30h7

M24x1,5
Ø24h7
Ø40h7
Ø80
M45x1,5
65
+0,05
_
M24x1,5
2x45
o
2 bên
3x1,1
8 30
37 10 240 55
359105
490
2,5x45
o
6-M8
R2
R4
A
A
Ø30h7
1,25
1,25
1,25
2x0,5
1,25

Ø40h7
1x45
o
2 bên
R2
3x1,1
14 24
R2
1x45
o

27
,
+
-
40
,
Ø24
153

Hình 04: Bản vẽ chi tiết trục gá dao
Chi tiết trục bậc, có ren, có then và có khoan 6 lỗ,đối với chi tiết như thế này thì
theo phương pháp gia công truyền thống rất nhiều nguyên công, nhưng đối với máy
cnc thì chúng ta có thể chia chúng thành 2 nguyên công
Nguyên công thứ nhất gồm có 7 bước, cụ thể như sau:

Hình 05: cách gá đặt nguyên công 01
+ Tiện thô đoạn trục.
+ Tiện tinh đoạn trục.
+ Tạo ren.

+ Tạo rãnh thoát dao.
+ Phay phân độ 3 rãnh then, mỗi góc 120
o
.
+ Khoan 6 lỗ với đường kính 5,4 mm.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
8

Trang
+ Ta tô ren có đường kính 8mm.
Nguyên công thứ hai đơn giản hơn nguyên công 01, cụ thể như sau:
+ Tiện thô đoạn trục.
+ Tiện tinh đoạn trục.
+ Tạo ren.
+ Tạo rãnh thoát dao.
Như vậy với hình dáng hình học của chi tiết, độ chính xác, độ bóng bề mặt và vật
liệu của chi tiết thì ta có thể chia chi tiết đó ra làm 2 nguyên công như dã nói ở trên.
II.2: Lựa chọn máy và nêu các thông số kỷ thuật của máy
Như đã nói ở trên thì chi tiết này chủ yếu là tiện, có một phần phay ( 03 rãnh
then) nhưng chúng ta vẫn có thể phay phân độ trên máy tiện.
1) Giới thiệu về máy được chọn để gia công
Theo chương trình mastercam và ứng dụng ngoài thực tế thì chúng ta có thể chọn
máy tiện 3 trục “c-axis slant bed lathe”.

Hình 07: mặt trước của máy “c-axis slant bed lathe”.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
9


Trang

Hình 08: Vị trí mâm cặp của máy.




Hình 09: Mâm cặp đã được gắn dao.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
10

Trang

Hình 10: Bộ điều khiển của máy tiện “c-axis slant bed lathe”
2) Các thông số kỹ thuật của máy
+ Lượng xoay (swing ) : 670/380 mm
+ BTC : 1080 mm
+ Tốc độ khoan (spindel bore) : 86 mm.
+ Tốc độ trục chính ( speed) : 3000 rpm
+ Công suất mô tơ ( mtor) : 18,5 KW
+ Trọng lượng ( Weight) : 6,2 tấn.
Ngoài ra còn có các thông số
+ Rota NCWF 315/91 chuck
II.3: Lựa chọn thứ tự các bước công nghệ và nguyên công
Với chi tiết dạng trục như thế này, đối với các máy gia công truyền thống thì
chọn rất nhiều các nguyên công, nhưng đối với máy CNC thì số nguyên công được
đơn giản hơn rất nhiều.Theo như bên công nghệ thì đối với chi tiết như thế này có
tổng cộng 12 nguyên công đã bao gồm nguyên công kiểm tra, nhưng đối với máy
CNC thì chỉ cần 2 nguyên công là đủ.

Nguyên công 01: Tiện thô, tiện tinh, tạo ren, tạo rãnh thoát, phay rãnh then,
và khoan 6 lỗ sau đó ta rô.
Bước 01: Tiện Thô.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
11

Trang

Hình 11: Tiện thô
Bước 02: Tiện tinh

Hình 12: Tiện tinh
Bước 03:

Hình 13: Tiện ren


Bước 04: Tiện rãnh thoát dao

Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
12

Trang

Hình 14: Tiện rãnh thoát dao.
Bước 05: Phay 3 rãnh then

Hình 15: Phay rãnh then

Bước 06: Khoan 6 lỗ






Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
13

Trang


Hình 16: Khoan 6 lỗ
Bước 07: Ta rô ren 6 lỗ


Hình 17: Ta rô ren 6 lỗ.

Nguyên công 02: Tiện thô, tiện tinh, tiện rãnh thoát dao, tiện ren.
Bước 01: Tiện thô

Hình 18: Tiện thô

Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
14

Trang

Bước 02: Tiện tinh

Hình 19: Tiện tinh
Bước 03: Tiện ren lần 01

Hình 20: Tiện ren
Bước 04: Tiện rãnh thoát dao

Hình 21: Tiện rãnh thoát dao
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
15

Trang
Bước 05: Tiện ren lần 02

Hình 22: Tiện ren lần 02
Trên đây là 2 bước nguyên công, gồm tổng cộng 12 bước. Tùy vào từng bước
công nghệ mà ta có sơ đồ gá đặt và chọn các thông số công nghệ riêng.
II.4: Lựa chọn dao phù hợp cho từng bước công nghệ hoặc từng bước nguyên
công.
Đối với chi tiết như thế này thì gồm có tiện thô, tiện tinh, phay rãnh then, tiện
ren, tiện rãnh thoát dao.Vậy số dao tối thiểu phải là 8 dao( bao gồm cả tiên trái và tiện
phải).
a) Thông số dao tiện thô.
Đối với loại tiện thô này ta chọn loại dao “ T0101 R0.8 OD ROUGH RIGHT ”

Hình 23: Thông số dao tiện thô
Các thông số của dao này như sau:
+ Tool number : Số dao 1

+ Tool offset number : Số hiệu dao trong bộ nhớ.
+ Tool station number : Vị trí dao trên ổ chứa dao.
+ Feed rate : Tốc độ tiến dao.
+ Spindle speed : Tốc độ trục chính.
+ Coolant : Dung dịch trơn nguội.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
16

Trang
+ Amount of cut ( rough) : Lượng cắt thô.
+ Amount of cut ( finish) : Lượng cắt tinh.
+ Overlap amount (rough) : Lượng cắt quá (thô).

Hình 24: Thông số của dao tiện thô.
b) Thông số dao tiện tinh
Đối với loại dao tiện tinh thì chúng ta chọn loại dao “T2121 R0.8 OD FINISH
RIGHT ”.

Các thông số của dao này như sau:
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
17

Trang

Hình 25: Thông số của dao tiện tinh
c) Thông số dao tiện ren
Đối với dao tiện ren thì ta chọn loại dao “ T9494 R0.072 OD THREAD RIGHT
– SMALL”


Các thông số của dao này như sau:
+ Lead : Bước ren.
+ Icluded angle : Góc ren.
+ Thread angle : Góc ren.
+ Major Diameter : Đường kính đỉnh răng.
+ Minor Diameter : Đường kính chân ren.
+ Thread depth : Chiều cao ren.
+ Start position : Vị trí bắt đầu của ren ( theo phương z tính từ gốc tọa độ).
+ End position : Vị trí kết thúc của ren.
+Thread Orientation : Kiểu ren ( Ren trong, ren ngoài, ren mắt đầu).
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
18

Trang
+ Thread form : Kiểu ren mẫu ( lấy từ thư viện chuẩn; tính toán từ công
thức, …).
+ Allowance : Giới hạn cho phép.

Hình 26: Các thông số ren
d) Thông số dao tiện rãnh thoát dao
Đối với dao tiện rãnh thoát dao thì ta chọn loại dao “ T4141 R0.1 W1.85 OD
GROOVE CENTER – NARROW”.

Các thông số của dao này như sau:
+ Groove Angle : Xác định hướng cắt.
+ Quick set corners : Thiết lập nhanh các tham số của các
phía khi gia công rãnh.
+ Use stock for outer boundary : Tính toán đến phôi cho đường biêng

ngoài.
+ Extend groove to stock : Mở rộng gia công rãnh.
+ Radius/ Chamfer : Vê góc hoặc vát gocstaij các đỉnh hoặc
chân rãnh.
+ Taper Angle : Góc côn của rãnh.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
19

Trang

Hình 27: Thông số dao cắt rãnh
e) Thông số dao phay rãnh then
Đối với loại dao phay nay thì ta chọn loại dao phay ngón “ Enmil01 flat”.

Hình 28: Thông số dao phay rãnh then.
f) Thông số của dao khoan.
Đồ án CAD/CAM GVHD: Th.s Trần Ngọc Hải
SVTT: Cao Thanh Khánh
20

Trang
Đối với loại dao này thì ta nên chọn dao “ Drill ”

Hình 29: Thông số dao khoan



















×