Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (Giáo dục công dân 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.85 KB, 10 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước trong thềm thế kỷ XXI.
Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận
sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với
thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc
khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là
thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho
kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội
dung bài học của học sinh thì chắn chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo
dục sẽ không cao
Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song
song với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như
một xu thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi mà chương trình SGK GDCD lớp 6, 7, 8, 9 đã được sửa đổi, người giáo viên
dạy phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử
dụng ngày càng nhiều.
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, bản thân tôi đã rút ra
được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người
giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi cuốn được các em, mà đem lại nhiều
hiệu quả thì cần phải có và biết sử dụng một cách thành thạo, các phương tiện và
các thiết bị dạy học trong các giờ giảng Với tất cả các suy nghĩ đó, trong khuôn
khổ bài viết này tôi xin có một vài trao đổi về: Sử dụng phương tiện và thiết bị
dạy học vào bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
PHẦN II NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ TBDH
1. Cơ sở lý luận
a. Thế nào là phương tiện và TBDH


- Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH) gồm
tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội
dung dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ
quá trình dạy học.
- Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa
đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và
học.
b. Chức năng của phương tiện dạy học
Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau
đây:
- Chức năng kiến tạo tri thức:
+ Nếu HS chưa biết nội dung thông tin chứa trong phương tiện dạy học thì
phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên
cứu cho HS.
Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình hình hợp tác hữu nghị của
Việt Nam với các nước láng giêng và thế giới trong những năm gần đây, sẽ cho HS
hình dung ra đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi
mới.
+ Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HS hiểu
rõ hơn đơn vị kiến thức.
Ví dụ: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về người bị nhiếm HIV/AIDS sẽ minh
hoạ cho HS hiểu rõ hơn tác hại của HIV/AIDS.
+ Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạng hình
ảnh hay mô hình.
- Chức năng rèn luyện kĩ năng:
+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công cụ,
ví dụ như máy vi tính
+ Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành.
Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hình Video
sẽ giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng sa hình

ngã tư đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lý các tình
huống giao thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giao thông cho HS.
+ Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát, phân
tích, so sánh
- Chức năng rèn luyện thái độ cho HS
Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách
quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học được chuyển tải trên
các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề
của cuộc sống đặt ra.
- Chức năng kích thích hứng thú học tập
Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông
tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng
những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một số lĩnh
vực khoa học công nghệ về nguyên tử, hạt nhân
- Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập.
Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy
học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình có phát ra những lệnh
thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác là những phương tiện dạy
học có khả năng thực hiện chức năng này.
- Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò.
Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt động
của thầy hoặc trò:
Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bản trong
có bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể
2. Cơ sở thực tiển.
a. Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD
- Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình.
- Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong.
- Phiếu học tập.
- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính.

- Câu chuyện, tình huống, số liệu…
- Đạo cụ đơn giản để đóng vai.
- Các đồ vật như: hoa quả, máy móc
b. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD
- Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc…
- Máy tính, phần mềm Violet, Internet
3. Thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.
Để phương tiện dạy học thực sự trở thành công cụ đắc lực đổi mới PPDH môn
GDCD, giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau:
- Sử dụng phương tiện dạy học cần thích ứng linh hoạt với nội dung bài học.
Phương tiện dạy học nói chung có khả năng đáp ứng những nhu cầu đa dạng
của PPDH. Mối PPDH không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng
một số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều
PTDH khác nhau. (ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho
phương pháp thảo luận và dùng cho vấn đáp ). VÌ vậy cần khai thác khả năng thích
ứng linh hoạt này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học.
- Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học. Vì mỗi phương
tiện dạy học đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, cần biết lấy điểm
mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế điểm yếu của phương tiện dạy học
khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học,
góp phần đạt được các mục đích đề ra trong từng bài học.
- Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho
PPDH.
- Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục đối
với HS. Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưng cũng phải
đảm bảo yêu cầu này.
- Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làm việc.
Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường
tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác,

tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập
độc lập hoặc trong giao lưu.
b.Khó khăn.
Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THCS hiện nay
còn nhiều thiếu thốn. Bộ giáo dục và Đào tạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp
cho các trường và cấp phát thiết bị dạy học cho các bộ môn. Nhưng chắc chắn rằng,
nguồn cung cấp từ Bộ không thể đáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho
các bộ môn. Mặt khác, không phải cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu
quả dạy học cao, mà điều quan trọng là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để
phương tiện dạy học. Do đó, mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc
sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học dù là những phương tiện phục vụ dạy học rất
đơn giản và ít tốn tiền
- Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tình huống
có thật, câu chuyện, các đoạn phim trên truyền hình hoặc của các cơ quan văn
hoá
- Các phương tiện dạy học GV có thể tự tạo gồm: sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh,
mô hình đơn giản, phiếu học tập
- Chất liệu để tự tạo phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng, phong phú. Nó
có thể là:
+ Giấy các loại, các khổ
+ Bản trong, bút dạ
+ Các vật liệu tre, gỗ, nứa; thép, đồ nhựa, vải, phấn màu, băng dính 2 mặt
Bên cạnh việc sưu tầm, tự tạo các phương tiện dạy học của từng GV, tổ bộ
môn nên họp, động viên và phân công mỗi GV sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học
cho 1 - 2 bài trong 1 năm để dùng chung trong tổ. Dần dần phương tiện dạy học của
tổ sẽ phong phú và đầy đủ hơn.
- GV có thể động viên, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạo phương
tiện dạy học như:
+ Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống theo

từng chủ đề.
+ Các dụng cụ để đóng vai đơn giản.
Tóm lại, PTDH bộ môn GDCD rất phong phú và đa dạng, có cả những PTDH
truyền thống và PTDH hiện đại. Xu hướng hiện nay, người GV sử dụng nhiều
PTDH hiện đại hơn như máy chiếu, đầu video, băng hình Việc sử dụng các PTDH
đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh, đặc
biệt là đối với chương trình SGK mới lớp 9. Trong đó có bài 5: “Tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới”.
II. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀO BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ
GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI.
1) Vài nét về tiếp cận nội dung bài 5.
Nội dung bài 5 được phân phối giảng dạy trong một tiết học, cấu trúc gồm hai
mục lớn:
Mục I: Đặt vấn đề
Mục II: Nội dung bài học.
Khi giảng về bài này, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được Việt
Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Qua đó các em hiểu được khái niệm cơ bản của tình hữu nghị giữa các
dân tộc trên thế giới, hiểu được chính sách đối ngoại dựa trên bốn nguyên tắc hợp
tác của Đảng và Nhà nước ta. Có ý thức thái độ chấp hành đường lối chủ trương
của Đảng và Nhà nước, biết tuyên truyền vận động mọi người thực hiện chính sách
hợp tác hữu nghị, lên án những hành vi gây hại cho sự phát triển của đất nước trên
nhiều lĩnh vực trong quá trình giao lưu hợp tác.
2. Chuẩn bị các phương tiện dạy học cho bài giảng.
a. Về thiết kế bài giảng: Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên Power Point,
hoặc giảng dạy bình thường trên lớp kết hợp với các nguồn tư liệu và thiết bị đã
chuẩn bị sẵn.
b. Về sưu tầm nguồn tư liệu: Đây là bài có nguồn tư liệu khá nhiều và phong
phú, có thể vận dụng được nhiều nguồn tư liệu khác nhau vào bài giảng.
- Một là sưu tầm từ trang Web: tvtl.bachkim.vn, khi vào trang này đòi hỏi bạn

phải đăng ký 01 tài khoản và được tặng miễn phí 50 điểm để download tư liệu. Khi
đăng ký tài khoản bắt buộc phải khai báo email
- Hai là có thể sưu tầm tranh ảnh, các đoạn băng hình ở trên VTV,sách báo, thư
viện hoặc thông qua học sinh.
Sau khi đã sưu tầm đủ nguồn tư liệu phục vụ nội dung bài giảng, chúng ta đi
vào thiết kế bài giảng, thiết kế bài tập tình huống, câu hỏi phát vấn, các chương
trình hoạt động nhóm, các nội dung cần liên hệ với thực tế địa phương
3. Sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng.
Trong mục I. Đặt vấn đề. Giáo viên có thể sử dụng các Video sưu tầm để chiếu
cho HS xem nhằm thuyết minh về nội dung quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước
này với nước khác trên nhiều lĩnh vực
Nếu không có các đoạn Video Clip quay các mối quan hệ hợp tác với các nước
giáo viên có thể chụp các bức ảnh hoặc sưu tầm ảnh trên trang web tvtl.bachkim.vn
rồi in ra và phân loại ảnh. rồi phát cho HS xem theo các nhóm nhằm hiểu hơn về
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Việc tìm kiếm các đoạn video GV có thể Capture trực tiếp từ truyền hình VTV
thông qua phần mềm Ulead VideoStudio 9,đây là một phần mềm chuyên dùng để
biên tập các đoạn video, audio rất hữu ích cho việc thiết kế lại các nguồn tư liệu
phục vụ bài giảng của giáo viên.
Ở nội dung I, HS đã phần nhiều được quan sát về các mối quan hệ của Việt
Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực, nên khi GV đưa ra được các bức ảnh hoặc
đoạn phim nói về nội dung này thì chắc chắn các em sẽ có những quan điểm, nhận
định rõ ràng và tương đối hiểu biết nội dung kiến thức, trên cơ sở đó GV có thể
nhanh chóng chuyển qua kiến thức khác hoặc khai thác kiến thức ở mức độ sau
hơn Nhưng nếu không có các tài liệu này, mà GV chỉ dạy “ chay” thì rất khó có
thể làm bài học trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh.
Ở nội dung kiến thức “ Những điều đáng lo ngại là trong quá trình hợp tác vẫn
có những mâu thuẩn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh”. GV có thể nêu ra
các mâu thuẩn căng thẳng ( dựa trên các nguồn thông tin trên internet ), các địa
điểm diễn ra các mâu thuẩn này. Sau đó GV lần lượt cho HS nhận định về từng bức

ảnh. Qua đó nhằm giúp cho các em thấy được những mâu thuẩn căng thẳng và cách
khắc phục là dựa trên những nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.
Tại mục II, Nội dung bài học, GV có thể đưa hình ảnh cụ thể như: quan hệ
giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Trung Quốc… trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
giáo dục,y tế, khoa học kỷ thuật… dể thấy rõ chính sách đối ngoại, hòa bình của ta
dối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Từ đó thế giới hiếu rõ hơn về
đất nước và con người Việt Nam, nhằm tranh thủ sự đồng tình của thế giới đối với
Việt Nam.
Sau khi HS đã nhận thấy việc hợp tác là quan trọng giáo viên chuyển sang ý:
Trách nhiệm của công dân cần phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè
bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng
ngày. Giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh về các hoạt động của học sinh, công
dân… đối với người nước ngoài. Từ đó nêu ra những việc cần làm của học sinh
chúng ta đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Cuối cùng giáo viên đưa ra các bài tập tình huống GDCD 9 để cũng cố lại kiến
thức cho học sinh. Phần này chủ yếu là làm thế nào cho học sinh liên hệ được thực
tiển có ý thức, thái độ thân thiện và biết vận động mọi người cùng tham gia.
4. Kết quả đạt được.
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
vào các tiết dạy tại trường và đạt được kết quả khả quan. Bản thân tôi nhận thấy
rằng nếu sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp học sinh sẽ có hứng
thú học tập, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết đồng thời cũng rất
linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lỉnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng.Vì
vậy chất lượng của đợt kiểm tra học kỳ I cũng được tăng lên thể hiện rỏ ở kết quả
sau đây:
a. Kết luận.
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành xu thế tất
yếu trong thời kỳ XHH giáo dục, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để hướng đến một nguồn nhân lực
có chất lượng cao. Chính vì lẽ đó việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH bộ môn

GDCD nói riêng đã và đang diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Đa số các trường THCS trên địa bàn tỉnh hiện nay, đội ngũ GV GDCD hầu hết
là những GV trẻ, có nhiều khả năng trong việc tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng
PTDH. Vì vậy có thể hoàn toàn tin tưởng rằng việc triển khai phong trào sử dụng
PTDH bộ môn GDCD là hoàn toàn khả thi và chắn chắn phong trào này sẽ được
nhiều thầy cô hưởng ứng.

×