Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

tính toán chu trình công tác và khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí động cơ trên xe bmp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 73 trang )

Mục lục
Mục lục 1
Chơng 1 2
Giới thiệu chung về động cơ lắp trên xe -60 2
1.1. Giới thiệu chung về động cơ -49 . 3
1.2. Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ -49 4
1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền 4
1.2.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí 10
1.2.3. Hệ thống làm mát 18
1.2.4. Hệ thống bôi trơn và thông gió các te 23
Chơng 2 29
tính toán chu trình công tác của động cơ -49 29
2.1. Mục đích tính toán chu trình công tác 29
2.2. Các thông số ban đầu 29
2.3. Tính toán các quá trình của chu trình công tác 31
2.4. Các thông số đánh giá chu trình công tác của động cơ 39
2.5. Xây dựng đồ thị công và đặc tính ngoài của động cơ 43
Chơng 3 51
Khai thác Quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí 51
3.1. Nhiệm vụ của cơ cấu phối khí 51
3.2. Các loại cơ cấu phối khí dùng xu páp 51
3.3. Kết cấu cơ cấu phối khí động cơ -49 . 52
3.3.1. Khái quát 52
3.3.2. Kết cấu các chi tiết của cơ cấu phối khí 53
3.4. Khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối khí 58
3.5. Những chú ý trong khai thác cơ cấu phối khí 68
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 72
1
Lời nói đầu
Động cơ đốt trong dùng pít tông nói chung và động cơ xăng nói riêng


đã ra đời rất sớm, đến nay đã có tuổi đời hơn một thế kỷ. Động cơ xăng đợc
sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đặc biệt trong quốc phòng, do yêu cầu
của chiến tranh hiện đại đòi hỏi động cơ của các trang bị kỹ thuật phải có
công suất lớn, độ tin cậy cao, tính đa năng khi sử dụng trong các điều kiện
địa hình thời tiết phức tạp.
Một trong những trang bị kỹ thuật đảm bảo cho việc chiến đấu, phục
vụ chiến đấu và bảo đảm tính cơ động cho bộ đội cao là xe bọc thép chiến
đấu -60. -60 là xe bọc thép chiến đấu lội nớc bánh hơi có
tính năng việt dã và tính năng thông qua cao, là loại xe hiện đại có tốc độ
cao, độ bền vững và hình dáng phù hợp với điều kiện chiến đấu.
Trên xe -60 có lắp hai động cơ xăng -49. -49 là
động cơ xăng 4 kì 6 xy lanh 1 hàng. Để đảm bảo cho động cơ luôn luôn ở
trạng thái tốt cần phải nắm vững đợc nguyên lý làm việc, tính năng, kết cấu
của các bộ phận động cơ và quy trình sửa chữa nhằm khai thác một cách
triệt để và tối u nhất. Từ những đặc điểm trên, tôi đợc giao nhiệm vụ: Tính
toán chu trình công tác và khai thác quy trình sửa chữa cơ cấu phối
khí động cơ trên xe -60.
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tôi đã hoàn thành đề tài của
mình với sự hớng dẫn của thầy giáo Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn và các thầy trong
bộ môn động cơ.
Tuy nhiên trong điều kiện kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế và
thời gian hạn hẹp nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo và các bạn. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Hà Nội, Ngày 05 tháng 6 năm 2009
Chơng 1
Giới thiệu chung về động cơ lắp trên xe -60
2
1.1. Giới thiệu chung về động cơ -49.
Động cơ -49 đợc gắn trên xe -60. Xe -60 là loại

xe bọc thép chiến đấu lội nớc bánh hơi. Xe thiết giáp -60 có 4 cầu,
tất cả các bánh xe đều là bánh chủ động.
Hình 1.1. Xe bọc thép -60
Xe đợc lắp hai động cơ -49, công suất mỗi động cơ 90 mã lực.
Hai động cơ lắp song song dọc theo xe trong khoang động lực ở phần đuôi
xe. Động cơ đợc lắp cố định trên một giá nằm trên 5 bệ đỡ có gối cao su.
Những tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ nh sau:
- Kiểu: Động cơ xăng, 4 kỳ, dùng chế hoà khí, không tăng áp, 6 xy
lanh một hàng, làm mát cỡng bức tuần hoàn kín bằng chất lỏng, đánh lửa
kiểu truyền thống dùng má vít.
- Hành trình pit tông S: 110mm
- Đờng kính xy lanh D: 82mm
- Tỷ số nén = 6,7
- Công suất lớn nhất ở tốc độ trục khuỷu n=3400
v
ph



:
N
e
= 66,20 [kW]
- Mô men xoắn lớn nhất đạt đợc ở tốc độ trục khuỷu 1700
v
ph



:

3
M
emax
= 117,14 [Nm]
- Thứ tự công tác 1-5-3-6-2-4
- Các pha phối khí: (tính theo góc quay trục khuỷu)
+ Xu páp nạp: * Mở sớm 9
0
trớc điểm chết trên,
* Đóng muộn 51
0
sau điểm chết dới;
+ Xu páp xả: * Mở sớm 47
0
trớc điểm chết dới,
* Đóng muộn 13
0
sau điểm chết trên.
1.2. Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ -49
1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền.
Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền của động cơ có nhiệm vụ: Biến chuyển
động tịnh tiến qua lại của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu
trong hành trình sinh công giãn nở và theo chiều ngợc lại trong các hành
trình nạp, nén, thải. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền gồm có 2 nhóm chi
tiết:
- Nhóm chi tiết cố định
- Nhóm chi tiết chuyển động
1.2.1.1. Nhóm chi tiết cố định.
Nhóm chi tiết cố định của động cơ gồm: thân máy, nắp xy lanh, hộp
trục khuỷu.

a. Thân máy.
Thân máy là chi tiết cố định có khối lợng lớn và kết cấu phức tạp của
động cơ đốt trong. Hầu hết các cơ cấu và hệ thống của động cơ đốt trong đ-
ợc gá lắp trên thân máy.
Trong quá trình làm việc chịu tải trọng do lực khí thể và lực quán tính
và thay đổi có tính chất chu kỳ với tần số cao. Thân máy còn là giá đỡ cho
các chi tiết khác.
4
Hình 1.2. Thân máy
1-họng xu páp; 2-lót xy lanh; 3-mặt đầu thân máy; 5-lỗ lắp bơm xăng; 6-
khoang xu páp con đội; 7-lỗ lắp bơm dầu nhờn; 8-cửa nạp và xả.
Kết cấu thân máy kiểu thân xy lanh - hộp trục khuỷu. Thân máy đợc
đúc bằng gang xám 24-44 theo phơng pháp khuôn mẫu chảy, vỏ thân và các
vách ngăn tơng đối mỏng (khoảng 5

6mm). Thân máy còn tạo vỏ bao kín
các chi tiết bên trong. Trên 4 thành vách ngang của hộp trục khuỷu có bố trí
4 ổ trục dạng ổ trợt. Mỗi ổ chia làm 2 nửa, đợc lắp ghép với nhau bằng 2 bu
lông và đợc khoá chung bằng một dây thép.
b. Lót xy lanh.
Lót xy lanh bao kín và tạo thể tích công tác của động cơ đốt trong
đồng thời còn dẫn hớng cho pít tông chuyển động tịnh tiến. Lót làm tăng
tuổi thọ cho khối thân máy và làm đơn giản hoá việc phục hồi, sửa chữa,
thay thế.
Động cơ dùng lót ngắn kiểu thô đợc ép vào phần trên lỗ xy lanh trong
thân máy. Sau khi ép, xy lanh đợc doa và đánh bóng tới đờng kính 82mm.
Chiều dài của ống lót 50mm, chiều dày thành ống lót 2mm. Dọc theo toàn
bộ chiều dài của các xy lanh có áo nớc bao quanh để làm mát.
c. Nắp máy.
5

Nắp máy có chức năng bao kín về phía trên và tạo buồng cháy, cùng
với đỉnh pít tông và xy lanh tạo thành thể tích buồng cháy và thể tích công
tác của mỗi xy lanh.
Trong nắp máy còn có khoang áo nớc làm mát, lỗ lắp bu gi. Nắp máy
làm việc trong điều kiện tơng đối nặng nề: trực tiếp tiếp xúc với môi chất
công tác, chịu áp suất và nhiệt độ rất cao cũng nh chịu ứng suất nhiệt rất
cao. Nắp máy của động cơ đợc đúc bằng hợp kim nhôm , trên nó có
các hốc dạng đặc biệt tạo nên buồng đốt, có 6 lỗ ren để lắp các bu gi. Trên
nắp máy có 33 lỗ để lắp các bu lông. Mặt trên có gờ dầy đợc gia công 3 lỗ
ren để lắp van hằng nhiệt.
Giữa thân máy và nắp máy có đệm nắp máy bằng amiăng cốt thép có
tẩm graphít. Chiều dầy đệm nắp máy sau khi ép là 1,5

1,8mm. Bột graphít
có cả ở hai mặt đệm, đệm có kết cấu đối xứng. Các miệng lỗ đều có viền sắt
lá (hoặc đồng lá).
1.2.1.2. Nhóm chi tiết chuyển động.
Nhóm chi tiết chuyển động bao gồm: Nhóm pít tông, thanh truyền,
trục khuỷu.
a. Nhóm pít tông.
Nhóm pít tông gồm có: pít tông, chốt pít tông, xéc măng khí, xéc
măng dầu, các chi tiết hãm chốt. Nhóm pít tông dùng để đảm bảo bao kín
khoang công tác của xy lanh, tạo thể tích thay đổi, tiếp nhận lực khí thể và
truyền cho thanh truyền (ở quá trình cháy và giãn nở), nén khí trong quá
trình nén, đẩy khí thải khỏi xy lanh trong quá trình thải và hút hỗn hợp mới
vào xy lanh trong quá trình nạp.
* Pít tông.
Pít tông là một chi tiết rất quan trọng của động cơ đốt trong, trong quá
trình làm việc của động cơ, pít tông chịu lực rất lớn, nhiệt độ rất cao và ma
sát mài mòn lớn. Khi chuyển động pít tông chịu lực ma sát lớn trong điều

kiện bôi trơn khó đảm bảo.
Pít tông đợc đúc bằng hợp kim nhôm, có dạng đỉnh bằng. Đầu pít tông
có bốn rãnh: hai rãnh trên để lắp xéc măng khí, còn hai rãnh dới để lắp xéc
măng dầu. Phía trên rãnh của xéc măng khí thứ nhất có tiện rãnh ngăn
nhiệt. Thân pít tông hình ô van, có xẻ rãnh hình chữ

. Đờng tâm của chốt
đợc bố trí lệch về phía chiều quay trục khuỷu. Trong lỗ bệ chốt có gia công
6
hai rãnh ở hai đầu để lắp vòng hãm. Phía bên trong pít tông có các đờng
gân. Pít tông có chiều cao 100mm, khối lợng 0,579 kg.
Hình 1.3. Nhóm pít tông
1-khoá hãm; 2-chốt pít tông; 3-pít tông; 4-xéc măng dầu; 5-xéc măng khí;
A-A:mặt cắt ngang xéc măng khí; B-B:mặt cắt ngang xéc măng dầu.
* Chốt pít tông.
Chốt pít tông là chi tiết trung gian nối thanh truyền với pít tông tạo ra
khớp quay để truyền lực. Pít tông làm việc trong điều kiện chịu tải trọng có
tính chất va đập lớn, chịu uốn, nén và cắt, biến dạng. Chốt pít tông của động
cơ có dạng trụ rỗng bằng thép 45. Bề mặt trụ ngoài đợc tôi cao tần với lớp
thấm tôi sâu từ 1,0 đến 1,5mm rồi mài tinh đạt độ bóng cao, đờng kính
ngoài 22mm, đờng kính trong 16mm, chiều dài 54mm. Chốt đợc lắp ghép
theo kiểu bơi, trong rãnh bệ chốt có lắp các vòng hãm.
* Xéc măng.
Xéc măng dùng để bao kín khoang công tác của xy lanh, gạt lớp dầu
thừa, tạo màng dầu mỏng trên bề mặt xy lanh để làm giảm sự mài mòn pít
tông, xéc măng, xy lanh. Ngoài ra xéc măng còn truyền nhiệt từ pít tông ra
môi chất làm mát thông qua thành xy lanh. Xéc măng làm việc trong các
điều kiện: Chịu nhiệt độ cao, chịu va đập lớn và chịu mài mòn.
Trên pít tông có bốn xéc măng: hai xéc măng khí và hai xéc măng dầu.
Xéc măng đợc đúc bằng gang xám hợp kim. Chiều cao của các xéc

măng khí 2,4mm, xéc măng khí có tiết diện hình thang tạo góc côn

nhân
tạo.
Xéc măng khí thứ nhất: Mặt ngoài đợc mạ một lớp crôm xốp trong đó
độ dầy lớp crôm xốp 0,05

0,06mm. Xéc măng khí th hai và cả hai xéc
măng dầu đợc mạ thiếc dầy 5

10
m
à
.
7
Chiều cao của các xéc măng dầu 4mm, xéc măng dầu có một rãnh
vòng với tám rãnh phay để dẫn dầu nhờn từ mặt gơng xy lanh vào lòng pít
tông, khe hở nhiệt nằm trong giới hạn 0,2

0,4mm. Khe hở mặt đầu xéc
măng với rãnh pít tông phải đảm bảo 0,07

0,1mm. Sau này ngời ta sử dụng
xéc măng dầu kiểu tổ hợp để thay thế.
b. Thanh truyền.
Thanh truyền chịu các lực khí thể, quán tính, ma sát và tải trọng nhiệt.
Đầu nhỏ và đầu to thanh truyền chịu tác dụng của lực quán tính và lực khí
thể. Thân thanh truyền chịu kéo, nén dới tác dụng của hợp lực và chịu uốn
trong mặt phẳng lắc của thanh truyền dới tác dụng của lực quán tính.
Thanh truyền đợc dập bằng thép 45, khối lợng 0,885kg, tiết diện chữ I.

Đầu nhỏ thanh truyền ép bạc đồng bề mặt làm việc có tráng lớp hợp kim
bạc đồng thanh chì thiếc ( 4-4-2,5), nặng 0,018kg.
Trên đầu nhỏ có phay rãnh, bạc lót có khoan lỗ để dẫn dầu nhờn vào
chốt pít tông. Đầu to của thanh truyền chia hai nửa. Nắp đợc cố định vào
đầu to bằng hai bu lông làm bằng thép 38XA và đai ốc, các đai ốc đợc khoá
bằng chốt chẻ. ở đầu to có khoan lỗ 3. Khi lỗ này trùng với rãnh dầu nhờn
trong cổ trục khuỷu thì dầu phun ra vung té vào mặt gơng xy lanh, đĩa con
đội và cam.
1-đầu nhỏ thanh truyền;
2-đầu to thanh truyền;
3-lỗ phun dầu;
4-lỗ lắp chốt pít tông;
5-bạc đầu to thanh truyền.
Hình 1.4. Kết cấu thanh
truyền
Đầu to của thanh truyền có
cấu tạo không đối xứng, thanh
truyền của xy lanh thứ nhất, thứ
ba, thứ năm không lắp lẫn đợc với
thanh truyền xy lanh thứ hai, thứ t,
thứ sáu. Trên mỗi nửa đầu to có phay rãnh ăn khớp với gờ định vị bạc lót
đầu to thanh truyền.
8
c. Trục khuỷu.
Trục khuỷu cùng thanh truyền và pít tông biến công giãn nở của hỗn
hợp cháy thành mô men quay, đa công suất động cơ ra ngoài; đồng thời ở
hành trình nạp, nén, xả lại truyền động năng tích trữ ở bánh đà thông qua
thanh truyền tới pít tông.
Trục khuỷu đợc dập bằng thép cac bon (thép 45), có khối lợng 31kg
Trục khuỷu liền với 7 đối trọng. Các bề mặt của ngõng trục, cổ trục, cổ

khuỷu đợc tôi cao tần đảm bảo độ cứng từ 52

62HRC, chiều dầy lớp thấm
tôi đạt

=2,0

2,2mm. Trục khuỷu đợc chia làm 5 phần:
+ Đầu trục khuỷu:
Đầu trục khuỷu gồm có 3 mặt trục bậc. Trên đầu trục lắp bánh răng
dẫn động trục cam với then bán nguyệt. Phía bên ngoài lắp pu ly dẫn động
quạt gió bơm nớc, máy phát điện, máy bơm hơi thông qua moay ơ và mối
ghép then. Mặt đầu có gia công lỗ ren lắp bu lông răng hàm sói dùng để cố
định pu ly, bánh răng trên đầu trục và vấu khởi động để quay trục khuỷu
bằng tay quay. Cổ trục thứ nhất có bố trí hai đệm chặn cốt thép, bề mặt làm
việc có tráng lớp hợp kim ba bít, các đệm tỳ đợc lắp ở hai phía của cổ trục
thứ nhất.
1-vòng đệm bằng thép;
2 -vòng chặn trớc;
3-vòng chặn sau;
4-bánh răng chủ động
trục cam.
Hình 1.5. Đầu trục khuỷu
Đệm tỳ trớc đợc chống xoay bằng hai vít cấy. Đệm tỳ sau có vấu lồi
hình chữ nhật để ăn khớp với rãnh phay trong lắp ổ đỡ.
+ Cổ trục:
9
Trục khuỷu gồm 4 cổ trục, đờng kính cổ trục 64mm, trục khuỷu thuộc
loại thiếu cổ trục. Tại các cổ trục có khoan các lỗ để dẫn dầu tới bôi trơn
cho cổ khuỷu.

+ Cổ khuỷu:
Trục khuỷu gồm 6 cổ khuỷu, mỗi cổ khuỷu nằm giữa hai má khuỷu,
bề mặt chuyển tiếp của cổ trục cũng nh cổ khuỷu với má khuỷu đều có góc
lợn. Cổ khuỷu có đờng kính 51,5mm.
+ Má khuỷu:
Má khuỷu của động cơ dạng ô van chuyển tiếp, các má khuỷu sau khi
rèn dập không gia công lại. ở các má khuỷu có khoan lỗ để dẫn dầu nhờn
từ ổ trục khuỷu đến thanh truyền.
+ Đuôi trục khuỷu:
Đuôi trục khuỷu có mặt bích để lắp ghép với bánh đà bằng bốn bu
lông chuyên dùng (M11x1). Trên mặt đầu phía sau có gia công lỗ để lắp
vòng bi đỡ đầu trục chủ động của hộp số. ở mặt trụ đuôi trục có ren để gạt
dầu về phía các te. Phía cuối có bố trí vòng đệm bằng sợi amiăng có tẩm
bột graphít, ngoài ra còn có vành văng dầu.
1.2.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ xăng có nhiệm vụ chuẩn bị
và cung cấp hỗn hợp hơi xăng cùng không khí (môi chất công tác) đảm bảo
số lợng và thành phần hỗn hợp phù hợp với các chế độ công tác của động
cơ. Hệ thống gồm các thiết bị nh thùng xăng, các bầu lọc, bơm xăng, bộ
chế hoà khí, bầu lọc không khí.
a. Thùng xăng
Trên xe có bố trí 2 thùng xăng, dung tích mỗi thùng 145lít. Các thùng
xăng đợc cố định với hai bên thành sau của thân xe bằng đai kẹp. Hai thùng
xăng thông với nhau bằng các ống dẫn qua bầu lọc. Bầu lọc xăng có hai
khoá do đó có thể đóng, mở bất cứ thùng xăng nào.
Trong thùng xăng có ống hút xăng, lới lọc đầu ống hút cách đáy thùng
một khoảng nhỏ để tránh cặn lắng. Xăng đợc nạp vào thùng qua miệng có
nắp đậy bằng thép ở đuôi thân xe.
10
1-bơm xăng;

2-bộ hạn chế tốc độ;
3-bộ chế hoà khí;
4-bầu lọc không khí;
5-bầu lọc xăng;
6-khoá thùng xăng;
7-ống xả;
8-thùng xăng;
9-lới lọc hút xăng;
10-nút tháo của thùng xăng;
11-ống tiêu âm;
12-thớc đo mức xăng.
Hình 1.6. Hệ thống cung
cấp nhiên liệu
Trong nắp có hai van:
Van không khí để bù lại
khối lợng xăng đã bị hao hụt khi độ chân không đạt 0,06-0,43kg/cm
2
và van
hơi đợc mở khi áp suất d trong thùng đạt 0,4 - 0,6 kg/cm
2
. Đáy thùng có nút
xả cặn, ngoài ra trong thùng có thớc kiểm tra mức xăng. Trong hai thùng có
đầu cảm biến mức xăng và đồng hồ báo mức xăng đợc nối với đầu cảm biến
thông qua công tắc chuyển mạch. Đồng hồ báo mức xăng kiểu điện từ chỉ
làm việc khi đã bật công tắc hệ thống đánh lửa. Phần trên của thùng xăng
bên trái có mặt bích để có thể nối với ống xả từ thùng xăng của hệ thống
sấy nóng.
b. Bầu lọc xăng.
Bầu lọc xăng bố trí bên phải buồng động lực, đợc cố định vào giá hàn
ở thân xe bằng hai bu lông.

11
1-tấm lọc;
2-đệm kín;
3-bu lông trục bầu lọc;
4-nắp trên;
5-đệm kín;
6-gờ lồi;
7-trục giữ ruột lọc;
8-vỏ bầu lọc xăng;
9-bu lông xả;
10-lò xo;
11-vỏ trục ruột lới lọc
Hình 1.7. Bầu lọc xăng
Vỏ bầu lọc lắp với
nắp bằng bu lông, giữa
chúng có đệm bằng cao
su-amiăng. Phần tử lọc gồm nhiều tấm nhôm dày 0,15mm có gờ gợn sóng
cao 0,05mm lắp trên lõi thép thân bầu lọc dầu. Các tấm lọc đợc cố định trên
hai chốt và đợc ép chặt giữa đệm và đĩa bộ phận lọc bằng lò xo. Xăng đợc
dẫn từ thùng xăng đến bầu lọc qua đầu vào. Các đầu nối này có các khoá để
ngắt bầu lọc ra khỏi các thùng xăng. Trong các tấm lọc có các lỗ để dẫn
xăng sạch trùng khít lên nhau và tạo thành các lỗ thẳng đứng nối thông với
khoang phía trên của khối lọc. ở đệm giữa có các lỗ để dẫn xăng vào
khoang hình trụ bên trong của khối lọc. Phần tử lọc có thể giữ đợc các hạt
bụi có kích thớc lớn hơn 0,05mm.
12
Bơm xăng dùng để hút xăng từ thùng xăng qua bầu lọc đến bộ chế hoà
khí. Bơm xăng kiểu màng lắp ở bên phải động cơ nhờ hai gu dông. Bơm
gồm: thân, nắp bơm và
nắp chụp. Trong nắp

bơm có lắp van hút và
van đẩy. Giữa thân van
và nắp có màng bơm nối
với trục bơm. Màng bơm
gồm 4 lớp vải sợi bông
có tẩm sơn chịu xăng.
Bơm có lới lọc bằng dây
đồng và đợc dẫn động
bằng bánh lệch tâm của
trục cam. Lò xo màng
bơm tạo áp suất d sau
bơm nằm trong khoảng
phù hợp.
c. Bơm xăng.
1-cần bơm tay;
2-thân bơm;
3-trục màng bơm;
4-lò xo hồi vị;
5-vít cấy; 6-nắp bơm;
7-van xả; 8-nắp;
9-đai ốc;
10-van hút;
11-màng bơm;
12-cần bơm máy;
Hình 1.8. Bơm xăng
Bơm có lắp thêm cần bơm tay để bơm xăng vào buồng phao khi động
cơ cha hoạt động. Khi bơm làm việc tốt thì áp suất ở cửa ra phải là 150-
210mmHg, độ chân không ở lỗ nạp > 350mmHg.
d. Bộ chế hoà khí.
13

Bộ chế hoà khí đợc dùng để hoà trộn nhiên liệu với không khí tạo thành
hỗn hợp công tác có thành phần phù hợp với từng chế độ làm việc của động
cơ.
Trên động cơ sử dụng bộ chế hòa khí K-126, bộ chế hòa khí K-126
là bộ chế hoà khí thuộc kiểu hút xuống, loại kép có hai họng khuếch tán với
hai bớm ga và phao xăng thuộc loại đơn.
Bộ chế hoà khí K-126 có cấu tạo gồm: Nắp, thân buồng phao và thân
buồng hỗn hợp.
Nắp bộ chế hoà khí đợc đúc áp lực bằng kim loại kẽm AM 4-1, trên
cửa hút của nắp bố trí bớm gió, đợc dẫn động bằng tay kéo trên buồng lái.
Bớm gió thờng mở dới tác dụng của lò xo xoắn, trên bớm gió có van phụ th-
ờng đóng nhờ lò xo. Phao hạn chế xăng liên hệ với nắp qua khớp bản lề để
điều khiển sự đóng mở của van kim 9, trên đờng xăng vào có bố trí lới lọc
xăng.
Trên nắp có lỗ thông với phần dới của cơ cấu chấp hành bộ hạn chế tốc
độ và có lỗ thông với buồng phao. Ngoài ra nắp còn là nơi bố trí cần điều
khiển hệ thống tăng tốc và hệ thống làm đậm.
Thân buồng phao đợc đúc bằng hợp kim kẽm, buồng phao để khống
chế mức xăng, phía ngoài có cửa kính để quan sát mức xăng, thân buồng
phao là nơi bố trí các hệ thống chủ yếu nh hệ thống không tải, hệ thống
phun chính, hệ thống làm đậm và hệ thống tăng tốc.
Hệ thống không tải gồm hai gíc lơ khí không tải 8; hai gíc lơ nhiên
liệu không tải 6 và các đờng dẫn.
Hệ thống phun chính gồm hai gíc lơ xăng chính 1, hai gíc lơ không khí
chính 5, hai gíc lơ phun chính trên họng khuếch tán nhỏ và các đờng dẫn.
Hệ thống làm đậm gồm có cần làm đậm liên hệ với đòn hai vai qua lò
xo, van một chiều làm đậm, hai miệng phun làm đậm và các đờng dẫn.
Hệ thống tăng tốc có các chi tiết nh pít tông tăng tốc lắp trong xy lanh
bơm tăng tốc, liên hệ với đòn hai vai qua cần pit tông và lò xo dới đáy xy
lanh có van bi một chiều 3 để nạp nhiên liệu vào bơm, cuối đờng dẫn tăng

tốc có bố trí van tăng tốc chính thông với hai miệng vòi phun tăng tốc 7.
Ngoài ra thân buồng phao còn là nơi bố trí các họng khuếch tán, gồm có hai
họng lớn và hai họng nhỏ, có lỗ ren để lấy độ chân không ra bộ điều chỉnh
góc đánh lửa sớm trên bộ chia điện.
14
Thân buồng hỗn hợp của chế hoà khí K-126 đúc bằng hộp kim nhôm,
có loại đúc bằng gang. Trong hai buồng hỗn hợp của thân bố trí hai bớm ga
lắp trên cùng 1 trục, một cần bớm ga liên hệ với bàn đạp ga trên buồng lái
qua khớp đặc biệt và hệ thống thanh, đòn dẫn động, đầu kia liên hệ với cơ
cấu chấp hành của bộ hạn chế tốc độ. Khớp nối đặc biệt này gồm hai bán
khớp với hai lò xo có độ cứng khác nhau, hai bán khớp nhờ lò xo làm cho
bớm ga quay ngợc chiều, nhờ vậy bớm ga đóng lại và độ mở tuỳ thuộc vào
vị trí của bàn ga. Nh vậy bớm ga ở vị trí thờng đóng nhờ lò xo ở cần điều
khiển. Vị trí đóng nhỏ nhất của bớm ga đợc hạn chế bằng vít kênh ga. Trên
thành lỗ của thân buồng hỗn hợp, mỗi buồng có 2 lỗ phun của hệ thống
không tải. Các lỗ phía dới có bố trí vít điều chỉnh hệ thống không tải, có 2
lỗ thông với phần trên màng của cơ cấu chấp hành bộ hạn chế tốc độ, trên
mỗi đờng lỗ đều bố trí gíc lơ (một lỗ trên và một lỗ ở dới bớm ga).
Cơ cấu chấp hành của bộ hạn chế tốc độ đợc lắp vào mặt bích của thân
buồng hỗn hợp. Ba phần trên của chế hoà khí đợc lắp với nhau nhờ các vít
thông qua đệm làm kín.
ở chế độ tải trung bình và tơng đối lớn. Xăng đợc hút qua các gíc lơ 2
cùng với không khí qua gíc lơ 11 tạo thành nhũ tơng và phun vào họng
khuếch tán 4 của bộ chế hòa khí.
Khi động cơ cần tăng tốc đột ngột để gia tốc cho xe vợt qua chớng
ngại vật thì bớm ga mở nhanh, cần dẫn động của bơm xăng tăng tốc 1 đi
xuống nén pittông của bơm tăng tốc 27 đẩy nhiên liệu qua van đẩy 24 cung
cấp thêm nhiên liệu vào họng khuếch tán lớn qua vòi phun 8.
Khi bớm ga đã nằm ở vị trí ổn định mới, quá trình cung cấp nhiên liệu
bổ sung của hệ thống tăng tốc cũng kết thúc. Lúc này dới tác dụng chênh

lệch áp suất trong bầu xăng và trong xy lanh bơm, van một chiều 28 mở để
nạp nhiên liệu vào trong xy lanh bơm.
Khi bớm ga đã mở hoàn toàn, dới tác động của cần dẫn động 1 đẩy mở
van của hệ thống làm đậm 29 bổ sung thêm nhiên liệu vào họng khuếch tán
qua vòi phun của hệ thống làm đậm 8. Lúc này hỗn hợp đậm trở lại và động
cơ phát ra công suất cực đại.
15
Hình 1.9. Sơ đồ nguyên lý của bộ chế hòa khí K - 126
1-cần dẫn động bơm tăng tốc; 2-gíc lơ nhiên liệu chính; 3-ống tạo nhũ t-
ơng; 4-ống khuếch tán nhỏ; 5-gíc lơ nhiên liệu của hệ thống không tải; 6-b-
ớm gió; 7-vít điều chỉnh vòi phun tăng tốc; 8-vòi phun của hệ thống tăng
tốc; 9-gíc lơ không khí của hệ thống không tải; 10-nắp; 11-gíc lơ không khí
của hệ thống phun chính; 12-lõi lọc nhiên liệu; 13-phao xăng; 14-lỗ kiểm
tra; 15-màng của cơ cấu hạn chế tốc độ tối đa; 16-nắp của cơ cấu hạn chế
tốc độ tối đa; 17-vỏ cơ cấu hạn chế tốc độ tôi đa; 18-gíc lơ chân không;
19-gíc lơ không khí; 20-vỏ van cấp nhiên liệu; 21-van cấp nhiên liệu; 22-
ống khuếch tán lớn; 23-vít điều chỉnh; 24-van đẩy của hệ thống tăng tốc;
25-bớm ga; 26-thân khoang hỗn hợp; 27-bơm tăng tốc; 28-van một chiều;
29-van hệ thống làm đậm.
Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải, các bớm ga 25 đóng hẹp, độ
chân không tại họng khếch tán rất nhỏ, xăng không thể phun ra khỏi vòi
phun của hệ thống phun chính đợc. Khi đó độ chân không ở khoang dới b-
ớm ga rất lớn, thông qua hệ thống rãnh không tải, xăng đợc hút qua các gíc
lơ 2, các gíc lơ không tải 5, phun ra các lỗ phía trên và dới của bớm ra ở
thành họng ống khuếch tán lớn 22. Việc sử dụng hai lỗ trên và dới cho phép
chuyển từ chế độ không tải sang chế độ có tải ổn định.
Khi khởi động động cơ, bớm ga hé mở nhng bớm gió 6 đóng, độ chân
không tại họng khuếch tán rất lớn, xăng đợc phun bình thờng. Trên bớm gió
16
6, có van một chiều để mở bổ sung không khí tránh làm chết máy đột ngột

do hỗn hợp quá đậm sau khi khởi động.
Khi khởi động xong động cơ, bớm gió 6 đợc mở ra, bớm ga 25 đóng
bớt lại và động cơ bắt đầu làm việc ở chế độ không tải.
e. Bầu lọc không khí
Để lọc sạch bụi trong không khí trớc khi đa vào bộ chế hoà khí mỗi
động cơ có một bầu lọc không khí hai tầng. Tầng lọc thứ nhất kiểu quán
tính có máng dầu nhờn, tầng thứ hai dùng khối lọc kiểu lọc tấm. Bầu lọc
không khí gồm 3 phần chính: máng dầu nhờn, khối lọc và đĩa chắn dầu.
Hình 1.10. Bầu lọc không khí
1-vòng chắn dầu; 2-ruột lọc; 3-vỏ bầu lọc; 4-các te; 5-nắp; 6-đệm phớt;
7-ống dẫn không khí; 8,12,13-đệm; 9-bộ chế hoà khí; 10-giá; 11-bu lông.
Khối ruột lọc chế tạo liền với nắp 5, nắp có đầu với ống thông gió các
te. Khối lọc bằng sợi tổng hợp rũ rối, mặt trên và dới đợc lọc bằng lới kim
loại. Các phần của bầu lọc đợc nối với nhau bằng bu lông kéo và ống nối,
giá cùng các đệm bao kín.
Khi động cơ làm việc, không khí theo rãnh đi xuống, va đập vào các
bề mặt của dầu nhờn và đổi hớng đột ngột, những hạt bụi có kích thớc lớn
hơn bị giữ lại trong dầu, dòng không khí tiếp tục đi lên mang theo hơi dầu
17
qua khối lọc. Các hạt bụi có kích thớc nhỏ dính bám vào các sợi lọc, không
khí sạch đi vào bộ chế hoà khí.
f. ống nạp và ống xả
ống nạp và ống xả đợc đúc riêng biệt bằng gang Cx18-36 và đợc cố
định vào thân máy bằng các vít cấy, có các đệm miăng . ống nạp có miệng
để lắp bộ chế hoà khí và 4 ống nhánh nối với các đờng ống nạp của các xy
lanh, ống xả có năm đờng ống nhánh dẫn khí thải ra động cơ. Các đầu ống
nhánh đều có mặt bích cùng lỗ lắp gu lông. ống nạp nằm trên ống xả và cố
định với phần giữa của ống xả bằng vít cấy. Các ống dẫn khí thải đợc nối
với mặt bích ống xả của hai động cơ để dẫn khí thải đến bình tiêu âm.
1.2.3. Hệ thống làm mát.

Hệ thống làm mát dùng để làm mát, đồng thời sấy nóng động cơ nguội
trớc khi động cơ khởi động ở nhiệt độ thấp, ổn định nhiệt độ làm việc của
động cơ.
Động cơ dùng hệ thống làm mát bằng chất lỏng tuần hoàn cỡng bức
kiểu kín. Môi chất làm mát là nớc mềm với hàm lợng nhỏ nớc khoáng. Vào
mùa đông ở vùng lạnh của Việt Nam để chống hiện tợng đông cứng có thể
dùng hỗn hợp chất lỏng có pha thêm chất chống đông TOCOA- 40M
với tỷ lệ 5-6%. Hoặc chất chống đông TOCOA-65 tỷ lệ 7-8% dung
tích.
1-động cơ; 2-ống dẫn;
3-quạt gió; 4-két mát;
5-van xả; 6-bộ trao đổi
nhiệt bằng nớc; 7-máy
nén khí; 8-bơm nớc; 9-
van hằng nhiệt;
10-van nối động cơ
với hệ thống sấy nóng;
11-van xả;
18
Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát
Nhiệt độ của nớc làm mát của hệ thống đợc báo trên đồng hồ nhiệt độ,
bộ cảm biến của nó bố trí ở đờng nớc từ nắp máy tới van hằng nhiệt. Ngoài
ra để báo hiệu cho ngời sử dụng biết nhiệt độ cao quá quy định (106-109)
0
C
trên bảng đồng hồ có bố trí đèn báo hiệu màu đỏ, bộ cảm biến của nó đợc
bố trí ở khoang trên của két làm mát nớc.
a. Bơm nớc.
Bơm nớc dùng để tạo dòng nớc có lu lợng và vận tốc nhất định, tuần
hoàn cỡng bức trong hệ thống làm mát.

Bơm nớc kiểu ly tâm đợc dẫn động bằng đai thang từ puly trục khuỷu.
Thân bơm đợc đúc bằng gang, hai ổ bi đợc lắp trên trục của bơm. các vòng
chắn dầu bằng phớt để giữ mỡ bôi trơn và ngăn không cho bụi bẩn ở ngoài
lọt vào. Sự chuyển dịch dọc trục và các ổ bi đợc hạn chế bằng vòng chắn
trong, ống chặn và vòng khoá ngoài. Mỡ bôi trơn ổ bi đợc bơm qua vú mỡ
đến khi chảy qua lỗ kiểm tra. Để bao kín nớc, trên trục moay ơ cánh quạt có
lắp cụm bao kín gồm đệm gỗ phíp, phớt cao xu cùng lò xo. Đệm gỗ phíp và
vòng bọc ngoài của cụm gioăng có các vấu lồi hình vuông ăn khớp với rãnh
moay ơ cánh quạt để quay cùng với moay ơ. Trên moay ơ có rãnh vòng để
lắp khoá giữ cho cụm gioăng không bảo đảm, trên thân bơm có lỗ kiểm tra.
Đầu trớc trục bơm cố định bằng bu lông với moay ơ. Trên moay ơ có lắp 2
bánh đai dẫn động bơm nớc và quạt gió.
1-vỏ bơm;
2-cánh bơm;
3-trục;
4-vú mỡ;
5,6-vòng bi;
7-moay ơ pu ly;
8-lỗ thoát nớc;
9-đệm làm kín nớc;
A: lỗ kiểm tra mỡ.
Hình 1.12. Bơm nớc
b. Két làm mát và
bộ trao đổi nhiệt.
19
Két làm mát nớc dùng để hạ nhiệt độ nớc của động cơ, két làm mát n-
ớc kiểu ống cánh tản nhiệt gồm lõi két mát, hai khoang gom nớc, các tấm
bên. Các ống của két nớc bằng đồng thau phẳng, dẹt gồm 3 dãy, các ống đ-
ợc bố trí theo kiểu hành lang để tăng diện tích làm mát. Bên ngoài các ống
có hàn các cánh tản nhiệt bằng lá đồng mỏng.

Các ống và các cánh tản nhiệt tạo thành lõi két mát, các đầu ống đợc
hàn với khoang trên và khoang dới. Giữa lõi két có lỗ để trục dẫn động quạt
gió xuyên qua. Để cố định két mát, các tấm bên đợc hàn với khoang trên và
khoang dới của két và có các lỗ để lắp các bu lông. Trên các thành bên của
két mát có gắn các tai để cố định két mát dầu nhờn. Trong khoang trên có
lắp bộ cảm biến của đèn báo nhiệt độ nớc quá cao và có miệng két. Nắp két
có van hơi và van không khí. Khi nhiệt độ nớc làm mát tăng thì áp suất
trong hệ thống cũng tăng. Nếu áp suất tăng cao mà thắng lực nén của lò xo
van hơi (khi áp suất đạt 0,45-0,50kg/cm
2
) thì van này sẽ mở ra và nớc sẽ
thoát ra ngoài. Khi nớc làm mát nguội đi áp suất trong hệ thống giảm
xuống, van hơi đóng lại. Nếu áp suất không khí bên ngoài thắng lực ép của
lò xo (khi độ chân không bên trong đạt 0,01-0,12kg/cm
2
), van không khí
mở, không khí vào két, độ chân không giảm xuống, van không khí đóng lại.
Khoang trên của két nớc có đầu cút để nối thông đờng nớc với cụm van
hằng nhiệt. ở khoang dới của két mát có đầu cút nối thông đờng nớc với bộ
trao đổi nhiệt. Các đầu ống nối đợc hàn kín nhờ các đai ốc ôm có bu lông
xiết.
c. Van hằng nhiệt
Để tăng nhanh việc sấy nóng động cơ và ngăn không cho động cơ bị
làm mát thái quá khi nhiệt độ của môi trờng thấp, ở đầu ống dẫn nớc ra nắp
máy có lắp van hằng nhiệt. Van hằng nhiệt gồm: Bình xếp đầy chất lỏng dễ
bay hơi, van trên, van bên và thân van. Trong thân bơm có 4 cửa, phụ thuộc
vào nhiệt độ nớc làm mát chúng có thể đóng hay mở.
Khi nhiệt độ nớc làm mát động cơ ra nhỏ hơn 70
0
C thì ống xếp ở trạng

thái nén, van đóng đờng nớc tới két còn van bên mở, nớc đi tắt về bơm.
Khi nhiệt độ nớc làm mát đạt 70
0
C ống xếp nở ra và bắt đầu nâng van
lên. Nớc làm mát vẫn tiếp tục đi thẳng về bơm đồng thời một phần đợc đa
đến két mát nớc.
Khi nhiệt độ nớc đạt 80-86
0
C và cao hơn, van trên mở hoàn toàn, còn
van bên đóng kín hoàn toàn, nớc làm mát đợc lu thông qua két làm mát.
20
a) b)
Hình 1.14. Van hằng nhiệt
1-ống van của nắp máy; 2-van trên; 3-van bên cạnh; 4-thân van nhiệt; 5-
ống xếp; 6-đờng nớc ở nắp máy; a)-van đóng; b)-van mở.
Nh vậy van hằng nhiệt tự động thực hiện đóng mở đờng nớc từ động
cơ về két mát đảm bảo động cơ hoạt động tốt, tránh đợc sự mài mòn cơ học
do nhiệt dộ quá thấp và tăng tính kinh tế nhiên liệu của động cơ. Khi xe
hoạt động về mùa động ở vùng lạnh cũng nh khi tải nhỏ để tránh nớc bị
động phải dùng tay kéo đóng một phần hoặc toàn bộ cửa chớp, chỉ khi nhiệt
độ đạt 90
0
C mới mở cửa chớp từ từ.
d. Quạt gió và dẫn động quạt gió.
Quạt gió kiểu hớng trục 6 cánh, dùng để tạo luồng không khí cỡng bức
qua két mát.
Mỗi quạt gió lắp cho một động cơ. Quạt gió lắp trong các vỏ cố định
trên két mát, cánh quạt cố định với moay ơ bằng các bu lông. Trục quạt gió
quay trên hai ổ bi cầu. Hệ thống dẫn động mỗi quạt gió hoạt động động lập
với nhau. Trục dẫn động và hai khớp nối bán cứng nối quạt gió với bơm n-

ớc. Các khớp nối bán cứng truyền mô men cho quat gió và cho phép sự lệch
tâm trục ở mức độ cần thiết. Quạt và bơm đợc dẫn động bằng hai dây đai
truyền từ trục khuỷu của động cơ. Các dây đai này dẫn động cả máy phát
điện, phải đảm bảo sao cho khi ấn một lực 4 kg lên đoạn giữa dây đai thì độ
võng ở trong khoảng 5- 8 mm.
21
Hình 1.15. Quạt gió và dẫn động quạt gió
1-bơm nớc; 2-dây đai dẫn động; 3-pu ly; 4-ống nối; 5-khớp nối mềm; 6-
moay ơ dẫn trục dẫn; 7-két mát; 8-trục then hoa; 9-moay ơ ngắn; 10-khớp
nối mềm; 11-trục quạt gió; 12-cánh quạt; 13-bảo hiểm quạt gió.
e. Cửa chớp.
Hình 1.16. Cửa chớp
1-cửa chớp gió ra; 2-cửa chớp gió vào; 3-trục; 4,5-cần quay (gạt); 6-trục
truyền động trục vít; 7-tay quay; 8-thanh giằng.
Hệ thống thông gió làm mát động cơ đợc trang bị các cửa chớp dùng
để thay đổi lợng không khí đi qua két mát góp phần điều chỉnh chế độ nhiệt
của động cơ khi xe chạy trên cạn. Khi xe bơi các cửa chớp phải đóng lại để
không cho nớc lọt vào buồng động lực. Cửa chớp làm bằng các tấm thép để
đóng kín các cửa khí vào và cửa ra trên các tấm bọc thép phần đuôi xe.
22
Các tấm cửa chớp đợc cố định bằng các vít trên các trục dẫn động. Để
dịch chuyển đồng thời các khí vào và khí ra các trụ đợc nối với các cần
trung gian thành một hệ thống liên động; trục qua các cần quay và qua hệ
thống cần kéo, truyền đồng vít đợc nối với tay điều khiển cửa chớp.
1.2.4. Hệ thống bôi trơn và thông gió các te.
a. Hệ thống bôi trơn.
Hình 1.17. Sơ đồ bôi trơn
1-máy nén khí; 2-van an toàn; 3-két mát dầu; 4-bộ trao đổi nhiệt; 5-van;
6-van giảm áp phía trên bơm dầu; 7-phao dầu; 8-van giảm áp phía dới
bơm dầu; 9-bơm dầu; 10-bầu lọc dầu

Nhờ có hệ thống bôi trơn mà các bề mặt chuyển động giảm đợc tổn
thất ma sát, nhiệt phát sinh đợc chuyển ra ngoài, tránh cho các chi tiết khỏi
bị quá nhiệt.
Trên động cơ áp dụng phơng pháp bôi trơn cỡng bức kết hợp bôi trơn
kiểu vung té. Các ổ đỡ trục khuỷu, bạc đầu to thanh truyền, ổ đỡ trục cam,
máy nén đợc bôi trơn dới áp suất cao, còn các bề mặt cần bôi trơn khác do
dầu vung té thực hiện.
- Các chi tiết của hệ thống bôi trơn
+ Đáy dầu
23
Hình 1.18. Đáy dầu động cơ
1-thớc thăm dầu; 2-ống thớc thăm dầu; 5-đệm mặt đầu; 7-cung bao kín; 9-
đệm bao kín mặt trớc và sau; 10-cụm phao hút dầu;16-bu lông; 18-đệm
đáy dầu; 19-các te; 21-nút xả dầu.
Đáy dầu là nơi chứa dầu bôi trơn và lắng đọng các tạp chất lẫn trong
dầu. Đáy dầu đợc dập bằng thép lá và đợc cố định với thân máy bằng gu
dông, giữa các mối ghép có đệm kín bằng các tông. Để tăng độ cứng vững
và áp suất tiếp xúc, các bề mặt đợc dập vấn mép và có gờ rãnh đặc biệt,
phần lắp ghép với bánh răng cam và đuôi trục khuỷu đợc gia công rãnh
vòng để lắp các đệm tránh rò rỉ dầu.
Đáy dầu dạng các te ớt, bên trong có các tấm ngăn mỏng có tác dụng
dập bọt, hạn chế sự sánh dầu để các tạp chất có thể lắng sâu xuống đáy. ở
phía vách trái có lắp bộ cảm ứng nhiệt độ dầu, ở dới đáy có nút xả dầu.
+ Bơm dầu
Bơm dầu dùng để tạo dòng dầu chảy cỡng bức trong hệ thống bôi trơn.
Động cơ sử dụng bơm dầu kiểu bánh răng tiếp xúc ngoài hai tầng: tầng trên
bơm dầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát, còn tầng dới bơm dầu vào bầu lọc
dầu ly tâm.
24
Hình 1.19. Bơm dầu

1-nửa tầng dới; 2-trục chủ động; 3-bánh răng bị động tầng dới; 4-đệm
ngăn hai tầng; 5-thân bơm; 6-bánh răng bị động tầng trên;7-thân van bảo
hiểm; 8-lò xo; 9-nút van; 10-bánh răng chủ động tầng trên; 11-bánh răng
chủ động tầng dới.
Bánh răng bơm dầu của tầng trên ép vào trục và đợc chống dịch
chuyển bằng chốt. Bánh răng chủ động của tầng dới lắp căng với trục bằng
then. Các bánh răng bị động đợc ép căng với thân bơm. Bơm có 2 van giảm
áp để khống chế áp suất cực đại ở đầu ra. Van giảm áp tầng trên đợc nối
gián tiếp với ống dẫn và duy trì áp suất đã định trong đờng dầu chính. Van
giảm áp của tầng dới đặt trong thân bơm duy trì áp suất tới bầu lọc ly tâm.
Van giảm áp gồm pít tông, lò xo, đệm, nút. Giữa hai tầng bơm có tấm ngăn
đợc làm kín cả 2 phía bằng đệm amiăng. Trục chủ động đợc dẫn động bằng
trục cam. Đầu trục có rãnh để dẫn động bộ chia điện. Dầu nhờn từ các te
động cơ chảy vào bơm qua phễu gom dầu. Phễu gom dầu gồm: phễu, lỡi
lọc, tấm đáy, van, ống phao.
Phễu gom dầu nối với ống hút của bơm dầu nhờn. Tấm đáy và lới lọc
có van thông. Khi lới lọc bị tắc, dới tác dụng của độ chân không trong
khoang phễu gom dầu, van mở để dầu nhờn chảy vào phễu không qua lới
lọc.
+ Bầu lọc dầu nhờn
Dầu nhờn đợc lọc sạch bằng bầu lọc dầu nhờn ly tâm lắp cố định trên
thân máy. Dới tác dụng của lực ly tâm, các hạt tạp chất cơ học bị tách khỏi
dầu nhờn và đợc giữ lại trong rô to của bầu lọc.
25

×