Tải bản đầy đủ (.pdf) (464 trang)

sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước đông á-bài học kinh nghiệm cho việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 464 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG Á-BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ


CNĐT : ĐỖ TIẾN SÂM












8119

HÀ NỘI – 2010





MỤC LỤC
Mở đầu Tr
1. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 10
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 10
5 Phạm vi và nội dunng 11

CHƯƠNG MỘT
MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐÔNG Á
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬ
P QUỐC TẾ



14
I.
Nhóm nhân tố bên trong
14
1. Nhân tố địa lý sinh thái nhân văn 14
2. Nhân tố kinh tế 23
3. Nhân tố chính trị 27
4. Nhân tố xã hội 30
5. Một số giá trị văn hóa truyền thống 34
II. Nhóm nhân tố bên ngoài
37

1. Sự tiến bộ khoa học – công nghệ và kinh tế trí thức 37
2. Toàn cầu hóa 39
3. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây 42
4. Vấn đề an ninh phi truyền thống 44

CHƯƠNG HAI
SỰ PHÁT TRIỂN V
ĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI
Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG BẮC Á


51
I. Sự phát triển văn hóa và con người ở Trung Quốc
51
1. Một số nhân tố tác động 51
2. Những nhận thức và chủ trương, chính sách phát triển văn hóa 59
3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 70
II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Nhật Bản
77
1. Một số nhân tố tác động 77
2. Những chính sách phát triển văn hóa và con người 83
3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 89
II. Sự phát triển văn hóa và con người ở Hàn Quốc
107
1. Một số nhân tố tác động 107
2. Chính sách phát triển văn hóa và con người 108
3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 122

CHƯƠNG BA
SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI

Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á


127
I. Sự phát triển văn hóa và con người ở Vươ
ng Quốc Thái Lan
127
1. Một số nhân tố tác động 127
2. Chính sách phát triển văn hóa con người 137
3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 146
II. Sự phát triển văn hóa con người ở Malaysia
154
1. Một số nhân tố tác động 154
2. Chính sách phát triển văn hóa con người 163
3. Thực trạng phát triển văn hóa và con người 182
III. Sự phát triển văn hóa con người ở Singapore
189
1. Một số nhân tố tác động 189
2. Chính sách phát triển văn hóa con người 195
3. Thực tr
ạng phát triển văn hóa và con người 208

CHƯƠNG BỐN
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


215
I. Đặc điểm cơ bản và tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững
215

1. Một số đặc điểm cơ bản trong phát triển văn hóa Đông Á 215
2. Tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững 232
II. Đặc điểm cơ bản trong phát triển con người và tác động của nó đối
với sự phát triển bền vững
235
1. Một số đặc điển cơ bản trong phát triển con người 235
2. Tác động của phát triển con người đối với sự phát triển bền vững 250

CHƯƠNG NĂM
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CON NGƯỜI


270
I. Bài học về sự bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
270
1. Xác định di sản văn hóa như là tài sản văn hóa 270
2. Khai thác các giá trị của văn hóa truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện tại 273
3. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đi li
ền với mở rộng văn hóa ra thế giới 275
II. Bài học về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 277
1. Nâng cao tính chủ động trong việc tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại 277
2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa ra thế giới một cách có chọn lọc, chống rập khuôn, máy
móc
279
3. Chú trọng đến việc phát huy lợi thế so sánh của mình để tạo nên sự ohats triển đa
dạng của nền văn hóa dân tộc
281
III.
Bài học về

văn hóa ứng xử trong chính sách với môi trường, dân sinh, tôn
giáo và quan hệ quốc tế
284
1. Xác định bảo vệ môi trường là chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội 284
2. Duy trì sự đa dạng văn hóa trong một quốc gia thống nhất 286
3. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế 289
IV. Bài học về xây dựng đạo đức trong sản xuất, kinh doanh và quản lý
292
1. Giáo dục đạo đức cho người lao động 292
2. Xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp 294
3. Xây dựng một nền hành chính lành mạnh thông qua việc phòng, chống có hiệu
quả tham nhũng
296
V. Bài học về đào tạo nguồnd nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài
299
1. Xác định nguồn lực con người có vai trò quyết định nhất 299
2. Xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu cua
công nghiệp hóa và phát triển kinh tế
300
3. Đào t
ạo nghề 304
4. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân tài 307
Kết luận
311
Tài liệu tham khảo
320

1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, đã và đang tác động
sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại, trong đó có văn hóa và
con người. Chính vì thế, Liên hợp quốc, nhất là các tổ chức UNESCO và
UNDP đã nêu lên nhiều sáng kiến kêu gọi các nước thảo luận nghiên cứu về
vấn
đề này.
Trong khu vực Đông Á, các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và
Singapore cũng đã hoặc đang trải qua quá trình điều chỉnh hoặc cải cách
nhằm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế và
khu vực. Những kinh nghiệm của các nước này trong phát triển văn hóa và
xây dựng con người sẽ có giá trị tham khảo hữ
u ích cho các nước đi sau.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á, đang tiến hành công cuộc đổi
mới, hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất
quan tâm tới việc phát triển văn hóa và xây dựng con người, đồng thời coi
trọng tham khảo kinh nghiệm từ các nước, nhất là khi Việt Nam đã gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bởi lẽ
:
(1) Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển;
(2) Con người luôn là trung tâm của sự phát triển hiện nay.
Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển văn hóa và
con người ở một số nước Đông Á - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận
vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Đề tài cung cấ
p một cách tương đối toàn
diện và hệ thống các quan điểm, giải pháp về sự phát triển văn hóa và xây
dựng con người nhằm thích ứng với những biến đổi mới của tình hình ở
một số nước Đông Á, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch
định đường lối chủ trương, chính sách phát triển văn hóa và xây dựng con


2
người ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm
của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cho việc nghiên cứu và
giảng dạy các lĩnh vực có liên quan đến văn hóa và con người trong các
trường đại học và các học viện của Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
a, Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về mặt không gian, hầu hế
t các công trình nghiên cứu đều tập trung
vào đối tượng là các quốc gia thuộc khu vực Đông Á chủ yếu gồm: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… và đều chú ý
so sánh với Việt Nam ở những cấp độ khác nhau. Về mặt thời gian, có thể
chia làm hai giai đoạn nghiên cứu trước và sau Chiến tranh lạnh. Các công
trình thuộc giai đoạn thứ nhất, số lượng không nhiều và chủ yếu tiếp cận từ
góc độ l
ịch sử nên thành quả nghiên cứu còn khiêm tốn.
So với các công trình thuộc giai đoạn thứ nhất, số lượng các công
trình thuộc giai đoạn hai nhiều hơn và đa dạng hơn về cách tiếp cận. Sự đa
dạng đã đem đến những thành tựu nghiên cứu đáng chú ý, đặc biệt các
công trình này đã đặt đối tượng nghiên cứu vào quá trình hội nhập, từ đó
gợi mở đưa ra m
ột số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
Đối với hướng nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề giá trị châu Á, bài
viết Việt Nam trước những vấn đề của giá trị châu Á và châu Âu (Các giá
trị châu Á và sự phát triển ở Việt Nam, 2000) của tác giả Vũ Khiêu là một
trong số các công trình đầu tiên đưa ra vấn đề có hay không những giá trị
đặc thù của châu Á ở Việt Nam. Tiếp đó, trong công trình Về giá tr
ị và giá
trị châu Á (2006), tác giả Hồ Sĩ Quý, sau khi đặt sự phát triển văn hoá và

con người Việt Nam trong trường so sánh rộng rãi với giá trị Đông Á và
phương Tây trong tiến trình hội nhập đã khẳng định: “Có thể coi bảng giá
trị quan của người Việt Nam là một trong những bảng giá trị điển hình cho

3
những cộng đồng cư dân văn hoá Đông Á”
1
. Đây chính là những gợi mở
khoa học để các công trình tiếp theo đi sâu hơn về vấn đề vai trò của giá trị
Đông Á đối với sự phát triển của văn hoá và con người ở khu vực này.
Trong đó, cuốn Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Phạm Minh Hạc chủ biên, 2007)
được đánh giá là bước tiến mới trong nghiên cứu vấ
n đề phát triển văn hóa
con người ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả nhấn mạnh, cần phải đề cao giá
trị châu Á trong sự phát triển của xã hội hiện đại và sẽ là sai lầm nếu không
chú ý thoả đáng đến sự khác biệt trong “nghiên cứu so sánh giữa các nền
văn hoá, đặc biệt, trong việc hoạch định các kế hoạch phát triển tiếp theo
của các xã hội châu Á, trong đó có Việt Nam”
2
.
Với quan điểm có phần khác biệt, tác giả Nguyễn Văn Dân trong công
trình Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá (2006), đã đưa ra
cảnh báo về mặt hạn chế của một số giá trị Đông Á, ví dụ như ý thức cộng
đồng trong việc cản trở óc sáng tạo chủ động của cá nhân. Từ cách tiếp cận
sâu và lý giải sắc sảo, hướng nghiên cứu này cũng
đã đạt được thành tựu
khoa học đáng ghi nhận là khái quát rõ một số đặc trưng tiêu biểu của các
giá trị Đông Á trong sự so sánh với phương Tây.
Tuy nhiên, do hoặc tập trung vào phân tích các giá trị Đông Á, hoặc đi sâu

vào vấn đề phát triển văn hoá và con người Việt Nam, hoặc tiến hành bao quát
những vấn đề lí luận chung về văn hoá nên các công trình này chưa đi sâu và hệ
thống vào các đặc điểm cụ thể củ
a sự phát triển văn hoá và con người Đông Á.
Gần đây, hướng nghiên cứu khái quát cục diện phát triển cũng như
vai trò của văn hoá và con người Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa
cũng đặt ra những vấn đề mang tính thời sự. Mở đầu là các công trình tìm
hiểu về những thành công của các nước Đông Nam Á như: Đông Nam Á:
Triển vọng về sự liên kết và hợp tác khu vực (Phạm
Đức Dương, 1995),

1
Hồ Sĩ Quý: Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 208.
2
Hồ Sĩ Quý: Về giá trị và giá trị châu Á, sđd, tr. 206.

4
Văn hoá Đông Nam Á (Nguyễn Tấn Đắc, 2005) Tác giả Phạm Đức
Dương đã đưa ra một sự hình dung sơ lược về Đông Nam Á như một khu
vực chiến lược trong đó sức mạnh văn hoá và con người được coi là nhân
tố bền vững của sự liên kết khu vực và tiền đề cho sự phát triển toàn diện của
mỗi nước và của cả khu vực.
Đối v
ới khu vực Đông Bắc Á, bằng những phân tích sâu sắc và cách
tiếp cận tổng thể các tác giả đã khái quát được diện mạo văn hoá Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc những năm gần đây. Đáng lưu ý là, trong chương
XI, XII, XIII, XIV của công trình Mỹ - Âu - Nhật - Văn hoá và phát triển
(2003), tác giả Đỗ Lộc Diệp đã đề cập những vấn đề liên quan đến đặc
điể
m văn hoá và sự phát triển của Nhật Bản trong mối tương quan chung

với các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ và một số nước châu
Âu. Khác với công trình trên, cuốn Những thay đổi về văn hoá, xã hội
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á
(Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng chủ biên, 2006) và công trình Văn
hóa phương Đông - truyền thống và hộ
i nhập (Mai Ngọc Chừ, Nguyễn
Quốc Anh, Đỗ Đức Định , 2006) lại tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của
văn hoá và con người châu Á trong sự phát triển của một số quốc gia trong khu
vực. Trong bài viết Trung Quốc với quy hoạch quốc gia về phát triển văn hóa
thời kỳ 5 năm lần thứ 11(2006-2010) (2007), tác giả Đỗ Tiến Sâm đã trình bày
và phân tích những quan niệm mới của Trung Quốc về vai trò và tầm quan tr
ọng
của văn hóa trong sự phát triển của đất nước này, theo đó văn hóa vừa cung cấp
động lực tinh thần cho sự phát triển, vừa là bảo đảm quan trọng cho sự phát
triển kinh tế và ổn định xã hội. Văn hóa cùng với kinh tế và quốc phòng là tiêu
chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tổng hợp của một đất nước.
Thành công của hướng nghiên cứu thứ hai là đã khái quát đượ
c một
cách khách quan tầm quan trọng cũng như những hạn chế cần khắc phục
của văn hoá và nhân cách châu Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Song có
thể thấy, các công trình nghiên cứu về sự phát triển văn hóa và con người ở

5
Đông Nam Á còn ít và chưa sâu.
Hướng nghiên cứu thứ ba là các công trình đi vào lý giải về sự tác
động cũng như những kinh nghiệm Việt Nam có thể học được từ sự phát
triển văn hoá và con người ở một số nước Đông Á.
Về kinh nghiệm phát triển văn hoá, các tác giả cuốn Xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc do Nguyễn Khoa
Điềm chủ biên (2001), trong chương ba: Kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hoá

ở một số nước trên thế giới đã nêu ra một số kinh nghiệm cụ thể ở Trung
Quốc và một số nước Đông Nam Á. Trong phần 3 công trình Văn hoá vì phát
triển (Phạm Xuân Nam, 2005), tác giả đề cập đến những bài học lịch sử và
cá nhân đương đại; bài học giao lưu văn hoá xây dựng tương lai khu vực
châu Á - Thái Bình D
ương như những kinh nghiệm cần thiết đối với sự bảo
tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Về vấn đề phát triển và xây dựng con
nguời, rất nhiều công trình đề cập tới kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc
và Trung Quốc như trong cuốn Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân
lực thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Phạm Minh Hạc chủ
biên 2007), các tác gi
ả nhấn mạnh tới sự tỉnh táo của Nhật Bản trong việc
xác định “cái quyết định sự phát triển là con người” và bài học đánh thức
tâm thế phát triển của cả một dân tộc của Hàn Quốc. Từ góc độ phân tích
nguồn nhân lực, tác giả Nguyễn Dũng Anh trong bài viết Kinh nghiệm của
một số nước Đông Á về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình toàn cầu
hoá (2004) cũng đã trình bày một cách khá tường tận kinh nghiệm của một
số nước Đông Á về sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình toàn cầu hoá
trên cơ sở đó nêu lên những gợi mở đối với Việt Nam. Từ góc độ phân tích
tổng thể chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc, tác giả Nguyễn Thị
Thu Phương và Chử Bích Thu trong bài viết Đánh giá công tác phát triển
nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978
đến nay và một số kinh nghiệm đối
với Việt Nam (2007) cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm về bồi
dưỡng, đãi ngộ, sử dụng và tôn vinh nhân tài ở Trung Quốc mà Việt Nam

6
có thể tham khảo. Hướng nghiên cứu này đạt được thành tựu khả quan
trong việc đề xuất một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
các nước Đông Bắc Á, song phần viết về những kinh nghiệm từ các nước

Đông Nam Á còn chưa nhiều.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng phương
pháp nghiên cứu đơn ngành, như phương pháp lịch sử - văn hóa. Gần đ
ây, một
số công trình nghiên cứu về các giá trị Đông Á, về văn hoá và sự phát triển
của châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá lấy tâm lý học dân tộc làm trọng
tâm, kết hợp với phương pháp liên ngành trong xã hội học và đã đạt được
những thành tựu mới như: Lý giải văn hoá với tư cách là mục tiêu, động
lực của sự phát triển; phân tích ưu điểm, hạn chế của các giá trị
Đông Á;
phân tích các kinh nghiệm phát triển văn hoá con người của một số quốc
gia Đông Á đơn lẻ, nhưng hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu tổng
hợp chuyên sâu, mang tính so sánh nào nổi bật.
b, Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm 1990 của thế kỷ XX cho đến nay, vấn đề văn hóa, con
người và phát triển văn hóa - con người đã trở thành một chủ đề được thảo
lu
ận nhiều trên các diễn đàn của các tổ chức quốc tế. Tiêu biểu là các hội
thảo, báo cáo của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc như: Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa (UNESCO). Hưởng ứng tích cực đối với vấn đề này, giới học thuật
trên thế giới đã có nhiều hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Hướng th
ứ nhất chủ yếu tập trung vào tìm hiểu các vấn đề chung về
con người và văn hóa của châu Á. Thành tựu của khuynh hướng này là đã
bao quát được những đặc trưng cơ bản của văn hoá và con người châu Á.
Cuốn Đông Á: Truyền thống và chuyển đổi (1989) của học giả John King
Fairbank là một trong số ít tác phẩm dành sự ưu tiên hàng đầu và sớm nhất
để nghiên cứu về lịch sử và biế
n đổi truyền thống của Đông Á qua bốn

nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Mới đây, Patricia

7
Buckley Ebrey, Anne Walthall, James B. Palais, trong cuốn sách Đông Á:
Một lịch sử văn hóa, xã hội và chính trị (2005), đã đi sâu nghiên cứu về
văn hóa, chính trị, kinh tế và tri thức của khu vực Đông Á, mà cụ thể là của
Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản với sự chú ý đặc biệt tới chủ đề con
người và văn hóa vật chất. Nhìn chung, các công trình nói trên đều nghiên
cứu về Đông Á và các nước trong khu vực Đông Á từ góc độ lịch s
ử, vì thế
có hạn chế là mới chỉ dừng lại ở mô tả mà chưa có được những lý giải
thuyết phục về sự phát triển của văn hóa và con người châu Á.
Hướng nghiên cứu thứ hai mới xuất hiện trong những năm gần đây,
chủ yếu đi vào lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đầy năng động
của khu vực Đông Á trong bối cảnh toàn c
ầu hóa đang diễn ra sâu rộng. Barbara
A. Weightman trong cuốn Rồng và Hổ: Địa lý của Nam, Đông và Đông Nam
châu Á, (2001) đã tìm hiểu về Đông Á với phương pháp tiếp cận đa ngành
cùng nhiều nghiên cứu dày công về các nước Đông Á và Đông Nam Á và
tìm hiểu những nguyên nhân thành công của các nước trong khu vực Đông
Á. Tác giả cho rằng: Để kinh tế có bước tiến nhanh, bền vững như hiện
nay, nhiều quốc gia Đông Á đã
đầu tư thích đáng vào văn hóa và con
người… Từ một góc nhìn khác, một số học giả đã đánh giá cao vai trò của
truyền thống Nho học trong phát triển kinh tế - xã hội, trong quan hệ giữa
văn hóa và chính trị, ngoài ra vấn đề khai thác và phát huy truyền thống
văn hóa tạo động lực cho phát triển kinh tế cũng được nhấn mạnh. Tiêu
biểu cho các công trình này là cuốn Truyền thống Khổng học trong Đông Á
hiện đại: Giáo d
ục đạo đức và văn hóa kinh tế tại Nhật Bản và bốn con

rồng nhỏ (Tu Wei-ming (chủ biên), 1996), Tu Wei-ming và một số học giả
khác đã có một đánh giá cao về truyền thống Nho học trong Đông Á hiện
đại. Warner, Malcolm và các tác giả khác trong cuốn Văn hóa và quản lý
tại châu Á (2003) lại lập luận: Văn hóa địa phương được coi là nhân tố
quan trọng trong việc hình thành các kiểu quản lý tại các nước châu Á khác
nhau. Hướng nghiên cứu này s
ử dụng phương pháp liên ngành một cách khá

8
hiệu quả, vì vậy, đã đưa ra được những phân tích và lý giải lý thú, đầy tính thuyết
phục về những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự thành công của các quốc gia
Đông Á trong những năm qua, trong đó vấn đề phát triển văn hoá và con người
được nhấn mạnh.
Trực tiếp đi vào vấn đề toàn cầu hóa cùng với sự phát triển văn hóa
và con người cũng là đề tài được lưu ý và trở thành hướng nghiên c
ứu có
nhiều thành tựu của các học giả phương Tây. Xiaobing Tang và Stephen,
trong cuốn Đi tìm Văn hóa Đông Á đương đại (1996), đã có một khảo luận
về văn hóa Đông Á đương đại, trong đó các tác giả đã đưa ra một bức tranh
toàn cảnh về văn hóa của Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc trong bối
cảnh toàn cầu hóa. Jacques Hersh; Johannes Schmidt; Niels Fold đã đánh
giá toàn diện và sâu sắc về quá trình phát triển và chuyển
đổi xã hội trong
khu vực Đông Nam Á đầy năng động trong cuốn sách Biến đổi xã hội tại
Đông Nam Á do nhà xuất bản Peason ấn hành năm 1997. Trong cuốn sách
này, nhóm tác giả còn xem xét một số vấn đề cơ bản mà Đông Nam Á đang
đối mặt về xã hội, văn hóa, chính trị, công nghiệp hóa và lao động.
Còn Samuel S. Kim (chủ biên) trong cuốn sách Đông Á và toàn cầu
hóa (2000), đã sử dụng cách thức phân tích cấu trúc về toàn cầu hóa trong
khuôn khổ

Đông Á, khám phá các chiến lược mà các nước trong khu vực
sử dụng để đương đầu với toàn cầu hóa. Tác giả đánh giá tác động của toàn
cầu hóa đối với sự phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh thái
và an ninh của Đông Á.
Những nghiên cứu riêng biệt về từng nước cũng khá phong phú. Wang
Gung-Wu trong cuốn Trung Quốc và Đông Nam Á – Những điều thần bí,
mối đe dọa và văn hóa
(1999), đã tìm hiểu về giao lưu văn hóa giữa Trung
Quốc và Đông Nam Á hiện đại. Timothy Daniels trong cuốn Xây dựng chủ
nghĩa dân tộc văn hóa tại Malaysia: Bản sắc, đại diện và công dân (2004)
nhìn nhận quá trình hình thành văn hóa công dân Malaysia, hình thành nên
Liên bang Malaysia. T.J.Pempel (chủ biên) trong cuốn sách Vẽ lại bản đồ

9
Đông Á: Kiến lập khu vực (2005) đã lập luận Đông Á đạt được thành công
nhờ hợp tác chứ không phải là thù địch và sự phát triển trong “kiến lập khu
vực” tại Đông Á gần đây đã có tác động tích cực cho nền chính trị thế giới.
Tại châu Á, cụ thể là tại Trung Quốc, các học giả rất quan tâm tới việc
tìm hiểu kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và mộ
t số nước Đông Á
trong việc thực hiện thành công quá trình chuyển dịch từ nước nông nghiệp
lạc hậu sang nước công nghiệp hiện đại nhằm từ đó gợi mở những những
suy nghĩ về sự phát triển văn hoá và con người của Trung Quốc. Tiêu biểu
cho hướng nghiên cứu này là tác giả La Vinh Khúc trong cuốn Bàn thêm về
hiện đại hoá - Tiến trình hiện đại hoá của Đông Á và Trung Quốc (1997),
đ
ã đưa ra quan điểm coi văn hoá và con người là một động lực của tiến
trình hiện đại hoá của Đông Á và Trung Quốc. Tiếp đó, một số tác phẩm
như: Văn hoá phương Đông và văn minh hiện đại (Mã Mẫn, Trương Tam
Tịch, 2001), Văn hoá tiên tiến và hiện đại hoá (Tào Vĩnh Hâm, 2007) tiếp

tục bàn về văn hoá với tiến trình hiện đại hoá của các nước Đông Á. Tuy
nhiên, văn hoá Đông Á là một khái niệm chung, khái niệm mở nên có rất
nhiều quan điểm khác nhau. Với cách lý giải khá thuyết phục, có nhóm học
giả cho rằng, văn hoá Đông Á là hệ thống văn hoá mà hạt nhân là quan
niệm giá trị Nho gia của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các
nước khác. Trong khi đó, học giả Trần Phong Quân lại tỏ ra cực đoan khi
cho rằng, văn hoá Đông Á là văn hoá Nho gia.
Trong quá trình toàn cầu hoá, các nhà nghiên cứu Trung Quốc r
ất quan
tâm tới việc bàn sâu về các nhân tố văn hoá trong mối tương quan với con ng-
ười Đông Á. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình: Khái quát
văn hoá Trung Quốc (Quách Kiến Khánh, 2004), Khái yếu văn hoá sử Trung
Quốc (Đường Ngọc Bình, 2004). Khái luận văn hoá (Thôi Phúc Xuân (chủ
biên), 2007), Hai cuốn Khái luận văn hoá và Hướng đi lịch sử của văn hoá
Trung Quốc (La Văn Quân, 2007), Sử cương văn hoá Trung Quốc
(Phùng

10
Thiên Du,1994), Cương luận lịch sử văn hoá Trung Quốc (Hứa Kết, 2006),
Thành tố văn hoá trong hợp tác Đông Á (Lý Văn, 2005)
Xây dựng văn hoá tiên tiến, xây dựng con người toàn diện XHCN đặc
sắc Trung Quốc là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và
tạo nên một hướng nghiên cứu khác. Đối với xây dựng văn hoá tiên tiến,
đáng chú ý là một số công trình: Nghiên cứu mấy vấn đề
quan trọng trong
xây dựng văn hoá tiên tiến xã hội chủ nghĩa (Quách Kim Bình, 2006),
Nghiên cứu tư tưởng văn hoá tiên tiến Trung Quốc (Vương Phượng Thắng,
2004), Nghiên cứu mấy vấn đề về xây dựng văn hoá tiên tiến (Lưu Uyên,
2005), Nghiên cứu xây dựng văn minh tinh thần XHCN Trung Quốc (Mạng
Thái Vân chủ biên, 2004). Dù có một số khác biệt, song hầu hết các học giả

đều thống nhất với quan điể
m: Xây dựng văn hoá tiên tiến có quan hệ chặt
chẽ với xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đề tài
văn hoá tiên tiến xã hội chủ nghĩa chỉ là sự quan tâm của một số nước như
Trung Quốc, Việt Nam, còn nhìn chung, văn hoá và con người trong tiến
trình hiện đại hoá luôn có những đặc trưng theo từng dân tộc và quốc gia.
Phát triển toàn diện con người cũng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa
học. Một s
ố công trình như: Phát triển hài hoà xã hội và phát triển toàn
diện con người (Lưu Tượng, 2002), Xây dựng xã hội khá giả toàn diện và
phát triển toàn diện con người (Dương Hưng Lâm, 2006), Nghiên cứu phát
triển toàn diện con người và xây dựng xã hội hài hoà (Lệ Kiệt, 2006), Sự
thay đổi và trỗi dậy lại của Đông Á – Tiến trình lịch sử hiện đại hóa Đông
Á (Lương Chí Minh, 2003), Phát triển văn hóa đương đạ
i (Hứa Minh,
2008). Nhưng do con người ở mỗi nước Đông Á có sự khác biệt, nên việc
xây dựng toàn diện con người đều xuất phát từ tình hình cụ thể của mỗi
nước. Những công trình theo hướng nghiên cứu này nghiêng về phân tích
lý luận và thành tựu của nó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn quan điểm nhận
thức của Trung Quốc về vấn đề phát triển văn hoá và con người đặc sắc
Trung Quố
c trong mối tương quan với các nước Đông Á.

11
Toàn cầu hoá và văn hoá Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng
được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Đặng Trấn Quang
bàn về những tác động của toàn cầu hoá tới văn hoá Trung Quốc và việc
xây dựng văn hoá tiên tiến ở Trung Quốc qua cuốn Toàn cầu hoá và xây
dựng văn hoá tiên tiến (2006). Tuy vậy, các học giả bàn nhiều hơn tới chủ
đề sự hội nhập của văn hoá Đông Á hoặc sự xung đột hay giao l

ưu của văn
hoá Đông Á trong bối cảnh mới.
So với các công trình nghiên cứu của Việt Nam, điểm mạnh trong các
công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài nhất là phương Tây được thể
hiện rõ trong việc đặt vấn đề, trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu
mang tính hệ thống trên cơ sở những phương pháp liên ngành, so sánh,
v.v…Bằng cách làm trên, các công trình đã tìm ra và lý giải một cách thuyết
phục những nhân tố
đem lại sự thành công của Đông Á trong lĩnh vực phát
triển văn hoá và con người, đồng thời cũng phân tích thấu đáo những ưu điểm
và hạn chế của một số giá trị Đông Á truyền thống trong sự phát triển của văn
hoá và con người khu vực. Mặc dù, tính hệ thống của các công trình trên là
tương đối cao, song cho tới nay vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu về sự phát tri
ển văn hóa và con người ở Đông Á.
Có nhiều điểm tương đồng với các công trình nghiên cứu của Việt
Nam trong việc tiếp cận và lý giải vấn đề, nhưng các công trình nghiên cứu
của Trung Quốc luôn thể hiện rõ sự chủ động của các tác giả trong việc
khẳng định đặc điểm văn hóa và con người ở mỗi nước Đông Á có sự khác
biệt.Tuy nhiên, do hoặc chỉ chú trọng
đến vấn đề phát triển văn hoá, hoặc
chỉ chú trọng đến vấn đề xây dựng toàn diện con người châu Á, nên tính
toàn vẹn của các công trình trên về các vấn đề nghiên cứu có liên quan trực
tiếp đến đề tài là chưa cao.
Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, cho đến
nay chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống,
toàn diện về sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước
Đông Á

12

trong quá trình hội nhập quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Sự
phát triển văn hoá và con người Đông Á thường được các công trình thể
hiện như là các luận chứng nhằm làm rõ hơn luận điểm chính của tác giả
(ví dụ như chỉ tập trung vào các giá trị Đông Á chung chung mà không có
sự xâu chuỗi với sự phát triển chung của các nước Đông Bắc Á, Đông Nam
Á tiêu biểu, hay vấn đề những bài họ
c kinh nghiệm với Việt Nam chưa được
đề xuất trong tính tổng thể (ví dụ như chỉ tập trung vào một quốc gia hoặc
Nhật Bản, hoặc Trung Quốc).
Việc tìm hiểu, phân tích, mức độ thành công và chưa thành công của
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên có tác dụng gợi mở
ở các cấp độ khác nhau cho đề tài trong định hướng nghiên cứu. Đề tài sẽ
kế thừa các quan điểm khoa học chính sau: Lý giải văn hoá với t
ư cách là
mục tiêu, động lực của sự phát triển; phân tích ưu điểm, hạn chế của các giá trị
Đông Á trong mối tương quan với phương Tây khi hội nhập quốc tế; lý giải về
các nhân tố tác động đến sự phát triển của văn hoá và con người Đông Á cũng
như tác động trở lại của văn hoá và con người đối với sự phát triển bền vững
củ
a khu vực châu Á; các phân tích về kinh nghiệm phát triển văn hoá con người
của các quốc gia Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và Đông
Nam Á (Malaysia, Thái Lan và Singapore) trong quá trình hội nhập quốc tế.
Những điều trình bày trên cho thấy: Sự phát triển văn hóa và con
người ở một số nước Đông Á – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế là một đề tài vừa có giá trị lý luận vừa mang
tính th
ực tiễn sâu sắc cần tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, làm rõ một số nhân tố cơ bản tác động tới sự phát triển văn
hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế.

Những nhân tố đó cũng đang tác động đến sự phát triển của văn hóa và con
người Việt Nam.

13
Hai là, đánh giá khái quát một số nét cơ bản về thực trạng phát triển văn
hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ba là, nêu lên một số đặc điểm cơ bản của sự phát triển văn hóa và
con người ở một số nước Đông Á.
Bốn là, phân tích làm rõ vai trò và sự tác động của yếu tố văn hóa và
con ng
ười đối với sự phát triển bền vững ở một số nước Đông Á trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Năm là, rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham
khảo khi phát triển văn hóa và con người trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt ra, trên cơ sở kế thừa những thành
quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây, trong công trình này chúng
tôi tập trung lý giả
i những nhân tố tác động đến sự phát triển văn hóa và
con người; đồng thời sẽ đi sâu phân tích sự tác động trở lại của văn hóa và
con người đối với kinh tế, chính trị và bảo vệ môi trường; trình bày tương
đối hệ thống nhưng chọn lọc về thực trạng bao gồm cả những mặt được và
chưa được trong phát triển văn hóa và con người ở một số
nước Đông Á,
sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo
trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Cách tiếp cận: Công trình sử dụng cách tiếp cận từ góc độ khu vực
học, lịch sử, nhân học văn hóa Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về
thực trạng và đặc trưng củ
a sự phát triển văn hóa và con người trong quá

trình hội nhập quốc tế của một số nước Đông Á. Sau đó, rút ra những bài
học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
Phương pháp luận nghiên cứu:
Chủ nghĩa Mác – Lên nin ( Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử); các quan điểm của Đảng, Nhà nuớc và tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con ngườ
i là phương pháp luận
khi triển khai nghiên cứu;

14
Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa sử học,
văn hóa học, nhân học và khu vực học; phương pháp phân tích tổng hợp, so
sánh và trao đổi chuyên gia.
Kỹ thuật sử dụng: Căn cứ vào mục tiêu và nội dung chính của đề tài,
công trình sẽ sử dụng các kỹ thuật chủ yếu như:
- Sưu tập tư liệu, nhất là tư liệu gốc viế
t bằng chữ của những nước
có liên quan (Trung Quốc, Nhật)
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu;
- Tổ chức tọa đàm, v.v
5. Phạm vi và nội dung nghiên cứu:
Theo hợp đồng đã ký kết và trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu
của những người đi trước, đề tài giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu như sau:
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
, khái niệm Đông Á ở đây được đề tài xác định là khu
vực phía Đông của châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Đông Bắc Á và
Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian và kinh phí, đề tài chỉ lựa
chọn một số quốc gia mang tính chất đại diện.

Ở khu vực Đông Bắc Á, đề tài lựa chọn ba nước: Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc là đối tượng nghiên cứu. Trong khu vực này, Trung
Quốc là một quố
c gia lớn và có lịch sử, văn hóa lâu đời. Vì vậy, khi hội
nhập quốc tế, văn hóa của quốc gia này chịu sự “va đập” mạnh của văn hóa
phương Tây. Nhật Bản là quốc gia đã hội nhập từ khá sớm, kinh tế đạt
được nhiều thành tựu, nhưng về mặt văn hóa cũng chịu sự tác động của văn
hóa phương Tây. Còn Hàn Quốc là một quốc gia đặc thù về
địa lý, thể chế
chính trị. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc lại là hai quốc gia vẫn đang có
bộ phận quân đội Hoa Kỳ đồn trú, đã đưa lại những “va chạm” nhất định
giữa hai nền văn hóa Đông – Tây.


15
Ở khu vực Đông Nam Á, đề tài lựa chọn ba quốc gia là Thái Lan,
Malaysia và Singapore. Trong ba quốc gia này, Thái Lan thuộc Đông Nam
Á lục địa, lấy Phật giáo là quốc giáo và thể chế chính trị quân chủ lập hiến với
vai trò quan trọng của nhà Vua và Hoàng tộc. Malaysia và Singapore là những
nước thuộc Đông Nam Á hải đảo. Tuy nhiên, Malaysia là quốc gia lấy Hồi
giáo là quốc giáo, thể chế quân chủ lập hiến với vai trò to lớn của Quốc
vương. Singapore là quốc gia thành phố, trong
đó 75 % là người gốc Hoa,
có truyền thống Nho giáo, nhưng đã nhanh chóng hội nhập quốc tế và trở
thành một “con Rồng” trong bốn con Rồng Đông Á.
5.2. Nội dung nghiên cứu
- Về nội hàm văn hóa và con người. Có nhiều định nghĩa về văn hóa,
tuy nhiên trong công trình này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa của Hồ Chí
Minh về văn hóa. Đây cũng là định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa
của Việt Nam lựa ch

ọn. Người viết : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọ
i phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
1

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xuất phát từ
điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã nêu lên một số quan điểm chỉ đạo
mang tính nguyên tắc phương pháp luận để phát triển văn hóa:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, v
ừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tê – xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.

1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 431.

16
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp phát triển lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì,

thận trọng.
Tư tưở
ng Hồ Chí Minh và những quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn
hóa và phát triển văn hóa ngoài ý nghĩa phương pháp luận, còn có tác dụng
giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài về phát triển văn hóa. Điều này có
nghĩa rằng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự phát triển văn hóa và con
người của các nước Đông Á được đặt trong mối tương quan với phát triển
kinh tế, xã hộ
i, chính trị, đồng thời đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của
các quốc gia này.
5.3. Bố cục
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và hợp đồng đã ký kết, bản Báo cáo tổng
hợp kết quả nghiên cứu của đề tài được chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương một - Một số nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển văn
hóa và con ngườ
i Đông Á.
Chương hai - Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông
Bắc Á
Chương ba - Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông
Nam Á.
Chương bốn - Đặc điểm và sự tác động của văn hóa, con người đối
với sự phát triển ở Đông Á.
Chương năm – Bài học kinh nghiệm phát triển văn hóa và con ng
ười
Đông Á đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.



17



Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, kiến thức của nhân loại là vô cùng
vô tận. Vì vậy, mặc đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình hoàn thành bản
Báo cáo tổng hợp này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp phê bình của các nhà khoa học.
Hà Nội, ngày 25 - 4 -2010
TM Tập thể tác giả
Chủ nhiệm Đề tài KX03/ 06 -12



PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm

















18


CHƯƠNG MỘT
MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐÔNG Á
Sự phát triển văn hóa và con người ở Đông Á luôn chịu sự tác động
hay ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Để thuận tiện cho việc tiếp
cận khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi tạm thời phân chia thành hai nhóm
nhân tố bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, khái niệm “bên trong” và “bên
ngoài” ở đây có ý nghĩa tương đối. “Bên trong”
được hiểu là bên trong khu vực,
bên ngoài quốc gia. “Bên ngoài” có nghĩa là bên ngoài quốc gia và khu vực.
I. NHÓM NHÂN TỐ BÊN TRONG
Có nhiều nhân tố bên trong tác động đến sự phát triển văn hóa và con
người của Đông Á. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó là các nhân tố: Sinh thái
nhân văn, kinh tế, chính trị, xã hội và một số giá trị văn hóa truyền thống.
1. Nhân tố địa lý sinh thái nhân văn
Văn hóa Đông Á gắn liền với một không gian có giới hạn gần như
ổn
định, có điều kiện địa lí riêng mang theo những khả năng và quy định nào
đó tạo nên những nét khác biệt của mỗi nền văn hóa, khu vực văn hóa trên
hành tinh này. Kết quả là từ những thách thức lớn lao thậm chí khắc nghiệt
của tự nhiên và sự sống còn trong đấu tranh chống ngoại xâm, con người
Đông Á đã kiên cường chống trả và sáng tạo ra nền văn hóa mang đặc
trưng riêng, khác với văn hóa ph
ương Tây.
1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên vùng Đông Á
Về mặt địa lý, Đông Á nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương vừa có lục địa
gồm rừng núi và đồng bằng, vừa có biển đảo và bán đảo; là khu vực khí hậu gió
mùa tương đối rõ rệt. Khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam vừa có vùng hàn đới,


19
ôn đới và nhiệt đới
1
. Điều đó đã cho thấy tính đa dạng, chứ không phải tính
thống nhất của những nước trong khu vực này.
Đông Á nói chung là một khu vực nhiệt đới và Á nhiệt đới. Đó là
những vùng núi cao nối liền rừng và rừng rậm với độ nóng ẩm và mưa
nhiều ở miền Nam Trung Hoa, vùng Insulinde xích đạo bạt ngàn cây cối
sinh trưởng siêu nhanh ở Java - Indonexia.
Mặt khác, ở vùng rộng lớn phía Bắc Trung Hoa là cánh đồng bao la
bát ngát
được tạo thành bởi đất phù sa mới bồi và đất lở với những mùa
đông giá rét, sa mạc băng giá cùng với vùng Mãn Châu phủ kín cây rừng.
Cái rét như một thử thách hành hạ những con người ở đây. Có những đợt
rét kéo theo cả mưa tuyết rơi tràn cả xuống miền Nam nhiệt đới cách sông
Dương Tử không xa, tới cả kinh đô Nam Tống xưa ở đất Hàng Châu.
Về cội nguồn của Đ
ông Á, xét từ điều kiện địa lí có thể thấy đó là khu
vực thuộc văn minh thực vật, nổi bật về đặc trưng thực vật rồi mới đến
động vật. Chẳng hạn về phương diện ẩm thực, thức ăn của người Trung
Quốc, Indonexia, Thái Lan, Nhật Bản, rất ít dùng thịt, chất đạm chủ yếu
cũng lấy từ th
ực vật lúa mì, kê ở Đông Bắc Á, còn ở Đông Nam Á chủ yếu
là gạo. Ngoài ra, còn có đậu nành, hạt mù tạt, hay các loại dầu thực vật
khác nhau, đã cung cấp chất protein cho con người khu vực Đông Á. Trong
số những nước Đông Á, duy chỉ có nước Nhật Bản nhờ tiếp cận với
phương Tây sớm, đã thay đổi rất nhiều về chế độ thực phẩm. Người Nhật
B
ản đã tăng nhiều lần mức tiêu thụ chất đạm từ cá và thịt. Điều này có tác
dụng thay đổi đáng kể chất lượng cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần trí

tuệ của nguồn nhân lực Nhật Bản sau này.
Lúa gạo được trồng khắp nơi ở Đông Nam Á lên tới phía Nam Trung
Quốc, điều này đã phổ biến hóa chế độ
ăn thực phẩm là thực vật. Lúa nước

1
Có tài liệu phân chia tỷ mỉ hơn, bao gồm: Hàn ôn đới, Trung ôn đới, Noãn ôn đới (ấm
áp), Á nhiệt đới và Nhiệt đới. Chỉ riêng về gió mùa, đã có sự khác nhau giữa “gió mùa
ôn đới” và “gió mùa nhiệt đới”.
/>

20
có ưu thế là được trồng trong khoảng không gian ổn định từ năm này qua
năm khác và mãi mãi. Phần lớn công việc nhà nông được làm bằng công cụ
thô sơ, trâu bò được sử dụng tạo ra sức kéo khi cày bừa đất nặng nhọc, nhất
là ở những ruộng nước bùn. Cùng với công việc trồng lúa, nghề làm vườn
với sức lao động bằng tay cũng có mặt khắp nơi, trong điều kiện như v
ậy,
việc ăn thịt sẽ là một sự phí phạm. Súc vật và cả con người đều được nuôi
bằng thóc gạo. Con người cũng thích nghi với chế độ ăn các loại gạo đó.
Hệ quả của chế độ canh tác lúa nước tạo ra sự ổn định và phát triển
kinh tế xã hội, tăng dân số rất nhanh ở khu vực Đông Á so với chế độ ăn
thịt và s
ữa của các dân tộc du mục. Chỉ cần một hecta có thể nuôi sống
được từ sáu đến tám người nông dân với chế độ ăn thực phẩm từ thực vật.
Điều này cho thấy chế độ ăn thực vật là một trong những nguyên nhân đã
tạo ra sự đột biến dân số tăng lên rất nhanh ở khu vực Đông Á, đặc biệt ở
Trung Quốc và Indonexia, sớm tạo đ
iều kiện hình thành nền văn minh lúa
nước. Cũng như Ấn Độ, số dân đông đảo của nước Trung Quốc là một

minh chứng vững chắc của chế độ ăn thực vật. Vào thế kỉ XI, XII, dân số
Trung Quốc thực tế tăng lên đáng kể khi miền Nam Trung Quốc bắt đầu
phổ biến trồng lúa, các loại lúa sớm hai vụ một năm. Cuối thế k
ỉ XIII, dân
số Trung Quốc có khả năng đạt tới 100 triệu người. Ngày nay, với số dân
lên tới 1,3 tỷ người, gấp 13 lần số dân thế kỉ XIII, dù nền kinh tế có tăng
trưởng cao, thì vấn đề tìm được loại thức ăn ngoài thực vật là một điều vô
cùng nan giải. Rõ ràng, số phận người Trung Quốc bị gắn chặt với “quyết định
luận của nền v
ăn minh trồng lúa” và phải kiên trì đi theo con đường mà nền văn
minh này đã vạch ra cho họ. Mặt khác, nói tới “nền văn minh trồng lúa”, đặc
biệt những nơi trồng lúa nước, thì không thể không kể tới một hệ thống tưới
tiêu “nhân tạo”, mang nặng những kỷ luật công dân, xã hội và chính trị.
Ngoài việc lợi dụng nước và phù sa của những dòng sông, các cộng
đồng người phương Đông đã biết sáng tạ
o ra hệ thống tưới tiêu gồm những
hồ chứa nước và hệ thống kênh đào khá hoàn chỉnh phục vụ trước hết cho

21
sản xuất nông nghiệp, sau đó là giao thông vận tải. Ở Ấn Độ xa xưa, người
ta đã biết dùng hồ chứa nước và các con kênh đưa nước từ hai con sông Ấn
và sông Hằng tới khắp những chân ruộng vùng đồng bằng hai con sông
này. Còn ở Trung Quốc xưa cũng vậy, việc tưới tiêu được sáng tạo bằng
mọi hình thức từ địa phương tới quốc gia, từ việc đào giếng,
đào kênh dẫn
nước tới việc đào con sông lớn “Đại vận hà” tạo thành “một trục dọc” Bắc -
Nam nối liền hệ thống những con sông lớn chảy theo trục ngang Đông -
Tây, đã hạn chế được lũ lụt thường xuyên xảy ra ở các vùng hồ Phiên
Dương và Hồ Động Đình bên sông Dương Tử. Với những con sông hung dữ
ở phía Bắc như Hoàng Hà, người Trung Quốc ngàn năm nay chố

ng lại những
trận lũ lụt thảm khốc thường xuyên xảy ra, bằng cách vừa khơi dòng chảy vừa
phải đắp đê dọc dài theo hai bờ sông. Khắp khu vực Đông Á, từ những vùng
đất bằng ở Java, Philipin, Nhật Bản hay vùng Quảng Châu phía Đông Nam
Trung Quốc, nhờ tre nứa mọc phổ biến thành rừng, người ta đã biết dùng
các cây tre nối thành hệ thống dẫn nước, hoặc làm những “c
ọn nước” đưa
nước từ nguồn rất xa về phục vụ cho việc tưới tiêu và sinh hoạt. Tất cả
công việc này được diễn ra theo những quy định chặt chẽ về lao động và
nghiêm khắc về chế độ tưới tiêu buộc mọi người phải chấp nhận và tuân thủ.
Việc trồng lúa ở Đông Á chắc chắn xuất hiện từ Thiên niên kỉ thứ II
trước Công nguyên,
ở những vùng đất thấp dọc theo các con sông, dần dần
được mở rộng ra những vùng đất có thể tưới tiêu được; thêm nữa kinh
nghiệm sản xuất cũng được đúc kết đặc biệt là trong việc lựa chọn được các
giống lúa chịu hạn, có năng suất cao và ngắn ngày… Từ đó, những cộng
đồng cư dân ngày một lớn dần, từ gia đình, dòng họ tới quốc gia vớ
i một
chế độ chính trị độc đoán, quan liêu, đại diện cho nhà nước là hệ thống
những viên quan cai trị ở khắp vùng Đông Á. Cố nhiên cội nguồn văn hóa
lúa nước cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn; tuy nhiên, chưa bao giờ
người ta quên tầm quan trọng thậm chí sự ràng buộc về hiện thực của một

×