Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH THỬ vỉa DST TẦNG CHỨA đá MÓNG của GIẾNG KHOAN 11 1 GC 1x mỏ gấu CHÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.72 MB, 94 trang )

Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


i





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH THỬ VỈA DST TẦNG
CHỨA ĐÁ MÓNG CỦA GIẾNG
KHOAN 11.1-GC-1X MỎ GẤU CHÚA
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


ii
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN VĂN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU 1
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1
1.1.1Vị trí địa lý. 1
1.1.2.Đặc điểm khí hậu 1
1.1.3 Đặc điểm sông ngòi. 3
1.1.4 Chế độ dòng chảy. 3
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn vùng nghiên cứu. 3
1.2.1 Dân cư 3
1.2.2 Kinh tế 4
1.2.3 Giao thông vận tải 6


1.2.4 Văn hóa - y tế - giáo dục. 7
1.3 Thuận lợi và khó khăn. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THỬ VỈA 10
2.1. Giới thiệu chung về phương pháp thửa vỉa 10
2.1.1. Khái niệm thử vỉa dầu khí. 10
2.1.2 Một số loại thử vỉa chính. 11
2.1.2.1 Thử vỉa hồi áp 12
2.1.2.2 Thử vỉa giảm áp 12
2.1.2.3 Thử v
ỉa giao thoa 14
2.1.2.4 Thử vỉa trong quá trình bơm ép 15
2.1.2.5 Thử vỉa DST 16
2.1.2.6 Thử vỉa MDT. 17
2.2. Phương pháp minh giải tài liệu thử vỉa DST. 17
2.2.1 Khái niệm 17
2.2.2 Các loại thử vỉa DST 18
2.2.3 Mục đích của phương pháp 18
2.2.4 Các thông số vỉa chứa thu được từ thử vỉa và các phương pháp nghiên cứu
thông số thu được từ thử vỉa 19
2.2.4.1 Phương pháp đồ thị
Horner 19
2.2.4.2 Các phương pháp kết hợp dạng đường cong 19
2.2.4.3 Minh giải bằng phần mềm máy tính 20
2.2.5. Phương pháp đồ thị Horner 21
2.2.6. Phần mềm PanSystem 26
2.2.7. Nghiên cứu về dòng chảy trong đá. 27
2.2.7.1. Định luật Daxi. 27
2.2.7.2. Phương trình khuếch tán 28
2.2.7.3. Các giả thuyết giải phương trình khuếch tán 28
2.2.7.4. Các điều kiện để giải phương trình khuếch tán 29



Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


iii
CHƯƠNG 3: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ LÔ 11-1 VÀ MỎ GẤU CHÚA BỂ NAM
CÔN SƠN 33
3.1 Địa chất dầu khí lô 11-1 33
3.1.1 Giới thiệu về bể Nam Côn Sơn 33
3.1.2 Lịch sử nghiên cứu 34
3.1.3 Các đơn vị cấu trúc bể Nam Côn Sơn. 36
3.1.3.1. Đới sụt phía Đông (A) 36
3.1.3.2 Đới phân dị chuyển tiếp (B) 37
3.1.3.3. Đới phân dị phía Tây (C) 38
3.2 Khái quát chung về lô 11-1. 41
3.3 Địa chất dầ
u khí lô 11-1 43
3.3.1 Địa tầng trầm tích. 43
3.3.2 Đặc điểm cấu trúc kiến tạo 46
3.3.3 Hệ thống dầu khí 48
3.3.3.1 Tầng sinh 48
3.3.3.2 Tầng chứa 50
3.3.3.3 Tầng chắn 52
3.3.3.4 Di chuyển dầu khí và nạp bẫy 52
3.4 Cấu trúc địa chất mỏ Gấu Chúa 53
3.4.1. Địa tầng 56
3.4.2. Kiến tạo 60
3.4.3. Lịch sử tiến hóa kiến t
ạo 61

3.4.4. Đặc điểm đá sinh 61
3.4.5. Đặc điểm đá chứa 62
3.4.6. Đặc điểm đá chắn 62
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỬ VỈA TRONG CẦN KHOAN
GIẾNG KHOAN GẤU CHÚA 11-1 – GC – 1X 63
4.1. Tổng quan về thử vỉa giếng khoan Gấu Chúa 1X 63
4.1.1. Giới thiệu chung 63
4.1.2. Quy trình thử vỉa đã thực hiện: 63
4.2 Phân tích kết quả thử vỉ
a giếng khoan Gấu Chúa 1X 68
4.2.1 Các số liệu và thông số đầu vào 68
4.2.2. Các số liệu khác 70
4.2.3. Tính toán. 70
4.2.4. Phần tính toán bằng phần mềm PanSystem. 73
4.3.Thảo luận 79

KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 80

Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


iv
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơn.[5] 2
Hình 2.1: Biểu đồ thử vỉa hồi áp [4] 12
Hình 2.2: Biểu đồ thử vỉa giảm áp [4] 13
Hình 2.3: Biểu đồ thử vỉa giao thoa [4] 14
Hình 2.4: Biểu đồ thử vỉa bơm ép [4] 15

Hình 2.5: Biểu đồ thử vỉa DST [3] 16
Hình 2.6: Dạng cơ bản của đồ thị Horner [4] 21
Hình 3.1 : Sơ đồ các tuyến địa chấn 2D và 3D đã khảo sát trong lô 10 và 11-1[6] 35
Hình 3.2 : Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơn [5] 39
Hình 3.3: Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi bể Nam Côn Sơn [5] 40
Hình 3.4: Mặt cắt địa chấn minh họa các dạng bẫy cấu trúc [5] 41
Hình 3.5: Sơ đồ vị trí lô 11-1[6] 42
Hình 3.6: Cột địa tầng tổng hợp khu vực lô 10 và 11-1 [6] 45
Hình 3.7: Các cấu tạ
o triển vọng tại lô 10 và 11-1 [6] 47
Hình 3.8: Phân loại kerogen Oligoxen (a) và Mioxen khu (b) vực lô 10 và 11-1 [6] 50
Hình 3.9: Tiềm năng sinh của Oligoxen (a) và Mioxen (b) lô 10 và 11-1 [6] 51
Hình 3.10: Cấu tạo mỏ Gấu Chúa[6] 54
Hình 3.11: Mặt cắt địa chấn qua mỏ Gấu Chúa[6] 55
Hình 3.12: Mặt cắt địa chấn qua mỏ Gấu chúa [6] 56
Hình 3.13: Thành phần thạch học trong móng Gấu Chúa qua giếng khoan GC-
1X. (A: alkali-feldspar; P: plagioclase; Q: quartz)[6] 58
Hình 3.14: Cột địa tầng qua giếng khoan 11-1-GC-1X[6] 59
Hình 3.15: Cấu trúc mặt móng m
ỏ Gấu Chúa[6] 60
Hình 4.1a: thiết đồ thử vỉa giếng 11-1 – GC – 1X -DST#1[6] 66
Hình 4.1b : Thiết đồ thử vỉa giếng khoan 11-1 – GC – 1X-DST#1[6] 67
Hình 4.2: Đồ thị Horner giai đoạn hồi áp chính. 71
Hình4.3: Nhập số liệu chất lưu nghiên cứu vào phần mềm. 73
Hình 4.4: Nhập số liệu bán kính giếng vào phần mềm 74
Hình 4.5: Nhập số liệu chiều dày vỉa chứa và các thông số PVT vào phần mềm 74
Hình 4.6: Nhập các số liệu độ nén, độ nhớt, độ bão hòa chất lưu vào phần mềm. 75
Hình 4.7: Tải tài liệu áp suất vào phần mềm 76
Hình 4.8: Đường áp suất 76
Hình 4.9: Kết quả tính toán phần chảy chính và phục hồi áp suất chính. 77

Hình 4.10: Đồ thị hồi áp qua phần mềm 78
Hình 4.11: Đồ thị đạo hàm của áp suất theo thời gian bằng phầm mềm PanSystem 78
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Thời gian các giai đoạn thử vỉa 68
Bảng 4.2: Một số thông tin của dầu xác định từ phân tích mẫu dầu trong phòng thí
nghiệm của giếng khoan 11-1 -1 – GC – 1X. 68
Bảng 4.3: Các chất lưu biến của dầu từ các phân tích PVT trong phòng thí nghiệm. 69
Bảng 4.4: Thành phần dầu trong móng Gấu Chúa Giếng 11-1 – GC – 1X 69
Bảng 4.5:Kết quả phân tích thử vỉa bằng cơ sở lý thuyế
t và phần mềm PanSystem
đối với giai đoạn hồi áp chính của giếng khoan 11-1–GC–1X 79
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ NHÂN VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý.
Bể trầm tích Nam Côn Sơn với diện tích gần 100000km
2
trước năm 1975 được
mang tên Saigon-Sarawak sau đó được xác định lại vị trí, diện tích phân bố và tên
của bể trong công trình tổng hợp của Hồ Đắc Hoài và Ngô Thường San năm 1975.
Vị trí của bể nằm trong khoảng giữa 6

o
00' đến 9
o
45' vĩ độ Bắc và 106
o
00' đến
109
o
00' kinh độ Đông (Hình 1.1). Ranh giới phía Đông là bể Tư Chính – Vũng
Mây và phía Đông Bắc là bể Phú Khánh, còn về phía Bắc là đới nâng Côn Sơn,
phía Tây và Nam là đới nâng Khorat – Natuna.
Tại bể trầm tích này dưới ảnh hưởng của các dòng đối lưu (có hướng và tốc độ
dòng chảy chịu sự chi phối của hai hệ gió mùa chính là: gió mùa Đông Bắc bắt đầu
từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau và gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối
tháng 5 đến cu
ối tháng 9) cùng với dòng chảy của thủy triều đã hình thành nên các
tích tụ trầm tích ở dưới đáy biển, những tích tụ trầm tích này chủ yếu là bùn, cát, ở
một số nơi nhô cao hình thành nên đá cứng và san hô. Ngoài ra nước biển trong bể
Nam Côn Sơn có độ sâu thay đổi rõ rệt từ Tây sang Đông (từ vài chục mét đến cả
nghìn mét).
1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên mang đặc trưng khí hậu cận xích đạo, chỉ có hai mùa: mùa khô
(bắt đầu từ thàng 11 năm trước kéo dài tới tháng 4 năm sau) và mùa mưa (bắt đầu
từ tháng 5 kéo dài tới tháng 10). Với khí hậu cận xích đạo như vậy nên nền nhiệt
độ tại đây là khá cao, trung bình hàng năm thay đổi từ 26,7
o
đến 27,8
o
C. Vào mùa
khô nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 27

o
C, còn mùa mưa là 28 – 29
o
C, những
tháng 4, tháng 5 nhiệt độ tăng cao nhất và thấp nhất là vào tháng 12, tháng 1.
V ới hai mùa là mùa mưa và mùa khô đã cho thấy lượng mưa trong khu vực
được phân bố không đều. Vào mùa mưa đúng như tên gọi của nó lượng mưa đo
được khá lớn 320 – 328mm/tháng với độ ẩm tương đối của không khí cao vào
khoảng 89%, còn mùa khô lượng mưa đo được thấp 8,7 – 179mm/tháng, độ ẩm
tương đối của không khí cũng thấp vào khoảng 65%. Lượng m
ưa trung bình 2450
mm/năm, thấp nhất vào tháng 2 (0,6 – 6,1mm) và cao nhất vào tháng 10 (338mm).
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


2

Hình 1.1: Bản đồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơn.[5]
Vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi hai chế độ gió là chế độ gió mùa đông và chế
độ gió mùa hè. Chế độ gió mùa đông có hướng gió chính là Đông Bắc, gió mùa hè
có hướng gió chính là Tây Nam. Gió Đông Bắc có từ tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau, gió lạnh, tốc độ khoảng 6 – 10m/s. Gió Tây Nam kéo dài từ tháng
6 đến tháng 9, gió nhẹ, không liên tục, tốc độ nhỏ hơn 5m/s.
Giông tố và bão lũ
trong khu vực xảy ra không nhiều, chỉ chiếm khoảng
0,14% số cơn bão ở Việt Nam, chúng thường chỉ xảy ra vào các tháng 1, 7, 8, 9.
Cường độ bão từ cấp 9 đến cấp 11, vận tốc gió từ 90 – 120 km/h.Vào mùa gió Tây
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp



3
Nam và hai thời kì chuyển tiếp thì việc tiến hành công tác trên biển rất thuận lợi.
Tuy vậy, vào mùa mưa thường có kèm theo sét, giông tố và bão. Theo kết quả
quan sát nhiều năm, cường độ động đất ở khu vực không vượt quá 6 độ Richter.
Không chỉ có giông tố, bão lũ mới gây thiệt hại mà hạn hán cũng gây nhiều thiệt
hại nặng nề tới cơ sở vật chất cũng như con người tại nơi
đây.
1.1.3 Đặc điểm sông ngòi.
Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam với
mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn nhỏ tập trung phần lớn ở phía Nam
Việt Nam cụ thể là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Tại đây Cửu Long là con
sông lớn nhất với lượng nước cung cấp trung bình hàng năm là 4000 tỷ m
3
nước và
lượng vật liệu phù sa lên tới 100 triệu tấn, sông Cửu Long là một trong những con
sông đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình đồng bằng châu thổ này
được hình thành. Trong quá trình vận chuyển một phần những vật liệu trầm tích có
thể sẽ bị lắng đọng trên dọc theo những nơi mà sông chảy qua, tại đây chúng có
thể hình thành nên những đê cát tự nhiên với chiều cao lên tới 3 – 4m nhưng cuối
cùng thì tấ
t cả đều được vận chuyển tới cửa sông và lắng đọng tại đó như một châu
thổ.
1.1.4 Chế độ dòng chảy.
Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loại dòng chảy khác nhau nhưng chủ yếu là
dòng triều và dòng trôi dạt được hình thành do sự tác động chủ yếu của gió mùa
tạo nên các dòng đối lưu và một vài yếu tố khác như chế độ gió địa phương, địa
hình
đáy biển, thủy triều, sự bất đồng nhất về khối lượng riêng của nước. Nếu như
dòng triều đúng với tên gọi có hướng và tốc độ thay đổi theo chế độ thủy triều có
tốc độ cực đại trong khoảng 0,3 – 0,77m/s thì dòng đối lưu lại là kết quả của sự kết

hợp dòng gió bề mặt và dòng tuần hoàn khu vực tạo nên tốc độ dòng chảy dao
động từ 0,77 – 1,5m/s.
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn vùng nghiên cứu.
1.2.1 Dân cư
Dân cư toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng số là 994189 người, trong đó dân
số thành thị chiếm 44,9%, dân số nông thôn chiếm 55,1%, mật độ trung bình: 484
người/km
2
. Riêng thành phố Vũng Tàu có dân cư tập trung cao nhất với mật độ là
1771 người/km
2
.
Thành phần dân tộc ở tỉnh chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có các dân tộc khác
như Hán, Châu Ro, Mường, Tày.
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


4
Là một tỉnh có cơ cấu dân số tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi có
khả năng lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu tăng lên nhanh chóng, dự kiến đến 2011
có khoảng 780 ngàn người.
Bên cạnh đó, đời sống người dân của tỉnh cũng luôn được chú trọng quan tâm.
Cho đến nay toàn tỉnh đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển của
toàn xã hộ
i, đời sống của nhân dân được nâng cao, ổn định sản xuất và đã đóng
góp được nhiều cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, thu nhập GDP bình quân đầu
người đến năm 2010 đạt trên 5580 USD/người/năm (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu số
ngày 13/06/2011 ).
1.2.2 Kinh tế
Qua hơn 15 năm thành lập tỉnh, với cơ cấu kinh tế hợp lý, đến nay Bà Rịa -

Vũng Tàu đã có một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, t
ạo nên sự phát triển
vượt bậc trên lĩnh vực kinh tế.
1.2.2.1 Công nghiệp dầu khí:
Là ngành công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị
sản xuất công nghiệp, quyết định tốc độ phát triển kinh tế của khu vục. Được thiên
nhiên ưu đãi với trữ lượng dầu khí lớn ngoài khơi cùng với những điều kiện sẵn có
về kinh tế
– xã hội, Vũng Tàu đã từng bước trở thành trung tâm dầu khí lớn nhất
của cả nước. Theo thống kê, hiện nay phần lớn năng lực sản xuất của tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (Petrovietnam) đều nằm ở thành phố Vũng Tàu và các sản phẩm từ
dầu mỏ và khí đốt của Petrovietnam đa số cũng được khai thác tại vùng biển này.
Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, hàng lo
ạt các mỏ dầu có giá trị thương mại
được phát hiện như: Đại Hùng, Bạch Hổ, với trữ lượng khai thác cho phép vào
khoảng 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ
lượng lớn (khoảng 300 tỉ m
3
) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m
3
. Riêng khu vực
Tây – Nam bể Nam Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây – Lan
Đỏ trữ lượng 58 tỉ m
3
, mỗi năm có thể khai thác 1 – 3 tỉ m
3
.
Hiện ngành dầu khí Vũng Tàu đã thu hút được trên 4,5 tỷ USD vốn đầu tư và
đã ký được hơn 43 hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí với các đối tác
nước ngoài. Sự tham gia hợp tác của nhiều tập đoàn, công ty dầu khí lớn trên thế

giới đã giúp ngành công nghiệp dầu khí ngày càng có điều kiện phát triển mạnh
mẽ.
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


5
Cho đến nay, nguồn thu của ngành dầu khí Vũng Tàu đã có những đóng góp
đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Vượt qua nguồn thu từ thuế nhập khẩu, nguồn
thu từ dầu khí đã dần trở thành nguồn thu chủ lực của ngân sách với tỷ lệ 40%.
Ngành dầu khí đã từng bước trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động và
phát triển toàn diện, đa năng, góp phần vào việc thúc đẩ
y hợp tác khu vực và quốc
tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng và các sản phẩm hóa dầu cho nền kinh
tế, đồng thời tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sinh thái.
1.2.2.2 Công nghiệp sản xuất điện năng
Không chỉ là trung tâm dầu khí lớn nhất cả nước, trong tương lai tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu còn có thể trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả n
ước do có
lợi thế về nguồn khí đốt. Hiện tỉnh có 2 nhà máy Điện đang hoạt động là Nhà máy
điện Bà Rịa với 8 tổ máy và 1 đuôi hơi có tổng công suất 327,8MW, và Nhà máy
điện Phú Mỹ 2-1 với 4 tổ máy, có tổng công suất 568MW. Ngoài ra tỉnh còn đang
tiến hành đầu tư nhà máy điện Phú Mỹ 1 công suất 1090MW, nhà máy điện
Warsila công suất 120MW, nhà máy điện Kidwel công suất 40MW và sắp tới sẽ
tiến hành đầ
u tư nhà máy điện Phú Mỹ 3 công suất 720MW, nhà máy điện Phú Mỹ
2-2 công suất 720MW. Ước tính khi hoàn thành các nhà máy này sẽ có thể cung
cấp một lượng điện năng với tổng công suất khoảng 3642MW.
1.2.2.3 Khai thác và chế biến hải sản
Đây là một nghề truyền thống của tỉnh với nguồn lợi rất đa dạng cho phép

khai thác khoảng 200000 tấn hải sản mỗi năm, trong số đó có hàng ch
ục nghìn tấn
được khai thác để chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Hoạt động khai thác hải sản gặp
rất nhiều thuận lợi do cường độ gió ở vùng biển này không cao,ít bão, ngoài ra còn
có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu. Bên cạnh đó, với hơn 5700 ha diện tích
mặt nước, tỉnh còn có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó
đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh t
ế cao.
Nghề khai thác cũng kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển với nhiều thành
phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Giá trị xuất khẩu đạt trên 85 triệu
USD/năm.
1.2.2.4 Hoạt động xuất nhập khẩu
Nằm ở vị trí đầu mối giao lưu thương mại trong nước và quốc tế, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu còn có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩ
u. Cơ cấu ngành hàng
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


6
xuất khẩu của địa phương được cải thiện theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng các mặt hàng công nghiệp, giảm tỉ trọng các loại hàng thô, hàng sơ chế. Cụ
thể, gia tăng xuất khẩu các nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhóm
hàng hải sản, giảm dần các hàng nông sản. Chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng
được nâng cao, một số mặt hàng xuất khẩu của tỉ
nh đã khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường quốc tế, các mặt hàng như: hải sản, may mặc, giày da đã có
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong đó mặt hàng hải sản đã được thừa
nhận chất lượng quốc tế.
1.2.2.5 Du lịch
Với khả năng cung cấp đầy đủ các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tắm biể

n,
sinh thái, chữa bệnh, tắm bùn khoáng nóng, mạo hiểm, leo núi, lặn biển, hội nghị
hội thảo… Vũng Tàu còn được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng
tâm của Việt Nam. Tính đến tháng 11/2009 doanh thu của ngành du lịch ước thực
tính là 1320,17 tỷ đồng, các đơn vị kinh doanh đón và phục vụ 6,8 triệu lượt khách
trong đó có 250.250 lượt là khách quốc tế.
Những năm gần đây, tỉnh đã tiến hành
đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, do đó đã
thu hút được nhiều dự án du lịch và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du
khách trong và ngoài nước. Cụ thể, toàn tỉnh đã thu hút 159 dự án đầu tư du lịch
được thỏa thuận địa điểm, với tổng diện tích 6042 ha, tổng vốn đăng ký 35,6 nghìn
tỷ đồng và 11,5 tỷ USD. Toàn tỉnh hiện có 148 cơ s
ở với 6189 phòng, đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi đối tượng khách với nhiều khách sạn được
xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao. Những năm qua, công tác bình ổn giá cũng
thường xuyên được quan tâm, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch để xứng
đáng là một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
1.2.3 Giao thông vận tải
Mạng lưới
đường bộ: hiện đã có ba tuyến đường quốc lộ 51, 56, 55 nối liền
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh bạn và cả nước, trong đó đặc biệt là quốc lộ
51 đã được nâng cấp lên 4 làn xe chạy rất thuận tiện, nhanh chóng từ Vũng Tàu đi
thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đường giao thông nội thành dài hơn 1200 km đã
được đầu tư nâng cấp cùng với hệ thống cây xanh, tiểu
đảo, đèn giao thông, biển
báo, đèn chiếu sáng khá đồng bộ, góp phần làm đẹp cho thành phố du lịch.
Mạng lưới đường thủy: đây là loại hình giao thông khá quan trọng. Một mạng
lưới có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200km với một số cửa sông và bờ
biển rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như: Sông Thị Vải,
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp



7
sông Dinh, vùng biển Sao Mai – Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm (Côn
Đảo), Long Sơn Các cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu có công suất dự trữ có
thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Đường biển từ tỉnh còn có
thể đi khắp nơi trong nước và quốc tế, trong đó hai tuyến chở khách quan trọng
nhằm phục vụ cho ngành du lịch đó là tuyến Vũng Tàu đ
i thành phố Hồ Chí Minh
bằng Tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Ngoài ra, tàu bè còn có thể
lưu thông từ Vũng Tàu đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ và từ Vũng Tàu đến Long
Sơn thông qua mạng lưới đường sông.
Đường hàng không: Hiện nay chỉ có 2 sân bay phục vụ cho công việc vận
chuyển hành khách và khai thác dầu khí là sân bay Vũng Tàu và sân bay Cỏ Ống
(Côn Đảo). Sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1,8km và sân bay Cỏ Ống có
đường băng dài 1,2km.
1.2.4 Văn hóa - y tế - giáo dục.
1.2.4.1 Văn hóa
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú,
nhiều bãi biển đẹp, Vũng Tàu còn là nơi hội tụ giữa các nền văn hoá. Những lễ
hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm màu sắc văn hóa biển cùng với văn
hoá của các tôn giáo đã tạo nên ở nơi đây nhiều công trình văn hoá, khu di tích nổi
tiếng với những vẻ đẹp cổ kính đặc trư
ng.
Bà Rịa-Vũng Tàu còn là tỉnh có nhiều đền thờ cá voi nhất miền Nam với tất cả
10 đền thờ và lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng
trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Bên cạnh đó, tỉnh có
ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và
kết hợp cúng thần biển.
Là nơi h

ội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, Vũng Tàu có số lượng tín đồ
chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Trong đó Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin
Lành được nhà nước cho phép hoạt động hợp pháp với tư cách là tổ chức xã hội
cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam,
Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục lâm, Cơ Đốc
Truy
ền Giáo.
1.2.4.2 Y tế
Từ khi thành lập tỉnh đến nay, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
nhân dân đã có những chuyển biến rõ nét và đang không ngừng nâng cao về chất
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


8
lượng. Tính bình quân cứ 10 ngàn dân ở Bà Rịa Vũng Tàu có 4,4 bác sĩ. Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh, toàn bộ các xã , phường đều đã được xây dựng các trạm y tế.
Trang thiết bị cho các cơ sở y tế cũng được tăng cường đầu tư với những thiết
bị hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Sức khỏe của người
dân được đảm bảo, đặc biệt, công tác khám ch
ữa bệnh cho người nghèo luôn được
tỉnh quan tâm. Công tác phòng chống dịch bệnh cũng luôn được coi trọng. Trong
những năm qua, các chương trình y tế quốc gia đều được tỉnh hoàn thành và đạt
kết quả tốt.
Với những thành tích này, ngành y tế tỉnh đã được Bộ Y tế tuyên dương là lá
cờ đầu về xây dựng mạng lưới y tế cơ sở và là một trong ba địa phương có mạng
lưới y tế hoàn ch
ỉnh trong cả nước.
1.2.4.3 Giáo dục
Từ khi thành lập đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã không
ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất và cơ

bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Tổng kinh phí
đầu tư xây, sửa trường lớp không ngừng đượ
c gia tăng, cơ sở trường lớp không chỉ
được kiên cố hóa mà còn được hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy – học tập
Cho đến nay, hệ thống trường học bao gồm gần 30 nhà trẻ, hơn 20 trường tiểu
học, 13 trường cấp II và III (trong đó có một trường chuyên cấp tỉnh), đã được xây
dựng đúng qui cách, phân bố đều ở các phường trong thành phố. Tại V
ũng Tàu,
Trường Cao đẳng Cộng đồng do Hà Lan tài trợ đã chính thức hoạt động. Trường
đại học Kỹ thuật Swinbume Vabis (Australia) cũng đang được triển khai. Ngoài ra,
trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở của một số trường đại học như Đại học Mỏ
Địa chất, đại học Thủy sản Nha Trang, đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh,
đại học Hàng hải, đại học Tài chính – kế toán, đại học
Công nghệ TP Hồ Chí Minh Các cơ sở này đã đào tạo hàng ngàn sinh viên trong
nhiều ngành học khác nhau, góp phần xây dựng một đội ngũ lao động đa dạng chất
lượng cao cho thành phố nói riêng và toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu nói chung.
1.3 Thuận lợi và khó khăn.
1.3.1 Thuận lợi
Với vị trí của mình việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ
dầu khí phục vụ
cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía nam Việt Nam cũng như việc giao lưu
xuất nhập khẩu dầu tới các nước trên thế giới là hết sức thuận lợi.
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


9
Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, giao
thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hoá.

Hiện nay Vũng Tàu đã thu hút được rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư thăm
dò khai thác dầu khí.
1.3.2 Khó khăn
Là một thành phố dân số ở độ tuổi lao động rất đông nhưng trình độ kỹ thuật
chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển của ngành.
Vào mùa biển động, các hoạt động trên biển bị ngừng trệ, gây khó khăn cho
các hoạt động khai thác dầu khí.
Mặc dù đã có sự phát triển của các ngành công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu,
giàn khoan, tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu vì vậy mỗi khi có hư hại về
thiết bị hay tàu thuyền đa số vẫn phải đưa đi sửa chữa ở nh
ững nước khác phát
triển hơn. Hơn nữa các công trình phục vụ cho quá trình tìm kiếm thăm dò và các
thiết bị đi kèm đều đước dùng trong môi trường nước biển (nước mặn) cũng dễ bị
ăn mòn, phá hủy cần thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng.
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THỬ VỈA
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ VỈA
2.1.1. Khái niệm thử vỉa dầu khí.
2.1.1.1. Khái niệm
Với một kỹ sư dầu khí, hiểu biết về điều kiện của vỉa chứa là rất quan trọng.
Kỹ sư vỉa cần phải có đầy đủ thông tin về vỉa chứa để phân tích một cách chính
xác trạng thái v
ỉa và có thể dự báo khai thác với các phương thức khác nhau.
Người kỹ sư khai thác phải biết trạng thái của giếng khai thác và bơm ép để đưa ra
chương trình khai thác tối ưu nhất. Và hầu hết các thông tin cần thiết đó có thể thu

đươc từ kết quả thử vỉa.
Thử vỉa là một phương pháp để nghiên cứu giếng và vỉa chứa bằng cách tạo ra
sự thay đổi tạm thời trong lư
u lượng khai thác, rồi quan sát và đo ghi giá trị áp suất
tức thời theo thời gian tại cùng một giếng hay một cụm giếng. Tùy theo mục đích
thử vỉa, thời gian thử có thể kéo dài một vài ngày hoặc một vài tháng. Để đánh giá
giếng, thời gian thường kéo dài một vài ngày, thường chỉ trong vòng hai ngày. Còn
để kiểm tra ranh giới vỉa, thường tiến hành đo áp suất trong vài tháng.
Phương pháp này thực chất là nghiên cứu sự thay đổi lưu lượng c
ủa chất lưu
trong vỉa và sự thay đổi của áp suất giếng như một hàm của thời gian trong một
giếng hay nhiều giếng.
Các tài liệu có thể thu được từ thử vỉa dầu khí
- Độ thấm của vỉa, k
- Độ dẫn thủy (độ dẫn dòng), kh
- Độ dẫn chất lưu, kh/µ
- Áp suất ban đầu của vỉa, P
i

- Thể tích lỗ hổng liên thông trong vỉa
- Tỷ số hư hại của vỉa, DR
- Khoảng cách tới các đứt gãy (nếu có)
- Chiều dài khe nứt
- Hệ số tích chứa của thành giếng
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


11
- Xác định tính bất đồng nhất của vỉa chứa như: khe nứt, phân lớp và sự thay
đổi tính lưu động của vỉa

2.1.1.2 Quy trình thử vỉa
Mục tiêu của thử vỉa là cần xác định thông tin về áp suất vỉa và dung dịch
chứa trong vỉa. Sau khi khoan qua tầng sản phẩm, thử vỉa có thể sẽ được tiến hành.
Quy trình thử là quy trình thu thập số liệu. Sự ước lượng
đầu tiên thường được
thực hiện bởi các dụng cụ đo. Dụng cụ đo được đưa xuống bằng cáp dẫn và sẽ
truyền tín hiệu liên tục lên mặt đất.
Quá trình thử vỉa phụ thuộc vào điều kiện thử và số tầng được thử. Thông
thường trong một giếng có thể thử nhiều tầng sản phẩm và phải cô lập các tầng với
nhau.
Thao tác chính trong quá trình thử vỉa có thể tóm tắt qua ba bước cơ bản sau :
 Gọi dòng sản phẩm từ vỉa theo các sản lượng khai thác xác định trước trong
khoảng thời gian thiết kế.
 Đo các thông số áp suất và nhiệt độ của vỉa tại điều kiện vỉa và điều kiện bề
mặt tương ứng với từng sản lượng khai thác.
 Lấy mẫ
u, đánh giá đặc tính của chất lưu và của vỉa ứng với sản lượng khai
thác khác nhau.
2.1.2 Một số loại thử vỉa chính.
Thử vỉa dầu khí có nhiều phương pháp và việc phân loại chúng cũng có nhiều
cách, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một vài yếu tố chính
thường được sử dụng để phân loại thử vỉa dầu khí:
 Loại giếng khoan
được tiến hành thử vỉa là giếng khoan thăm dò, giếng
khai thác hay là giếng bơm ép.
 Quá trình thử vỉa diễn ra trong giai đoạn giếng đã được đóng hay còn đang
trong giai đoạn khai thác.
 Số lượng giếng khoan có liên quan đến quá trình thử vỉa là một hay nhiều
giếng khoan.
Một số phương pháp thử vỉa dầu khí được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất:

Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


12
2.1.2.1 Thử vỉa hồi áp
Quá trình thử vỉa được tiến hành trong một giếng đang được khai thác trong
một thời gian với lưu lượng không đổi. Thiết bị đo ghi áp suất được đặt nông trong
giếng khai thác vỉa nằm ngang và trong các giếng đóng. Áp suất đáy giếng phục
hồi được ghi lại trong nhiều giờ hoặc trong nhiều ngày phụ thuộc vào độ thấm vỉa
đã được dự đoán tr
ước. Giá trị áp suất được ghi lại có thể được nghiên cứu để xác
định độ thấm của vỉa, hệ số skin, áp suất trung bình của vỉa, khoảng cách tới đứt
gãy(nếu có), chiều dài của khe nứt và tính liên thông của khe nứt. Nhược điểm của
phương pháp này là trong lúc thử vỉa giếng khoan bị đóng nên việc khai thác dừng
lại trong phá trình thử vỉa.

Hình 2.1: Biểu đồ thử vỉa hồi áp [4]
2.1.2.2 Thử vỉa giảm áp
Phương pháp thử vỉa này được thực hiện ở một giếng khoan đã được đóng
giếng vì vậy áp suất đáy giếng đã được ổn định tại thời điểm áp suất vỉa tĩnh hiện
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


13
tại. Dựa vào các đặc tính của vỉa chứa đã được dự đoán từ trước qua kết quả phân
tích các tài liệu địa chất, địa vât lý giếng khoan cũng như là đối tượng thử mà
người ta sẽ quyết định quá trình theo dõi và ghi lại sự thay đổi của áp suất đáy
giếng có dòng chảy và lưu lượng khai thác sẽ kéo dài trong bao lâu (Hình 2.2). Sau
khi phân tích và đánh giá sự thay đổi của áp suất đáy giếng cùng với các nghiên
cứ

u trong phòng thí nghiệm giúp ta có thể đưa ra các kết luận và xác định các giá
trị của thông số vỉa chứa là độ thấm của vỉa, hệ số skin, áp suất trung bình của vỉa,
khoảng cách tới đứt gãy nếu có, độ dài và khả năng liên thông của các khe nứt.
Phương pháp này có ưu điểm là rút ngắn được thời gian xác định đặc tính biên, tuy
nhiên nó cũng có nhược điểm đó là việc duy trì dòng chảy với lưu lượng không
đổi
rất khó có thể thực hiện được.

Hình 2.2: Biểu đồ thử vỉa giảm áp [4]
Có hai phương pháp thử vỉa giảm áp là thử vỉa đa lưu lượng (Multirate Test)
và thử vỉa giới hạn vỉa chứa (Reservoir Limit Test). Tuy hai phương pháp này
được áp dụng trong những trường hợp cụ thể khác nhau nhưng về cơ bản chúng
vẫn tuân các nguyên tắc như thử vỉa giảm áp. Trong phương pháp thử vỉa đa lưu
lượng thì lưu lượng khai thác sẽ thay
đổi theo dạng bậc thang cùng với đó là các
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


14
giá trị áp suất phản hồi đáy giếng được theo dõi và ghi lại như một hàm của thời
gian. Còn trong phương pháp thử vỉa giới hạn vỉa chứa quá trình giảm áp sẽ được
áp dụng trong một giai đoạn mở rộng như là lịch sử áp suất đo được chịu ảnh
hưởng bởi ranh giới biên của vỉa chứa.
2.1.2.3 Thử vỉa giao thoa
Đây là phương pháp thử vỉa
được tiến hành tại một giếng đang khai thác rồi bị
đóng lại còn gọi là giếng quan sát và liên quan tới một hay nhiều giếng khoan khai
thác khác cùng nằm trong một vỉa chứa vẫn được duy trì khai thác như bình
thường (Hình 2.3). Dựa vào các giá trị về đặc tính của vỉa chứa đã được dự đoán từ
trước đó qua kết quả phân tích các tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng

khoan và vị
trí giếng khoan mà người ta sẽ đưa ra quyết định là sẽ theo dõi và ghi
lại các giá trị áp suất đáy giếng trong thời gian bao lâu. Sau khi phân tích và đánh
giá sự thay đồi của áp suất đáy giếng cùng với các nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm giúp ta có thể đưa ra các kết luận và xác định các giá trị gồm có độ rỗng độ
thấm giữa các giếng khoan.


Hình 2.3: Biểu đồ thử vỉa giao thoa [4]
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


15
Trong một số trường hợp số lượng giếng quan sát không phải là một mà là hai
hay nhiều hơn nữa thì từ các giá trị áp suất được ghi lại ở những giếng đó ta có thể
trực tiếp xác định được giá trị độ thấm của vỉa chứa. Ngoài ra phương pháp thử vỉa
này còn có thể được dùng xác định sự ảnh hưởng của giếng này lên giếng khác từ
đó đưa ra các kết lu
ận, đánh giá, phương án giúp nâng cao hệ số thu hồi dầu.
Thử vỉa giao thoa có một dạng đặc biệt là thử vỉa dao động (Pulse Test), trong
phương pháp này số lượng giếng quan sát nhiều hơn một (vì vậy có thể xác định
trực tiếp giá trị độ thấm như đã nêu ở trên). Giai đoạn khai thác và đóng giếng sẽ
được thực hiện kế tiếp nhau hoặc giếng được khai thác theo nhịp đi
ệu trong khi áp
suất được đo liên tục tại các giếng quan sát.
2.1.2.4 Thử vỉa trong quá trình bơm ép
Đúng như tên gọi của nó phương pháp thử vỉa này được thực hiện tại giếng
bơm ép và nó có cơ chế tương tự như phương pháp thử vỉa giảm áp vì vậy mà giá
trị áp suất đáy giếng được ổn định như áp suất vỉa tĩnh (Hình 2.4).


Hình 2.4: Biểu đồ thử vỉa bơm ép [4]
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


16
Trong phương pháp này một lượng chất lưu sẽ được bơm vào vỉa chứa với một
lưu lượng ổn định (việc bơm chất lưu vào như vậy có thể sẽ khiến cho việc phân
tích kết quả thử vìa gặp nhiều khó khăn nếu như chất lưu bơm vào vỉa có tính chất
khác với chất lưu có sẵn trong vỉa và gây nên hiện tượng nhiều pha). Lưu lượ
ng
chất lưu bơm vào vỉa sẽ được theo dõi cùng với các giá trị áp suất đáy giếng như
một hàm của thời gian. Sau khi phân tích và đánh giá sự thay đổi của áp suất đáy
giếng cùng với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm giúp ta có thể đưa ra các
kết luận và xác định được giá trị của hệ số skin và độ thấm của vỉa chứa.
2.1.2.5 Thử vỉa DST
Thử vỉa DST (thử vỉa trong cần khoan, drill stem test) là ph
ương pháp thử vỉa
dùng để xác định tiềm năng khai thác của một khu vực chứa hydrocacbua ngay sau
khi khoan và trước khi hoàn thiện giếng (Hình 2.5).
Hình 2.5: Biểu đồ thử vỉa DST [3]
Đoạn (1): Sự thay đổi áp suất theo chiều sâu thả dụng cụ xuống đáy giếng
(được thể hiện qua áp suất dung dịch khoan trong giếng).
Đoạn (2): Sự thay đổi áp suất trong giai đoạn chảy ban đầu.
Đoạn (3): Sự phục hồi áp suất trong giai đoạn đầu tiên.
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


17
Đoạn (4): Sự thay đổi áp suất trong giai đoạn chảy thứ hai.
Đoạn (5): Sự phục hồi áp suất trong giai đoạn thứ hai.

Đoạn (6): Sự suy giảm áp suất khi kéo thiết bị ra khỏi giếng.
P
ihm
: Áp suất thủy tĩnh ban đầu của bùn (initial hydrostatic mud pressure)
P
if1
: Áp suất chảy ban đầu.(initial flowing pressure)
P
isi
: Áp suất đóng giếng.(initial shut-in-pressure)
P
fhm
: Áp suất thủy tĩnh cuối của bùn( final hydrostatic mud pressure)
Trong phương pháp người ta cũng nghiên cứu sự phục hồi của áp suất nhưng
chỉ trong một thời gian ngắn, nó gồm các giai đoạn chảy của chất lưu và các giai
đoạn phục hồi ngắn của áp suất đáy giếng. Phương pháp này có hai giai đoạn chính
là giai đoạn chảy, đóng giếng rồi lại lặp lại chảy và đ
óng giếng tiếp tục. Sau khi
phân tích và đánh giá sự thay đổi của áp suất đáy giếng cùng với các nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm giúp ta có thể đưa ra các kết luận và xác định được các giá
trị thông số vỉa chứa giống như với phương pháp thử vỉa hồi áp nhưng độ tin cậy
của các thông số này không cao do lưu lượng dòng chảy khó xác định hoặc dòng
chảy không tự phun.
2.1.2.6 Thử vỉa MDT.
Đây là phương pháp thử v
ỉa được áp dụng ở giai đoạn trước khi hoàn thiện
giếng khoan. MDT( Modular Dynamic Test) là phương pháp thử vỉa hiện đại với
thiết bị sử dụng trên đó có gắn thiết bị DST nhưng có phần vượt trội hơn khi có thể
lấy được cả mẫu chất lưu và mẫu đá, cho ta những giá trị đo có độ tin cậy cao phục
vụ cho những nghiên cứu sau này và xác định đượ

c độ bất đồng nhất của vỉa. Sau
khi phân tích và đánh giá sự thay đổi của áp suất đáy giếng cùng với các nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm giúp ta có thể đưa ra các kết luận và xác định các giá
trị của thông số vỉa chứa là độ thấm của vỉa, hệ số skin, áp suất trung bình của vỉa,
khoảng cách tới đứt gãy nếu có, độ dài và khả năng liên thông của các khe nứt.

2.2. Phương pháp minh giải tài liệu th
ử vỉa DST.
2.2.1 Khái niệm
Thử vỉa DST (thử vỉa trong cần khoan, drill stem test) là phương pháp thử vỉa
dùng để xác định tiềm năng khai thác của một khu vực chứa hydrocacbua ngay sau
khi khoan và trước khi hoàn thiện giếng. Việc lấy mẫu chất lưu qua cần khoan
được thực hiện nhờ sự chênh lệch áp suất tức thì giữa đáy giếng với vỉa chứa,
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


18
những sự thay đổi của áp suất dòng chảy, áp suất thủy tĩnh cũng như áp suất đóng
giếng đều được theo dõi và ghi lại như một hàm của thời gian. Kết quả phân tích
PVT mẫu chất lưu trong phòng thí nghiệm cùng với kết quả phân tích đánh giá sự
thay đổi của áp suất được theo dõi sẽ cho ta những thông tin về tính chất cơ lý của
chất lưu, thông số vỉa chứa và khả n
ăng đưa giếng vào khai thác.
2.2.2 Các loại thử vỉa DST
Phương pháp thử vỉa DST được phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của
giếng được tiến hành thử vỉa và từ đó chia phương pháp này thành hai loại, trong
mỗi loại tùy theo loại thiết bị được sử dụng và công dụng của nó mà ta chia làm
các loại nhỏ khác:
 Thử vỉa DST đối với giếng chưa chống ống có thể ti
ến hành ở bất cứ vị trí

nào dọc theo giếng khoan, gồm có:
- Thử vỉa đáy giếng thông thường (Conventional Bottomhole Test)
- Thử vỉa phân đoạn thông thường (Conventional Straddle Test)
- Thử vỉa phân đoạn packer bơm phồng (Inflatable Packer Straddle Test)
 Thử vỉa DST đối với giếng đã chống ống:
- Thử vỉa thông thường (Conventional Test)
- Thử vỉa hiệu chỉnh áp suất (Pressure Operated Tool)
Vi
ệc chọn khoảng thử vỉa thường dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu vỉa đã
có trước đó. Điều kiện giếng quyết định đến việc chọn lựa thời điểm thử vỉa.
2.2.3 Mục đích của phương pháp
Thử vỉa có ba mục đích chính: đánh giá vỉa, mô tả vỉa và quản lý vỉa.
 Đánh giá vỉa
Việc biết đượ
c kích thước, các đặc tính cũng như khả năng cho dòng của vỉa
sẽ giúp đưa ra quyết định khai thác vỉa thế nào để đạt kết quả tốt nhất, vì vậy việc
xác định độ dẫn thủy (Kh) của giếng (là một trong những thông số quan trọng
trong quá trình thiết kế mạng lưới giếng), áp suất ban đầu (P
i
) của vỉa chứa (là
thông số giúp xác định khả năng chứa của vỉa và thời gian duy trì khai thác trong
bao lâu) và các giới hạn của vỉa sản phẩm (giúp xác định lượng chất lưu có trong
vỉa) là rất cần thiết. Trong quá trình thử vỉa không chỉ xác định được các thông số
vỉa chứa mà còn xác định được các tính chất lý hóa và PVT của chất lưu có trong
vỉa nhờ phân tích trong phòng thí nghiệm những mẫu chất lưu thu thập
được trong
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


19

vỉa chứa. Ngoài ra cũng cần phải nghiên cứu điều kiện các đới xung quanh thành
giếng khoan, kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc đánh giá hệ số skin (S – hệ số
nhiễm bẩn vỉa) và hệ số tích lũy giếng khoan có gây tác động đến sản lượng của
giếng hay không.
 Mô tả vỉa
Các vỉa chứa thường không chỉ đơn thuần là chứa dầu, khí, nướ
c mà còn bị
làm phức tạp bởi nhiều loại đá khác nhau, nhiều đứt gãy, nhiều phân cách địa tầng,
nhiều màn chắn thấm Những đặc điểm này đều có ảnh hưởng lớn tới đặc tính của
vỉa chứa cũng như sự thay đổi của áp suất tại vỉa. Kết quả phân tích thử vỉa với
mục đích mô tả vỉa sẽ giúp ích nhiều trong việc d
ự đoán đặc tính vỉa rồi từ đó đưa
ra kế hoạch phát triển khai thác.
 Quản lý vỉa
Trong suốt thời gian mỏ hoạt động việc theo dõi hiệu suất cũng như những
điều kiện của giếng là điều rất cần thiết. Khi theo dõi sự thay đổi áp suất vỉa trung
bình sẽ giúp ta có thể dự đoán được các đặc tính của mỏ trong tương lai. Dự
a vào
những kết quả thu được từ việc theo dõi điều kiện của các giếng ta sẽ đưa ra được
các phương án sửa chữa và cải thiện giếng để có được lưu lượng phù hợp. Trong
một số trường hợp cụ thể có khả năng xác định được sự di chuyển của chất lưu
trong vỉa chứa, điều này cũng giúp ích trong việc đánh giá hiệu qu
ả của quá trình
vận chuyển và dự đoán được các đặc tính đi kèm theo sau đó.
2.2.4 Các thông số vỉa chứa thu được từ thử vỉa và các phương pháp nghiên
cứu thông số thu được từ thử vỉa
2.2.4.1 Phương pháp đồ thị Horner
Trong phương pháp này, tài liệu phục hồi áp suất thường được minh giải sử
dụng kỹ thuật của Horner và MBH(Matthews, Brons và Hazebroek), khi chiều dày
của vỉa và độ nhớt của vỉa

đã biết, thời gian đóng giếng đủ dài, và nếu thành giếng
hư hại không đáng kể. Đồ thị Horner của tài liệu áp suất phục hồi là 1 đường thẳng
với độ dốc m. Giá trị m được dùng để tính toán đặc điểm của vỉa. Phần chi tiết của
phương pháp này sẽ được đề cập ở phần sau.
2.2.4.2 Các phương pháp kết hợp dạng đường cong
Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp


20
Nếu sự xâm hại thành giếng lớn thì có thể dùng các dạng đường cong của
Ramney, Agarwal và Martin. Phương pháp này không áp dụng được ở điều kiện
dòng chảy với lưu lượng ổn định, và chỉ dùng để kiểm tra dộ chính xác.
Phương pháp kết hợp các dạng đường cong trước đây của Kohlhass trước đây
được sử dụng trong các giếng nghiên cứu nước. Hiện nay có thể được áp dụng
trong giếng dầu
để xác định độ dẫn chất lưu và hệ số hư hại thành giếng. Phương
pháp này có giới hạn: xác định độ dẫn chất lưu trong giai đoạn chảy nên thời gian
sẽ ngắn, cho nên kết quả chịu ảnh hưởng mạnh vào điều kiện xung quanh thành
giếng khoan.
Phương pháp của Correa và Ramney, phương pháp này dựa trên nghiên cứu
của Soliman (1982). Correa và Ramey (1986) chỉ ra rằng nếu biết được lưu lượng
trung bình và ∆t > t
p
, thì đồ thị P
ws
và trên giấy hình chữ nhật sẽ
là đường thẳng có độ dốc và từ đó độ thấm và hệ số skin có thể xác định được.
Kéo dài đường thẳng tới
=0 sẽ thu được áp suất ban đầu của vỉa.
Tuy nhiên giới hạn của phương pháp này là không thể áp dụng trong môi trường

dòng chảy nhiều pha.[1]
2.2.4.3 Minh giải bằng phần mềm máy tính
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ máy tính, nhiều phần mềm thử vỉa
đã được ra đời như FastWellTest, PanSystem, Ecrin… Giúp cho việc minh giải trở
nên dễ dàng và tin tưởng hơn. Tuy nhiên các phương pháp này yêu cầu có mô hình
số và nhiều thông số khác của vỉa.
Đồ án chỉ đi sâu vào phương pháp đồ thị Horner và sử dụng phương pháp này
để minh giải thử vỉa DST cho giếng 11-1 – GC – 1X. Sau đó so sánh với kết quả
minh giải thử vỉa DST qua phần mềm PanSystem.

×