Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam và giải pháp để hoàn thiện thị trường này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.6 KB, 30 trang )

Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

LỜI MỞ ĐẦU

……

……
T
hị trường ngoại hối Việt Nam đã được hình thành và từng bước hồn thiện gắn liền với

tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Trong hoàn cảnh hội nhập hiện
nay, ngoại hối và tỷ giá hối đối ln là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, và khơng ít nền
kinh tế đã trở nên khủng hoảng và chao đảo vì vấn đề này. Thực tế đã chứng minh,
chính sách quản lý và điều hành tỷ giá hối đoái ở nước ta trong thời gian qua đã đem lại
nhiều kết quả tích cực và đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc ổn định và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển như hiện nay, nhiều thuộc
tính và đặc trưng mới của nền kinh tế đã xuất hiện nhưng chưa được định hình rõ ràng,
cộng với những diễn biến trái chiều và phức tạp của nền kinh tế giới, nên việc quản lý
ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái trong quản lý vĩ mơ ở nước ta vẫn chưa nói là
được giải quyết thỏa đáng, tương xứng với vị trí của nó trong hệ thống lý luận và thực
tiễn. Chính vì thế, việc nghiên cứu về thị trường ngoại hối, chính sách điều hành tỷ giá
hối đoái và những tác động của chúng đến thị trường ngoại hối Việt Nam, nghiên cứu
những chính sách tỷ giá của các nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm để áp
dụng cho Việt Nam là việc làm cần thiết. Nghiên cứu về vấn đề này là một yêu cầu cần
đặt ra trong quá trình phát triển mới của đất nước, đó là q trình hội nhập tồn diện vào
nền kinh tế thế giới.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường ngoại hối, quản lý ngoại hối tại
Việt Nam hiện nay, cũng như tác động của chính sách điều hành tỷ giá hối đối của Nhà
nước ta đến thị trường này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tai :”Thực trạng thị trường


ngoại hối Việt Nam và giải pháp để hoàn thiện thị trường này”
Hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đang đẩy mạnh công tác quản lý
ngoại hối theo chiều tự do hóa hoạt động ngoại hối, phù hợp với thơng lệ quốc tế, tạo
lập nhiều công cụ giao dịch ngoại hối cho các nhà đầu tư lựa chọn. Do đó dự kiến sẽ có

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 1


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

nhiều văn bản mới về quản lý ngoại hối và tỷ giá sẽ được ban hành. Vì vậy, bài tiểu luận
này lấy thời điểm năm 2008 đến nay để phân tích. Đồng thời hiện nay trên thị trường
ngoại hối, việc giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua USD và ảnh hưởng của
đồng USD là rất lớn đối với mọi giao dịch hối đoái của Việt Nam, chính vì thế, diễn
biến tỷ giá chúng tơi đề cập trong bài là tỷ giá USD/VNĐ.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
I- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI:
1- Khái niệm:
1.1- Ngoại hối:
-

Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh
toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước
mà khái niệm ngoại hối có thể là khơng giống nhau.


-

Thành phần cơ bản của ngoại hối:


Ngoại tệ (foreign currency): tiền của nước khác lưu thông trong một nước.
Ngoại tệ bao gồm: ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.



Các phương tiện thanh tốn quốc tế được ghi bằng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh
phiếu, séc, thư chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic
transfer), thẻ tín dụng (credit card), thư tín dụng ngân hàng (bank letter of
credit), là những chứng từ chi trả phát sinh từ quan hệ tín dụng, thể hiện một số
tiền nhất định, được lưu thông dễ dàng từ người này sang người khác.

Phần lớn các phương tiện thanh tốn này hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín
dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Các phương tiện này khơng có giá trị nội tại
của nó, mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ.
1.2- Thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch các loại ngọai tệ và các phương tiện
thanh tóan có giá trị ngoại tệ, là một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường tiền tệ.
Thị trường ngọai hối mang đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp ứng
những nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên bình diện quốc tế, đặc biệt là tạo
điều kiện can thiệp của NHTW nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc
gia.
2- Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
-

Hoạt động liên tục suốt ngày đêm.


-

Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế.

-

Tỷ giá hối đối được xác định trên cơ sở cung - cầu ngoại tệ.

-

Đồng Đô la Mỹ được coi là đồng tiền phương tiện.

Nhóm thực hiện: Nhoùm 4

Trang 2


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

3- Chức năng của thị trường ngoại hối:
-

Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho q trình chu
chuyển, thanh tốn trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại.

-


Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều
khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ.

-

Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng.

-

Cung cấp các công cụ cho các nhà kinh tế nghiên cứu để phịng ngừa rủi ro hối đối
trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu thu được lợi
nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái.

4- Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối:
-

Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay: Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà
việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ
khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.

-

Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá : Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ
giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán.

-

Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn : Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc
giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc
ký kết hợp đồng.


-

Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch
ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.

-

Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một
số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.

-

Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn: Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp
đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán.


Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng khơng bắt buộc mua
một số lượng ngoại tệ nhất định.



Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng khơng bắt buộc bán một
số lượng ngoại tệ nhất định.
Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy khơng có lợi.
Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua yêu
cầu.

II-


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI:

1- Tỷ giá hối đoái (TGHĐ):
1.1- Khái niệm:
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về TGHĐ như:
-

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị của một
đồng tiền khác.

-

Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ hay ngược lại.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 3


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

-

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Tỷ giá phản ánh mối quan hệ về mặt giá trị giữa các đồng tiền khác nhau với nhau.

1.2- Vai trị của tỷ giá hối đối:
Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại,

tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Điều chỉnh
tỷ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh tốn, thì trong nó lại
chứa đựng nguy cơ lạm phát. Còn trong trường hợp cố định tỷ giá để kiềm chế lạm phát
thì làm cho đồng tiền nội tệ lên giá quá cao, có nguy cơ khơng khuyến khích xuất khẩu,
mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cho cán cân thanh tốn bị thâm hụt, dự trữ
ngoại tệ quốc gia giảm. Cho nên, việc xác định tỷ giá ở mức hợp lý theo từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế là cần thiết.
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
Hình 1: Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá

4.1-

Tỷ lệ lạm phát tương đối:

Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung
tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.
Khi lạm phát của Mỹ cao hơn một cách tương đối so với lạm phát Anh thì đồng
Bảng Anh tăng giá.
4.2-

Lãi suất tương đối:

Thay đổi lãi suất tương đối tác động đần đầu tư chứng khốn nước ngồi, đến lượt
đầu tư chứng khốn nước ngồi lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền và vì thế ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đối.
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 4



Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Khi lãi suất ở Mỹ cao hơn một cách tương đối so với lãi suất ở Anh thì đồng Bảng
Anh giảm giá.
4.3-

Thu nhập tương đối:

Khi thu nhập quốc dân Mỹ tăng tương đối thì đồng bảng Anh tăng giá.
4.4-

Can thiệp của Chính phủ:

Chính phủ của nước ngồi có thể tác động đến tỷ giá cân bằng bằng nhiều cách khác
nhau như: áp đặt những rào cản về ngoại hối, ắp đặt những rào cản về ngoại thương, can
thiệp vào thị trường ngoại hối và tác động đến những biến động vĩ mô như: lạm phát, lãi
suất và thu nhập quốc dân.
4.5-

Kỳ vọng của thị trường:

Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thơng
tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Ví dụ: tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ
có thể làm những nhà đầu tư cơ bán đô la do dự kiến đồng đô la sẽ giảm giá trong tương
lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị của đồng đô la ngay lập tức.
2- Chính sách tỷ giá:
Chính sách tỷ giá là các quan điểm, phương thức điều hành tỷ giá thông qua các

công cụ để tác động vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt
tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản chính sách tỷ giá tập trung vào hai vấn đề lớn
là: vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá) và vấn đề điều
chỉnh tỷ giá hối đoái.
2.1. Các hệ thống tỷ giá hối đoái:
2.1.1- Hệ thống TGHĐ cố định:
-

Trong một hệ thống TGHĐ cố định, TGHĐ hoặc được giữ không đổi hoặc chỉ được
cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp.

-

Nếu một TGHĐ dao động quá nhiều, các chính phủ có thể can thiệp để duy trì
TGHĐ trong vịng giới hạn của phạm vi này.

2.1.2- Hệ thống TGHĐ thả nổi tự do:
Trong một hệ thống tỷ giá thả nổi tự do, tỷ giá sẽ được các lực thị trường ấn định mà
khơng có sự can thiệp của chính phủ. Theo hệ thống này, các công ty đa quốc gia sẽ cần
phải dành nhiều thời gian đáng kể cho việc tính toán và quản lý các rủi ro dao động tỷ
giá.

-

Thuận lợi
Bất lợi
Duy trì sự ổn định chung của thế giới
Làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh
Giảm bớt áp lực cho Ngân hàng TW
tế của một quốc gia

Nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính
Ngăn cản sự lây lan của các “căn bệnh”
kinh tế

2.1.3- Hệ thống TGHĐ hỗn hợp giữa cố định và thả nổi:
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 5


GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

Trong thực tế, hầu như ít quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc thả nổi
thuần tuý mà thay vào đó là một hệ thống tỷ giá kết hợp giữa thã nổi và cố định với
những đặc trưng phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia.
 Hệ thống tỷ giá một số quốc gia:
HTTG chuẩn tiền HTTG cố định
tệ (currency
(fixed ex
board)
change)
Achentina
France - Euro
Bulgaria
Germany-euro
Estonia
Malaysia
Hongkong

Lithuania

HTTG con rắn
tiền tệ
(crawling peg)
Hungary
Indonesia
Urugoay
China

HTTG thả nổi
có quản lý
(managed
float)
Brazil
Colombia
Croatia
Czech
Egypt
Euro
Jamaica
Japan
Korea
Lebanon
Mexico
Peru
Singapore
Thailand

HTTG thả nổi

tự do (freely
floating)
Australia
Chile
Iceland
Newziland
Noway
Poland
Sweden
Switzerland

2.2. Sự can thiệp của chính phủ trong hệ thống tỷ giá hối đối có quản lý:
2.2.1- Các lý do của việc can thiệp vào ngoại hối:
Ba lý do chính để các Ngân hàng trung ương quản lý các tỷ giá hối đoái là:
-

Làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái

-

Thiếp lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn: Các Ngân hàng trung ương nỗ lực duy trì
tỷ giá đồng nội tệ trong vịng các biên độ khơng chính thức, hay ẩn nhằm đảm bảo
cho đồng nội tệ đạt một mức chuẩn nào đó.

-

Ứng phó với các xáo trộn tạm thời: Ngân hàng trung ương có thể can thiệp để cơ lập
giá trị của một đồng tiền khỏi một xáo trộn tạm thời.

2.2.2- Sự can thiệp của Chính phủ trong hệ thống TGHĐ có quản lý:

a- Can thiệp trực tiếp:
Phương pháp can thiệp trực tiếp của Ngân hàng trung ương để buộc đồng nội tệ giảm
giá là bán nội tệ ra thị trường, đổi đồng nội tệ lấy các ngoại tệ khác trong thị trường ngoại
hối.
Cụ thể là NHTW mua ngoại tệ khi cung > cầu (tỷ giá giảm). NHTW mua ngoại tệ dẫn
đến kết quả như sau:


Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng



Lượng tiền nội tệ cung ứng tăng (áp lực lạm phát)

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 6


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật



Hoạt động xuất khẩu được khuyến khích



NHTW bán ngoại tệ khi cầu > cung (tỷ giá tăng cao), kết quả:




Dự trữ ngoại hối nhà nước giảm



Lượng tiền cung ứng giảm.

-

Can thiệp đạt mục tiêu: can thiệp đạt mục tiêu khi sự can thiệp của ngân hàng trung
ương phát huy tác dụng hoặc thậm chí tác động mạnh đến thị trường theo những
mục tiêu mà ngân hàng trung ương mong muốn, điển hình là thị trường Thái Lan.

-

Can thiệp khơng đạt mục tiêu: thì ngược lại khi những can thiệp của ngân hàng trung
ương không phát huy tác dụng, điển hình thị trường Mỹ và Việt Nam.

-

Can thiệp khơng vơ hiệu hố: Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường hối
đối mà khơng điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ.

-

Can thiệp vơ hiệu hố: Ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách áp dụng đồng
thời các giao dịch trong thị trường ngoại hối và các hoạt động trên thị trường mở.
b- Can thiệp gián tiếp:


Ngân hàng Trung ương có thể tác động đến giá trị đồng nội tệ một cách gián tiếp
bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng đến đồng nội tệ.
-

Can thiệp gián tiếp thơng qua chính sách của Chính phủ:




Chính sách chiết khấu: NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của NH
mình để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường.



Quỹ dự trữ bình ổn hối đối: mục đích nhằm tạo ra một cách chủ động một
lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của TGHĐ.



Phá giá tiền tệ: Là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ.


-

NHTW có thể cố gắng hạ thấp lãi suất nội tệ để làm nản lịng các nhà đầu tư
nước ngồi trong việc đầu tư vào chứng khốn trong nước, do đó tạo áp lực giảm
giá đồng nội tệ.

Nâng giá tiền tệ: Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với

ngoại tệ.

Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của Chính phủ:

Chính phủ cũng có thể tác động một cách gián tiếp đến các tỷ giá hối đoái bằng cách
áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên có thể gặp sự trả
đũa lại bằng các hàng rào của nước khác.


Thuế: Thí dụ, nếu chính phủ muốn tăng giá tiền đồng, họ có thể đánh thuế trên
hàng nhập nhằm làm giảm nhập khẩu. Hành động này sẽ làm giảm nhu cầu của
các nhà nhập khẩu đối với USD và tạo một áp lực tăng giá tiền đồng.



Hạn ngạch.



Thuế thu nhập: Chính phủ có thể giảm hay miễn thuế đánh trên bất cứ thu nhập
nào do đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Biện pháp này sẽ gia tăng nhu cầu
của nước ngồi đối với tiền đồng.

Nhóm thực hiện: Nhoùm 4

Trang 7


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp


GVHD: TS. Diệp Gia Luật

PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM
I- SỰ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT
NAM:
Từ năm 1989, công cuộc đổi mới được đẩy mạnh hơn với chủ trương của Đảng và
Nhà nước là phát triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơng
cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở
cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày
càng mạnh mẽ. Nhằm bôi trơn và thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt
động xuất nhập khẩu thì việc hình thành và đưa vào hoạt động thị trường ngoại hối ở
Việt Nam là cần thiết. Quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
có thể tóm tắt qua ba giai đoạn như sau:
1- Trước năm 1991:
Đặc trưng của giai đoạn trước năm 1991 là Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội,
đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngồi đều thơng qua hệ thống độc quyền của Nhà
nước về ngoại thương và ngoại hối. Với cơ chế kinh tế như vậy, đã triệt tiêu môi trường
và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói chung và thị trường
ngoại hối nói riêng.
Trước yêu cầu đổi mới, ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
định 53/HĐBT về việc tách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao
gồm: Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. NHNN là Ngân hàng
Trung ương thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và
ngân hàng; hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng; trong
đó, chỉ có duy nhất Ngân hàng Ngoại thương được phép hoạt động và kinh doanh ngoại
hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài; các ngân hàng khác chỉ được
phép hoạt động trong nước. Như vậy, cho đến thời điểm sau khi có Nghị định 53/HĐBT
thì một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam vẫn chưa được hình thành.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế,
chính trị và văn hóa với nước ngồi, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành

Nghị định 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối”. Một trong những điểm mới về
quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 là: “Nhà nước CHXHCN
Việt Nam thông qua NHNN thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và
kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo quy định
của NHNN. NHNT là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra các ngân hàng
chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối
hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN Việt Nam cho phép”. Như vậy, có thể
nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được dỡ bỏ.
Từ nay, các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 8


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

cấp phép. Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động
của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh
tranh của thị trường. Trong thực tế, trước yêu cầu phát triển các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế, NHNN đã lần lượt cấp phép kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế… cho
hầu hết các NHTM hoạt động ở Việt Nam.
2- Từ năm 1991 đến năm 1994:
Cho dù có những bước chuyển biến, nhưng ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thị
trường ngoại hối có tổ chức để chắp nối cung cầu ngoại tệ và tạo cơ sở xác định tỷ giá
chính thức một cách khách quan, sát với quan hệ cung cầu trên thị trường, thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn lực ngoại tệ vào hệ thống
mgân hàng. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 107-NH/QĐ,

ngày 16/08/1991 ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ
sở đó, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Như vậy có thể nói, năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch
sử về việc hình thành nền móng thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam.
Việc thành lập hai trung tâm nói trên là bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng
trong quá trình đổi mới thực sự theo hướng thị trường. Hai trung tâm này là tiền thân
của thị trường ngoại hối Việt Nam ngày nay. Thông qua hoạt động mua bán tại hai trung
tâm, với vai trị là người có tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu
ngoại tệ để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường
và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế.
Từ khi hai trung tâm ra đời thì tỷ giá chính thức của VND được xác định có căn cứ
vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở hai trung tâm, do đó tỷ giá đã phản ánh
trung thực hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được
khoản cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Từ đây, có thể nói thị
trường ngoại hối có tổ chức đã từng bước nắm vai trị chủ đạo, chi phối và khống chế
được thị trường tự do.
Trước nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn ở Việt Nam,
Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại
tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/12/1994 để nhường chỗ cho thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng. Qua thời gian hoạt động từ ngày 16/08/1991 đến ngày
01/12/1994, hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã phát huy tích cực trong
việc điều hoà cung cầu ngoại tệ, tạo ra phương thức kinh doanh giao dịch mang tính thị
trường, góp phần ổn định tỷ giá, giá cả và kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, với nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu phát triển của thị trường thì hai trung
tâm giao dịch ngoại tệ đã bộc lộ những hạn chế không đáp ứng được nhu cầu giao dịch
ngoại tệ của nền kinh tế như một tổng thể. Thực tế địi hỏi phải có một mơ hình mới linh
hoạt hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong phạm vi cả nước chứ
khơng chỉ gói gọn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đó là mơ hình ngoại tệ liên
ngân hàng.
3- Từ năm 1994 đến nay:

Trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh toán ngoại tệ của nền kinh tế
như một tổng thể, nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với quá trình
phát triển của thị trường tài chính tồn cầu; với các điều kiện khách quan và chủ quan
thuận lợi như hệ thống NHTM đã phát triển cao về mặt số lượng cũng như chất lượng,
các điều kiện về kỹ thuật và trang thiết bị của các ngân hàng đã nâng cao, đặc biệt là
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 9


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

nguồn ngoại tệ của nền kinh tế dồi dào như là điều kiện về hàng hóa có tính quyết định
đến hoạt động và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Đứng trước tình hình đó,
Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết đinh 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 thành lập Thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng (Interbank) và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Interbank, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát tiển của
thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu phát triển
trong thời kỳ mới, Uy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ngoại hối số
28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005. Giờ đây, hoạt động của thị trường ngoại hối
Việt Nam ngày càng sơi động, phong phú với các hình thức giao dịch hối đoái trao ngay
(Spot), giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward), giao dịch hối đoái hoán đổi (Swap)…
II-

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI & TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI:

1- Chính sách quản lý ngoại hối:

Cuối những năm của thập niên 90, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản Luật và
dưới Luật, trong đó có Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng ban hành
ngày 12/12/1997, Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản
lý ngoại hối ra đời thay thế cho Nghị định 161/HĐBT/1988. Nội dung của Nghị định
tương đối phong phú, bao gồm 10 chương và 45 điều. Nét nổi bật của Nghị định
63/1998/NĐ-CP mà ở các Nghị định trước chưa đề cập đến đó là việc phân biệt rõ người
cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, nghĩa vụ bán và
quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, quy định hoạt động ngoại hối của các tổ
chức tín dụng và bàn thu đổi ngoại tệ.
Tiếp theo Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối trong tình hình
mới, ngày 12/9/1998, Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTG về nghĩa vụ bán
và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức trên cơ sở tỷ lệ kết hối bắt buộc 80%
số ngoại tệ phải bán của khách hàng cho Ngân hàng trong vịng 15 ngày có nguồn thu
ngoại tệ từ các giao dịch vãng lai. Chính sách quản lý ngoại hối đã mang lại tính khả
quan. Nhưng sau khi có Quyết định số 180/QĐ/CP ngày 10/9/1999 giảm tỷ lệ kết hối từ
80% xuống cịn 50%, tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thay đổi. Bên
cạnh đó, lãi suất tiền gửi VND giảm, lãi suất huy động USD tăng dẫn đến các doanh
nghiệp xuất khẩu thay vì bán hết ngoại tệ cho Ngân hàng như trước đây thì giữ lại số
tiền đó trên tài khoản của Ngân hàng làm cho lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường
giảm. Cùng lúc đó Quyết định số 170/QĐ-CP ngày 19/8/1999 về việc khuyến khích
người Việt Nam ở nước ngồi gửi tiền về nước cho phép người trong nước nhận bằng
ngoại tệ làm cho lượng ngoại tệ mua của Ngân hàng bị giảm.
Trong 6 tháng đầu 2001, tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiếp tục căng
thẳng. Kết hợp với sự thay đổi trong Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 về nghĩa vụ bán và
quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức. Tiếp theo đó Thơng tư số 05/2001/TTNHNN ngày 31/5/2001 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Mục đích của Quyết định 61 lần này là điều chỉnh các quan hệ giữa các Ngân hàng được
phép với người cư trú là tổ chức. Trong đó, quy định nghĩa vụ bán ngay trong vòng 3
ngày 40% ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai của người cư trú là các tổ chức,
còn đối với các tổ chức xã hội vẫn áp dụng như trước (tức là phải bán ngay 100% cho

các Ngân hàng được phép).

Nhóm thực hiện: Nhoùm 4

Trang 10


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Mặc dù tỷ lệ kết hối những năm qua đã liên tục được điều chỉnh giảm dần nhưng
quy định phải kết hối vẫn thường bị nước ngoài xem như một ví dụ điển hình về “biện
pháp hành chính” và cơ chế “phi thị trường” của Việt Nam. Điều này ít nhiều gây bất lợi
cho nước ta khi làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong khuôn
khổ thực hiện các dự án vay, đầu tư, các chương trình của IMF, các cuộc đàm phán hội
nhập…, chính vì vậy, theo cam kết với IMF, Việt Nam sẽ xóa bỏ quy định kết hối chậm
nhất là vào cuối năm 2003. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế, cân nhắc
các lợi ích đối với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.
Ngày 2 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
46/2003/QĐ-TTg, trong đó đã giảm tỷ lệ kết hối từ 30% xuống bằng 0%. Đây là một cố
gắng và đổi mới thực hiện trong chính sách quản lý ngoại hối của nước ta, khẳng định
nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển công tác quản lý ngoại hối thời gian qua đã
thực sự hướng vào mục tiêu ổn định kinh tế, ổn định tiền
Tóm lại, cơng tác quản lý ngoại hối đã có nhiều đổi mới căn bản, phù hợp dần với
thông lệ quốc tế, với xu thế hội nhập và tồn cầu hóa. Cho đến năm 2006, thị trường
ngoại hối khơng có những thay đổi lớn. Những qui định, điều chỉnh đã được thực
hiện trong các năm qua vẫn cịn phù hợp và có thể kiểm soát được thị truờng cho
đến thời điểm hiện nay. Quyết định 1452/2004/QD-NHNN được ban hành vào cuối
tháng 11/2004 vẫn là quy định cơ bản điều chỉnh các hoạt động khác nhau của thị

trường ngoại hối, bao gồm: giao ngay, hốn đổi, kỳ hạn và quyền chọn. Trong khi đó,
trên thị trường vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái tài trợ, lãi suất chiết khấu do NHNN quy
định vẫn được duy trì khá ổn định.
Ở góc độ chính sách, NHNN đã ban hành Pháp lệnh ngoại hối mới, khung pháp lý
cao nhất điều chỉnh tất cả các hoạt động ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối (PLNH) đã được
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 13/12/2005 và có hiệu lực kể từ ngày
1/6/2006. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực quản lý ngoại
hối. PLNH được ban hành sẽ tạo ra những bước đổi mới quan trọng trong chính sách
quản lý ngoại hối của Việt Nam .
Trong Pháp lệnh ngoại hối mới có một số điểm mới như sau: Các tổ chức kinh tế
phát sinh nhu cầu giao dịch bằng một ngoại tệ khác có thể trực tiếp đến các NHTM có
chức năng kinh doanh ngoại hối. Các NHTM này sẽ yêu cầu những chứng từ cần thiết
để chứng minh giao dịch nói trên. Các cá nhân có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng phải
chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp lý của mình như để đi du học hay đi chữa
bệnh ở nước ngoài. Bên cạnh các qui định về giao dịch thông thường, các quy định về
giao dịch vốn đối với đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào-ra Việt Nam, nợ nước ngoài và
việc sử dụng ngoại tệ trong nước cũng đã được nới lỏng.
Một điểm mới nữa liên quan đến việc mở tài khoản bằng ngoại tệ tại Việt Nam hay
nước ngoài. Các tổ chức kinh tế có chi nhánh hay văn phịng đại diện ở nước ngồi sẽ có
quyền được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài sau khi đuợc sự chấp thuận của NHNN.
Các cá nhân tạm thời định cư ở nước ngoài sẽ được phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước
ngoài, phù hợp với quy định của nước sở tại. Nhưng khi giấy phép định cư của họ hết
hiệu lực, các tài khoản này sẽ bị đóng cùng với số tiền còn lại trong tài khoản sẽ được
chuyển về Việt Nam. Pháp lệnh cũng đề cập các khoản nợ nước ngoài và cung cấp
những quy định cụ thể về quản lý ngoại hối đối với các trường hợp đầu tư trực tiếp, gián
tiếp và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài. Các vấn đề như quỹ dự trữ ngoại hối, quản lý
vàng, và sự nhất quán trong chính sách quản lý cũng được quy định rõ ràng.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4


Trang 11


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Về thị trường trong nước, Pháp lệnh ngoại hối mới cũng nhấn mạnh nguyên tắc “sử
dụng đồng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam”. Nói cách khác, những tổ chức, cá nhân
khơng có nhu cầu hợp pháp về việc sử dụng ngoại tệ sẽ không được phép dùng ngoại tệ
để thanh tốn, chi trả, trong khi đó các doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán
bằng ngoại tệ có thể tiếp tục để dành và gửi tiết kiệm ở ngân hàng như luật hiện hành
quy định.
Việc ban hành Pháp lệnh ngoại hối mới là cam kết của chính phủ Việt Nam trong
việc giải quyết các vấn đề hiện tại đối với cách thức quản lý ngoại hối, đảm bảo việc
quản lý ngoại hối phù hợp với các u cầu phát triển kinh tế. Ngồi ra, cịn để tự do hoá
các giao dịch vãng lai, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc bắt buộc phải chuyển đổi
đồng tiền, việc đơn giản hoá các thủ tục, giấy tờ. . .Những thay đổi này nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đồng thời làm cho
các quy định về quản lý ngoại hối phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, về khía
cạnh thị trường liên ngân hàng, Pháp lệnh ngoại hối mới khơng có sự điều chỉnh nào
đáng kể.
Như vậy, cho đến nay, hầu hết các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa, các giao
dịch vốn đã được kiểm soát tốt trên cơ sở bước đầu có sự nới lỏng hơn phù hợp với
thơng lệ quốc tế. Số lượng các loại giấy phép đã giảm nhiều theo tinh thần của Luật
Doanh nghiệp. Việc mở rộng biên độ tỷ giá đã giúp cho các Ngân hàng thương mại có
điều kiện yết giá cạnh tranh, cùng với quy định mới về trạng thái ngoại tệ đã làm tăng
tốc độ chu chuyển ngoại tệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài,
hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, qua đó góp phần bình ổn tỷ giá và hỗ trợ
cho vị thế của đồng Việt Nam, khắc phục dần tình trạng "Đơ la hóa" trên con đường

hướng tới mục tiêu "trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam".
2- Tác động của chính sách Quản lý ngoại hối đến thị trường ngoại hối:
2.1-

Tác động tích cực:

Trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối không ngừng
được đổi mới để phù hợp với thơng lệ quốc tế và thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, công tác quản lý ngoại
hối đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
2.1.1- Kiểm sốt nguồn ngoại tệ trên thị trường:
Việc ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ- TTg ngày 14/2/1998 giúp kiểm soát
được nguồn ngoại tệ trên thị trường. Trước khi Quyết định này được ban hành, việc
các tổ chức đơn vị được phép mở nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều tổ chức tín dụng
đã làm cho lượng ngoại tệ bị phân tán, khó kiểm sốt và Ngân hàng khơng quản lý
được. Thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ban hành ngày 14/2/1998, các Doanh
nghiệp chỉ được duy trì một tài khoản tiền gửi và khi có nhu cầu mở thêm tài
khoản phải đăng ký với NHNN. Việc này giúp các Ngân hàng bước đầu kiểm soát
được nguồn ngoại tệ trên tài khoản, theo dõi được những Doanh nghiệp có ngoại tệ
nhưng không sử dụng đến và yêu cầu họ phải bán lại số ngoại tệ dư thừa cho Ngân
hàng, thực hiện mục đích tập trung ngoại tệ vào Ngân hàng, chống găm giữ, lãng
phí trong việc khơng sử dụng ngoại tệ. Từ đó, làm cho mọi giao dịch về ngoại tệ
của các Ngân hàng với khách hàng cũng như giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên
ngân hàng đã trở lại bình thường.
2.1.2- Ổn định doanh số mua bán ngoại tệ:
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 12



Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Ngồi ra, việc ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ- TTg ngày 14/2/1998 cũng
giúp ổn định doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường. Điều này có thể thấy được
qua hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Vào tháng 1/1998 (trước khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg), do mất cân
đối cung cầu ngoại tệ, doanh số mua ngoại tệ giữa khách hàng và Ngân hàng đạt
khoảng 280 triệu USD, trong khi đó doanh số bán lên tới gần 340 triệu USD. Sau 3
tháng thực hiện Quyết định trên, việc mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng với khách
hàng đã có chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của
Doanh nghiệp, giải tỏa được tâm lý căng thẳng về ngoại tệ. Tình hình mua bán ngoại
tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã trở lại bình thường, có mua, có bán,
doanh số mua vào của các Ngân hàng thương mại đã vượt doanh số bán ra, tạo điều
kiện tăng tích lũy ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng.
Ngay sau khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg, doanh số mua bán ngoại
tệ đã tăng lên so với trước (tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng với
khách hàng trong tháng 2 năm 1998 tăng khoản 8% so với tháng 1 năm 1998, riêng
tháng 3 năm 1998 doanh số mua bán tăng khoảng 34% so với tháng trước). Cụ thể
tháng 3 và 4 năm 1998, tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa Ngân hàng và khách
hàng đạt trung bình gần 1 tỷ USD/tháng (doanh số mua bán tháng 4 năm 1998
tăng 7% so với tháng 3 năm 1998) (Nguồn: Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối
đoái ở Việt Nam - NXB Thống kê – 2004)
Sau khi thực hiện Quyết định 37/1998/QĐ-TTg đến hết tháng 4/1998, doanh số
mua ngoại tệ của các Ngân hàng từ khách hàng đã vượt qua doanh số bán. Tuy
nhiên, do một số hạn chế của Quyết định 37/1998/QĐ-TTg và ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng ngày càng gây sức ép lên cung – cầu ngoại tệ trên thị trường do xuất
khẩu khó khăn, đầu tư nước ngồi giảm, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng đến
yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ trước sức ép giảm giá đồng Việt Nam. Vào các tháng

tiếp theo của năm 1998, doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng của các Ngân hàng đã
giảm, thấp hơn doanh số bán ra. Nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1998, tổng
doanh số mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng giảm từ mức bình quân gần 1 tỷ
USD/tháng trong tháng 3 và 4 xuống chỉ còn khoảng 500-600 triệu USD/tháng.
Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ra đời. Sau khi thực hiện Quyết định này, doanh
số mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng đã tăng dần, doanh số mua vào đã tăng
lên, vượt doanh số bán ra. Giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng trong 3 tháng
cuối năm 1998 tăng lên đáng kể từ mức trung bình khoảng 500 triệu USD/tháng
trong 9 tháng đầu năm, đến ba tháng cuối năm doanh số giao dịch đã đạt mỗi tháng
gần 900 triệu USD (tăng khoảng 80%). Riêng tháng 12/1998, tổng doanh số mua
bán lên đến trên 1 tỷ USD, doanh số bán ra cho khách hàng là 505 triệu USD. Về
cơ bản các Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của Doanh nghiệp.
(Nguồn: Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam -NXB Thống kê2004)
2.1.3- Ổn định tỷ giá trên thị trường - Tạo chuyển biến mới trên thị trường ngoại hối:
Cùng với việc điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8/1998, tỷ giá trên thị trường đã dần dần
ổn định, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do khơng cịn chênh lệch nhiều như
trước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế, cân nhắc các lợi ích đối với yêu
cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước, ngày 2 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 46/2003/QĐ-TTg, trong đó đã giảm tỷ lệ kết hối từ 30%
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 13


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

xuống bằng 0. Đây là một cố gắng và đổi mới thực hiện trong chính sách quản lý ngoại
hối của nước ta, giúp khẳng định nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển.

Những quyết định và thông tư về quản lý ngoại hối được ban hành trong thời gian
qua đã và đang góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định tỷ
giá hối đoái và giá vàng, kiềm chế lạm phát, khuyến khích các hoạt động đầu tư và
thu hút các nguồn kiều hối lớn. Những chuyển biến tích cực về mặt chính sách tỷ giá
có thể được ghi nhận theo các cột mốc sau đây:
-

Ngày 28/5/2004 NHNN đã ban hành Quyết định 679 bãi bỏ các mức trần kỳ hạn mà
thay vào đó là chênh lệch lãi suất giữa VND và USD theo lãi suất cơ bản do NHNN
công bố và lãi suất Fed Fund Rate của FED. Đồng thời mở rộng độ dài thời gian
trong giao dịch kỳ hạn là 3 ngày đến 360 ngày. Sử dụng chênh lệch lãi suất là điểm
hoán đổi (Swap points) thay cho các biên độ cứng là một bước tiến trong nhận thức
về việc áp dụng các công cụ phái sinh của thế giới vào điều kiện cụ thể của thị
trường ngoại hối Việt nam.

-

Lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận một thơng lệ quốc tế về tính tự do chuyển đổi của
các ngoại tệ mạnh thông qua việc không kiểm tra chứng từ đối với các giao dịch
mua bán ngoại tệ không sử dụng đồng Việt Nam thông qua Quyết định 1452 ngày
10/11/2004. Điều đó cũng có nghĩa các nhà xuất khẩu có thể chuyển đổi doanh
thu từ một ngoại tệ mạnh này sang một ngoại tệ mạnh khác. Chẳng hạn từ đô la Mỹ
qua Euro, qua Yên Nhật, v.v...

-

Quyết định 1452 về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng cịn cho phép các tổ
chức này có thể triển khai hoạt động và tiếp cận thị trường ngoại hối ở phạm vi rộng
hơn. Với quyết định này, mọi chế độ kiểm soát chứng từ được bãi bỏ và một nguyên
tắc rất cơ bản của các đồng tiền được xác lập là ngoại tệ được tự do chuyển đổi. Chủ

trương mới này nhằm tạo điều kiện cho thị trường xác lập một tỷ giá hối đoái cân
bằng hơn và đúng với tác động của cung - cầu.

-

Các ngân hàng thương mại tiến hành thí điểm quyền chọn USD và tiền đồng trong
điều kiện được tự do thỏa thuận phí quyền chọn (tháng 6-2005). Bỏ biên độ giao
dịch USD tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận
(tháng 7-2006). Những bước đi này có dụng ý để thị trường tự điều chỉnh tỷ giá
chừng nào mà Việt Nam chưa thể áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn
(independent floating).

-

Quyết định 648 liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đưa ra mức
chênh lệch lãi suất giữa USD và đồng Việt Nam đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín
dụng có thể đặt ra một tỷ giá của riêng mình trong biên độ cho phép. Đây là cơ sở
cho việc hình thành thị trường ngoại hối tự do hóa.

Rõ ràng trong điều hành chính sách tỷ giá, NHNN ln coi trọng tính thị trường, đã
cung ứng cho thị trường nhiều công cụ để xác lập tỷ giá cân bằng. Điều này chứng minh
rằng NHNN không hề có ý định và cũng khơng thể “ém” tỷ giá như một số nhận định.
Hiệu quả điều hành chính sách suy cho cùng là những hệ quả mà chính sách đó mang
lại: thị trường ngoại hối ổn định, cán cân thương mại được cải thiện, dự trữ quốc tế ròng
tăng mạnh... là những vấn đề cần được tham chiếu khi đánh giá chính sách tỷ giá.
Có thể nói trong cơ chế “thả nổi có điều tiết” của tỷ giá đã lựa chọn thì mức độ thả
nổi ngày càng tăng lên và vai trị “điều tiết” đích thực của NHNN chỉ là tạo điều kiện
cho thị trường có được một kỳ vọng hợp lý.
Nhóm thực hiện: Nhóm 4


Trang 14


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

2.1.4- Về chính sách kết hối:
Chính phủ đã từng bước giảm tỉ lệ kết hối đối với các tổ chức kinh tế có thu ngoại tệ
từ 80% xuống 50%, 40%, 30% và hiện nay là 0%. Việc giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% là
bước đi quan trọng trong chủ chương tự do hoá giao dịch vãng lai, phù hợp với thông lệ
quốc tế. Giảm tỉ lệ kết hối xuống 0% không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng ngoại tệ
của ngân hàng cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu. Hiện nay, lãi
suất USD giảm xuống thấp, các doanh nghiệp giữ USD trên tài khoản chỉ được hưởng
lãi suất 1%-2%/năm. Trong bối cảnh hiện nay, cung cầu USD - VND đang căng thẳng,
Chính phủ đang cân nhắc sử dụng lại biện pháp kết hối.
2.1.5- Về quy định trạng thái ngoại tệ:
Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, ngày
07/10/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành quy định mới về trạng thái ngoại tệ (TTNT)
của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ (trừ các ngân hàng liên doanh
và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên đất Việt Nam).
Quy định mới không quy định trạng thái ngoại tệ riêng cho USD mà chỉ quy định
giới hạn tổng TTNT dương và tổng TTNT âm vào cuối ngày làm việc của tất cả các loại
ngoại tệ mà tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh khơng được vượt q 30% vốn tự
có của tổ chức tín dụng đó. Như vậy quy định mới về TTNT đã tạo điều kiện cho các tổ
chức tín dụng được phép kinh doanh ngoaị hối linh hoạt hơn trong giới hạn về cơ cấu và
tỉ trọng các loại ngoại tệ, nhất là đối với USD.
2.1.6- Về chính sách kiều hối:
Chính phủ và NHNN có những chính sách thơng thống hơn nhằm khuyến khích
kiều bào chuyển tiền về nước: Mức thu phí dịch vụ kiều hối ngày càng giảm. Nếu như

trước đây, người nhận kiều hối bắt buộc phải bán toàn bộ ngoại tệ cho ngân hàng theo tỉ
giá quy định, chỉ được nhận nội tệ, thì nay họ được nhận bằng ngoại tệ hoặc bán cho
ngân hàng lấy tiền VN, hoặc gửi ngoại tệ theo thể thức tiết kiệm tại ngân hàng. NHNN
đã mở rộng mạng lưới làm dịch vụ kiều hối tạo thuận lợi cho việc giao dịch của khách
hàng.
Năm 2008 số kiều hối gửi về qua hệ thống ngân hàng là 8 tỷ USD (tăng 19% so voi
năm 2007). Theo ước tính, trong năm nay lượng kiều hối sẽ vượt con số 6,8 tỷ USD
(giảm 15% so với năm 2008. Nguyên nhân: do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu chưa kết thúc khiến thu nhập của kiều bào bị thu hẹp.
Lượng kiều hối gửi về dồi dào đã đem lại nhiều lợi ích: Các NHTM có nguồn vốn
ngoại tệ lớn đầu từ cho các dự án trọng điểm của Chính phủ; cho vay các doanh nghiệp
đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu; góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế của
Việt Nam, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
 Những tác động trên là hết sức tích cực đối với thị trường ngoại hối của Việt Nam
trong thời gian này.
2.2-

Hạn chế:

Tuy nhiên, thực trạng của thị trường ngoại hối Việt Nam cho thấy vẫn còn tồn
tại rất nhiều vấn đề cần được khắc phục. Đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa hội nhập,
khi chúng ta phải tuân theo luật chơi chung của thế giới.
2.2.1- Về quản lý hoạt động ngoại hối:

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 15


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp


GVHD: TS. Diệp Gia Luật

-

Theo quy định của luật pháp Việt Nam (tại Pháp lệnh Quản lý ngoại hối và Nghị
định 160/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngoại hối), thì tất cả
các giao dịch, thanh tốn, niêm yết, quảng cáo ở trên lãnh thổ Việt Nam đều không
được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức
khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối. Có nghĩa là chỉ có một số tổ chức được
Nhà nước cấp phép mới được thực hiện ngoại hối và cung cấp các dịch vụ ngoại hối.

-

Tuy nhiên trên thực tế việc chấp hành Pháp luật quản lý ngoại hối này gặp nhiều khó
khăn. Ngày 8-5-2009, Thủ tướng đã có Cơng văn số 695/TTg-KTN yêu cầu tăng
cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối,
đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép, quảng cáo, niêm yết giá hàng
hóa bằng ngoại tệ.

-

Ngồi ra nói về yếu kém trong quản lý hoạt động ngoại hối còn phải đề cập đến việc
quản lý thị trường ngoại hối “chợ đen”. Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua
việc căng thẳng đồng USD trên thị trường ngoại hối là do đầu cơ trên thị trường chợ
đen. Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra
các tin đồn thất thiệt, thậm chí cịn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để
mua bán kiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tuy Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước cam đoan dự trữ ngoại hối của Việt Nam đủ mạnh và thừa khả năng can thiệp
tình trạng khan hiếm USD thông qua việc tăng cung ngoại tệ nhưng vẫn gây tâm lý

hoang mang bất ổn cho người dân. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa thật sự kiểm
soát được thị trường ngoại tệ chợ đen. Cơ chế tỷ giá hiện nay được coi là đang điều
hành tốt thị trường ngoại hối, tuy nhiên diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn
nhiều phức tạp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân
của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Nhưng trong thực tế, Ngân hàng Nhà nước
vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định
biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các ngân hàng thương mại bị cứng nhắc,
chưa phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Là điều kiện tốt cho thị
trường ngoại tệ chợ đen phát triển. Thực tế, tỷ giá giao dịch của hai thị trường chênh
lệch nhau quá nhiều, tỷ giá trên thị trường ngân hàng luôn thấp hơn tỷ giá tự do.
Chính vì thế, ngoại tệ thường được bán trên thị trường chợ đen. Ngược lại, ngoại tệ
thường được mua ở các ngân hàng. Đô la và các ngoại tệ khác vẫn được sử dụng
tràn lan càng khiến cho thị trường chợ đen khó có thể bị dẹp bỏ. Một số loại ngoại tệ
mạnh như USD, EUR.. vẫn đang được sử dụng trong dự trữ, thanh tốn các món
hàng có giá trị lớn, các giao dịch bất động sản, buôn lậu. Thị trường này vẫn đang
hoạt động, thậm chí gần như công khai, tại các thành phố lớn. Tỷ giá của thị trường
chợ đen song hành với tỷ giá của thị trường LNH. Sự biến động của tỷ giá chợ đen
nhiều khi thể hiện phản ứng của dân cư và doanh nghiệp, mặc dù mức độ đại diện
còn chưa được kiểm chứng, trước các chính sách về ngoại hối, tỷ giá của NHNN.

2.2.2- Về sử dụng các công cụ trong điều hành, quản lý:
 Điều hành chính sách tỷ giá:
-

Trước tiên phải kể đến nhiều chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
thời gian qua còn nhiều bất cập khiến tỷ giá hiện chưa thật sự phản ánh đúng tình
hình cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Thành cơng của chính sách tỷ giá trong
thời gian qua là đã xoá bỏ được sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập tỷ
giá. Khoảng cách giữa tỷ giá của thị trường chính thức và thị trường chợ đen dần
dần được thu hẹp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình


Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 16


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

qn trên thị trường ngoại tệ LNH. Song, trên thực tế NHNN vẫn chưa thực hiện
triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá qui định biên độ làm cho việc yết
giá của NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
-

Ngày 23/3/2009 Theo Quyết định số 622/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban
hành, kể từ ngày 24/3, tỷ giá VND/USD tăng từ mức +/-3% lên mức +/-5%.

-

Ngày 26/11/2009 tỷ giá VND/USD lại giảm từ mức +/-5% xuống còn +/-3%.

-

Biên độ giao dịch tỉ giá quá hẹp trong một thời gian dài đã hạn chế doanh số mua
bán ngoai tệ của các tổ chức tín dụng.

-

Cơng cụ tỉ giá và cơng cụ lãi suất ngoại tệ có khi diễn biến ngược chiều:


-

Lãi suất ngoại tệ diễn ra theo xu hướng giảm trong khi tỉ giá giữa USD/VND vẫn
tăng (tuy ở mức độ hẹp), đã gây ra tâm lý khách hàng găm giữ ngoại tệ hoặc tránh
vay ngoại tệ.

-

Thị trường ngoại hối phát triển cịn chậm, thanh tốn bằng ngoại tệ tiền mặt cịn phổ
biến hối đối chủ yếu là giao ngay (SPOT). Giao dịch kỳ hạn (FORWARD) còn hạn
chế. Giao dịch quyền chọn (OPTION) trước 30/6/2003 hầu như chưa có.
 Dịch vụ kiều hối

-

Là một trong những nhân tố chủ yếu làm nghiêm trọng thêm tình trạng đơ la hố nền
kinh tế. NHNN chưa có biện pháp hữu hiệu kiểm sốt lượng ngoại tệ rất lớn đang
trơi nổi ngồi thị trường. Q trình tự do hóa giao dịch vốn đã tác động mạnh tới
hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là nền kinh tế đang bị đơ la hóa với
30% lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là ngoại tệ, tỉ lệ này là 40% tại Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh.

-

Theo tổng kết của IMF, đơ la hố là hiện tượng phổ biến của các nước đang phát
triển và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Khi mà sức mua đối ngoại
của đồng nội tệ còn hạn chế, tỷ giá chưa ổn định, hệ thống ngân hàng chưa phát
triển, nghiệp vụ thanh tốn qua ngân hàng chưa hồn thiện, nền kinh tế cịn ở trình
độ thấp, người dân cịn có thói quen nắm giữ đơ la và vàng, các qui định của pháp

luật chưa nghiêm,... thì Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình trạng này. Tuy nhiên,
cũng theo đánh giá của IMF, tình trạng đơ la hố ở Việt Nam là bình thường và có
thể kiểm sốt được.

2.2.3- Về nguồn nhân lực:
-

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu trong cả việc hoạch định chính sách cũng
như điều hành quỹ dự trữ ngoại hối. Tác động của những thay đổi về mặt quản trị
trong NHTW có tầm ảnh hưởng lớn trên nhiều khía cạnh.

-

Hướng đến mơ hình NHTW độc lập đã làm tăng tính minh bạch và tính tin cậy của
NHTW, qua đó giúp nâng cao mức độ cơng khai nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối,
đồng thời tăng công tác quản trị ngân hàng. Các NHTW cũng nhận thức được rằng
việc công khai công tác quản lý dự trữ ngoại hối có thể giúp họ trong việc thực hiện
trách nhiệm chính của NHTW với tư cách là Cơ quan ban hành và giám sát luật
trong lĩnh vực ngân hàng.

-

Trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối nhất là ở cấp cơ sở đang
còn hạn chế về quản lý điều hành, về tác nghiệp và về ngoại ngữ trước u cầu hội
nhập.

Nhóm thực hiện: Nhoùm 4

Trang 17



Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

2.2.4- Về các yếu tố khác:
-

Cung cầu ngoại tệ bị biến dạng, không phản ánh đúng thực tế khách quan của thị
trường. Một số nguồn cung trên thị trường ngoại hối đã bị biến dạng thành các
nguồn thu ngân sách. Chẳng hạn như ngoại tệ thu được từ xuất dầu thô không được
bán cho các NHTM để lấy VND nộp thuế cho ngân sách mà các doanh nghiệp xuất
khẩu dầu thô trực tiếp nộp thuế bằng ngoại tệ. Chính sách quản lý ngoại hối thời
gian qua về bản chất là tìm mọi biện pháp để nén cầu về ngoại tệ trên trên thị trường
ngoại hối. Điều này thể hiện rất rõ cho đến ngày 30/12/2005, Việt Nam mới được
IMF công nhận là quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều VIII
Điều lệ IMF về tự do hoá giao dịch vãng lai (Nguồn: IMF).

-

Trong khi đó, vấn đề quản lý ngoại hối ở Việt Nam đang thể hiện một số bất cập lớn,
việc thực hiện chính sách ngoại hối cịn chưa thật sự thơng suốt.. Đối với các giao
dịch vãng lai, về cơ bản, Việt Nam đã tự do hóa việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh
toán đối với hầu hết các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ
trên thực tế cịn rườm rà, khó triển khai, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa. Việc
cấp phép mang ngoại tệ ra nước ngồi chưa thuận tiện với chính chi nhánh được uỷ
quyền cấp phép sẽ gây khó khăn cho người dân chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

-


Thị trường kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hốn đổi đã chính thức hoạt động ở Việt
Nam từ đầu năm 1999 trong những năm qua đã từng bước phát triển và đi vào hoạt
động có hiệu quả, làm giảm căng thẳng ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Tuy
nhiên, sau bốn năm ra đời, thị trường ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ở Việt Nam đã bộc
lộ một số hạn chế nhất định như doanh số giao dịch còn nhỏ, mức phổ biến chỉ
tương đương khoảng 4 - 6% doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay, đối tượng giao
dịch tập trung nhiều vào khối ngân hàng nước ngồi.

-

Bên cạnh đó, sự kém phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước cũng
là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường ngoại hối phát triển không vững
chắc. Trước tiên có thể kể đến lượng vốn trong các ngân hàng thương mại hiện còn
thấp so với yêu cầu hội nhập, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhỏ. Các ngân
hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng cổ phần nội địa có tiềm lực lớn, mặc dù
trong thời gian qua liên tục thực thi các biện pháp tăng vốn nhằm làm tăng tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu. Tuy nhiên tỷ lệ này nhìn chung vẫn cịn thấp hơn 5%, trong khi
tiêu chuẩn quốc tế quy định tỷ lệ an toàn vốn phải là 8%. Hoạt động kinh doanh chủ
yếu của các ngân hàng là tín dụng (chiếm 80% tổng thu nhập), nhưng đây lại là một
trong những lĩnh vực nhiều rủi ro nhất, đe dọa an toàn họat động của các ngân hàng.
Hệ thống các dịch vụ khác còn đơn điệu. Một số dịch vụ mới được triển khai trong
giai đoạn gần đây như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh tốn, quản lý tài sản, tín
dụng cầm cố…chưa phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Phương thức cạnh
tranh chủ yếu là mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, chưa thật sự quan tâm đến việc
cạnh tranh thơng qua chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam còn
phải đối mặt với những bất cập về hệ thống quản trị, trình độ cơng nghệ thơng tin
chưa đồng đều, trình độ nhân lực cịn hạn chế.

III. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGOẠI TỆ TRONG THỜI GIAN QUA:
1- Diễn biến của tỷ giá hối đoái:

Diễn biến nóng lạnh của thị trường ngoại hốiở nước ta trong thời gian qua đang là mối
quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý, thành viên của thị trường và dư luận.
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 18


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

-

Q 1/2008: trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD giảm từ mức 16.112
VND/USD xuống còn 15.960 đồng, trên thị trường tự do, mức giá lúc đó chỉ cịn
15.700 - 15.800 VND/USD. Trong q này, tỷ giá giảm là do lượng kiều hối dồn về
nhiều từ cuối 2007 đến tháng 2/2008, áp lực từ việc nhà đầu tư nước ngồi mua trái
phiếu Chính phủ khoảng 1,4 tỷ USD, doanh nghiệp xuất khẩu vay USD chuyển đổi
ra VND sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại bán USD để trạng thái
đoản, thì đến quý 2, tỷ giá tăng là hệ quả của nhiều yếu tố khác.

-

Trong quý 2/2008, tỷ giá đã có lúc lên tới 19.500 VND/USD (ngày 18/6/2008, cao
hơn 2.600 đồng so với mức giá trần); còn trên thị trường tự do tỷ giá này cao hơn
khoảng 100-150 đồng. Mặc dù phản ứng còn chậm nhưng Ngân hàng Nhà nước đã
có sự can thiệp cần thiết, đẩy tỷ giá giảm mạnh xuống mức 16.400 VND/USD và
đến hết quý 3/2008, tỷ giá vẫn "loanh quanh" ở mức này.

-


Sang quý 3-4/2008, tỷ giá VND/USD liên tục tăng cao lên mức cao nhất là 16.998
VND/USD. Dù Ngân hàng Nhà nước kịp "nới" biên độ tỷ giá và can thiệp bán ra
nhưng USD vẫn giao dịch theo mức giá trên 16.985 VND/USD. Còn trên thị trường
tự do, tỷ giá đã thiết lập trên mốc 17.000 VND/USD từ khá lâu.

-

Sang năm 2009, tỷ giá USD/VNĐ tiếp tục giữ đà tăng trong 4 tháng đầu năm, do
hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và đặc biệt là sau khi Ngân
Hàng Nhà Nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5%. Điều này dẫn đến
lượng tệ vào Việt Nam không được cung ứng ra thị trường đáp ứng các nhu cầu
thanh toán, mà tập trung trên tài khoản tiền gửi để chờ tỷ giá lên, còn doanh nghiệp
thì chuyển sang vay VNĐ để mua ngoại tệ trả nợ vay trước hạn. Đặc biệt, khi
chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất VNĐ và lãi suất
USD, người dân chuyển sang gửi ngoại tệ thay vì gửi VNĐ. Số dư tiền gửi ngoại tệ
trong ngân hàng vào cuối tháng 4/2009 tăng 4.52% so với cuối năm 2008, trong khi
đó số dư tiền vay ngoại tệ giảm 1.6% tương ứng.

-

Tới quý 3/2009, tình hình ngoại tệ căng thẳng, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự
do tăng cao, có thời điểm đã vượt mức hơn 20.000 VND/USD. Các Ngân hàng
thương mại rơi vào tình trạng mất cân đối cung – cầu USD trầm trọng, rất khó mua
USD từ các doanh nghiệp, nếu mua thì cũng phải mua USD giá cao và bán ra cũng
phải ở mức giá cao tương ứng, cao hơn nhiều so với mức giá niêm yết. Tín dụng
tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng 11 tháng đầu năm 2009 đã vượt 4% so với
mục tiêu đề ra cho cả năm 2009.

Trước diễn biến phức tạp của ngoại tệ trong thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước

đưa ra một loạt các biện pháp điều chỉnh:
-

Tăng các lãi suất chủ chốt: lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết
khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm.
Như vậy trần lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại sẽ tăng từ mức
10,5%/năm lên mức 12%/năm. Quyết định này sẽ gián tiếp hạn chế tín dụng bằng
cách tăng chi phí vốn của các Ngân hàng thương mại, đồng thời cụng hanc chế việc
một số Ngân hàng thương mại sử dụng vốn ở thị trường liên Ngân hàng sai mục
đích.

-

NHNN đã có quyết định điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá liên Ngân hàng, đồng thời với
việc giảm biên độ tỷ giá đê tác động làm bình ổn tỷ giá sau một thời gian dài căng
thẳng. tỷ giá USD/VND trên thị trường ngày 26/11/2009 đã được tăng thêm 927

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 19


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

đồng so với ngày 25/1109. Như vậy, nếu lấy mức tỷ giá 17.961 VND/USD được
niêm yết vào ngày 26/11/09 so sánh thì tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã tăng trên
5% so với đầu năm 2009 và tăng hơn 6% so với đầu tháng 4/2009.
Tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2008 đến nay

(theo giá bán công bố tại Vietcombank)

Với việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND liên Ngân hàng lên mức 17.961 ngày
26/11/09, giảm biên độ tỷ giá xuống +/-3% thì tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng thương
mại sẽ có mức trần là 18.500 d/USD. Sau những biện pháp can thiệp mạnh, thị trường
ngoại tệ đã có những chuyển biến tích cực. Giá mua, bán tại các Ngân hàng thương mại
đã có mức chênh lệch, USD được mua vào phổ biến ở mức 18.482 VND/USD trong khi
giá bán ở mức 18.487 VND/USD. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do
cũng đã hạ nhiệt đáng kể, từ mức trên 19.900 VND/USD xuống còn khoảng 19.300
VND/USD.
Cùng với biện pháp này của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính cũng sẽ rà sốt để
cân nhắc tăng thuế nhập khẩu và Bộ công thương sẽ hạn chế nhập khẩu các mặt hàng
không cần thiết, nhằm kiềm chế nhập siêu. Nó sẽ có tác động tích cực làm giảm cầu
USD, đồng thời cũng sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng cung - cầu ngoại tệ do yếu tố tâm lý
gây ra. Đồng thời, đích thân Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các tập đoàn, doanh
nghiệpnhà nước bán lại USD cho các Ngân hàng thương mại, theo ước tính thì lượng
USD mà các doanh nghiệp nắm giữ trên các tài khoản hiện thời vào khoảng 10,3 tỷ
USD, trong đó phần lớn là của các các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.
 Mặt trái của việc điều chỉnh này:
-

Việc điều chỉnh sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng, dẫn tới việc khó kiểm
sốt lạm phát, đặc biệt là trong những tháng cuối năm khi nhu cầu mua sắm, tiêu
dùng nhiều hơn và cũng là tháng mà giá cả hàng hóa thường biến động tăng cao.
Trong tháng 11/2009, chỉ riêng việc tỷ giá USD/VND và giá vàng tăng cao đã là một
nguyên nhân không nhỏ khiến chỉ số CPI của tháng 11/2009 tăng mạnh le6n,55% so
với tháng 10/2009 tong bơi cảnh giá hàng hóa trên thế giới vẫn ở mức thấp.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4


Trang 20


GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

-

Ngồi ra, việc liên tục giảm giá đồng nội tệ sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của người dân
và doanh nghiệp trong nền kinh tế đối với đồng nội tệ, cũng như công tác điều hành
cùa Ngân hàng nhà nước. Nó khiến các doanh nghiệp gặp phải kho khăn khi kinh
doanh tại một nước có lịng tin vào nội tệ đứng ở mức thấp, cũng như chính sách
tiền tệ thường xun thay đổi, khơng hồn tốn đúng như chủ trương điều hành lãi
suất cà tỷ giá mà Ngân hàng nhà nước đã tuyên bố. Hơn nữa, với việc nguyên liệu,
phụ tùng sản xuất trong nước hiện vẫn nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoai, thì việc
giảm giá đồng nội tệ cũng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu khi phải thanh tốn bằng
ngoại tệ mạnh.

-

Sự mất lịng tin ở đồng nội tệ khi đồng nội tệ giảm giá trong một thời gian dài cũng
sẽ làm gia tăng sự nắm giữ đồng ngoại tệ. Thực chất ở đây là mối quan hệ giữa VND
và việc nắm giữ USD, nó ảnh hưởng tới việc huy động vốn VND của các Ngân hàng
thương mại, ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng cho vay bằng VND khi gói hỗ trợ
lãi suất kết thúc.

Do vậy, việc điều chỉnh giảm giá VND để tỷ giá USD/VND niêm yết tại các Ngân
hàng thương mại sát với cung - cầu USD thực tế, hay để kích thích xuất khẩu thì cũng
cần phải có các ngưỡng nhất định để hài hịa giữa mục đích tỷ giá niêm yết phản án

đúng mối quan hệ cung - cầu USD thực tế, đồng thời cũng giữ vững lòng tin của người
dân và doanh nghiệp ở đồng nội tệ và công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
2- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong tháng 11/2009 có dấu hiệu tích cực khi
cả xuất khẩu và nhập khẩu cùng đạt mức tăng trưởng dương. Tuy vậy, kim ngạch nhập
khẩu vẫn tăng nhanh hơn xuất khẩu và mức nhập siêu được dự báo có thể đạt 1,75 tỷ
USD, đưa tổng mức nhập siêu từ đầu năm đến nay lên gần bằng 20% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Tình hình cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Tổng trị giá xuất khẩu
tr USD
Doanh nghiệp có vốn FDI
tr USD
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Thủy sản
tr USD
Cà phê
1000T
Gạo
1000T
Cao su
1000T
Than đá
1000T
Dầu thô

1000T
Sản phẩm gỗ
tr USD
Hàng dệt may
tr USD
Giày dép các loại
tr USD
Hàng điện tử và linh kiện
tr USD
máy tính
Tổng trị giá nhập khẩu

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

tr USD

Thực hiện 11 tháng
năm 2008
Số
Trị giá
lượng
58,017
31,981

Ước thực hiện 11
tháng năm 2009
Số
Trị giá
lượng
51,406

27,069

11tháng 09 / 11tháng
08
Số
Trị giá
lượng
88.6%
84.6%

4,185
1,824
2,713
1,505
1,323
9,900
2,555
8,272
4,249

3,928
1,507
2,535
1,018
1,174
5,769
2,271
8,178
3,572


93.9%
82.6%
93.4%
67.6%
88.7%
58.3%
88.9%
98.9%
84.1%

886
4,306
586
18,600
12,289

1,022
5,698
637
22,281
12,670

115.3%
132.3%
108.7%
119.8%
103.1%

2,482


2,508

101.0%

75,051

61,603

82.1%

Trang 21


GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

Doanh nghiệp có vốn FDI
tr USD
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Thức ăn chăn ni và
1000T
ngun liệu
Xăng dầu
1000T
Hóa chất
tr USD
Phân bón
1000T
Chất dẻo nguyên liệu

1000T
Sản phẩm từ chất dẻo
tr USD
Gỗ và sản phẩm
tr USD
Vải
tr USD
NPL dệt may, da giày
tr USD
Thép các loại
1000T
Sản phẩm từ thép
tr USD
Kim loại thường khác
1000T
Đtử, máy tính và linh kiện
tr USD
Máy, tbị, dụng cụ, ptùng
tr USD
Ơtơ ngun chiếc
chiếc
Linh kiện, phụ tùng ơtơ
tr USD

25,826

2,901
1,574

7,743

440

48,395

86.8%

1,620
11,791

22,417
1,616

99.8%

10,522
1,654
1,429
2,755
1,060
1,022
4,104
2,196
6,483
1,256
1,674
3,405
11,831
978
1,750


11,864
3,922
2,008

9,001
494

66,299

5,758
1,457
1,215
2,552
975
798
3,821
1,739
4,903
1,207
1,449
3,513
10,613
1,035
1,595

100.6%
135.2%
127.6%

116.2%

112.3%

137.0%

54.7%
88.1%
85.0%
92.6%
92.0%
78.1%
93.1%
79.2%
75.6%
96.1%
86.6%
103.2%
89.7%
105.8%
91.1%

 Về xuất khẩu: Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2009 đạt trên 51,4 tỷ
USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 79,6% kế hoạch năm. Trong đó,
xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cà dầu thô) đạt gần 27, 1 tỷ USD, chiếm 52,7%
tổng kim ngạch xuíât khẩu chung và giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2008 (nếu khơng
tính dầu thơ thì chỉ giảm 3,5%). Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước đạt trên 24,3 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2008. Trong dó phải kể đến
các mặt hàng nông sản như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng đến 147%, hạt tiêu tăng
52,4%, gạo tăng 32,3%, chè tăng 27,8%, cà phê tăng 15,3%...Bên cạnh đó là các mặt
hàng dầu thô, xăng dầu, thân đá, vàng và đá quý cũng tăng. Các nhóm mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu khác như dệt may, giày dép, đồ gỗ, dây cáp điện…vẫn tiếp tục giảm sút

kim ngạch, chủ yếu do thị trường bị thu hẹp và giá xuất khẩu giảm mạnh.
Như vậy, sau 11 tháng thực hiện, mặc dù Chính phủ cùng các ngành, các cấp và
doanh nghiệp đã rất cố gắng nhằm góp phần tăng nhanh khối lượng hàng hóa xuất khẩu,
nhưng do giá cả hàng hóa thế giới giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa đạt
như mong muốn. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2009 chỉ có thể đạt ở
mức khiêm tốn là 6,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008.
 Về Nhập khẩu: Mặc dù từ tháng 9 đến nay nhập khẩu qua từng tháng luôn đạt mức
cao, nhưng tính chung cho cả 11 tháng năm 2009 thì kim ngạch chỉ đạt 61,6 tỷ USD,
giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 81,5% kế hoạch cả năm. Trong đó,
nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 22,4% tỷ USD, giảm
13,2%, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt gần 39,2 tỷ USD,
gảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2008. về hàng hóa, nhìn chung khối lượng của phần lớn
nhóm, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2008 như:
ơtơ, phân hóa học, thép, chất dẻo, cao su, bông, sợi, thức ăn chăn nuôi…Kim ngạch 11
tháng đầu năm nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2008, chủ yếu vẫn do giá cả hàng hóa
nhập khẩu sút giảm.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 22


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Nhập siêu về hàng hóa cả nước tính chung trong 11 tháng tăng lên gần 10,2 tỷ USD,
bằng 59,9% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng so với kim ngạch xuất khẩu thì mức nhập
siêu trên sẽ bằng 19,8%. Với mức nhập siêu như trên và có thể cịn cao hơn trong tháng
12 tới thì cả năm có thể vượt qua mức 12 tỷ USD.

Tình hình nhập siêu này tiếp tục tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán, tạo sức ép
tăng tỷ giá. Bên cạnh đó, nhập siêu giảm so với cùng kỳ thì sức ép đối với cán cân thanh
toán, đối với tỷ giá năm nay không phải chủ yếu đến từ nhập siêu, mà đến từ các yếu tố
khác, trong đó có việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài,
kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh
nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia.
Vì vậy, cần phải có giải pháp hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, tác động vào tâm lý là
vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu để giải toả áp lực đối với tỷ giá; cịn nhập siêu ngồi
yếu tố tỷ giá cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố về cơ cấu, về thị
trường, về giá cả và quan trọng nhất là hiệu quả sức cạnh tranh của sản xuất trong nước.
Tỷ giá tăng có thể làm cho lượng xuất khẩu tăng, nhưng lại làm cho giá nhập khẩu tăng
kép (vừa tăng do tính giá bằng USD, vừa tăng do tính bằng VND khi tỷ giá VND/USD
tăng).

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 23


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1- Về cơ chế, chính sách ngoại hối:
Thị trường ngoại hối Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhanh nên việc phát triển và hồn thiện nó theo hướng tồn diện và
hiện đại phù hợp với trình độ và chuẩn mực quốc tế là một đòi hỏi cấp bách. Để thị
trường ngoại hối được phát triển thì ngồi việc thực hiện các giải pháp chung như:
-


Tiếp tục đổi mới chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá hình thành một cách khách
quan trên cơ sở cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, có sự điều tiết của Nhà
nước.

-

Phát triển mạnh mẽ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng song song với việc hoàn thiện
và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

-

Mở rộng và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng trên cơ sở hiện đại hóa và
cơng nghệ hóa các giao dịch v.v...

thì cịn cần có các giải pháp sau:
-

Hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm các họat động giao dịch ngoại hối diễn ra
ở thị trường là hợp pháp và có biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn đầu cơ, lũng đoạn
thị trường để thu lợi gây ra rối loạn thị trường và nền kinh tế. Pháp lệnh Ngoại hối
tuy đã được ban hành và phát huy một số tác dụng nhất định nhưng vẫn chưa “Luật
hóa” được các hoạt động giao dịch ngoại hối

-

Nâng cao vai trị của NHNN trên thị trường ngoại hối, ngồi chức năng tổ chức và
quản lý thị trường ngoại hối, NHNN còn cần thực hiện tốt chức năng người mua,
bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, bảo đảm cung cầu ngoại tệ
luôn cân bằng. NHNN cần có những chính sách cân đối giữa ngoại tệ và VND hợp

lý. Thời gian vừa qua, lượng ngoại tệ đổ về VN ngày càng nhiều, các NHTM dư 1
lượng lớn USD vào cuối ngày dẫn đến trạng thái ngoại tệ vượt quá mức cho phép.
Tuy nhiên NHNN đã không thực hiện được việc mua vào để cân bằng trạng thái cho
các NHTM, điều này dẫn đến việc các NHTM phải tìm các biện pháp “tiêu cực” để
cân trạng thái ngoại tệ cuối ngày của Ngân hàng mình.

-

Luật hóa các hoạt động trên thị trường ngoại hối bao gồm các hoạt động đầu tư, vay
và cho vay bảo lãnh, mua và bán các giao dịch khác về ngoại hối.

-

Tạo môi trường thơng thống cho mọi người và tổ chức kinh doanh có nhu cầu
thanh tốn và đưa ngoại tệ ra nước ngồi một cách chính đáng thì đều được đáp ứng
đầy đủ và được phép, không bị cản trở hay gây phiền hà.

Giải pháp này được thực hiện sẽ giúp tạo một mơi trường pháp lý thơng
thống hơn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vai trò của NHNN được nâng cao,
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 24


Thị trường ngoại hối - Thực trạng & Giải pháp

GVHD: TS. Diệp Gia Luật

đủ để đảm nhận vai trị là tiếng nói quyết định trong việc đảm bảo cung cầu ngoại tệ
trên thị trường trong nước.

2- Về công tác quản lý ngoại hối:
-

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ:


Mức dự trữ ngoại tệ bao nhiêu luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý bàn thảo.
Nếu dự trữ quá lớn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát, mặt khác
chi phí cho việc dự trữ khối lượng tiền quá lớn cũng rất tốn kém. Ngược lại, nếu
nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất
nguy hiểm, vì dự trữ ngoại tệ là sự phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc
gia, nhằm mục đích phịng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ
khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. Để xử lý bài toán này, các quốc gia đang phát
triển thường sử dụng tiền dự trữ đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong
những loại trái phiếu chính phủ an tồn nhất, nhưng lại có lãi suất rất thấp.



Việt Nam với qui mơ dự trữ hiện tại chưa phải là quá mức (khoảng 12 tuần nhập
khẩu) nhưng cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây, nên cũng
cần có một số đổi mới trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối theo hướng nâng
cao hiệu quả đầu tư dự trữ ngoại hối thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, lựa
chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ theo thông lệ quốc tế.



Việt Nam cần phải đa dạng hoá nguồn dự trữ ngoại tệ thông qua việc đầu tư vào
nhiều loại trái phiếu chính phủ khác nhau.




Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên nghiên cứu mơ hình đầu tư một phần dự trữ
vào các kênh khác để tối ưu hoá hiệu quả đồng tiền dự trữ, tăng cường công tác
quản lý rủi ro nhưng vẫn phải đáp ứng được các mục tiêu quản lý của dự trữ
ngoại hối như an toàn và thanh khoản.



Thực tế ở Việt Nam hiện nay, Bộ Tài chính vẫn quản lý một phần ngoại tệ để
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Ngân sách nhà nước. Một số ý kiến cho rằng,
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước có cả nguồn
thu và chi bằng ngoại tệ nên việc Bộ Tài chính giữ lại ngoại tệ để chi là hợp lý.
Tuy nhiên, việc phân tán trong quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước sẽ không tạo
thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước trong việc bảo đảm khả năng thanh tốn quốc
tế và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.



Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ
ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh
rủi ro khi USD bị mất giá.

-

Xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, chỉ nhập những
hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước
chưa sản xuất được.

-


Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc
giảm dần tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc
xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm sốt ngoại
hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam. Nhà nước chỉ thực hiện vai
trò điều tiết khi cần thiết.

-

Về các công cụ trong điều hành, quản lý:

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 25


×