Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây địa liền (kaempferia galanga) tại huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 123 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LƯƠNG VŨ THẮNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA)
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP














THÁI NGUYÊN, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LƯƠNG VŨ THẮNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA)
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN








THÁI NGUYÊN, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

0

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LƢƠNG VŨ THẮNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA)
TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN







THÁI NGUYÊN - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Lƣơng Vũ Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 17
giai đoạn 2009 - 2011 tại trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học
Nông lâm - Đại học Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Nguyễn Huy Sơn - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những kết quả đã
đạt được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn
của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Trong thời gian thực hiện, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang,
UBND huyện Lục Ngạn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Lục Ngạn. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh
đạo các cơ quan chức năng, các địa phương trong việc cung cấp tài liệu, số
liệu và cùng đi khảo sát thực tế.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ
và những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!



Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011
Tác giả


Lƣơng Vũ Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu và các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình, ảnh x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ 3
1.1.1. Định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ 3
1.1.2. Phân loại 4
1.1.3. Giá trị của lâm sản ngoài gỗ 5
1.1.3.1. Giá trị kinh tế 5
1.1.3.2. Giá trị xã hội 6
1.1.3.3. Giá trị về môi trường và đa dạng sinh học 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
1.2.1. Phân loại thực vật và phân bố cây Địa liền 7
1.2.2. Nghiên cứu về hình thái 7

1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng 8
1.2.4. Các nghiên cứu về giá trị và công dụng 8
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 9
1.3.1. Phân loại thực vật và phân bố của cây Địa liền 9
1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây Địa liền 9
1.3.3. Thành phần hóa học củ Địa liền 10
1.3.4. Công dụng và giá trị của củ Địa liền 10
1.3.5. Tình hình gây trồng Địa liền 12
1.3.6. Thu hái, sơ chế và thị trường 13
1.4. Thảo luận 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Mục tiêu 14
2.1.1. Mục tiêu chung 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 14
2.2. Giới hạn nghiên cứu 14
2.3. Nội dung nghiên cứu 15
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Địa liền 15
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm đất ở ba dạng lập địa gây trồng cây Địa liền 15
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến
sinh trưởng và năng suất củ Địa liền 15
2.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh
trưởng của Địa liền 15
2.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất củ
của cây Địa liền 15
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng theo các công

thức thí nghiệm khác nhau 15
2.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Địa liền trên đất
lâm nghiệp 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 16
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung 17
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 17
2.4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 17
2.4.3.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 17
2.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Địa liền 18
2.4.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm đất 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
2.4.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19
2.4.3.6. Phương pháp thu thập số liệu sinh trưởng 21
2.4.3.7. Phương pháp xác định năng suất củ 21
2.4.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 22
2.4.3.9. Phương pháp xử lý số liệu 22
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 24
3.1.1. Vị trí địa lý 24
3.1.2. Đặc điểm địa hình 24
3.1.3. Đặc điểm địa chất 27
3.1.4. Đặc điểm khí hậu - thủy văn 28
3.1.4.1. Khí hậu 28
3.1.4.2. Thủy văn 30
3.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất 31

3.1.6. Đặc điểm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật 32
3.1.6.1. Hệ thực vật 32
3.1.6.2. Hệ động vật 33
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 33
3.2.1. Dân số và nguồn lao động 33
3.2.2. Đặc điểm kinh tế 34
3.2.3. Văn hoá - xã hội 35
3.3. Đánh giá chung 36
3.3.1 Những yếu tố thuận lợi 36
3.3.2. Những yếu tố hạn chế 37
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Một số đặc điểm sinh học của cây Địa liền 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
4.1.1. Đặc điểm hình thái 39
4.1.2. Đặc điểm vật hậu 42
4.2. Đặc điểm đất ở một số dạng lập địa gây trồng cây Địa liền 43
4.2.1. Đặc điểm thực bì 43
4.2.2. Đặc điểm địa hình 45
4.2.3. Đặc điểm đất trước và sau khi trồng Địa liền 45
4.3. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và
năng suất củ Địa liền ở ba lập địa khác nhau 48
4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng của Địa liền 48
4.3.1.1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Địa liền theo thời gian 48
4.3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng đẻ nhánh của
Địa liền 50
4.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng ra lá của Địa liền 53
4.3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tỷ lệ sống, chiều dài và

chiều rộng của lá cây Địa liền 55
4.3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá cây Địa liền 57
4.3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của Địa liền 59
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất củ
của cây Địa liền 63
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình trên các công thức thí
nghiệm khác nhau 67
4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Địa liền trên đất lâm
nghiệp theo hướng thâm canh 71
4.5.1. Đặc điểm nhận biết 71
4.5.2. Chọn đất trồng 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
4.5.3. Chọn giống 73
4.5.4. Thời vụ trồng 73
4.5.5. Mật độ trồng 73
4.5.6. Phân bón 73
4.5.7. Kỹ thuật làm đất và trồng 73
4.5.8. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 73
4.5.9. Thu hoạch và bảo quản 74
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Tồn tại 78
3. Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- BVTV:
Bảo vệ thực vật
- CSDT:
Chỉ số diện tích
- CT:
Công thức
- CV(%):
Hệ số biến động
- DTL:
Diện tích lá
- KHKT:
Khoa học kỹ thuật
- KTXH:
Kinh tế xã hội
- LAI:
Chỉ số diện tích lá
- LSD
0,05
:
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở xác suất 95%
- LSNG:
Lâm sản ngoài gỗ
- NSLT:
Năng suất lý thuyết

- NSTT:
Năng suất thực thu
- S:
Sai tiêu chuẩn (độ lệch chuẩn)
- TB:
Trung bình
- TN:
Thí nghiệm
-
X
:
Đại lượng trung bình mẫu









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu huyện Lục Ngạn, năm 2010 29
Bảng 4.1. Đặc điểm của đất trước khi trồng cây Địa liền 45
Bảng 4.2. Đặc điểm của đất sau khi trồng cây Địa liền 45
Bảng 4.3. Quá trình sinh trưởng và phát triển của Đại liền theo thời gian 49

Bảng 4.4. Khả năng đẻ nhánh của cây Địa liền 51
Bảng 4.5. Khả năng ra lá của cây Địa liền 54
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và kích thước của Địa liền ở giai đoạn trưởng thành 56
Bảng 4.7. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá cây Địa liền 58
Bảng 4.8. Khả năng chống chịu bệnh hại lá của Địa liền 60
Bảng 4.9. Kết quả về sản lượng củ Địa liền 64
Bảng 4.10. Chi phí cho thí nghiệm trồng Địa liền trên đất trồng đồi trọc 68
Bảng 4.11. Chi phí cho thí nghiệm trồng Địa liền trên đất trồng Bạch đàn
2 năm tuổi 68
Bảng 4.12. Chi phí cho thí nghiệm trồng Địa liền trên đất rừng tự nhiên 69












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

x
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH

Hình 2.1. Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu 16
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại hiện trường 20
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn 25

Ảnh 4.1. Lá Địa liền 39
Ảnh 4.2. Hoa Địa liền 40
Ảnh 4.3. Củ Địa liền 41
Ảnh 4.4. Cây Địa liền khô lá trước khi thu hoạch 42
Ảnh 4.5. Đất trống đồi trọc 43
Ảnh 4.6. Đất trồng rừng Bạch đàn uro 2 năm tuổi 44
Ảnh 4.7. Đất rừng tự nhiên 44
Ảnh 4.8. Địa liền đẻ nhánh mạnh dưới tán rừng Bạch đàn 2 năm tuổi sau
trồng 4 tháng 53
Ảnh 4.10. Bệnh đốm mắt cua hại lá Địa liền 61
Ảnh 4.11. Phun thuốc phòng trừ bệnh đốm mắt cua hại lá Địa liền ở rừng
tự nhiên sau 6 tháng trồng 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập kỷ gần đây, diện tích rừng của nước ta đã suy giảm
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu điều tra năm 1943, Việt Nam
có khoảng 14,3 triệu ha rừng với độ che phủ là 43%. Đến năm 1990, diện tích
rừng của nước ta suy giảm mạnh chỉ còn 9,18 triệu ha với độ che phủ của
rừng là 28,2%. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng diện tích rừng của Việt Nam
là 13.388.075 ha với độ che phủ của rừng là 39,5%, trong đó có 10.304.816
ha rừng tự nhiên và 3.083.259 ha rừng trồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2011) [2].
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh
vật được khai thác từ rừng, là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng,
nhất là rừng nhiệt đới. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học
cho rằng trữ lượng gỗ trong rừng nhiệt đới chiếm chưa tới 50% tổng sinh khối

của rừng, còn lại là LSNG (Nguyễn Huy Sơn, 2010) [15]. Vì thế, LSNG có
vai trò hết sức quan trọng của hệ sinh thái rừng, nhất là trong điều kiện biến
đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, chúng có khả năng hấp thu một lượng khí
CO
2
khá lớn, tương đương hoặc lớn hơn lượng CO
2
hấp thu được trong thành
phần chủ yếu của rừng là gỗ.
Tuy diện tích rừng đã tăng nhưng chất lượng rừng vẫn thấp, nhiều loài
động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy, các loài LSNG cũng suy
giảm cả về số lượng và chất lượng.
Địa liền (Kaempferia galanga L) là một loài LSNG thuộc nhóm cây
làm thuốc chữa bệnh có phân bố ở trong rừng tự nhiên nhưng hiện nay đã bị
khai thác cạn kiệt.
Củ Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ
thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Ngoài ra, Địa
liền còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tinh dầu và dịch chiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
từ củ Địa liền cũng có tác dụng chống dị ứng, giãn mạch, kháng khuẩn, kháng
nấm và nhanh liền sẹo, dùng để ngâm rượu làm thuốc xoa bóp [13], [24].
Tuy nhiên, rừng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng ngày càng giảm sút,
loài cây này trong rừng tự nhiên cũng dần dần bị cạn kiệt. Hiện nay người ta
đã gây trồng nhiều trên các trạng thái đất khác nhau, nhưng năng suất chưa
cao. Ở tỉnh Bắc Giang, cây Địa liền đã được người dân gây trồng rải rác ở
một số huyện Yên Dũng, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lục Nam nhưng chủ yếu là
trồng trên đất nông nghiệp, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ

thể về kỹ thuật gây trồng loài cây này, nhất là trên đất lâm nghiệp.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
trồng cây Địa liền (Kaempferia galanga) tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”
là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái và tăng thêm thu nhập cho người dân vùng sâu vùng xa tại
địa phương.
Đề tài này là nội dung quan trọng của đề tài nghiên cứu cấp tỉnh được
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phê duyệt thực hiện từ đầu năm
2010 mà tác giả là chủ nhiệm đề tài. Trên cơ sở kết quả của đề tài đó, tác giả
đã kế thừa để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ tại Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên khóa 2009-2011.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ
Jennen de Beer (1989) [10] đã quan niệm lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
như là: “Tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng ta khai thác được từ
rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài người. LSNG bao gồm:
thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, tanin, thuốc
nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dại (các sản phẩm và động vật sống), chất
đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi”.
Trong hội nghị các chuyên gia về LSNG của các nước vùng châu Á
Thái Bình Dương họp tại Băng Cốc - Thái Lan (1991) [6] đã thông qua định

nghĩa về LSNG như sau: “LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể
tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. LSNG được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ
các cây thân gỗ ở ngoài rừng. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch
sinh thái không phải là các LSNG’’.
Tổ chức tư vấn chuyên môn về LSNG của châu Phi, tại Arusha,
Tanzania (1993) [10] đã đưa ra quan niệm về LSNG. Quan niệm này đặc biệt
nhấn mạnh vào các sản phẩm động vật: “Tất cả các sản phẩm thực vật (trừ
gỗ) và động vật thu được từ rừng và từ các vùng đất có cây gỗ khác cũng như
từ các cây gỗ bên ngoài rừng; loại trừ gỗ xây dựng cơ bản, gỗ năng lượng và
các sản phẩm từ vườn cùng các cây trồng vật nuôi, đều được gọi là LSNG”.
Herman Haeruman (1995) [10] quan niệm rằng, “Các LSNG nhìn
chung bao gồm các sản phẩm hữu hình không phải là gỗ, gỗ nhiên liệu và
than củi thu được từ rừng hoặc từ các thực vật thân gỗ”. Quan niệm này
không đề cập đến các dịch vụ thu được từ rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Gyde Lund (1996) [10] đã định nghĩa “LSNG là bất kỳ những gì lấy ra
từ rừng, loại trừ những thứ được sử dụng nhằm mục đích xây dựng hoặc kiến
trúc. Các LSNG có thể bao gồm khoáng vật, nước, thực vật, động vật (gồm cả
bộ phận gỗ làm nhiên liệu) được sử dụng vào mục đích y học, văn hoá, mỹ
thuật hoặc tín ngưỡng”.
Hội đồng Lâm nghiệp tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO,
1999) [11] đã định nghĩa về LSNG như sau: “LSNG (Non timber forest
product - NTFP, hoặc Non wood forest product - NWFP) bao gồm những sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và
từ cây gỗ ở ngoài rừng”.
Qua các quan niệm và định nghĩa về LSNG ở trên, nhóm tác giả Phạm
Văn Điển, Phạm Đức Tuấn, Phạm Xuân Hoàn (2009) [10] cho rằng, thuật ngữ

LSNG nên được hiểu như sau: “LSNG (NTFPs) bao gồm tất cả các sản phẩm
có nguồn gốc sinh vật và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng
đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự rừng, loại trừ gỗ lớn ở tất cả các hình
thái của nó”.
1.1.2. Phân loại
Trên thế giới tồn tại nhiều cách phân loại LSNG, song chưa có hệ thống
phân loại LSNG thật sự hợp lý. Theo Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2010)
[15] phân loại theo 6 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của
các LSNG, được giới thiệu như sau:
1/ Sản phẩm cây có sợi: Tre nứa, song mây, các loại cây thân lá có sợi
và cỏ.
2/ Thực phẩm bao gồm:
a) Những sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: Chồi non, rễ, lá, hoa,
quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm… có thể dùng làm thực phẩm.
b) Những sản phẩm có nguồn gốc động vật như: Mật ong, thịt thú rừng,
cá, tổ yến, trứng chim, các loài côn trùng ăn được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
3/ Dược liệu, chất thơm và cây có chất độc.
4/ Những sản phẩm chiết xuất như: Các loại nhựa, tannin, chất màu,
dầu béo và tinh dầu,…
5/ Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm
như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà, xương, cánh kiến đỏ.
6/ Những sản phẩm khác như: Cây cảnh, lá để gói,…
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối vì công dụng của lâm sản
luôn có sự thay đổi theo địa phương.
1.1.3. Giá trị của lâm sản ngoài gỗ
1.1.3.1. Giá trị kinh tế

LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân miền
núi, nguồn thức ăn gia súc và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay. Đặc biệt
các dân tộc ít người ở Việt Nam thường sống dựa vào các LSNG thu hái từ
rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc trao đổi mua bán trên thị
trường. Ở một số địa phương miền núi, nguồn thu từ LSNG chiếm từ 20 -25%
trong thu nhập kinh tế hộ gia đình; LSNG là một trong những nguồn thu nhập
quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
góp phần tạo việc làm thậm chí là nguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận cư
dân vùng nông thôn miền núi. LSNG góp phần cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu. Ví dụ:
như nhựa thông, nhựa trám cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
dầu, nhựa, sơn tổng hợp; tinh dầu cho công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm.
Tre nứa là nguyên liệu cho các nhà máy giấy, các hợp tác xã thủ công. Các
loài cây thuốc là nguyên liệu của nhiều xí nghiệp dược phẩm… Do đó, LSNG
còn đóng góp tích cực cho kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia, góp phần
thu ngoại tệ, thông qua giá trị xuất khẩu của các sản phẩm chế biến LSNG
(FAO, 1999) [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
1.1.3.2. Giá trị xã hội
Từ lâu đời việc gây trồng, khai thác, chế biến và buôn bán LSNG đã
mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu người dân sống ở miền núi và
nông thôn. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi ổn định cuộc sống và trong giai
đoạn hiện tại góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân sống ở vùng cao,
vùng xa. Một số LSNG được sử dụng trong các lễ hội truyền thống, tạo ra các
sản phẩm có ý nghĩa bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số. Tài liệu Dự án
sử dụng bền vững LSNG giai đoạn I cho thấy một số hộ gia đình xã Cẩm Mỹ,
huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trung bình thu tới 4,73 triệu đồng/năm bằng

59% thu nhập gia đình, các loại LSNG như: Song mây, động vật, mật ong,
hoa quả, tôm cá (trích Cẩm nang lâm nghiệp, 2006). Theo Jennen de Beer
(IUCN, 1996) [3] ước tính có ít nhất 30 triệu người ở Đông Nam Á sống phụ
thuộc vào rừng và sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏe và dinh
dưỡng. Ngoài ra, các sản phẩm này còn đáp ứng nhu cầu hàng ngày hoặc tạo
thu nhập cho một số người dân như: những người thợ thủ công và nghệ nhân
trên khắp thế giới sử dụng chúng làm nguyên liệu chế biến thì chưa có số liệu
thống kê đánh giá.
1.1.3.3. Giá trị về môi trường và đa dạng sinh học
LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng nhiệt đới, quan hệ tới sự
duy trì và phát triển của hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây lâm sản ngoài gỗ nằm
trong tầng dưới tán có tác dụng làm giảm tác động của nước mưa xuống mặt
đất, ngăn dòng chảy mặt chống xói mòn cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong
rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá trị phòng hộ của các khu rừng.
Phát triển LSNG là một phương thức làm tăng giá trị kinh tế của rừng
góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo; động viên nhân
dân địa phương tham gia tích cực hơn vào công cuộc bảo vệ rừng và đa dạng
sinh học, hạn chế được việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử
dụng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ, vai
trò bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng được nâng cao. Muốn có
LSNG để khai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng. Vì vậy, khai thác LSNG
đúng kỹ thuật cũng là một biện pháp tích cực bảo vệ rừng.
Trong những năm gần đây LSNG đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều người, do nhận thức rõ hơn về LSNG trong sự đóng góp vào kinh tế hộ
và an toàn lương thực, vào nền kinh tế quốc gia, trong bảo vệ môi trường và

trong bảo tồn đa dạng sinh học (FAO, 1999) [11].
LSNG có rất nhiều loài khác nhau, từ động vật, thực vật đến vi sinh vật,
từ những sinh vật có kích thước khổng lồ đến những sinh vật không thể nhìn
bằng mắt thường. Trong phạm vi nghiên cứu này, đối tượng chính của đề tài
là cây Địa liền. Tuy các tài liệu liên quan đến cây Địa liền rất hạn chế, nhưng
cũng có thể tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Phân loại thực vật và phân bố cây Địa liền
Theo Wilson Wong (2008) [19] thì Địa liền (Kaempferia galanga L) là
cây ngắn ngày (1 năm) thuộc họ gừng (Zingiberaceae), có tên gọi khác: Sơn
nại (Trung Quốc); Tam mai - Sa khương - Faux galanga (Pháp); Galanga
Rhizome (Anh). Nó được phát hiện đầu tiên ở phía nam Trung Quốc, Đài
Loan, Campuchia và Ấn Độ. Ngày nay nó được trồng mở rộng ở khắp cả
vùng Đông Nam Á.
1.2.2. Nghiên cứu về hình thái
Địa liền là cây có chu kỳ sống khoảng một năm với kích thước khá
nhỏ, chiều cao khoảng từ 25 - 30 cm, gần như không có thân, chủ yếu là thân
giả, lá hình e líp, phẳng và nhẵn, màu xanh thẫm. Khi trưởng thành mỗi cây
có từ 2 - 5 lá, sắp xếp theo một trục thân theo phương thẳng đứng, nhìn giống
như một chiếc nơ. Khi lá mới mọc ra nằm đè lên lá cũ nhưng lệch sang một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
bên theo hình xoáy trôn ốc. Tùy theo từng điều kiện tự nhiên cụ thể, nơi đất
tốt lá Địa liền có thể có kích thước lớn hơn bình thường và đạt khoảng 15 cm
chiều dài, 10 cm chiều rộng. Thân ngầm (củ) Địa liền nhìn giống như củ gừng
non, có đường kính từ 1,0 - 2,5 cm, có lớp vỏ màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, phần
bên trong thì mềm và có màu trắng. Khi cây trưởng thành thì ra hoa, hoa mọc
trên trục chính của thân, mỗi thân giả có một hoa, hoa có hình dáng giống như

con bướm và có màu trắng, nhụy màu tía ở chính giữa. Hoa Địa liền thường
nhanh tàn trong phạm vi một ngày, dễ bị dập nát bởi những cơn mưa nhỏ và
gió mạnh (Wilson Wong, 2008) [19].
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Cũng theo Wilson Wong (2008) [19] thì Địa liền được trồng từ củ, vùi
sâu xuống đất 5cm và đất phải được xử lý tốt. Vị trí của củ được bố trí làm
sao cho cây phát triển thẳng đứng. Đất trồng phải giữ nước và giữ ẩm tốt sau
những lần tưới. Môi trường để cây Địa liền phát triển nên có chút bóng rợp
mát, ẩm ướt và tránh gió khô, vị trí thích hợp là trồng dưới những tán cây và
bờ rào. Cây Địa liền là ứng cử viên thích hợp nhất cho những khu vườn trồng
thảo mộc và cây gia vị. Do điều kiện hấp thu ánh sáng của nó, cây Địa liền ưa
ánh sáng mặt trời đã được thanh lọc để phát triển. Ở những nơi có cường độ
chiếu sáng từ 4-6 giờ hàng ngày thì rất tốt cho cây. Sự thiếu ánh sáng sẽ khiến
cây phát triển khẳng khiu. Điều kiện nóng và khô nên tránh đối với cây Địa
liền vì nó có thể làm lá cây bị quăn và mép lá bị khô, hạn chế sự phát triển
của cây. Cây nên được giữ ẩm liên tục và không được để khô bất cứ khi nào,
cần được chăm sóc để phát triển cho lá tốt hơn. Cây Địa liền phát triển tốt nếu
được chăm sóc đều đặn, cung cấp đủ dinh dưỡng và độ ẩm đất.
1.2.4. Các nghiên cứu về giá trị và công dụng
Địa liền được dùng để nấu, đặc biệt ở các món ăn của người Gia-va và
Ba-li, nơi mà củ Địa liền được dùng như gia vị. Lá của nó cũng được dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
làm rau trong món nasi ulam, một món cơm của người Malay. Địa liền cũng
được sử dụng trong phương thuốc cổ truyền của người Trung Hoa, củ của Địa
liền luôn ở dạng miếng hoặc dạng bột phơi khô được gọi là „Rhizoma
Kaempferiae‟. Nó thường được dùng để trị chứng khó tiêu, lạnh, đau ngực và
bụng, đau đầu và đau răng. Địa liền ngâm cồn (rượu) có thể dùng xoa bóp cho

bệnh thấp khớp. Địa liền được biết nhiều do công dụng y học của nó. Ở
Malaysia, thân rễ của địa liền thường được dùng trong phương thuốc cổ
truyền để điều trị cao huyết áp, nhiễm lạnh, sưng tấy, ung loét, bong gân.
Toàn bộ cây được nhai để trị ho và đau họng hoặc nghiền thành bột để đắp
nhằm giảm bớt nhiều cơn đau. Nó là một gia vị phổ biến của món 'jamu' ở
Indonesia (Wilson Wong, 2008) [19].
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.3.1. Phân loại thực vật và phân bố của cây Địa liền
Theo Trần Ngọc Hải và cộng sự [11] thì ở một số địa phương nước ta
cũng gọi Địa liền (Kaempferia galanga L, 1753) là: Tam nại, Sơn nại, củ
Thiền niền, Sa khương, Co xá choóng (Thái). Địa liền là cây thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae), ngành Ngọc Lan, lớp 1 lá mầm, mọc tự nhiên ở các tỉnh phía
Bắc, được trồng trên đất nông nghiệp ở các tỉnh như: Bắc Giang, Hải Dương,
Hưng Yên, Thái Bình
1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây Địa liền
Theo Võ Văn Chi (1997) [4] thì Địa liền là loài cây thân thảo, thân rễ
hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Mỗi một thân giả có từ 2 - 5 lá, mọc xòe ra trên
mặt đất, có bẹ, phiến lá rộng hình bầu dục, phần gốc thót hẹp lại thành cuống,
mép nguyên, mặt trên lá xanh lục thẫm, mặt dưới có lông mịn, lá có kích
thước từ 8 -15 cm. Hoa không cuống mọc ở nách lá, gồm 8 - 10 hoa màu
trắng với những điểm tím ở giữa. Mùa ra hoa từ tháng 8 đến tháng 9 hàng
năm. Thân ngầm (củ) ở dưới mặt đất có màu nâu nhạt, trong thân có chứa tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
dầu thơm. Cây xanh tốt quanh năm, toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và
vị nồng. Cây ưa sáng, có khả năng chịu bóng, thường mọc nơi đất có thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất tơi xốp, ẩm nhưng thoát nước.
Theo tài liệu khuyến lâm về LSNG của Dự án hỗ trợ chuyên ngành

LSNG tại Việt Nam - Pha II (2007) [8] thì Địa liền là cây thuốc thân thảo, cao
10 - 15 cm, lá đơn mọc cách có từ 2 - 5 lá, mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt
dưới có lông mịn, mép lá mỏng, hai mặt có nhiều chấm hình cầu. Thân củ ở
dưới mặt đất có màu nâu nhạt. Trong thân có chứa tinh dầu thơm. Hoa không
cuống gồm 8 - 10 hoa màu trắng có phớt tím ở giữa. Mùa ra hoa tháng 6 - 8.
Địa liền là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn. Hoa nở mỗi ngày một
cái vào lúc sáng sớm rồi tan lúc 10 giờ trưa.
1.3.3. Thành phần hóa học củ Địa liền
Theo trang thông tin điện tử “Thuốc Đông dược” [24] thì thân rễ Địa
liền chứa 2,4-3,8% tinh dầu, để lạnh sẽ thu được phần kết tinh mà thành phần
chủ yếu là p-methoxyethylcinnamat, chiếm 20 - 25%. Ngoài ra, còn có những
chất khác như: pentadecan, V3 caren, ethylcinnamat, O methoxy -ethylcinnmat,
p methoxy ethylcinnamat, canphen, borneol, p methoxystyren.
Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005) [12] cũng nhận xét tương
tự, thành phần hóa học của Địa liền chủ yếu là tinh dầu (2,4 - 3,8%), để lạnh
thu được phần kết tinh và dịch lỏng; phần kết tinh chủ yếu là: p methoxy -
ethylcinnamat (20 - 25% trong tinh dầu); phần lỏng có trọng lượng riêng là
0,8792 - 0,8914, chỉ số axít 0,5 - 1,3, chỉ số xà phòng 99,7 - 109.
1.3.4. Công dụng và giá trị của củ Địa liền
Theo y học cổ truyền thì Địa liền có vị cay tính ôn, có tác dụng tán hàn,
ôn trung, trừ thấp, bạt khí độc. Địa liền được dùng làm thuốc kiện vị chữa
chứng ăn uống khó tiêu, đau đầu, sốt rét, đau dạ dày và tiêu chảy hoặc dùng
để xoa bóp chữa các chứng bệnh tê phù, tê thấp, đau nhức các khớp, chữa sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
răng Theo kinh nghiệm của người dân có thể sử dụng củ Địa liền tươi hoặc
khô cạo vỏ cho vào ninh măng chân giò hay hầm gà giúp tiêu hóa thức ăn tốt
hơn. Có thể dùng Địa liền, Quế chi tán nhỏ uống để chữa chứng bệnh ăn uống

không tiêu, đau dạ dày, đau điền kinh. Củ địa liền ngâm rượu dùng làm thuốc
xoa bóp giảm đau (Trang thông tin điện tử “Y học cổ truyền”) [25].
Theo y học hiện đại thì Địa liền có tác dụng làm giảm đau, khi thí
nghiệm gây đau nội tạng cho chuột nhắt trắng bằng cách tiêm dung dịch axit
acetic 0,6%, Địa liền làm giảm số lần cơn đau và cường độ đau. Khi thí
nghiệm gây đau bằng tấm kim loại nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng
giảm đau kiểu morphin. Khi thí nghiệm gây phù bàn chân chuột nhắt trắng
kaolin, Địa liền và tinh dầu, các tinh thể chiết từ Địa liền đều có tác dụng
chống viêm nhiễm rõ rệt. Khi thí nghiệm trên thỏ, người ta cũng thấy Địa liền
có tác dụng hạ sốt khi gây sốt bằng pyrogen. Viên Bạch địa căn (Địa liền,
Bạch chỉ, Cát căn) đã được thử nghiệm lâm sàng trên 108 bệnh nhân cả trẻ em
và người lớn, bao gồm các bệnh chứng: sốt xuất huyết, sởi, viêm gan siêu vi
trùng, hội chứng lỵ, thủy đậu và quai bị; các bệnh nhân đều bị sốt cao. Sau khi
dùng Bạch địa căn điều trị đều cho kết quả khá rõ ràng: có tác dụng hạ sốt rõ
rệt đối với các chứng sốt do bị bệnh truyền nhiễm; có tác dụng giảm đau, làm
bệnh nhân hết nhức đầu, nhức mỏi, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, đặc
biệt với bệnh nhân sốt xuất huyết. Đối với bệnh nhân sởi, thủy đậu, Bạch địa
căn có tác dụng chống bội nhiễm và làm giảm ho nếu kèm theo viêm phế
quản. Đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi trùng, Bạch địa căn kích thích tiêu
hóa, làm giảm cảm giác ậm ạch khó chịu của bệnh nhân. Dùng Bạch địa căn
trên lâm sàng không thấy xuất hiện tác dụng phụ, thuốc có độ an toàn cao
(Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần, 2005) [12].
Cũng theo Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005) [12] thì có
thể sử Địa liền trong một số bài thuốc sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
Chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh: Địa liền 2g, Quế chi
1g; tán nhỏ thành bột, chia 3 lần, uống trong ngày.

Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy, hàn thấp: Địa liền 3g, phối hợp với
Định hương, Cam thảo; sắc uống.
Chữa ho gà: Địa liền, lá Chanh, vỏ rễ Dâu tẩm mật ong, rau Sam tươi,
rau Má tươi, lá Tía tô, đường kính; nấu với nước và cho trẻ uống.
Địa liền là cây đa tác dụng, làm thuốc chữa các chứng bệnh ăn uống
khó tiêu, đau dạ dày, đau dây thần kinh, phong thấp, sốt rét, hen suyễn. Tinh
dầu của cây Địa liền dùng để chế nước hoa, mỹ phẩm. Một ha Địa liền có thể thu
hoạch từ 15 - 20 tấn củ tươi (Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam,
2007) [8]. Tuy cây Địa liền có rất nhiều công dụng nhưng chủ yếu được khai
thác từ rừng tự nhiên, rất ít các công trình nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng.
Vì vậy đây còn là một khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu.
1.3.5. Tình hình gây trồng Địa liền
Theo Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005) [12] thì Địa liền có
thể trồng được ở đất phù sa, đất cát ở vùng đồng bằng, đất thịt nhẹ, tơi xốp,
thoát nước ở trung du và miền núi. Thời vụ trồng Địa liền từ tháng 2 đến
tháng 4, nhưng thích hợp nhất vào tháng 3 hàng năm. Củ Địa liền thu hoạch
vào tháng 12, được làm sạch rễ và đất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khi
đến thời vụ tách từng củ đem trồng, đến tháng 3 củ bắt đầu nhú mầm. Lượng
giống trung bình từ 80 - 90 kg/360m
2
. Chọn củ sạch bệnh, to khỏe và đều
nhau. Địa liền có 2 giống đang được trồng phổ biến là Địa liền trắng của Việt
Nam (năng suất từ 0,8 tấn - 1,2 tấn/360m
2
) và Địa liền tía giống Trung Quốc
(năng suất cao từ 1,5 tấn - 1,9 tấn/360m
2
). Đất trồng phải chọn đất giàu dinh
dưỡng, thoát nước và có điều kiện đủ ẩm. Đất được cày ải, bừa nhỏ, nhặt sạch
cỏ dại, lên luống rộng 1,2 m, rãnh 40 cm, cao 35 cm thuận tiện cho việc tưới

tiêu và thoát nước. Cây Địa liền thích hợp ở nhiệt độ trung bình từ 15 - 35
0
C,
lượng mưa cho cây hoàn thành chu kỳ sống từ 700 - 800 mm. Lượng bón

×