Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tìm hiểu công tác tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng vật cách năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.68 KB, 46 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển của toàn doanh
nghiệp, là nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy xã hội phát triển. Vì trong quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt
lõi, tinh tế và phức tạp nhất. Do vậy khai thác được những tiềm năng của nguồn
nhân lực là chìa khóa để doanh nghiệp đạt được thành công trong sản xuất kinh
doanh. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng cao do trình độ
công nghệ, quản lý và chất lượng sản phẩm không ngừng được đổi mới, cạnh
tranh chất lượng sản phẩm mang tính toàn cầu thì tổ chức lao động và tiền lương
ngày càng có vai trò quan trọng hơn. Đây là công việc đảm bảo cho sự phát triển
của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công việc góp phần
nâng cao tính chủ động, khả năng cạnh tranh trên toàn các mặt của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Lao động là lực lượng thực hiện và sáng tạo, có mặt trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tổ chức lao động khoa học có
vai trò vô cùng quan trọng, nó cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng
cường hiệu quả của quá trình sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng
có hiệu quả tư liệu sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện của kỹ
thuật và công nghệ sản xuất, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho người
lao động. Việc phân tích, lựa chọn, bố trí lao động phù hợp với từng công việc
của người lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Lao động có trình độ và
được phân công hợp lý giúp họ phát huy hết năng lực của bản thân, mọi công
việc trong doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cao. Phân công
và lựa chọn lao động quyết định sự thành bại của công việc.
Trong bài báo cáo thực tập này, em xin trình bày đề tài “Tìm hiểu công tác
tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng Vật Cách năm 2014”
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG HẢI PHÒNG VÀ
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG HẢI PHÒNG
Đã từ hơn một thế kỷ, Hải Phòng được gọi là thành phố Cảng. Từ thủa ban
đầu với bến Sáu Kho, vị trí quan trọng nhất của giao lưu thương mại quốc tế
miền Bắc, đầu mối giao thông trong và ngoài nước, Cảng Hải Phòng đã phát huy
được những ưu thế về địa lý, thời cơ, vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Cảng.
Cảng Hải Phòng được thành lập ngày 18/6/1876. Trải qua 138 năm tồn tại
và phát triển, Cảng Hải Phòng luôn đóng vai trò là cửa khẩu giao lưu quan trọng
nhất của miền Bắc đất nước. Hàng hóa xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và
hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng Hải Phòng đã
đến với thị trường các nước và ngược lại.
Cảng Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam.
Tên giao dịch: HaiPhong Port
Trụ sở: Số 8A-Trần Phú-Ngô Quyền-Hải Phòng
II –QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Cảng Hải Phòng từng bước cải tạo
trang thiết bị, công cụ, hệ thống cơ sở vật chất bến bãi ngày càng hoàn thiện,
hiện đại hơn. Suốt hơn 80 năm Pháp thuộc, Cảng đã mở rộng diện tích và khơi
thông luồng lạch Cảng.
Năm 1955, Hải Phòng hoàn toàn giải phóng, trước yêu cầu phát triển kinh
tế của đất nước, Cảng Hải Phòng cần được nâng cấp và phát triển. Vào cuối thập
niên 60 được sự giúp đỡ của Liên Xô, hệ thống cầu cảng đã được xây dựng để
đón nhận các loại tàu có trọng tải lớn 10.000 DWT, các hệ thống cần trục chân
đế thì có sức nâng từ 5 -16 tấn, cần cẩu nổi có sức nâng 90 tấn, hàng trăm xe vận
chuyển các loại.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng đã làm cho nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa thông qua Cảng lớn. Sau đó, Cảng phải gấp rút cải tạo và mở rộng để

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Từ năm 1990-1996, Cảng Hải Phòng đầu tư xây dựng mua sắm thêm thiết
bị xếp dỡ có sức nâng đến 42 tấn, tập trung vào các khu vực xếp dỡ hàng
container đồng thời nâng cấp hệ thống phương tiện vận tải thủy phục vụ chuyển
tải, hỗ trợ tàu và hệ thống thông tin liên lạc.
Từ năm 1990 Cảng Hải Phòng khẩn trương triển khai dự án cải tạo và nâng
cấp Cảng Hải Phòng nhằm xây dựng bến mới xếp dỡ hàng hóa vào tầm hiện đại
nhất Đông Nam Á và cải tạo các bến cũ nhằm đưa sản lượng tăng lên. Sản lượng
thông qua cảng có thể đạt tới 10 triệu tấn/năm vào những năm đầu thế kỷ 21.
Năm 2004 mặc dù có rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt của thị
trường nhưng có cạnh tranh thì mới có phát triển. Mục tiêu, kế hoạch, biện pháp
của năm 2004 của toàn Đảng bộ Cảng là 12,5 triệu tấn.
Khả năng thông qua giai đoạn 2005 - 2010 từ 12 triệu tấn /năm đến 18 triệu
tấn/năm.
Sau 5 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa, Cảng đã cổ phần được 4 xí
nghiệp thành phần và lập công ty cổ phần Cảng Đình Vũ với tổng số vốn huy
động được 170 tỷ và giải quyết cho hơn 2700 lao động có việc làm. Các công ty
cổ phần đã nhanh chóng ổn định sản xuất, khắc phục những yếu kém trước khi
cổ phần.
Cảng chỉ đạo các biện pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Cảng.
- Sắp xếp lại tổ chức trực ban, chỉ đạo ở khu Cảng chính.
- Hoàn thiện tổ chức, mở rộng sản xuất kinh doanh và quy hoạch mặt bằng
cho XNXD & VT Bạch Đằng.
- Ổn định tổ chức và huy động cho Công ty cổ phần và phát triển Cảng Đình
Vũ.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Củng cố sắp xếp lại, nâng cao chất lượng hoạt động của phòng kinh
doanh, phòng đại lý và môi giới hàng hải, trung tâm khai thác.

- Triển khai kế hoạch đào tạo và bổ sung thêm nhân lực giải quyết nâng cao
bậc lương.
Các hoạt động văn hóa thể thao, tham quan du lịch được thực hiện tốt.
Cảng đã tổ chức cho 270 cán bộ công nhân viên có thành tích được đi tham quan
du lịch các tuyến xa trong và ngoài nước. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám
chữa bệnh, đầu tư thêm thiết bị y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Duy trì và phát triển các phong trào thi đua lao động sản xuất phát huy sáng
kiến xây dựng điển hình tiên tiến, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao, hội thi, hội thảo. Nhìn chung đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công
nhân viên được cải thiện, nâng cao.
Cán bộ công nhân viên Cảng Hải Phòng đã tích cực tham gia các hoạt động
xã hội, công tác từ thiện, nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, mua công
trái chính phủ với tổng số tiền là 2,5 tỉ.
Dự án đầu tư, dự án nâng cấp, cải tạo Cảng Hải Phòng bằng nguồn vốn
ODA của Nhật Bản.
+ Giai đoạn I (1997-2001): Cảng Hải Phòng đã hoàn thành các dự án nâng
cấp, cải tạo khu vực Cảng Chùa Vẽ thành một cảng container lớn nhất phía Bắc
Việt Nam với công suất 500.000 TEU/năm.
+ Giai đoạn II (2001-2008): Cảng Hải Phòng đầu tư 260.000.000 USD cho
xếp dỡ luồng tàu ra vào có độ sâu -7.2m. Xây dựng thêm 2 cầu tàu container tại
khu Chùa Vẽ. Dự án khu chuyển tải Bến Gót - Lạch Huyện được đầu tư 25 tỉ
đồng xếp dỡ khu chuyển tải cho loại tàu 30.000 DWT-50.000 DWT, cách Cảng
chính khoảng 30km.
III – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
1. Vị trí địa lý
Cảng Hải Phòng là Cảng biển có quy mô lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nằm
dọc tả ngạn bờ sông Cấm, là một nhánh của sông Thái Bình, cách cửa Nam
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Triệu 30km. Cảng Hải Phòng có tọa độ địa lý 20

°
52’ vĩ độ Bắc và 106
º
22’ kinh
độ Đông, tiếp xúc với biển Đông qua cửa biển Nam Triệu.
Cảng Hải Phòng nằm trên đầu mối giao thông nối liền các khu vực kinh tế,
các trung tâm công nghiệp của các nước và trung tâm công nghiệp của Trung
Quốc. Cảng có đường giao thông nối liền với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cảng
có vùng biển thuận lợi với các vũng vịnh cho tàu thuyền neo đậu.
2. Vị trí kinh tế
Cảng Hải Phòng giữ vị trí kinh tế quan trọng, là đầu mối giao thông chiến
lược, trung tâm giao lưu, xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta. Cảng Hải
Phòng có nhiệm vụ bốc xếp khối lượng hàng hóa đủ chủng loại, phục vụ nhiều
mặt và đặc biệt là các công trình quốc gia. Nơi đây nối liền với tất cả các nơi có
mối liên hệ đường biển với nước ta.
3. Địa chất cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng nằm trong khu vực trầm tích sa bồi ven biển, nền đất cảng
có độ dày từ 30m đến 35m theo cấu tạo nhiều lớp. Lớp trầm tích rạt mịn nằm
trên lớp bùn, đến lớp cát và trầm tích rạt khô lớp cát hột và cát vừa. Cảng có các
chỉ tiêu chính sau đây.
Tên lớp đất
Độ cao
(m)
Bề dày
(m)
Tính chất
Bùn sét, sét chẩy và bùn pha cát -1,46 3,95 Màu xám
Sét nhẹ, sét pha cát nặng -9,1 4,95 Nhiều màu
Sét màu xám và cát pha sét -13,21 3,8 Oxit sắt
Cát pha cát -23,96 10,17

Sét pha cát vàng hạt -26,21 2,25
Điều kiện địa chất có ảnh hưởng đến việc xây dựng Cảng và thiết kế các
công trình đặt tại Cảng cũng như việc bố trí các loại thiết bị trên tuyến cầu tàu,
kho bãi và khu vực neo đậu của tàu, mạng lưới giao thông của Cảng.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
IV – ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỦY VĂN
1. Điều kiện khí hậu
Cảng Hải Phòng có chế độ nhật chiều thuần khiết chỉ có 12 ngày trong năm
là có chế độ bán nhật chiều.
Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau nước dâng nên vào ban đêm.
Mực nước thủy triều cao nhất là 4,0m, đặc biệt cao 4,23m. Mực nước triều thấp
nhất là 0,23m. Với điều kiện thủy triều như vậy sẽ ảnh hưởng đến tầm với của
các thiết bị xếp dỡ và ảnh hưởng đến tàu bè ra vào Cảng, từ đó ảnh hưởng đến
năng suất xếp dỡ hàng hóa. Ngoài ra các yếu tố về dòng chảy cũng ảnh hưởng
đến việc neo đậu của tàu bè gây khó khăn cho công tác bố trí tàu, bốc xếp hàng
hóa.
2. Điều kiện khí hậu
Cảng Hải phòng chịu ảnh hưởng của thời tiết miền Bắc Việt Nam, mỗi năm
có bốn mùa, lượng mưa trung bình là 1800ml. Những ngày mưa Cảng ngừng
công tác xếp dỡ. Thời gian chiếm từ 29 đến 30 ngày/năm.
Cảng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió Đông Nam từ tháng 5
đến tháng 10, gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Cảng Hải Phòng gặp nhiều ảnh hưởng của giáo bão, khi có bão Cảng phải
ngừng làm việc. Bão thường có từ tháng 5 đến tháng 8, trung bình mỗi năm có 6
đến 9 cơn bão.
Các yếu tố mưa bão ảnh hưởng tới thời gian khai thác của Cảng cũng như
sự an toàn của hàng hóa và thiết bị xếp dỡ ở Cảng.
Hàng năm Cảng có một kế hoạch chi phí cho việc phòng chống bão, Cảng
thường phải ngừng làm việc từ 10 đến 12 ngày trong năm do ảnh hưởng của

bão.
3. Nhiệt độ và độ ẩm
Cảng Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa
nhiều, có nhiệt độ nhìn chung cao, chênh lệch từ 23ºC đến 27ºC, về mùa hè có
thể lên tới 30ºC đến 35ºC, độ ẩm tương đối cao 70% - 80%. Độ ẩm ảnh hưởng
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đến công tác bảo quản hàng hóa, dễ gây hiện tượng đổ mồ hôi. Vì vậy cần
thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm tránh tổn thất.
4. Sương mù và lũ lụt
Sương mù thường xuất hiện vào sáng sớm mùa đông, có ngày sương mù
dày đặc, làm việc không an toàn, tốc độ làm hàng chậm, kém năng suất, đặc biệt
tàu bè ra vào Cảng khó khăn, dễ gây tai nạn, chậm trễ giờ ra vào Cảng, gây ảnh
hưởng lớn đến khai thác Cảng.
Cảng Hải Phòng nhìn chung không có lũ lớn nhưng về mùa mưa sông Cấm
tràn lũ về gây ảnh hưởng đến công trình, tàu thuyền qua lại khu vực Cảng rất
khó khăn, nhất là những máng làm hàng trong mạn rất khó cập mạn sà lan vào
tàu. Có khi lũ lớn gây ảnh hưởng đến công tác xếp dỡ hàng hóa. Do ảnh hưởng
của lũ mà hàng năm Cảng phải ngừng sản xuất từ 3 đến 5 ngày.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH
1.Giới thiệu chung
Công ty cổ phần cảng Vật Cách tiền thân là xí nghiệp xếp dỡ Vật Cách
thuộc Cảng Hải Phòng, được xây dựng từ những năm 1965. Đến năm 2002, Xí
nghiệp được cổ phần hóa theo quyết định số 208/2002/QĐ-BGTVT ngày
03/07/2002 của Bộ Giao Thông Vận Tải. công ty đã được Sở Kế Hoạch và đầu
tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng ký
thuế công ty cổ phần mã số thuế doanh nghiệp : 0200472257. Đăng kí lần đầu
ngày 13 tháng 8 năm 2002, đăng kí thay đối lần thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm

2010.
Tên công ty bằng tiếng anh : VATCACH PORT JOINT STOCK
COMPANY (VATCACH PORT).
Địa chỉ : Km 9 đường 5, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Ngành nghề kinh doanh gồm:
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa
- Kinh doanh kho, bến bãi
- Dịch vụ đại lí, vận tải và giao nhận hàng hóa
- Vận tải hàng hóa đa phương thức
- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu
- Sửa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy, bộ.
2.Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của cảng
Cảng Vật Cách nằm bên bờ trái dòng sông Cấm và nằm khá sâu trong
thượng lưu sông Cấm(điểm cuối cùng của tuyến luồng biển Hải Phòng). Cảng
được thành lập từ năm 1965, ban đầu là những dạng mố cầu có kích thước
6x6m, 8x8m sử dụng cần trục ô tô để bốc than và một số loại hàng khác từ sà
lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn. Trước khi cổ phần hóa, cảng gặp rất nhiều
khó khăn : cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu thiết bị bến bãi trong
suốt thời gian hoạt động gần như không được đổi mới, không đáp ứng được nhu
cầu sản xuất, năng suất lao động đạt hiệu quả thấp.
Ngay sau khi được cổ phần hóa, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, chủ động tìm kiếm thị trường, nâng cao trình độ và năng lực
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cho người lao động. đặc biệt, công ty luôn quan tâm đến cải tiến cơ chế quản lí,
tác phong làm việc, phát huy được thế mạnh có sẵn. Công ty tập trung khai thác
hàng nội dịa nhằm phát huy lợi thế của cảng là nằm sâu trong nội địa, tiếp giáp
với đường bộ và được hậu thuẫn bởi hệ thống giao thông đường bộ có sẵn.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng có mức tăng trưởng khá cao : sản
lượng năm 2003 tăng gấp 1,5 lần, doanh thu tăng 2,5 lần so với năm trước đó và

luôn tăng đều ở những năm tiếp theo. Năm 2009, 2010 lượng hàng có suy giảm
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đến năm 2011, cảng tiếp
tục tăng trưởng và đạt mức tăng 18%. Cụ thể, tình hình khai thác cảng từ năm
2003 đến nay được tổng hợp thành bảng:
Thống kê hàng hóa thông qua cảng Vật Cách (2003-2013)
( đơn vị: tấn)
Năm Khối lượng
Trong đó
Xuất khẩu Nhập khẩu Nội địa
2003 874.000 0 0 8.740
2004 1.116.417 0 5.000 1.111.417
2005 1.296.857 0 4.000 1.292.857
2006 1.396.814 0 0 1.396.814
2007 1.649.425 12.500 2.600 1.634.325
2008 1.500.647 0 0 1.500.647
2009 1.323.373 3.049 61.886 1.258.438
2010 1.267.985 2.641 17.166 1.248.178
2011 1.564.633 - 11.227 1.553.436
2012 1.630.776 13.087 52.286 1.565.403
2013 1.974.679 32.249 46.429 1.896.001
(Nguồn số liệu : cảng Vật Cách)
2.Cơ sở vật chất-kĩ thuật của cảng
Luồng vào cảng
Dài 20m, độ sâu luồng -3,7m
Chế độ thủy triều : nhật triều
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chênh lệch bình quân: 1,2 m
Mớn nước cao nhất tàu ra vào cảng : -7,0 m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận đượcc 3.000DWT

Cầu bến
Tên/Số hiệu
(Name/No.)
Dài
(Length)
Sâu
(Depth
alongside)
Loại tàu/Hàng
(Vessel/Cargo)
Cầu số 1
(Wharf No.1)
62 m -4.5 m
2000–3000DWT Bách
hóa (General cargo)
Cầu số 2
(Wharf No.2)
96 m -4.5 m
-nt- (-ditto-)
Cầu số 3
(Wharf No.3)
96 m -4.5 m
3000 DWT Bách
hóa (General cargo)
Cầu số 4
(Wharf No.4) 63 m
-4.0 m
2000 DWT Bách
hóa+Lỏng (General
cargo, Liquid)

Cầu số 5
(Wharf No.5)
62 m -4.0 m
3000 DWT Bách
hóa (General cargo)
Cầu số 6
(Wharf No.6)
106 m -4.7 m -nt- (-ditto-)
3.Cơ cấu tổ chức quản lý
Hệ thống quản lý chung
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cảng Vật Cách.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CP Cảng Vật Cách luôn quan tâm đến việc kiện toàn bộ máy quản lý sao cho
phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng, từ giám đốc công ty đến các phòng, phân xưởng, đội. Qua đó chức năng
quản lý được chuyên môn hóa, tận dụng được năng lực của các cán bộ chuyên
viênđầu ngành trong từng lĩnh vực. Các quyết định của bộ phận chức năng chỉ
có ý nghĩa về mặt hành chính đối với các bộ phận trực tuyến khi đã thông qua
người lãnh đạo cao nhất hay được người lãnh đạo cao nhất ủy quyền. Các phân
xưởng bố trí thực hiện nhiệm vụ sản xuất từ trên đưa xuống dảm bảo chất lượng
được giao.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CP CẢNG VẬT
CÁCH
Hệ thống công ty cổ phần cảng Vật Cách được cơ cấu gọn nhẹ là một công
ty độc lập nên ban lãnhđạo bao gồm:
1 chủ tịch Hội đồng quản trị

1 Giám đốc
2 phó giám
5 phòng: phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng tài chính kế toán,
phòng khoa học kỹ thuật an toàn, phòng kế hoạchđiều độ, phòng công trình và
phòng kế hoạch kinh doanh.
2 đội: đội cơ giới và đội bốc xếp.
1 nhà cân
1 tổ vệ sinh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 11
CHỦ TỊCH HĐQT
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng điều độ Phòng bảo vệPhòng công trình
Phòng kỹ thuật vật tư an toàn
Kho hàng
Kho A
Kho B Nhà cân
Đội bốc xếp
Đội sửa chữa
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chức năng – nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty Cổ phần Cảng Vật
Cách

• Hội đồng quản trị
Hoạch định chiến lược, đề ra những giải pháp cho công ty
Đầu tư vốn, cơ sở vật chất
• Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước tổng công ty
Hàng hải Việt Nam và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là
người chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo Công ty về kế hoạch, mục tiêu,
chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành, kiểm tra các hoạt động của công
ty.
• Phó giám đốc kỹ thuật
Là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm thay mặt giám đốc điều
hành công ty khi giám đốc đi vắng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kỹ
thuật và sản xuất công ty, tổ chức nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ
thuật áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong quá trình khai thác. Là
người giúp giám đốc trong công tác định mức về lao động, nguyên vật liệu và
động lực cũng như trong việc đào tạo nguồn lực thích ứng với sự phát triển của
công ty.
• Phó giám đốc kinh doanh.
Là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm thay mặt giám đốc điều
hành công ty khi giám đốc đi vắng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành công tác kinh
doanh và sản xuất công ty, tổ chức nghiên cứu hợp lý hóa sản xuất, khai thác
hàng hóa. Giúp giám đốc trong công tác định mức lao động.
• Trưởng phòng kỹ thuật – vật tư.
Là người giúp cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới, công nghệ mới,
nguyên vật liệu mới, quan hệ với các bạn hàng lựa chọn đầu tư thiết bị công
nghệ, nguyên liệu, giữ cho sản xuất công ty ổn định và có hiệu quả cao. Kiểm
tra theo dõi sự ổn định sản xuất của các tổ sủa chữa trong đội cơ giới.
• Trưởng phòng tổ chức lao động.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý công ty, đề xuất đào
tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, quản lý theo dõi và giao nhiệm vụ cho cán bộ
trong phòng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tiền lương, an toàn lao động, nâng
cấp bậc cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng kế hoạch nhân lực đào tạo ngắn
hạn và dài hạn cho công ty.
• Trưởng phòng hành chính quản trị y tế.
Thay mặt giám đốc tiếp khách ban đầu trước khi làm việc với giám đốc.
Điều hành quản lý hệ thống văn bản, tài liệu toàn công ty và lưu giữ văn bản tài
liệu. Đề xuất các phương án chăm lo sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong
công ty.
• Kế toán trưởng.
Có nhiệm vụ hoạch toán thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
quy định của Nhà nước. Tham mưu, giúp việc cho giám đốc để thực hiện
nghiêm túc các quy định tài chính của chính phủ.Phân tích các hoạt động sản
xuất kinh doanh, thường xuyên cung cấp tình hình tài chính, nguồn vốn, hiệu
quả sử dụng vốn.Lập các kế hoạch về vốn và tạo vốn cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
• Ban tài chính kế toán.
Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, kinh doanh quản lý tốt giá
thành.
Quản lý vật tư, tài sản cố định (về mặt giá trị) và tiền vốn theo ngân sách
cũng như việc sử dụng tiền vốn.
Theo dõi quản lý doanh thu cụ thể, thu đúng, thu đủ, quy định của biểu
cước Nhà nước.
Có các biện pháp cụ thể để sử dụng đúng vật tư, nhiên liệu nhằm tiết kiệm
mọi chi phí.
Quản lý tiền mặt theo đúng nguyên tắc.
Thi hành và thực hiện một số chế độ chính sách bằng tiền mặt cho cán bộ
công nhân viên.
• Ban tổ chức lao động tiền lương.

Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tham mưu cho giám đốc về công tác lao động về con người, tiền lương.
Theo dõi nghiên cứu các chỉ tiêu định mức đã được ban hành với thực tế
sản xuất để tìm ra những bất hợp lý từ đó có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi.
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nghiên cứu đề xuất, tổ chức lao
động sản xuất, cân đối định biên lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Tham mưu cho giám đốc về công tác đào tạo, nâng cấp bậc lương cho cán
bộ công nhân viên.
Giải quyết các thủ tục theo chế độ chính sách và đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
Giữ vững kỉ luật lao động và xử lý kỉ luật đối với những người vi phạm các
quy định đã được ban hành.
Tính toán tiền lương hàng tháng cũng như các khoản phụ cấp cho cán bộ
công nhân viên đúng theo chế độ chính sách.
Lập kế hoạch tổng quỹ lương và tổng kết công tác lao động tiefn lương
theo từng năm.
• Ban khai thác kinh doanh.
Tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh.
Thay mặt giám đốc chỉ huy điều hành mọi hoạt động sản xuất trong ca.
Theo dõi sản lượng thực hiện của từng ca sản xuất, ngày theo từng tàu.
Cấp lệnh và giải quyết mọi thủ tục cho khách hàng đăng kí.
Thiết lập chứng từ thu cước của chủ hàng, chủ phương tiện.
Lập kế hoạch giải phóng tàu.
Tổng kết phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp theo định kì.
• Ban kĩ thuật, an toàn lao động.
Tham mưu cho giám đốc toàn bộ phần kĩ thuật, cơ khí, xây dựng cơ bản kể
cả sửa chữa lớn và nhỏ đều phải đảm bảo đủ phương tiện theo yêu cầu sản xuất
ở hiện trường.
Có kế hoạch cụ thể để quản lý và sử dụng tốt các phương tiện hiện có.

Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện heo đúng định kì.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tổ chức học tập an toàn lao động theo định kì hàng năm cho các chức danh
(trực tiếp sản xuất và phục vụ gián tiếp sản xuất).
Thường xuyên kiểm tra hiện trường sản xuất.
Giải quyết mọi chế độ cho những cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn lao
đông.
• Ban hành chính.
Tham mưu cho giám đốc về việc giải quyết trang bị tiện nghi sinh hoạt, làm
việc cho các đơn vị, phòng ban.
Phục vụ các hội nghị và khu vực làm việc của khối văn phòng.
• Ban công nghệ thông tin.
Tham mưu cho giám đốc toàn bộ các mặt tin học, quản lý và sử dụng
chương trình ứng dụng vào trực tiếp sản xuất, quản lý kinh doanh có hiệu quả
cao.
Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tin học.
Đề xuất các chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên sử
dụng các chương trình tin học.
• Đội bảo vệ.
Tham mưu cho giám đốc về việc giữ gìn trật tự an ninh trong cảng.
Cơ động tuần tra, kiểm soát các khu vực để hàng ở trong kho và ngoài bãi.
Kết hợp với nhân viên giao nhận để bảo vệ và bảo quản tốt hàng.
Kiểm tra mọi thủ tục giấy tờ của xe ra vào cảng lấy hàng hóa, đảm bảo theo
đúng nguyên tắc và quy định của cảng.
• Đội trưởng đội cơ giới.
Có nhiệm vụ triển khai và tiến hành tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa
chữa phương tiện thiết bị, làm công tác bảo dưỡng phương tiện của công ty
• Kho hàng A và kho hàng B.
Có chức năng giao nhận, bảo quản hàng hóa trong kho hoặc ngoài bãi,

trong thời gian đợi vận chuyển hoặc lưu kho
• Tổ sửa chữa cơ điện và tổ sửa chữa gia công.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Làm nhiệm vụ phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện thiết bị nâng
hạ, phương tiện vận chuyển.
• Tổ lái đế và tổ ô tô nâng hàng cần trục.
Làm nhiệm vụ nâng, hạ cần trục; xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa thông
qua cảng.
• Các tổ bốc xếp.
Làm nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa theo các phương án đã được bố trí sẵn.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH NĂM 2013
I - MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH
1. Mục đích
- Đánh giá được kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện
nhiệm vụ được giao, đánh giá được việc chấp hành chính sách, quy định của
Đảng và Nhà nước.
- Tính toán được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất
kinh doanh, xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm
ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Qua đó xác định được việc thực hiện của công ty là hợp lý hay không, từ
đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Ý nghĩa
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cảng Vật Cách
trong hai năm 2012 và 2013 giúp ta tìm ra được những điểm tích cực, hợp lý
nhằm phát huy nó, đồng thời chỉ ra những điểm yếu, khắc phục nhược điểm, từ

đó rút kinh nghiệm, đề xuất triển khai và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu đánh giá được một cách đúng
đắn thì ta mới có thể thấy được các nhân tố tích cực, tiêu cực, các nhân tố tác
động qua lại lẫn nhau, hình thành nên quá trình sản xuất kinh doanh, tìm ra
những nguyên nhân có ảnh hưởng đến việc thực hiện các kết quả đó. Từ đó đề
xuất các biện pháp, phương hướng giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho sự
phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
II - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẨN CẢNG VẬT CÁCH HAI NĂM 2012 VÀ 2013
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2012 VÀ 2013
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
T
T Các chỉ tiêu đơn vị 2012 2013 chênh lệch
So sánh
(%)
I TỔNG SẢN LƯỢNG tấn 1.630.776 1.974.679 343.903 121,09
1 Nhập khẩu tấn 52.286 46.429 -5.857 88,80
2 Xuất khẩu tấn 13.087 32.249 19.162 246,42
3 Nội địa tấn 1.565.403 1.896.001 330.598 121,12
II MẶT HÀNG CHÍNH
A NHẬP NGOẠI tấn 52.286 46.429 -5.857 88,80
1 Than rời tấn 34.950 35.946 996 102,85
2 Cao lanh tấn 800 2.700 1.900 337,50
3 Khô đậu, bò tấn 11.163 7.783 -3.380 69,72
4 Lưu huỳnh, phân bón tấn 5.373 - -5.373 -
B XUẤT NGOẠI tấn 13.087 32.249 19.162 246,42
1 Hàng đông lạnh tấn 13.087 32.249 19.162 246,42
C NHẬP NỘI tấn 930.583 1.371.153 440.570 147,34
1 Nông sản tấn 403.833 632.989 229.156 156,75

2 Sắt thép, thiết bị tấn 92.466 242.809 150.343 262,59
3 Phân bón tấn 239.366 197.473 -41.893 82,50
4 Quặng tấn 75.243 116.081 40.838 154,27
5 Cát bao, rời tấn 17.798 25.346 7.548 142,41
6 Muối rời, bao tấn 61.466 73.415 11.949 119,44
7 Gỗ cây tấn 4.014 6.165 2.151 153,59
8 Hàng khác tấn 36.367 76.875 40.508 211,39
D XUẤT NỘI tấn 634.850 524.848 -110.002 82,67
1 Xi măng tấn 12.154 5.982 -6.172 49,22
2 Sắt thép, thiết bị tấn 84.816 130.423 45.607 153,77
3 Phân bón tấn 101.654 69.001 -32.653 67,88
4 Quặng tấn 111.949 78.772 -33.177 70,36
5 Clinke tấn 273.451 131.537 -141.914 48,10
6 Muối rời, bao tấn 7.125 18.852 11.727 264,59
7 Bột đá tấn 15.180 15.116 -64 99,58
8 Hàng khác tấn 28.521 63.576 35.055 222,91
III CHIỀU XẾP DỠ tấn
1 Tàu - Kho tấn 164.628 158.953 -5.675 96,55
2 Tàu - Ôtô, sà lan, toa tấn 1.466.148 1.646.599 180.451 112,31
3 Kho - toa, ô tô tấn 394.520 429.755 35.235 108,93
IV CHỈ TIÊU LĐ-TL
1 Tổng số LĐ Người 558 568 10 101,79
2 Tổng quỹ lương
10
3
đ
29.228.040 40.894.850 11.666.810 139,92
3 TN bình quân
10
3

đ
4.365 4.686 321 107,35
V CHỈ TIÊU KINH DOANH
A TÔNG THU
10
3
đ
67.349.746 87.602.331 20.252.585 130,07
1 Bốc xếp
10
3
đ
54.482.025 64.558.497 10.076.472 118,50
2 Câu bến
10
3
đ
1.020.880 1.430.365 409.485 140,11
3 Lưu kho
10
3
đ
9.480.007 15.229.452 5.749.445 160,65
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4 Cước cân
10
3
đ
1.208.433 1.782.658 574.225 147,52

5 Cước giao nhận
10
3
đ
235.196 166.445 -68.751 70,77
6 Thu khác
10
3
đ
710.418 1.299.040 588.622 182,86
7 DTHĐ tài chính
10
3
đ
2.212.787 1.696.972 -515.815 76,69
B TÔNG CHI PHÍ
10
3
đ
62.139.528 76.243.710 14.104.182 122,70
1 CF NVL, ĐN, KH TSCĐ
10
3
đ
13.557.024 16.723.842 3.166.818 123,36
2 CF Nhân công
10
3
đ
42.666.768 50.524.972 7.858.204 118,42

3 CF bằng tiền
10
3
đ
8.315.736 5.828.758 -2.486.978 70,09
4 CF HĐTC
10
3
đ
1.874.556 2.166.138 291.582 115,55
C LÃI TRƯỚC THUẾ
10
3
đ
5.210.218 11.358.621 6.148.403 218,01
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần cảng Vật Cách)
Trong năm 2013 công ty cổ phần cảng Vật Cách đã tổ chức thực hiện các
biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm không ngừng thúc
đẩy sự phát triển, tăng hiệu quả sản xuất so với năm 2012.
1. Sản lượng
Sản lượng thông qua của công ty cổ phần cảng Vật Cách năm 2013 tăng
343.903 Tấn so với năm 2012, tức tăng thêm 121,09%.Chi tiết theo cơ cấu mặt
hàng năm 2013:
Nhập khẩu: 46.429 T, giảm 12,2% so với năm 2012
Xuất khẩu: 32.249 T, tăng 146,42% so với năm 2012
Nội địa: 1.896.001 T, tăng 21,12% so với năm 2012.
2. Mặt hàng chính:
Các loại hàng hóa đến cảng chủ yếu là hàng rời, hàng bao, quặng và hàng
đông lạnh. Hàng năm, đều có sự không đồng đều về lượng từng loại hàng hóa
được thông qua cảng. Với mỗi nhóm hàng khác nhau, cảng lại có các kế hoạch

và phương án xép dỡ khác nhau sao cho việc xếp dỡ đạt hiệu quả cao nhất, tiết
kiệm tối đa lao đông sống và lao động vật hóa.
Với hàng hóa nhập ngoại, là những hàng hóa từ trong nước, thông qua cảng
và chuyển sang nước ngoài. Tổng sản lượng năm 2012 là 52.286 tấn, năm 2013
là 46.429 tấn. như vậy, sản lượng hàng hóa nhập ngoại năm 2013 đã giảm đi
5.857 tấn so với năm 2012, tương ứng đạt 88,80%, tức là đã giảm 11,2%. Các
mặt hàng trong nhóm hàng nhập ngoại, gồm có : Than rời, Cao lanh, Khô đậu,
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nông sản, Lưu huỳnh và phân bón. Trong các nhóm hàng này, mặt hàng có sự
biến động nhiều nhât là Cao lanh, tăng 237,5% so với năm 2012. Tuy nhiên, mặt
hàng Lưu huỳnh không được đưa đến cảng để xếp dỡ trong năm 2013, do đó đã
làm giảm mạnh khối lượng hàng nhập ngoại qua cảng.
Với hàng hóa xuất ngoai, chủ yếu là hàng đông lạnh. Hàng đông lạnh
thường là những mặt hàng nông sản đã qua chế bến, dễ bị hư hỏng do ảnh hưởng
của môi trường, do đó yêu cầu bảo quản loại hàng hóa này khá cao. Trong kỳ
nghiên cứu, lượng hàng đông lạnh xuất ngoại tăng 19.162tấn, tương ứng tăng
146,42%. Sự tăng này tương đối lớn, góp phân đáng kể trong việc tăng hiệu quả
hoạt động sản xuất của cảng.
Đối với hàng hóa nhập nội, bao gồm các mặt hàng như : Nông sản; Sắt thép
thiết bị; Phân bón; Quặng; Cát bao, rời; Clinke,…và các loại hàng khác. Lượng
hàng hóa nhập nội năm 2013 là 1.371.153 tấn, tăng 440.570 tấn so với năm
2013, tương ứng đã tăng 47,34%. Lượng hàng hóa nhập nội tăng hầu hết ở các
mặt hàng trong nhóm, trong đó,tăng nhiều nhất là hàng Sắt thép, thiết bị (tăng
162,59%); Hàng khác (tăng 111,39%). Tuy nhiên, trong nhóm hàng nhập nội
vẫn có hàng hóa có lượng hàng thông qua giảm so với năm 2012, đó là hàng
Phân bón (giảm 18,5%).
Trong khi các nhóm hàng đều có lượng hàng hóa thông qua tăng thì nhóm
hàng xuất nội lại có xu hướng giảm. Cụ thể, lượng hàng xuất nội đã giảm từ
634.859 tấn(năm 2012) xuống còn 524.848 tấn(năm 2013), tức là đã giảm

111.002 tấn, tương ứng với lượng giẩm là 17,33%. Mặt hàng giảm nhiều nhất
trong nhóm hàng xuất nội là Xi măng, giảm 51,78% ; hàng Clinke giảm 52%.
Bên cạnh đó, các mặt hàng khác cũng có xu hướng giảm nhiều. tuy nhiên, có
một số mặt hàng mà lượng hàng hóa qua cảng vẫn tăng so với năm 2012, cụ thể
đó là Muối, tăng 164,59%, Hàng khác, tăng 122,91%.
3. Chiều xếp dỡ
Nhìn chung, khối lượng hàng hóa theo chiều xếp dỡ biến động không nhiều
trong 2 năm 2012 và 2013. Cụ thể
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phương án xếp dỡ Tàu – Kho: lượng hàng hóa đã giảm 5.675 tấn, tương
ứng đạt 96,55% so với năm 2012.
Phương án Tàu – Ô tô, toa, sà lan : khối lượng hàng hóa trong phương án
này chiếm tỉ trọng khá lớn. năm 2012, hàng hóa thông qua đạt 1.466.148 tấn,
năm 2013 là 1.646.599 tấn. Lượng hàng theo phương án này tăng 180.451 tấn,
tức là đã tăng 12,31% so với năm 2012.
Phương án Kho – toa, ô tô : hàng hóa thông qua năm 2013 đã tăng 35.235
tấn so với năm 2012, tương ứng tăng 8,93%.
4. Chỉ tiêu lao động – tiền lương:
Tổng số lao động : Tổng số lao động của cảng năm 2013 tăng thêm 10
người so với năm 2012, đạt mức 568 người, tức là tăng 1,79% so với năm 2012.
Tổng quỹ lương :
Tổng quỹ lương của công ty năm 2012 là 29.228.040 (10
3
đ)
Tổng quỹ lương của công ty năm 2013 là 40.894.850 (10
3
đ)
Như vậy, tổng quỹ lương của công ty năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là
11.666.810 (10

3
đ), tương ứng tăng 39,92%. Sự tăng lên của tổng quỹ lương cho
thấy công ty làm ăn có hiệu quả, tăng cường các chính sách phúc lợi, thu hút
thêm nhiều nguồn lao động có năng lực.
TN bình quân của công ty có xu hướng gia tăng, cụ thể:
Năm 2012, thu nhập bình quân trên đầu người của công ty là 4.365 (10
3
đ)
Năm 2013, thu nhập bình quân trên đầu người của công ty là 4.686 (10
3
đ)
Như vậy, thu nhập bình quân của công ty đã tăng 321 (10
3
đ). Sự tăng lên
của thu nhập bình quân cho thấy công ty đã làm ăn có hiệu quả hơn vào năm
2013, do đó thu nhập của CBCNV trong công ty cũng tăng lên.
Như vậy, tất cả các chỉ tiêu lao động, tiền lương của công ty năm 2013 đều
tăng so với năm 2012, đặc biệt là sự tăng lên của tổng quỹ lương, tăng từ
29.228.040 (10
3
đ) (năm 2012) lên 40.894.850 (10
3
đ) (năm 2013), tăng 39,92%.
Lao động tăng, quỹ lương tăng và thu nhập bình quân tăng cho thấy công ty đã
tổ chức tốt được tình hình quản lý và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng lao
động. bên cạnh đó, lượng hàng đến cảng năm 2013 tăng so với năm 2012, chứng
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tỏ công ty đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch
vụ đối với các hoạt động ở cảng, do đó mà công ty vẫn không ngừng phát triển

trong tình trạng nền kinh tế khó khăn hiện nay ở nước ta.
5. Chỉ tiêu kinh doanh
Doanh thu:
Doanh thu của cong ty cổ phần cảng Vật Cách năm 2013 đạt 87.023.585
(10
3
đ), tăng so với năm 2012 là 20.252.585 (10
3
đ), tương ứng tăng 30,07%. Sự
tăng lên của doanh thu trong công ty là do doanh thu từ hầu hết các hoạt động
xếp dỡ và dịch vụ tăng lên. cụ thể, đó là do doanh thu từ các hoạt động bốc xếp,
cầu bến, lưu kho, cước cần, và các khoản thu khác tăng lên, đặc biệt là doanh
thu từ lưu kho và các hoạt động khác có xu hướng tăng mạnh nhất ( tăng 60,65%
đối với lưu kho và tăng 82,86% đối với các khoản thu khác). Tuy nhiên, bên
cạnh đó thì vẫn có những hoạt động, dịch vụ có xu hướng giảm so với năm
2012, đó là doanh thu từ cước giao nhận và các hoạt động tài chính.
Chi phí:
Bên cạnh việc doanh thu tăng vào năm 2013 thì chi phí của công ty năm
2013 cũng tăng lên khá lớn so với năm 2012. Cụ thể, chi phí của công ty năm
2013 là 76.243.710 (10
3
đ), tăng thêm 14.104.182 (10
3
đ) so với năm 2012, tương
ứng tăng thêm 22,70%. Sự tăng lên của tổng chi phí do hầu hết các danh mục
trong khoản mục chi phí đều tăng lên so với năm 2012, cụ thể là các khoản chi
phí vật liệu, điện năn, khấu hao TSCĐ; chi phí nhân công, chi phí từ hoat động
tài chính. Tuy nhiên, chi phí bằng tiền lại có xu hướng giảm, chỉ bằng 70.09%
so với cùng kỳ năm 2012.
Lợi nhuận

Năm 2013, công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, nâng tổng
lợi nhuận của công ty lên 11.358.621 (10
3
đ), tăng so với năm 2012 là 6.148.403
(10
3
đ), tương ứng tăng 118,01%. Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí.
Trong năm 2013, tốc độ tăng doanh thu của công ty là 130,07%, trong khi đó tốc
độ tăng chi phí là 122,7%. Sự tăng lên của doanh thu lớn hơn tăng lên về chi
phí, do đó ta thây được công ty đã có những chính sách hợp lí trong việc tiết
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
kiệm các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
III – KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2014
KẾ HOẠCH NĂM 2014 VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
2 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
TT Các chỉ tiêu
Đơn
vị
KH năm
2014
TH tháng
1,2/2014
So
sánh
1 2 3 4 5 6
I TỔNG SẢN LƯỢNG tấn 2.000.000 363.162 18,16
1 Nhập khẩu tấn 50.000 12.740 25,48
2 Xuất khẩu tấn 50.000 - 0,00

3 Nội địa tấn 1.900.000 350.422 18,44
II MẶT HÀNG CHÍNH
A NHẬP NGOẠI tấn 50.000 12.740 25,48
1 Than rời, lưu huỳnh tấn 30.000 11.371 37,90
2 Quặng tấn 10.000 - 0,00
3 Khô cọ rời, n.sản, bò tấn 10.000 1.369 13,69
B XUẤT NGOẠI tấn 50.000 0 0,00
1 Hàng đông lạnh tấn - - -
C NHẬP NỘI tấn 1.300.000 278.052 21,39
1 Nông sản tấn 700.000 153.586 21,94
2 Sắt thép, thiết bị tấn 230.000 41.728 18,14
3 Phân bón tấn 200.000 51.191 25,60
4 Quặng tấn 100.000 18.386 18,39
5 Cát bao, rời tấn 30.000 3.851 12,84
6 Muối rời, bao tấn 10.000 1.907 19,07
7 Hàng khác tấn 30.000 7.403 24,68
D XUẤT NỘI tấn 600.000 72.370 12,06
1 Sắt thép, thiết bị tấn 180.000 34.620 19,23
2 Phân bón tấn 50.000 1.104 2,21
3 Quặng tấn 120.000 8.045 6,70
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
4 Clinke tấn 150.000 17.614 11,74
5 Muối rời, bao tấn 30.000 2.631 8,77
6 Bột đá tấn 5.000 - 0,00
7 Gỗ băm tấn 15.000 2.616 17,44
8 Hàng khác tấn 50.000 4.442 8,88
III CHIỀU XẾP DỠ tấn
1 Tàu - Kho tấn - 36.916 -
2 Tàu - Ôtô, sà lan, toa tấn - 326.246 -

3 Kho - toa, ô tô tấn - 58.305 -
IV CHỈ TIÊU LĐ-TL
1 Tổng số LĐ
Ngườ
i 580 559 96,38
2 Tổng quỹ lương 10
3
đ - - -
3 TN bình quân 10
3
đ - - -
V CHỈ TIÊU KINH DOANH
A TÔNG THU 10
3
đ 88.000.000 15.605.896 17,73
B TÔNG CHI 10
3
đ 76.000.000 14.009.188 18,43
C LÃI TRƯỚC THUẾ 10
3
đ 12.000.000 1.596.708 13,31
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần cảng Vật Cách)
Năm 2014, trong bối cảng nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn và
chưa có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên công ty cổ phần cảng Vật Cách vẫn đề ra
kế hoạch phát triển hơn so với năm 2013, tất cả các chỉ tiêu trong hoạt động sản
xuất kinh doanh đều tăng so với năm 2013. Mặc dù các chỉ tiêu được đưa ra
không cao hơn nhiều so với năm 2013, tuy nhiên với bối cảnh kinh tế hiện nay,
để thực hiện được kế hoạch này CBCNV cảng Vật Cách phải không ngừng cố
gắng nâng cao chất lượng công tác xếp dỡ, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ
khác ở cảng để có thể thu hút được nhiều khách hàng mới. Cụ thể, các chỉ tiêu

được đưa ra như sau:
Với chỉ tiêu tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, cảng đã lên kế hoạch
cho năm 2014 là 2.000.000 tấn, trong đó hàng hóa nhập khẩu là 50.000 tấn, hàng
hóa xuất khẩu là 50.000 tấn, và còn lại là hàng nội địa, 1.900.000 tấn. Qua lượng
hàng hóa thông qua cảng hàng năm, ta thấy cảng Vật Cách chủ yếu xếp dỡ hàng
theo hướng nội địa, phục vụ các tàu xuất và nhập nội trong nước. Để khắc phục
được nhươc điểm này, cảng cần đầu tư vào hệ thống luồng lạch ra vào cảng, tạo
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thương – MSV : 40588 25

×