Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước asean và vận dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Đức Bình đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân cùng Q uý thầy cô trong Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc
tế đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban cán sự lớp Đối ngoại 18, bạn bè và
gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Đức Bình
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các kết luận đưa ra
ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất kỳ một
công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
.
MỤC LỤC
2
bẢNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4


6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THU HÚT FDI VÀO MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 5
+ Những mặt tích cực trong chính sách thu hút FDI: 18
+ Một số hạn chế của chính sách thu hút FDI 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM DƯỚI
GIÁC ĐỘ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 30
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA 60
VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM 60
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 60
3.1.1. Cơ hội 61
BẢNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT
Thuật ngữ
viết tắt
Thuật ngữ viết đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
01 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
02 ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
03 AIA Asean Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN
04 APEC
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương

05 APTA Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
06 BT Building Transfer Xây dựng - chuyển giao
07 BOT Building Operate Transfer
Xây dựng – kinh doanh –
chuyển giao
08 CNC Công nghệ cao
09 CNH Công nghiệp hóa
10 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
12 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
13 HĐH Hiện đại hóa
14 IFC International Finance Corporation Công ty tài chính quốc tế
15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
16 KCN Khu công nghiệp
17 KTQT Kinh tế quốc tế
18 MIDA
Malaysian Industrial Development
Authority
Cục phát triển công nghiệp
Malaysia
19 MIGA
Multilateral Investment Guarantee
Agency
Cơ quan bảo hiểm đầu tư đa
phương
20 ODA Official Development Asistance Viện trợ phát triển chính thức
21 PSDC Penang Skill Development Center
Trung tâm phát triển kỹ năng

Penang
22 RM Ringit Malaysia Đồng Ring git Malaysia
23 TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia
24 UBND Ủy ban nhân dân
25 UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Tổ chức liên hợp quốc về
thương mại và phát triển
26 USD United States Dollar Đô la Mỹ
STT
Thuật ngữ
viết tắt
Thuật ngữ viết đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
27 WB World Bank Ngân hàng thế giới
28 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
29 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC BẢNG
2
bẢNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4
6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THU HÚT FDI VÀO MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 5
+ Những mặt tích cực trong chính sách thu hút FDI: 18
+ Một số hạn chế của chính sách thu hút FDI 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM DƯỚI
GIÁC ĐỘ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 30

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA 60
VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM 60
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 60
3.1.1. Cơ hội 61

DANH MỤC BIỂU
Biểu 1.1 Dòng FDI vào Malaysia và Thái Lan giai đoạn 2000 - 2010 Error:
Reference source not found
Biểu 2.1 FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 Error: Reference source not
found

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là phải cần có vốn.Vốn có hai loại chủ yếu
là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề
thu hút vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng
và được nhiều nước quan tâm, trong đó có nước ta.
Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời
gian qua đã đóng một vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao
trình độ khoa học, công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những
kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ
hội thu hút FDI và chưa tối đa được những lợi ích mà nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về
dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp,
tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn
khiêm tốn… Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có
nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là

điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ
và sẵn sang chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu
vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay đang nổi lên một số nước rất thành
công trong việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế đất
nước, những chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ áp dụng rất
hiệu quả và phù hợp với tình hình hiện nay.
1
Với những điểm tương đồng và khác biệt cũng như các cơ hội và thách thức
của Việt Nam so với một số nước ASEAN, Việt Nam cần nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN và vận dụng vào điều kiện cụ thể của
mình để tiếp tục thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả, phục
vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài luận
văn là:
“Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước
ASEAN và vận dụng tại Việt Nam”
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
Công trình nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa
ở Malaysia – kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ, được
nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2000 tại Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu
đầu tiên có hệ thống về FDI ở Malaysia.
Công trình nghiên cứu của Đào Lê Minh và Trần Lan Hương trong “Kinh tế
Malaysia” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2001 tại Hà Nội. Tác
giả đã đề cập rất khái quát một số chính sách cũng như kết quả thu hút FDI của
Malaysia đến 2000 nhưng cũng chỉ giới thiệu mang tính chất khái quát.
Một số nghiên cứu khác có liên quan đến chính sách thu hút FDI của một số
nước ASEAN như: Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) trong “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan; Phan Xuân Dũng (2004) trong “Chuyển giao
công nghệ ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”.

Một số Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nguyễn Tiến Cơi (2001), Vấn đề thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoaì của Malaysia trong thời kỳ công nghiệp hóa hướng xuất
khẩu (1971 – 2000) thực trạng và những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng
vào Việt Nam; Nguyễn Tiến Cơi (2008), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan
đến thu hút FDI vào một số nước ASEAN.
2
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở lý luận
cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
- Khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước
ASEAN, từ đó đi sâu phân tích các chính cách thu hút FDI, nghiên cứu các thành
tựu thực tế của các chính sách này cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nền
kinh tế của các nước này.
- Đánh giá thành tựu cũng như khó khăn, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm
về chiến lược và chính sách thu hút FDI có thể áp dụng vào Việt Nam .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những kinh nghiệm về thu hút FDI của
một số nước ASEAN.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI
của Thái Lan và Malaysia từ năm 2005 đến nay, về giác độ nghiên cứu: từ phía nhà
nước Thái Lan và Malaysia.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: so sánh, tổng
hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với vận dụng lý luận để làm sáng
tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Với những nội dung chính vừa nêu luận văn sẽ cố gắng góp phần giải quyết

các vấn đề về lý luận và các vấn đề về thực tiễn sau đây:
- Về mặt lý luận, góp phần làm sáng tỏ những chính sách, chiến lược trong thu
hút FDI đã và đang được áp dụng ở một số nước ASEAN – những nước được coi là
ví dụ thành công về thu hút FDI. Từ đó đi đến khẳng định chính sách thu hút FDI
của các nước này là đúng đắn và phù hợp với thực tế của họ.
- Về mặt thực tiễn, góp phần đưa những kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN cũng như các giải pháp áp dụng cho
3
Việt Nam vào công tác học tập và giảng dạy tại các trường đại học, và cơ sở giáo
dục đào tạo trên cả nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phần danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Thu hút FDI vào một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm
rút ra cho Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam dưới giác độ kinh
nghiệm của một số nước ASEAN
Chương 3: Các giải pháp thu hút FDI của Việt Nam trên cơ sở áp dụng
kinh nghiệm của một số nước ASEAN
4
CHƯƠNG 1: THU HÚT FDI VÀO MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM
1.1. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế của một số nước ASEAN
1.1.1. Tác động tích cực
- Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước và vốn nước
ngoài. Một số nước trong ASEAN là các nước đang phát triển nên đều đối mặt với
sự khan hiếm vốn. Do vậy để đạt được sự tăng trưởng ổn định cao nhằm đưa đất
nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu thì các nước này phải tìm kiếm nguồn
bổ sung từ bên ngoài mà trong đó FDI đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường

vốn đầu tư trong nước và bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ. Ngoài ra, FDI còn đóng góp
đáng kể vào nguồn thu ngân sách của Chính phủ các nước nhận đầu tư thông qua
thuế …Đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư cho các dự án phát triển của nước
chủ nhà.
- Chuyển giao công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó
vốn bằng tiền mà còn chuyển vốn bằng hiện vật như máy móc, thiết bị ….và vốn vô
hình, chuyên gia kỹ thuật, bí kíp công nghệ, quản lý. Trong thời gian qua, thông qua
tiếp nhận FDI, một số nước ASEAN đã tiếp nhận được với công nghệ hiện đại, sau
đó cải tiến và phát triển phù hợp thành công nghệ nước mình, từ đó nâng cao trình
độ công nghệ trong khu vực.
- Học tập kinh nghiệm và tiếp cận thị trường mới
Việc tiếp nhận FDI ở các nước ASEAN trong thời gian qua đã giúp các nước
này được đào tạo kiến thức kinh doanh, quản lý, tay nghề và tiếp cận thị trường thế
giới. Thông thường ở các nước nhận đầu tư, trình độ quản lý của các cán bộ quản
5
lý, trình độ tay nghề và nhận thức của công nhân còn yếu kém nên khi đầu tư, để
tiếp cận công nghệ mới, các chủ đầu tư nước ngoài thường tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân để thực hiện dự án. Bằng con đường
này, kiến thức của các cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân được tăng lên.
Hơn nữa, FDI giúp các nước nhận đầu tư tiếp cận và xâm nhập vào thị trường thế
giới thông qua liên doanh và mạng lưới thị trường rộng lớn của hệ thống các công
ty xuyên quốc gia.
- FDI là công cụ để kích thích cạnh tranh
Chính phủ các nước chủ nhà thường muốn sử dụng FDI như một công cụ kích
thích và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước. Các công ty nước ngoài
như là một đối tượng để cho các doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh của
mình, thay đổi tác phong kinh doanh cũ. Mặt khác các doanh nghiệp nội địa cũng
mở rộng được quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh nhờ cung cấp các yếu tố đầu
vào và tiêu thụ đầu ra cho các công ty nước ngoài.

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong
điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền sản xuất, lưu thông và ngày càng được tăng
cường mạnh mẽ. Có thể nói không một quốc gia nào dù phát triển hay đang phát
triển lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi đó là nguồn
lực, phương tiện để khai thác và hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.
- FDI tạo công ăn việc làm
Trong thời gian qua, FDI đã tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho
lực lượng lao động của các nước ASEAN, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành nghề, lãnh thổ theo hướng
tích cực. Điều đáng kể là số lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được tiếp tục đào tạo hoặc được nâng cao nghiệp vụ và được bố trí vào các
vị trí của công ty.
6
1.1.2.Tác động tiêu cực
- Chi phí của việc thu hút FDI:
Để thu hút FDI, các nước ASEAN đã phải áp dụng một số ưu đãi cho nhà đầu
tư: giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian cho các dự án đầu tư nước ngoài hoặc
mức giá tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước thấp. Hay trong một
số lĩnh vực họ được nhà nước bảo hộ thuế quan như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu
tư có thể vượt lợi ích của nước nhận đầu tư trong một thời gian nhất định.
- Hiện tượng chuyển giá:
Các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư thường liên kết chặt chẽ với nhau
để nâng giá nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phầm, máy móc, thiết bị nhập vào
để thực hiện đầu tư đồng thời giảm giá sản phẩm bán ra, thậm chí thấp hơn so với
giá thành phẩm, giấu lợi nhuận thực tế thu được để tránh thuế mà nước chủ nhà
đánh vào lợi nhuận của nhà đầu tư. Từ đó hạn chế đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị
trường, hạn chế khả năng và dần đẩy đối tác của nước sở tại trong liên doanh đến
phá sản do liên doanh thua lỗ kéo dài. Hoặc tạo chi phí sản xuất cao ở nước sở tại
và nước này phải mua hàng hóa do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao.
Tuy nhiên, việc tính giá đó chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình

độ quản lý yếu hoặc chính sách của nước đó có nhiều kẽ hở khiến các nhà đầu tư có
thể lợi dụng được.
- Tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật lạc hậu từ nhà đầu tư nước ngoài:
Điều này được giải thích như sau: (1) Dưới tác động của khoa học kỹ thuật,
cho nên máy móc, công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu, vì vậy các nhà đầu tư
nước ngoài thường chuyển giao các công nghệ đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư
để đổi mới công nghệ, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm ở chính quốc; (2)
Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ sử
dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, sau quá trình phát triển, giá lao động tăng lên làm
cho giá thành sản phẩm cao, vì vậy họ muốn thay thế công nghệ này bằng công
nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao để hạ giá thành sản phẩm.
7
Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra nhiều thiệt hai cho nước nhận
đầu tư: (1) Khó tính được giá trị thực của những máy móc, thiết bị nhận chuyển
giao, do vậy, nước nhận đầu tư thường bị thiệt trong việc tính giá tỷ lệ góp vốn của
các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc phân chia tỷ lệ lợi
nhuận; (2) Gây tổn hại đến môi trường; (3) Chất lượng sản phẩm thấp và chi phí sản
xuất cao và do đó sản phẩm của nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần tùy thuộc vào chính sách công nghệ,
pháp luật về đầu tư, bảo vệ môi trường,…và khả năng tiếp nhận công nghệ của
nước nhận đầu tư.
- Những tác động tiêu cực khác:
Mục đích của nhà đầu tư là kiếm được lợi nhuận tối đa nên họ chỉ đầu tư vào
những địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, những lĩnh vực nhanh chóng thu hồi
vốn và có lợi. Vì vậy, đôi khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại góp phần tăng
thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. FDI cũng có thể có
ảnh hưởng xấu về xã hội: gây phân hóa giàu nghèo, thay đổi lối sống tiêu cực, xâm
hại đến các giá trị văn hóa – xã hội truyền thống cùng với sự gia tăng của các tệ nạn
xã hội: mại dâm, nghiện hút…

Từ phân tích trên ta thấy đối với mỗi nước nhận đầu tư, FDI không chỉ đem lại
những tác động tích cực mà còn gây ra những tác động tiêu cực, do đó cần phải có
sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.
1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN
1.2.1. Thực trạng thu hút FDI của một số nước ASEAN
Thái Lan và Malaysia là hai trong 5 nước sáng lập viên của tổ chức ASEAN,
đồng thời cũng là những nước đầu tiên trong khu vực ASEAN thu hút FDI vào phát
triển kinh tế đất nước. Giai đoạn từ 2000 đến 2010, FDI vào Thái Lan là 71,516
triệu USD, Malaysia là 51,101 triệu USD.
8
Biểu 1.1 Dòng FDI vào Malaysia và Thái Lan giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn: Ban thư ký ASEAN – Cơ sở dữ liệu FDI ASEAN 20/07/2011
Tình hình thu hút FDI vào Thái Lan và Malaysia từ năm 2000 đến năm 2010
có thể chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1, từ năm 2000 đến 2003, là thời kỳ
FDI giảm sút liên tục, năm 2001 FDI của Malaysia ở mức thấp nhất (554 triệu),
trong khi đó FDI của Thái Lan năm 2001 tăng 1,51 lần so với năm 2000 nhưng
năm 2002 lại giảm mạnh và thấp hơn mức năm 2000. Giai đoạn 2, từ 2003 đến
2007 là thời kỳ FDI khôi phục và phát triển mạnh mẽ, 2 nước đều đạt mức cao kỷ
lục năm 2007 (Thái Lan là 11.330 triệu USD và Malaysia là 8.538 triệu USD). Giai
đoạn 3, từ 2008 đến 2010 là thời kỳ FDI giảm sút mạnh và sau đó có sự phục hồi
tuy nhiên vẫn còn chậm do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Theo nguồn vốn đầu tư:
Bảng 1.1: FDI vào Malaysia và Thái Lan theo nguồn vốn, giai đoạn 2000 - 2010
Malaysia Thái Lan
Số lượng % Số lượng %
ASEAN 10.425 20,4 18.594 26,0
Các nước CN mới 1.635 3,2 3.790 5,3
Mỹ 9.198 18,0 24.387 34,1
EU 9.862 19,3 6.436 9,0
Nhật Bản 13.082 25,6 2.575 3,6

Các nước khác 6.899 13,5 15.734 22,0
Tổng cộng 51.101 100 71.516 100
Nguồn: Ban thư ký ASEAN – Cơ sở dữ liệu FDI ASEAN 20/07/2011
9
Bảng 1.1 mô tả tình hình FDI vào Malaysia và Thái Lan phân theo một số
nguồn đầu tư chính. Có sự khác biệt về nguồn vốn đầu tư giữa Thái Lan và
Malaysia phản ánh sự khác nhau trong cơ cấu kinh tế và quan hệ lịch sử của hai
nước với các nước đầu tư. Malaysia là nước thu hút FDI lớn từ Nhật Bản và Châu
Âu do nước này có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực có chất lượng cao và
chính sách tương đối cởi mở, tự do. Trong khi đó nguồn FDI chiếm tỷ trọng lớn ở
Thái Lan là từ Mỹ do vị trí địa lý, chính trị quan trọng của Thái Lan đối với Mỹ.
Hai nước đều thu hút FDI khá lớn từ các nước ASEAN (chiếm trên 20%) là do từ
cuối những năm 1980, các nước thành viên mới của ASEAN bắt đầu tham gia vào
cuộc cạnh tranh thu hút FDI, hoạt động thu hút FDI trở nên sôi động hơn. Một số
nước ASEAN đã bắt đầu xuất khẩu vốn ra nước ngoài mà chủ yếu là vào các nước
còn lại của ASEAN.
- Theo ngành kinh tế:
Theo bảng 1.2 ta thấy, Malaysia và Thái Lan có cơ cấu đầu tư khá giống nhau.
Tại hai nước này, ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 40% tổng lượng vốn
FDI mà họ tiếp nhận. Sự phân bố FDI của hai nước này bị chi phối bởi chính sách
kinh tế của họ.
Bảng 1.2: FDI vào Malaysia và Thái Lan phân theo ngành kinh tế (2000 - 2010)
Malaysia Thái Lan
Nông, lâm, ngư nghiệp 1.997 70
Khai khoáng 6.825 3.253
Công nghiệp chế biến 20.956 35.726
Xây dựng 172 124
Thương mại 4.140 5.490
Tài chính 13.077 8.016
Bất động sản 626 3.903

Dịch vụ 1.078 4.448
Ngành khác 2.230 10.486
Nguồn: Ban thư ký ASEAN – Cơ sở dữ liệu FDI ASEAN 20/07/2011
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Malaysia
- Tiếp tục mở rộng tự do hóa đầu tư
10
Từ năm 1998, Malaysia cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn
trong các ngành công nghiệp chế tạo mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào và
được áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư mới cũng như dự án đầu tư mở rộng được
phê chuẩn từ ngày 31/12/2003. Đến năm 2003, Malaysia chủ trương tiếp tục thực
hiện chính sách này mà không giới hạn về thời gian áp dụng. Việc mở cửa tự do
đầu tư đối với FDI vào ngành công nghiệp chế tạo đã tạo điều kiện cho doanh
nghiệp FDI được cạnh tranh tự do trong thị trường trong nước cũng như xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài.
Năm 2000, Malaysia cho phép người nước ngoài và người không phải gốc
Mã lai mua cổ phần trong các công ty lớn thuộc tài sản chiến lược quốc gia mà
trước đây chỉ dành cho người Mã lai. Người nước ngoài được mua tới 40% cổ
phần của hãng hàng không Malaysia, được mua cổ phần của Tập đoàn sản xuất Ô
tô Proton; Được đầu tư vào các cảng và công ty hàng không; Được quản lý một số
sân bay; Được thuê đường sắt…
Ngày 22/04/2009, Chính phủ Malaysia tiếp tục tự do hóa lĩnh vực dịch vụ để
thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa và tiếp thu công nghệ hiện đại và chuyên gia để
tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành. Nhận thức được tiềm năng tăng
trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, Chính phủ đã quyết định ngay lập tức tự do hóa 27
phân ngành dịch vụ bao gồm những tiểu ngành trong các lĩnh vực y tế và dịch vụ
xã hội, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ máy tính và
các dịch vụ liên quan.
Cũng như Hàn Quốc và Thái Lan, Malaysia nới lỏng quy định về sở hữu bất
động sản đối với người nước ngoài, cụ thể: Cho phép người nước ngoài được vay

vốn tại không phải xin phép Ủy ban đầu tư nước ngoài từ dưới 5 triệu RM lên dưới
10 triệu RM; Công ty và cá nhân bán bất động sản có giá trị dưới 20 triệu RM
không phải xin phép mà chỉ cần thông báo cho Ủy ban đầu tư nước ngoài để lưu hồ
sơ; Các công ty thành lập tại bất cứ quốc gia nào thuộc thành viên ASEAN nhưng
hoạt động tại Malaysia đều được sở hữu văn phòng có thể trị giá trên 25.000 RM
(trước đây quy định chỉ được mua bất động sản xây mới).
11
Cùng với việc mở rộng tự do hóa đầu tư đối với người nước ngoài, Malaysia
đã tiến hành sửa đổi một số bộ luật liên quan đến hoạt động FDI theo xu hướng áp
dụng bình đẳng, thống nhất đối với mọi Nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài). Ví
dụ, quy định về tịch thu tài sản để thế nợ trong sửa đổi luật tịch thu tài sản đã tạo
dựng một môi trường chắc chắn đối với quyền sở hữu của các Nhà đầu tư; Sửa đổi
luật phá sản nhằm đảm bảo luật hóa việc an toàn đối với người cho vay.
- Định hướng thu hút FDI
Malaysia xác định tám ngành công nghiệp then chốt, đóng vai trò trụ cột giúp
cho việc tăng trưởng và tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế là: điện và điện tử,
dệt và sản phẩm thêu ren, hóa chất, các ngành thực phẩm và công nghiệp dựa trên
cơ sở nông nghiệp, giao thông, nguyên liệu và cơ khí. Đây cũng là những ngành ảnh
hưởng nặng nề trong khủng hoảng, cần phải có sự hỗ trợ nhiều mặt để khắc phục và
thúc đẩy phát triển trong đó có yếu tố quan trọng là vốn và công nghệ. Đáp ứng yêu
cầu này phải tính tới nguồn lực FDI và Malaysia còn đặt mục tiêu dài hạn hơn là
phải thu hút các dự án FDI có tính chiến lược vào các ngành kinh tế này. Malaysia
cho rằng dự án chiến lược là dự án mà sản phẩm hay hoạt động của nó có tầm quan
trọng quốc gia, có tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế, có vốn đầu tư lớn, sử dụng
công nghệ cao, đồng bộ và có vai trò kéo các ngành khác phát triển.
Thực hiện chủ trương này, Malaysia có nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi,
tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc đưa ra
danh mục các ngành được khuyến khích ưu đãi FDI hàng năm, Malaysia còn chú
trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp then chốt theo hướng xây dựng nền
kinh tế tri thức. Với đặc điểm, các ngành công nghiệp then chốt chủ yếu tập trung ở

các khu công nghệ cao (CNC), vì thế để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài, bên cạnh việc thúc đẩy các khu CNC được xây dựng từ những năm
1988, nhiều khu CNC mới đã đã được xây dựng. Trong các khu CNC, Malaysia
quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, thực hiện cơ chế cung cấp các dịch vụ trọn gói
đáp ứng đủ nhu cầu và tiêu chuẩn theo yêu cầu của các ngành công nghiệp hiện đại.
Đối với ngành nông nghiệp, tuy giá trị gia tăng không lớn nhưng lại đáp ứng
12
70% nhu cầu về lương thực của Malaysia. Vì vậy, Malaysia chủ trương tăng cường
đầu tư từ nội lực và thu hút nguồn FDI để thúc đẩy nông nghiệp phát triển với mong
muốn biến Malaysia thành một trung tâm sản xuất thực phẩm chất lượng cao trong
khu vực. Bộ nông nghiệp Malaysia đã thực hiện nhiều chương trình triển lãm,
quảng cáo sản phẩm, cung cấp thông tin để kêu gọi các nước đầu tư vào ngành nông
nghiệp nhất là trong lĩnh vực hoa quả, rau xanh, dừa, lúa nước và hoa.
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI, Malaysia tiếp tục chú
trọng đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại.
Malaysia đã thành lập “Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng” với nguồn ngân sách
cấp ban đầu là 5 tỷ RM. Quỹ này có nhiệm vụ trợ giúp tài chính cho các dự án cơ
sở hạ tầng quan trọng như nâng cấp mạng lưới đường ray điện từ, nâng cao năng
lực khai thác đường cao tốc, nâng cấp hệ thống cảng… Chính phủ cũng đã chi
hơn 4 tỷ RM ngay sau khi xảy ra khủng hoảng để làm đường, cầu cống, đường
sắt, cảng biển, cảng hàng không dân dụng, nâng cấp các sân bay quốc tế Kuala
Lumpur, penang, Tawau…
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, ngoài việc mở rộng nâng cấp sân bay,
trang bị thêm máy bay, mở rộng đường bay mới, hãng vận tải quốc gia Maskargo
của Malaysia đã mở dịch vụ chuyển tải biển tại sân bay, đây là sân bay đầu tiên
trên thế giới có dịch vụ này, nó cho phép giải phóng hàng hóa vận tải biển –
hàng không nhanh qua cảng sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Klia. Malaysia cũng
đã đầu tư 29,1 triệu USD xây dựng cảng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Châu Á
với công suất ban đầu 10 triệu khách/năm. Về vận tải biển hiện nay, Malaysia đã

vươn lên cạnh tranh với Singapo trở thành một trung tâm vận tải biển lớn trong
khu vực, Malaysia cũng tập trung xây dựng tập đoàn vận chuyển bằng Container
có tầm cỡ hàng đầu thế giới.
Kinh phí dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không ngừng tăng lên. Hiện
nay, Malaysia đang khởi động hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong xây
dựng cơ sở hạ tầng, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và huy động từ các nguồn
13
vốn khác trong nước, Malaysia còn khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào
lĩnh vực này.
Malaysia là một trong những nước đã đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
viễn thông hiện đại bậc nhất thế giới. Malaysia đã tập trung phát triển nhanh chóng
hệ thống viễn thông, đảm bảo cung cấp các dịch vụ phong phú với các mạng hiện
đại, kỹ thuật số an toàn, các dải băng tần không dây cung cấp dữ liệu tốc độ cao và
dung lượng lớn.
Malaysia tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng “Siêu hành
lang đa phương tiện – SMC” với dự kiến chi khoảng 30 tỷ USD nhằm đưa Malaysia
trở thành trung tâm năng động và hấp dẫn vào loại bậc nhất trong khu vực Châu Á
về công nghệ thông tin và viễn thông – ICT, đồng thời đưa Malaysia chuyển sang
nền kinh tế tri thức chủ yếu dựa vào công nghệ điện tử và thông tin vào năm 2020.
Chính phủ Malaysia vừa công bố dự án lớn với tên gọi là Hành lang kinh tế
miền Bắc hướng tới tầm nhìn 2020. Dự án với số vốn đầu tư ban đầu 177 tỷ ringhit
(51,2 tỷ USD) nhằm mục đích trong vòng 18 năm biến một vùng đất thuần nông
thành một hành lang kinh tế với các lĩnh vực sinh học, chế biến thực phẩm và du
lịch. Dự án Hành lang kinh tế miền Bắc là biến bốn bang nằm giáp Thái-lan gồm
Penang, Perak, Pelit và Keda thành một khu vực kinh tế đa năng. Bốn bang này có
số dân khoảng 4,3 triệu người, chủ yếu là người Mã-lai có thu nhập bình quân 717
USD/hộ gia đình, được coi là thấp nhất trong sáu khu vực của cả nước. Hiện nay,
vốn đầu tư cho khu vực chế tạo được huy động vào khu vực này chỉ chiếm 20%
tổng vốn đầu tư của cả quốc gia.
Với những chính sách nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng, kể cả hạ tầng mềm đã tạo

đà cho sự hình thành cấu trúc kinh tế mới, điện tử hóa hầu hết các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ, tạo công năng mới cho nền kinh tế với năng suất lao động
vượt trội. Qua đó đã thực sự tạo ra sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ, Malaysia rất quan tâm đến phát triển
nguồn nhân lực theo hướng nâng cao trình độ người lao động và độ linh hoạt của thị
14
trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập. Malaysia cũng có
những chính sách ưu đãi đầu tư và liên kết đào tạo nhằm đưa Malaysia trở thành
một trung tâm giáo dục chất lượng cao trên thế giới, tạo ra đội ngũ nhân lực có trình
độ, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và tạo ra lợi thế cạnh tranh
trong thu hút FDI.
Malaysia thực hiện cải tổ và mở rộng hệ thống giáo dục và dạy nghề. Trong kế
hoạch phục hồi kinh tế đất nước, Malaysia đầu tư 13,5 tỷ RM để đào tạo nguồn
nhân lực, trong đó dành cho giáo dục tiểu học và trung học 8 tỷ RM; hỗ trợ sinh
viên và xây dựng các trung tâm đại học 2,85 tỷ RM, còn lại 1,145 tỷ RM dành cho
Bộ giáo dục, Bộ phát triển doanh nghiệp, Bộ phát triển nhân lực và Bộ thanh niên
Thể thao.
Malaysia khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chương
trình “Người cung cấp toàn cầu” để mở rộng sự liên kết với doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp FDI và mở ra mạng lưới thương mại quốc tế. Theo chương
trình này, Malaysia trợ cấp 50% chi phí đào tạo kỹ năng lãnh đạo, tay nghề và công
nghệ sản xuất cho các công ty địa phương nhằm tạo ra đội ngũ lao động có khả
năng thích ứng nhanh với những yêu cầu mà các công ty nước ngoài đặt ra.
Malaysia đã thành lập Trung tâm Phát triển Kỹ năng Penang (PSDC) là mô
hình hợp tác giữa Chính phủ, các học viện và các doanh nghiệp. Đến năm 2000,
PSDC đã có 113 công ty thành viên, trong đó có nhiều công ty thuộc TNCs lớn trên
thế giới như Motorola, Intel,… tham gia. Nhiệm vụ chính của PSDC là cung cấp
các chương trình đào tạo lực lượng lao động: thiết lập mối quan hệ hợp tác với các
trường đại học trong và ngoài nước; hỗ trợ các sáng kiến về phát triển nguồn nhân

lực; hỗ trợ đào tạo nâng cao nguồn nhân lực.
Để đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, quản lý kinh tế, chuyên gia kỹ
thuật trình độ cao, bên cạnh các trường đại học công lập, Malaysia còn cho phép
thành lập các trường đại học tư nhân. Hầu hết các trường đại học trong nước có liên
kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Australia,
Anh. Malaysia còn có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho sinh viên du học
15
nước ngoài. Mỗi năm, Malaysia có vài chục ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học từ các
trường của Mỹ, Anh, Úc, New Zealand…
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư
Malaysia rất nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước và những lợi thế so sánh mới
về môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI.
Thời gian này, nắm bắt được xu thế của các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm
thị trường kinh doanh các dịch vụ công nghệ cao và mang tính toàn cầu, Malaysia
đã khai thác thời cơ đó để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình do có được môi
trường tiếng Anh khá phổ biến và hệ thống dịch vụ có khả năng cung cấp nhanh với
giá hợp lý. Malaysia chủ trương xúc tiến giới thiệu và thu hút các TNCs ở nước
ngoài chuyển dịch sản xuất hoặc mở rộng tới Malaysia, đặc biệt là thu hút FDI vào
các lĩnh vực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Để thực hiện những mục tiêu trên, Malaysia đã xây dựng những chương trình
chiến lược và kế hoạch xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phong phú, thiết thực và
có hiệu quả. Malaysia xây dựng các dự án cụ thể thuộc các ngành, lĩnh vực, khu vực
kinh tế, đưa ra các phương án lựa chọn và tiếp cận đối tác có tiềm lực, đủ khả năng
đáp ứng mục tiêu thu hút FDI của Malaysia tốt nhất, từ đó có kế hoạch vận động,
lôi kéo đầu tư vào Malaysia dưới nhiều hình thức: Cử các phái đoàn tiếp xúc trực
tiếp với các công ty được lựa chọn hoặc mời lãnh đạo các công ty này tới Malaysia
để tìm hiểu tình hình thực tế; áp dụng chương trình khuyến khích trọn gói đối với
các công ty nước ngoài được lựa chọn trong từng lĩnh vực; tăng cường các phái
đoàn tới các nước đối tác có tiềm lực để quảng bá và kêu gọi đầu tư; phối hợp với
các phòng thương mại và công nghiệp các nước, các ngân hàng và công ty tư vấn

quốc tế để tranh thủ trong công tác tư vấn và tuyên truyền xúc tiến đầu tư.
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư giai đoạn này đều hướng tới mục tiêu
thu hút FDI vào các khu vực có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng, khuyến khích
các dự án có sử dụng công nghệ và hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, cáp quang, công nghệ nano, thiết bị y tế, vật liệu mới…
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với FDI
16
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI, Malaysia thực hiện công tác
quản lý và tiếp nhận FDI theo cơ chế “một cửa”, MIDA là đầu mối duy nhất giúp
các nhà đầu tư hoàn tất thủ tục trong việc cấp giấy phép thành lập và đi vào hoạt
động. Tại MIDA, tất cả các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Phát triển nguồn nhân
lực, Cục nhập cảnh, Cục Hải quan, Cục thuế vụ, Cục Môi trường,… có trách nhiệm
cử các chuyên gia có năng lực đến làm việc để phối hợp giải quyết công việc nhằm
giảm các thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, rườm rà. Chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của MIDA rất rộng: có thể nhanh chóng đưa ra những khuyến khích
trọn gói đối với các dự án FDI trọng điểm; phê duyệt tất cả các dự án cấp liên bang,
cung cấp các dịch vụ sau đầu tư; đứng ra giải quyết các vướng mắc giữa nhà đầu tư
với chính quyền địa phương…Ngoài trụ sở chính ở Kuala Lumpur, MIDA còn có
16 văn phòng ở nước ngoài và chi nhánh ở các bang thuộc Malaysia để cung cấp
dịch vụ cũng như hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.
Malaysia bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI theo các
nguyên tắc và quy định của Luật pháp quốc tế, kể cả vấn đề trọng tài nhằm tạo sự
yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư. Malaysia đã thành lập ủy ban giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đầu tư của người nước ngoài; đầu năm 2008, thành lập Ủy
ban nội các phụ trách các vấn đề cạnh tranh để làm nhiệm vụ phối hợp với các cơ
quan hữu quan của Chính phủ tiến hành cải cách hệ thống dịch vụ công cộng như
thủ tục hành chính, đất đai, thương hiệu, cấp giấy phép hoạt động… nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Về cải cách thủ tục hành chính, Malaysia đã thực hiện cải cách hệ thống quản
lý thuế bằng việc đưa ra “hệ thống tự đánh giá” thay cho “hệ thống đánh giá chính

thức” áp dụng trước đó. Đây là hình thức đổi mới phù hợp với những đòi hỏi trong
điều kiện hội nhập KTQT. Nhiều kế hoạch cải cách được tiến hành trong năm 2004,
trong đó đặc biệt xóa bỏ tệ quan liêu hành chính, nâng cao tính minh bạch trong
hoạt động điều hành, quản lý của Chính phủ; thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho các
nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán đất.
Phòng Nhãn hiệu thương mại Malaysia đã thực hiện một số sửa đổi trong
17
Quy chế nhãn hiệu thương mại năm 1997 và có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2011
thông qua quy chế nhãn hiệu thương mại Malaysia sửa đổi năm 2011. Việc sửa
đổi đánh dấu một quá trình kiểm tra nhanh hơn với sự ra đời của một quá trình
kiểm tra giải quyết nhanh để giảm thời gian chờ nhãn hiệu hàng hóa
Các chính sách, biện pháp mà Malaysia áp dụng trong thời gian qua đã đem lại
nhiều tác động tích cực trong thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế đất nước, song
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần xem xét như sau:
+ Những mặt tích cực trong chính sách thu hút FDI:
* Chính sách điều chỉnh về thu hút FDI diễn ra khá đồng bộ và kịp thời đã
đem lại tác động tích cực giúp dòng FDI vào Malaysia liên tục tăng lên không
ngừng từ 2005 đến 2007 và phục hồi đáng kể sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Với những chính sách thu hút FDI phù hợp như trên, dòng FDI vào Malaysia
liên tục tăng lên từ năm 2005 và đạt đỉnh vào năm 2007 (đạt 8,538 triệu USD gấp 3
lần năm 2002). Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
nên dòng FDI vào Malaysia đã tương đối và năm 2009 đánh dấu sự sụt giảm
nghiêm trọng của dòng FDI (FDI chỉ còn 1, 381 triệu USD). Tuy nhiên với những
nỗ lực của Malaysia trong việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI, dòng FDI vào
nước này năm 2010 đã nhảy vọt, vượt cả mức trước khủng hoảng năm 2007, đạt
9,156 tỷ USD xếp thứ 3 trong các nước ASEAN, đứng sau Singapore (35,5 tỷ USD)
và Indonesia (13,3 tỷ USD).
Không chỉ thu hút được nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, giúp cho
việc tăng trưởng kinh tế, thông qua thu hút FDI thời kỳ này, Malaysia đã tiếp nhận
có hiệu quả công nghệ tiến tiến từ nước ngoài, góp phần rút ngắn khoảng cách so

với các nước phát triển. Đặc biệt, một số công nghệ hiện đại của Mỹ, Nhật Bản đã
được chuyển giao vào ngành điện và điện tử, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế Malaysia. Qua đó đã góp phần đưa Malaysia là một trong
những quốc gia sản xuất chất bán dẫn và đĩa cứng hàng đầu thế giới.
* Chính sách thu hút FDI đã hướng hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước gắn liền với xu thế phát triển của
kinh tế tri thức và phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập KTQT
18

×