Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BÀI tập THIẾT kế TRANG PHỤC áo cưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.15 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

BÀI TẬP THIẾT KẾ TRANG PHỤC
TÊN BÀI TẬP: TRANG PHỤC ÁO CƯỚI
GVHD: TRƯƠNG VIỆT KHÁNH TRANG
SVTH: HUỲNH KIM LỘC
LỚP: 12TC-MT
NIÊN KHÓA: 2012-2014
THÁNG 7/2014
BÀI TẬP
BÁO CÁO THIẾT KẾ TRANG PHỤC
TÊN BỘ SƯU TẬP: Trang phục áo cưới
I. SỐ ĐO MANƠCANH
- Trang phục dành cho các cô dâu.
II. NỘI DUNG CẦN HOÀN THÀNH
- Đề xuất chọn mẫu.
- Giới thiệu mẫu.
- Hình mô tả phẳng mặt trước, mặt sau.
- Bảng chuẩn bị nguyên phụ liệu.
- Số chi tiết sản phẩm.
- Phương pháp thiết kế.
- Phương pháp đo, ni mẫu
- Phương pháp tính vải.
- Phương pháp cắt vải và chừa đường may.
- Thiết lập quy trình may.
- May sản phẩm thật.
- Hoàn thành trang phục và nộp đúng tiến độ.
III. LƯU Ý
- Các bài vẽ đảm bảo đúng kỹ thuật quy định.


- Sản phẩm may đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
IV. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Cô: Trương Việt Khánh Trang
- Ngày giao đồ án: 2 /07/2014
V. NGÀY HOÀN THÀNH
- Ngày hoàn thành bài tập: 2 /07/2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn cô Trương Việt Khánh
Trang, giáo viên trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình giúp em
hoàn thành báo cáo này. Và em cũng xin gởi lời cảm ơn
đến các giảng viên trong khoa Công Nghệ May Thời
Trang.
Trong suốt 2 năm học, thực tập tại trường cao đẳng kỹ
thuật Lý Tự Trọng đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức
và kinh nghiệm thực tế, toàn thể giáo viên trường cao đẳng kỹ
thuật Lý Tự Trọng đã giúp và tạo điều kiện để em hoàn thành
báo cáo này và tự đánh giá được khả năng của mình và bổ
sung thêm kiến thức còn thiếu sót và rút ra những điều bổ ích.
Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh
nghiệm thực tế nên bài viết của em chưa được hoàn hảo. Rất
mong nhận được sự góp ý, sửa đổi, bổ sung của các giảng viên
trong khoa.
Kính chúc sức khỏe và hạnh phúc đến cô Trương Việt
Khánh Trang và toàn thể giáo viên trường cao đẳng kỹ thuật
Lý Tự Trọng.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, ngày quan trọng nhất
chính là ngày cưới. Để các cô dâu ngày càng xinh đẹp hơn
trong ngày cưới, các nhà thiết kế đã biến kiểu và tạo ra nhiều
trang phục cưới ngày càng lộng lẫy hơn. Váy cưới được làm từ

rất nhiều chất liệu cao cấp như lụa, nhung, tơ, voan lưới….
Với sự ra đời của chế độ quân chủ lập hiến, chiếc váy cưới đầu
tiên được khoác lên là công chúa Philippa con gái của vua
Henry IV nước Anh, trong đám cưới 1406. Tuy nhiên bởi sự
tốn kém ở thế kỉ trước, nên chỉ có những người phụ nữ xuất
thân từ hoàng gia hoặc giàu có mới có khả năng sở hữu các
chiếc váy cưới đặc biệt này. Thuật ngữ “váy cưới” chính thức
được đặt ra trong những năm 1930. Màu trắng chính là màu
yêu thích và cũng tượng trưng cho sự trong trắng của người
con gái. Bước sang thế kỉ 21, váy cưới và thời trang cưới đã
thực sự trở thành lĩnh vực phát triển sôi nổi và thu hút sự quan
tâm của thời trang. Không bó buộc về kiểu dáng, váy cưới thể
hiện hoàn hảo tính cách và sở thích của người sử dụng. Dù
hình dáng nào đi nữa, váy cưới hơn là tác phẩm hoàn hảo nhất
của thời trang nhằm vinh danh hạnh phúc của người phụ nữ.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………………………
CHƯƠNG I: ĐỀ XUẤT CHỌN MẪU
Trải qua bao thế kỹ, bao cuôc chiến tranh gay gắt, bao
cuộc khủng hoản kinh tế. Nhưng qua từng giai đoạn, từng thời
kì,con người chú ý hơn về ăn mặc. Nó là một phần không thể
thiếu trong thời kì hội nhập ngày nay. Mỗi một bộ phận trang
phục làm toát lên vẻ đẹp khác nhau, và phải phù hợp với từng
bối cảnh, từng nhân vật. Với một nền kinh tế phát triển như
hiện nay. Thời trang rất đa dạng và phong phú, trong đó những
phụ liệu góp phần tôn lên vẻ đẹp bộ trang phục thêm sắc nét
cũng góp phần rất quan trọng. Trong quá khứ, những cô gái
chỉ chọn trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất trong tủ đồ để làm
váy cưới. Do đó, váy cưới không chỉ dẹp mà còn thể hiện gia
tài và địa vị xã hội của gia đình cô dâu. Áo cưới trải qua nhiều
giai đoạn về màu sắc, kiểu dáng đến mãi năm 1840 người ta
mới công nhận chiếc váy cưới được thiết kế có chủ đích trong
lịch sử. Ngày nay, các cô dâu có hàng trăm sự chọn lựa về
kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải khác nhau trong ngày trọng
đại. Tuy nhiên, màu trắng vẫn chiếm ưu thế hơn. Nó không
thể hiện sự địa vị xã hội như xưa nhưng nó thể hiện tình yêu
trong sáng. Nó còn thể hiện vẽ đẹp, quyến rũ của tân nương
trong ngày trọng đại.
CHƯƠNG II:
GIỚI THIỆU MẪU THIẾT KẾ

MẶT TRƯỚC
MẶT SAU
CHƯƠNG III:
MÔ TẢ HÌNH DÁNG SẢN PHẨM
MẶT TRƯỚC
MẶT SAU
CHƯƠNG IV: BẢNG HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU
VẢI CHÍNH VẢI LÓT VOAN LƯỚI
LƯỚI CỨNG CHỈ MAY DÂY KÉO
GỌNG MÚT PHỤ KIỆN
TRANG TRÍ
CHƯƠNG V: BẢNG THỐNG KÊ
CHI TIẾT SẢN PHẨM
• VẢI CHÍNH
STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƯỢNG CANH SỢI
1 Thân trước giữa (lớp 2 Canh dọc
trong và lớp ngoài)
2 Thân trước sườn (lớp
trong và lớp ngoài)
4 Canh dọc
3 Thân sau sườn (lớp
trong và lớp ngoài)
4 Canh dọc
4 Thân sau giữa (lớp
ngoài và lớp trong)
4 Canh dọc
5 Tùng váy 1 Canh dọc
6 Dây luồng 1 Canh xéo
7 Đĩa 10 Canh dọc

8 Nẹp 1 Canh xéo
• VẢI LÓT
STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƯỢNG CANH SỢI
1 Thân trước giữa 1 Canh dọc
2 Thân trước sườn 2 Canh dọc
3 Tùng váy 2 Canh dọc
• Lưới cứng + voan lưới
STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƯỢNG CANH SỢI
1 Lưới cứng 1 Canh dọc
2 Voan lưới 1 Canh dọc
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP THIẾT
KẾ
I. THIẾT KẾ RAPPIN TRÊN MANOCANH
1. THÂN TRƯỚC
-Dùng một miếng vải đo vừa đủ trên thân manocanh, cắt ra.
Sau đó dùng kim gút ghim vải lên thân trước của manocanh,
xếp pince vai qua đỉnh ngực, rồi sau đó xếp pince dọc. (chỉnh
sao cho miếng rập vải nằm êm, không nhăn )
-Dùng bút lông vẽ lại các đường: ngang ngực, ngang eo,
ngang lai (đo từ eo xuống 2->3cm), decoupe, đỉnh ngực, sườn
áo.
-Đường decoupe: lấy dấu từ điểm giữa dang ngực lên 6cm,
vòng nách hạ xuống đường sườn 2cm, sau đó đánh cong
decoupe.
-Sau khi vẽ xong, tháo ghim ra, lấy rập xuống dùng kéo rã
các đường: cong ngực, sườn, lai, decoupe), để được một rập
mình vừa thiết kế theo ni mẫu.
-Chỉnh sửa rập vải lại lần cuối sao cho: các đường cong thì
cong tròn đều, các đường thẳng thì thẳng không bị gãy khúc.
-Đặt rập vải lên rập cứng, sang rập, lấy dấu, chỉnh số đo ôm

sát với cơ thể, đúng với thông số trên ni mẫu.
2.THÂN SAU:
-Thực hiện tương tự như thân trước, nhưng chỉ xếp pince
dọc ko xếp pince vai như thân trước.
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP ĐO
I. CÁCH ĐO
- Vòng ngực: đo vòng xung quanh ngực nơi to nhất.
- Vòng chân ngực: đo sát xung quanh vòng dưới chân
ngực.
- Vòng trên ngực: đo sát xung quanh vòng trên ngực.
- Vòng eo: đo vòng xung quanh vòng eo nơi nhỏ nhất.
- Vòng mông: đo vòng xung quanh mông nơi to nhất.
- Chéo ngực: đo từ lõm cổ đến đỉnh ngực.
- Dang ngực: đo khoảng cách giữa hai đỉnh ngực.
- Hạ eo trước: đo từ chân cổ qua đỉnh ngực đến vòng eo.
- Hạ eo sau: đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng eo.
- Dài váy: đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến gót chân hoặc dài
hơn tuỳ ý.
II.NI MẪU
- Dài áo: 23 cm
- Vòng eo: 62 cm
- Vòng ngực: 84 cm
- Vòng mông: 88 cm
- Chéo ngực:17 cm
- Ngang ngực: 17 cm
- Vòng trên ngực: 82 cm
- Vòng chân ngực: cm
CHƯƠNG VIII:
PHƯƠNG PHÁP TÍNH VẢI
- Phi mờ:

o Thân chính trong + ngoài: 0.5m
o Tùng váy: 2.5m (xếp biên vải song song với biên vải
theo chiều dài biên).
- Lớp lót AC:
o Thân lót thân trước: 0.25m
o Tùng váy: 1.2m (xếp biên vải song song với biên vải
theo chiều dài biên).
- Voan lưới: 2.5m (xếp biên vải song song với biên vải
theo chiều dài biên).
- Lưới cưng: 0.5 m.
CHƯƠNG IX: PHƯƠNG PHÁP
CHỪA ĐƯỜNG MAY VÀ CẮT VẢI
I. PHƯƠNG PHÁP CHỪA ĐƯỜNG MAY:
Sau khi thiết kế Rappin trên manocanh, chỉnh sửa lại các
đường cong, đường decoups, đường sườn, đường lai trên rập
vải, đặt lên và sang ra rập cứng dùng bút lấy dấu các đường
ngang ngực, ngang eo, ngang lai Sau đó chừa đường may
như sau:
• Thân trước:
Thân trước giữa chừa xung quanh: 1cm.
Thân trước sườn chừa xung quanh: 1cm; riêng đường
sườn chừa: 2cm.
• Thân sau:
Thân sau giữa chừa xung quanh: 1cm; riêng đường chính
giữa: 3-5cm.
Thân sau sườn chừa xung quanh: 1cm; riêng đường sườn
chừa: 2cm.
• Tùng váy:
Lai: 1cm.
Eo: 1cm.

Đường sống lưng: 2-3cm.
• Nẹp cúp ngực: rộng 8 cm, dài bằng với chiều cúp ngực
áo.
II. PHƯƠNG PHÁP CẮT VẢI:
Sau khi hoàn chỉnh bộ rập bán thành phẩm thân áo. Ta
sắp xếp lên vải rồi vẽ lại, nhằm mục đích tiết kiệm vải. Cắt
theo đường đã vẽ.
Tùng váy chính, gấp đôi biên vải song song với biên vải,
đo từ dưới lên theo số đo, lấy dấu, phần còn lại vẻ theo hình
tròn.
Tùng váy voan lưới, thiết kế tương tự theo tùng váy
chính.
CHƯƠNG X:
CHƯƠNG QUY TRÌNH MAY
 Thân trên váy
 B1: May decoups thân chính trong
• May nối decoups thân trước
- Đặt thân trước giữa nằm trên, thân trước sườn nằm
dưới, 2 mặt phải úp vào nhau may theo đường lấy dấu
1cm.
- Thân trước sườn còn lại may như trên
• May nối decoups thân sau
- Đặt thân sau sườn giữa nằm trên, thân sau sườn nằm
dưới, may theo đường lấy dấu 1cm.
- Thân còn lại may tương tự
• May gọng vào decoups thân trước và thân sau
- Gói vải quanh hai đầu gọng, may giữ cho vải nằm trên
gọng, gọng ngắn hơn thân áo 4cm.
- May định hình gọng vào decoups, lật vào phía thân
trước giữa diễu 0.5 cm (khi diễu gọng lật về phía ).

- Thân sau may tương tự như thân trước.
 B2: May decoups thân chính ngoài
- May tương tự như thân chính trong (nhưng không may
gọng)
 B3: May nối thân trước lót trong trên
- Thân lót trong ngắn hơn thân chính
- May nối thân trước giữa với thân trước sườn lại với
nhau, sau đó gấp lai áo lên khoảng 1cm, ủi định hình,
rồi gấp thêm lần nữa khoảng 2-3cm, ủi định hình
- Sau đó may một đường sát mép gấp 1mm.
 B4: May nối thân chính trong và lớp lót theo đường lấy
dấu.
- Đặt mút lên thân lót, xác định tâm đỉnh ngực kẻ vòng
tròn theo mút, vừa vẽ vữa nghiêng miếng mút sát vải
để có vòng tròn vừa với miếng mút, may theo đường
tròn vừa vẽ nhưng không may hết chừa một khoảng
trống ở dưới để nhét mút
 B5: May nối thân chính trong với thân chính ngoài (có nẹp):
- May nối thân trước chính trong + lớp lót, với thân
trước chính ngoài, may theo đường lấy dấu. Đặt nẹp
nằm giữa 2 thân áo.
- Lật mép vải vừa may về phía thân chính trong + lớp lót
diễu 1mm
- May nối thân sau chính trong với thân sau chính ngoài
- Lật mép vải vừa may về phía thân chính trong diễu
1mm
 B6: May nối sườn thân trước và sườn thân sau

×