Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lúa BQ10, khang dân 18 vụ xuân tại việt yên, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ NGỌC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA HAI GIỐNG LÚA BQ10, KHANG DÂN 18 VỤ XUÂN
TẠI VIỆT YÊN, BẮC GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ NGỌC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA HAI GIỐNG LÚA BQ10, KHANG DÂN 18 VỤ XUÂN
TẠI VIỆT YÊN, BẮC GIANG




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH






HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Ngọc














Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ñề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình và những lời chỉ bảo
chân tình từ rất nhiều ñơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp.
Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho
tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ
nhiệt tình của cô giáo – PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy,
cô trong khoa Nông học, các thầy cô trong Viện ðào tạo Sau ñại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ðại học Nông – Lâm
Bắc Giang, cảm ơn tất cả các ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện giúp tôi thực hiện
ñề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và giúp ñỡ của gia ñình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Ngọc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

MỤC LỤC


Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
1.1.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 6
1.2 ðặc ñiểm, yêu cầu dinh dưỡng chính của cây lúa 7
1.2.1 Yêu cầu dinh dưỡng ñạm của cây lúa 7
1.2.2 Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa 9
1.2.3 Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa 11
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa 13
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa trên thế giới 13
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa ở Việt Nam 14
1.4 Cơ sở khoa học xác ñịnh lượng phân kali hóa học bón cho lúa 19
1.5 Quản lý dinh dưỡng kali cho lúa 22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29
2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 29
2.1.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 ðiều tra thu thập số liệu thứ cấp 30
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

2.3.2 Bố trí thí nghiệm 31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 ðiều kiện tự nhiên huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 36
3.1.1 Vị trí ñịa lý 36
3.1.2 ðặc ñiểm khí hậu 36
3.1.3 ðiều kiện thổ nhưỡng 37
3.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 39
3.2 Tình hình sử dụng phân bón và sản xuất lúa trên ñịa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 41
3.3 Kết quả thí nghiệm 42
3.3.1 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến sinh trưởng, phát triển của
giống BQ10 và KD18 42
3.3.2 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến một số chỉ tiêu sinh lý của
BQ10 và KD18 49
3.3.3 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến khả năng chống chịu sâu bệnh
của BQ10 và KD18 55
3.3.4 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến một số yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất của BQ10 và KD18 57
3.3.5 Năng suất sinh vật học, hệ số kinh tế và hiệu suất bón kali 62
3.3.6 Hiệu quả kinh tế 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 74

PHỤ LỤC 76

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CCCC Chiều cao cuối cùng
ðBSCL ðồng bằng sông Cửu Long
ðVT ðơn vị tính
FAO Food and agriculture Organization
ha Hecta
IPI International Potash Institute
IRRI International Rice Research Institute
KD18 Khang dân 18
NHH Nhánh hữu hiệu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NSSVH Năng suất sinh vật học
PC Phân chuồng
P1000 Khối lượng 1000 hạt
TSC Tuần sau cấy
TW Trung ương
SRI System of rice intensification






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Hiệu lực phân kali bón cho lúa 16
1.2 Lượng phân klai bón cho lúa ngắn ngày thâm canh trên ñất phù
sa sông Hồng 17
1.3 Lượng dinh dưỡng lúa hút từ ñất. 25
1.4 Khuyến cáo quản lý dinh dưỡng K 27
2.1 Lý lịch giống BQ10 và Khang dân 18 29
3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2013 tại Việt Yên,
Bắc Giang 37
3.2 Các loại ñất chính của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 38
3.3 Tính chất ñất làm thí nghiệm 39
3.4 Diện tích các loại cây hàng năm 40
3.5 Diện tích và năng suất lúa ở Việt Yên – Bắc Giang từ năm 2006
– 2012 41
3.6 Lượng phân bón và năng suất lúa xuân năm 2012 tại huyện Việt
Yên – Bắc Giang 42
3.7a Ảnh hưởng tương tác của giống và lượng kali ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây 43
3.7b Ảnh hưởng của từng yếu tố giống và lượng kali ñến ñộng thái
tăng trưởng chiều cao cây 45
3.8a Ảnh hưởng tương tác của lượng kali và giống ñến ñộng thái ñẻ
nhánh 47
3.8b Ảnh hưởng của từng yếu tố giống và lượng kali ñến ñộng thái
ñẻ nhánh 48

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

3.9a Ảnh hưởng tương tác của lượng kali bón và giống ñến chỉ số
diện tích lá 49
3.9b Ảnh hưởng của từng yếu tố lượng kali và giống ñến chỉ số diện
tích lá (LAI) 51
3.10a Ảnh hưởng tương tác của lượng kali và giống ñến khả năng tích
lũy chất khô và tốc ñộ tích lũy chất khô 52
3.10b Ảnh hưởng của từng yếu tố lượng kali bón, giống ñến khả năng
tích lũy chất khô và tốc ñộ tích lũy chất khô 54
3.11 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến khả năng chống chịu sâu bệnh 56
3.12a Ảnh hưởng tương tác của lượng kali và giống ñến các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất 58
3.12b Ảnh hưởng của từng yếu tố lượng kali, giống ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất 61
3.13a Ảnh hưởng tương tác của lượng kali bón và giống ñến năng suất
sinh vật học, hệ số kinh tế 63
3.13b Ảnh hưởng của từng yếu tố lượng kali và giống ñến năng suất
sinh vật học, hệ số kinh tế và hiệu suất phân kali 64
3.14 Hiệu quả kinh tế của sử dụng lượng kali và giống vụ xuân 2013 66

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Sơ ñồ hành chính huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 36

3.2 Ảnh hưởng của giống và lượng kali ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao cây 44
3.3 Ảnh hưởng tương tác của lượng kali và giống ñến ñộng thái ñẻ
nhánh 47
3.4 Ảnh hưởng tương tác của lượng kali bón và giống ñến chỉ số
diện tích lá 50
3.5 Ảnh hưởng tương tác của lượng kali bón và giống ñến khả năng
tích lũy chất khô 53
3.6 Ảnh hưởng của lượng kali bón ñến năng suất 60
3.7 Ảnh hưởng của từng yếu tố lượng kali bón, giống ñến năng suất
thực thu 62



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây lúa (Oryza sativa L) có vai trò quan trọng trong ñời sống con
người và là cây lương thực chính cho gần 1/2 dân số thế giới.
Ở Việt Nam, sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Kinh
nghiệm sản xuất lúa ñã hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển của dân tộc. Những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật lĩnh vực
nghiên cứu sản xuất lúa ñã thúc ñẩy mạnh ngành trồng lúa nước ta vươn lên
bắt kịp trình ñộ tiên tiến của thế giới. ðến nay, ngành trồng lúa ở Việt Nam
vẫn không ngừng phát triển và có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh
tế Quốc dân. ðặc biệt từ sau khi ra ñời Nghị quyết 10 của TW ðảng (1988)
ñến nay, sản xuất lúa ở nước ta ñã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một

nước thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực, hiện nay nước ta không những sản
xuất ñủ nhu cầu lương thực trong nước mà ñã trở thành nước xuất khẩu gạo
ñứng thứ hai thế giới sau Thái Lan.
Tuy nhiên, theo ñịnh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
diện tích ñất dành cho sản xuất lúa sẽ ngày càng giảm. Như vậy ñể ñảm bảo an
ninh lương thực và giữ mức xuất khẩu gạo như hiện nay thì sản lượng lúa cả
nước cần ñược nâng cao. Song ñến nay, mục tiêu tăng sản lượng bằng con
ñường mở rộng diện tích canh tác, tăng số vụ/năm không còn là tiềm năng khai
thác, giải pháp quan trọng nhất là năng cao năng suất lúa. ðể giải quyết vấn ñề
này cần sự ñầu tư có chiều sâu vào nghiên cứu, ñẩy nhanh công tác triển khai
và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản xuất. Việc ñưa ra các
qui trình kỹ thuật thâm canh ñạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường theo
hướng sử dụng tối ưu nguyên, nhiên liệu, tài nguyên và tiết kiện chi phí sản
xuất là rất cần thiết ñể tiến tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tỉnh Bắc Giang có diện tích ñất tự nhiên là 382.250 ha, nhưng ñất sản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

xuất nông nghiệp chỉ có 99.300ha. Trong ñó, có 38.369 ha ñất bạc màu ñược
hình thành trên trầm tích phù sa cổ, sản phẩm của lũ tích và quá trình phong
hóa ñá cát và ñá mắc ma axit. ðặc ñiểm của loại ñất này là có thành phần cơ
giới từ cát pha ñến thịt nhẹ ở tầng mặt và chuyển sang thành phần cơ giới
nặng ở tầng sâu. ðất có phán ứng chua, hàm lượng mùn và thành phần dinh
dưỡng nghèo, khả năng giứ nước và dinh dưỡng kém. Chính vì vậy, phân bón
là một trong những yếu tố quan trọng trong thâm canh cây trồng nói chung và
cây lúa nói riêng.
UBND tỉnh Bắc Giang ñã có chủ trưởng ñẩy mạnh phát triển nông
nghiệp bền vững, ñẩy mạnh chuyển ñổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, tăng
cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ñảm bảo cung cấp các
giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao trong ñiều kiện cụ thể từng vùng

của tỉnh.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng kali ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai
giống lúa BQ10, Khang dân 18 vụ xuân tại Việt Yên, Bắc Giang”
2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Xác ñịnh liều lượng phân kali hợp lý, góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật thâm canh cho giống lúa BQ10, KD18 tại Việt Yên – Bắc Giang.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của lượng kali bón ñến các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của giống lúa BQ10 so với Khang dân 18;
- ðánh giá ảnh hưởng của lượng kali bón ñến các chỉ tiêu sinh lý của
giống lúa BQ10 so với Khang dân 18;
- ðánh giá ảnh hưởng của lượng kali bón ñến mức ñộ nhiễm một số
sâu, bệnh hại chính của giống lúa BQ10 so với Khang dân 18;
- ðánh giá ảnh hưởng của lượng kali bón ñến các yếu tố cấu thành năng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

suất và năng suất giống lúa BQ10 so với Khang dân 18.
- Hiệu suất phân kali bón cho giống lúa BQ10 ở các mức bón khác nhau,
từ ñó xác ñịnh liều lượng bón phân kali hợp lý cho giống lúa trên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác ñịnh ñược ảnh hưởng lượng kali bón ñến sinh trưởng phát triển và
năng suất giống lúa BQ10, Khang dân 18.
Kết quả của ñề tài làm luận cứ khoa học ñể ñề xuất các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần xây dựng quy trình bón phân hợp lý cho cây lúa tại huyện
Việt Yên – Bắc Giang.

- Góp phần ña dạng hóa bộ giống lúa thuần chất lượng cho ñịa phương.





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1.1. Cơ sở khoa học về giống lúa
Giống là tiền ñề của năng suất và chất lượng. Mỗi vùng có ñiều kiện
tiểu khí hậu ñặc trưng, do ñó cần có bộ giống tốt phù hợp với ñiều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của ñịa phương. Một giống lúa tốt phải ñạt ñược một số
yêu cầu sau:
- Sinh trưởng và phát triển tốt trong ñiều kiện khí hậu, ñất ñai và ñiều
kiện canh tác tại ñịa phương.
- Cho năng suất cao và ổn ñịnh qua các năm khác nhau trong giới hạn
biến ñộng của thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt với sâu bện và ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng ñáp ứng với yêu cầu sử dụng.
Vì vậy, một trong những biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm tận dụng các
ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với
một vùng hay một ñơn vị sản xuất nông nghiệp.
Việc ñưa một giống lúa mới vào sản xuất ở mỗi vùng, cần ñánh giá sự
thích hợp của giống lúa ñó với ñiều kiện ñất ñai, với tập quán canh tác, còn
phải quan tâm tới phương thức sản xuất ở vùng, khu vực ñó.

Theo quy luật phát triển của chọn lọc và tiến hóa thì những giống lúa
ñược tạo ra sau thường có tính ưu biệt hơn giống lúa trước ñó và ñược thay
thế cho nhau. Có những giống lúa mới ñưa vào sản xuất nhưng môi trường
sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay
các giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng ñiều kiện của mỗi
ñịa phương.
Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với ñiều kiện sinh thái,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau. ðể xác ñịnh ñược giống tốt cho một vùng
sản xuất nào ñó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua sản
xuát nào ñó ñể ñánh giá khả năng thích ứng của giống ñó. Do ñó việc xác
ñịnh tính thích nghi của giống nào ñó trước khi ñưa ra sản xuất trên diện rộng
phải tiến hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có ñặc ñiểm sinh thái khác
nhau nhằm ñánh giá khả năng thích ứng, ñộ ñồng ñều, tính ổn ñịnh, khả năng
chống chịu sâu bệnh, khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của giống ñó
so với các giống ñang gieo trồng ñại trà hiện có tại một khu vực hoặc một ñịa
phương nào ñó.
1.1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bón phân cho cây trồng
Như ðào Thế Tuấn (1970) ñã viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật
ñể bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6 – 20 ha mới có
ñủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp
này cũng không thể ñáp ứng ñược nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng tăng với yêu cầu của con người.
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới
ñều ñã, ñang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón (Nguyễn
Văn ðại, 2005):
- Nền nông nghiệp cổ ñiển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
ñáp ứng ñược nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.

- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi ñể lấy phân và trồng
cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong ñất và ñiều kiện phát
triển vi sinh vật ñất cung cấp dinh dưỡng cho cây… Việc bón phân cho
cây thì chỉ bón các loại phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng
suất cây trồng thấp, việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại
bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của vi sinh vật.
Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta, cùng nhiều nghiên cứu về cây
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

lúa ñã cho thấy: ñể ñạt năng suất lúa 5 tấn/ha ruộng lúa cần hút từ 100 – 120
kg N/ha. Vì vậy nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30
tấn mới ñủ lượng ñạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị ñủ
lượng phân hữu cơ. Theo Bùi Huy ðáp (1980), nếu dựa vào chăn nuôi thì
lượng thóc sản xuất ñược 5 tấn/ha, vừa ñủ nuôi ñàn lợn ñể có 30 tấn phân
chuồng. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), thì nền nông nghiệp hữu cơ tuy có làm ñộ
phì của ñất suy giảm chậm hơn nhưng nhìn tổng thể thì ñộ phì của ñất vẫn bị suy
giảm ñáng kể. Kết quả thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận
dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại ñể bón ruộng mà
không bón phân hoá học, năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, ñất bị suy kiệt
dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai) cần có một lượng
phân bón thích hợp thì mới ñạt ñược năng suất tối ña".
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng ñầu góp phần vào
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm. ðúng
như nhận ñịnh của Yang trong hai năm 1998 - 1999: “Không có phân hoá học,
nông nghiệp thế giới không thể nào trong 50 năm qua sản lượng tăng gấp 4 lần
và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn
minh” (Yang và cs., 1999; Ying và cs., 1998).
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài

Thực hiện Nghị quyết ðại hội ñảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII
năm 2010 về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với xây
dựng nông thôn mới giai ñoạn 2011 - 2015, những năm qua ngành nông
nghiệp tỉnh Bắc Giang ñã tập trung ñưa những giống lúa có năng suất cao,
chất lượng tốt vào sản xuất, ñồng thời ñẩy nhanh việc áp dụng ñồng bộ các
giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến như: SRI, 3 giảm 3 tăng, sạ hàng… góp
phần nâng cao bình quân lương thực/ñầu người ñạt 410 kg/năm.
Tuy nhiên việc ñưa những giống lúa chất lượng tốt vào gieo cấy ở ñịa
phương hiện nay còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa thành vùng tập
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

trung quy mô lớn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Mặt
khác, các giống lúa chất lượng tốt ñược gieo cấy thời gian qua năng suất còn
thấp, phổ thích nghi còn hẹp chưa ñáp ứng ñược nhu cầu thị trường.
ðể lựa chọn giống lúa chất lượng cao, bổ sung vào cơ cấu giống lúa
của tỉnh và nâng cao giá trị sản xuất trên một ñơn vị diện tích, chúng tôi triển
khai thí nghiệm giống lúa thuần chất lượng cao BQ10 trên ñất Việt Yên – Bắc
Giang và sử dụng giống lúa KD18 là giống ñối chứng.
1.2. ðặc ñiểm, yêu cầu dinh dưỡng chính của cây lúa
1.2.1. Yêu cầu dinh dưỡng ñạm của cây lúa
ðối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng thì N có vai trò sinh lý
ñặc biệt quan trọng ñối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Nitơ
có mặt trong rất nhiều hợp chất quan trọng có vai trò quyết ñịnh trong quá trình
trao ñổi chất, trao ñổi năng lượng và các hoạt ñộng sinh lý của cây (Hoàng
Minh Tấn và cs., 2006).
ðối với cây lúa, ñạm là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng
hàng ñầu. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hàm lượng ñạm trong cây và sự tích
lũy ñạm qua các giai ñoạn phát triển của cây lúa tăng rõ rệt khi tăng liều
lượng ñạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng ñạm thì cây trồng sinh trưởng

mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh ñẻ vô hiệu, trỗ muộn, ñồng thời
dễ bị lốp ñổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại, thiếu ñạm cây
lúa còi cọc, ñẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của ñạm còn phụ
thuộc vào các nguyên tố dinh dưỡng khác. Thông thường những giống có
tiềm năng năng suất cao bao giờ cũng cần lượng ñạm cao, dinh dưỡng càng
ñầy ñủ thì càng phát huy ñược tiềm năng năng suất (Nguyễn Thị Lẫm, 1994).
Theo Nguyễn Như Hà (2005), nhu cầu về ñạm của cây lúa có tính chất
liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Có hai thời kỳ ñặc biệt trong
dinh dưỡng ñạm của cây lúa là thời kỳ ñẻ nhánh và thời kỳ ñòng. Ở thời kỳ ñẻ
nhánh, nhất là khi ñẻ nhánh rộ, cây lúa hút nhiều ñạm nhất (ðinh Dĩnh, 1970;
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Bùi Huy ðáp, 1980; E.Iso, 1970; Nguyễn Hữu Tề và cs., 1997; ðào Thế
Tuấn, 1980, S. Mitxui, 1962). Theo tác giả ðinh Văn Lữ (1978); Bùi Huy
ðáp (1980); ðào Thế Tuấn (1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): thông thường
lúa hút 70% lượng ñạm cần thiết trong thời kỳ ñẻ nhánh, ñây là thời kỳ hút
ñạm có ảnh hưởng lớn nhất ñến năng suất lúa quyết ñịnh tới 74% năng suất.
Lúa cũng cần nhiều ñạm trong thời kỳ phân hóa ñòng, phát triển ñòng thành
bông. Giai ñoạn này lúa hút 10 – 15% lượng N, ñây là thời kỳ bón ñạm có
hiệu suất cao. Phần N còn lại ñược cây hút liên tục tới khi chín. Theo S.
Yoshida (1985), các giống lúa ngắn ngày do không có thời gian sinh trưởng
chậm, nên hai ñỉnh nhu cầu N gần nhau, thường yêu cầu ñạm của lúa tăng ñều
trong suốt thời kỳ ñẻ nhánh rộ tới trỗ và giảm sau trỗ.
Lượng ñạm hấp thu, hiệu suất sử dụng ñạm phụ thuộc vào khả năng
cho năng suất lúa và ñiều kiện môi trường (Cassman và cs., 1996). Khi quản
lý dinh dưỡng ñạm tốt, bón ñạm với số lượng và thời gian thích hợp thì hiệu
suất sử dụng ñạm có thể ñạt 50 kg thóc/kg N tích lũy trong cây (De Datta,
1986), hệ số sử dụng ñạm có thể ñạt 50 – 70% (Peng và cs., 1998). Hệ số sử
dụng ñạm ở ruộng lúa châu Á rất thấp khoảng từ 20 – 40% (De Datta và cs.,

1988; Schnier và cs., 1990).
Theo nhiều tác giả, lượng ñạm cần thiết ñể tạo 1 tấn thóc từ 17 – 25kg
N, trung bình cần 20,5 kg N. Hiệu suất sử dụng phân N ở Việt Nam thường
thấp. Trong sản xuất, lúa có hệ số sử dụng ñạm không quá 40% (ðinh Dĩnh,
1970; Vũ Hữu Yêm, 1995). Khi bón lượng ñạm từ 40-80 kg N/ha thì hiệu suất
1kg N là 10-13,5 kg thóc ở vụ mùa, bón trên 120 kg N/ha hiệu suất giảm
xuống còn 5-6 kg thóc/1 kg N.
Trên ñất bạc màu hệ số sử dụng ñạm ñạt 39 – 49% (Nguyễn Văn Bộ,
1995). Theo Nguyễn Văn ðại và Trần Thị Thu Trang (2005), trên ñất bạc
màu Bắc Giang việc bón thiếu N kéo dài trong nhiều năm ñối với cây lúa
năng suất sẽ giảm chỉ bằng 64,9 – 68,3% so với công thức bón ñủ NPK.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Bón ñạm viên giảm ñược 20 – 30% lượng ñạm cần bón cho diện tích
gieo trồng (Bùi ðình Dinh, 1995). Thí nghiệm xác ñịnh liều lượng phân N
dạng nén tại Thái Bình, Hưng Yên cho thấy: lượng phân N bón tăng ñã làm
tăng chiều cao cây cuối cùng, tăng tổng số nhánh cũng như số nhánh cuối
cùng và tăng chỉ số diện tích lá; Bón 90 kg N/ha cho năng suất cao nhất (vụ
xuân tại Thái Bình ñạt 56,2 tạ/ha và trung bình vụ mùa tại Hưng Yên ñạt 62,1
tạ/ha); bón 60 kg N/ha cho hiệu quả cao nhất, trung bình 15,5 kg hạt/1 kg N
(Nguyễn Thị Lan và cs, 2009).
Theo Nguyễn Thị Thoa (2003), lúa ở Hà ðông - Hà Tây (cũ) cần ñược
bón lót 60% N, bón thúc ñẻ 40% N. ðinh Thế Vu và cs., (2005) khi nghiên
cứu ảnh hưởng của chế ñộ phân bón ñến năng suất và chất lượng giống lúa
tám xoan tại Nghĩa Hưng, tỉnh Nam ðịnh ñã kết luận: Cần bón 70% lượng
ñạm trước khi cấy, 30% bón thúc ñẻ. Ở mức bón 60N, phương pháp bón cải
tiến (không bón lót, bón 50% lượng ñạm sau cấy 15 – 20 ngày, 30% trước trỗ
20 – 15 ngày và 20% trước trỗ 3 – 2 ngày) làm tăng năng suất cả lúa lai và lúa
thuần (tăng từ 5,2 – 7,5%), tuy nhiên ở mức 120N phương pháp bón cải tiến

làm tăng năng suất lúa lai (6,2 - 10,1 tạ/ha) mà không làm tăng năng suất lúa
thuần (Phạm Văn Cường và cs., 1996).
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù lúa có hai thời kỳ khủng
hoảng ñạm là thời kỳ ñẻ nhánh và làm ñòng nhưng thời kỳ bón phân thích
hợp cho lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, ñiều kiện ñất ñai, thời tiết
khí hậu và mùa vụ. Việc xác ñịnh ñúng lượng phân bón cho từng thời kỳ có
vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lúa và hiệu quả sử dụng phân
ñạm. Thực tế hiện nay ñạm thường ñược khuyến cáo bón làm 3 giai ñoạn:
Bón lót, thúc ñẻ và thúc ñòng, trong ñó lượng phân ñạm thường ñược tập
trung bón nhiều trước khi cấy lúa và thời kỳ ñẻ nhánh.
1.2.2. Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa
Sau ñạm thì lân là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng ñối với quá trình
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nói chung và cây lúa nói
riêng. Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế
bào. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự vận
chuyển tinh bột trong cây. Lân tham gia vào nhóm hoạt ñộng của các enzim
oxy hoá khử là NAD, NADP, FAD, FMN nên có vai trò lớn trong quang hợp,
hô hấp, ñồng hoá N
2
…Trong vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ
0,1-0,5% (Nguyễn Hữu Tề và cộng sự, 1997).
Khi cây lúa ñược cung cấp lân thoả ñáng sẽ tạo ñiều kiện cho bộ rễ
phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo ñiều kiện cho sinh trưởng, phát
triển, thúc ñẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa (Lê Văn
Tiềm, 1996).
Thiếu lân trong thời kỳ cây con cho hệ quả rất xấu, sau này dù có bón
nhiều lân thì cây cũng trỗ không ñều hoặc không thoát ñòng. Do vậy, cần bón

ñủ lân ngay từ giai ñoạn ñầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả (Vũ Hữu
Yêm, 1995),
Cây lúa thiếu lân lá có màu xanh ñậm, phiến lá hẹp, dài, mềm yếu, rìa
mép lá có màu vàng tía; cây ñẻ nhánh ít; thời kỳ trỗ bông và chín kéo dài; bông
có nhiều hạt lép, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm
ñòng làm giảm chất lượng gạo một cách rõ rệt (Nguyễn Như Hà, 2006).
Cây lúa hút khá nhiều lân trong các giai ñoạn sinh trưởng ñầu, hơn nữa
cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân, thiếu lân trong thời kỳ cây con sẽ cho
hậu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân cũng không bù ñắp lại ñược. Vì
vậy, phân lân cần ñược bón lót, nên rải ñều phân lân trên mặt ruộng trước khi
cày bừa lần cuối ñể gieo cấy. Bón phân lân sớm trước khi cấy 10 ngày ruộng
lúa sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với trường hợp bón phân
lân ngay khi cấy. Trong trường hợp bón phân lân sớm 10 ngày, sử dụng hỗn
hợp 50% supe lân + 50% phân lân nung chảy cho hiệu quả cao hơn so với
100% supe lân (Nguyễn Xuân Thành và cs., 2010).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

ðể tạo ra một tấn thóc, cây lúa hút trung bình khoảng 7,1 kg P
2
O
5
. Hàm
lượng lân trong ñất rất ít, hệ số sử dụng lân của lúa lại thấp, do ñó phải bón
lân với liều lượng tương ñối khá. Theo Nguyễn Thị Lan (2005), hiệu suất của
mức bón 90 kg P
2
O
5
trên ñất vàn chuyên lúa ở Hà Tây ñạt hiệu quả cao nhất

17,4 kg thóc ở giống Khang Dân và 13,7 kg thóc ở giống lúa Q5. Hiệu quả
ñạt thấp nhất ở mức bón 120 kg P
2
O
5
trung bình 6,6 kg thóc/kg P
2
O
5
.
Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng lượng phân lân bón cho lúa dao ñộng
từ 30-100 kg P
2
O
5
, thường bón 60 kg P
2
O
5
/ha, ñối với ñất xám bạc màu có thể
bón 80-90 kg P
2
O
5
/ha, ñất phèn cần 90-150 kg P
2
O
5
/ha.
Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng ñạm. Nếu bón ñủ

lân sẽ làm tăng khả năng hút ñạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây ñược bón
cân ñối N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và
phẩm chất tốt.
Như vậy, muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
thì không những cần cung cấp ñầy ñủ ñạm mà còn cần cung cấp ñầy ñủ cả lân
cho cây lúa (Vũ Hữu Yêm, 1995).
1.2.3. Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa
Kali là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất ñối với cây lúa,
lúa hút kali nhiều nhất sau ñó mới ñến ñạm, ñể thu ñược 1tấn thóc cây lúa lấy
ñi 22 - 26 kg kali nguyên chất, tương ñương 36,74 - 43,42kg KCl (loại phân
chứa 60% KCl), kali là nguyên tố ñiều khiển chất lượng, tham gia vào hầu hết
các quá trình hình thành các hợp chất và vận chuyển các hợp chất ñó, kali làm
cho tế bào cứng cáp, tăng tỉ lệ ñường, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng nhanh
chóng về hoa, tạo hạt tốt (Mai Văn Quyền, 2002; S. Yoshida, 1962; S.
Hargopal, 1988).
Kali có vai trò quan trọng là xúc tiến sự di chuyển các chất ñồng hóa I và
gluxit trong cây. Ngoài ra, kali còn làm cho sự di ñộng sắt trong cây ñược tốt
hơn do ñó ảnh hưởng gián tiếp ñến quá trình hô hấp. Kali cũng rất cần cho sự
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào.
ðinh Thế Lộc và Vũ Văn Liết (2004) cho rằng kali không phải là chất
tạo thành bất kỳ một chất hữu cơ nào của cây lúa, nhưng nó rất quan trọng
cho hơn 40 enzym hoạt ñộng. ðóng vai trò quan trọng trong hoạt ñộng sinh lý
của cây như ñóng mở khí khổng, tăng khả năng chống chịu với ñiều kiện
ngoại cảnh bất thuận, tăng khả năng chống chịu bệnh, giúp lúa ñẻ nhánh thuận
lợi, tăng kích thước hạt và khối lượng hạt. Thiếu kali cây sẽ còi cọc, ñẻ nhánh
kém hơn một chút, lá ngắn, màu xanh tối, bông nhỏ và dài. ðối với chất
lượng hạt lúa thì nếu thiếu kali hạt giống sẽ không bình thường, dị dạng cao,

phôi và rìa hạt bị ñen. Thiếu kali tỷ lệ nảy mầm của hạt kém, sức sống của hạt
giảm nhanh trong quá trình bảo quản.
Thời gian lúa hút kali dài hơn hút ñạm và lân. Lúa hút kali tới tận cuối
thời gian sinh trưởng. Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ: ðẻ
nhánh và làm ñòng. Thiếu kali vào thời kỳ ñẻ nhánh ảnh hưởng mạnh ñến
năng suất lúa.
Tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh trưởng tùy thuộc vào
giống lúa: Cấy – ñẻ nhánh: 20,0 – 21,9%; phân hóa ñòng – trỗ: 51,8 – 61,9%,
vào chắc – chín 16,2 – 27,7% và 20% số kali cây hút ñược vận chuyển về
bông, số còn lại nằm trong các bộ phận khác của cây (ðinh Dĩnh, 1970; ðào
Thế Tuấn, 1970; S.Yoshida, 1985). Ở cây lúa cũng thấy có hiện tượng sử
dụng hoang phí kali, nhưng không gây hại.
Tuy nhiên, lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm ñòng, từ cuối ñẻ nhánh
tới trỗ (ðào Thế Tuấn, 1970).Từ cuối ñẻ nhánh ñến trỗ của lúa lai hấp thu kali
nhiều hơn lúa thuần. Sau khi trỗ bông lúa thuần hấp thu giảm hẳn trong khi
lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh (670 gam/ha/ngày) chiếm 8,7% tổng lượng hấp
thu. Kali ñược sử dụng trong nguyên sinh chất tế bào như một tác nhân kích
thích các hoạt ñộng chuyển hóa vật chất vô cơ thành hữu cơ ñồng thời thúc
ñẩy quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá vào hoa và hạt. Sự có mặt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

của kali thời kỳ sau trỗ ở lúa lai là một ưu thế thúc ñẩy quá trình vào mẩy của
hạt giúp nâng cao năng suất.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK ñến tỉ lệ
bạc bụng và hàm lượng amylase trong hạt gạo tác giả Trần Thanh Sơn (2007)
rút ra kết luận: Phân lân và kali ảnh hưởng ñến tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng
amylase của hạt gạo, trong khi phân ñạm không ảnh hưởng ñến tỉ lệ bạc bụng
và hàm lượng amylase trong hạt gạo.
Cây lúa thiếu kali có bộ lá vàng nhạt song rất yếu, rễ kém phát triển, ñẻ

nhánh yếu, tỷ lệ nhánh vô hiệu cao. Thiếu kali làm hoa thoái hóa, hạt lúa bé và tỷ
lệ gạo thấp (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa trên thế giới
Trên thế giới, vai trò của kali ñã ñược nghiên cứu và khẳng ñịnh. Theo
Gia-côp khi nghiên cứu về vai trò của kali cho thấy: cường ñộ quang hợp
càng mạnh khi hàm lượng kali trong tế bào càng lớn. Song muốn có cường ñộ
quang hợp cao cần phải có ñủ ánh sáng. Khi thiếu kali nồng ñộ sắt trong tế
bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tinh bột, protein chậm… Do quá trình sinh
trưởng chậm lại, nếu thiếu kali sẽ làm giảm sự tổng hợp tinh bột và các hợp
chất cấu tạo lên màng tế bào như xenlulô, làm ñộ cứng của thân.
Thí nghiệm ñồng ruộng của IRRI ñược tiến hành tại 3 ñiểm khác nhau
trong 5 năm (1968 - 1972) cho thấy: Phân kali có ảnh hưởng rõ tới năng suất
lúa ở cả 2 vụ trong năm. Trong mùa khô trên nền 140N; 60 P
2
O
5
, bón 60
K
2
O/ha năng suất ñạt 6,78 tấn/ha, cho bội thu năng suất do bón kali là 12,8kg
thóc/kg K
2
O. Trong mùa mưa trên nền 70N; 60P
2
O
5
, bón 60 K
2
O/ha năng

suất ñạt 4,96 tấn/ha cho bội thu năng suất do bón kali trung bình năm vụ ñạt
440kg thóc, với hiệu suất phân bón là 6,1kg thóc/kg K
2
O. Ảnh hưởng của kali
tới năng suất lúa càng về sau càng rõ
.

Muốn có năng suất cao cần bón nhiều phân kali (
Tran Thi Ngoc Son và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

cs, 2008)
. Theo Y. Lei. (1992), trên nền 187 kg N/ha – 120kg P
2
O
5
/ha, bón 75
– 150 – 225 kg K
2
O/ha năng suất lúa tương ứng ñạt: 8,84 – 9,52 – 9,87 tấn/ha.
Trên nền 262,5 kg N/ha – 120kg P
2
O
5
/ha, bón 75 – 150 – 225 kg K
2
O/ha năng
suất lúa tương ứng ñạt: 9,8 – 10,45 – 10,13 tấn/ha.
Kết quả nghiên cứu của trại thí nghiệm Cuban (Liên Xô cũ) cho biết, ñể

thu ñược 4 tấn thóc/ha cần bón 35 - 50 kg K
2
O, trung bình là 44 kg K
2
O/ha
(Hargopal, 1988; Nguyen Van Bo và cs, 2003).
Các nghiên cứu ở Ấn ðộc cho thấy kali bón vào mùa khô có hiệu quả
cao hơn khi bón vào mùa mưa. Cùng một cánh ñồng canh tác, hiệu quả kali
thu ñược trong mùa khô là 10 kg thóc/1 kg K
2
O, trong mùa mưa là 8 kg
thóc/1 kg K
2
O (
De Datta. RK và cs., 1989)
.
Theo khuyến cáo của Viện kali quốc tế (1993) lượng kali bón cho lúa
chủ yếu dựa trên mức năng suất và khả năng cung cấp kali của ñất. Tùy theo
ñất lúa, mùa khô ñể ñạt năng suất lúa 4 – 6 tấn/ha cần bón 30 – 150 kg K
2
O/ha.
Mùa mưa ñẻ ñạt năng suất lúa 4 – 6 tấn/ha cần bón 30 – 100 kg K
2
O/ha.
Ở ðức người ta tính lượng phân kali bón cho cây theo năng suất và
lượng kali có trong ñất. ðể ñạt năng suất từ 3,0 – 10,0 tấn/ha, tùy theo lượng
kali có trong ñất, lượng phân kali bón trong luân canh cây trồng ñược khuyến
cáo từ 85 – 310 kg K
2
O/ha. Ở Trung Quốc, thí nghiệm ñạt năng suất lúa cao 7

– 8 tấn/ha/vụ ñã bón 135 – 150 kg K
2
O/ha, ñể ñạt năng suất kỷ lục ñã bón 280
kg K
2
O/ha.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân kali cho lúa ở Việt Nam
Võ Minh Kha (1966), khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng
kali bón cho thấy: hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên
ñất phù sa Sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường
không rõ; năng suất từ 2,5 – 4,5 tấn/ha, bón 20 – 30 kg K
2
O có hiệu lực rõ;
năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha nhất thiết phải bón kali.
Theo ðào Thế Tuấn (1970), lượng kali cây lúa hút và năng suất lúa có
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

mối quan hệ thuận. Theo Nguyễn Vy (1995), với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ
hạt chắc tăng từ 30 - 57% do bón kali và trọng lượng hạt cũng tăng từ 12 - 30%.
Vào ñầu những năm 1990 cùng với việc gia tăng các giống cây trồng có
ưu thế lai như lúa, ngô và nhiều giống cây trồng khác; nghiên cứu về dinh
dưỡng cây trồng ñã tiếp cận và triển khai hàng loạt vấn ñề mang tính toàn diện
về liều lượng phân bón, cách bón, thời ñiểm bón, loại phân phù hợp, tỉ lệ phối
hợp giữa các loại phân và nhu cầu phân bón của các loại cây trồng gắn với
giống. Từ những kết quả này ñã phát hiện kali trở thành yếu tố hạn chế ñối với
cây trồng trên nhiều loại ñất, ñặc biệt ñối với các giống lúa lai, lúa thuần Trung
Quốc, các giống lúa chịu thâm canh có nhu cầu kali cao hơn nhiều so với các
giống lúa thuần. Cũng cần phải nói thêm rằng hạn chế do thiếu kali trước ñây
chỉ ñược xác ñịnh trên các loại ñất có thành phần cơ giới nhẹ như ñất bạc màu,

ñất cát biển, ñất xám hoặc bạc màu trên ñá cát. Việc phát hiện kali cũng là yếu
tố hạn chế năng suất cây trồng trên nhiều loại ñất khác nhau ñã hình thành tiến
bộ kỹ thuật bón cân ñối N.P.K và quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp. Tiến
bộ kỹ thuật này ñược áp dụng rộng rãi trong cả nước, ñặc biệt ñối các vùng
thâm canh, góp phần tăng năng suất lúa 0,6 - 1,2 tấn/ha (
Nguyễn Văn Bộ, 1995)
.
Vào những thập kỷ 60 - 70, hiệu lực phân kali bón cho lúa rất thấp, ở
ñồng bằng sông Hồng, hiệu suất chỉ ñạt 0,3 - 0,8 kg thóc/1 kg kali. Hiện nay,
hiệu lực của phân kali bón cao hơn trước, với lúa trên ñất bạc màu, hiệu suất
cao nhất ñạt 8,1 - 21,0 kg thóc/1 kg kali. Trên ñất bạc màu, trữ lượng kali
trong ñất ít, do vậy cần phải cung cấp phân kali từ phân bón thì lúa mới có ñủ
dinh dưỡng kali, ñồng thời cây lúa cũng hút ñạm ñược dễ dàng hơn. Trên các
ñất giàu kali như phù sa sông Hồng, phù sa sông Thái Bình, phù sa sông Cửu
Long thì hiệu suất kali chỉ ñạt 1 – 1,25 kg thóc/kg kali clorua, trong khi ñó
trên ñất bạc màu hoặc ñất cát biển trị số này có thể ñạt 5 – 7 kg thóc/kg kali
clorua., trong khi ñó nếu trên ñất bạc màu hay ñất cát ven biển có thể ñạt 5 - 7
kg thóc/1 kg KCl (bảng 1.1).

×