Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây chế biến chip trên dòng triển vọng FL1867 tại hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***



NGUYỄN PHAN ANH


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG KHOAI TÂY CHẾ BIẾN CHIP TRÊN DÒNG
TRIỂN VỌNG FL1867 TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ
bất cứ một luận văn nào khác. Các tài liệu trích dẫn ñược chỉ rõ nguồn gốc và
mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Phan Anh













Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN



ðể hoàn thành bản luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc ñến GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học Nông nghiệp -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, là người thầy ñã tận tình hướng dẫn,
giúp ñỡ, tạo những ñiều kiện thuận lợi nhất cho quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Công Tuyện Phó Giám ñốc
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ và tập thể cán bộ công nhân
viên trong Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương ñã giúp ñỡ, tạo mọi
ñiều kiện về mặt vật chất và thời gian ñể tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Sinh lý thực
vật, Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã quan tâm,
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh ñạo Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Tứ Kỳ, Ban quản lý HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nguyên Giáp - xã
Nguyên Giáp ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, chia sẻ mọi khó khăn và tận tình
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
ñình và bạn bè. Những người ñã luôn ñộng viên, quan tâm và tạo mọi ñiều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2013
Học viên



Nguyễn Phan Anh



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Giới thiệu chung về cây khoai tây 5
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố 5
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng 5
2.2 Một số kết quả nghiên cứu và tình hình sản xuất, chế biến khoai
tây trên thế giới 6
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu khoai tây trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới 7
2.3 Một số kết quả nghiên cứu, tình hình sản xuất khoai tây và khoai
tây chế biến ở Việt Nam 10
2.3.1 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam 10
2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu khoai tây chế biến ở Việt Nam 13
2.3.3 Vài nét về tình hình tiêu thụ khoai tây chế biến ở Việt Nam 15
2.4 Các dạng sản phẩm chế biến của khoai tây 16
2.5 Các nghiên cứu kỹ thuật trồng khoai tây chế biến chip 18
2.5.1 Các nghiên cứu về thời vụ trồng 18

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

2.5.2 Các nghiên cứu về phân bón tới khoai tây chế biến chip 20
2.5.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của ñộ ẩm ñất và chế ñộ tưới tới
năng suất, chất lượng khoai tây chế biến 21
2.5.4 Các nghiên cứu về mật ñộ 23
2.5.5 Các nghiên cứu về các tổn thương sinh học và phi sinh học trên
củ khoai tây chế biến 24
2.5.6 Một số giống khoai tây chế biến trên thế giới và Việt Nam 25
2.6 Tiêu chuẩn khoai tây chế biến chip 28
2.7 Tình hình sản xuất khoai tây tại Huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. 29
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
3.2 Nội dung nghiên cứu 31
3.2.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng khoai tây chế biến chip 31
3.2.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng khoai tây chế biến chip 32
3.2.3 Thí nghi\ệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân kali
(Kaliclorua) ñến năng suất, chất lượng khoai tây chế biến chip 32
3.2.4 Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian kết thúc tưới
nước ñến năng suất và chất lượng khoai tây cho chế biến chip
trên dòng khoai tây triển vọng FL1867 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.3.1 Bố trí thí nghiệm: 35
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi nghiên cứu 35
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 39
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sinh trưởng, phát

triển, năng suất, chất lượng khoai tây chế biến chip 40
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

4.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng
khoai tây cho chế biến chip 40
4.1.2 Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái tăng trưởng về chiều cao
cây khoai tây chế biến chip 42
4.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ tới tỷ lệ sâu bệnh hại khoai tây chế biến
chip 43
4.1.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất khoai tây chế biến chip 43
4.1.5 Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến phân loại theo cỡ củ khoai tây
chế biến chip 45
4.1.6 Ảnh hưởng của các thời vụ trồng ñến chất lượng hóa sinh khoai
tây chế biến chip 47
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ ñến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và phẩm chất khoai tây chế biến chip 48
4.2.1 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
câykhoai tây chế biến chip kết quả thể hiện qua bảng 4.7. 49
4.2.2 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ sâu bệnh hại khoai tây chế
biến chip 50
4.2.3 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất khoai tây chế biến chip 50
4.2.5 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến phân loại theo cỡ củ khoai tây
chế biến chip tại các thời vụ trồng khác nhau 52
4.2.6 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến chất lượng hóa sinh khoai tây
chế biến chip 54
4.2.7 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến hiệu quả kinh tế khoai tây chế biến chip 55
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân kali ñến sinh trưởng, phát

triển, năng suất, chất lượng khoai tây chế biến chip 56
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

4.3.1 Ảnh hưởng của phân kali tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
khoai tây chế biến chip Kết quả ñược thể hiện qua bảng 4.13: 56
4.3.2 Ảnh hưởng lượng bón kali ñến tỷ lệ sâu bệnh hại khoai tây chế
biến chip 57
4.3.4 Ảnh hưởng của lượng kali ñến phân loại theo cỡ củ khoai tây chế
biến chip 59
4.3.5 Ảnh hưởng của phân kali ñến chất lượng hóa sinh khoai tây chế
biến chip 60
4.4 Nghiên cứu của thời gian kết thúc tưới nước ñến năng suất và
chất lượng khoai tây chế biến chip 62
4.4.1 Ảnh hưởng của chế ñộ tưới nước ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất khoai tây chế biến chip ñược trình bày ở bảng 4.19. 63
4.4.2 Ảnh hưởng của thời gian kết thúc tưới nước ñến phân loại theo
cỡ củ khoai tây chế biến chip 64
4.4.3 Ảnh hưởng của thời gian kết thúc tưới nước ñến chất lượng hóa
sinh khoai tây chế biến chip 65
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 ðề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH 74


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC: Chiều cao
CT: Công thức
CV %: Hệ số biến ñộng
ð/C: ðối chứng
FAO: Tổ chức Nông lương thế giơi (Food and Agriculture
Organization)
LAI: Chỉ số diện tích lá (Leaf area index)
LSD
0,05
: Sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05
NBQ: Ngày bảo quản
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
SL: Số lá
TB: Trung bình
TGST: Thời gian sinh trưởng
KLT: Khối lượng tươi
ðK: ðường kính
USDA: Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture)




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây trên thế giới từ năm
2004 ñến năm 2011 8
2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây của các châu lục
trong năm 2010 và năm 2011. 9
2.3 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000-2010 12
2.4 Nhu cầu sử dụng khoai tây trong nước 15
4.1 Tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của các thời vụ trồng khác
nhau khoai tây chế biến chip 41
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
khoai tây chế biến chip 42
4.3 Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính khoai tây chế biến chip
ở các thời vụ khác nhau 43
4.4 Ảnh hưởng của thời vụ tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất khoai tây chế biến chip 44
4.5 Ảnh hưởng của thời vụ tới tiêu chuẩn hình thái củ khoai tây chế
biến chip 46
4.6 Ảnh hưởng của thời vụ tới chất lượng hóa sinh khoai tây chế
biến chip 48
4.7 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây ở các mật ñộ trồng khác
nhau của khoai tây chế biến chip 49
4.8 Mức ñộ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính ở các mật ñộ trồng
khác nhau khoai tây chế biến chip 50
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
x

4.9 Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất khoai tây chế biến chip 51
4.10 Ảnh hưởng của mật ñộ tới tiêu chuẩn hình thái củ khoai tây chế
biến chip 53
4.11 Ảnh hưởng của mật ñộ tới chất lượng hóa sinh khoai tây chế biến chip 54
4.12 Ảnh hưởng của mật ñộ ñến hiệu quả kinh tế của giống khoai tây
chế biến chip (1ha) 55
4.13 Ảnh hưởng của phân kali tới ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
khoai tây chế biến chip 57
4.15 Ảnh hưởng của lượng phân kali ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây chế biến chip 58
4.16 Ảnh hưởng của lượng bón kali tới tiêu chuẩn hình thái củ khoai
tây chế biến chip 60
4.17 Ảnh hưởng của kali tới chất lượng hóa sinh khoai tây chế biến chip 61
4.18 Ảnh hưởng của lượng bón kali ñến hiệu quả kinh tế của giống
khoai tây chế biến chip (1ha) 61
4.19 Ảnh hưởng của chế ñộ tưới nước ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây chế biến chip 63
4.20 Ảnh hưởng của thời gian kết thúc tưới nước ñến tiêu chuẩn
hình thái củ khoai tây chế biến chip 64
4.21 Ảnh hưởng của thời gian kết thúc tưới nước tới chỉ tiêu chất
lượng trên dòng khoai tây chế biến chip 65



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.), là một trong những cây
lương thực chính của thế giới, xếp thứ tư sau lúa mỳ, gạo và ngô. Theo số
liệu thống kê của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc FAO (Food and
Agriculture Organization), năm 2011. Hiện nay, cây khoai tây ñược xếp vào
hàng thứ 4 trong số những cây lương thực quan trọng nhất của thế giới và hiện
tại ñược trồng ở 148 nước kéo dài từ 71
0
vĩ tuyến Bắc ñến 40
0
vĩ tuyến Nam,
diện tích khoai tây trên thế giới là 18.651.838 ha với tổng sản lượng
329.581.307

triệu tấn. Theo PWC 2012, cho thấy năng suất khoai tây ở các
vùng, châu lục trên thế giới cũng có chênh lệch khá lớn. Tại Úc ñạt 36-40
tấn/ha; tại Bắc Mỹ ñạt 41,5-42,5 tấn/ha; Tại Trung Mỹ ñạt 15-25 tấn/ha;
Tại châu Á từ 15-30 tấn/ha; Tại châu Phi 11-12 tấn/ha. Bên cạnh giá trị
lương thực, thực phẩm và làm thức ăn cho gia súc, khoai tây ñã và ñang là
nguyên liệu có giá trị cho nhiều ngành công nghiệp chế biến như: tinh bột,
chip, sản phẩm ñông lạnh, dược phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy,
các dung môi hữu cơ, Chính ñiều ñó ñã làm cho ngành sản xuất khoai tây
phục vụ chế biến có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn.
Hướng sản xuất khoai tây chế biến ñã ñược ñẩy mạnh trên toàn thế giới
nhưng chỉ mới bắt ñầu ở Việt Nam. Nhu cầu khoai tây của các nước ðông
Nam Á tăng 4.5%/năm, trong ñó khoai tây nguyên liệu ñông lạnh nhập khẩu
từ Mỹ tăng 12%/năm. Riêng Indonexia, tiêu dùng khoai tây tươi tăng
6.5%/năm, khoai tây chế biến tăng 23%/năm. Tuy nhiên ở Việt Nam, sản xuất
khoai tây không theo xu hướng chung của thế giới. Những năm gần ñây, diện
tích và sản lượng khoai tây không tăng mạnh và chủ yếu là khoai tây tươi, sản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2

lượng ñưa vào chế biến không ñáng kể. Trong khi ñó, nhu cầu về khoai tây chế
biến ở Việt Nam ngày một gia tăng, một loạt các nhà máy chế biến khoai tây
ra ñời thì nhu cầu về nguyên liệu phục vụ chế biến là rất lớn như: Li Way
Way, Vita Food, Pepsico, Orion, SeaJoCo, và nhiều nhà máy khác.
Hải Dương là một tỉnh thuộc ñồng bằng Bắc Bộ, liên kết trong tam giác
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là ñiểm trung chuyển giữa thành
phố cảng Hải Phòng và Thủ ñô Hà Nội, tạo ñiều kiện cho giao lưu hàng hoá,
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Mỗi năm toàn tỉnh Hải Dương luôn duy trì
diện tích trồng khoai tây khoảng 2.000-3.000 ha, trong ñó một ha cần 1.200kg
giống khoai tây sạch bệnh ñể trồng. Thì toàn tỉnh Hải Dương mỗi năm cần
khoảng 2.400 - 3.600 tấn khoai tây giống sạch bệnh ñể phục vụ cho sản xuất
khoai tây theo hướng hàng hoá, ñây chính là những ñiều kiện vô cùng thuận
lợi và là bước chuyển mới trong sản xuất khoai tây phục vụ chế biến tại Hải
Dương. ðối với khoai tây chế biến, ngoài các yếu tố mà khoai tây thông
thường phải bảo ñảm có ñầy ñủ dinh dưỡng, chất khoáng, cho năng suất
cao… thì còn phải ñảm bảo một số yêu cầu ñặc biệt sau: Hàm lượng chất khô
> 20%, hàm lượng tinh bột > 17%, hàm lượng ñường khử < 0,05% (càng nhỏ
càng tốt). Nếu hàm lượng ñường quá cao khi chế biến, miếng khoai dễ bị cháy
xém cạnh, vỡ vụn, không ñảm bảo yêu cầu. Kích thước củ khoai chế biến phải
ñảm bảo ñường kính từ 4,7 – 9,6 cm, củ tròn ñể dễ gọt vỏ bằng máy, mắt củ
nông ñể không phải gọt quá sâu gây hao hụt, vỏ củ màu vàng nhạt, thịt củ
màu trắng, nguyên liệu có khả năng cất giữ lâu.
Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ quan tâm ñến việc sản xuất khoai
tây phục vụ tiêu dùng ăn tươi nói chung, chưa ñi sâu nghiên cứu khoai tây chế
biến. Việc chọn lọc giống, xác ñịnh các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sản
xuất khoai tây phục vụ cho chế biến chip là việc làm cần cần thiết, nhưng còn
hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển sản xuất khoai tây chế biến
ñòi hỏi phải có giống khoai tây cho năng suất cao, có phẩm chất phù hợp
với yêu cầu chế biến. ðồng thời phải xây dựng ñược biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất, phẩm chất khoai tây phục vụ nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến chip và công nghiệp thực phẩm, chúng tôi tiến hành thực
hiện ñề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây chế biến
chip trên dòng triển vọng FL1867 tại tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
ðánh giá ñược khả năng khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng khoai tây chế biến chip trên dòng triển vọng FL1867. ðồng thời
xác ñịnh ñược một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp khoai tây chế
biến chip trên dòng triển vọng FL1867
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây chế biến chip
trên dòng triển vọng FL1867 tại tỉnh Hải Dương.
- ðề xuất ñược một số biện pháp kỹ thuật, thời vụ, mật ñộ, phân bón
và chế ñộ tưới thích hợp nhất cho khoai tây chế biến chip trên dòng triển
vọng FL1867 làm cơ sở ñể xây dựng quy trình kỹ thuật trồng khoai tây chế biến
tại ñịa bàn tỉnh Hải Dương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðề tài cung cấp những dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của giống và
các giải pháp kỹ thuật trồng trọt ñến năng suất và sự thay ñổi chất lượng của
khoai tây chế biến chip, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy trình kỹ thuật
trồng khoai tây chế biến chip tại Hải Dương và các vùng có ñiều kiện sinh
thái tương tự ở ðồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng và ñề xuất ñược một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt
ñồng bộ (Thời vụ, mật ñộ, phân bón, chế ñộ tưới …) cho giống khoai tây
chế biến chip trên dòng triển vọng FL1867 nhằm ñạt năng suất cao, chất
lượng chế biến tốt.






















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Khoai tây Solanum tuberosum, thuộc họ cà Solanaceae, có nguồn gốc
từ dãy núi Andes. Nơi khởi thủy của cây khoai tây trồng ở quanh hồ Titicca
giáp ranh thuộc Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ tìm thấy ở vùng
này tìm thấy ở vùng này thấy cây khoai tây làm thức ăn cho người ñã có từ
thời ñại 500 năm trước công nguyên. Những hóa thạch củ khoai tây khô và
những ñồ vật hình dáng khoai tây có khá nhiều ở thế kỷ thứ II sau công
nguyên. Hiện nay, ở dãy núi Andes còn có rất nhiều loài khoai tây hoang
dạ, bán hoang dại, loài khoai tây trồng (Trương Văn Hộ, 2010)

[27]. Vào
thế kỷ 17, những nhà truyền ñạo người Anh ñã ñưa cây khoai tây ñến nhiều
nước Châu Á. Khoai tây ñược mang từ Indonesia tới Trung Quốc, hiện nay
khoai tây là cây trồng quan trọng ở vùng Hắc Long Giang, Nội Mông và ở
các thung lũng tại các tỉnh phía Nam. Khoai tây ñược trồng ở Việt Nam từ
năm 1890 do người Pháp mang ñến (ðỗ Kim Chung, 2003 [5].
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Khoai tây thuộc nhóm cây thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao
trong củ khoai tây và rất ña dạng: bao gồm tinh bột, protein, gluxit, lipit, các
loại vitamin B
1
,

B
2

, B
3
, B
6
, PP, C (nhiều nhất là vitamin C, hàm lượng từ 20 –
50 mg%) (Nguyễn Văn Bộ, 2004 [4]. Trong thành phần protein, khoai tây có
chứa tất cả các axít amin không thay thế như izoloxin, lexin, methionin,
phenylamin, treonin, valin và histidin [30]. Ngoài ra, còn chứa các chất
khoáng quan trọng như K, P, Ca, Mg. Trong 100g khoai tây luộc, cung cấp ít
nhất 5% nhu cầu về protein, 3% năng lượng, 7 - 12% Fe, 10% vitamin

B
6


50% nhu cầu vitamin C cho người/ngày (ðỗ Kim Chung, 2003 [5].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

ðể sử dụng khoai tây, người ta chế biến theo nhiều cách ñể phù hợp với
tập quán và thị hiếu của con người như luộc, rán, chiên, nướng, hấp, nấu súp,
nấu cari, làm mứt Phụ phẩm của khoai tây ñược tận dụng ñể phục vụ cho
công nghiệp hoá học: chiết xuất axit citric, chưng cất rượu, làm cao su nhân
tạo, tráng phim ảnh Khoai tây còn là nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn
nuôi gia súc, gia cầm (Nguyễn Văn Bộ, 2004 [4]. Ngoài ra, khoai tây còn là
hàng hoá xuất khẩu tươi hoặc ñông lạnh cho nhiều nước trên thế giới.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu và tình hình sản xuất, chế biến khoai tây
trên thế giới
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu khoai tây trên thế giới
Với sự ra ñời của Trung tâm nghiên cứu khoai tây thế giới (CIP) năm

1972, cây khoai tây ñược quan tâm cải tiến giống ñể phù hợp với các nước
nhiệt ñới và bán nhiệt ñới. Cho ñến nay, CIP ñã thu thập và bảo quản khoảng
1500 mẫu khoai tây hoang dại thuộc 93 loài khác nhau ñược thu thập từ 20
nước và 3694 mẫu khoai trồng thuộc 8 loài ở các nước hắp trên thế giới. CIP
cũng ñã cung cấp cho các nhà nghiên cứu của nhiều nước những mẫu giống
khoai tây bản xứ (Vũ ðình Hòa, 1987 [20].
Theo D.E. Van Der Zaag cho biết: Khoai tây là một cây trồng vô cùng
quan trọng trong nền nông nghiệp của Hà Lan. Diện tích trồng khoai tây
chiếm 1/4 diện tích ñất nông nghiệp nhưng giá trị thu lại từ ngành trồng khoai
tây chiếm khoảng 50% với 160.000 ha trồng khoai tây thì Hà Lan dành
130.000 ha phục vụ cho mục ñích thương mại và 30.000 ha trồng chuyên ñể
sản xuất giống. (PWC 2012 [78]. Một năm Hà Lan xuất khẩu trên 500.000 tấn
khoai tây giống ñi các nước. Như vậy, ngoài xu thế chọn giống khoai tây phục
vụ cho ăn tươi thì chọn tạo ra những giống khoai tây phục vụ cho chế biến,
giống có tính thương mại ñã ñang là những ñịnh hướng của các nhà khoa học.
Năm 1989, Bộ Nông nghiệp Bolivia thực hiện dự án nghiên cứu và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

phát triển cải tiến giống khoai tây cho phù hợp với cộng ñồng người da ñỏ, dự
án ñược thực hiện với sự tham gia của 20 viện khoa học. Kết quả ñã chọn
ñược 10 dòng chống chịu mốc sương (Kirkman,M. A. 2007) [57].
Tại Nhật Bản, năm 1902 chương trình chọn giống khoai tây ñược thiết
lập. Năm 1916, bắt ñầu lai tạo giống, qua nhiều năm ñã tạo ra ñược một số
giống khoai tây dùng ñể chế biến tinh bột và chế biến thực phẩm.
Tại Ấn ðộ, từ năm 1960 ñến nay Viện nghiên cứu khoai tây miền trung
Ấn ðộ ñã nghiên cứu ra hàng loạt các giống khoai tây cho năng suất cao,
kháng bệnh như: Kufri, Sindhuri [57].
Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học các giống mới ñược
chọn tạo và phục tráng giống sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy ñỉnh sinh

trưởng (meristem). Hiện nay, các trung tâm sản xuất giống khoai tây nổi tiếng
ở châu Âu như Hanvec ở Bretagre (Pháp), Bioplan ở Hamburg (ðức) là
những ñiển hình về việc làm sạch virus khoai tây bằng nuôi cấy meristem và
nhân giống in vitro ñể cung cấp cho sản xuất chiếm 60% tổng lượng khoai tây
giống tương ñương 590.000 tấn với năng suất bình quân 37 tấn/ha. Tại ðan
Mạch, từ năm 1970 bằng phương pháp nuôi cấy meristem ñã tạo ñược cây
hoàn toàn sạch virus cho 50 giống khoai tây (Võ Văn Chi, 1969 [13].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Theo công bố của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) và Trung tâm
khoai tây quốc tế (CIP) cho thấy tình hình sản xuất khoai tây của thế giới từ
năm 1990 ñến 2008 ñã có những bước tiến ñáng kể. Sản lượng khoai tây thế
giới từ 279,32 triệu tấn(1990) tăng lên 323 triệu tấn (2008). Diện tích trồng
các năm ổn ñịnh xung quanh khoảng 19 triệu ha.
Theo thống kê FAO (2000– 2008), diện tích trồng khoai tây toàn thế
giới có xu hướng giảm dần, từ 20.028.896 ha xuống 18.651.838 ha. Năng suất
tăng rõ vào năm 2004 và 2005, nhưng tăng không nhiều do ñó tổng sản lượng
tăng không ñáng kể.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây trên thế giới từ
năm 2004 ñến năm 2011
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng sản lượng

(tấn)

2004
20.028.896 16,40 328.654.784
2005
19.632.768 15,92 312.507.892
2006
19.064.291 16,62 316.860.423
2007
18.972.088 16,64 315.750.538
2008
18.753.576 17,62 330.518.796
2009
18.380.000 17,26 323.974.152
2010
19.551.707 16,08 314.375.535
2011
19.262.421 16,64 320.671.961
(Nguồn: FAOSTAT, 4/2012[71]
Trong khi diện tích khoai tây ở các nước phát triển giảm thì diện tích
trồng khoai tây ở các nước ñang phát triển lại tăng. Ở các nước châu Á tăng
10%, châu Phi tăng 3%. Năng suất khoai tây ở các nước nhiệt ñới, á nhiệt ñới
thấp nhưng những năm cuối thế kỷ XX hầu hết năng suất khoai tây ở các nước
này ñã ñược cải thiện làm cho năng suất khoai tây trên toàn cầu tăng từ 12 tấn
năm 1961- 1963 lên 15 tấn năm 1991-1993. (Trương Văn Hộ, 2005) [26]
Ở các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương, trong thế kỷ XX, cây
khoai tây ñã ñược phát triển toàn diện với tốc ñộ nhanh so với các vùng khác
trên thế giới, diện tích trồng khoai tây chiếm 30,6% chiếm 28,2% tổng sản
lượng của Thế giới. Ở Australia, năng suất dao ñộng 36-40 tấn/ha. Ở Nhật
Bản, diện tích trồng khoai tây ñã giảm từ 214.000ha còn 111.000ha, nhưng sản
lượng vẫn ở mức ổn ñịnh với 3,6 triệu tấn/năm do năng suất tăng gần gấp ñôi
(tăng 80%) (Trương Văn Hộ, 2005) [26].

Theo FAO, 2012 [71], tính ñến năm 1990 năng suất của các nước trồng
khoai tây ñạt từ 4 – 42 tấn/ha. Sản lượng khoai tây trên thế giới hàng năm ñạt
khoảng 300 triệu tấn, chiếm 60 - 70% sản lượng lúa hoặc lúa mì và chiếm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

khoảng 50% tổng sản lượng cây có củ .
Theo số liệu của (FAOSTAT, 2012) [71], Trung Quốc là nước ñứng
ñầu về sản lượng khoai tây với hơn 74 triệu tấn, thứ hai là Ấn ðộ với sản
lượng ñạt 42 triệu tấn, Nga ở vị trí thứ ba với 21 triệu tấn, tiếp ñến là Ukraine
và Mỹ với 18 triệu tấn.
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây của các châu lục
trong năm 2010 và năm 2011.
Năm 2010 Năm 2011
Châu lục

Diện tích
(ha)
Năng
suất (tạ)

Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng
suất (tạ)
Sản lượng
(tấn)
Châu Phi


1.610.864

120.020

19.333.685

1.765.617

99.827

17.625.680

Châu Á 8.650.225

167.078

144.526.654

9.026.509

161.762

146.014.666

Châu Âu 6.255.556

194.751

121.827.950


6.275.139

197.215

123.755.681

Châu Mỹ

1.565.247

256.301

40.117.450

1.540.184

263.044

40.513.734

Châu Úc 49.667

377.876

1.876.798

44.389

376.567


1.671.546

Thế Giới 18.380.000

180.724

327.682.537

18.651.838

176.701

329.581.307

(Nguồn: FAOSTAT, 4/2012[71]
Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất so với các châu lục khác là
42 nước với tổng diện tích năm 2011 là 9,0 triệu ha, năng suất bình quân là 16,2
tấn, sản lượng là 146,014 triệu tấn. Châu Âu có số nước trồng khoai tây nhiều
thứ hai thế giới là 38 nước với tổng diện tích năm 2011 là 6,2 triệu ha, năng suất
bình quân là 19,7 tấn/ha, sản lượng là 123,755 triệu tấn. Châu Phi có số nước
trồng khoai tây nhiều thứ ba thế giới là 37 nước với tổng diện tích là 1,765 triệu
ha, năng suất bình quân là 9,9 tấn/ha (thấp nhất thế giới), sản lượng là 17,625
triệu tấn. Bắc và Nam Mỹ có 18 nước trồng khoai tây với tổng diện tích là 1,540
triệu ha, năng suất trung bình là 26,3 tấn/ha , sản lượng 40,513 triệu tấn. Nam
Mỹ có 10 nước trồng khoai tây với tổng diện tích là 0,914 triệu ha, năng suất
bình quân là 14,9 tấn/ha, sản lượng 13,648 triệu tấn (FAO, 2012) [71].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10


Châu ðại Dương là châu lục có diện tích và sản lượng khoai tây thấp
nhất so với các châu lục khác: tổng diện tích trồng khoai tây là 0,052 triệu ha,
sản lượng là 1,753 triệu tấn, tuy nhiên năng suất khoai tây ở ñây khá cao,
ñứng thứ hai thế giới sau Bắc và Trung Mỹ, trung bình ñạt 33,5 tấn/ha, ñặc
biệt ở châu lục này có New Zealand là nước có năng suất khoai tây cao nhất
so với các nước trên thế giới là 50 tấn/ha. Trong ñó Trung Quốc là nước ñứng
ñầu thế giới về diện tích trồng khoai tây ñạt 4,602 triệu ha, Nga ñứng thứ hai
thế giới về diện tích trồng khoai tây là 3,211 triệu ha (FAO, 2012) [71].

2.3. Một số kết quả nghiên cứu, tình hình sản xuất khoai tây và khoai tây
chế biến ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây không phải là cây trồng bản ñịa nhưng ñã ñược trồng ở Việt
Nam từ hơn 100 năm nay do người Pháp ñưa vào. Cây khoai tây ñược trồng
chủ yếu ở ðBSH, là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng lại
cho năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ (ðường Hồng Dật, 2004) [14].
Khí hậu nhiệt ñới của Việt Nam là một ñiểm không mấy phù hợp cho
sản xuất khoai tây và phần nhiều các vùng không hề thuận lợi cho việc trồng
khoai tây. Phần lớn khoai tây ñược sản xuất ở vùng ñồng bằng sông Hồng. Ở
ñây khoai tây ñược trồng vào các tháng mùa ðông. Tất cả các tỉnh miền Bắc
ñều có vùng sản xuất khoai tây. Nhưng từ Hà Tĩnh trở vào nam, khoai tây chỉ
trồng ñược ở Lâm ðồng nơi có khí hậu ôn hòa nhờ có ñộ cao ñáng kể so với
mặt biển nên khoai tây có thể trồng ñược quanh năm. Khoai tây có thể trồng
ñược ba vụ ở Lâm ðồng. (ðỗ Kim Chung, 2003) [5]
Mặc dù vậy, thực trạng sản xuất khoai tây ở Việt Nam luôn biến ñộng
và phát triển theo nhiều giai ñoạn, chưa phản ánh ñúng với tiềm năng mà
chúng ta có.
Giai ñoạn 1971 - 1979, cây khoai tây ñược coi là cây lương thực, diện
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11


tích khoai tây tăng nhanh từ vài ngàn ha quanh các thành phố lớn và năm
1979, diện tích cao nhất ñã ñạt 104.600 ha. Tuy nhiên, năng suất khoai tây
bình quân còn ở mức ñộ thấp khoảng 7 - 10 tấn/ha. Giống Ackersegen
(Thường Tín) vẫn là giống khoai tây ñược trồng phổ biến ở nước ta thời kỳ
này. Sản lượng khoai tây giao ñộng từ 45.100 ñến 721.100 tấn/năm (ðỗ Kim
Chung, 2006) [6].
Giai ñoạn 1980 - 2000, cây khoai tây không chỉ là cây trồng quan trọng
trong cơ cấu luân canh vụ ðông, mà còn ñược coi là cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên, năm 1985 diện tích khoai tây giảm mạnh, chỉ còn 23.600
ha và ñến năm 1990 diện tích khoai tây lại tăng lên gần 40.000 ha. Thời kỳ này,
số lượng giống khoai tây tăng và ña dạng, nhiều giống khoai tây mới ñược nhập
từ Hà Lan, Pháp, ðức, Trung Quốc và CIP. ðặc biệt, lần ñầu tiên Việt Nam ñã
trồng ñược hai giống khoai tây bằng hạt lai là Hồng Hà 2 và Hồng Hà 7.
Giai ñoạn từ năm 2000 ñến nay, diện tích khoai tây tăng dần và giữ ở
mức 30.000 - 35.000ha, sau ñó giảm xuống còn 18,80 ha (năm 2010), tuy
nhiên Trong những năm tới, xu thế sản xuất khoai tây sẽ ñược mở rộng và ñạt
khoảng 50.000 ha/năm
[6
]. Thời kỳ ñầu, nguồn giống chủ yếu ñược nhập từ
Trung Quốc, chất lượng giống kém, sâu bệnh nhiều, nên năng suất thấp, bình
quân ñạt 10 - 12 tấn/ha. Do giống nhập không chủ ñộng ñược nên diện tích và
thời vụ trồng bấp bênh (ðỗ Kim Chung, 2006) [6].
Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích trồng khoai tây ở nước ta bị
giảm nhanh, do năng suất khoai tây thấp, ñó là sử dụng giống không ñảm
bảo chất lượng, củ giống ñã thoái hóa, ñiều kiện bảo quản giống kém, kỹ
thuật canh tác chưa hoàn thiện, trong khi ñầu tư sản xuất khoai tây lại
cao, ñặc biệt là chi phí giống và phân bón dẫn ñến hiệu quả sản xuất thấp
(Vũ Triệu Mân, 1993) [34].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2000 28.000 11,5 342.100
2001 33.300 11,9 397.700
2002 34.900 12,0 421.000
2003 40.200 - -
2004 30.200 13,1 354.100
2005 31.000 14,0 434.000
2006 33.000 13,0 429.000
2007 35,000 12,0 420,000
2008 35.000 13,0 450.000
2009 19.200 13.9 266.880
2010 17.200 13.9 239.080
(Nguồn : Báo cáo tổng kết vụ ðông xuân 2011 các tỉnh phía Bắc Cục trồng trọt, Bộ NN và
PTNN năm 2011[47]
Hiện tại, nhu cầu sử dụng khoai tây ngày càng lớn và ña dạng, thêm
vào ñó là công nghệ chế biến phát triển, nhiều nhà máy chế biến khoai tây
ra ñời như Li Way Way, Vita Food, Pepsico, Orion, SeaJoCo ñòi hỏi sản
lượng khoai tây phải ñủ lớn, chất lượng cao và ổn ñịnh. Vì vậy, ngoài việc
phải mở rộng diện tích, tăng năng suất, sản lượng khoai tây, quy vùng sản
xuất tập trung, cũng phải tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác tiên
tiến, quản lý ñồng ruộng, sử dụng chế phẩm sinh học, theo hướng hạn chế
sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật ñể vừa ñảm bảo ñược năng
suất của củ giống, ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lại hạn chế quá trình
thoái hoá của khoai tây giống.
Khoai tây ở Việt Nam bao gồm một số giống khoai tây chính như:
Marabel, Solara, KT2, KT3, VC386, PO3, TK96-1, Eben, Atlantic, Sinora,
Trong ñó nguồn giống ñược sản xuất và bảo quản trồng từ các nguồn giống

trên hàng năm chiếm khoảng 30-35% còn lại, còn lại 60-65% là giống khoai
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

tây VT2 ñược nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, giống VT2 chủ yếu là khoai
tây thịt, nông dân sử dụng làm giống từ ñó có những khó khăn sau:
- Khó kiểm soát chất lượng giống
- Không xác nhận giống nên ñã dẫn ñến tình trạng giống bị thoái hóa,
tạo khả năng nhiễm bệnh cao (nhất là ghẻ bột)
-Tỷ lệ hao hụt lớn trong khi vận chuyển và buôn bán, sản lượng khoai
tây lẫn tạp nhiều giống, giảm giá trị xuất khẩu.
Nếu xét trong chuỗi thời gian 10 năm gần ñây nhất thì thấy rằng cả diện
tích và năng suất khoai tây nước ta tăng giảm không ổn ñịnh và có chiều
hướng suy giảm. Nguyên nhân là giống khoai tây ngày càng bị thoái hóa và
nhiễm sâu bệnh, giống mới chất lượng cao chưa ñủ về số lượng. Chính ñiều
ñó làm cho diện tích và sản lượng khoai tây của cả nước dao ñộng thất
thường. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất việc mở rộng và phát triển cũng
ñang ñối mặt với nhiều hạn chế và thách thức. Trong ñó, vấn ñề khó khăn
nhất của Việt Nam là giống. Theo Ông Nguyễn Trí Ngọc – nguyên Cục
trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: ðể
sản xuất khoai tây phát triển, một trong những vấn ñề hết sức quan trọng là có
ñủ giống tốt, vừa năng suất cao, vừa sạch bệnh. Hiện tại, chúng ta mới tự túc
ñược 20 - 25% giống tốt, sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô, trồng củ
bi và bảo quản khoai tây giống trong kho lạnh. ðây là hướng ñi ñúng và bài
bản nhất hiện nay, song cần lượng vốn khá lớn nhằm dần thay thế diện tích
khoai tây trồng bằng giống nhập từ Trung Quốc.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu khoai tây chế biến ở Việt Nam
Trước nhu cầu ñang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực
phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế
biến ngày càng phổ biến (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008) [35]. ðể khắc phục tình

trạng thiếu giống khoai tây có khả năng chế biến ở Việt Nam. Trong những
năm qua, phương pháp nhập nội giống ñã tỏ ra hữu hiệu và ñỡ tốn kém, phù
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

hợp với các nước ñang phát triển.
Sau 5 năm nghiên cứu (2003 – 2008), Trung tâm ngiên cứu và phát
triển cây có củ (Viện cây lương thực và cây thực phẩm) ñã ñưa ra giống khoai
tây Eben dùng cho chế biến công nghiệp. ðây là giống khoai tây dùng cho
chế biến có nguồn gốc từ Philippine, ñược nhập nội vào Australia rồi ñưa vào
Việt Nam năm 2000. Giống khoai tây Eben sinh trưởng, phát triển tốt, thời
gian sinh trưởng ngắn 90 - 100 ngày, có tiềm năng năng suất cao (trung bình
20 - 25 tấn/ha), chống chịu tốt với bệnh mốc sương; hàm lượng chất khô cao
(ñạt từ 21 ñến 23%,), hàm lượng ñường khử thấp, không ñổi màu sau rán; tỷ
lệ củ thương phẩm cao 75 - 85%, củ tròn, mắt nông màu phớt hồng, vỏ vàng
nhạt, thịt trắng, nguyên liệu có khả năng cất giữ lâu nên rất phù hợp với yêu
cầu biến công nghiệp. Mặt khác, giống chậm thoái hóa trong ñiều kiện sản
xuất và rất thích hợp cho sản xuất vụ ñông vùng ðồng bằng sông Hồng (
ðặng Thị Vân, 1997) [50]
.
Giai ñoạn 2005-2010, trong chương trình hợp tác khoa học hàng năm
giữa Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm với công ty giống AGRICO ñã
chọn lọc thành công giống khoai tây Sinora vừa phục vụ ăn tươi vừa phục vụ
tốt cho chế biến.
Giai ñoạn 2000-2009 trong chương trình hợp tác với Công hòa Liên
Bang ðức, Việt Nam ñã nhập nội một số giống khoai tây của châu Âu và ñã
chọn ra ñược một số giống phục vụ cho tiêu chí ăn tươi như: Solara (2003) và
Bellarosa, Marabel, Esprit, Jelly và Maren (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008) [35]
Giai ñoạn 2010-2015 bằng phương pháp lai hữu tính chúng ta cũng ñã
lai tạo và chọn lọc ra một số giống khoai tâyphù hợ cho chế biến như: PO3,

TK96-1 và mới gần ñây, tháng 8 năm 2013 chúng ta ñã công 3 giống khoai
tây mới cho năng suất cao và có khả năng chế biến rất tốt ñó là: FL2137;
FL2027 và FL2215.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

2.3.3. Vài nét về tình hình tiêu thụ khoai tây chế biến ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa ñược 10 năm,
nhưng ñã và ñang phát triển rất mạnh mẽ mở ra hướng ñi cho xuất khẩu khoai
tây. Tiêu dùng khoai tây ñang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản
phẩm chế biến có giá trị kinh tế cao hơn như: Khoai tây rán giòn, khoai tây
chiên, tinh bột, khoai tây cấp ñông và hàng loạt các loại sản phẩm khác như:
Poca, Zon Zon, Snack, Bim Bim, Wavy (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008) [35].
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều công ty lớn ñang tham gia vào công
nghiệp chế biến khoai tây, chủ yếu là ñầu tư với nước ngoài. ðiển hình trong
số này phải kể ñến là: Công ty Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH Chế biến
thực phẩm Orion; Công ty LeeWayWay, Công ty Vinafood. Bên cạnh ñó có
hàng nghìn cơ sở nhỏ cũng tham gia vào chế biến khoai tây, bán sản phẩm
cho các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố.
Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng khoai tây trong nước
Nội dung ðVT
Sản lượng
(tấn)
Trong nước % 81

Nguồn cung
Nhập khẩu % 19

Khoai tây tươi Tấn 445.000


Chế biến Tấn 12.200

Sử dụng
Xuất khẩu Tấn 4.200

Trong nước % 35

Khoai tây chế biến
Nhập khẩu % 65

Snack % 92

Thị trường khoai tây
chế biến
Rán % 18

Sự mua sắm các sản phẩm khoai tây chế
biến tại các gia ñình
Lần/tháng 3

(Nguồn: Ngo Doan Dam/Vietnamese Academy of Agricultural)

×