BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ
BỆNH VIÊM PHỔI Ở CHÓ VÀ ỨNG DỤNG TIA
HỒNG NGOẠI TRONG ðIỀU TRỊ BỆNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ
BỆNH VIÊM PHỔI Ở CHÓ VÀ ỨNG DỤNG TIA
HỒNG NGOẠI TRONG ðIỀU TRỊ BỆNH
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM NGỌC THẠCH
HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng
ñược sử dụng.
Mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện ñề tài ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong báo cáo này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ DUNG
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành ñề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo, cơ quan, gia ñình
và ñồng nghiệp.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Phạm Ngọc
Thạch, Bộ môn Nội chẩn - Dược - ðộc chất, Khoa Thú y, Trường ðại học
Nông Nghiệp Hà Nội, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, các thầy, cô
giáo ñã tận tình giúp ñỡ chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi luôn biết ơn gia ñình, bạn bè, người thân ñã ñóng góp công sức,
ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu và luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả
NGUYỄN THỊ DUNG
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ảnh ix
ðẶT VẤN ðỀ 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài. 1
2 Mục tiêu của ñề tài. 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tia hồng ngoại 4
1.1.1 Khái niệm về tia hồng ngoại. 4
1.1.2 Phổ ñiện từ và phổ ánh sáng nhìn thấy. 5
1.1.3 Nguồn gốc phát sinh tia hồng ngoại. 5
1.1.4 Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt ñộng của tia hồng ngoại. 6
1.1.5 ðặc tính và tính chất của tia hồng ngoại. 7
1.1.6 Các loại ñèn hồng ngoại thường dùng trong ñiều trị. 8
1.2 Bệnh lý ñường hô hấp 10
1.2.1 Khái quát chức năng hô hấp. 10
1.2.2 Rối loạn hô hấp. 15
1.2.3 Vài nét về giải phẫu ñại thể, vi thể của phổi chó. 17
1.2.4 Bệnh viêm phổi. 21
1.2.5 Một số vi khuẩn thường gặp trong ñường hô hấp. 24
1.3 Máu và một số nghiên cứu về máu của chó 28
1.3.1 Chức năng của máu. 28
1.3.2 Thành phần của máu 29
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
iv
1.3.3 ðặc tính của máu 30
1.3.4 Một số nghiên cứu về máu chó 30
1.3.5 Rối loạn của máu trong trường hợp bệnh lý 31
Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu 34
2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 34
2.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 34
2.2 Nội dung nghiên cứu. 34
2.2.1 Phân lập, xác ñịnh số loại và số lượng vi khuẩn ở ñường hô hấp của
chó khỏe và chó bị viêm phổi. 34
2.2.2 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở chó 34
2.2.3 Xác ñịnh ñộ mẫn cảm của vi khuẩn phân lập ñược từ ñường hô hấp
của chó viêm phổi với một số kháng sinh. 35
2.2.4 Ứng dụng tia hồng ngoại trong ñiều trị bệnh viêm phổi ở chó 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu. 35
2.3.1 Phân lập, xác ñịnh số loại và số lượng vi khuẩn ở ñường hô hấp của
chó khỏe và chó viêm phổi. 35
2.3.2 Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm phổi. 36
2.3.3 Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng (thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim). 36
2.3.4 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó viêm phổi. 36
2.3.5 Xác ñịnh tổn thương bệnh lý ñường hô hấp ở chó viêm phổi 36
2.3.6 Xác ñịnh ñộ mẫn cảm của vi khuẩn phân lập ñược từ ñường hô hấp ở
chó viêm phổi với một số kháng sinh. 38
2.3.7 Xây dựng phác ñồ ñiều trị thử nghiệm: Chúng tôi tiến hành phân lô và
ñối chứng. 41
2.3.8 Phương pháp lấy mẫu máu và bảo quản máu. 42
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 42
Chương 3 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 44
3.1 Phân lập, xác ñịnh số loại và số lượng vi khuẩn có ở ñường hô hấp của
chó khỏe và chó bị viêm phổi 44
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
v
3.1.1 Phân lập, xác ñịnh số loại vi khuẩn có ở ñường hô hấp của chó khỏe
và chó bị viêm phổi 44
3.1.2 Sự biến ñộng về số lượng vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong ñường
hô hấp ở chó bị viêm phổi so với chó khỏe mạnh bình thường. 45
3.2 ðặc ñiểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở chó. 47
3.2.1 Biểu hiện lâm sàng của chó mắc bệnh viêm phổi. 47
3.2.2 Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó viêm phổi 49
3.2.3 Một số chỉ tiêu sinh lý máu. 53
3.2.4 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu. 65
3.2.5 Tổn thương bệnh lý ở phổi chó mắc bệnh viêm phổi 72
3.3 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcus sp phân
lập ñược từ ñường hô hấp của chó viêm phổi với một số kháng sinh. 76
3.4 Ứng dụng tia hồng ngoại trong ñiều trị bệnh viêm phổi ở chó. 78
3.4.1 Theo dõi sự biến ñổi một số chỉ tiêu lâm sàng và huyết học ở chó viêm
phổi sau khi sử dụng (chiếu) tia hồng ngoại. 79
3.4.2 Xây dựng phác ñồ ñiều trị thử nghiệm. 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤC LỤC 94
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALXMN Áp lực xoang màng ngực
ALÂXMN Áp lực âm xoang màng ngực
Hb Hemoglobin
HE Hematoxylin eosin
E.coli Escherichia coli
IR Năng lượng hồng ngoại
SKTT Sức kháng tối thiểu của hồng cầu(Minimal resistance)
SKTð Sức kháng tối ña của hồng cầu (Maximal resistance).
SM(+) Số mẫu dươnmg tính.
V
TB
Thể tích trung bình hồng cầu.
[Hb]tb Nồng ñộ huyết sắc tố trung bình.
µm Micromet
H (High) Mẫn cảm cao
I (Intermediate) Mẫn cảm trung bình
R (Resistant) Kháng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Kết quả kiểm tra số loại vi khuẩn có ở ñường hô hấp của chó
khỏe và chó bị viêm phổi (chó từ 1 - 3 tháng tuổi). 44
3.2 Sự biến ñộng về số lượng vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong
ñường hô hấp ở chó bị viêm phổi so với chó khỏe mạnh bình
thường. 46
3.3 Những biểu hiện lâm sàng của chó viêm phổi 48
3.4 Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó viêm phổi 51
3.5 Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của
hồng cầu ở chó viêm phổi 56
3.6 Hàm lượng huyết sắc tố, nồng ñộ huyết sắc tố trung bình và
lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó viêm phổi 58
3.7 Sức kháng hồng cầu ở chó viêm phổi 60
3.8 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở chó viêm phổi 63
3.9 Hàm lượng ñường huyết ở chó viêm phổi. 66
3.10 Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein ở chó viêm phổi 69
3.11 ðộ dự trữ kiềm trong máu của chó viêm phổi 72
3.12 Bệnh tích ñại thể khi mổ khám chó viêm phổi 72
3.13 Một số biến ñổi giải phẫu vi thể ở phổi trong bệnh viêm phổi ở chó 74
3.14 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcus sp
phân lập ñược từ ñường hô hấp của chó với một số kháng sinh. 77
3.15 Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó viêm phổi sau
khi sử dụng (chiếu) ñèn hồng ngoại. 80
3.16 Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng
cầu ở chó viêm phổi sau khi sử dụng (chiếu) ñèn hồng ngoại 83
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
viii
3.17 Hàm lượng huyết sắc tố, nồng ñộ huyết sắc tố trung bình, lượng
huyết sắc tố bình quân của hồng cầu ở chó viêm phổi sau khi sử
dụng (chiếu) ñèn hồng ngoại. 85
3.18 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở chó viêm phổi sau
khi sử dụng (chiếu) ñèn hồng ngoại. 87
3.19 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh viêm phổi ở chó 88
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên ảnh Trang
2.1 Lấy máu chó bị bệnh viêm phổi. 42
3.1 Chó bệnh chảy nước mũi. 49
3.2 Chó bệnh thể trạng gầy yếu, mệt mỏi, khó thở, thở thể bụng. 49
3.3 Lòng khí quản chứa dịch lẫn bọt khí màu trắng xám 73
3.4 Lòng khí quản chứa dịch lẫn bọt khí màu hồng nhạt. 73
3.5 Viêm phổi thùy, trên hai lá phổi xuất hiện nhiều ñám viêm, xoang
ngực tích nước 73
3.6 Cấu trúc phổi bình thường, lòng phế nang trong sáng, vách phế nang
mỏng (Nhuộm H.E x 100) 75
3.7 Phổi bị viêm, dịch rỉ viêm và tế bào viêm chứa ñầy trong lòng các phế
nang và phế quản (Nhuộm H.E x 100) 75
3.8 Viêm kẽ phổi, vách phế nang dày (Nhuộm HE x 150 ) 76
3.9 Phổi xuất huyết, hồng cầu tràn ngập trong lòng các phế nang (Nhuộm
H.E x 400) 76
3.10 Phổi sung huyết, hồng cầu chứa ñầy trong lòng các phế nang
(Nhuộm H.E x 400) 76
3.11 Bạch cầu ña nhân trung tính thâm nhập vào trong lòng các phế nang
và phế quản ( phổi viêm mủ) (Nhuộm HE x 200 ) 76
3.12 Chiếu ñèn hồng ngoại vào vùng phổi chó bị viêm phổi. 78
3.13 Theo dõi thân nhiệt chó viêm phổi sau khi chiếu ñèn hồng ngoại 81
3.14 Theo dõi tần số hô hấp ở chó bị viêm phổi sau khi chiếu ñèn hồng ngoại 81
3.15 Theo dõi tần số tim mạch ở chó bị viêm phổi sau khi chiếu ñèn hồng ngoại 82
3.16 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh viêm phổi ở chó 89
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
1
ðẶT VẤN ðỀ
1. Tính cấp thiết của ñề tài.
Ngày nay, trong ñời sống của con người cũng như trong xã hội thì loài
chó chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Chó là loài vật ñầu tiên gắn bó với
con người. Vốn là loài vật giàu tình cảm và rất trung thành nên chó luôn là
người bạn ñồng hành thân thiết của con người.
Trong giai ñoạn phát triển của xã hội con người ñã ñánh giá cao bản
năng hữu ích của chó như sức chịu ñựng bền bỉ, nhanh nhẹn, thính giác rất
phát triển ngoài việc phát hiện và phân biệt các loại tiếng ñộng xa hàng trăm
mét, chó còn có thể nghe ñược tiếng siêu âm mà âm thanh con người không
nghe thấy. Khứu giác cấu tạo rất tinh vi cho phép phát hiện và phân biệt nên
chó dễ dàng quan sát cả về ban ñêm mà vật chuyển ñộng rất nhanh. Chúng
còn sinh trưởng phát triển mạnh, tầm vóc lớn nhỏ thích hợp, khôn ngoan và
dũng cảm…Chính vì vậy, chó ñược con người sử dụng vào rất nhiều các công
việc thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể thực hiện từ
những công việc bình thường như: giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc, kéo
xe, làm cảnh,… ñến những công việc phức tạp, khó khăn, nguy hiểm trong
các lĩnh vực như: an ninh, nghiên cứu vũ trụ, y học, ñịa chất, thể thao… ðặc
biệt chó ñã ñược huấn luyện ñể sử dụng trong hoạt ñộng tuần tra canh gác,
bảo vệ vùng biên giới lãnh thổ.
Do chăn nuôi chó có mục ñích ña dạng như vậy nên trong những năm
gần ñây, việc nuôi chó ở nước ta ñã phát triển rộng rãi ở thành phố cũng như
các vùng nông thôn rộng lớn. Số lượng chó ñược nuôi ngày một tăng, ñặc biệt
là số chó nghiệp vụ và chó cảnh trong các thành phố. Phong trào nuôi dạy chó
nghiệp vụ ñã và ñang phát triển mạnh, ñã có nhiều cơ sở nuôi chó nghiệp vụ
như : Bộ Công an, Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ trường ðHNN Hà
Nội, Bộ tư lệnh biên phòng,…
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
2
Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta cùng với sự tăng lên của ñàn
chó thì dịch bệnh ñã xảy ra ngày càng nhiều. Một trong những bệnh gây thiệt
hại rất lớn về kinh tế cho việc nuôi chó là bệnh viêm phổi. Bệnh lây lan
nhanh, tác ñộng kéo dài ñối với cơ thể chó. Mầm bệnh thường tồn tại rất lâu
trong cơ thể chó cũng như ngoài môi trường làm việc phòng trị rất khó khăn.
Khi chó bị nhiễm bệnh chi phí ñiều trị lớn, thời gian và liệu trình ñiều trị kéo
dài. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, ñặc biệt là chó nhập nội làm ảnh hưởng ñến
hiệu quả công tác nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó.
Trong ñiều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc ñặc trị nguyên nhân gây bệnh,
thuốc bồi bổ và nâng cao sức ñề kháng cho cơ thể bệnh người ta còn kết hợp với
một số phương pháp khác như: phương pháp vật lý, trị liệu (dùng tia hồng ngoại,
tia tử ngoại,…); phương pháp ñiều trị phi ñặc hiệu (protein liệu pháp, huyết liệu
pháp,…) với mục ñích là nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian ñiều trị.
Tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3
mm. Do ñó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt, vùng da chịu
tác ñộng nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch ñỏ da giống như các phương pháp
nhiệt khác. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt tại chỗ dẫn
ñến phát tán nhiệt ñi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân nên có tác dụng
giảm ñau chống viêm mạn tính, thư giãn cơ.
Từ các tác dụng của tia hồng ngoại, các chuyên gia về sức khoẻ ñã
nghiên cứu, phát hiện, chế tạo các loại ñèn nhiệt hồng ngoại có tác dụng hiệu
quả ñối với cơ thể, bắp thịt, các khớp xương, sử dụng hỗ trợ ñiều trị ñau
xương khớp, phục hồi sau chấn thương,
Chính vì những tác dụng của tia hồng ngoại như vậy, mà trên thực tế
trong nhân y cũng như trong thú y người ta thường dùng tia hồng ngoại kết hợp
cùng với thuốc ñể ñiều trị bệnh mang lại hiệu quả ñiều trị cao. Xuất phát từ cơ sở
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý
bệnh viêm phổi ở chó và ứng dụng tia hồng ngoại trong ñiều trị bệnh”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
3
2. Mục tiêu của ñề tài.
- Xác ñịnh rõ ñặc ñiểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở chó (các biểu hiện lâm sàng,
sự biến ñổi một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu cũng như tổn thương
bệnh lý ñường hô hấp).
- Xác ñịnh rõ sự biến ñổi về thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch và
một số chỉ tiêu máu của chó viêm phổi sau khi sử dụng (chiếu) tia hồng
ngoại.
- Xác ñịnh ñược hiệu quả ñiều trị thử nghiệm của tia hồng ngoại ở chó
viêm phổi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tia hồng ngoại
1.1.1. Khái niệm về tia hồng ngoại.
Nhà Thiên văn học, Sir William Herschel ñã khám phá ra tia hồng
ngoại vào năm 1800. Ông ñã tự chế tạo cho mình các kính thiên văn với ống
kính và gương. Ông biết rằng ánh nắng mặt trời có thể vẽ nên rất nhiều màu
sắc bằng phổ của nó và cũng là nguồn phát nhiệt. Herschel muốn biết cụ thể
màu nào phát sinh nhiệt trong chùm ánh sáng mặt trời. Ông ta ñã làm thí
nghiệm với lăng kính, bìa giấy và nhiệt kế với bóng sơn ñen ñể ño lường nhiệt
ñộ từ các màu sắc khác nhau. Herschel quan sát sự gia tăng nhiệt ñộ khi ông
di chuyển nhiệt kế từ ánh sáng màu tím ñến ánh sáng màu ñỏ trong cầu vồng
tạo ra bởi ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ông ñã phát hiện ra rằng, ñiểm
nóng nhất thật sự nằm phía trên ánh sáng ñỏ. Bức xạ phát nhiệt này không thể
nhìn thấy ñược, ông ñặt tên cho bức xạ không nhìn thấy ñược này là “tia
nhiệt” (calorific ray) mà ngày nay chúng ta gọi nó là tia hồng ngoại.
Tia hồng ngoại là chùm tia sáng quang học có bước sóng dài, ñược ứng
dụng trong lăng kính 3 chiều, bên ngoài của màu ñỏ có vùng ánh sáng màu
hồng ñó là tia Hồng Ngoại tuyến, dựa trên từng bước sóng dài và ngắn các
nhà khoa học phân loại bước sóng gần và xa.
Năng lượng hồng ngoại (IR) là một phần của phổ ñiện từ với các ñặc
tính tương tự như ánh sáng nhìn thấy ñược thông thường (dưới ñây gọi là ánh
sáng thông thường), chúng có khắp không gian và di chuyển với tốc ñộ của
ánh sáng, chúng có thể ñược phản xạ, khúc xạ, hấp thu và phát xạ.
Bước sóng của năng lượng IR nằm ở dãi ñộ lớn trên bước sóng của ánh
sáng thông thường, giữa 0,7 và 1000 µm (phần triệu của mét). Các dạng
chung khác của bức xạ ñiện từ bao gồm sóng radio, tia cực tím và tia X.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
5
1.1.2. Phổ ñiện từ và phổ ánh sáng nhìn thấy.
Chúng ta biết rằng, phát xạ hồng ngoại là dạng của phát xạ ñiện từ,
chúng có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng thông thường. Các dạng
khác còn lại của phát xạ ñiện từ bao gồm: tia X, tia cực tím, sóng radio, vân
vân. Phát xạ ñiện từ ñược phân loại bằng bước sóng hay tần số.
Các ñài phát radio ñược nhận dạng bởi tần số của chúng, thông thường
ở ñơn vị KHz hay MHz.
Các hệ thống hay bộ cảm biến hồng ngoại ñược phân loại bằng bước
sóng của chúng, ñơn vị ño lường thường ñược sử dụng là micromet hay
micron (phần triệu của mét), một hệ thống có thể phát hiện bức xạ ở khoảng
8µm ñến 12µm ñược gọi là “sóng dài”, hệ thống có thể phát hiện bức xạ từ
3µm ñến 5µm gọi là “sóng ngắn” (ñôi lúc cũng có thể gọi là “sóng trung” vì
một vài hệ thống có thể phát hiện bức xạ ở giá trị nhỏ hơn 3µm).
Phần ánh sáng thường của phổ ñiện từ vào khoảng 0,4 ñến 0,75µm.
Màu sắc mà mắt ta thấy ñược vì ta có thể phân biệt ñược các bước sóng khác
nhau trong khoảng này. Phát xạ laser nằm trong khoảng 650nm (0,65µm), lúc
này phát xạ sẽ có màu ñỏ.
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh tia hồng ngoại.
Tất cả các vật thể ñều phát xạ hồng ngoại như là một ñặc tính nhiệt ñộ
của chúng. Năng lượng hồng ngoại ñược tạo ra do rung ñộng và chuyển ñộng
quay của nguyên tử và phân tử, nhiệt ñộ càng cao, nguyên tử và phân tử
chuyển ñộng càng nhiều, càng tạo ra nhiều bức xạ hồng ngoại. Năng lượng
này sẽ ñược camera chụp ảnh hồng ngoại phát hiện, camera hồng ngoại không
phát hiện nhiệt ñộ, chúng phát hiện bức xạ nhiệt.
Nhiệt ñộ không (zero) tuyệt ñối (-273,16
o
C, - 459,67
o
F), vật liệu sẽ ở
trạng thái năng lượng thấp nhất vì vậy phát xạ hồng ngoại sẽ thấp nhất. ðó là
do, ở 0
0
tuyệt ñối, theo cơ học lượng tử, vẫn tồn tại một "dao ñộng cơ bản".
Năng lượng dao ñộng này là năng lượng thấp nhất, và nó luôn khác 0.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
6
1.1.4. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt ñộng của tia hồng ngoại.
1.1.4.1. Cấu tạo cơ bản.
Nguyên lý cấu tạo chung của một máy hồng ngoại gồm có: buồng cộng
hưởng chứa hoạt chất hồng ngoại, nguồn nuôi và hệ thống dẫn quang. Trong
ñó buồng cộng hưởng với hoạt chất hồng ngoại là bộ phận chủ yếu.
Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất hồng ngoại, ñó là một chất ñặc biệt
có khả năng khuyếch ñại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức ñể tạo ra hồng
ngoại. Khi 1 photon tới va chạm vào hoạt chất này thì kéo theo ñó là 1 photon
khác bật ra bay theo cùng hướng với photon tới. Mặt khác buồng cộng hưởng
có 2 mặt chắn ở hai ñầu, một mặt phản xạ toàn phần các photon khi bay tới,
mặt kia cho một phần photon qua một phần phản xạ lại làm cho các hạt
photon va chạm liên tục vào hoạt chất hồng ngoại nhiều lần tạo mật ñộ photon
lớn. Vì thế cường ñộ chùm hồng ngoại ñược khuếch ñại lên nhiều lần. Tính
chất của hồng ngoại phụ thuộc vào hoạt chất ñó, do ñó người ta căn cứ vào
hoạt chất ñể phân loại hồng ngoại.
1) Buồng cộng hưởng (vùng bị kích
thích).
2) Nguồn nuôi (năng lượng bơm
vào vùng bị kích thích).
3) Gương phản xạ toàn phần.
4) Gương bán mạ.
5) Tia hồng ngoại.
1.1.4.2. Cơ chế hoạt ñộng của tia hồng ngoại.
Dưới sự tác ñộng của hiệu ñiện thế cao, các electron của thạch anh di
chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lương cao tạo nên trạng thái
nghịch ñảo mật ñộ tích lũy của electron.
Ở mức năng lượng cao, một số electron sẽ rơi ngẫu nhiên xuống mức
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
7
năng lượng thấp, giải phóng hạt ánh sáng ñược gọi là photon.
Các hạt photon này sẽ toả ra nhiều hướng khác nhau từ một nguyên tử,
va phải các nguyên tử khác, kích thích eletron ở các nguyên tử này rơi xuống
tiếp, sinh thêm các photon cùng tần số, cùng pha và cùng hướng bay, tạo nên
một phản ứng dây chuyền khuyếch ñại dòng ánh sáng.
Các hạt photon bị phản xạ qua lại nhiều lần trong vật liệu, nhờ các
gương ñể tăng hiệu suất khuếch ñại ánh sáng.
Một số photon ra ngoài nhờ có gương bán mạ tại một ñầu của vật liệu.
Tia sáng ñi ra chính là tia hồng ngoại.
1.1.5. ðặc tính và tính chất của tia hồng ngoại.
1.1.5.1. ðặc tính.
Bức xạ hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng
trong khoảng từ 400.000nm ñến 760nm, nguồn phát có nhiệt ñộ càng cao thì
bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Là bức xạ có nhiệt lượng cao
nên còn gọi là bức xạ nhiệt. Do ñó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác
dụng nhiệt, vùng da chịu tác ñộng nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch ñỏ da
giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm ñau chống viêm
mạn tính, thư giãn cơ. ðộ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn
chung là rất kém, chỉ khoảng 1 - 3mm.
Tia hồng ngoại thẩm thấu sâu vào từng bộ phận cũng như vị trí ñược
chiếu vào. Tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng
3mm. Tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt ñộ da tăng lên, mạch máu tại
chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt tại chỗ dẫn
ñến phát tán nhiệt ñi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.
Tia hồng ngoại tác dụng lên ñầu dây thần kinh tại vùng bị ñau, khi sức
nóng chiếu vừa có tác dụng làm giảm ñau tốt. Nhờ tác dụng giảm ñau và giãn
cơ tại chỗ nên tia hồng ngoại có tác dụng tốt trong những trường hợp ñau, ñau
có kèm co thắt cơ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
8
Sau khi ñược ñiều trị bằng tia hồng ngoại, cơ thể sẽ trở lại trạng thái ban
ñầu trong khoảng thời gian là 60 phút.
1.1.5.2. Tính chất.
ðộ ñịnh hướng cao: tia hồng ngoại phát ra hầu như là chùm song song do
ñó khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán.
Tính ñơn sắc rất cao: chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy
nhất. Do vậy chùm sáng hồng ngoại không bị tán xạ khi ñi qua mặt phân cách
của hai môi trường có chiết suất khác nhau. ðây là tính chất ñặc biệt nhất mà
không nguồn sáng nào có.
Tính ñồng bộ của các photon trong chùm tia hồng ngoại: Có khả năng phát
xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung
năng lượng tia hồng ngoại cực lớn trong thời gian cực ngắn.
1.1.6. Các loại ñèn hồng ngoại thường dùng trong ñiều trị.
ðèn hồng ngoại về cơ bản là sử dụng lý liệu pháp bằng phương pháp
nhiệt. Sức nóng của ñèn có tác dụng giảm ñau, chống co cứng cơ; làm giãn
mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Gọi là ñèn hồng ngoại vì tia sáng
ñèn phát ra có màu hồng. Có hai loại ñèn: dạng ñèn bóng hay dạng ñiện trở.
- ðèn ñiện trở trần: là một cuộn dây lò xo ñặt giữa một loa ñèn ñể tập
trung nhiệt. Khi ñốt, phần lớn ñiện năng sẽ biến thành nhiệt mà ít phát sáng.
Loại ñèn này ít dùng do mức ñộ an toàn thấp
- ðèn hồng ngoại dây tóc bằng hợp kim Wolfram, bóng ñèn bằng thủy
tinh có tráng lớp màu tùy ý, có loa ñèn ñể ánh sáng tập trung lớn. ðèn thường
có công suất 250W, 500W và 1000W.
Thời gian chiếu ñèn: Thường duy trì chiếu ñèn trong khoảng thời gian
15-30 phút, mỗi ngày có thể chiếu từ 2 ñến 3 lần hoặc theo chỉ ñịnh của bác sĩ.
Tác dụng phương pháp chiếu ñèn hồng ngoại: Tác dụng chủ yếu là làm
giảm ñau, ñiều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hóa và rối
loạn dinh dưỡng tại chỗ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
9
Cách sử dụng: Khoảng cách từ ñèn hồng ngoại ñến da khoảng 40 ñến
90 cm. ðiều chỉnh ñộ nóng bằng cách ñiều chính khoảng cách từ ñèn ñến
vùng ñược chiếu hoặc ñiều chỉnh núm ñiều chỉnh ñộ nóng.
Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng ñèn hồng ngoại cần lưu ý khoảng cách chiếu
ñèn với vùng da ñược chiếu ở khoảng cách vừa phải tránh ñụng vào ñèn hoặc
ñể quá gần có thể gây bỏng.
Tránh chiếu ñèn hồng ngoại vào vùng da bị tổn thương hay chấn
thương, vùng da bị mất cảm giác, vùng da có sẹo lồi.
ðèn hồng ngoại IL 50
Hãng sản xuất Beurer -
ðức
ðèn hồng ngoại 150W -
D4100
Hãng sản xuất Boso - ðức
ðèn hồng ngoại IL20/21
Hãng sản xuất Omron -
Nhật Bản
ðèn hồng ngoại IL 50 do hãng Beurer - ðức sản xuất, sức nóng của
ñèn có tác dụng giảm ñau, chống co cứng cơ; làm giãn mạch, tăng chuyển hóa
và dinh dưỡng tại chỗ. Công suất bóng 300W, bóng ñèn kiểu mới, ñiều khiển
ñiện tử làm tăng hiệu xuất tới 30%, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả
ñiều trị.
ðèn hồng ngoại 150W - D4100 là sản phẩm do hãng Boso - ðức sản
xuất, công suất tiêu thụ 100W có tác dụng giảm ñau cơ, ñau dây thần kinh, tăng
cường trao ñổi chất, bảo vệ cơ thể và tăng cường quá trình chữa bệnh. Hơi
nóng từ máy sẽ hỗ trợ làm lành, kích thích vòng tuần hoàn máu và làm thư giãn
các cơ xương. Sản phẩm ñặc biệt tốt cho những người luôn làm việc ở tư thế
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
10
không ñổi trong một thời gian dài.
ðèn hồng ngoại IL20/21 do hãng Omron - Nhật Bản sản xuất, công
suất 150W. Dưới ảnh hưởng của tia hồng ngoại, nhiệt ñộ của máu sẽ tăng
nhanh, giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn, tăng cường quá trình trao ñổi chất và
kích thích năng lượng tự bảo vệ của cơ thể.
1.2. Bệnh lý ñường hô hấp
1.2.1. Khái quát chức năng hô hấp.
Hô hấp là quá trình trao ñổi khí của sinh vật với môi trường bên ngoài
nhằm cung cấp oxy cho cơ thể và ñào thải dioxyde cacbon khỏi cơ thể.
Cơ quan hô hấp của ñộng vật có vú gồm có: ðường dẫn khí và phổi.
ðường dẫn khí gồm: mũi, họng, hầu, khí quản, các phế quản phân phối nhỏ
dần ñi khắp phổi, sau nhiều lần phân chia cho ñến tiểu phế quản và phế quản
tận. Các nhánh phế quản nhỏ lại phân thành những ống nhỏ hơn gọi là ống
phế bào. Tận cùng những phân nhánh của ống phế bào ñược nối với phế bào
thành phế nang, nhiều phế nang tạo thành lá phổi. Xung quanh phế nang có
mao mạch bao phủ dày ñặc. Số lượng phế nang rất lớn do ñó bề mặt trao ñổi
khí rộng tạo ñiều kiện cho sự trao ñổi khí giữa máu và không khí ñược thuận
lợi. Phổi là một tổ chức bao gồm nhiều sợi ñàn hồi, do ñó nó có tính ñàn hồi,
co dãn.
Phổi thông với không khí bên ngoài, cho nên áp lực trong phổi = áp lực
không khí = 760mmHg. Coi 760 mmHg là 0 thì ALXMN = - 6 -> - 15mmHg
nên ñược gọi là áp lực âm xoang màng ngực (ALÂXMN)
Nguyên nhân hình thành ALÂXMN: do quá trình sinh trưởng của gia
súc sau khi ñẻ. Trong thời kì bào thai, phổi chưa hoạt ñộng, nó là một tổ chức
thực thể chứa ñầy trong xoang ngực, trong ñó có chứa không khí. Lúc ñó
xương sườn nằm xuôi chưa vào ổ khớp cột sống, nên lồng ngực nhỏ, phổi xẹp
xuống. Hai lá thành và lá tạng dính sát nhau, nên chưa biểu hiện áp lực âm.
Sau khi ñẻ ra, có ñộng tác thở ñầu tiên thì xương sườn vào ổ khớp và ở
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
11
vị trí nằm ngang làm cho lồng ngực nở to ra, kéo phổi trương to cho không
khí tràn vào phổi, ñồng thời kéo dãn lá thành ra nên dung tích xoang màng
ngực tăng dẫn ñến áp lực trong xoang màng ngực giảm thấp hơn so với áp lực
không khí trong phổi và hình thành áp lực âm xoang màng ngực. ALÂXMN ở
con vật sơ sinh còn rất thấp. Khi con vật lớn lên do sức phát triển của lồng
ngực nhanh hơn phổi, sức kéo của lồng ngực ñối với phổi càng mạnh, dung
tích xoang màng ngực càng căng thì áp lực âm càng tăng.
Mặt khác sức co ñàn hồi của phổi là nguyên nhân trực tiếp gây ra
ALÂXMN. Nếu phổi không ñàn hồi thì áp lực không khí qua vách phổi tác
dụng lên xoang màng ngực sẽ bằng áp lực không khí = 760mmHg. Nhưng
phổi có tính ñàn hồi khi bị kéo căng thì sinh ra phản lực ngược chiều cho nên
áp lực của phổi tác dụng lên xoang màng ngực bị tiêu hao một phần do phản
lực ñó.
Khi hít vào phổi căng, sức co ñàn hồi lớn, bằng khoảng 15mm Hg.
Khi thở ra phổi xẹp, sức co ñàn hồi bé, chỉ còn 6mm Hg
Từ ñó suy ra: ALXMN = áp lực không khí – lực co ñàn hồi của phổi.
ALXMN khi hít vào = 760mmHg – 15mmHg = 745mmHg.
ALXMN khi thở ra = 760mmHg – 6mmHg = 754mmHg.
Do vậy áp lực xoang màng ngực từ - 6mmHg ñến – 15mmHg.
Áp lực xoang màng ngực làm cho phổi phồng lên xẹp xuống dễ dàng
thuận lợi cho ñộng tác hô hấp. Nếu cơ lồng ngực bị thủng do tổn thương cơ giới
thì không khí sẽ tràn vào ñầy xoang màng ngực, áp lực âm không còn nữa, sẽ
làm cho hai lá phổi xẹp và mất khả năng hô hấp gọi là tràn khí màng phổi.
Áp lực âm còn có ảnh hưởng tích cực tới hoạt ñộng của tim phải vì
lồng ngực có áp xuất thấp thấp hơn các vùng khác của cơ thể, nhờ ñó quá
trình thu gom máu tĩnh mạch về tim nhanh hơn, giúp cho tim làm việc hiệu
quả và nhẹ nhàng hơn.
Cũng nhờ áp lực âm mà các mao mạch phổi luôn chứa nhiều máu phù
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
12
hợp với chức năng trao ñổi khí. ðặc biệt ở kỳ hít vào, áp lực xoang màng
ngực càng âm hơn (-15 mmHg) máu lên phổi càng nhiều tạo nên sự phối hợp
hài hoà vì sinh lý giữa hoạt ñộng hô hấp và hoạt ñộng tuần hoàn.
Phổi không có cấu tạo cơ nên tự nó không thể tự có dãn, mà phổi co dãn
một cách thụ ñộng nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và các cơ gian sườn. Các
cơ này ñóng vai trò ñộng lực chính cho ñộng tác hô hấp, làm cho lồng ngực mở
rộng hay thu hẹp dẫn ñến làm biến ñổi áp lực âm xoang màng ngực, kéo theo
vận ñộng của phổi. Khi lồng ngực mở rộng phổi nở ra theo, áp lực trong phổi
giảm do ñó không khí ñi vào phổi gây ñộng tác hít vào, khi lồng ngực thu hẹp
phổi xẹp xuống ñẩy không khí thoát ra ngoài, gây ñộng tác thở ra.
Hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang ngực theo chiều dài và
chiều ngang, do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài.
- Cơ hoành: Bình thường cơ hoành tạo thành một góc lồi ñỉnh hướng về
phía trước. Lúc cơ hoành co (hít vào) thì ñỉnh trung tâm của nó không ñổi,
nhưng phần cơ xung quanh co lại, cơ hoành từ góc lồi trở thành góc nhọn nên
lồng ngực ñược mở rộng từ trước ra sau và ép vào các cơ quan nội tạng trong
bụng. Vậy tác dụng của cơ hoành làm lồng ngực mở rộng theo hướng trước sau.
- Cơ gian sườn ngoài: Một ñầu bám vào cạnh sau của xương sườn
trước, một ñầu bám vào cạnh trước của xương sườn sau. Khi cơ gian sườn
ngoài co sẽ sinh ra hai lực ngược chiều: lực tác dụng của xương sườn trước là
vô hiệu, còn lực tác dụng vào ñầu xương sườn sau di ñộng sẽ kéo xương sườn
ñó lên, kết quả làm lồng ngực sang hai bên và trên dưới.
Tóm lại, do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài lồng ngực
ñược mở rộng theo cả ba chiều của không gian, kéo hai lá phổi nở rộng, áp
lực trong phổi giảm, nhỏ hơn áp lực không khí, làm không khí tràn vào phổi
gây ñộng tác hít vào.
Cơ hoành từ vị trí co chuyển sang dãn -> lồng ngực thu hẹp theo hướng
sau trước.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
13
Cơ gian sườn ngoài dãn.
ðồng thời cơ gian sườn trong co theo phương thức ngược lại với cơ
gian sườn ngoài nên xương sườn bị kéo xuống. Kết quả làm cho lồng ngực
thu hẹp theo cả ba chiều của không gian, phổi bị ép xẹp, áp lực trong phổi
tăng, ñẩy không khí thoát ra ngoài gây ñộng tác thở ra.
Ngoài ra thở ra còn có một số cơ khác như cơ răng cửa, cơ chéo
sườn,…và khi thở mạnh còn có một số cơ bụng cũng tham gia ñộng tác hô hấp.
Không khí ñi vào phổi và ñi ra gồm có:
- Khí lưu thông: là lượng khí hít vào bình thường và thở ra bình thường.
- Khí dự trữ: là lượng khí cố hít thêm vào sau khi ñã hít vào bình thường.
- Khi thở ra thêm: là lượng khí cố thở ra thêm sau khi ñã thở ra bình
thường.
Sinh trưởng phổi = khí lưu thông + khí dự trữ hít vào + khí thở ra thêm.
ðo sinh lượng phổi bằng phế dung kế. Sinh lượng phổi là một chỉ tiêu
ñánh giá khả năng hô hấp của ñộng vật. Khi có bệnh về ñường hô hấp như
viêm phổi, viêm khí quản, viêm phế quản,…sinh lượng phổi giảm xuống.
Chất khí khuyếch tán từ nơi có áp suất riêng phần (phân áp) cao ñến
nơi áp suất riêng phần thấp. Do sự chênh lệch về phân áp nên O
2
trong phế
bào sẽ khuyếch tán qua màng phế bào và thành mao mạch vào máu, còn CO
2
thì ngược lại khuyếch tán từ máu sang phế bào. Quá trình khuyếch tán này
tiến hành tương ñối chậm nhưng nhờ bề mặt tiếp xúc rộng lớn của phổi nên
vẫn ñảm bảo ñược yêu cầu về trao ñổi khí của cơ thể.
O
2
từ máu có phân áp cao sẽ khuyếch tán vào tổ chức nơi có phân áp O
2
thấp ngược lại CO
2
từ tổ chức có phân áp cao sẽ khuyếch tán sang máu.
Do chênh lệch phân áp, O
2
từ phổi khuyếch tán vào máu và ñược vận
chuyển ñến các mô bào tổ chức dưới 2 dạng:
Dạng hoà tan trong huyết tương chỉ chiếm 0,3%.
Dạng kết hợp với Hemoglobin chiếm 99,7%
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc khoa học nông nghiệp
14
O
2
từ huyết tương khuyếch tán vào hồng cầu, kết hợp với Hemolobin
tạo thành Oxyhemoglobin: Hb + O
2
-> HbO
2
Tỉ lệ HbO
2
trong máu phụ thuộc vào phân áp của O
2
, ở phổi phân áp O
2
cao thì Hb nhanh chóng kết hợp với O
2
tạo thành HbO
2
, HbO
2
ñược máu vận
chuyển ñến tổ chức là nơi có phân áp O
2
thấp thì phản ứng diễn ra theo chiều
ngược lại: HbO
2
phân ly thành Hb và O
2
khuyếch tán vào tổ chức .
Do chênh lệch phân áp, CO
2
ñược khuyếch tán từ mô bào, tổ chức vào
máu và ñược vận chuyển về phổi dưới 2 dạng:
Dạng hoà tan trong huyết tương: 2,7%.
Dạng kết hợp: tuyệt ñại bộ phận CO
2
, trong ñó có tới 80% tồn tại dưới
dạng muối Bicacbonat, còn 20% ở dạng kết hợp trực tiếp với Hemoglobin
thành Cacbamin
ðiều hoà hoạt ñộng hô hấp là một quá trình phức tạp dưới sự ñiều
khiển của hệ thần kinh - thể dịch.
Trung khu hô hấp nằm ở hành tuỷ, trong cấu trúc lưới của hành tuỷ.
Trung khu này gồm hai phần ñối xứng nhau qua trục trung tâm não tuỷ.
Trung khu hít vào nằm ở cạnh mặt bụng của cấu trúc lưới, còn trung khu thở
ra nằm ở cạnh lưng cấu trúc lưới hành tuỷ. Từ ñó có dây thần kinh truyền
xuống liên hệ với tuỷ sống ñể ñiều hoà cơ hoành và cơ gian sườn. Mặt khác,
xung ñộng từ khu hô hấp còn theo dây thần kinh X (dây phế vị) thần kinh mặt
truyền ñến các cơ họng mũi,… tham gia vào quá trình hô hấp.
Nhân tố thể dịch ảnh hưởng ñến hô hấp chủ yếu là nồng ñộ CO
2
trong
máu. Nếu CO
2
tăng, O
2
giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp và ngược lại
nếu CO
2
giảm, O
2
tăng sẽ làm giảm hô hấp, nhưng tác dụng của CO
2
mẫn cảm
hơn O
2
rất nhiều. Ngoài ra, ion H
+
trong máu tăng cũng kích thích trung khu
hô hấp hưng phấn và ngược lại. Các nhân tố thể dịch khác như các chất khí,
chất ñộc,… chứa trong máu trực tiếp kích thích vào các tế bào thần kinh của
trung khu hô hấp hoặc kích thích vào thụ quan hoá học ở cung ñộng mạch