Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh do giun móc ancylostoma SPP gây ra trên chó tại huyện văn lâm, hưng yên c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








NGUYỄN THỊ MÙI




ðỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH
DO GIUN MÓC ANCYLOSTOMA SPP. GÂY RA TRÊN CHÓ
TẠI HUYỆN VĂN LÂM, HƯNG YÊN








LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ MÙI




ðỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH DO
GIUN MÓC ANCYLOSTOMA SPP. GÂY RA TRÊN CHÓ TẠI
HUYỆN VĂN LÂM, HƯNG YÊN








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60. 64. 01. 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS – TS NGUYỄN HỮU NAM



HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Mùi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Thú y B khóa 20
chuyên ngành Thú Y Trường ðại học Nông nghiệp – Hà Nội. Tôi ñã nhận
ñược sự giúp ñỡ, giảng dậy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong nhà
trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy
giáo, cô giáo, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Bệnh lý Khoa Thú y trường
ðại học Nông nghiệp – Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Hữu Nam là
người ñã tận tình hướng dẫn, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài nghiên
cứu này.
Xin cảm ơn các bạn ñồng nghiệp và những người thân ñã ñộng viên,
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài này. Rất mong nhận ñược sự ñóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn ñồng nghiệp ñối với ñề tài nghiên
cứu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC ẢNH v
DANH MỤC BẢNG vi
CHƯƠNG 1
.
MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT

VẤN

ðỀ 1
1.2. MỤC

ðÍCH



YÊU

CẦU 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ANCYLOSTOMA SPP 3
2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
2.2 HIỂU

BIẾT

VỀ

GIUN


MÓC

CHÓ

ANCYLOSTOMA

SPP 8
2.2.1 Một số giun tròn kí sinh ở ñường tiêu hóa của chó 8
2.2.2 Vị trí phân loại giun móc chó Ancylostoma spp 9
2.2.3 ðặc ñiểm sinh học của giun móc chó Ancylostoma spp 10
2.3 ðẶC

ðIỂM

BỆNH

HỌC

CỦA

BỆNH

DO

ANCYLOSTOMA

SPP.

GÂY


RA



CHÓ 15
2.3.1 Những tác hại do Ancylostoma spp. gây ra 15
2.3.2 Cơ chế sinh bệnh 17
2.3.3 Triệu chứng lâm sàng 18
2.3.4 Bệnh tích 18
2.3.5 Phương pháp chuẩn ñoán và biện pháp phòng trị bệnh 19
2.3.6 Giun móc chó là bệnh có khả năng lây truyền sang người 20
CHƯƠNG 3.

ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.25
3.1 ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
3.2 NỘI

DUNG

NGHIÊN

CỨU 25
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.3 NGUYÊN


LIỆU 25
3.4 PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU 26
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu phân, xét nghiệm tìm trứng, ñánh giá cường ñộ
nhiễm giun móc chó 26
3.4.2 Phương pháp mổ khám tiêu chuẩn 28
3.4.3 Phương pháp xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh lý máu chó nhiễm giun móc 28
3.4.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể ñược thực hiện theo quy trình tẩm ñúc
bằng parafin, nhuộm Hematoxilin – Eosin (HE) 29
3.5

ðỊA

ðIỂM

THỰC

TẬP 31
4.1 XÁC

ðỊNH

TỈ

LỆ


NHIỄM,

CƯỜNG

ðỘ

NHIỄM

GIUN

MÓC

ANCYLOSTOMA

SPP.

TẠI

04

XÃ/THỊ

TRẤN

HUYỆN

VĂN

LÂM,


TỈNH

HƯNG

YÊN 32
4.2 TRIỆU

CHỨNG

CỦA

CHÓ

KHI

NHIỄM

GIUN

MÓC

ANCYLOSTOMA

SPP. 35
4.3 XÁC

ðỊNH

MỘT


SỐ

CHỈ

TIÊU

SINH



MÁU

CỦA

CHÓ

NHIỄM

GIUN

MÓC

ANCYLOSTOMA

SPP 40
4.3.1 Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu máu chó nhiễm Ancylostoma spp 42
4.3.2 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu 46
4.4 BỆNH


TÍCH

CỦA

CHÓ

NHIỄM

GIUN

MÓC 50
CHƯƠNG 5
.
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 60
5.1 KẾT LUẬN 60
5.2 ðỀ

NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1 & 2.2: Hình ảnh ấu trùng giun móc chó, mèo chui vào di chuyển dưới
da người 21
Ảnh 2.3&2.4:Làm ñẹp bằng bùn bị nhiễm ấu trùng giun móc di trú dưới da .21
Ảnh 2.5: Quá trình truyền lây giun móc chó sang người 23
Ảnh 4.1: Chó nhiễm giun móc: gầy còm, lông xù, xơ xác 52
Ảnh 4.2: Chó chết khi nhiễm giun móc nặng, gầy còm 52

Ảnh 4.3&4.4: Chó nhiễm giun móc: tích nước trong xoang bụng 52
Ảnh 4.5: Phổi xuất huyết thành ñám trên bề mặt 52
Ảnh 4.6: Xuất huyết niêm mạc ruột 52
Ảnh 4.7: Lát cắt ngang giun móc chó

trong ruột (HE x 60) 57
Ảnh 4.8: Lát cắt ngang giun móc chó trong ruột (HE x 150) 57
Ảnh 4.9: Lát cắt ngang giun móc chó trong ruột (HE x 150) 57
Ảnh 4.10: Lát cắt ngang giun móc chó trong ruột (HE x600) 57
Ảnh 4.11: Khoảng lông nhung rách nát do giun móc cắm sâu vào niêm mạc
hút máu (HE x 150) 57
Ảnh 4.12: ðỉnh lông nhung ruột hoại tử (HE x 600) 57
Ảnh 4.13: Vùng ruột có giun móc cắm sâu hút máu, ñỉnh lông nhung ruột hoại
tử (HE x 60) 58
Ảnh 4.14: ðỉnh lông nhung ruột hoại tử (HE x 60) 58
Ảnh 4.15 Thâm nhiễm tế bào viêm ở

vùng hạ niêm mạc ruột (HE x 600) 58
Ảnh 4.16 Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở phần hạ niêm mạc ruột (HE x 600) 58
Ảnh 4.17: Vùng phổi xuất huyết (HE x 60) 58
Ảnh 4.18: Vùng phổi xuất huyết, hồng cầu chứa ñầy trong lòng phế nang (HE x 150)58
Ảnh 4.19: Gan thoái hóa không bào (HE x 60) 59
Ảnh 4.20: Gan thoái hóa không bào (HE x 600) 59



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm Ancylostoma spp. tại 04 xã/thị trấn huyện
Văn Lâm xác ñịnh qua phương pháp xét nghiệm phân 32
Bảng 4.2. Triệu trứng lâm sàng của chó nhiễm giun móc Ancylostoma spp. . 35
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu máu chó nhiễm giun móc
Ancylostoma spp. 42
Bảng 4.4. Công thức bạch cầu trong máu chó nhiễm giun móc Ancylostoma
spp 47
Bảng 4.5. Một số ñặc ñiểm bệnh tích chủ yếu quan sát ñược khi mổ khám chó
nhiễm giun móc chó Ancylostoma spp. 50
Bảng 4.6. Biến ñổi bệnh tích vi thể ở ruột chó nhiễm giun móc Ancylostoma
spp 54
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

CHƯƠNG 1
MỞ ðẦU

1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Là lính gác bảo vệ giấc ngủ cho con người khi màn ñêm buông xuống,
là kẻ ñồng hành cùng con người trong các cuộc ñi săn từ ngàn xưa ñến giờ và
là một người bạn thông minh biết dùng ngôn ngữ cơ thể ñộng viên chủ nhân
những lúc buồn, loài vật thông minh ñó chính là loài chó, chúng luôn luôn là
người bạn trung thành của con người dù là châu Á, châu Âu, châu Mỹ hay bất
kỳ nơi ñâu trên thế giới có sự sống của con người. Theo thời gian con người
cũng chăm sóc, bảo vệ người bạn của mình ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, chó lại là loài ñộng vật rất mẫn cảm, dễ mắc nhiều loại bệnh
tật như: Bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh sản
khoa…ðặc biệt trong thời gian gần ñây, có rất nhiều báo cáo các ca bệnh
ngoài da do ấu trùng ký sinh trên chó ñào thải theo phân ra tự nhiên và truyền

lây sang con người. ðiển hình là bệnh Ancylostomatidosis lây nhiễm qua
ñường tiêu hóa và qua da do loài giun móc Ancylostoma spp. gây ra. Bệnh phổ
biến ở các nước chậm phát triển có phong tục tập quán lạc hậu, nhất là các
nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, trong ñó có Việt Nam. Bệnh ảnh hưởng ñến
sức khỏe của con người nói riêng và loài chó nói chung, mặc dù ñã có nhiều
nghiên cứu về bệnh này nhưng còn hạn chế trong việc tuyên truyền cho cộng
ñồng vì vậy nghiên cứu về ñặc ñiểm bệnh lý do giun móc Ancylostoma spp.
gây ra là rất cần thiết bởi ñó là cơ sở khoa học ñể ñưa ra những chẩn ñoán
chính xác và biện pháp phòng trừ hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe ñàn chó,
mà sâu xa hơn nữa là nâng cao sức khỏe cộng ñồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh do giun móc Ancylostoma
spp. gây ra trên chó tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên ”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2


1.2. MỤC ðÍCH – YÊU CẦU
Làm rõ các ñặc ñiểm bệnh lý chủ yếu của bệnh do giun móc chó Ancylostoma
spp. gây ra.








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ANCYLOSTOMA SPP.
2.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo những tài liệu tài liệu trên Website (vi.wikipedia) mô tả, các triệu
chứng bệnh giun móc ngày nay ñã ñược ghi chép lại từ các tờ giấy phiến của
Ai Cập cổ ñại (Từ 1600 năm trước Công nguyên), như vậy bệnh xuất hiện từ
rất lâu và khi ñó ñược mô tả như một nguyên nhân gây ra thiếu máu nhược
sắc. Bác sỹ Avicenna của nước Iran vào thế kỷ 11 phát hiện ra giun ở trong cơ
thể một số thành viên trong gia ñình ông và sự có mặt của các loài giun ñó có
liên quan ñến bệnh gây ra. Sau này, tình hình bệnh ngày càng ñược làm rõ bởi
sự tăng tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người làm trong hầm mỏ, khoáng chất tại
các quốc gia công nghiệp ở Anh, Pháp, ðức, Bỉ, Úc và một số nơi khác.
Vào tháng 10 năm 1909, Hội ñồng vệ sinh loại trừ bệnh giun móc
Rockefeller (Rockefeller Sanitary Commission for the Eradication of
Hookworm Disease) ñược sáng lập với món quà trị giá 1 triệu USD từ ngài
John D. Rockefeller, chương trình này thực hiện trong 5 năm ñạt ñược nhiều
thành công, góp phần rất lớn cho nền y tế công cộng của Mỹ, thiết lập hệ
thống giáo dục sức khỏe, làm việc tại thực ñịa, cấp thuốc…Tại 11 bang của
phía Nam. Một cuộc giới thiệu thành công trong bệnh giun móc cũng ñã ñược
trình bày tại hội nghị Mississippi năm 1910. Chương trình gần như ñã loại trừ
giun móc và tiếp tục nhận ñược sự ủng hộ kinh phí hoạt ñộng của quỹ
Rockefeller Foundation International Health Division trong tương lai.
Những năm 1920, Chương trình loại trừ bệnh giun móc triển khai sang
vùng Caribbean và châu Mỹ Latin - ở ñó có tỷ lệ tử vong cao ở những người
da ñen vùng Tây Ấn và ñến cuối thể kỷ 18, bệnh này ñược mô tả ñã lan sang
ñất nước Brazin và một số vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới khác.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4


Năm 1984, Railliet ñã tiến hành phân loại và tìm thấy loại giun móc
Uncinaria stenocephala gây bệnh Ancylostomatidosis và sau ñó A.M.Petro và
cộng sự (1977) xác ñịnh vòng ñời và ñường xâm nhập của ấu trùng vào cơ thể
vật chủ, kết quả là xác ñịnh ấu trùng có thể xâm nhập qua da ký chủ, qua
ñường tiêu hoá.
Nghiên cứu ở Mỹ và Hy Lạp, Jubb (1963) thông báo, một giun móc ký
sinh ở chó trong một ngày hút 0,78ml máu. Lượng máu bị mất ñi do giun móc
hút và bị chảy từ vết thương sẽ làm mất ñi chất Haematopotae ñược tạo thành
ở ruột, mà ñây là chất cần thiết cho việc tạo hồng cầu.
Nghiên cứu về tác hại của giun móc gây ra cho ký chủ, FAO (1993)
nhận xét: Giun móc con nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu và tạo ra
các vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu. Tác giả
bài viết còn cho biết thời gian giun móc hút máu lúc ñói ñến khi no là 100 –
250 phút. Giun móc cái hút lượng máu nhiều hơn giun móc ñực. Một giun móc
trưởng thành hút của ký chủ 0,84ml máu trong khoảng 24 giờ.
Năm 1961, nghiên cứu tại Mỹ, Smith H. và cộng sự ñã chỉ ra rằng:
Ancylostoma caninum là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu và khi ấu trùng xâm
nhập qua da vào cơ thể ký chủ sẽ gây viêm da. Trong một vài trường hợp ấu
trùng sau khi qua da có thể ñi sâu hơn vào mô và có thể là nguyên nhân gây
bệnh phổi và viêm cơ. Ấu trùng giun móc ñược phát hiện thấy thường xuyên
có mặt trong tự nhiên. Ấu trùng có thể sống vài tuần trong ñất ẩm nhưng chết
nhanh trong băng giá, hoặc trong ñiều kiện nóng, khô.
Nghiên cứu ở Liên Xô (cũ), Petrov A.M. (1977) cho thấy, từ những nơi
tổn thương gây ra bởi giun móc Ancylostoma caninum và Uncinaria
stenocephala, các vi khuẩn có sẵn trong ñường tiêu hoá sẽ xâm nhập vào các
vết thương, gây ra viêm ruột và dạ dày cấp tính, có thể gây tử vong cho chó.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5


Tại Tây Ban Nha, các tác giả M.T. Giraldo, N.L. Garcia, J.C. Castano
(2005) kiểm tra 324 mẫu phân chó thuần chủng và chó lai thấy: 22,2% chó
nhiễm giun sán, trong ñó nhiễm Ancylostoma caninum là 13,9%.
Các nghiên cứu ở Australia cho biết: Trong một vài trường hợp ở người
ấu trùng Ancylostoma caninum xâm nhiễm qua da. Những ấu trùng này nằm
lại ở trong cơ và không biểu hiện triệu chứng. Ở một vài cá thể, ấu trùng có thể
ñi tới ruột và phát triển tới dạng trưởng thành.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Thời gian ñầu, các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu về giun móc
chó chủ yếu tập trung ở các ñặc ñiểm về hình thái, ñặc ñiểm sinh học, tỷ lệ
nhiễm bệnh tại một số vùng miền của Việt Nam, vòng phát triển của các loài
giun này ký sinh trên chó mèo, trên người.
Vào những năm ñầu thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về ký sinh
trùng ở nước ta còn rất ít, chủ yếu là các nghiên cứu của một số tác giả người
Pháp như: Houdemer, Nobel, Bauche Phát hiện Ancylostoma braziliense,
Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó tại Sài Gòn, Huế và các tỉnh Bắc
Bộ. Nghiên cứu của các tác giả cho thấy, chó ở Việt Nam nhiễm 29 loài giun
sán, trong ñó loài Ancylostoma caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất: 75,87%
(trích theo ðỗ Dương Thái và cs, 1978).
Nghiên cứu về hình thái của giun móc ở Việt Nam, Nguyễn Văn ðức và
cộng sự (1995) cho biết, giun ñực dài 8,1 – 10,2 mm, rộng nhất 0,330 – 0,480
mm, ñầu cong về mặt bên. Xoang miệng rộng, hình cầu. Thực quản dài 0,74 –
0,89 mm, rộng nhất 0,139 – 0,168 mm. Vòng thần kinh cách mút ñầu 0,446 –
0,545 mm, lỗ bài tiết 0,634 – 0, 693 mm. Túi sinh dục phát triển, các sườn ñều
bắt nguồn từ một gốc chung lớn. Cách túi sinh dục 1,48 – 1,78 mm ñến phần
ñầu của túi sinh dục có những dải cơ sáng màu, phân bố ở mặt bên. Gai sinh
dục mảnh, dài 0,734 – 0,792 mm. Gai ñiều chỉnh to, gốc có vành rộng, mút
ñuôi nhọn, dài 0,178 – 0,198 mm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


Giun móc trưởng thành sống ở ruột non của chó, tập trung ở tá tràng,
không tràng, kết tràng và ñẻ trứng tại ñó. Trứng theo phân ra ngoài gặp ñiều
kiện thích hợp: Nhiệt ñộ từ 20 - 30ºC sẽ phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng
giai ñoạn 1 lột xác 2 lần ở môi trường ngoài và sau 6 - 7 ngày trở thành ấu
trùng cảm nhiễm. Sự phát triển của giun móc trong ruột chó ñến giai ñoạn
trưởng thành kéo dài 14 - 16 ngày. Thời gian sống của giun móc từ 8 - 20
tháng trong cơ thể chó.
Trứng giun móc ở ngoại cảnh gặp nhiệt ñộ, ñộ ẩm thích hợp, sau 1 tuần
ấu trùng ñược nở ra, qua 2 lần lột xác thành ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng này
có màng bọc bên ngoài, dài 0,59 – 0,69 mm, có thể bò trên cây cỏ hoặc bò ở
tường, nền chuồng nuôi ñộng vật. Ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống qua
ñường tiêu hoá vào cơ thể vật chủ, nhưng ñường truyền bệnh chủ yếu là chui
qua da trong tài liệu của Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978).
Cũng theo tác giả Trịnh Văn Thịnh, tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum ở
chó săn dao ñộng từ 75% - 82% tuỳ theo lứa tuổi và giống chó, chó sơ sinh
ñến 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 82%; chó từ 6 - 12 tháng tuổi nhiễm 75%;
chó trên 12 tháng tuổi nhiễm tỷ lệ 70%. Các giống chó có nguồn gốc nước
ngoài hoặc chó lai dễ mắc bệnh hơn với tỷ lệ 83%, các giống chó có nguồn
gốc trong nước có tỷ lệ nhiễm thấp hơn vào khoảng 63%.
Từ năm 1989 – 1991, Phạm Sỹ Lăng ñã xét nghiệm phân chó cảnh ở
vườn thú Thủ Lệ, thành phố Hà Nội, ñã phát hiện 5 loài giun tròn ký sinh ở
chó trong ñó có loài Ancylostoma caninum, tỷ lệ nhiễm là 72%. Hai nhóm giun
tròn gây hại lớn nhất cho chó là giun ñũa và giun móc. Trong ñó giun ñũa gây
hại cho chó con từ 1 - 4 tháng tuổi, giun móc gây tác hại cho chó từ 2 - 19
tháng tuổi. Thuốc Mebendazole với liều 0,09g/kg trọng lượng cho hiệu quả tẩy
trừ giun móc là 93%.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7


Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn (1998) cho biết chó nhiễm
Ancylostoma caninum cao nhất ở 2- 6 tháng tuổi rồi sau ñó giảm dần theo
ñộ tuổi.
Phạm Sỹ Lăng (1996) cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun móc ở những chó nuôi
thả rông trong ñiều kiện ẩm ướt, bẩn, ở một số khu vực thuộc thành phố Hà
Nội và một số chó nghiệp vụ có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 85% - 95%.
Phạm Văn Khuê và cộng sự (1993) xét nghiệm 187 mẫu phân chó và
mổ khám một số chó của 4 quận nội thành và huyện Gia Lâm của thành phố
Hà Nội ñã nhận xét: Thành phần giun tròn trên chó ở Hà Nội gồm 5 loài trong
ñó có loài Ancylostoma caninum tỷ lệ nhiễm là 59,7%.
Trịnh Văn Thịnh (1963) nhận xét: Khi ấu trùng giun móc chui qua da
làm cho con vật ngứa ngáy và viêm da. Ấu trùng còn gây ra những tổn thương
ở phổi.
Những chó bị bệnh giun móc thường có biểu hiện: Mệt mỏi, buồn rầu,
lờ ñờ, lông dựng, da dầy lên, chó gầy dần. Sau ñó chảy máu mũi và mỗi lần
chó mất chừng 1 decilit máu, máu sủi bọt, bạch cầu tăng, hồng cầu giảm. Cuối
cùng thuỷ thũng ở chân, con vật chết trong hôn mê và những cơn co giật.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1982): Triệu chứng lâm sàng của
chó khi mắc bệnh giun móc thể hiện dưới hai thể:
- Thể cấp tính: Thường gặp ở chó con từ 1- 4 tháng tuổi. Thể này phù
hợp với sự phát triển của ấu trùng giun móc trong cơ thể chó, thời gian biẻu
hiện bệnh kéo dài từ 8- 30 ngày. Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ nét: Chó mệt
mỏi, chán ăn, niêm mạc mắt nhợt nhạt, thời gian này không phát hiện sớm chó
sẽ gầy dần và rất dễ kế phát sang các bệnh khác.
- Thể mạn tính: Triệu chứng lâm sàng giống như khi ở thể cấp tính
nhưng thể hiện với mức ñộ thấp hơn và thời gian dài hơn thể cấp tính.
Theo tạp chí khoa học Thú y tập XVIII, số 6 (2011) có bài nghiên cứu
của tác giả Võ Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ về tình hình nhiễm giun tròn ñường
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8


tiêu hóa của chó tại một số ñịa phương tỉnh Thanh Hóa cho biết: Khi mổ khám
toàn diện ñường tiêu hóa của 177 chó nuôi tại một số ñịa ñiểm thuộc tỉnh
Thanh Hóa, kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun tròn của chó trung bình là
62,14%. Tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân là 64,41%. Phát hiện thấy 6 loài
giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hoá của chó là Ancylostoma caninum,
Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis, Toxascaris
leonina, Trichuris vulpis. Các loài giun phát hiện ñều là những giun tròn phổ
biến ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó. Tỷ lệ nhiễm A.caninum ở các vùng
nghiên cứu: Vùng núi, ñồng bằng khá cao, dao ñộng từ 43,85 - 53,33%. Chó ở
mọi lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm khá cao ñối với Ancylostomatidae: 15,0 - 70,0%.
Những nghiên cứu khác về ñặc ñiểm bệnh lý do giun móc Ancylostoma
spp. như giun gây ra bệnh tích vi thể trên ký chủ như thế nào còn rất ít các tài
liệu tuy nhiên từ tổng quan tài liệu hữu ích trên là cơ sở, tiền ñề ñể tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn ở cấp ñộ vi thể khi giun gây bệnh cho người và ñộng vật.

2.2 HIỂU BIẾT VỀ GIUN MÓC CHÓ ANCYLOSTOMA SPP.
2.2.2 Một số giun tròn kí sinh ở ñường tiêu hóa của chó
Giun tròn có hơn 5000 loài sống tự do và hơn 3000 loài sống kí sinh.
Tất cả chúng ñều thuộc ngành Nemathelminthes, lớp Nematoda.
Những công trình nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1963), Phan Thế
Việt và cs (1977), Phạm Sĩ Lăng (1990), Phạm Văn Khuê (1993) cho thấy: Ở
nước ta, chó nhiễm nhiều loài giun tròn, trong ñó số lượng loài ký sinh ở
ñường tiêu hóa là phổ biến. Những loài gây nhiều tác hại cho chó là giun ñũa
(Toxocara canis, Toxascaris leonina), giun móc (Ancylostoma caninum,
Ancylostoma braziliense, và Uncinaria stenocephala), giun tóc (Trichuris
vulpis) , giun thực quản (Spirocerca lupi). Trong phạm vi ñề tài, chúng tôi chỉ
nghiên cứu về loài giun móc Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense
và Uncinaria stenocephala ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó nhà.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

2.2.3 Vị trí phân loại giun móc chó Ancylostoma spp.
Có nhiều loài giun móc ký sinh ở loài ăn thịt thuộc họ Ancylostomatidae
ký sinh ở ruột non của chó, mèo và người. Ở nước ta, cho tới nay ñã phát hiện
ñược 3 loài Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense và Uncinaria
stenocephala gây bệnh giun móc chó (Ancylostomatidosis).
Theo khoá phân loại ñộng vật của Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ,
Nguyễn Thị Lê (1977), các loài giun móc kí sinh ở chó thuộc:

Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
Phân lớp Semenea
Bộ Rhabditida
Phân bộ Strongylidae
Họ Ancylostomatidae
Phân họ Ancylostomatinae
Giống Ancylostoma
Loài Ancylostoma caninum
Ancylostoma braziliense
Phân họ Brenostomatinae
Giống Uncinaria
Loài Uncinaria stenocephala

Những giun tròn thuộc họ Ancylostoma spp có ñặc ñiểm: ðầu cong về
phía lưng, túi miệng to, quanh miệng có 1- 3 ñôi răng. Túi ñuôi giun ñực ñối
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

xứng. Âm hộ con cái ở 1/3 phía sau cơ thể (theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục,

1996). Xoang miệng sâu, có hình cầu, ñược kitin hóa hoàn toàn. Phía trước
thực quản không có phần phình rộng.
2.2.4 ðặc ñiểm sinh học của giun móc chó Ancylostoma spp.
• Hình thái
Theo mô tả của tác giả Skrajabin K.I. và Petrov A.M. (1977)
Ancylostoma spp. có ñặc ñiểm: ðầu cong về phía lưng, thân hơi dẹp về phía
trước. Ở vị trí vòng thần kinh có 2 gai. Miệng hình bầu dục, hướng về phía
lưng. Bao miệng cấu tạo rất ñặc biệt, to và nằm ở hai rìa phía trước của bụng,
có ñôi răng lớn ñối xứng hình chìa khóa cong về phía bụng. Từ ñáy của bao
miệng có phủ lớp kitin lồi lên tạo thành hình dạng như một thứ trang sức rất
ñặc biệt. Có 1 chỗ lồi ở phía lưng và 2 chỗ lồi ở phía bụng. Chỗ lồi lưng ñơn
chiếc, nằm ở giữa và ñi tới rìa xoang miệng, kề với thành bao miệng. Phía
bụng có 2 chỗ lồi hình ly mỏng manh, cạnh trước tù, nằm ñối xứng lườn bụng,
không kề vào thành bao miệng nhưng nhô ra ở 2 bên ñáy bao miệng. Có một
tuyến thực quản lưng theo ñường giữa của thân. Ống sinh dục ñực và cái rất
dài, uốn khúc theo hướng ngang.
Con ñực có túi ñuôi rất ñặc biệt, gồm 3 thùy: Thùy giữa nhỏ, 2 thùy bên
lớn hơn. Sườn bụng hơi phân nhánh ở ñỉnh. Các sườn bên tách từ nhánh chung
chia ra thành từng nhánh riêng. Sườn lưng ngoài tách khỏi nhánh chung và
nhánh lưng, ở phần cuối còn phân thành 2 nhánh ñối xứng, mỗi nhánh lại chia
thành 3 nhánh khác nhau. Kết quả là sườn lưng kết thúc bởi 6 ñỉnh tách rời
nhau với kích thước khác nhau. Gai giao cấu dài bằng nhau, tận cùng hình sợi
tóc, không có bánh lái.
Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978) ñã miêu tả một số ñặc ñiểm về hình
thái của 3 loài giun móc như sau:
Ancylostoma caninum: Có màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt, ñoạn trước
cong về phía lưng. Túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía mặt bụng có 3 ñôi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11


răng lớn, cong hình lưỡi câu, dưới ñáy túi miệng có một ñôi răng hình tam
giác. Giun ñực dài 9 – 12mm, túi ñuôi phát triển. Gai giao hợp dài 0,75 –
0,87 mm, ñoạn cuối rất nhọn, bánh lái, gai giao hợp tròn dài. Giun cái dài
10 – 21 mm, lỗ sinh dục ở vào 1/3 nửa sau cơ thể. ðuôi có gai nhọn. Trứng
giun có kích thước 0,06 – 0,066 x 0,037 – 0,042 mm, khi trứng vừa theo
phân ra ngoài, trứng chỉ có 1 tế bào.
Ancylostoma braziliense: Loài này có kích thước nhỏ hơn Ancylostoma
caninum, giun ñực dài 6 – 7 mm, hai rìa mép bụng ñều có hai ñôi răng, một to
và một nhỏ. Trứng có kích thước: 0,075 - 0,095 x 0,041 -0,045 mm.
Uncinaria stenocephala: Có màu vàng nhạt, hai ñầu hơi nhọn. Túi
miệng rất lớn, về mặt bụng của túi miệng có 2 ñôi răng hình bán nguyệt xếp
ñối xứng nhau. Giun ñực dài 6 – 11 mm, rộng nhất 0,28 - 0,34 mm, có túi ñuôi
phát triển, 2 gai giao hợp dài bằng nhau 0,65 - 0,75 mm, ñầu mút của gai rất
nhọn. Giun cái dài 9 – 16 mm, rộng nhất 0,28 - 0,37 mm, lỗ sinh dục ở vào 1/3
phía trước cơ thể. Trứng hình bầu dục, có kích thước 0,078 - 0,083 x 0,052 -
0,059 mm.
• Vòng phát triển
Giun móc phát triển trực tiếp. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non,
giun cái sau khi thụ tinh, ñẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Ở môi trường
ngoài, trong 1 - 3 tuần gặp các ñiều kiện nhiệt ñộ, ñộ ẩm thích hợp, phôi bào
trong trứng phát triển tới dạng ấu trùng. Ấu trùng thoát ra khỏi trứng qua 2 lần
lột xác thành ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng này có màng bọc bên ngoài, dài
0,59- 0,69 mm. Ấu trùng hướng tới các giọt sương trên lá cỏ, lá rau hoặc
tường, nền chuồng nuôi. Trong thời gian này chúng chờ cơ hội gặp ký chủ
thích hợp sẽ xâm nhập vào ký chủ qua 2 con ñường.
+ Qua thức ăn, nước uống, hoặc qua các vật chủ dự trữ : Ấu trùng chui
vào thành ruột và thành dạ dày, ở ñó vài ngày rồi trở về ruột non, bám vào
niêm mạc ruột, kí sinh và phát triển tới dạng trưởng thành
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12


+ Ấu trùng xuyên qua da, vào cơ thể ký chủ. Trong cơ thể ký chủ, ấu
trùng theo hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi, chui qua phế bào ñến khí quản,
rồi về ruột non, phát triển tới dạng trưởng thành. Khi ấu trùng di hành ở chó
trong thời kỳ mang thai, ấu trùng theo hệ thống tuần hoàn về ký sinh ở bào
thai, vì thế chó con khi ñẻ ra ñã có thể bị nhiễm giun móc. Thời gian hoàn
thành vòng ñời của giun móc chó từ 14 ñến 20 ngày.
Theo Petrov A.M và Skrajabin K.I (1977), cảm nhiễm ấu trùng
Ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn ở chó trưởng thành. Tuy nhiên, khi
ấu trùng chui qua da chó con thì ít gây ra phản ứng, trong khi ñó ấu trùng gây
ra phản ứng viêm rõ rệt khi chui qua da của chó trưởng thành. Hiện tượng này
ñược giải thích là do ấu trùng chết và bị giữ lại ở da chó trưởng thành và gây
ra phản ứng viêm cục bộ tại ñó.
Theo Phan ðịch Lân, Phạm Sĩ Lăng, ðoàn Văn Phúc (2005) cho biết,
trứng theo phân ra ngoài gặp ñiều kiện thích hợp: ðủ oxy, ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ
24
o
- 35
o
C trong bóng mát, pH trung tính thì sau 24- 48h trứng sẽ phát triển
thành ấu trùng, ở nhiệt ñộ 27
o
C thì chỉ cần 24h trứng sẽ phát triển thành ấu
trùng (theo Looss), ở 20-30
o
C trứng phát triển thành ấu trùng mà không cần
vật chủ trung gian. Ấu trùng giai ñoạn 1 lột xác 2 lần ở môi trường bên ngoài
và sau 6 ñến 7 ngày trở thành ấu trùng gây nhiễm.
Ancylostoma spp. trong ruột chó phát triển ñến giai ñoạn trưởng thành mất
14- 16 ngày. Giun có thể sống 8-20 tháng trong cơ thể chó. Ở Liên Xô cũ, người

ta ñã chứng minh rằng: Chó trong ñiều kiện ăn ñói mẫn cảm hơn với
Ancylostoma caninum. Chó ăn ñầy ñủ theo khẩu phần ăn, sức ñề kháng cao nên
có thể ñào thải nhanh khỏi cơ thể một lượng lớn giun móc trưởng thành.
• Quá trình phát triển của trứng thành ấu trùng
Trứng sau khi ñược thải ra ngoài theo phân, phát tán trong môi trường
ngoại cảnh, khi ñó trứng mới ñược phân chia từ vài ñến vài chục phôi bào.
Trong môi trường ngoại cảnh, với nhiệt ñộ, ñộ ẩm, dưỡng khí thích hợp ấu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

trùng hình thành, chui ra khỏi trứng thành ấu trùng A
1
(trong ñiều kiện khí hậu
nước ta thì thời gian ñể trứng nở thành ấu trùng thường mất từ vài giờ ñến vài
chục giờ). Ấu trùng mới nở cơ thể có cấu tạo ñơn giản chỉ gồm ống tiêu hóa và
mầm mống của cơ quan sinh dục. Có ñầu ở trước thân, có lỗ miệng nối với
xoang miệng nhỏ hẹp và dài, xoang miệng (còn gọi là túi miệng) nối với thực
quản có cấu tạo khá ñặc biệt. Nó có hai chỗ phình hình quả lê cách nhau bởi
một chỗ hẹp lại, chỗ phình ra có van tạo thực quản hình gậy dài bằng 1/4 ñến
1/3 chiều dài thân ấu trùng. Tiếp sau thực quản là ruột với cấu tạo ñơn giản từ
những tế bào hình hạt sẫm màu là chất dinh dưỡng kết tụ. Ở ñoạn sau của ruột
hẹp lại hình thành trực tràng ñổ ra ngoài ở lỗ hậu môn mở ra ở phía bụng, phần
sau của cơ thể. Ấu trùng hoạt ñộng nhanh, dinh dưỡng của nó chủ yếu lấy từ
các chất hữu cơ có trong phân.
Sau một thời gian nhất ñịnh ấu trùng A
1
lột xác trở thành ấu trùng A
2
.
Ấu trùng A

2
cơ bản giống ấu trùng A
1
về cấu tạo, nhưng kích thước lớn hơn,
hoạt ñộng mạnh hơn.
Trong ñiều kiện thích hợp, từ vài giờ ñến vài chục giờ, ấu trùng A
2
tiếp
tục lột xác trở thành ấu trùng A
3
(ấu trùng gây nhiễm). Ấu trùng A
3
dài hơn A
2

và có thêm lớp vỏ bọc mới. Nhờ lớp vỏ này, ấu trùng có sức ñề kháng cao với
ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi. Các lỗ tự nhiên như lỗ miệng, hậu môn, lỗ bài tiết
bị bịt kín bởi lớp biểu bì cũ. Thực quản của ấu trùng A
3
hình ống, phình ra ở
phía sau, không có chỗ phình và van tạo thực quản hình sợi. Ruột cũng có
nhiều biến ñổi. Ấu trùng sử dụng những hạt dinh dưỡng tích tụ trong tế bào
ruột làm thức ăn. Ấu trùng giai ñoạn này có thể di ñộng theo chiều thẳng ñứng,
nó có thể trườn lên cây cỏ. Sự di chuyển của ấu trùng phụ thuộc nhiều yếu tố
của ngoại cảnh. Ấu trùng chỉ di chuyển khi nhiệt ñộ bên ngoài >10
o
C và cỏ ẩm
ướt. Khi ánh sáng mạnh, ấu trùng di chuyển xuống ẩn nấp ở dưới gốc cây cỏ.
Một số ấu trùng xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ qua da thì sẽ vào hạch
lâm ba, mao quản hay tĩnh mạch rồi theo máu qua tim, phổi, ñộng mạch, phế

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

quản, hầu. Theo phản xạ nuốt, cùng với nước bọt ấu trùng xuống ñến ruột non
phát triển ñến dạng trưởng thành rồi kí sinh ngay tại ñó.
• Dịch tễ học
- Phân bố: Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Bệnh do giun móc chó
Ancylostoma caninum thường thấy ở các nước thuộc vành ñai nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới. Tuy nhiên, vùng ôn ñới chó cũng có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm
thấp hơn và chỉ tập trung ở một số vùng nhất ñịnh. Chó ở vùng Trung Mỹ,
vùng nhiệt ñới Nam Mỹ và cả một số vùng thuộc ðông Nam Á như Malayxia,
Philippin có thể mắc bệnh giun móc do Acylostoma braziliense. Ở Việt Nam,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Bệnh ñược tìm thấy ở chó mèo, một số loài thú
ăn thịt thuộc các tỉnh khắp từ Bắc tới Nam.
- ðộng vật cảm nhiễm: Chó, mèo, ñộng vật ăn thịt khác và cả người ñều
có thể nhiễm giun móc. Loài giun móc Ancylostoma braziliense và
Ancylostoma tubaeforme thường nhiễm trên mèo, trong khi ñó Ancylostoma
caninum nhiễm trên cả chó và mèo.
Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó tùy thuộc vào giống, lứa tuổi: Theo Phạm
Sỹ Lăng (1990), chó 1- 3 tháng tuổi nhiễm Ancylostoma caninum với tỷ lệ
62,1%, chó 3- 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 90,7%.
Theo Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, ðoàn Văn Phúc (1993) chó 1-
3 tháng tuổi nhiễm Ancylostoma caninum với tỷ lệ 68,8%.
- Nơi kí sinh: Theo Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978), loài
Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense và Uncinaria stenocephala ký
sinh ở ruột chó, mèo và cả người.
- Sức ñề kháng của trứng: Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn ñến
sự phát triển của trứng giun móc, nhiệt ñộ thích hợp cho sự phát triển của
trứng là 25- 30
o

C, dưới 22
o
C trứng phát triển chậm, 12- 17
o
C trứng giun móc
ngừng phát triển. Khi nhiệt ñộ 0
o
C, trứng và ấu trùng dễ bị chết. Vì vậy ở
những vùng giá rét rất ít có bệnh giun móc. Ở nhiệt ñộ 37
o
C trứng tuy phát
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

triển rất nhanh nhưng không thể hoàn thành quá trình phát triển nên một số bị
chết. Khi nhiệt ñộ 40
o
C toàn bộ trứng và ấu trùng chết nhanh. Những nơi ẩm
ướt, thiếu ánh sáng, ấu trùng Ancylostoma caninum có thể tồn tại ñược một
thời gian dài.
- Tình hình phân bố ấu trùng giun móc ở bên ngoài: Phạm vi hoạt ñộng
của ấu trùng giun móc tương ñối hẹp, thường phân tán ở xung quanh phân,
không di chuyển ñược xa. Ở ñất xốp chỉ khoảng 10 cm, vì thế chó nuôi nhốt
trong chuồng ở sân chơi hẹp thường hay bị tái nhiễm ấu trùng phân tán ở bên
ngoài.
- ðường truyền lây: Bệnh truyền lây theo hai con ñường, qua thức ăn
nước uống hoặc ấu trùng cảm nhiễm chui qua da kí chủ. Khi chó nhiễm ấu
trùng qua da, ấu trùng theo tuần hoàn qua phổi. Ở phổi, ấu trùng dừng lại một
thời gian rồi sau ñó tiếp tục vào ñường tiêu hóa sau 6- 9h, tính từ lúc chúng
xâm nhập vào da. Ấu trùng từ phổi xâm nhập vào ñường tiêu hóa mạnh nhất

trong vài ngày ñầu.
2.3 ðẶC ðIỂM BỆNH HỌC CỦA BỆNH DO ANCYLOSTOMA SPP.
GÂY RA Ở CHÓ
2.3.2 Những tác hại do Ancylostoma spp. gây ra
Bệnh do giun móc chó tuy không gây thành ổ dịch lớn, nguy hiểm,
không làm cho gia súc chết ñột ngột nhưng cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng
tác ñộng lớn ñến sức khỏe cũng như thể trạng con vật. Giun móc kí sinh có thể
gây ra 4 tác ñộng chính như sau:
• Tác ñộng cơ học
Do ñặc ñiểm kí sinh nên giun móc có tác ñộng cơ giới rõ rệt ñối với kí
chủ tại nơi cư trú, trong quá trình di hành và tác ñộng lên toàn thân. Giun móc
Uncinaria stenocephala và Ancylostoma caninum khi chui qua da sẽ làm tổn
thương lớp biểu bì tổ chức liên kết dưới da. Giun móc trưởng thành có móc
cắm sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương ñường ruột.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Ấu trùng giun móc chui qua da tiết men hyaluronidaza làm biến ñổi và
phá hủy glucose, protein ở tổ chức dưới da. Ấu trùng di hành vào phổi gây tổn
thương các phế nang.
• Tác hại do chiếm ñoạt dinh dưỡng
Giun móc nhỏ hơn rất nhiều so với các loại giun tròn khác (như giun
ñũa) nên biến chứng do chúng di chuyển ñến các mô và tắc nghẽn cơ học cũng
ít hơn so với một số loại giun tròn khác. Nguy cơ nghiêm trọng nhất là giun kí
sinh và gây ra tác hại cạnh tranh dinh dưỡng với kí chủ làm cho con vật gầy
yếu, lông xù, chậm lớn, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu rõ rệt, thứ ñến là
thiếu sắt và protein trong ruột. Do vậy, nhiễm giun móc hiếm khi gây tử vong,
nhưng thiếu máu gây ra nhiều tác hại lớn ñặc biệt khi có bệnh lý ñi kèm (suy
tim, phổi tắc nghẽn…).
Trên ñầu giun có vòng móc sắc bám chắc vào niêm mạc ruột non

(không tràng, hồi tràng và tá tràng là chủ yếu), khi bám vào chúng còn tiết ra
chất ức chế quá trình ñông máu nên máu vẫn tiếp tục chảy rỉ rả liên tục, lượng
máu mất ñi tuy ít nhưng kéo dài trong thời gian dài dẫn ñến thiếu máu mạn
tính. Mặc dù hiện tượng xuất huyết trong lòng thành ruột thường xuyên xảy ra
nhưng ít khi chúng ta thấy ñược hình ảnh ñại thể của máu trong phân do lượng
máu này thường ít và chảy rỉ rả nên bị thoái biến dần trong lòng ống tiêu hóa.
Tác ñộng chiếm ñoạt dinh dưỡng của giun móc xảy ra thường xuyên,
liên tục trong suốt quá trình kí sinh ở ñường tiêu hóa. Tác ñộng này tỷ lệ thuận
với số lượng giun móc kí sinh.
• Tác ñộng do ñộc tố của giun móc
Trong quá trình kí sinh, những chất tiết của giun (một trong số các chất
tiết ấy là chất kháng ñông) hoặc những hoạt ñộng của giun thúc vào thành ruột
gây những hiệu ứng hóa học khiến cho thành ruột bị tổn thương. ðộc tố của
giun móc gây thiếu máu, thoái hóa, biến dạng nhung mao ruột, hạn chế sự
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, vitamin, gây buồn nôn, nôn mửa, ñau
bụng, ñại tiện phân lỏng, có thể phân lỏng kèm theo máu.
• Tác ñộng gây viêm nhiễm kế phát
Trong quá trình xâm nhiễm vào cơ thể kí chủ, giun móc mang theo một
số mầm bệnh gây ra tác ñộng viêm nhiễm kế phát.
Bình thường bệnh do giun móc không gây tác ñộng mạnh làm chết ñộng
vật mà chỉ làm suy giảm sức ñề kháng của cơ thể, làm giảm sức sống, giảm
sản lượng…Nhưng bệnh sẽ trở nên trầm trọng gây ra hậu quả rất xấu khi có
hiện tượng nhiễm trùng kế phát. ðối với trường hợp ấu trùng giun xâm nhiễm
qua da di hành khắp cơ thể mang theo vi khuẩn hoặc tạo ñiều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập và gây bệnh kế phát tại nơi giun gây ra tổn thương. Như vậy,
chó nhiễm giun móc là một trong các nhân tố tạo ñiều kiện cho các bệnh khác
phát sinh, phát triển: Bệnh Care, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm phổi, viêm

gan, viêm phế quản truyền nhiễm…
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh
Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1982) cho biết: Ấu trùng giun móc chui
qua da làm cho vật ngứa và viêm da. Ấu trùng còn gây những tổn thương ở
phổi. Giun trưởng thành hút nhiều máu, răng ở miệng giun gây tổn thương ở
niêm mạc, mạch máu, tiết ñộc tố, phá vỡ hồng cầu, làm máu không ñông, giúp
cho giun móc dễ hút máu. ðộc tố và các chất tiết của giun làm giảm hồng cầu,
huyết sắc tố nhưng tăng số lượng bạch cầu ái toan.
Theo Petrov A.M và Skrjabin K.I (1977), cảm nhiễm ấu trùng
Ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn chó trưởng thành. Tuy nhiên, khi ấu
trùng chui qua da chó con thì ít gây phản ứng. Trong khi ñó, ấu trùng gây phản
ứng rõ rệt khi chui qua da chó trưởng thành. Ấu trùng giun móc khi xâm nhập
qua da ñã phá hủy các mô của cơ thể chó, có thể gây ra hiện tượng nhiễm
khuẩn và phát sinh các bệnh truyền nhiễm khác nhau ở chó.

×