Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.4 KB, 73 trang )


1


MụC LụC

Lời mở đầu........................................................................................................4
Phần I : Vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ.............................................................................................................6
I/- Vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ......................................................................................................................6
1. Khái niệm......................................................................................................6
2. Sự cần thiết phải đảm bảo khả năng thanh toán............................................
6
3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán.................................8
4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán..................................................10
5. Điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được coi là có khả năng
thanh toán.........................................................................................................12
II/- Vấn đề trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ....................................................................................................................12
1. Khái niệm và vai trò của dự phòng nghiệp
vụ..............................................12
2. Các loại dự phòng nghiệp
vụ........................................................................14
3. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp
vụ..................................................17
4. Các quy định có liên quan đến việc trích lập dự phòng nghiệp
vụ...............21
5. Mối quan hệ giữa mức trích lập dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh
toán và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bảo hiểm..................................21


III/- Vấn đề biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ............................................................................................................22
1. Khái niệm.....................................................................................................22

2
2. Phương pháp xác
định..................................................................................23
3. Vai trò của chỉ tiêu biên khả năng thanh toán tối thiểu...............................25

Phần II : Vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PICO)...........................................................................................27
I/- Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PJICO)..........................................................................................27
1. Quá trình hình thành....................................................................................27
2. Các thành tựu đã đạt được trong thời gian
qua............................................32
3. Phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong thời gian
tới......................................41
II/- Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PJICO) trong năm tài chính 2002................................................45
1. Các loại dự phòng nghiệp vụ được trích
lập................................................45
2. Các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ được áp
dụng....................46
III/- Việc xác định khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PJICO) trong năm tài chính 2002................................................54
1. Phương pháp xác định biên khả năng thanh toán........................................54
2. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán.................................................................55

Phần III : Một số nhận xét và kiến nghị..........................................................58

I/- Về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ....................................................................................................................58
1. Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng
phí).........................................58
2. Dự phòng bồi thường cho các tổn thất chưa khiếu nại (Dự phòng bồi
thường).............................................................................................................6
1

3
3. Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng giao
động
lớn)..........................................................................................................65
II/- Về việc xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ ...........................................................................................67
1. Cơ sở xác định biên khả năng thanh toán tối
thiểu......................................67
2. Phương pháp xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu..........................67
Kết luận...........................................................................................................69
Tài liệu tham khảo...........................................................................................70







lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường, để duy trì sự tồn tại và phát triển, doanh
nghiệp bảo hiểm nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng,

một mặt phải thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu xã hội khác
đã đặt ra, mặt khác doanh nghiệp cũng phải thực hiện mục tiêu đảm bảo khả
năng thanh toán cho các trách nhiệm tài chính đã cam kết.

Nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thường chạy theo
mục tiêu lợi nhuận mà xa rời mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán, bởi vì có
những mâu thuẫn phát sinh khi thực hiện hai mục tiêu này. Mục tiêu đảm bảo
khả năng thanh toán được thực hiện là cơ sở để thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
Khi mục tiêu lợi nhuận được đảm bảo thì khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm được nâng cao. Tuy nhiên, để thu được tỷ suất lợi nhuận cao
thì nguy cơ doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán cũng cao và

4
ngược lại, khi khả năng thanh toán được đảm bảo thì tỷ suất lợi nhuận thu
được có thể lại thấp hơn mức kỳ vọng.

Nhận thức được vấn đề này, nên trong quá trình thực tập tại công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex Petrolimex Joint-Stock Insurance Company
(PJICO) em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về đảm bảo khả năng thanh
toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)” để nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được bố cục làm ba phần:

• Phần I : Vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
• Phần II : Vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex.
• Phần III : Một số nhận xét và kiến nghị.


















Phần I : Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ


5
I/- Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ

1/- Khái niệm
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu là khả năng
của doanh nghiệp bảo hiểm tại một thời điểm cụ thể có thể thực hiện được các
trách nhiệm tài chính khi đến hạn các hợp đồng đã ký kết.
Như vậy, một doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán được
hiểu là tình trạng tương ứng với việc doanh nghiệp bảo hiểm tại một thời
điểm cụ thể không đủ khả năng thanh toán đối với các trách nhiệm tài chính

đúng hạn.

2/- Sự cần thiết phải đảm bảo khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm được đảm bảo không
chỉ trực tiếp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đảm bảo
quyền lợi của khách hàng tham gia và tác động tới nền kinh tế và toàn xã hội.
2.1/- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nói riêng có hai mục tiêu chủ yếu, đó là: duy trì một khoản lợi nhuận hợp lý
và đảm bảo khả năng thanh toán đối với những cam kết trong hợp đồng bảo
hiểm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thường chạy theo mục tiêu
lợi nhuận mà xa rời mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán. Trong khi đó,
mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán được thực hiện là cơ sở để thực hiện
mục tiêu lợi nhuận.
Khi khả năng thanh toán đối với các trách nhiệm đã cam kết không được
đảm bảo, doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với nhiều khó khăn:
Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gặp rắc rối đối với cơ quan quản lý
hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuỳ theo tình hình tài chính cụ thể của doanh
nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ áp dụng
các biện pháp khác nhau. Nhưng tất cả các biện pháp này đều có tác động tiêu
cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì doanh
nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh

6
doanh để khôi phục khả năng thanh toán. Cụ thể một số hoạt động kinh doanh
sẽ bị ngưng lại, doanh nghiệp sẽ phải bán phá giá các khoản đầu tư...
Thứ hai, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường sẽ bị giảm sút. Khách
hàng mất lòng tin đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đồng loạt huỷ bỏ hợp
đồng đã ký kết. Đặc biệt trường hợp khách hàng đồng loạt huỷ bỏ các hợp
đồng đã ký kết càng gây khó khăn cho doanh nghiệp về mặt tài chính.

Tóm lại, cả hai tác động trên đều dẫn đến một kết quả đó là doanh nghiệp
bảo hiểm không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu xã hội
khác đã đặt ra.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng thanh toán cho các trách nhiệm
bảo hiểm đã cam kết đối với khách hàng, khi đó doanh nghiệp có cơ hội để
phát triển như duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng
cạnh tranh... từ đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Khi đó mục tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp cũng sẽ được đảm bảo thực hiện.
2.2/- Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm
Tác dụng chủ yếu của bảo hiểm là bù đắp những khó khăn về tài chính
khi khách hàng tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro trên cơ sở sự bồi thường
của doanh nghiệp bảo hiểm. Tức là, tác dụng của bảo hiểm chỉ được phát huy
khi doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng tài chính để bồi thường cho các
tổn thất phát sinh từ các hợp đồng đã giao kết hay nói ngắn gọn là doanh
nghiệp bảo hiểm có khả năng thanh toán với khách hàng của mình.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán, khách hàng
tham gia bảo hiểm sẽ không được bồi thường khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra.
Họ có thể lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nếu không có những
khoản tiết kiệm khác.
Nếu khách hàng huỷ bỏ hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm thì khách
hàng lại là bên chụi thiệt thòi vì phần phí bảo hiểm mà khách hàng được nhận
lại được từ doanh nghiệp bảo hiểm thường nhỏ hơn rất nhiều so với tổng phí
đã nộp, trong một số trường hợp đặc biệt khách hàng còn không được hoàn
phí. Để thiết lập một hợp đồng bảo hiểm mới, khách hàng phải tốn thêm chi
phí.

7
Như vậy, quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm chỉ được đảm bảo
khi doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng tài chính để thanh toán cho các
trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.

2.3/- Đối với nền kinh tế và toàn xã hội
Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành nên nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ bị tác
động khi doanh nghiệp bị phá sản. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp bị phá sản
hàng loạt sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
có được phải dựa trên cơ sở sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp
cấu thành nên nền kinh tế. Do đó, vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán của
các doanh nghiệp bảo hiểm cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan
quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Sự ổn định của xã hội chủ yếu dựa trên sự ổn định của các tầng lớp dân
cư. Họ tham gia bảo hiểm với mục đích duy trì sự ổn định tài chính của họ khi
gặp rủi ro. Khi doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán sẽ ảnh
hưởng đến sự ổn định của các tầng lớp dân cư và dẫn đến bất ổn định trong
toàn xã hội.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng thanh toán cho các trách nhiệm
bảo hiểm đã cam kết thì trên khía cạnh nào đó sẽ duy trì được sự ổn định của
toàn xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

3/- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
Có ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
• -Phí bảo hiểm đã thu và các khoản dự phòng đã lập không đủ
do hậu quả của những số liệu thống kê sai và thông tin về nghiệp vụ
không thích hợp hoặc có những thay đổi như các khiếu nại ngày càng
tăng mà doanh nghiệp không có những hành động điều chỉnh kịp thời.
• -Khả năng tích tụ về số lượng hoặc mức độ của khiếu nại
không được thu xếp thích hợp thông thường qua việc tái bảo hiểm.
• -Tổn thất về đầu tư và các tài sản khác trong những trường
hợp đặc biệt.

8

Yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ là phí bảo hiểm đã thu và các khoản dự phòng đã lập không
đủ để bồi thường cho các trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong năm tài chính.
Để đánh giá một cách khoa học về khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm cần phải xem xét đến các yếu tố:
• -Quy mô của doanh nghiệp (phần phí thực giữ lại).
• -Các loại hình bảo hiểm được triển khai.
• -Đặc điểm của thị trường bảo hiểm.
• -Hiệu quả của việc quản lý (việc kiểm soát chi phí và khiếu
nại, khả năng khai thác bảo hiểm).
• -Rủi ro phá giá các khoản đầu tư do khiếu nại chưa thanh toán
vượt quá phí thu và các khoản dự phòng.
• -Rủi ro lạm phát.
• -Rủi ro tỷ giá hối đoái.
• -Các quy định về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và quỹ dự
trữ bắt buộc, về việc ký quỹ.
• -Cơ sở của việc đánh giá tài sản nợ, tài sản có.














4/- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
bảng cân đối kế toán của

9
DOANH NGHIệP BảO HIểM PHI NHÂN THọ
Đơn vị : triệu VNĐ
tài sản nguồn vốn

ĐK CK

ĐK CK
I.TSLĐ và đầu tư NH I. Nợ phải trả
1.Tiền
-Tiền mặt
-Tiền gửi ngân hàng
2.Đầu tư tài chính
NH
-Đầu tư CK NH
-Đầu tư NH khác
3.Các khoản phải thu
-Phải thu của khách
hàng
* HĐ BH gốc
* HĐ nhận tái BH
* HĐ nhượng tái BH
-Doanh thu chưa thanh
toán
-Các khoản phải thanh
toán
-DP phải thu khó đòi

4.Hàng tồn kho
-Nguyên vật liệu tồn
kho
-Công cụ, dụng cụ tồn
kho
-CP KD dở dang
*Hoạt động BH gốc
*Hoạt động nhận tái
BH
5.TSLĐ khác
-Tạm ứng
-CP trả trước















































1.Nợ NH
-Phải trả cho người bán

*HĐ BH gốc
*HĐ nhận tái BH
*HĐ nhượng tái BH
-Các khoản ĐC DT
chưa TT
-Thuế và các khoản phải
nộp
-Phải trả CNV
-Phải trả khác

2.Dự phòng nghiệp vụ
-Dư phòng phí
-Dự phòng bồi thường
-Dự phòng giao động lớn

3.Nợ DH







































II. TSCĐ và đầu tư
DH

II. Nguồn vốn chủ sở
hữu



10
1.TSCĐ
-Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
2.Đầu tư tài chính DH
-Đầu tư CK DH
-Góp vốn liên doanh
-Đầu tư DH khác
3.CP XD cơ bản dở
dang
4.Các khoản ký quỹ
DH






















1.Nguồn vốn kinh
doanh
2.Các quỹ
-Chênh lệch tỷ giá
-Quỹ dự trữ bắt buộc
-Quỹ dự phòng tài chính
-Quỹ DP trợ cấp mất
việc làm
-Quỹ khen thưởng
-Quỹ phúc lợi
3.LN chưa phân phối




















tổng cộng:





tổng cộng:





Dựa vào bảng cân đối kế toán, ta có thể đưa ra các chỉ tiêu đánh giá khả
năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sau:
4.1/- Chỉ tiêu biên khả năng thanh toán
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là
phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả.
Biên khả năng thanh toán = Tài sản – Nợ phải trả.
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng tài chính để
thanh toán cho các trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết hay không.
4.2/- Các chỉ tiêu khả năng thanh toán
-Hệ số thanh toán chung
Khả năng thanh toán
H
1
=

Nợ phải trả
Khả năng thanh toán = Tài sản - Các khoản giảm khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán chung cho biết mức độ thanh toán các khoản nợ phải
trả của doanh nghiệp bảo hiểm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm : H
1
> 1.
- Hệ số thanh toán hiện tại
Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn
H
2
=

11
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện tại cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bảo hiểm bằng những công cụ có khả năng thanh
khoản cao.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm : H
2
> 1.
- Hệ số thanh toán nhanh

Vốn bằng tiền
H
3
=
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh cho biết quỹ tiền mặt hiện có của doanh nghiệp
bảo hiểm dành cho việc chi trả tức thời các khoản nợ ngắn hạn.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm : H
3
> 0,5.

5/- Điều kiện để một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được coi là có
đủ khả năng thanh toán
-Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập đầy đủ dự phòng
nghiệp vụ (được trình bày trong mục II).
-Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có biên khả năng thanh toán không
thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (được trình bày trong mục III).
-Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt
động, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải sử dụng một phần vốn điều lệ
đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức
ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 5% vốn pháp định. Doanh nghiệp chỉ
được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm
khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận
bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ doanh
nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng.
-Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc
để bổ sung vốn điều lệ và đảm bảo khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc
được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa bằng 10%
vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.

12

II/- Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ

1/- Khái niệm và vai trò của dự phòng nghiệp vụ
1.1/- Khái niệm

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản dự trữ được doanh nghiệp bảo
hiểm trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm được xác
định trước phát sinh từ những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
1.2/- Vai trò của dự phòng nghiệp vụ
Đối với khách hàng tham gia
Căn cứ vào khái niệm của dự phòng nghiệp vụ, thì dự phòng nghiệp vụ
là khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo
hiểm, nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được
xác định trước và phát sinh từ những hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Như
vậy, cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng
tham gia bảo hiểm là việc trích lập dự phòng nghiệp vụ . Cũng trên cơ sở đó,
quyền lợi được bồi thường khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra của khách hàng
mới được đảm bảo.
Tóm lại, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ là cơ sở để doanh nghiệp bảo
hiểm thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng, cũng là cơ sở để đảm bảo quyền
lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Tác dụng trước tiên của việc trích lập dự phòng nghiệp vụ như đã trình
bày ở trên đó là đảm bảo khả năng thanh toán đối với những cam kết của
doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, quy
mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ còn tác động đến quy mô nguồn vốn nhàn rỗi
cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nói riêng, ngoài các hoạt động nghiệp vụ thì hoạt động đầu tư cũng
đem lại những lợi ích hết sức to lớn như : giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh, góp phấn tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, góp phần

13
khuyếch trương thanh thế của doanh nghiệp... Vậy nguồn vốn nhàn rỗi cho
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được hình thành như thế nào?

Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm, nguồn vốn nhàn rỗi của
doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm : vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ
tự nguyện, các khoản lợi nhuận của năm trước chưa được sử dụng và các quỹ
được sử dụng để đầu tư được hình thành từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp, đặc
biệt là nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Nguồn vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ đi các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để
bồi thường trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ và được
gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Mặc dù dự phòng nghiệp vụ thể hiện nợ của doanh nghiệp bảo hiểm đối
với khách hàng tham gia bảo hiểm nhưng việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ
dự phòng nghiệp vụ đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ bên cạnh lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.
Theo số liệu thống kê trên thế giới, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ chiếm từ 30% - 40% tổng nguồn vốn nhàn rỗi cho hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ta đã biết, dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí bảo hiểm và được
tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu mức trích lập dự
phòng nghiệp vụ lớn hơn mức cần thiết thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, từ
đó làm giảm lợi nhuận chịu thuế và dẫn đến giảm thuế thu nhập mà doanh
nghiệp bảo hiểm phải nộp. Mục tiêu lợi nhuận không được đảm bảo nhưng
khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm lại tăng đồng thời thu nhập
chụi thuế giảm. Vì vậy, dự phòng nghiệp vụ có vai trò nhất định đối với
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Bên cạnh đó, quy mô của quỹ dự phòng
nghiệp vụ còn thể hiện khả năng tài chính và vị thế của doanh nghiệp bảo
hiểm trên thương trường.
Như vậy, thông qua việc trích lập dự phòng nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo
hiểm có thể điều chỉnh được kết quả hoạt động kinh doanh để có thể đối phó
được với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là các
cơ quan thuế.


14

2/- Các loại dự phòng nghiệp vụ
Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Việt Nam, doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ sau:
2.1/- Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí).
Dự phòng phí là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trích lập nhằm
thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn
hiệu lực của hợp đồng trong thời gian tiếp theo.
Sở dĩ phải trích lập dự phòng phí là do sự chênh lệch giữa năm tài chính
và thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Nếu tất cả các hợp đồng bảo
hiểm phi nhân thọ đều được ký kết vào ngày 1/1 và đáo hạn vào ngày 31/12
thì đó là điều lý tưởng vì lúc này doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng toàn
bộ số phí thu được trong năm tài chính mà không phải trích lập dự phòng phí.
Song trên thực tế, các hợp đồng bảo hiểm lại được ký kết vào thời điểm bất
kỳ trong năm, do đó vào ngày 31/12 vẫn còn các hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực ở năm tài chính tiếp theo và doanh nghiệp bảo hiểm phải dành một phần
phí bảo hiểm đã thu ở năm tài chính hiện tại để lập dự phòng phí cho năm tài
chính tiếp theo.
Vì thế mà dự phòng phí còn được gọi là dự phòng cho những rủi ro xảy
ra ở năm tài chính tiếp theo nhưng phí bảo hiểm thu được ở năm tài chính
hiện tại hoặc dự phòng cho những rủi ro đang quản lý.
Dự phòng phí có vai trò quan trọng đối với cả khách hàng tham gia bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Thật vậy, dự phòng phí đem lại cho bên được bảo hiểm sự đảm bảo vì
doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng tài chính ở bất cứ thời điểm nào để
thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Tức là có khả năng thanh
toán những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc bồi
thường những thiệt hại và tổn thất có thể xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của

hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm ngưng hoạt động vào ngày
31/12 thì doanh nghiệp phải hoàn trả cho khách hàng tham gia khoản phí đã
thu tương ứng với thời gian còn lại có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Đó

15
chính là dự phòng phí. Như vậy, dự phòng phí thể hiện khoản nợ của doanh
nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc trích lập dự phòng phí cũng có vai
trò rất quan trọng. Đa số các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn không trùng
khớp với năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không nhận được gì thêm
từ khách hàng tham gia bảo hiểm mà ngược lại còn phải bồi thường những
thiệt hại và tổn thất có thể xảy ra trong thời gian có hiệu lực còn lại của hợp
đồng bảo hiểm trong năm tài chính tiếp theo. Phần chi bồi thường này được
lấy từ dự phòng nghiệp vụ.
2.2/- Dự phòng bồi thường cho những tổn thất chưa khiếu nại (Dự phòng
bồi thường).
Dự phòng bồi thường là quỹ dự phòng mà doanh nghiệp bảo hiểm phải
trích lập nhằm thanh toán cho những thiệt hại và tổn thất đã xảy ra trong năm
tài chính nhưng đến cuối năm vẫn chưa được giải quyết. Hay nói một cách
khác, dự phòng bồi thường được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã
phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng
đến cuối năm tài chính chưa đươc giải quyết.
Thông thường dự phòng bồi thường thường được sử dụng để thanh toán
trong những trường hợp sau:
• Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm đã xác định được tổng số tiền phải bồi thường
nhưng đến cuối năm tài chính vẫn chưa thực hiện chi trả.
• Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng
doanh nghiệp bảo hiểm chưa xác định được tổng số tiền phải bồi thường.
• Các tổn thất đã phát sinh, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng

chưa khiếu nại và cần được doanh nghiệp bảo hiểm ước tính.
Sở dĩ cần phải trích lập dự phòng bồi thường là do sự chênh lệch của thời
điểm xảy ra tổn thất và thời điểm thực hiện bồi thường. Quy mô và tầm quan
trọng của dự phòng bồi thường là khác nhau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Song nhìn chung đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì dự
phòng bồi thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự phòng nghiệp vụ. Việc

16
trích lập dự phòng bồi thường cũng mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp bảo
hiểm và bên được bảo hiểm.
Trong thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm thường thổi phồng dự phòng
nghiệp vụ nói chung và dự phòng bồi thường nói riêng để một mặt có thể yên
tâm trước sự thiếu hụt khả năng tài chính trong tương lai. Mặt khác, các quỹ
dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí kinh doanh do đó việc trích lập các
quỹ dự phòng lớn hơn mức cần thiết sẽ làm giảm được thu nhập chụi thuế, từ
đó làm giảm nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
2.3/-Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng
giao động lớn).
Dự phòng giao động lớn được sử dụng để bồi thường khi có các giao
động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại
trong năm sau khi đã trích lập dự phòng phí và dự phòng bồi thường không
đủ để bồi thường phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, dự phòng phí cũng như dự phòng bồi thường và dự phòng giao
động lớn đều có nguồn gốc từ phí bảo hiểm và có chiều hướng ngày càng tăng
về quy mô do sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Quy mô của dự phòng nghiệp
vụ còn thể hiện khả năng tài chính và vị thế của doanh nghiệp bảo hiểm trên
thương trường.

3./ Phương pháp trích lập

3.1/- Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí).

Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
+Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ,
đường biển, đường sắt và đường hàng không: Bằng 17% của tổng phí bảo
hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.
+Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bằng 40% của tổng phí bảo hiểm
giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.

Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

17
+Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ,
đường biển, đường sắt và đường hàng không: áp dụng phương pháp trích lập
hệ số 1/8
Ví dụ: Giả sử tất cả số phí bảo hiểm tính trong một quý cụ thể được giả
định phụ thuộc vào các hợp đồng có hiệu lực vào giữa quý đó và ngày khoá
sổ kế toán 31/12 2001. Thời điểm trích lập dự phòng phí chưa được hưởng
vào ngày 31/12/2001 và được tính cho năm 2002.


Thời điểm hợp đồng
bảo hiểm có hiệu lực
Phần phí bảo hiểm
được hưởng
Phần phí bảo hiểm
chưa được hưởng
31/03/2001 7/8 1/8
30/06/2001 5/8 3/8
30/09/2001 3/8 5/8

31/12/2001 1/8 7/8

Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa Phí Tỷ lệ bảo hiểm chưa được
được hưởng = bảo hiểm x hưởng

+Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác có thời hạn đến một năm thì áp
dụng phương pháp trích lập hệ số 1/24 hoặc hệ số 1/365.

-Phương pháp trích lập hệ số 1/24.
Ví dụ : Giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm khai thác trong một tháng cụ
thể có hiệu lực từ giữa tháng và ngày khóa sổ 31/12/2001. Thời điểm trích lập
dự phòng phí vào ngày 31/12/2001 được tính cho năm 2002.

Thời điểm
hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực
Phần phí
bảo hiểm được hưởng
Phần phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Tháng 1/2001 23/24 1/24
Tháng 2/2001 21/24 3/24

18
Tháng 3/2001 19/24 5/24
Tháng 4/2001 17/24 7/24
Tháng 5/2001 15/24 9/24
Tháng 6/2001 13/24 11/24

Tháng 7/2001 11/24 13/24
Tháng 8/2001 9/24 15/24
Tháng 9/2001 7/24 17/24
Tháng 10/2001 5/24 19/24
Tháng 11/2001 3/24 21/24
Tháng 12/2001 1/24 23/24

Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa Phí Tỷ lệ bảo hiểm chưa được
được hưởng = bảo hiểm x hưởng
-Phương pháp trích lập hệ số 1/365.
Giả sử tất cả các hợp đồng bảo hiểm đều có thời hạn là 12 tháng. Dự
phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức:
Dự phòng phí Phí Số ngày còn lại của hợp đồng bảo
hiểm
chưa được hưởng = bảo hiểm x 365

+Đối với các nghiệp vụ khác có thời hạn trên một năm :
Áp dụng phương pháp trích lập tỷ lệ bằng 40% của tổng phí bảo hiểm
giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.

3.2/-Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi
thường)
+Dự phòng bồi thường cho những tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối
năm tài chính chưa giải quyết:
-Theo phương pháp thống kê

Dự phòng Tổng bồi thường tổn thất các khiếu nại
bồi thường chưa giải quyết cuối năm tài chính năm tài
tổn thất đã khiếu của 3 chính trước liên tiếp


19
nại chưa giải quyết =
trung bình 3

-Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết
trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất đã
khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi
thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết lấy bằng dự phòng bồi thường
tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết trung bình.
-Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết
trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng hơn tổng số tiền bồi
thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết của năm tài chính trước liền kề
thì dự phòng bồi thường tổn thất đã khiếu nại chưa giải quyết tính theo công
thức:

Dự phòng Dự phòng bồi Dự phòng bồi Tỷ lệ phần trăm
bồi thường thường tổn thất thường tổn thất tăng trưởng phí
tổn thất = đã khiếu nại + đã khiếu nại x BH phải thu
đã khiếu nại chưa giải quyết chưa giải quyết phát sinh trong
chưa của năm tài chính của năm tài chính năm tài chính
giải quyết trước liền kề trước liền kề từ các HĐBH
đã giao kết

-Theo phương pháp từng hồ sơ
Mức trích lập được tính trên cơ sở thông kê số tiền phải bồi thường cho
từng hồ sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính
chưa được giải quyết.
+Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm
bảo hiểm chưa khiếu nại được tính theo phương pháp thông kê:


Dự phòng Tổng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại
bồi thường cuối năm tài chính của 3 năm
tổn thất tài chính trước liên tiếp

20
chưa =
khiếu nại 3
trung bình

-Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính
theo công thức trên cao hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất chưa khiệu nại
của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu
nại lấy bằng dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình.
-Trường hợp dự phòng bồi thường tổn thất chưa khiếu nại trung bình tính
theo công thức trên thấp hơn hoạc bằng hơn tổng số tiền bồi thường tổn thất
chưa khiệu nại của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường tổn
thất chưa khiếu nại tính theo công thức:

Dự phòng Dự phòng bồi của Dự phòng bồi của Tỷ lệ phần
trăm
bồi thường thường tổn thất thường tổn thất tăng trưởng phí
tổn thất = chưa khiếu nại + chưa khiếu nại x BH phải thu
phát
chưa năm tài chính năm tài chính sinh trong năm
khiếu nại trước liền kề trước liền kề tài chính từ các HĐ
BH đã
giao kết

3.3/- Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng

giao động lớn):
Được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 100%
phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập
hàng năm được tính theo phương pháp thống kê.

4/- Các quy định khác có liên quan đến vấn đề trích lập dự phòng nghiệp
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

21
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn phương pháp
trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định hoặc phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ khác nhưng phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi áp
dụng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép thay đổi phương
pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trong trường hợp
thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế
tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký lại với Bộ Tài chính chậm nhất vào
ngày 01/12 của năm tài chính hiện hành.

5/- Mối quan hệ giữa mức trích lập dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng
thanh toán và thu nhập chụi thuế của doanh nghiệp bảo hiểm
Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản dự trữ được doanh nghiệp bảo
hiểm trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm được xác
định trước phát sinh từ những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Xác định mức dự phòng nghiệp vụ được trích lập một cách hợp lý là yếu
tố hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn
với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Ta đã biết dự phòng nghiệp vụ là các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp
bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong khi đó, biên khả năng
thanh toán được hiểu là phần chênh lệch giữa tài sản và các khoản nợ phải trả

của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi mức dự phòng nghiệp vụ được trích lập lớn
hơn mức cần thiết thì biên khả năng thanh toán sẽ thấp và nếu trường hợp
ngược lại xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh
toán. Mặt khác, dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí kinh doanh nên nếu
mức trích lập dự phòng nghiệp vụ lớn hơn mức cần thiết sẽ làm giảm thu
nhập chụi thuế, từ đó làm giảm nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm
đối với nhà nước.
Thông thường, các doanh nghiệp bảo hiểm thường trích lập mức dự
phòng nghiệp vụ lớn hơn mức cần thiết để có thể làm giảm thu nhập chụi thuế
nhưng cũng không quá cao hơn mức này để không ảnh hưởng đến khả năng

22
thanh toán, tránh sự can thiệp của các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh
bảo hiểm vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

III/- Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ

1/- Cơ sở tính biên khả năng thanh toán tối thiểu
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được
tính trên cơ sở nguồn vốn để xác đinh biên khả năng thanh toán chia cho tổng
dự phòng nghiệp vụ và số tiền bảo hiểm chụi rủi ro tại thời điểm xác định
biên khả năng thanh toán.
Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn chủ sở
hữu sau khi trừ đi các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm :
• -Nguồn vốn kinh doanh (vốn điều lệ bao gồm cả phàn ký quỹ).
• -Nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ bản.
• -Nguồn kinh phí sự nghiệp.

• -Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định.
• -Lợi nhuận chưa phân phối.
• -Chênh lệch đánh giá lại tái sản.
• -Chênh lệch tỷ giá.
• -Quỹ dự trữ bắt buộc.
• -Quỹ đầu tư phát triển.
• -Quỹ dự phòng tài chính.
• -Quỹ khen thưởng và phúc lợi.
• -Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
• -Quỹ quản lý của cấp trên.

2/- Phương pháp xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu
2.1/- Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Việt Nam

23
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ bằng 20% tổng phí thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh
toán.
Ví dụ:
Tổng phí bảo hiểm thực giữ lại của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán là 25000 đơn vị.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ là : 25000 x 20% = 5000 (đơn vị).
2.2/-Kinh nghiệm xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở một số nước trên thế giới.

a) Phương pháp tính dựa vào phí bảo hiểm
Phương pháp tính này bao gồm các bước :
Bước 1 : Lấy tổng phí bảo hiểm chia cho số tháng của năm tài chính và
nhân với 12 để tìm ra tình hình tài chính của năm dương lịch.

Bước 2 : Lấy 18% của 10000 đợn vị phí bảo hiểm đầu tiên cộng với 16%
của phần còn lại.
Bước 3 : Lấy tỷ số giữa tổng bồi thường trừ đi phần bồi thường nhận tái
bảo hiểm và tổng bồi thường.
Bước 4 : Lấy tích kết quả thu được ở bước 2 và 3.
Ví dụ :
Có số liệu của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong năm như
sau :
Tổng phí bảo hiểm giữ lại : 25000 đơn vị.
Tổng bồi thường : 17000 đơn vị.
Bồi thường nhận tái : 4500 đơn vị.
Bước 1 :
25000 x 12
= 25000 đơn vi.
12
Bước 2 :
18% x 10000 + 16% x (25000 – 10000) = 4200 đơn vị.

24
Bước 3 :
17000 - 4500
= 73,5%.
17000
Bước 4 :
Biên khả năng thanh toán tối thiểu = 4200 x 73,5% = 3087 đơn vị.

b) Phương pháp tính dựa vào mức bồi thường
Phương pháp tính này gồm các bước :
Bước 1 : Lấy trung bình tổng bồi thường của 3 năm liên liếp trước đó.
Bước 2 : Lấy 26% của 7000 đơn vị đầu tiên cộng với 23% phần còn lại

kết quả tìm được ở bước 1.
Các bước còn lại làm tương tự như phương pháp 1.
Ví dụ :
Tình hình bồi thường của một doanh nghiệp bảo hiểm trong 3 năm liên
tiếp như sau :
2000 : 16000 đơn vị.
2001 : 14500 đơn vị.
2002 : 17000 đơn vị.
Bước 1 :
16000 + 14500 + 17000
= 15833,3 đơn vị.
3
Bước 2 :
26% x 7000 + 23% x (15833,3 – 7000) = 3852 đơn vị.
Bước 3 :
17000 - 4500
= 73,5%.
17000
Bước 4 :
Biên khả năng thanh toán tối thiểu = 3852 x 73,5% = 2831 đơn vị.


25
Nhận xét :
-Biên khả năng thanh toán tối thiểu tính theo phương pháp 1 cao hơn
phương pháp 2 do vậy kết quả phù hợp là kết quả tính theo phương pháp 1.
-Phương pháp 1 chỉ căn cứ vào tình hình tổng phí bảo hiểm hoặc tổng
bồi thường của một năm nên kết quả xác định đượínhẽ không hợp lý nếu
trong năm có sự biến động về tình hình phí thu hoặc tình hình bồi thường.
-Phương pháp 2 khắc phục được nhược điểm của phương pháp 1 do đó

kết quả ýac định được chính xác hơn và thường được các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ ở một số nước phát triển áp dụng trong thực tế.

3/- Vai trò của chỉ tiêu biên khả năng thanh toán tối thiểu
Chỉ tiêu biên khả năng thanh toán tối thiểu cho biết các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ có đủ khả năng tài chính để thanh toán cho các trách nhiệm
phát sinh trong tương lai từ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết hay không. Chỉ
tiêu này cũng quyết định việc xếp hay không xếp một doanh nghiệp bảo hiểm
vào vòng kiểm soát của các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
quyết định tính chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm trong mọi hoạt động
kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư. Có thể nói, chỉ tiêu biên khả năng
thanh toán tối thiểu quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu biên khả năng thanh toán tối thiểu được xác định cao hơn mức cần
thiết thì sẽ gây những tổn thất đáng tiếc cho doanh nghiệp bảo hiểm trong
hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động đầu tư. Cụ thể, một số hoạt động
của doanh nghiệp sẽ bị ngưng lại, doanh nghiệp phải bán phá giá các khoản
đầu tư, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bị giảm sút, doanh nghiệp gặp
rắc rối với các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm...Trong trường hợp
ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm không được đảm
bảo.
Như vậy, việc xác định chính xác biên khả năng thanh toán tối thiểu có
vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Biên khả
năng thanh toán tối thiểu được xác định một cách hợp lý sẽ giúp cho doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động

×