Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Mô tả tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh tại 6 trường phổ thông của huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.98 KB, 72 trang )

Bễ GIAO DUC VA AO TAO Bễ Y Tấ
TRNG AI HOC Y HA NễI
NGUYN TH HOA
Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực
hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc
6 trờng phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
KHểA LUN TễT NGHIấP BAC S Y KHOA
KHểA 2006 - 2012
Ha Nụi - 2012
Bễ GIAO DUC VA AO TAO Bễ Y Tấ
TRNG AI HOC Y HA NễI
NGUYN TH HOA
Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống
và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 tr-
ờng phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
KHểA LUN TễT NGHIấP BAC S Y KHOA
KHểA 2006 - 2012
Ngi hng dõn khoa hoc:
PGS.TS. Lấ TH TI
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Đảng ủy, Ban giám hiệu,
Phòng đào tạo đại học, Phòng công tác học sinh sinh viên trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, giúp đỡ em trong
sáu năm học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Giáo dục sức khỏe, Viện
Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã cho phép em được thực hiện
Khóa luận này tại bộ môn.


Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tường, chủ nhiệm đề
tài “Điều tra tình hình bệnh tật học đường và nhân trắc học sinh Việt Nam” đã
cho phép em được phép tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài để thực
hiện Khóa luận này.
Với tất cả sự kính trọng, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS Lê Thị Tài - người thầy đã dìu dắt em trong những bước đi đầu tiên
của con đường nghiên cứu khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu để em hoàn thành Khóa luận như ngày hôm nay.
Con luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục, tình yêu
thương, sự động viên bố mẹ đã dành cho con trong cuộc sống, học tập và trong
quá trình thực hiện Khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi - những người đã cùng tôi chia sẻ
những khó khăn, kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành Khóa luận này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện Khóa luận
Nguyễn Thị Hoa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….***…….
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Thị Hoa, sinh viên năm thứ 6, hệ Bác sĩ đa khoa,
trường Đại học Y Hà Nội.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc
và trung thực. Số liệu của khóa luận là một phần của của đề tài “Điều tra tình
hình bệnh tật học đường và nhân trắc học sinh Việt Nam”, em đã được PSG.TS.

Nguyễn Văn Tường - chủ nhiệm đề tài cho phép tham gia nghiên cứu, thu thập
số liệu tại thực địa và sử dụng một phần số liệu để thực hiện khóa luận. Các kết
quả trình bày trong khóa luận được tính toán trung thực, chính xác và chưa được
công bố trong công trình, tài liệu nào.
Ngày 13 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Thị Hoa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVCS Cong vẹo cột sống.
TT Tình trạng.
THCS Trung học cơ sở.
THPT Trung học phổ thông.
WHO World Health Organization.
HS Học sinh.
ĐKTTB Điểm kiến thức trung bình.
ĐTĐ Điểm tối đa.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu học [5]. (hình 1) 3
1.1.2. Các thành phần có liên quan [5], [21], [31] 5
1.2. Cong vẹo cột sống 6
1.2.1. Khái niệm về cong vẹo cột sống [18] 6
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống [21], [24] 7
1.2.3. Phân loại cong vẹo cột sống [43] 7
1.2.3.1. Hình dáng cong cột sống 7
1.2.3.2. Hình dáng vẹo cột sống (Scoliosis) 8

1.2.4. Hậu quả của cong vẹo cột sống [24] 8
1.3. Các phương pháp phát hiện cong vẹo cột sống 9
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh trong nước và
ngoài nước 9
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống trên thế giới 9
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở trong nước 11
Chương 2 14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 14
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 14
2.3.2.1. Cỡ mẫu: 14
2.3.2.2. Cách chọn mẫu: 15
2.4. Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin 15
2.4.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 16
2.4.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.4.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 17
2.5. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 17
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18
2.7. Sai số và cách khống chế sai số 18
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 19
Chương 3 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh 23
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cong vẹo cột sống 31
Chương 4 35
BÀN LUẬN 35

4.1. Tình hình bệnh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của một số điều kiện học
tập lên bệnh cong vẹo cột sống trong học sinh tại 6 trường phổ thông của
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 35
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đối với bệnh cong vẹo cột sống
ở 6 trường nghiên cứu 39
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu 42
1. Tình hình bệnh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của một số điều kiện học
tập lên bệnh cong vẹo cột sống trong học sinh tại 6 trường phổ thông của
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 43
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 21
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và theo cấp học 22
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh có các biến dạng cột sống 23
Bảng 3.4. Phân bố các biến dạng cột sống theo giới 23
Bảng 3.5. Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh tiểu học (cấp I) 27
Bảng 3.6. Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh trung học cơ sở (cấp
II) 27
Bảng 3.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống 30
Bảng 3.9. Hiểu biết về nguyên nhân của cong vẹo cột 31
Bảng 3.10. Hiểu biết của học sinh về tác hại của cong vẹo cột sống 31
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thực hành phòng tránh cong vẹo cột sống đến tỷ
lệ bệnh 33
Bảng 3.13. Thái độ của học sinh đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến
CVCS 34
Biểu đồ 1. Phân bố cong vẹo cột sống theo khu vực 24
Biểu đồ 2. Phân bố các biến dạng cột sống theo cấp học 25
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 - 2011, hệ
thống giáo dục ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ với hơn 28 ngàn trường phổ

thông các cấp và gần 15 triệu học sinh trong khi dân số cả nước là gần 88 triệu
dân (theo thống kê năm 2011). Như vậy, số lượng học sinh phổ thông đã chiếm
hơn 1/6 dân số nước ta. Đây thực sự là một lực lượng rất lớn, là nguồn nhân lực
phong phú cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh
mẽ cả về thể lực và các chức năng sinh lý. Trong thời kì này, sức khỏe của các
em có mối quan hệ chặt chẽ với những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Nếu
tính trong 12 năm học phổ thông, với gần 15 ngàn giờ ngồi trong lớp, chưa kể
thời gian học thêm và tự học ở nhà, các em phải tiếp cận với nhiều yếu tố nguy
cơ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển thể chất như:
môi trường lớp học, phương tiện phục vụ học tập, chế độ học tập cũng như thời
gian học tập, vui chơi ở trường học và gia đình.
Cong vẹo cột sống là bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh, có liên quan
mật thiết với điều kiện vệ sinh học đường. Nếu không có biện pháp dự phòng
ngay từ đầu thì bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và sức
khỏe của các em.
Hiện nay, tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống nói chung còn cao,
từ 17 - 30% tùy theo cấp học và vùng sinh thái. Theo Triệu Đình Thành (2003),
nghiên cứu ở học sinh ở Lạc Sơn - Hòa Bình, thấy rằng tỷ lệ học sinh bị cong
vẹo cột sống nói chung là 19,49%, tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở bị cong vẹo
cột sống gấp 1,8 lần học sinh tiểu học [36]. Trong khi đó, ở Anh tỷ lệ học sinh bị
cong vẹo cột sống là 5,9% [44], ở Singapore tỷ lệ này là 3,1% [53].
Mỗi địa phương có đặc thù riêng về điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kĩ
thuật, văn hóa, phong tục tập quán,… đó cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu
2
biết của học sinh về bệnh học đường nói chung và cong vẹo cột sống nói riêng.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của nước ta với sáu dân tộc cùng
sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%. Huyện Kim Bôi
nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, địa hình chủ yếu là núi rừng, mang đầy đủ
những đặc điểm của tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Cho

đến nay đã có nhiều nghiên cứu về cong vẹo cột sống nhưng chủ yếu tập trung ở
khu vực đồng bằng, số nghiên cứu ở khu vực miền núi còn hạn chế. Mặt khác,
nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đối với bệnh
vẫn còn ít. Đó chính là lý do mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh tại 6 trường phổ
thông của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh cong vẹo cột
sống ở 6 trường nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống.
Cột sống có nhiều chức năng quan trọng, là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc
cho toàn bộ cơ thể, bảo vệ tủy sống, giảm xóc cho bộ não. Nhờ cột sống mà cơ
thể vận động được linh hoạt, nghiêng sang trái, sang phải, cúi hoặc ưỡn người,
xoay vặn và nhún nhảy để đáp ứng các nhu cầu về lao động sản xuất, học tập và
nhiều hoạt động khác.
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu học [5]. (hình 1)
Cột sống chạy dài từ mặt trước xương chẩm đến hết xương cụt, bao gồm
33 đốt sống khớp với nhau và được chia thành 5 đoạn: đoạn cổ có 7 đốt sống,
đoạn ngực có 12 đốt sống, đoạn thắt lưng có 5 đốt sống, đoạn cùng có 5 đốt và
đoạn cụt có 4 đốt.
Mỗi đoạn có một chức phận vận động khác nhau, do đó có cấu tạo hình
thái khác nhau riêng biệt cho mỗi đoạn.
- Đốt sống cổ: Nằm ở trên cùng, tiếp giáp với xương chẩm. Thân đốt sống
bè ngang, lỗ đốt sống rộng, mỏm gai chẽ đôi nằm ngang có một lỗ ngang cho

động mạch đốt sống đi qua.
- Đốt sống ngực: Nằm tiếp theo các đốt sống cổ. Thân đốt sống khá dày,
hai bên thân có bốn diện tiếp khớp với đầu sau xương sườn, lỗ đốt tròn, mỏm
ngang có diện tiếp khớp với củ sườn, mỏm gai to và chúc nhiều xuống dưới.
4
Hình 1: Cột sống

Nhìn trước Nhìn bên Nhìn sau
Các đốt
sống cổ
Các đốt
sống ngực
Các đốt
sống thắt
lưng
Xương
cùng
Xương cụt
Xương cụt
Xương cụt
Xương cùng
Xương
cùng
Đốt
đội
Đốt
trục
Đốt đội
Đốt trục
Đốt

đội
Đốt
trục
5
- Đốt sống thắt lưng: Tiếp theo các đốt sống ngực. Thân đốt rất to, các
mỏm ngang dài và nhọn, các mỏm gai nằm ngang và hướng ra sau.
- Xương cùng: Tiếp theo các đốt sống thắt lưng. Có năm đốt dính liền với
nhau tạo thành hình tháp bốn mặt, đáy ở trên, đỉnh ở dưới, trong xương cùng có
ống cùng là đoạn cuối cùng của ống sống, hai bên khớp với xương chậu thành
khung chậu hay chậu hông.
- Xương cụt: Nằm ở dưới cùng của cột sống. Do bốn đốt sống cùng thoái
triển dính vào nhau tạo thành xương cụt, có hình tam giác nền ở trên khớp với
xương cùng, hai mặt trước và sau có mào ngang.
- Các khớp cột sống: Các đốt sống được liên kết với nhau bằng các khớp
và dây chằng, các thân đốt khớp với nhau bằng các đĩa sụn gian đốt sống (còn
gọi là đĩa đệm). Suốt theo chiều dài của cột sống, ở mặt trước và mặt sau có các
dây chằng dọc trước và dọc sau bám vào. Khớp giữa các mỏm khớp (trên và
dưới các đốt liền kề) là các khớp động loại phẳng, có bao khớp bọc xung quanh.
Ở giữa cung đốt sống, giữa các mỏm ngang, mỏm gai và đầu mỏm gai đều có
các dây chằng. Nhờ các khớp đốt sống mà cơ thể có thể làm các động tác cúi,
ngửa, nghiêng trái hay nghiêng phải và vặn người, nhưng dễ chuyển động nhất
là các đốt sống thắt lưng rồi đốt sống cổ. Các đốt sống ngực nối liền với xương
sườn tạo thành lồng ngực.
Nhìn từ phía sau, cột sống thẳng đứng như một sợi dây rọi, các gai đốt
sống nhô ra sau. Nhìn từ phía bên, cột sống có nhiều đường cong, đó là một đặc
điểm của loài người, đường cong hình thành do tư thế đứng và đi bằng hai chân.
Nhở có các đường cong này mà cột sống có tác dụng như một lò xo mềm, dẻo
và chắc. Ở động vật đi bằng 4 chân (trừ đoạn cổ và đuôi) cột sống cong như một
vòm nhà tựa lên 4 cột, trọng lượng của thân nó được treo trên vòm đó.
1.1.2. Các thành phần có liên quan [5], [21], [31].

Hình dáng cũng như khả năng chống đỡ của cột sống phụ thuộc vào tình
trạng dây chằng và các cơ có liên quan.
- Dây chằng cột sống: có nhiều dây chằng ở cột sống, trong đó hai loại
quan trọng nhất là:
6
+ Dây chằng dọc trước: Như một dải băng đi từ gáy qua mặt trước tất cả
các đốt sống, đến bám chặt vào xương cùng. Đây là một dây chằng rất khỏe và
bền, nó căng ra khi cơ thể ưỡn lưng và giữ cho lưng chỉ ưỡn tới một mức độ
nhất định. Nếu vì lý do nào đó dây chằng này bị giãn hoặc yếu đi thì cột sống bị
cong, thân người bị ưỡn ra phía sau.
+ Dây chằng dọc sau: Chạy dài phía sau các cột sống, từ đốt sống cổ 2
đến đốt sống cùng. Nó tương đối mỏng và yếu hơn dây chằng dọc trước, nên
làm cho người ta cúi về phía trước dễ hơn ưỡn lưng ra phía sau.
- Các cơ lưng: Nằm đối xứng ở hai bên phải, trái của cột sống nên có liên
quan mật thiết đến tư thế và động tác của cột sống. Các cơ này có tác dụng giữ
cho cột sống có tư thế cân bằng. Nếu một bên cơ bị yếu hơn bên kia sẽ làm cho
cột sống bị kéo lệch về phía bên đối diện gây nên vẹo cột sống.
1.2. Cong vẹo cột sống
1.2.1. Khái niệm về cong vẹo cột sống [18].
Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị biến dạng khác với bình
thường. Là một hình thái của tư thế xấu, sự xoắn vặn thực sự của cột sống. Đây
là tật chính trong các tật của cột sống lứa tuổi học sinh.
Hình 2: Cong vẹo cột sống.
Cột sống vẹo sang một
bên
Xương bả vai hai bên
không cân đối
Hai mông lệch
7
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống [21], [24].

Bất cứ một nguyên nhân nào làm cho các cơ và dây chằng bị kéo dãn,
hoặc yếu đi do phải chịu sức căng kéo về một phía, ra trước hoặc ra sau, sang
trái hoặc sang phải, trong một thời gian dài, sẽ làm cho phần cột sống tương ứng
bị biến dạng, gây nên cong vẹo cột sống.
- Nguyên nhân mắc phải: Hầu hết nguyên nhân của bệnh cong vẹo cột
sống ở học sinh nằm trong các trường hợp:
+ Do tư thế xấu trong học tập: Ngồi học không ngay ngắn, ngồi chen chúc
như ngồi nghiêng vẹo trong học tập trong thời gian dài.
+ Bàn ghế không phù hợp với tầm vóc do bàn quá cao ghế quá thấp hoặc
ngược lại, ngồi tì ngực vào bàn do bàn liền ghế không đúng quy cách.
+ Tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động: Lao động không đều giữa hai bên
cơ thể kéo dài như gánh nặng, bế em, cuốc đất, đeo cặp một quai, xách cặp sách
một bên kéo dài
+ Do bệnh tật: Di chứng của bệnh bại liệt, lao cột sống, còi xương, suy
dinh dưỡng, chấn thương cột sống
- Nguyên nhân chưa rõ ràng: Một số trẻ ngay sau khi sinh ra đã bị biến
dạng cột sống, 90% các trường hợp này không rõ nguyên nhân gọi là cong vẹo
cột sống bẩm sinh.
1.2.3. Phân loại cong vẹo cột sống [43].
1.2.3.1. Hình dáng cong cột sống.
- Gù lưng (Kyphosis): ở tư thế thẳng đứng người khám nhìn từ phía bên,
đường cong cột sống nhô lên quá cao làm thân hình ngắn lại. Gù lưng hay đi đôi
với vẹo cột sống.
- Ưỡn lưng (Lordosis): thường ưỡn thắt lưng, ở tư thế đứng thẳng nhìn
nghiêng về phía bên, vòng cong thắt lưng ưỡn ra phía trước làm cho ngực nhô
lên, hai vai so lại, mặt và cổ có xu hướng ngửa lên.
8
1.2.3.2. Hình dáng vẹo cột sống (Scoliosis)
Là cột sống có đường cong nhìn từ phía sau lưng, hay gặp hai loại đường
cong hình chữ C hoặc chữ S.

- Vẹo cột sống hình chữ C: Vẹo hoàn toàn làm đường cong lồi sang một
bên, đường nối hai vai nghiêng, đường nối mỏm vai xương bả vai nghiêng,
đường nối mào chậu nghiêng, tam giác thân hai bên không bằng nhau. Vẹo chữ
C không hoàn toàn thường diễn ra ở khoảng đốt sống lưng 5 đến đốt sống lưng
8. Vẹo lưng phải và vẹo lưng trái mà các dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hai bả vai
khác nhau. Vẹo thắt lưng thường mặt lồi về phía trái, tam giác thân phải sâu,
mạn sườn phải lõm hơn.
- Vẹo chữ S thường gặp ở đoạn lưng và thắt lưng. Vẹo hình chữ S thuận thì
đoạn lưng lồi về phía trái, đoạn thắt lưng lồi về phía phải. Vẹo chữ S ngược thì
đoạn lưng lồi về phía phải và đoạn thắt lưng ngược lại lồi về phía trái.
Nhìn chung có bốn loại vẹo cột sống thường gặp như sau:
- Vẹo cột sống hình chữ C thuận.
- Vẹo cột sống hình chữ C ngược.
- Vẹo cột sống hình chữ S thuận.
- Vẹo cột sống hình chữ S ngược.
1.2.4. Hậu quả của cong vẹo cột sống [24].
Cong vẹo cột sống có thể gây ra các hậu quả sau:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Cong vẹo cột sống (đoạn ngực) dẫn đến thể tích
lồng ngực bị thu hẹp do đó sẽ ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, tuần hoàn. Chân
thấp chân cao do lệch vai, đặc biệt các em gái khung chậu bị giới hạn có thể bị
lệch sẽ ảnh hưởng đến sinh đẻ sau này.
- Trong quá trình học tập, do lệch trọng tâm cơ thể nên ngồi học kém tập
9
trung, chóng bị tê mỏi mông và đùi, do ngồi không ngay ngắn nên chữ viết xấu,
chậm, khi học bài cũng khó khăn hơn nên kết quả học tập bị hạn chế.
- Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, do cơ thể bị lệch nên sẽ hạn chế
nhiều trong hoạt động thể lực, rèn luyện thể thao, lao động.
- Ngoài ra cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp thể hình khi các
em lớn lên (gù, ưỡn, vai lệch ), làm các em giảm tự tin và hòa nhập cộng đồng.
1.3. Các phương pháp phát hiện cong vẹo cột sống.

Hiện nay chủ yếu sử dụng 3 phương pháp sau:
- Phương pháp khám sàng lọc: Người khám quan sát hai mỏm xương bả
vai, hai tam giác nách, hai nếp lằn mông và chiều dài hai khối cơ lưng. Đây là
phương pháp có thể tiến hành trên một số lượng đối tượng lớn. Tuy nhiên, hạn
chế của khám sàng lọc là không đánh giá được mức độ cong vẹo cột sống.
- Phương pháp khám vẹo cột sống bằng Scoliosis meter: Sử dụng thước đo
scoliosis meter để đo độ lệch của cột sống. Phương pháp này giúp chẩn đoán sơ
bộ mức độ cong vẹo cột sống nhưng có hạn chế là cần nhiều thời gian và thiết bị
máy móc đi kèm.
- Chụp X quang cột sống: Phương pháp này có ưu điểm là vừa đánh giá được
mức độ cong vẹo cột sống vừa giúp chúng ta lưu lại hình ảnh để đánh giá hiệu quả
can thiệp. Hạn chế của nó là đắt tiền, không thể tiến hành được tại cộng đồng.
Trong nghiên cứu này, với thời gian cho phép và mục đích của đề tài,
chúng tôi thực hiện khám sàng lọc để phát hiện học sinh có các biến dạng
cột sống.
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh trong nước và
ngoài nước.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống trên thế giới.
Bệnh cong vẹo cột sống đã được phát hiện và điều trị từ giai đoạn rất sớm
của lịch sử phát triển y học. Hyppocrate là một trong những tác giả đầu tiên trình
10
bày về cong vẹo cột sống và đặt tên Scoliosis. Ông cũng mô tả việc sử dụng các
thiết bị làm giảm tiến triển của cong vẹo cột sống [42].
Tới thế kỷ 18-19, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân, bệnh sinh
của cong vẹo cột sống một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Đó là thời điểm đánh
dấu bước phát triển to lớn trong việc phòng và chữa trị bệnh học đường.
Năm 1849, Hare cho rằng: Cong vẹo cột sống có liên quan tới tư thế sai,
rối loạn phát triển thể chất, còi xương. Ông cũng mô tả việc sử dụng khuôn bằng
thạch cao để điều trị cong vẹo cột sống có hiệu quả [42].
Cùng năm đó, Edward. Lonsdale viết luận thuyết về điều trị cong vẹo cột

sống, ông cho rằng biến dạng cột sống ở trẻ em gái khi ngồi khâu vá, mặc áo nịt
ngực quá chặt, bế ẵm trẻ nhỏ ở một bên tay ở giai đoạn cột sống phát triển
nhanh dẫn đến cong vẹo cột sống [46].
Tỷ lệ cong vẹo cột sống trong một khám sàng lọc của Guillauve trên 731
trẻ em trai và gái, có 18 % trong số 350 trẻ em gái và 41% trong số 381 trẻ em
biến dạng cột sống [44].
Kết quả khám sàng lọc của John.E.Loustein cho các trường ở Minesota
thập kỷ 1970 cho 571.722 học sinh có 8,3% có dấu hiệu ban đầu của cong vẹo
cột sống [37].
Nghiên cứu của Rolaga và cộng sự năm 1978 về khám sàng lọc cho
26.974 học sinh có 4,5% cong vẹo cột sống [47].
Năm 1982 tại Singapore, J.S.Daruwalla và các cộng sự khám sàng lọc cho
110.744 học sinh ở các nhóm tuổi 6 đến 7; 11 đến 12; 16 đến 17 cho kết quả lần
lượt là 0,12%; 1,7%; 3,1%.
Một khám sàng lọc khác của Stirling và cộng sự cho 15.799 trẻ học sinh
từ 6 đến 14 tuổi ở Anh, năm 1996 thì 934 học sinh (5,9%) có dấu hiệu ban đầu
của cong vẹo cột sống và được chụp Xquang sàng lọc lần 2 có 431 học sinh
11
(2,7%) có góc Cobb trên Xquang > 5độ [48].
Như vậy, cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh đã được quan tâm nghiên
cứu từ rất lâu. Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh các nước phát triển trên
thế giới ít có sự biến động qua các thập niên. Tỷ lệ này dao động từ 0,12% đến
8,3% và có xu hướng tăng lên qua các giai đoạn phát triển.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở trong nước.
Năm 1961, theo Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh cong
vẹo cột sống ở tuổi 18, Hà Nội, ở nam là 24,6% và nữ là 33,9% [24].
Theo kết quả nghiên cứu của Sở y tế Hà Nội năm 1962 thì tỷ lệ học sinh ở
Hà Nội bị cong vẹo cột sống là 12% [9].
Trong thập kỷ 70 một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực vệ sinh học
đường, có nhận xét là tỷ lệ các bệnh có liên quan đến học đường có biểu hiện

tăng lên. Đặc biệt ở Thái Bình có tỉ lệ cao, ở nam 65% và nữ 63% [14].
Theo Bùi Hoàng Tụng nghiên cứu tỷ lệ bệnh cong vẹo cột sống của học
sinh trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, Quảng Châu - Quảng Xương -
Thanh Hóa, năm 1989 kết quả là 13,98% [37].
Theo Phạm Song, trong đề tài “Sức khỏe của thế hệ trẻ Việt Nam thập kỷ
80”, thì tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh nói chung là 23%, trong đó nam
21,2%; nữ 24,5% [22].
Theo Phạm Văn Hán nghiên cứu 504 học sinh gồm: 4 lớp tiểu học, 4 lớp
trung học cơ sở tại thi trấn Minh Đức - Thủy Nguyên - Hải Phòng năm 1993-
1995 thì tỷ lệ cong vẹo cột sống là 27,21% [10].
Trong đề tài nghiên cứu về mối liên quan giữa môi trường học tập và tình
trạng sức khỏe, bệnh tật của học sinh Kh’mer - Kiên Giang từ năm 1997 đến
năm 2000 của Hồng Xuân Trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo
cột sống năm 1997 là 27,1%, năm 2000 tăng lên 29,3% [35].
12
Theo Bùi Thị Thao, Đặng Văn Nghiễm nghiên cứu năm 1994, tỷ lệ cong
vẹo cột sống của học sinh Vũ Thư - Thái Bình cho thấy tỷ lệ bị cong vẹo cột
sống cao nhất là ở lớp 5 và lớp 9 [29].
Nghiên cứu của Trần Đình Long thấy học sinh ở nông thôn có tỷ lệ cong
vẹo cột sống cao hơn học sinh thành phố. Học sinh ở Bắc Lý - Lý Nhân - Hà
Nam có tỷ lệ cong vẹo cốt sống là 38,1%, học sinh ở thành phố Trần Quốc Toản
là 10,1% (nghiên cứu cùng thời gian cùng lứa tuổi [43]).
Theo Trần Văn Dần thì tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông trong
thập kỷ 90 tử 16 - 27%. Nhìn chung tỷ lệ cong vẹo cột sống vẫn không giảm [9].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh 2001, nghiên cứu ở 361 học sinh các
cấp tại Sóc Sơn - Hà Nội, tác giả nhận thấy học sinh tiểu học bị cong vẹo cột
sống là 36,9%; Trung học cơ sở là 24,5%; Phổ thông trung học là 38,3%. Tỷ lệ
mắc bệnh chung là 33,35%. Trong đó hình dáng cong vẹo cột sống chữ C thuận
là 43%, chữ C ngược là 15% [12].
Theo Vũ Đức Thu, Lê Kim Dung, Đào Ngọc Phong và cộng sự nghiên

cứu bệnh cong vẹo cột sống ở Hà Nội năm 2001 phát hiện tỷ lệ cong vẹo cột
sống cao với 30,8% và tăng theo cấp học, tiểu học là 28,7%; trung học cơ sở là
30,1%; phổ thông trung học là 33,15% [31].
Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Liên (2001), tìm hiểu tình hình cong vẹo
cột sống của học sinh ở hai địa điểm của thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ
mắc chung là 10,4% trong đó tiểu học là 10,9%; trung học cơ sở là 13%; phổ
thông trung học là 7,2 % [16].
Theo Triệu Đình Thành (2003) [36], nghiên cứu học sinh ở Lạc Sơn - Hòa
Bình thấy rằng: Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống nói chung là 19,49%, tỷ lệ
học sinh Trung học cơ sở bị cong vẹo cột sống gấp 1,8 lần học sinh tiểu học.
Hình dáng cong vẹo cột sống chủ yếu là chữ C thuận 46%, C ngược 35,7%.
Lê Thế Thự và cộng sự (2004) nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở học
13
sinh 4 trường gồm 2 trường tiểu học, 2 trường trung học tại thành phố Hồ Chí
Minh nhận thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống rất cao, đầu năm có tỷ lệ là
12,1% thì cuối năm tăng lên 30% [38].
Qua đó chúng ta có thể thấy sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với
bệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh. Những nghiên cứu trên cho thấy tỷ
lệ cong vẹo cột sống lứa tuổi học sinh ở nước ta chưa có sự khác biệt nhiều qua
các thời kì, hiện nay vào khoảng 10 đến 34%. Tuy nhiên, nghiên cứu đề cập đến
kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đến tình hình bệnh vẫn còn ít, đây là
một yếu tố quan trọng không kém so với việc thực hiện các quy định của nhà
nước. Đó cũng là lý do mà trong điều tra này, ngoài nghiên cứu thực trạng cong
vẹo cột sống chúng tôi còn nghiên cứu cả kiến thức, thái độ, thực hành và một
số điều kiện học tập ảnh hưởng đến tình hình bệnh.
14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11/2011.

- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 trường phổ thông thuộc huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, bao gồm:
+ Hai trường tiểu học: Tiểu học thị trấn Bo.
Tiểu học Kim Bình.
+ Hai trường trung học cơ sở: THCS thị trấn Bo.
THCS Kim Bình.
+ Hai trường phổ thông trung học: PTTH Kim Bôi A.
PTTH Bắc Sơn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở 6 trường đã chọn có mặt tại trường vào buổi
khám sàng lọc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Cỡ mẫu:
- Số học sinh cần khám và phỏng vấn được tính theo công thức tính cỡ mẫu
cho ước lượng tỷ lệ của một nghiên cứu mô tả:
15
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cho một trường
p: tỷ lệ mắc biến dạng cột sống trung bình ở học sinh (ước tính 25 %).
α : Mức ý nghĩa thống kê. α = 0,05
: Khoảng tin cậy (ứng với giá trị
Giá trị Z = 1,96 thu được từ bảng Z
là một tỷ lệ so với tỷ lệ p (trong nghiên cứu này lấy = 0,25)
Thay số vào tính được số người cần khám và phỏng vấn tối thiểu cho một
trường là n = 184 và làm tròn thành 200 học sinh. Với 6 trường thì tổng số học
sinh tối thiểu là 1200. Thực tế chúng tôi đã nghiên cứu trên tất cả học sinh có
mặt tại 6 trường vào thời điểm nghiên cứu, tổng cộng là 1351 học sinh.
2.3.2.2. Cách chọn mẫu:

- Chọn tỉnh: Trong dự án quốc gia “Điều tra tình hình bệnh tật học đường
và nhân trắc học sinh Việt Nam” 8 tỉnh được chọn đại diện cho 8 vùng sinh thái,
trong đó Hòa Bình là tỉnh được chọn đại diện cho vùng Tây bắc.
- Chọn huyện: Nghiên cứu này chọn chủ đích huyện Kim Bôi.
- Chọn trường: Chọn mỗi cấp học chọn 2 trường, một trường đại diện cho
khu vực thị trấn và một trường đại diện cho khu vực nông thôn.
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Khám phát hiện cong vẹo cột sống: không chọn mẫu, khám cho tất cả
học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 có mặt tại trường.
+ Phỏng vấn: Với tiểu học chỉ phỏng vấn học sinh từ lớp 2 trở lên; Với
trung học cơ sở và trung học phổ thông: phiếu phỏng vấn được phát cho tất cả
học sinh có mặt tại thời điểm nghiên cứu.
2.4. Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin
n =

×