Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty tnhh hạ hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.11 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN
*******
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI
CÔNG TY TNHH HẠ HIỆP
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đặng Văn Thanh
Sinh viên : Nguyễn Thị Hạ
Lớp : KT15
Mã Sinh viên : 7CĐ01224
HÀ NỘI - NĂM 2012
MôC LôC
MôC LôC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT – Giá trị gia tăng
DN- Doanh nghiệp
SXKD – Sản xuất kinh doanh
HHDV – Hàng hóa dịch vụ
TSCĐ – Tài sản cố định
XDCB- Xây dựng cơ bản
HTKK – Hỗ trợ kê khai
NSNN – Ngân sách nhà nước
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều đó
tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các Doanh nghiệp Việt
Nam. Các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt thì phải lựa chọn cho mình bước đi thích hợp, phải có tầm nhìn chiến lược
từ sản xuất đến tiếp cận thị trường và đặc biệt phải có công cụ quản lý hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những biện pháp kinh tế, tài chính khác thì kế toán luôn là một công cụ chủ


yếu và hiệu quả nhất để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức công tác kế
toán khoa học, hợp lý là một trong những cơ sở cung cấp thông tin quan trọng nhất cho
việc chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tổ chức hoạch toán
thuế GTGT một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với Doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho DN tìm ra những
hạn chế khắc phục và phát huy những nhân ốt tích cực để không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, đa dạng hóa các hình thức mẫu mã, chủng loại sản phẩm, tạo điều
kiện cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, việc thu hồi vốn diễn ra nhanh chóng, từ
đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác kế toán thuế GTGT trong toàn bộ công
tác kế toán của các Doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Hạ Hiệp nói riêng, em
đã lựa chọn đề tài: Kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Hạ Hiệp.
Nội dung luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về kế toán thuế GTGT tại Doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Hạ Hiệp.
Phần 3: Nhận xét và một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán thuế
GTGT tại Công ty TNHH Hạ Hiệp.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.Những vấn đề chung về thuế GTGT
1.1.1.Khái niệm
Thuế GTGT hay còn gọi là VAT (Value Added Tax) là loại thuế gián thu đánh trên
phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh qua mỗi khâu của quá trình sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2.Vai trò và đặc điểm của thế GTGT
 Vài trò của thuế GTGT
Trong nền kinh tế thị trường, thuế đóng các vai trò cơ bản và quan trọng sau:
• Thứ nhất, thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính mà Nhà
nước tập trung được từ nên kinh tế, nguồn htu này dựa trên quyền lực theo bản chất

của nn, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội ma các nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong
tổng thu của nn bởi thu thuế có nhiều ưu điểm hơn các nguồn thu khác:
− Thu thuế là thu từ nội bộ nền kinh tế nên nguồn thu ổn định và ngày càng tăng
tưởng cùng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
− Thu thuế không chịu các ràng buộc về kinh tế, chính trị như thu từ viện trợ, vay
nợ từ bên ngoài.
− Thu thuế không phát sinh các khoản chi phí như vay nợ.
− Thực tế quản lý thu thuế của các nước cũng cho thấy nguồn thu từ thuế chiếm
tới trên 90% tổng số thu ngân sách Nhà nước.
• Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
− Nhà nước sủ dụng nhiều công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế như kế hoạch
hóa, luật pháp, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách tài chính…
trong đó thuế là một bộ phận của chính sách tài chính có vai trò đặc biệt quan
trọng bởi khả năng tác động của thuế đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ngày
càng sâu rộng.
− Khi nền kinh tế trì trệ, suy thoái, chính sách cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập
thực tế của dân cư đồng thời giảm chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất, hệ quả khả năng thanh toán cả xã hội tăng, giá cả hàng hóa có xu hướng
giảm, hàng hóa được tiêu thụ, sản xuất phát triển, nên kinh tế thoát khỏi suy
thoái
− Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, mức cung gia tăng nhanh chóng nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu tình trạng này kéo dìa sẽ dẫn đến
cung vượt cầu và sản xuất bị đình đốn, hàng hóa không tiêu thụ được, khi đó
chính sách tăng thuế sẽ tác động làm giảm thu nhập thực tế của dân cư, gây sức
ép tăng giá bán, kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm bớt, nhu cầu đầu tư sản xuất
kinh doanh giảm bớt, cân bằng cung cầy được giữ ổn định.
 Đặc điểm của thuế GTGT
− Thuế GTGT là loại thuế gián thu, do đó mang đầy đủ đặc điểm của thuế gián
thu.
− Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình SXKD nhưng chỉ tính trên

phần giá trị tăng thêm.
− Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi sự tổ chức hay phân chia các chu trình
kinh tế
− Thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt.
− Thuế GTGT có khả năng mang lại số thu ổn định thường xuyên cho ngân sách
nhà nước
− Thuế GTGT có tính trung lập cao
1.1.3.Đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT
Tại khoản 1 Mục I phần A thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn
thi hành một số điều của luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế GTGT đối tượng chịu thuế được quy định như sau:
− Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế.
− Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là
người trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp khi mua hàng
hóa, dịch vụ đều phải trả số tiền như nhau.
− Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt nghành nghề, hình thức tổ
chức kinh doanh ( sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập
khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập
khẩu) bao gồm:
− Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh
nghiệp, Luật DN Nhà nước và Luật hợp tác xã.
− Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội , tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp
và các tổ chức khác.
− Các DN có vồn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh
doanh theo luật đầy tư nước ngoài tại Việt Nam ( luật đầu tư), các tổ chức, cá

nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập
pháp nhân tại Việt Nam.
− Cá nhân, các hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
− Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ ( kể cả trường
hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú Việt
Nam.
1.1.4.Căn cứ và Phương pháp tính thuế
 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
 Giá tính thuế GTGT: là giá bán chưa thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán
hàng, người cung cấp dịch vụ
Giá chưa có thuế = Giá thanh toán
1 + % thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Giá tính thuế GTGT của một số hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
− Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT
− Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại của khẩu, cộng với thuế nhập khẩu.
− Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng là giá tính
thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh các hoạt động này.
− Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng ký.
− Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán hàng hóa tính theo giá
bán trả 1 lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.
− Đối với gia công hàng hóa là giá gia công
− Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là do Chính phủ quy định.
 Thuế suất thuế GTGT:
− Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu.
− Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ: nước sạch, phân bón, dụng cụ y tế,
thức ăn gia súc, gia cầm, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật….

− Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ: dầu mỏ, khí đốt, điện thương
phẩm… và các hàng hóa, dịch vụ còn lại không thuộc đối tượng áp dụng thuế
suất 0% và 5%
 Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT được tính theo 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương
pháp trực tiếp
 Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
- Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh ( trừ các đối tượng tính
thuế theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT) thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, mua bán có hóa đơn chứng từ theo đúng quy định của pháp luật
về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
• Cách xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra =giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế x thuế suất
thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Theo thông tư 129/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008, có hiệu lực từ ngày
01/01/2009. Hóa đơn mua hàng có giá trị trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân
hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT hàng mua vòa. Nếu trong 1 ngày, mua nhiều
hóa đơn của cùng 1 người bán có giá trị trên 20 triệu đồng cũng phải thanh toán qua
ngân hàng mới được khấu trừ thuế. Nếu cùng 1 hóa đơn trên 20 triệu mà thanh toán
bằng hai hình thức tiền mặt và chuyển khoản thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT thanh
toán bằng hình thức chuyển khoản.
 Tình thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
− Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT bao gồm:
− Cơ sở, cá nhân sản xuất, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
− Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinhdoanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và

các tổ chức khác chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ vào
giá mua, giá bán ghi trên chứng từ theo quy định của pháp luật.
− Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng bạc đá quý, ngoại tệ.
• Cách xác định thuế GTGT phải nộp:
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán, hàng hóa, dịch vụ
có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ
vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chị thuế x thuế suất thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
Trong đó:
GTGT của hàng hóa dịch vụ = doanh số của hàng hóa dịch vụ bán ra – giá vốn của
hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa,
dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hóa đơn bán
hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hoa đơn mua hàng hóa dịch vụ:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của HHDV chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của
HHDV đó
Trong đó:
GTGT của HHDV = Doanh số của HHDV bán ra x Tỷ lệ GTGT
- Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoạc thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn
mua HHDV thì cơ quan tính thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ
ấn định mức doanh thu tính thuế.
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của HHDV chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của
HHDV đó
Trong đó:
GTGT của HHDV = Doanh thu ấn định x Tỷ lệ GTGT
- Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT được cơ quan
thuế qui định đối với từng địa bàn kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
1.1.5.Trình tự đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT
 Đăng ký thuế GTGT:

− Khi DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc giấy chứn nhận đầu tư. Khi DN đã có phát sinh trách nhiệm
khấu trừ thuế và nộp thuế thay tổ chức cá nhân. Hoặc khi DN bắt đầu thực hiện
nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật trong vòng 10 ngày phải
đăng ký thuế
 Kê khai thuế
− Khi DN được đăng ký thuế và cấp mã số thuế, hàng tháng kế toán thuế GTGT
phải lập tờ khai thuế kê khai để nộp cho cơ quan thuế trong vòng 20 ngày đầu
của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không có phát sinh thuế GTGT đầu vào,
đầu ra thì DN vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Tờ khai
phải chính xác, trung thực, đúng quy định.
− Đối với hàng hóa nhập khẩu, DN phải kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT hàng
nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ
quan thuế nơi có cửa khẩu hàng hóa.
− Đối với cơ sở kinh doanh buôn chuyển, phải kê khai, nộp thuế theo từng chuyến
hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi
− Đặc biệt, với DN kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất
GTGT khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định
đối với từng loại HHDV. Trường hợp DN không xác định được từng mức thuế
suất cho từng loại HHDV thì phải nộp mức thuế suất cao nhất của HHDV mà
DN có sản xuất kinh doanh.
− Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tình
hình chính xác của việc kê khai, Trường hợp cơ sở kinh doanh gửi tờ khai cho
cơ quan thuế, sau đó phát hiện có sự sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp
thuế, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay
cho tờ khai không đúng. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì
cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp sau.
 Nộp thuế GTGT
− Trong kỳ tính thuế, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (DN tính thuế
theo phương pháp khấu trừ) lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì DN được

khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT được khấu trừ còn lại
được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo.
− Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì DN
phải nộp thuế GTGT đầu ra sau khi đối trừ với số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ. Mọi DN đều phải nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước đầy đủ và
đúng hạn. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 25 của tháng kế tiếp.
− Đồng tiền sử dụng để nộp vào ngân sách Nhà nước là đồng Việt Nam.
 Quyết toán thuế GTGT
Hàng năm, khi kết thúc năm dương lịch, các DN phải quyết toán thuế với cơ quan
thuế. Hạn nộp tờ khai quyết toán là 60 ngày kể từ ngày kết thúc 31/12 của năm
quyết toán thuế GTGT.
− Trong trường hợp DN sát nhập, hợp nhất, chia tách giải thể, phá sản, DN cũng
phải thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày
kể từ ngày có quyết định sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản.
− Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy
định, trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai
toàn bộ số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp hoặc số thuế GTGT được
hoàn của năm hoặc thời hạn quyết toán, số thuế GTGT còn thiếu hay nộp thừa
tính đến thời điểm quyết toán thuế GTGT.
 Hoàn thuế GTGT
Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT (DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) nếu số
thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Đối với thuế GTGT đầu vào của
TSCĐ cũng được khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong tháng của HHDV.
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ quá lớn, DN sẽ được khấu trừ dần.
Thêm vào đó, nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới đang
trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của HHDV mua vào sử dụng cho đầu tư mà
chưa được khấu trừ hết và số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế
GTGT.
Ngoài ra, DN còn được hoàn thuế trong trường hợp sát nhập, chia tách, giải thể khi có
số thuế nộp thừa và một số quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy

định của pháp luật.
1.1.6.Hạch toán thuế GTGT
1.1.6.1.Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên quan: phiếu thu, phiếu chi, các bảng kê kèm
theo….
Tài khoản sử dụng:
- TK133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”: có 2 tài khoản cấp 2
+ TK133(1) “ Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV”: phản ánh thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ của HHDV mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
+ TK133(2) “ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”: phản ánh thuế GTGT đầu
vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh HHDV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
 Kết cấu TK133
• Bên nợ:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
• Bên có:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá.
• Số dư bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
nhưng NSNN chưa hoàn trả.
- TK3331 “ Thuế GTGT phải nộp”: có 2 tài khoản cấp 3
+ TK33311 “ Thuế GTGT đầu ra”: phản ánh thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào
đã khấu trừ, thuế GTGT của háng bán bị trả lại, giảm giá, thuế GTGT phải nộp, đã
nộp, còn phải nộp của sản phẩm, HHDV tiêu dùng trong kỳ.
+ TK33312 “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”: phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu
phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN.
 Kết cấu TK3331

• Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT được giảm trừ
Số thuế GTGT đã nộp vào NNSN
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá
• Bên Có:
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của HHDV đã tiêu thụ.
Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu
• Số dư bên Có:
Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
1.1.6.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Quá trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (Phụ lục 01)
 Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Trường hợp mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh HHDV:
Nợ TK 152,153,156,211,213: giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Trường hợp mua vật tư, HHDV, công cụ, TSCĐ…dùng ngay vào hoạt động sản
xuất kinh doanh HHDV, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB ( không qua nhập kho)
căn cứ vào hóa đơn GTGT hàng mua, kế toán ghi:
Nợ TK 142, 241, 621, 623, 627: Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa,
TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập
khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211: Giá mua chưa thuế
Có TK 333: Thuế nhập khẩu

Có TK 111, 112, 331…
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất kinh doanh HHDV thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được
khấu trừ, ghi:
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333(12): Thuế nhập khẩu
- Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém
phẩm chất chất lượng, ghi:
Nợ TK111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 113: Thuế GTGT được khấu trừ ( thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại
hoặc được giảm giá)
Có TK 152, 153, 156, 211: Giá mua chưa thuế GTGT
- Đối với vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh, hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu
thuế GTGT nhưng DN không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213: Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không
được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu
thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong
kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh
như sau:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ, ghi:
Nợ TK 62: Giá vồn hàng bán
Có TK 133(1): Thuế GTGT được khấu trừ
- Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn được tính vào giá

vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của các kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Có TK133(1): Thuế GTGT được khấu trừ
+ Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán
của kỳ kế toán sau, ghi
Nợ TK632: Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242
- Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT dùng chung cho sản xuất, kinh doanh HHDV
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh
giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản
ánh vào bên Nợ TK 133 để cuối kỳ tính và xác định số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT
so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có tK 133(2): Thuế GTGT được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài khoản tập
hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ
- Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất, xác
định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT
đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ khi kê khai thuê GTGT phải nộp.
- Đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra được
cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của luật
thuế.
 Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ và DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ phải lập hóa đơn
GTGT, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, kế toán phản
ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo giá bán chưa có thuế
GTGT) và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có tK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, vô hình hoặc bất động sản đầu tư thu
tiền trước cho thuê nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền
cho thuê hoạt động tài sản đã thu chi cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài
sản
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận được
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ kế toán tình và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản
trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động
tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp dồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư không được thực hiện ( nếu
có), ghi:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp ( Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài
sản không thực hiện)

Có TK 111, 112: Tổng số tiền trả lại
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, kế toán xác định doanh thu
bán hàng là giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng số tiền phải thanh toán
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có tK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
 Phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế vật tư, hàng hóa, TSCĐ,
dịch vụ mua vào, các khoản ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài
chính, thu nhập khác là tổng giá thanh toán đã bao gồm cả thuế GTGT.
Quá trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ( Phụ lục 02)
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp và ghi giảm doanh thu hay thu
nhập khác tương ứn bằng bút toán:
Nợ TK 511, 512: Thuế GTGT phải nộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 515, 711: Thuế GTGT phải nộp của hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động khác
Có TK 333(1): Số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 151, 152, 156, 211: Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
Số thuế GTGT được giảm trừ:
Nợ TK 333(1)
Có TK 111, 112, 311
- Phản ánh số thuế GTGT đã nộp:
Nợ TK 333(1)
Có TK 111, 112, 311
1.1.7.Thuế suất thuế GTGT:
Để phù hợp với tình hình thực tế nền kinh tế trong nước, Nhà nước ta đã có 1 số điều
sửa đổi bổ sung về thuế GTGT, lần gần đây là luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế

GTGT số 07/2003/QH11 và luật thuế GTGT số 57/2005/QH11
 Về đối tượng không chịu thuế GTGT
- Chuyển 4 nhóm mặt hàng từ không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT:
+ Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công
nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để
tạo TSCĐ cho DN
+ Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất
phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim sang chịu thuế GTGT thuế suất 5%
+ Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà
nước sang chịu thuế GTGT với thuế suất 10%
+ Vận tải quốc tế sang chị thuế với thuế suất 0% HHDV cung ứng trực tiếp cho vận tải
quốc tế sang chịu thuế GTGT với thuế suất tương ứng của từng loại HHDV
- Bổ sung các dịch vụ tài chính phát sinh dịch vụ cày bừa đất, nạo vét kênh
mương nội đồng, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp vào diện không nộp
thuế GTGT
- Chuyển nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt sang chịu thuế suất 5% thay
cho trước đây nước sạch căn cứ vào địa bàn khai thác và mục đích sử dụng để
xếp vào đối tượng không chịu thuế và chịu thuế với thuế suất 5%
 Thuế suất thuế GTGT
- Thuế suất 0%: Bổ sung vận tải quốc tế vào biểu thuế suất 0%
- Thuế suất 5%:
+ Luật thuế GTGT lần này ban hành 15 nhóm hàng hóa áp dụng thuế suất 5% thay cho
21 nhóm mặt hàng trước đây. Mức thuế suất 5% chủ yếu áp dụng đối với HHDV là
đầu vào sản xuất nông nghiệp như phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ
sau, chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng, thức ăn cho gia súc, gia cầm, vật
nuôi khác.
+ Chuyển 7 nhóm HHDV trước đây chịu thuế suất 5% sang chịu thuế suất 10%, in các
loại, than đá, đất đá, cát sỏi, hóa chấ cơ bản, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất ( trừ
máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp), khuôn đúc các loại, vật liệu
nổ, đá mài, ván ép nhân tạo, sản phẩm bê tông, lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên,

ống thủy tinh trung tính, sản phẩm luyện, cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim
loại quý, trừ vàng nhập khẩu, máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của
máy, duy tu, sửa chữa phục chế di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng ( trừ trường hợp huy
động bằng vốn góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo), vận tải, bốc xếp, nạo vét
luồng rạch, cảng sông, cảng biển, hoạt động trục vớt, cứu hộ.
+ Số nhóm HHDV thuộc thuế suất 5% ngày càng thu hẹp là phù hợp với lộ trình đi đến
áp dụng với 2 loại thuế suất 0% đối với xuất khẩu, 10% đối với tiêu dùng HHDV nội
địa.
- Thuế suât 10%: được xác định bằng phương pháp loại trừ, nghĩa là HHDV thuộc
diện chịu thuế GTGT không quy định áp dụng thuế suất 0%, 5% thì đều áp dụng
thuế suất 10%.
Phần 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Hạ Hiệp.
2.1. QUÁ TÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.1.1.Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hạ Hiệp
Công ty TNHH Hạ Hiệp thành lập vào ngày 01/07/2008, hoạt động theo luật
doanh nghiệp của Nhà nước Việt Nam, đăng kí kinh doanh số 2901408373 do sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
Tên công ty : Công ty TNHH Hạ Hiệp
Trụ sở chính : xóm Phú An – Tây Hiếu - Thị xã Thái Hoà - tỉnh Nghệ An.
Tên giao dịch : Hahiep company limited
Tên viết tắt : Hạ Hiệp Co., Ltd
Điện thoại : 0383.881.838
Số fax : 0383.881.838
E-mail :
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Hạ Hiệp được thành lập từ ngày 01/07/2008 với đội ngũ nhân
viên năng động, sáng tạo và không ngừng phấn đấu đổi mới để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Các hoạt động nhằm
mở rộng, hợp tác và duy trì phát triển luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
2.1.3. Nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH Hạ Hiệp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động
kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có
những chức năng và nhiệm vụ sau:
 Xây dựng tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, hoạt
động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập
doanh nghiệp.
 Tuân thủ chính sách, chế độ của pháp luật nhà nước về hoạt động kinh doanh và
tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong
và ngoài nước.
 Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
 Thực hiện việc nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của nhân viên, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị
trường.
 Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền
quy định của pháp luật.
 Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính có tư cách
pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
Ngành nghề kinh doanh:
2.2. TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
HẠ HIỆP
Dù chỉ là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mới được thành lập và đi
vào hoạt động kinh doanh trong thời gian chưa lâu, tuy nhiên Công ty TNHH Hạ
Hiệp đã đạt được những thành tích tuy chưa lớn nhưng cũng đáng khích lệ. Những
con số ở bảng dưới đây tuy không lớn nhưng nếu so với tình hình kinh doanh và
mặt hàng kinh doanh thực tế thì đó là một con số khả quan, có ý nghĩa đối với sự
tồn tại của Công ty trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh :
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty: ( Phụ lục 03)
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy tình hình hoạt động của Công ty tương
đối ổn định và phát triển. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ tăng DTT và LNTT của năm

2011 rất đáng kể so với năm trước, cụ thể :
Năm 2011 DTT là tăng so với năm 2010 là 19.898.007.356vnđ, tương ứng tỷ
lệ là 16,4%. LNTT năm 2011 là so với năm 2010 là 120.090.100vnđ. Năm 2011
DTT đã tăng khá cao so với năm 2010, ta thấy được sự cố gắng phát triển của toàn
bộ cán bộ nhân viên công ty.
2.2.1. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KINH DOANH
Công ty TNHH Hạ Hiệp là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sau thu
hoạch của cây măng tây xanh. Hình thức kinh doanh là bán buôn và bán lẻ tại các đại
lý. Có đội ngũ xe vận tải chuyên nghiệp chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá. Về tổ
chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, kinh doanh tiếp thị rộng khắp trên toàn khu vực.Công ty
đã và đang ngày càng tạo được niềm tin với khách hàng, không ngừng học hỏi để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Quy trình kinh doanh của Công ty được trình bày như
sau :
Đặc điểm quy trình:
 Bộ phận kế hoạch lập kế hoạch, phương án kinh doanh, địa điểm mặt
bằng tìm nguồn hàng chủ yếu, liên kết các hợp đồng mua bán hàng , tổ
chức vận chuyển giải phóng hàng hoá và bốc xếp đúng tiến độ.
 Phòng tiếp thị chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm
hàng hoá, đảm bảo uy tín chất lượng, giá thành hợp lý, tổ chức quảng cáo
khuyến mãi, chào hàng và tìm đại lý mới để tiêu thụ hàng cho Công ty,
tìm những công trình xây dựng lớn để bán buôn bán thẳng đến công trình.
 Phòng kế toán tài vụ lo vốn để đáp ứng đầy đủ cho việc kinh doanh của
công ty, đảm bảo vốn thu hồi công nợ, cung ứng vốn kịp thời và kiểm soát
hàng tồn kho.
 Tất cả những quá trình này đều được thực hiện tại Công ty TNHH Hạ
Hiệp.
2.2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH
Ngay từ ngày mới thành lập, Công ty đã xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy
hoạt động gọn nhẹ năng động đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách hàng và các quy

định của Nhà nước.
< Xem sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty : Phụ lục 04 >
2.2.2.1.Ban lãnh đạo công ty
 Giám đốc Công ty : Là người trực tiếp điều hành mọi lĩnh vực kinh doanh
và các công tác khác của Công ty theo đúng đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước.
 Phó giám đốc Công ty : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi công
việc đã được giám đốc phân công và phụ trách công tác kế hoạch kết hợp
thay mặt giám đốc Công ty điều hành các công việc khi được giám đốc uỷ
quyền theo từng lĩnh vực.
Các phòng ban và chức năng của Công ty
 Phòng kế hoạch – Kỹ thuật : Là phòng được coi là lực lượng then chốt
trong toàn bộ hoạt động của Công ty. Phụ trách toàn bộ khâu kỹ thuật của
Công ty, đảm bảo công trình thực hiện đúng kế hoạch và đạt hiểu quả cao
nhất nhằm cân đối toàn diện kế hoạch, giúp giám đốc kiểm tra việc tổ
chức thực hiện kế hoạch và điều chỉnh những mặt cân đối trong quá trình
thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch của Công ty.
 Phòng kinh doanh : Là đơn vị có nhiệm vụ hoàn chỉnh các dự án đầu tư
của công ty và lập kế hoạch kinh doanh, tư vấn cung cấp cho khách hàng
thông tin về sản phẩm đầy đủ chính xác.
 Phòng tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kế hoạch,
cân đối hạch toán, kết quả hoạt động của kinh doanh, chịu trách nhiệm về
tài chính của Công ty trong việc đầu tư, bảo toàn vốn và các nghĩa vụ với
Nhà nước. Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình kinh doanh của Công ty
nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch phục
vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế.
2.2.2.2TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, yêu cầu nhiệm vụ kế toán, trình độ của
nhân viên kế toán và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, chỉ đạo giám sát bộ máy kế
toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : < Phụ lục 05 >
 Kế toán trưởng : Là người tổ chức lãnh đạo nghiệp vụ kế toán, theo dõi
chung tình hình tài chính của Công ty,chỉ đạo thực hiện triển khai các công
tác tài chính kế toán của Công ty, tổ chức thiết lập các văn bản, biểu mẫu
báo cáo tài chính, ghi chép phản ánh một cách trung thực, chính xác số liệu
phát sinh, phân tích các kết quả kinh doanh. Bao quát chung hoạt động của
bộ phận kế toán nghiệp vụ, tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế hoạch
tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước
giám đốc, cấp trên, Nhà nước về những thông tin kế toán cung cấp.
 Kế toán kho : Là người chịu trách nhiệm kiểm kê kho để đối chiếu trên số
thực với sổ sách và sác định chênh lệnh nếu có và tài hiểu nguyên nhân gây
ra chênh lệch, từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh chênh lệch. Bên cạnh
đó còn có nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng, các hoá đơn bản kê hàng
hoá mua về, theo dõi hạch toán bán hàng nhập, xuất, tồn. Báo cáo hành hoá
vật tư phải thanh lý trong kì hạch toán.
 Kế toán tổng hợp: Sau khi kế toán ghi vào sổ chi tiết bản tổng hợp chính từ
gốc, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp chi tiết, kiểm tra kế toán, đồng
thơi theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình khấu hao tài sản cố định.
 Thủ quỹ : Là người quản lý tiền mặt của đơn vị, thực hiện thu, chi tiền mặt,
lập báo cáo quỹ, thường xuyên kiểm tra quỹ tiền mặt và số dư tài khoản tiền
mặt trong sổ kế toán.
2.2.3. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
Công ty áp dụng các quy định trong chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp ban
hành theo quyết định số 15/ 2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC.
 Niên độ của kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/0 và kết thúc ngày 31/12 năm
dương lịch.
 Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán : Việt nam đồng ( VNĐ )
 Hình thức kế toán ( ghi sổ kế toán ) : Nhật kí chung < Phụ lục 06,7 >
 Phương pháp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng : Phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp khấu hao tài sản cố định : Phương pháp đường thẳng.

 Phương pháp kế toán tổng hợp HTK : Kê khai thường xuyên.
 Xác định giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

×