Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân ThủyNam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái có tình đa dạng sinh học cao và ổn định,
nhưng rừng ngập mặn lại là hệ sinh thái nhạy cảm. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong việc cân bằng hệ sinh thái ở
vùng biển.
Nằm tiếp giáp giữa biển và đất liền, hệ sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá
làm đầm nuôi tôm, nên diện tích bị thu hẹp. Rừng ngập mặn Xuân Thủy-Nam Định có
khoảng 95 loài thực vật bậc cao (thuộc 84 chi và 33 họ), tài nguyên động vật phong
phú với 150 loài chim, rất nhiều loài động vật thủy sinh, là nơi cư trú của các loài
chim nước và là rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển.
Loài Sú (Aegiceras corniculatum), thuộc họ Đơn Nem (Myrsinaccae), là cây
bụi nhỏ phổ biến thừơng gặp ở bãi bùn cát chặt, thích nghi với nhiều độ mặn khác
nhau. Đây cũng là một trong những loài cây chủ đạo tạo nên tính đa dạng sinh học
của Vườn quốc gia, đem lại không chỉ hiệu của về kinh tế mà còn có giá trị nhiều mặt
về sinh thái cho người dân nơi đây. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu
cuộc sống tăng lên, ảnh hưởng của vấn đề nuôi trồng thủy sản của người dân thì chất
lượng, số lựợng loài cây này ngày càng bị suy thoái.
Trước thực trạng trên khôi phục lại rừng ngập mặn bằng các biện pháp khoanh
nuôi phục hồi, trồng lại trên những khu vực bí phá hủy và đất mới hình thành là việc
cấp bách và cần thiết. Một vấn đề cần được quan tâm và có tính chất quyết định sự
thành công hay thất bại của quá trình khôi phục và phát triển rừng ngập mặn là việc
đánh giá sinh trưởng của loài cây trên các điều kiện lập địa làm cơ sở xây dựng
phương pháp trồng rừng thích hợp cho loài cây đó. Để góp phần giải quyết một trong
những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá khả năng sinh
trưởng và tái sinh của loài Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn
quốc gia Xuân Thủy-Nam Định”.
1
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng


Từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu rừng ngập mặn vì nó không chỉ
có ý nghĩa lớn về kinh tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Người đầu tiên đề cập đến cây ngập mặn là Nearchus, một đô đốc của Alexander Đại đế
cách đây hơn 2300 năm, khi ông đi tuần tra 5 tháng trên sông Indus và Euphrates (Java
và Tan, 1986) (Theo Phan Nguyên Hồng, 1991) [12]. Kể từ đó cho đến nay đã có rất
nhiều nhà khoa học cùng các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn xuất hiện.
Những nghiên cứu về sinh trưởng cây ngập mặn của một số tác giả trên thế
giới đều thông qua phương pháp đo tăng trưởng các bộ phận trên mặt đất, và tiến
hành theo dõi tốc độ tăng trưởng của cơ thể thực vật dưới tác động của các yếu tố môi
trường như: kết cấu đất, biên độ thủy triều, nhiệt độ, nồng độ muối
Năm 1959, Steru và Voight đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn
nước biển đến sinh trưởng của cây Đước đỏ (Rhizophora mangle) và cho rằng loài
này sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn tương đương với độ mặn nước biển.
Trong những năm 1962-1966 Scholander đã công bố nhiều công trình nghiên
cứu về sinh trưởng loài Đước đỏ (Rhizophora mangle) ở các độ mặn khác nhau. Theo
ông loài này khả năng điều chỉnh muối tốt nhất ở độ mặn thấp tương đương ½ so với
độ mặn nước biển.
2
Năm 1971 nghiên cứu của của Millan cũng cho thấy rằng: “Các cây con của
Acienina bị chết sau 48h khi gặp nhiệt độ từ 39-40
0
C”.
Năm 1977 nghiên cứu của Chapman cho thấy rằng: “Rừng ngập mặn chỉ phát
triển khi biên độ nhiệt ở tháng lạnh nhất cao hơn 20
0
C và biên độ giao động
theo mùa không quá 10
0
C”.
Nhìn chung khi nghiên cứu sinh trưởng của cây ngập mặn, các tác giả nước

ngoài tập trung nhiều vào nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến khả năng
sinh trưởng của cây. Cũng có một số nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng
của đất, chế độ thủy triều khác nhau tới quá trình sinh trưởng, tăng trưởng về đường
kính và chiều cao của các lòai cây ngập mặn. Tuy nhiên phương pháp, định hướng,
nội dung, số lượng nghiên cứu còn hạn chế.
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái, nó
đảm bảo cho nguồn tài nguyên có khả năng tái sản xuất mở rộng, con người có thể
nắm bắt được quy luật tái sinh và điều khiển nó từ đó phục vụ cho mục đích kinh
doanh rừng lợi dụng rừng. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc
xác định các phương thức kinh doanh rừng.
Về đặc điểm tái sinh, theo Van Steenis (1956), đối với rừng nhiệt đới có hai đặc
điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống).
Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả rừng thứ sinh -
một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ được nhiều nhà khoa
3
học quan tâm như Mibbre-ad (1930), Richards (1952), Baur G.N (1964) và Rollet
(1969).
Kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật trên thế giới nhằm nêu
nên mối quan hệ mật thiết giữa quần thụ cây cao với quần thụ cây tái sinh ở dưới,
cũng như đặc điểm phân bố tái sinh… Để đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp
lý nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững.
1. 2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về sinh trưởng
Ở nước ta từ năm 1975 sinh trưởng cây ngập mặn đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu có một số nghiên cứu đáng chú ý như sau:
Năm 1985 Phạm Thanh Phương đã tiến hành nghiên cứu theo dõi quá trình

sinh trưởng của cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) trồng trên các loại địa hình
khác nhau và cho rằng: “Trong cùng một tuổi cây, cây mọc ở dạng địa hình thấp có
chiều cao, đường kính trung bình và độ tăng trưởng cao hơn cây mọc ở dạng địa hình
trung gian”.
Năm 1991, trong luận án tiến sĩ của GS.TS Phan Nguyên Hồng [5] về sinh thái
rừng ngập mặn Việt Nam, phần nghiên cứu về sự tăng trưởng của cây ngập mặn, giáo
sư đã sử dụng phương pháp đo tăng trưởng cây ngập mặn của Lugo và Sedake (1975).
Theo dõi tăng trưởng gỗ than chống và chồi búp tác giả đã thu được kết quả về kích
thước chung và nhận xét: “Khả năng tăng trưởng đường kính và chiều cao cây phụ
thuộc vào các yếu tố như điều kiện lập địa, chất đất, chế độ thủy triều và mật độ cây”.
4
Năm 1992, trong công trình nghiên cứu về phản ứng sinh lý, sinh thái của cây
Mắm biển (Avicennia mariana) lấy giống từ Hà Tĩnh về trồng trong các môi trường
có độ mặn khác nhau của Mai Sỹ Tuấn [20] cho thấy “Cây sinh trưởng có độ mặn
khác nhau kể cả độ mặn rất cao (150% độ mặn nước biển), tăng trưởng đường kính
chiều cao cây giảm dần khi độ mặn nước biển tăng”.
Năm 1994, nghiên cứu sự tăng trưởng và sinh khối của một số loài cây ngập
mặn trồng ở huyện Thạch Hà- Hà Tĩnh của Nguyễn Đức Tuấn đã kết luận: “Ở cùng 1
độ tuổi thì sự tăng trưởng về chiều cao và đường kính, số lượng cành cấp 1 của Vẹt dù
là thấp nhất”.
Năm 1995, Hoàng Công Đãng theo dõi sự tăng trưởng của các loài Đước, Vẹt
dù, Trang, Mắm biển và Sú ở giai đoạn vườn ươm nhận thấy ở Vẹt dù có sự tăng
trưởng kém nhất, còn những loài trồng bằng quá thì Mắm biển tăng trưởng tốt hơn Sú.
Năm 1998, Hoành Công Đãng đã nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây
ngập mặn trồng trên những điều kiện lập địa giống nhau, trong 3 năm đầu đã thấy
rằng, trên cùng 1 điều kiện lập địa giống nhau, các loài cây: Bần chua, Mắm biển,
Trang, Vẹt dù, Sú có tốc độ sinh trưởng là khác nhau. Sở dĩ có sự sai khai nhau về
sinh trưởng các loài do đặc điểm sinh thái của chúng hơi khác nhau.
Ta thấy các công trình nghiên cứu về sinh trưởng nói chung của rừng ngập mặn
nói chung có nhiều hạn chế, đặc biệt là những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng

của Sú còn rất ít. Vì vậy chuyên đề tiến hành đánh giá đặc điểm sinh trưởng của loài
Sú (Aegiceras corniculatum) tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy-Nam
Định, từ đó thúc đẩy phát triển loài cây này tại địa phương.
5
2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Ở Việt Nam, tái sinh rừng đã đươc quan tâm nghiên cứu từ những thập kỷ 60
của thế kỷ trước. Nhưng những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh cây rừng ngập mặn
không nhiều các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
như khí hậu, thuỷ triều, độ mặn, địa hình đến đặc điểm tái sinh của cây rừng ngập
mặn.
Phan Nguyên Hồng (1991) [12] qua những nghiên cứu có quan niệm rằng tái
sinh rừng ngập mặn tốt nhất ở những khu vực có lượng mùa mưa trùng với mùa sinh
sản, còn nơi nào tuy có lượng mưa lớn nhưng không trùng với mùa sinh sản thì không
có rừng vì thiếu nước ngọt cây con không tái sinh được.
Đến năm 1999 [14] qua thử nghiệm Phan Nguyên Hồng nhận thấy: Nước ngọt
là yếu tố cần và đủ cho qúa trình nảy mầm, tái sinh cây rừng ngập mặn.
Mai Sỹ Tuấn (1995)[33] đã nghiên cứu tác động của bảy độ mặn khác nhau:
(0,25;50;75;100;125;150‰) lên quá trình nảy mầm tăng trưởng và quang hợp của cây
Mắm con. Kết quả cho thấy độ mặn thấp tỉ lệ nẩy mầm cao, tốc độ nảy mầm nhanh
hơn so với độ mặn cao. Khả năng hạt nẩy mầm và sinh trưởng tốt nhất ở 25‰. Như
vậy độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nảy mầm cũng như khả năng tái sinh
của cây rừng ngập mặn.
Viên Ngọc Nam (1995) khi nghiên cứu về sinh trưởng của cây tái sinh rừng
ngập mặn cho rằng: “Những cây nào có khoảng trống ánh sáng lọt xuống rừng thì
thường xuyên tăng trưởng còn những cây ở nơi kín thì tăng trưởng bất thường”.
Nguyễn Hoàng Trí khi nghiên cứu tái sinh rừng ngập mặn cũng đã khẳng định
“Khi rừng đã khép tán, số lượng cây con tái sinh dưới tán rất ít, trừ cây con của loài
Vẹt Dù, còn các loài cây ngập mặn chủ yếu tái sinh ở bìa rừng, ven kênh rạch và
những nơi bị chặt phá”
6

P.N.Hồng, (1991) [12] cũng đã có nhận định rằng nhiều loài cây ngập mặn có
biên độ thích nghi rộng về khí hậu, đất, nước, độ mặn khác nhau. Do đó việc dựa vào
một khu phân bố cụ thể nào để nhận định tính chất của cây ngập mặn, sẽ mang tính
chủ quan. Nên việc nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của loài Sú nói chung và loài Sú
phân bố tại vùng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy- Nam Định nói riêng sẽ là một
trong những cơ sở để áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phát triển loài Sú tạo được
hiệu quả nhất.
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của loài
sú (Aegiceras corniculatum), thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), sống tại vùng ngập
mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy- Nam Định.
7
Hình 2.1: Cây Sú (Aegiceras corniculatum) tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và tái sinh của loài Sú trên cơ sở đó đề xuất biện
pháp để phát triển loài cây này tại địa phương.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của loài Sú
- Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn Hvn.
- Sinh trưởng về đường kính tán Dt.
- Sinh trưởng về đường kính gốc Doo.
- Đánh giá chất lượng loài Sú.
8
2.3.2. Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sú
- Chiều cao cây tái sinh.
- Phẩm chất cây tái sinh.
- Mật độ cây tái sinh.
2.3.3. Đề xuất biện pháp để phát triển loài Sú tại địa phương

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa các loại bản đồ có sẵn về khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, các tài
liệu liên quan về lịch sử trồng rừng trong khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa chọn lọc số liệu, tài liệu của những nghiên cứu đã và đang thực hiện
ở khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Lập ÔTC
- Sơ thám và khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu, bố trí các ô tiêu chuẩn điển
hình tạm thời với diện tích 100 m
2
(10x10m) ở các vị trí khác nhau. Ở khu vực Cồn
Lu tuổi bình quân chung loài Sú khoảng 7 tuổi, khu vực Cồn Ngạn 10 tuổi và khu vực
Bãi Trong 12 tuổi. Hướng điều tra từ biển vào tăng dần theo cấp tuổi từ Cồn Lu vào
để thấy rõ sinh trưởng của loài Sú ở từng giai đoạn và từng điều kiện lập địa như thế
nào sơ đồ điều tra tiến hành như sau:
Sơ đồ tiến hành điều tra:
Hướng từ Cồn Lu
I
II
9
III
2.4.2.2. Điều tra tầng cây cao
Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Đo chiều cao cây (Hvn) bằng thước gỗ có khắc vạch tới cm.
- Đo đường kính tán (Dt) theo hai hướng Đông – Tây, Nam- Bắc thước gỗ có vạch
tới cm.
- Do cây rừng ngập mặn thấp có nhiều nhánh nhỏ việc dùng thước kẹp kính rất khó
sử dụng cho nên chúng tôi đo đường kính gốc (Doo) bằng thước dây để đo chu vi một

thân phụ rồi tính kết quả đường kính và nhân với tổng số thân có trong một gốc.
Kết quả đo được ghi trên mẫu biểu 01
Biểu 01: Điều tra cây tầng cao trong ô tiêu chuẩn.
Ô tiêu chuẩn số:… Độ tàn che:…. Độ dốc:….
Phiếu điều tra:… Độ cao: Ngày điều tra:…
Vị trí ô: Độ sâu ngập nước:… Người điều tra:…
STT
H
vn
(cm)
D
t
(cm) Doo (cm) Phẩm
chất
Ghi
chú
Đ-T N-B TB Đ-T N-B TB
1
2.4.2.3. Điều tra tái sinh
Qúa trình điều tra tầng cây cao kết hợp cùng vớ điều tra cây tái sinh ngay trong
các ÔTC đó để thấy rõ tình hình tái sinh theo từng vị trí khác nhau.
Trong mỗi ÔTC (Sotc=100m
2
) lập 5 ÔDB với diện tích mỗi ô 1 m
2
. Bốn ô được
lập ở 4 góc, 1 ô lập ở giữa.
1 2
10




5



4 3
Kết quả được ghi vào biểu 02
Biểu 02: Điều tra cây tái sinh trong ô tiêu chuẩn.
Ô tiêu chuẩn số: Độ tàn che: Độ dốc:
Phiếu điều tra: Độ cao: Ngày điều tra:
Vị trí ô: Độ sâu ngập nước: Người điều tra:
OD
B
STT Tên
loài
H(cm) Phẩm Chất Ghi
chú
<10 10≤Hvn<3
0
30≤Hvn≤5
0
Tốt TB Xấu
1
2.4.2.4. Đánh giá chất lượng cây rừng
Song song với quá trình đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, chúng tôi tiến hành
đánh giá chất lượng của từng cây Sú có trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp đơn giản
để xác định cây tốt, cây trung bình, cây xấu.
+ Cây tốt (A) là những cây thân thẳng đẹp, tròn đều, tán đều, không cong queo
sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cây xấu (C) là những cây thấp, tán lệch, cong queo, cụt ngọn, có thể sau
bệnh, u bướu, sinh trưởng và phát triển kém.
11
+ Cây trung bình (B) là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt và cây
xấu.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi nthu thập được chỉnh lý, tính toán các chỉ tiêu sinh
trưởng theo từng ô tiêu chuẩn, theo phương pháp bình quân gia quyền và bình quân
giả định. Qúa trình tính toán trên phân mềm Excel.
Chia tổ ghép nhóm.
- Số tổ chia theo công thức: m=5log(N)
Với: m là số tổ.
N là dung lượng mấu quan sát.
- Cự ly tổ:
.
g đó: Xmax: Là giá trị lớn nhất cảu chỉ tiêu X.
Xmin: Là giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu X.
Bảng chỉnh lý số liệu theo biểu mẫu sau.
STT Phân tổ Trị số giữa
tổ(Xi)
Fi Xi Fi Xi Fi. Xi
2
1
2
Trong đó:
Xi là trị số giữa tổ của tổ thứ i
Fi là tần số xuất hiện số cây có các giá trị của dấu hiệu quan sát.
12
Từ bảng chỉnh lý số liệu ta có.
Gía trị trung bình mẫu: X

Trong đó:
Xtb: Trung bình mẫu, Xtb là các đại lượng Hvn, Doo, Dt
N: Dung lượng mẫu
Fi: Tần số xuất hiện ứng với các trị số quan sát thứ i
Xi: Gía trị quan sát thứ i ( Dooi, Hvni, Dti)
m: Số tổ được chia
Sai tiêu chuẩn: S=
Hệ số biến động:%.
-Lập phương trình tương quan giữa Hvn/ Doo, sử dụng phần mềm SPSS
+ Phương trình tương quan có dạng tổng quát: Y= a+blogX
Trong đó a, b là tham số của phương trình
X tương ứng với đường kính gốc Doo.
Y tương ứng với các đại lương chiều cao vút ngọn Hvn, đường
kính tán.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy thuộc hữu ngạn sông Hồng tại
cửa Ba Lạt có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm , Cồn Lu, Cồn Ngạn và
Cồn Xanh, cách thành phố Nam Định khoảng 60 km về hướng Đông Nam, nằm trong
tọa độ địa lý:
20
0
10’ Bắc đến 20
0
15’ Bắc.
106
0
20’ Đông đến 106

0
32’ Đông.
- Phía Bắc giáp cửa sông Hồng.
- Phía Nam và Đông giáp cửa biển Đông.
13
- Phía Tây Bắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao
Xuân và Giao Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Bãi Trong: nằm giữa đê trung ương và sông Vọp, chạy dài từ xã Giao Thiện
đến xã Giao Xuân với chiều dài là 12 km với diện tích khoảng 2000 ha.
Cồn Ngạn: nằm giữa sông Vọp và sông Trà tiếp giáp phía Nam của sông Hồng,
chạy dài từ cửa Ba Lạt đến xã Giao Lạc dài khoảng 10 km với diện tích khoảng 2500
ha.
Cồn Lu: nằm song song với Cồn Ngạn phía Tây giáp sông Trà, phía Nam và
Đông giáp biển Đông chạy dài 12 km từ cửa Thới đến xã Giao Xuân, diện tích
khoảng 4500 ha.
Cồn Xanh (Cồn Mờ): nằm tiếp giáp với Cồn Lu diện tích khoảng 2600 ha. Lúc
nước ròng (nước nhỏ) Cồn Xanh gồm 2 dải cát, một dải nằm ở vị trí phía Đông và
một dải nằm ở vị trí Đông Nam.
3.1.2.Đặc điểm địa hình
Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ cửa sông Hồng xuống
phía Tây Nam và từ đê Trung ương ngăn mặn ra biển cụ thể:
- Bãi Trong: được chia thành các ô, thửa hình thành các đầm nuôi tôm và khai
thác hải sản. Trong diên tích 2000 ha thì có khoảng 800 ha đất bồi đã được
trồng rừng ngập mặn.
- Cồn Ngạn: hầu hết diện tích phía Bắc Cồn Ngạn đã được ngăn đắp thành ô,
thửa để nuôi bắt thủy sản. Diện tích còn lại phía Bắc cửa sông Trà là bãi lầy và
đất trống. Từ bãi lầy đến cuối Cồn Ngạn là ngập mặn Sú và Trang.
- Cồn Lu: phía Đông và Đông Nam có một giải cát cao không ngập triều, một ít
diện tích đã có phủ phi lao, phía đuôi Cồn Lu là một bãi vạng trên đất cát, cát
pha và bãi bồi lầy đất trống. Diện tích còn lại là diện tích ngập mặn Sú, Trang.

14
- Cồn Xanh: có độ cao trung bình từ 0,5m – 0,9m đang tiếp tục bồi đắp để mở
rộng diện tích và nâng cao cồn cát. Luôn ngập nước lúc triều cường.
- Lòng lạch sông và lạch triều là địa hình ẩm ngập nước thường xuyên, đại bộ
phận có lớp trầm tích lầy nhão, đang được phù sa bồi đắp, nâng cao cồn đất, thu
hẹp dòng chảy.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, thủy triều
3.1.3.1 Đặc điểm khí hậu
Vườn Quốc Gia có đặc điểm khí hậu chung của vùng đồng bằng ven biển, có
khí hậu nhiệt đới ẩm (K=1,5-2,0), có gió mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung
bình nhỏ hơn 18
0
C. Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất lớn hơn
25
0
C. Mùa mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5-10. Mùa khô kéo dài 2 tháng,
không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu tại đồng
bằng ven biển có nét độc đáo riêng, 4 mùa trong năm có sự phân biệt kha rõ ràng.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng biến
động từ 16,3
0
C- 20,9
0
C. Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,8
0
C.
Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,1
0

C.
- Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình
năm 1.500-1.715 mm. Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 84%. Độ bốc hơi trung bình tháng
biển thiên từ 86-126 mm/tháng. Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7.
- Chế độ gió: Mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc. Mùa hạ gió thịnh hành là
hướng Đông và Đông Nam
3.1.3.2. Thủy văn
Khu vực có hệ thống sông Hổng, sông Trà và sông Vọp, các sông này có nước
quanh năm. Lòng sông Vọp phía sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy, năm 2002 Cầu Vọp
được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại còn rất nhỏ. Sông Tràn chỉ lưu
thông khi thủy triều ngập tràn qua bãi Sú Vẹt, đây là một hạn chế lớn cho điều kiện
15
thủy văn khu vực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực
vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu.
Sông Hồng có tổng lượng nước bình quân là 114109m
3
/năm và dòng bùn cát là
115 triệu tấn/ năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với
tốc độ tiến ra biển bình quân 17-83m/ năm. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy chiểm tới
75-95% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng bùn cát, gây ra sự ngập úng
của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sông bị ngọt
hóa. Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp, thủy triều lên, đưa nước mặn
xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn.
3.1.3.3. Thủy triều
Thủy triều ở khu vực thuộc chế độ “Nhật triều” trên dưới 25 giờ, ngoài ra còn
có những trường hợp lập triều nhưng rất ít biên độ chiều trung bình khoảng 1500-
1800 mm, lớn nhất đạt đến 4500mm và nhỏ nhất là 250mm.
Biến thiên của thủy triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, một
lần triều kém. Đôi khi cũng xảy ra ba lần triều kém, hai lần triều cường hoặc ngược

lại.
3.1.4. Đặc điểm đất đai.
Trong khu vực đất chủ yếu là đất bùn phù sa và cát lắng đọng. Các nhóm đất
chưa ổn định, còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên, bao gồm các
nhóm đất chính là: Nhóm đất cát pha thịt nhẹ, đất thìt trung bình và đất thịt đến sét.
Những nhóm đất chưa ổn định còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, song,
dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng. Tầng dưới sâu đã dần
dần ổn định và hình thành tầng B, tầng trên không dày quá 20 cm. Tập đoàn cây thuộc
16
loại hình rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, nâng dần cốt cao trình
ven biển. Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước là cơ sở để
hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây Nam (lưỡi đất cửa sông).
Độ pH của lớp đất khá ổn định (Thịt- Thịt nặng từ 7,2-7,6) và mức độ nhiếm mặn với
mật độ pH biến động từ 17,2-20 miligam trong 100 gram đất khô lấy mẫu.
Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây
ngập mặn. Thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều
hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thế rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái
đặc trưng của vùng cửa sông ven biển.
Các loại đất cụ thể của khu vực như sau:
- Vùng lõi: rộng 7.100 ha, trong đó có 3.100 ha đất nổi, 4.000 ha đất còn đang
ngập nước, 948 ha đất cát và đất cát pha, 2.152 ha đất thịt và đất sét, rừng ngập mặn
1.855 ha, rừng phi lao: 93 ha
-Vùng đệm: rộng 8.000 ha, trong đó có 1.407 ha còn ngập nước, 6.593 ha đất nổi,
đất cát pha 220 ha, đất thịt và sét 6.373 ha, đất có rừng ngập mặn 1.724 ha, rừng phi
lao 6 ha.
Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp
chiểm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ
2%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thủy sản chiếm 16,2% số
lao động.
3.2.2. Đặc điểm kinh tế

3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất
17
Tổng diện tích tự nhiên 5 xã là 3868.6 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 2885,8 ha
chiếm 74,7%; đất chuyên dùng 641,2 ha chiểm 16,8%: 261,6 ha chiếm 6,9%; đất khác
chiếm 1,6% diện tích đất tự nhiên.
3.2.2.2. Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp hiện là một trong những nghành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ
cấu phát triển kinh tế của các xã vùng đệm quanh khu sinh quyển, với 2 ngành chính
đó là trồng trọt và chăn nuôi.
Diện tích đất trồng lúa nước chiểm phần lớn diện tích đất canh tác (85,9%),
diện tích cây công nghiệp và các loại hoa màu chiếm diện tích không đáng kể (4,1 %),
phân bố rải rác trong các vườn hộ gia đình.
3.2.2.3. Sản xuất lâm nghiệp.
Lâm nghiệp đã được triển khai nhiều chương trình trồng rừng như: SPAM, 327,
661… trồng được khoảng 200 ha rừng ngập mặn với các loài cây Đước, Vẹt dù,
Trang Sú ở vùng đệm.
3.2.2.4. Phát triển kinh tế biển
Trong những năm gần đây, việc phát triển kinh tế biển cũng đã được xác định
là nghành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực. Tốc độ tăng bình quân hang
năm đạt 14,9%, chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm nông, lâm, thủy sản. Tòan bộ các xã
vùng đệm đều có những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác
tự nhiên 48,5%. Nhiều hợp tác xã đã thành hợp tác xã khai thác và chế biến thủy sản
như xã Giao Hải, xã Giao Thiện.
3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
3.2.3.1 Thủy lợi
18
Các xã vùng đệm đã xây dựng các công trình thủy lợi như hệ thống cống cấp II
và cấp III nhằm đáp ưng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Các
công trình thủy lợi được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn hộ trỡ quốc tế
thông qua các dự án phát triển nông thôn như: Định canh định cư, vốn của tỉnh huyện,

và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp nạo vét kênh mương. Nhưng
đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp hoặc cần được làm mới. Phần lớn hệ thồng
cần được nạo vét hoặc bê tông hóa mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất.
3.2.3.2 Giao thông
Hệ thống giao thông từ huyện đi trung tâm xã, đường liên xã, liên thôn đã được
rải nhựa hoặc bê tông hóa, chỉ còn một số ít là đường cấp phối. Việc đi lại trong khu
vưc tương đối thuận tiện và sạch sẽ. Tỷ lệ đường bê tông trong khu vực vùng đệm là
66,7%, đường nhựa chiếm 25,7%, đường cấp phối chiếm 7,6%.
3.2.3.3 Điện
Các xã vùng đệm đều đã được kết nối mạng lưới điện quốc gia thông qua Trạm
35 KV Giao Thanh. Điện lưới đã xuống tới tận các thôn xóm. Hiện nay 100% các hộ
trong khu vực cho sinh hoạt, sử dụng cho sản xuất chưa nhiều.
3.2.3.4 Giáo dục
Các xã trong vùng đệm đếu đã có 01 trường THCS, 01 trường tiểu học, và 01
trường mẫu giáo. Riêng xã Giao Thiện có 02 trường tiểu học. Cả cụm 8 xã có 01
trường THPT Giao Thủy C. Tuy nhiên trong khu vực nhiều gia đình có điều kiện kinh
tế đã cho con em theo học ở các Trường THPT Giao Thủy A và B ở Thị Trấn và ở
Trung tâm khác.
Các trường THCS và tiểu học phần lớn đã được xây dựng kiên cố và bán kiên
cố. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học công tác giáo dục hiện đại.
19
Một số trường vẫn học 2 ca như Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân. Cơ sở thực nghiệm
và trang thiết bị giảng dạy cùng các công trình phù trợ khá thiếu thốn.
Gần đây các xã hình thành các trung tâm giáo dục cộng đồng, đây là một hoạt
động hỗ trợ rất tốt cho việc nâng cao nhận thức của dân chúng. Tuy nhiên do có
những khó khăn khách quan (cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn) nên các
trung tâm này chưa được đầu tư tương xứng để phát huy hết vai trò tác dụng của
chúng.
3.2.3.5. Y tế
Trong vùng đệm mỗi xã có 1 Trạm y tế và có từ 3-7 cán bộ ý tế.

Ngoài các trạm xã nói trên còn có mạng lưới y tế thôn xóm, đây là lực lượng cán bộ y
tế hết sức quan trọng vì họ sinh sống gần gũi với cộng đồng địa phương, trực tiếp thực
hiện sơ cứu cho các bệnh nhân.
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và chữa bệnh của các Trạm xá
còn nhiều khó khăn. Phòng khám và điều trị đều là nhà cấp IV, trang thiết bị cũng như
thuốc men chỉ đảm bảo chữa bệnh thông thường hoặc chỉ đủ sơ cứu cho các bệnh
nhân nặng sau đó chuyển lên tuyển trên. Bình quân trên địa bàn cứ 3.535 người dân
mới có 01 Y, Bác sỹ; 2.983 người dân/01 phòng bệnh và 1.491 người có 01 giường
bệnh.
3.2.3.6. Các cơ quan trong địa bàn
Trong khu vực có Đồn biên phòng 84 đóng tại các xã Giao An và Trạm biên
phòng số 9 (thuộc Đồn biên phòng 88) đóng tại xã Giao Hải. Những năm qua các lực
lượng bộ đội biên phòng trên ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng tuyến biển
còn phối hợp rất tốt với chính quyền các xã và VQG Xuân Thủy tham gia công tác
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường trong khu vực.
3.3. Thuận lợi và khó khăn
20
3.3.1 Thuận lợi
Do nằm sát sông Hồng, một dòng sông mang trong mình một lượng phù sa lớn
đã bồi đắp cho khu vực nghiên cứu một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu. Đất sét, đất cát
pha và cát pha sét có đầy đủ các nguyên tố vi lượng nằm trong giới hạn có lợi cho sự
phát triển của động thực vật trong khu vực. Độ mặn nước biển giao động trong phạm
vi từ 9
0
/
00
đến 35
0
/
00

, đây là phạm vi thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng. Địa hình
đơn giản, không bị chia cắt mạnh đã tạo ra 4 vùng có chế độ thủy triều khác nhau,
mỗi vùng được đặc trưng bởi một số loài cây điển hình khác nhau đây cũng là nhân tố
giúp cho hệ sinh thái ở đây trở lên đa dạng. Cùng với những chính sách hộ trợ, đầu tư
phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm nguồn nước đang dần được triển khai gây sự chú ý quan tâm hơn đến đối tượng
rừng ngập mặn của các cấp các nghành. Đây sẽ là tiềm năng để phát triển và bảo tồn
hơn nữa với đối tượng rừng ngập mặn.
3.3.2 Khó khăn
Khí hậu nóng ẩm, thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới gây
hậu quả làm đổ cây, gẫy cành, vùi lấp dưới đất cát, cuốn trôi các cây con đi hoặc làm
chết cây do quá lạnh. Biên độ nhiệt trong năm rất lớn. Sông Hồng vào mùa mưa lũ,
lượng dòng chảy chiếm tới 75-90% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng
bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lách cửa sông và làm
cho khu vực cửa sông bị ngọt hóa. Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp,
thủy triều lên, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông, làm tăng
phạm vi bị nhiễm. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn
chưa cao sự hiểu biết của người dân về những lợi ích sinh thái, môi trường… của
rừng ngập mặn còn nhiều hạn chế cho nên khó tránh khỏi sự khai thác quá mức tài
nguyên rừng, chặt phá rừng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống trước mắt dẫn đến việc bảo
tồn cũng như phát triển còn gặp nhiều khó khăn.
21
`
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của loài Sú (Aegiceras corniculatum)
4.1.1. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (H
vn
)
Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá sinh trưởng và

phát triển của cây rừng không thể không nói tới trong điều tra là chiều cao vút
ngọn của cây. Chiều cao vút ngọn cây phản ánh khách quan khả năng thích
nghi của bất kỳ loài cây nào với từng điều kiện lập địa, điều kiện tự nhiên, cũng
như những tác động tại nơi chúng đang sống có ảnh hưởng như thế nào đến
tiềm năng sinh trưởng, phát triển của loài. Điều tra sinh trưởng chiều cao của
loài Sú trong ba khu vực có độ tuổi trung bình khác nhau nhằm đánh giá sinh
trưởng hiện tại của chúng trong từng khu vực với độ tuổi khác nhau như thế
nào, từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động để loài Sú có
khả năng sinh trưởng tốt nhất ở từng giai đoạn của cây.
Từ số liệu điều tra đo đếm được chúng tôi tiến hành tính toán các đặc trưng
mẫu, kết quả được thể hiện trong biểu 4.1
22
Biểu 4.1: Kết quả tính đặc trưng mẫu về chiều cao vút ngọn ở các khu vực
Khu vực
Chỉ tiêu
Cồn Lu Cồn Ngạn Bãi Trong
N (cây) 269 136 59
H
Hvn (cm) 105,55 114,78 133,72
S 12,16 19,53 11,56
S% 11,52 17,02 8,94
Nhận xét:
Với kết quả tính toán ở biểu trên cho thấy mật độ của loài Sú ở 3 khu vực có sự
chênh lệch rõ rệt, mật độ loài có xu hướng giảm dần ở Cồn Lu 269 cây, Cồn Ngạn
136 cây, đến Bãi Trong thì chỉ có 59 cây có trong 300 m
2
diện tích được điều tra ở
mỗi khu vực.
Sinh trưởng về chiều cao trung bình nói chung của loài Sú ở cả khu vực nghiên
cứu không cao giao động trong khoảng 100 cm đến 135 cm do ảnh hưởng về điều

kiện khí hậu của miền Bắc có một mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trong năm tương đối
cao, khoảng tháng 8 đến tháng 10 lại thường xuyên có gió bão nên một phần nào đấy
ảnh hưởng đến sinh trưởng, chiều cao bình quân chung của cây rừng ngập mặn ở
miền Bắc thấp hơn so với cây rừng ngập mặn ở miền Nam. Tuy nhiên trong cùng một
tiểu khí hậu, ở các độ tuổi khác nhau lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của
cùng một loài sẽ khác nhau nhưng mức độ biến động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào
đặc điểm sinh học của loài trong từng giai đoạn và mức độ, biện pháp tác động của
con người. Cụ thể nghiên cứu sinh trưởng loài Sú trong ba khu vực với ba độ tuổi
trung bình khác nhau để thấy khả năng sinh trưởng của loài ở từng giai đoạn cũng như
tác động của điều kiện sống đến loài như thế nào, từ đó tìm các biện pháp lâm sinh
phù hợp tác động phát triển loài cây này ở địa phương. Cho nên ngoài kết quả của
23
biểu 4.1 để có những đánh giá rõ hơn sinh trưởng của loài nên chỉ ra sự phân bố số
cây theo chiều cao vút ngọn ở mỗi khu vực.
Khu vực Cồn Lu:
Cỡ
H
vn
(cm) 89,6 92,8 96 99,2 102,4 105,6 108,8 112 115,2 118,4 121,6 124,8 128
N 14 42 55 33 6 3 3 21 22 24 22 14 10
Biểu đồ 4.1: Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ở Cồn Lu
Khu vực Cồn Ngạn:
H
vn
(cm) 73,5 80,5 87,5 94,5 101,5 108,5 115,5 122,5 129,5 136,5 143,5
N 10 2 5 7 4 0 25 18 21 12 3
24
Biểu đồ 4.2: Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ở khu vực Cồn Ngạn
Khu vực : Bãi Trong
Cỡ H

vn
(cm)
100,
5 107,5
114,
5
121,
5
128,
5 135,5
142,
5
149,
5
156,
5
N 2 1 0 9 15 11 11 9 1

Biểu đồ 4.3: Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ở khu vực
Tính toán về độ lệch S
k
và độ nhọn Ku ở cả ba khu vực ta có biểu 4.2 sau
Biểu 4.2: Biểu tính độ lệch Sk và độ nhọn Ku về chiều cao các khu vực
Khu vực
Chỉ tiêu
Cồn Lu Cồn Ngạn Bãi Trong
Độ lệch Sk -1,43 -0,2 0,25
Độ nhọn Ex 0,36 -0,88 -0,15
Kết hợp giữa ba biểu đồ về phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn và các bảng
số liệu ứng với từng khu vực trên cho thấy rõ biến động về chiều cao trong ba khu

vực nghiên cứu. Ở Cồn Ngạn chiều cao cây có sự phân hóa mạnh, chiều cao giữa cỡ
nhỏ nhất ở khu vực này chỉ có 73,5 cm trong khi đó cấp chiều cao giữa cỡ lớn nhất
lên tới 143,5 cm, sự phân tầng thứ ở đây diễn ra khá rõ với biên độ giao động 70 cm.
Còn ở khu vực Bãi Trong biên độ giao động của chúng 100,5 cm đến 156,5 cm. Thấp
nhất giữa khoảng cách H
vn
min (89,6 cm) so vơí H
vn
max (128 cm) là 38,4 cm thuộc
về khu vực Cồn Lu.
Cũng qua bảng số liệu 4.1 cho biết ở Cồn Lu hệ số biến động là 11,52% đứng
thứ hai thấp hơn so với Cồn Ngạn (S%=18,83%) và cao hơn ở Bãi Trong (S=8,94%).
25

×