Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất một số giống ngô tại các huyện vùng cao tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.35 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT
ĐẨY MẠNH THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ
TẠI CÁC HUYỆN VÙNG CAO TỈNH HÀ GIANG
Mã số: KCĐT.HG.03 (2010)
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình
Thời gian thực hiện: từ 4 -2010 đến 3 -2012
Hà Nội, tháng 3 – 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Thông tin chung 7
1.2. Mục tiêu 7
1.3. Nội Dung chính 8
1.4. Kết quả đạt được 9
1.4.1. Khoa học 9
1.4.2. Kinh tế xã hội 9
1.4.3. Đào tạo 9
1.4.4. Hội thảo hội nghị 9
Phần I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề 1
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 1
2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô 3
2.2.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới: 3
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam 5
2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô 6


2.3.1. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô trên thế giới 6
2.3.2. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô ở Việt Nam 8
III. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 11
Phần II. 13
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
I. Mục tiêu 13
II. Nội dung 13
III. Đối tượng 14
IV. Phương pháp 14
4.1. Phương pháp thu thập số liệu 14
4.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề 14
4.3. Phương pháp xử lý số liệu 16
4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất: 16
V. Phạm vi nghiên cứu 16
Phần III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
I. Tổ chức thực hiện 17
II. Kết quả thực hiện các nội dung 17
2.1. Nội dung 1. Điều tra khảo sát, thu thập số liệu 17
2.1.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết Hà Giang 17
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại 3 huyện nghiên cứu 18
2.1.3. Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm 21
2.2. Nội dung 2. Xây dựng mô hình, thí nghiệm 22
2.2.1. Kết quả thí nghiệm 22
2.2.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén đến sinh trưởng của
giống ngô NK54 trên đất bằng Quản Bạ 22
2.1.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 23
2.1.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của giống
ngô NK54 24
2.1.1.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu cấu thành năng suất

giống ngô NK54 25
2.1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén đến sinh trưởng của
giống ngô NK4300 trên đất dốc Yên Minh 27
2.1.1.6. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 28
2.1.1.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của giống
ngô NK4300 29
2.1.1.8. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu cấu thành năng suất
giống ngô NK4300 30
2.1.1.9. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén đến sinh trưởng của
giống ngô CP999 32
2.1.1.10. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 32
2.1.1.11. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô CP999 34
2.1.1.12. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống ngô CP999 35
2.1.1.13. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống ngô NK54 trên đất bằng Quản Bạ 37
2.1.1.14. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 37
2.1.1.15. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô NK54 39
2.1.1.16. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu cấu thành năng suất
giống ngô NK54 39
2.1.1.17. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống ngô NK4300 trên đất dốc Yên Minh 41
2.1.1.18. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 42
2.1.1.19. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô NK4300 43
2.1.1.20. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống ngô NK4300 43
2.1.1.21. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của

giống ngô CP999 trên đất hốc đá Đồng Văn 45
2.1.1.22. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 46
2.1.1.23. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô CP999 47
2.1.1.24. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất giống ngô CP999 47
2.2.2. Kết quả triển khai mô hình 51
2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất phân viên nén 52
2.4. Đề xuất quy trình: 52
2.4.1. Quy trình sản xuất phân viên NPK nén cho ngô Hà Giang 52
2.4.2. Quy trình bón phân viên nén trong thâm canh ngô tại Hà Giang 53
III. Tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật 53
3.1. Đánh giá quá trình thực hiện các nội dung 54
3.1.1. Nội dung 1 54
3.1.2. Xây dựng mô hình thí nghiệm 54
3.1.3.Tổ chức tập huấn và hội nghị đầu bờ theo đúng kế hoạch yêu cầu đặt ra 54
IV. Hiệu quả của đề tài 54
4.1. Hiệu quả kinh tế 54
4.2. Hiệu quả xã hội 55
4.3. Hiệu quả về khoa học và môi trường 55
V. Kinh phí thực hiện đề tài: 56
56
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận 57
II. Đề Nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ TAI HÀ GIANG
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới (1999- 2009)
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam

Bảng 1.3. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha)
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu trạm Hà Giang
Bảng 3.2. Diện tích năng suất ngô tại 3 huyện thực hiện đề tài
Bảng 3.3. Tình hình thâm canh ngô tại 3 huyện
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất ngô theo thời vụ
Bảng 3.5. Lượng phân bón cho ngô lai tại 3 xã nghiên cứu
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu lý , hóa tính đất trước thí nghiệm
Bảng 1.1. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống NK54
Bảng 1.2a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2 đất) của giống ngô NK54
Bảng 1.2b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá
(m2 lá/m2 đất) của giống ngô NK54
24
Bảng1.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô
NK54
Bảng1.4a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô NK54
Bảng1.4b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô NK54
Bảng 1.5. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống NK4300
Bảng 1.6a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2 đất) của giống ngô NK4300
Bảng 1.6b. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của giống ngô NK4300 ở các mật độ và
lượng đạm bón khác nhau
Bảng 1.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô
NK4300
Bảng 1.8a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô NK4300

Bảng 1.8b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô NK4300
Bảng 1.9. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống CP999
Bảng 1.10a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2 đất) của giống ngô CP999
Bảng 1.10b. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của giống ngô CP999 ở các mức mật độ
và lượng đạm bón khác nhau
Bảng 1.11. Khả năng chống chịu của giống ngô CP999 ở các công thức thí nghiệm
Bảng 1.12a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô CP999
Bảng 1.12b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ, lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô CP999
Bảng 1.13. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống NK54
Bảng 1.14a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích
lá (m2 lá/m2 đất) của giống ngô NK54
Bảng 1.14b. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của giống ngô NK54 ở các mức mật độ
và lượng đạm bón khác nhau
Bảng 1.15 Khả năng chống chịu của giống ngô NK54 ở các công thức thí nghiệm
39
Bảng 1.16a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK54
Bảng 1.16b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô NK54
Bảng 1.17. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống NK4300
Bảng 1.18a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2 đất) của giống ngô NK4300
Bảng 1.18b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và liều lượng đạm đến chỉ số diện tích

lá (LAI: m2 lá/m2 đất) của giống ngô NK4300
Bảng 1.19. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống
ngô NK4300
43
Bảng 1.20a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK54
Bảng 1.20b. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và lượng đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống ngô NK4300
Bảng 1.21. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống CP999
Bảng 1.21a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm đến chỉ số diện tích lá
(LAI: m2 lá/m2 đất) của giống ngô CP999
Bảng 1.21b. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) của giống ngô CP999 ở các mật độ và
mức bón đạm khác nhau
Bảng 1.22. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống
ngô CP999
48
Bảng 1.23a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô CP999
Bảng 1.23b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô CP999 ở các mật
độ và mức đạm bón khác nhau
Bảng 1.24a. Ảnh hưởng tương tác của thời kỳ bón phân viên nén và lượng đạm bón đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô NK4300
Bảng 1.24b. các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống NK4300 ở các thời điểm
bón phân và mức bón đạm khác nhau
51
Bảng 1.25. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất ngô sản xuất theo mô hình và sản
xuất ngô của nông dân
54
Bảng 1.26. Hiệu quả kinh tế sản xuất ngô theo mô hình và sản xuất ngô của nông dân

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
1.1. Thông tin chung
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất một
số giống ngô tại các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang
Mã Số: KCĐT.HG.03 (2010)
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình
Điện thoại: 04 – 38760013; E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Các cá nhân tham gia thực hiện:
TT Họ và tên Đơn vị
1 PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
2 PGS.TS. Nguyễn Văn Dung Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
3 Ths. Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
4 Ths. Nguyễn Thị Giang Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
5 KS. Vũ Duy Hoàng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
6 PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
7 TS. Nguyễn Xuân Mai Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
8 TS. Nguyễn Ích Tân Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
9 PGS. TS. Nguyễn Hữu Thành Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
10 TS. Nguyễn Mai Thơm Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Các cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quản Bạ
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Minh
UBND xã Thài Phìn Tủng – Đồng Văn và các hộ nông dân
UBND xã Quyết Tiến – Quản Bạ và các hộ nông dân
UBND xã Hữu Vinh – Yên Minh và các hộ nông dân
Thời Gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011)
1.2. Mục tiêu

- Gieo trồng đúng mật độ, khoảng cách và áp dụng kỹ thuật bón phân nén nhằm tăng
năng suất ngô 10 – 20% so với kỹ thuật của nông dân tại các huyện v’ng cao tỉnh Hà Giang
- Chuyển giao công nghệ sản xuất phân viên nén trên địa bàn
1.3. Nội Dung chính
Nội dung 1: Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, chọn hộ và địa điểm triển khai đề tài
Thu thập tài liệu thứ cấp từ các phòng ban có liên quan, tham khảo ý kiến của lãnh đạo
địa phương để tìm hiểu thêm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tập quán canh tác, giống, phân
bón của nông dân v’ng sản xuất ngô để triển khai đề tài.
Điều tra khảo sát tình hình sản xuất ngô tại điểm triển khai đề tài: phỏng vấn và chọn
hộ thực hiện đề tài, lấy mẫu phân tích đất để có cơ sở xác định các biện pháp kỹ thuật ph’ hợp
như : mật độ, lượng phân bón ph’ hợp với giống ngô hiện đang sử dụng phổ biến tại địa
phương .
Nội dung 2. Xây dựng mô hình
Xây dựng 03 mô hình thâm canh ngô tại 3 huyện Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ.
Vụ xuân 2010: 3 ha
Vụ xuân 2011: 3 ha
Giải pháp kỹ thuật
Về giống: sử dung giống ngô lai đang trồng phổ biến ở địa phương
Triển khai thí nghiệm về mật độ và phân bón cho ngô trên đồng ruộng.
Phân bón: Bón 1 lần bằng phân viên nén NPK .
Nội dung 3. Xây dựng mô hình sản xuất phân viên nén
Quy mô:
01 máy ép phân, sản xuất phân viên nén cung cấp phân cho khu vực nghiên cứu
Nguyên vật liệu:
Phân urê, supe lân, kali clorua và phụ gia.
Tổ chức:
Tập huấn cho người dân kỹ thuật phối trộn phân đơn và kỹ thuật ép phân thành viên
thông qua các buổi thực hành trực tiếp trên máy ép phân
Nội dung 4 . Tổ chức hội thảo, tập huấn
Tổ chức 3 lớp tập huấn cầm tay chỉ việc

Tổ chức hội nghị đầu bờ:
• Số hội nghị dự kiến 02
• Thời điểm tổ chức: xuân hè 2010 và xuân hè 2011
• Dự kiến kết quả đạt được: Trang bị cho người dân địa phương kiến thức mới về thâm
canh ngô
1.4. Kết quả đạt được
1.4.1. Khoa học
- Dựa vào kết quả thí nghiệm đã xác định được quy trình thâm canh tăng năng suất ngô
với 3 giống lai: NK54, NK4300, CP999 trên 3 địa bàn nghiên cứu tương ứng đất bằng Quản
Bạ, đất dốc Yên Minh và đất hốc đá Đồng Văn với mật độ trồng 9,2 vạn cây/ha, lượng phân
bón dạng viên nén NPK: 120 N : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O.
- Xác định quy trình nén phân với số lượng từng loại nguyên liệu: ure, supe lân, kali clo
rua và phụ gia
- Xác định quy trình bón phân viên nén cho ngô: bón 1 lần khi cây ngô 3-4 lá cách hàng
ngô 10 -12 cm, sâu 10 -12 cm cách đều 2 bên hàng ngô với số lượng 2, 87 viên/cây ngô.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên 2 bài báo.
1.4.2. Kinh tế xã hội
Mô hình thâm canh ngô dựa trên giải pháp kỹ thuật tăng mật độ trồng và bón phân NPK
nén đã làm tăng thu nhập/ha so với sản xuất cua nông dân:
Tại Quản Bạ thu nhập tăng 14, 92 triệu đồng/ha ( tương đương 65,89%)
Tại Yên Minh tăng 7,52 triêu đồng/ha tương đương 23,18%
Tại Đồng Văn tăng 15,53 triệu đồng/ha tương đương 110,67%
Thông qua tập huấn và thực hiện mô hình đã nâng cao được hiểu biết của người dân
trong việc thâm canh tăng năng suất ngô.

Mô hình thâm canh ngô thông qua giải pháp tăng mật độ và bón phân cân đối cón có ý
nghĩa lớn trong bảo vệ đất, chống xói mòn và bảo vệ độ phì đất
1.4.3. Đào tạo
Đào tạo được 9 kĩ sư nông học chuyên ngành trồng trọt
1.4.4. Hội thảo hội nghị
Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật bón phân nén, 3 hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình
thâm canh ngô tại 3 huyện.

Phần I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa gạo, góp
phần nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Hiện nay, ngoài việc sử dụng làm lương thực, ngô còn là nguồn
cung cấp thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, sản xuất tinh bột, glucoza Đặc
biệt ngô còn được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học ethanol.
Là cây giao phấn, có khả năng quang hợp theo chu trình C4. Vì vậy, ngô là cây trồng dễ lai tạo,
thích ứng rộng, có thể sinh trưởng trên những v’ng đất khó khăn, đất đồi núi canh tác nhờ nước trời do
khả năng sử dụng nước tiết kiệm và cho năng suất sinh vật học cao.
Để tăng sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho toàn xã hội có thể giải quyết bằng 2
con đường: tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất. Tuy nhiên, do diện tích đất có hạn nên việc
tăng năng suất là con đường chủ yếu góp phần tăng sản lượng ngô trên thế giới hiện nay. Việc tạo ra
các giống ngô lai đơn thấp cây lá đứng cho phép tăng mật độ trồng là cơ sở quan trọng tạo nên năng
suất cao. Đặc biệt với những v’ng khó khăn canh tác nhờ nước trời năng suất quần thể phụ thuộc rất
lớn vào mật độ trồng. Đồng thời với biện pháp tăng mật độ thì việc thỏa mãn dinh dưỡng cho ruộng
ngô là điều kiện quan trọng để tăng năng suất ngô trên một đơn vị diện tích. Trong các nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng thì nitơ là nguyên tố quan trọng nhất góp phần tăng năng suất ngô, lân và kali chỉ phát
huy tác dụng khi được bón đầy đủ đạm. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống cần
bón cân đối đạm với lân và kali. [20]
Hà Giang là một tỉnh miền núi với vĩ độ cao nhất tại Lũng Cú là 23
0
21

,
58 giây, thuộc v’ng
Đông Bắc Việt Nam có địa hình phức tạp, khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới thích hợp với cây ngô.
Trên các huyện v’ng cao của tỉnh do địa hình núi đá và đất dốc chiếm chiếm chủ yếu, nên canh tác
ngô hoàn toàn dựa vào nước trời và cây ngô cũng là cây lương thực chính của đồng bào. Tuy nhiên,
năng suất ngô chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng năng suất của cây ngô cũng như tiềm năng đất
đai và khí hậu của v’ng. Theo tổng cục thống kê năng suất ngô trung bình toàn tỉnh Hà Giang năm
2009 mới đạt 25,9 tạ/ha, trong khi năng suất trung bình toàn quốc đạt 40,8 tạ/ha và v’ng miền núi phía
bắc đạt năng suất 34,5 tạ/ha. ? )
Để góp phần nâng cao năng suất, sản lượng ngô, đảm bảo an ninh lương thực trong v’ng chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng năng
suất một số giống ngô tại các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang”.
Mục tiêu: xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất một số giống ngô trên đất bằng huyện
Quản Bạ, trên đất dốc huyện Yên Minh và trên hốc đá huyện Đồng Văn thông qua biện pháp tăng mật
độ trồng và áp dụng kỹ thuật bón phân dạng viên nén.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
Do vai trò quan trọng của cây ngô nên diện tích năng suất ngô trên thế giới liên tục tăng
lên. Năm 1999 diện tích ngô toàn thế giới mới đạt 138,8 triệu ha với năng suất 43,8 tạ/ha, năm
2007 đã lên tới 157 triệu ha, năng suất bình quân đạt 49 tạ/ha và năm 2009 đạt năng suất 52
tạ/ha (bảng 1.1)
1
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới (1999- 2009)
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

1999 138,8 43,8 607,9
2000 138,2 42,8 592,3
2001 139,1 44,8 614,5
2002 138,7 42,4 588,6
2003 142,3 43,1 637,4
2004 147,0 49,0 721,4
2005 147,2 47,0 691,8
2006 150,0 48,0 720,0
2007 157,0 49,0 769,3
2008 158,2 50,0 791,0
2009 156,0 52,0 811,2
(Nguồn: http:// www.nue.okstate.edu) & FAOSTAT,2004-2010)
Trên thế giới Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng ngô lớn nhất thế giới, đạt 332 triệu tấn
năm 2007, tiếp đến là Trung quốc với sản lượng năm 2007 là 151,8 triệu tấn.
Hai quốc gia có sản lượng ngô lớn cũng là 2 quốc gia sử dụng chủ yếu là các giống ngô
lai. 100% diện tích ngô của Mỹ và hơn 90% diện tích ngô của Trung Quốc được trồng các
giống ngô lai. (FAO 2008). [40]
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1990 431,8 1,55 671,0
1992 478,0 1,56 747,9
1994 534,7 2,14 1143,9
1996 615,2 2,50 1536,7
1998 649,7 2,48 1612,0
2000 730,2 2,75 2005,9

2002 816,0 3,07 2511,2
2004 991,1 3,46 3430,9
2005 1052,6 3,60 3787,1
2006 1033,1 3,73 3854,6
2007 1096,1 3,93 4303,2
2008 1140,2 4,01 4573,1
2009 1200,0 4,40 5280,0
2010 1200,0 4,58 5496,0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011 [23]
2
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy: Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản
lượng ngô của nước ta cũng không ngừng tăng lên. Năm 1990 diện tích trồng ngô cả nước
mới đạt 431,8 nghìn ha với năng suất 1,55 tấn/ha, năm 2000 diện tích trồng ngô đã đạt 730,2
nghìn ha và năng suất đạt 2,75 tấn/ha. Đến năm 2010 con số này đã đạt 1200 nghìn ha và
năng suất bình quân cả nước đạt tới 4,58 tấn/ha, đưa sản lượng ngô cả nước lên tới 5 496 000
tấn.
Năng suất ngô tăng trước tiên là do tăng diện tích trồng các giống ngô lai tiềm năng
năng suất cao.
C’ng với những thành tựu về giống, các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác ngô như bón
phân và bố trí mật độ trồng thích hợp đã góp phần to lớn trong việc tăng trưởng về năng suất
và sản lượng ngô trong những năm gần đây.
2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô
2.2.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới:
Đối với cây trồng mật độ đóng vai trò quan trọng để tạo ra năng suất quần thể. Việc bố
trí mật độ và khoảng cách sao cho tất cả các lá đều nhận được ánh sáng để quang hợp và tích
lũy chất khô cao nhất, cơ sở cho ruộng cây trồng đạt năng suất cao. Các giống khác nhau do
kết cấu bộ lá khác nhau nên mật độ trồng thích hợp cũng rất khác nhau.
C’ng với những thành công trong công tác tạo giống ngô lai thì mật độ trồng và khoảng
cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện
pháp canh tác cây ngô.

Việc tạo ra các dòng thuần có khả năng kết hợp cao và chịu mật độ cao, là cơ sở tạo ra
các giống ngô lai có năng suất cao, chịu được mật độ dày. Trên nguyên tắc đó việc thu hẹp
khoảng cách giữa các hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất ngô thế
giới trong suốt hơn 40 năm qua. Theo Minh Tang Chang và công sự (2005), năng suất ngô
của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% nhờ giống lai đơn, 21% nhờ tăng mật độ và 5%
nhờ thu hẹp khoảng cách giữa các hàng.[33]
Rất nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách trồng ngô đã được tiến hành dọc
theo vành đai ngô nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Người ta đã nghiên cứu với mật độ từ hơn
2 vạn đến hơn 20 vạn cây/ha và khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30 cm đến hơn 200 cm.
C’ng với việc mở rộng các giống ngô lai và cơ giới hóa, khoảng cách hàng hẹp hơn, các
cây ngô cách nhau đều hơn đã trở nên phổ biến trong kỹ thuật trồng ngô. Barbieri và cộng sự
(2000) [30] đã kết luận rằng: Với c’ng một mật độ nhưng khoảng cách hàng 51 cm cho năng
suất tăng 5% so với khoảng cách hàng102 cm ở điều kiện khô hạn và tăng 6% ở điều kiện có
tưới. Blumenthae (2000) [32] thu được năng suất ngô tăng 14% ở khoảng cách hàng 46 cm so
với năng suất ngô trồng với khoảng cách hàng 92 cm tại Michigan.
William và Kurt D. Thelen (2002), [38] đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau
về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước
3
Mỹ trong 2 năm 1998 – 1999, với 5 mật độ từ 56 000 – 90 000 cây/ha và khoảng cách hàng là
38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra kết luận: năng suất cao nhất đạt được ở khoảng cách hàng 38
cm và mật độ 90 000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở Đại học Nebraska
(Hoa Kỳ) cho thấy năng suất ngô cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng 45 – 50
cm và mật độ 9 – 10 vạn cây/ha.
Việc tăng năng suất ngô ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rộng được giải thích là do
ruộng ngô tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát
triển. Theo Sprague và cộng sự (1988) [36] với c’ng mật độ thì năng lượng cho quang hợp sẽ
lớn hơn 15 – 20% khi giảm khoảng cách hàng từ 102 cm xuống 60 cm.
Theo Banziger và cộng sự (2000) tạo giống ngô chịu mật độ cao là một trong những
mục tiêu quan trọng của các nhà tạo giống. Theo ông các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có
khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 – 3 lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và

có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.[29]
Kết quả nghiên cứu ở Liên Xô cũ và Bungari cho thấy: năng suất ngô vẫn tăng khi tăng
mật độ trông lên đến trên 10 vạn cây/ha với điều kiện đủ ẩm và dinh dưỡng. Trường hợp đủ
ẩm và không bón phân thì mật độ tối ưu không vượt quá 4,5 vạn cây/ha, nếu tiếp tục tăng mật
độ năng suất sẽ giảm. Trường hợp bón đủ phân nhưng không đủ ẩm thì khi tăng mật độ lên 9
– 10 vạn cây/ha vẫn cho năng suất cao hơn trường hợp đủ ẩm nhưng thiếu dinh dưỡng.[12]
Tại Thái Lan người ta đã tiến hành các thí nghiệm với 3 mật độ 5,33 vạn, 8,00 vạn và
10,60 vạn cây/ha với giống ngô lai DK888 và giống ngô thụ phấn tự do NS1 trên đất 2 vụ lúa
trong 2 năm 1994 và 1995 cho thấy: năng suất cao nhất thu được ở mật độ 8,00 vạn cây/ha và
thấp nhất ở mật độ 5,33 vạn cây/ha. [35]
Tại vành đai ngô phía Bắc nước Mỹ ngô lai được khuyến cáo gieo ở mật độ 9 vạn
cây/ha. Hiện nay mật độ trồng ngô phổ biến ở các v’ng trồng ngô nước Mỹ là 8,0 – 8,5 vạn
cây/ha và khoảng cách hàng 40; 50 và 70 cm. [30]
Tại hội thảo Dinh dưỡng theo v’ng đặc th’ của cây ngô họp tại Hà Nội ngày 4 tháng 10
năm 2007, Chistiab Witt – Viện dinh dưỡng cây trồng quốc tế đã khuyến cáo: [37]
Mật độ cho v’ng trồng ngô nhiệt đới là từ 6,5 đến 7,5 vạn cây/ha
Gieo 1 cây/hốc, hàng hẹp tốt hơn 2 cây/hốc hàng rộng
Trong điều kiện thuận lợi có thể trồng ở mật độ cao hơn 7,5 vạn cây/ha
Không nên trồng thưa hơn 6,5 vạn cây/ha
Trong điều kiện hạn không nên trồng dày hơn 7,5 vạn cây/ha
Khoảng cách giữa các hàng tối ưu từ 50 – 70 cm, hẹp hơn thì tốt hơn
Khoảng cách cây trong hàng tối ưu từ 20 – 30 cm, rộng hơn thì tốt hơn
Có thể trồng hàng kép ( 50 + 70) x 22 cm để đạt 7,5 vạn cây/ha
4
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam
Vấn đề mật độ và khoảng cách giữa các hàng ngô được các nhà khoa học nông nghiệp
nghiên cứu từ giữa những năm 1980. Quy trình khuyến cáo là khoảng cách giữa các hàng 70
cm và mật độ từ 4,7 – 6,3 vạn cây/ha, t’y thuộc vào đặc điểm giống và v’ng sinh thái. [16]
Những năm 1984 – 1986, Trung tâm nghiên cứu ngô Sông Bôi đã nghiên cứu trồng
giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây, 7,14 vạn cây và 5,7 vạn cây với khoảng cách

giữa các hàng là 70 cm với 3 mức phân khác nhau. Kết quả cho thấy ở mật độ 9,52 vạn cây/ha
với mức phân bón 120N : 80 P
2
O
5
: 40 K
2
O cho năng suất cao nhất (5,53 tấn/ha) và mật độ
5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất. [19]
Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô những năm 1992 – 1994 ở các tỉnh
miền núi phía Bắc: Bắc Thái, Cao Bằng, Hà Giang, của viện nghiên cứu ngô đã chỉ ra rằng:
với giống TSB-2 trồng từ mật độ 4 vạn cây đến 8 vạn cây/ha thì mật độ cho năng suất cao là
từ 5,7 vạn đến 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách 70 cm x 25 cm x 1 cây và 70 cm x 20 cm x 1
cây.[19]
Vụ xuân 2006, Viện Nghiên cứu ngô đã thí nghiệm về mật độ và khoảng cách trồng với
7 giống ngô là LVN4, LVN9, LVN10, LVN45, LVN99, LVN145 và LVN184. Trong đó,
LVN9, LVN184. LVN99, LVN145 là các giống ngắn ngày, lá đứng và thoáng; LVN4,
LVN45 là giống trung ngày có tán ngang và LVN10 là giống dài ngày, cao cây. Các giống
ngắn ngày, lá đứng: LVN9, LVN184. LVN99, LVN145 được trồng với 5 mật độ: 5, 6, 7, 8 và
9 vạn cây/ha. Các giống trung và dài ngày LVN4, LVN45, LVN10 được trồng với 4 mật độ:
5, 6, 7 và 8 vạn cây/ha. Mỗi mật độ được trồng với 3 khoảng cách giữa các hàng là 50 cm, 70
cm và 90 cm. Kết quả cho thấy năng suất tăng khi tăng mật độ trồng. Năng suất cao nhất đạt
được ở mật độ 9 vạn cây/ha và thấp nhất ở mật độ 5 vạn cây. Trong c’ng mật độ năng suất
trung bình của 7 giống đạt cao nhất ở khoảng cách giữa các hàng 50 cm (8511 kg/ha) sau đến
khoảng cách giữa các hàng 70 cm ( 7630 kg/ha) và thấp nhất ở khoảng cách giữa các hàng 90
cm ( 7308 kg/ha). Trong 7 giống thí nghiệm 6 giống thuộc nhóm ngắn ngày và trung ngày cho
năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha, khoảng cách 50 x 25cm. Riêng giống LVN10, dài
ngày, cao cây cho năng suất cao nhất ở khoảng cách 50 x 28 cm, tương ứng với mật độ 7 vạn
cây/ha.(Phan Xuân Hào 2007) [8]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Thành và Dương Văn Chín (2006) trong vụ đông

xuân 2005 -2006 tại An Giang và Trà Vinh cho thấy khi tăng mật độ từ 6,7 vạn cây lên 7,4
vạn cây/ha năng suất ngô tăng 0,4 tấn/ha. Ở c’ng mật độ 6,7 vạn cây/ha, ở khoảng cách 50 x
30 cm cho năng suất cao hơn rõ so với khoảng cách 70 x 20 cm.
Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành hướng dẫn quy
trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong đó khuyến cáo trồng ở mật độ 5,5 – 5,7 vạn cây/ha với các giống dài ngày, các giống
ngắn ngày và trung ngày trồng ở mật độ 6,0 – 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng
là 60 – 70 cm [16]
5
Gần đây, những nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô đã chỉ ra rằng với các giống ngô
lai mới chịu thâm canh thì trồng ở mật độ 5,7 vạn cây/ha trong điều kiện thâm canh là chưa
ph’ hợp.
Vụ xuân 2007, thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu ngô với 5 giống LVN4, LVN10,
LVN45, LVN99 và LVN184 cũng cho kết quả tương tự. Năng suất trung bình của 5 giống ở 5
mật độ 5, 6, 7, 8, 9 vạn cây/ha đạt cao nhất với khoảng cách giữa các hàng là 50 cm (8,29
tấn/ha) vượt 9,6% so với khoảng cách giữa các hàng 70 cm (7,56 tấn/ha) và vượt 11,4% so
với khoảng cách hàng 90 cm(7,29 tấn/ha). 4 giống cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn
cây/ha và khoảng cách hàng 50 cm. Riêng giống LVN10 cho năng suất cao nhất ở mật độ 7
vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm. [7]
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dung ( 2009), nghiên cứu 5 mật độ: 5,56; 6,17; 6,94;
7,93 và 9,2 vạn cây/ha trên 8 nền phân bón tại Viện Nghiên cứu ngô với giống LCH9 cho
thấy; năng suất đạt cao nhất ở mật độ 7,93 vạn cây/ha trên tất cả các nền phân. [4]
Tóm lại các kết qủa nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam đều
ph’ hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới. Các giống ngô lai mới hiện nay ph’ hợp với mật
độ trồng dày và giảm khoảng cách giữa các hàng ngô. Khi trồng hàng hẹp, đặc biệt là ở mật
độ cao, kéo theo khoảng cách cây trong hàng rộng hơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sáng
nhiều hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác. Khoảng cách
giữa các hàng hẹp cũng hạn chế sự xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và bốc
hơi nước do đất sớm được che phủ.
Thu hẹp khoảng cách hàng, tăng mật độ trồng hiện đang được xem là biện pháp canh

tác nâng cao năng suất ngô hiệu quả. Do vậy, để phát huy tiềm năng năng suất của giống cần
xác định mật độ trồng ph’ hợp với điều kiện sinh thái và thâm canh từng v’ng.
2.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô
2.3.1. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô trên thế giới
Theo Berzenyi và cộng sự (1996) thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô.
Kết quả nghiên cứu của viện lân và kali (Mỹ) cho thấy: để tạo ra 10 tấn ngô hạt/ha cây
ngô lấy đi lượng dinh dưỡng như sau (Dẫn Theo Ngô Hữu Tình) [20]
Bảng 1.3. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha)
Bộ phận N P
2
O
5
K
2
O Mg S
NS chất khô
( kg/ha)
Hạt 190 78 54 18 16 9769
Thân, lá,lõi 79 33 215 38 18 8955
Tổng số 269 111 269 56 34 18724

6
Trong các nguyên tố dinh dưỡng nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất tạo nên
năng suất và phẩm chất nông sản. Nitơ được tích lũy trong hạt khoảng 70%. Cây ngô hút đạm
tăng dần từ khi có 3 – 4 lá tới trước trỗ cờ.
Ở giai đoạn cây con cây ngô hút đạm amon nhanh hơn hút đạm nitrat, khi cây già hút đạm
chủ yếu ở dạng nitrat. Mỗi kg đạm nguyên chất có thể tạo ra 50 kg ngô hạt. Theo kết quả ở bảng
trên để tạo ra 10 tấn ngô hạt ruộng ngô cần hấp thu 269 kg N từ đất và phân bón. Trong đó 190
kg N được tích lũy trong hạt và 79 kg tích lũy trong các bộ phận khác: thân, lá và lõi ngô. Chính
vì vậy tất cả các bộ phận của cây ngô đều có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc với giá trị dinh

dưỡng khá. Lượng lân cây ngô hút từ đất chủ yếu được tích lũy trong hạt. Để tạo ra năng suất
10 tấn hạt/ha, ruộng ngô lấy từ đất 111 kg P
2
O
5
, trong đó 78 kg được tích lũy trong hạt, còn lại
33 kg được tích lũy trong các bộ phận khác. Riêng kali, cũng giống như cây lúa, lượng kali cây
hút từ đất chủ yếu được tích lũy trong thân lá. Để có năng suất 10 tấn hạt/ha, ruộng ngô cần hút
lượng kali tương đương lượng đạm: 269 kg K
2
O, nhưng chỉ có 54 kg được tích lũy trong hạt,
còn lại 215 kg (80%) được tích lũy trong thân lá và lõi ngô. Nếu như toàn bộ sản phẩm phụ này
được chế biến làm phân bón thì kali trong đất được bảo tồn.
Theo Arnon (1974) Trong điều kiện đất nghèo đạm và canh tác nhờ nước trời thì giống
ngô lai có thể đạt hiệu quả sử dụng đạm ở mức 20 – 40 kg ngô hạt/ kg N. Trong điều kiện này
tương quan giữa năng suất và lượng đạm cây hút thường đạt hệ số r > 0,9 trong phạm vi
lượng đạm bón thấp. Tuy nhiên, khi lượng đạm bón tăng lên đến mức độ nhất định nếu tiếp
tục tăng thì năng suất ngô lại bị giảm. [28]
Trong trường hợp không bón đạm năng suất ngô chỉ đạt 1,19 tấn, khi bón đủ đạm năng
suất đạt 7,34 tấn/ha.
Năng suất ngô lai tăng khi lượng đạm bón tăng:
- Khi bón 40 kg N; 80 kg N; 120 kg N; 160 kgN và 200 kg N/ha năng suất thu được
tương đương là 1,21 tấn; 1,56 tấn; 3,21 tấn; 4,15 tấn và 5,22 tấn/ha ứng với mật độ trồng 5
vạn cây/ha . Như vậy bón 200 kg N/ha cho năng suất cao nhất (Bennet và công sự 1986) [31]
Năng suất tối đa không đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế tối đa. Theo kết quả nghiên cứu
tại Mexicô nếu trồng ngô mật độ 5 vạn cây/ha thì bón đạm ở mức 120 kg N/ha đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.(đẫn theo Ngô Hữu Tình 2003) [21]
Canh tác ngô trong điều kiện đủ hay thiếu nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
phân bón nói chung, phân đạm nói riêng. Nếu hạn ở mức thấp mà canh tác ngô vừa thiếu đạm
vừa thiếu nước thì ảnh hưởng của thiếu đạm đến năng suất ngô mạnh hơn ảnh hưởng của

thiếu nước. Nếu hạn nặng thì ảnh hưởng của nước trở nên rõ rệt hơn.[31]
Trong điều kiện thiếu nước hiệu quả sử dụng đạm giảm. Vì vậy, để sản xuất ngô lai đạt
hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thiếu nước nên bón đạm ở liều lượng thấp. Trong 3 năm
1995 – 1997, tại Thái Lan, nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón từ 80 – 160 kg N/ha đến
2 giống ngô thụ phấn tự do ( Swan 1 La và Postai Seqiua) và 2 giống ngô lai (KTX – 2602 và
DK888) cho thấy: trong điều kiện gặp hạn trước trỗ các giống ngô thí nghiệm đạt năng suất
7
cao nhất ở mức bón 80 kg N/ha, trong điều kiện tưới đủ nước ở mức bón 160 kg N/ha cho
năng suất cao nhất [34]
Giống khác nhau hiệu quả sử dụng dinh dưỡng khác nhau. Kết quả thực hiện 3 thí
nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 5 mức phân N, P, K bón cho 3 giống ngô lai (8561- 12,
8321-18, 8329-15) và 2 giống ngô thụ phấn tự do ( TZSR-Y,TZSR-W) ở miền nam Nigiêria
cho thấy: ngô lai cho năng suất cao hơn và sử dụng N, P hiệu quả hơn ngô thụ phấn tự do ở tất
cả các thí nghiệm. Giống 8561-12 sử dụng đạm và lân hiệu quả hơn các giống khác.
Theo thống kê của FAO, trong 10 nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón thì việc bón
phân mất cân đối là nguyên nhân quan trọng nhất. Chỉ có bón cân đối NPK mới đạt năng suất
ngô cao và ổn định. Chỉ bón đạm thì năng suất ngô tương đối khá ở 1-2 vụ đầu, các vụ sau
năng suất giảm nhanh và rất thấp. Bón tổ hợp NP, NK cho năng suất khá hơn và mức độ giảm
năng suất chậm hơn. Khi bón cân đối NPK thì năng suất ngô đạt cao và ổn định suốt 28 vụ
trồng ngô độc canh liên tục.(Dẫn theo Ngô Hữu Tình 1997) [21]
Theo Đường Hồng Dật (2003): một số nước có năng suất ngô cao trên thế giới đã đưa ra
khuyến cáo về mức phân bón hợp lý cho cây ngô như sau:
- Ở Braxin để đạt năng suất 160 tạ/ha cần bón cho ngô như sau:
485 kg N + 458 kg P
2
O
5
+ 510 kg K
2
O + 440 kg S + 1 kg B + 6,9 kg Zn

- Ở Canada, để đạt năng suất 184 tạ /ha cần bón:
640 kg N + 240 kg P
2
O
5
+ 432 kg K
2
O + Ca + Mg + Zn + Cu + B
Và trồng với mật độ 90 000 cây - 103 000 cây/ha
- Ở Philippine để đạt năng suất 156 tạ/ha cần bón: 500 kg N + 300 kg P
2
O
5
+ 300 kg
K
2
O và trồng với mật độ 90 000 cây/ha.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô ở Việt Nam
Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô của nước ta không
ngừng được tăng lên. C’ng với thành tựu trong công tác lai tạo các giống ngô lai tiềm năng
năng suất cao, thì phân bón đóng vai trò quan trọng để phát huy tiềm năng năng suất của
giống. Nghiên cứu về bón phân cho ngô được thực hiện nhiều trong những năm của thấp kỷ
80 thế kỷ XX.
Theo Trần Hữu Miện (1987) năng suất ngô ở các công thức bón phân như sau:
Bón 120 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2

O/ha cho năng suất 40 – 45 tạ/ha
Bón 150 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O/ha cho năng suất 50 – 55 tạ/ha
Bón 180 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 150 kg K
2
O/ha cho năng suất 65 – 70 tạ/ha [13]
Như vậy năng suất ngô tăng khi tăng lượng phân đạm và phân kali trên nền 90 kg P
2
O
5
.
Tạ Văn Sơn xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng của các giống ngô VM-1, LS-8, Q-2
trên đất ph’ sa sông Hồng cho thấy: ngô có nhu cầu hút đạm trong suốt quá trình sinh trưởng,
kali được ngô hút chủ yếu ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, lân được hút phần lớn từ sau khi
8
trõ cờ. Lượng phân bón cần đầu tư để tạo ra 1 tấn ngô hạt là 34,1 – 38,9 kg N; 12,3 – 14,0 kg
P
2
O
5
, 23,8 – 28,9 kg K

2
O.
Trên đất ph’ sa sông Hồng bón phân kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt, đặc biệt là
trên nền đạm cao.
Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất ph’ sa sông Hồng. Trong điều kiện thâm
canh đầu tư 180 N, 120 K
2
O có thể bón tới 150 P
2
O
5
cho ngô.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất quy trình bón phân thâm canh cho ngô trên đất
ph’ sa sông Hồng như sau:
Liều lượng 5- 8 tấn phân chuồng, 120 – 180 kg N, 90 – 120 kg P
2
O
5
, 60 - 90

K
2
O/ha.
Bón lót 100% phân chuồng + 30% phân lân
Thúc lần 1 (3-4 lá): 40% phân đạm + 40% phân lân + 40% phân kali
Thúc lần 2 (7-9 lá): 40% phân đạm + 30% phân lân + 60% phân kali
Thúc lần 3 (trỗ cờ): 20% phân đạm. Trường hợp ngô tốt thì không bón đợt này [15].
Nguyễn Văn Thành, Dương Văn Chín (1995) nghiên cứu ảnh hưởng và khoảng cách
hàng và mức đạm bón đến đến sinh trưởng và năng suất giồng ngô lai DK-888 vụ xuân hè
1994 v’ng Tây sông Hậu với mật độ 5 vạn cây/ha đã rút ra kết luận: bón đạm từ 160 đến 480

kgN/ha đã làm tăng chiều dài bắp, số hạt/bắp, khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt so với
không bón đạm. Năng suất hạt ở 2 mức bón 160 kgN và 320 kg N/ha ngang nhau. Bón 480 kg
N/ha làm giảm năng suất so với bón 320 kg N/ha. Mức bón cho hiệu quả kinh tế tối ưu là 270
kg N/ha.
Nghiên cứu mức lân bón cho giống ngô lai DK-888 tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu
Long vụ xuân hè 1994 trên nền 150 kg N/ha cho thấy: lân bón ở các mức từ 50 đến 350 kg
P
2
O
5
/ha đều làm tăng năng suất so với đối chứng không bón lân. Năng suất hạt ở các mức bón
từ 200 đến 350 kg P
2
O
5
/ha đều cao hơn các công thức bón từ 50 đến 150 kg P
2
O
5
/ha. Tỷ xuất
lợi nhuận biên đều chấp nhận được ở các mức bón từ 50 đến 250 kg P
2
O
5
/ha (>2). Tuy nhiên,
bón 50 kg P
2
O
5
/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất, một đồng vốn đầu tư cho bón phân lân thu

được 6,6 đồng. [17]
Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trên đất Đông Anh Hà Nội trong 3 năm 1996 – 1998
với giống LVN10 vụ xuân Nguyễn Thế H’ng (2000) cho thấy: trên nền 120 P
2
O
5
: 120 K
2
O
bón từ 90 đến 200 kg N/ha đều làm tăng năng suất so với đối chứng không bón, mức bón 120
– 150 N cho hiệu quả bón phân cao nhất, khi bón mức đạm 200 kg N/ha năng suất không tăng
so với mức bón 150kgN/ha. Hiệu suất phân đạm từ 8,0 đến 12,8 kg ngô hạt/kg N. Trên nền
120 N : 120 K
2
O bón 90 – 120 P
2
O
5
cho năng suất cao hơn (37,8 và 40,8 tạ/ha) so với không
bón lân (32,6 tạ/ha), hiệu suất phân lân từ 6,2 – 6,7 kg hạt/kg P
2
O
5
. Trên nền 120 N : 120 P
2
O
5
bón kali từ 90 đến 150 kg K
2
O/ha làm tăng năng suất ngô so với không bón kali. Hiệu suất 1

kg K
2
O đạt 9,5 đến 13,4 kg ngô hạt.
9
Với giống P-11 trong vụ đông cũng cho kết quả tương tự các mức bón 120 – 150 N cho
hiệu suất phân bón cao nhất 10,9 và 11,7 kg/ kg N. Mức bón 90 và 120 P
2
O
5
cho hiệu suất
phân bón trung bình 3 năm là 6,0 và 5,8 kg ngô hạt/kg P
2
O
5
. Hiệu suất phân kali ở các mức
bón 90, 120, 150 K
2
O/ha trung bình 3 năm tương đương là 13,4; 10,2 và 11,2 kg ngô hạt/ 1kg
K
2
O.
Tác giả khuyến cáo lượng bón cho vụ xuân trên đất Đông Anh là:
170 – 190 kg N : 90 – 150 kg K
2
O : 90 – 120 kg P
2
O
5
/ha
Lượng bón cho vụ đông như sau:

170 kg N : 90 – 150 kg K
2
O : 90 kg P
2
O
5
/ha [11]
Thí nghiệm tìm hiểu mức đạm thích hợp cho 2 giống ngô nếp địa phương trong điều
kiện có tưới và không tưới với 5 mức 0, 40, 70, 100 và 130 kgN/ha, tại trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội cho thấy: Bón đạm làm tăng năng suất rõ so với không bón ở mức xác suất
95%, tưới nước làm tăng năng suất so với không tưới. Trong điều kiện canh tác không tưới
chỉ nên bón tối đa 100 kgN/ha với các giống ngô thụ phấn tự do. [5]
Theo khuyến cáo của viện nghiên cứu ngô:
Lượng bón cho các giống ngô thụ phấn tự do là:
80 – 100 kg N + 40 – 60 kg P
2
O
5
+ 80 kg K
2
O
Các giống ngô lai là:
160 kg N + 100 kg P
2
O
5
+ 80 kg K
2
O [2]
Nguyễn Văn Bộ (1999) khuyến cáo lượng đạm bón hợp lý cho các nhóm giống trên đất

bạc màu và đất ph’ sa Sông Hồng như sau:
Giống chín sớm 120 – 150 kgN/ha
Giống chín trung bình và muộn 150 – 180 kgN/ha
Trên đất bạc màu cần bón tăng lân và kali so với đất ph’ sa [1].
Kết quả nghiên cứu bón phân cho ngô của Nguyễn Mỹ Hoa và CS Tại Trà Vinh chỉ ra
rằng: khả năng cung cấp đạm từ đất tại điểm thí nghiệm thấp chỉ đạt 23 – 27 kg N/ha, nên
hiệu suất của phân đạm đạt rất cao 32 – 38 kg hạt/kg N bón vào [9]. Để đạt năng suất 5 tấn/ha
cần bón 150 – 170 kg N/ha và 180 – 200 kg N/ha để đạt năng suất 6 tấn/ha [10]
Theo Nguyễn Quý M’i (1995) dinh dưỡng quyết định 50 - 60% năng suất ngô.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ bón phân viên nén cho ngô tại Quảng Uyên tỉnh
Cao Bằng đã cho thấy lượng phân viên nén thích hợp là 108N + 90 P
2
O
5
+ 90 K
2
O. Bón phân
viên nén góp phần tiết kiệm 6,2% chi phí phân bón, tăng lợi nhuận 9,2 triệu đồng /ha so với
biện pháp bón phân rời [14].
Tóm lại các kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô đều cho thấy phân bón có tác dụng
làm tăng năng suất rõ. Tuy nhiên, lượng phân cần bón để đạt năng suất nhất định phụ thuộc
vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, tiềm năng năng suất của giống và điều kiện cung
10
cấp nước cho ruộng ngô. Vì vậy, để góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất
ngô cần xác định lượng phân bón và phương pháp bón ph’ hợp cho từng giống và từng điều
kiện cụ thể.
Là cây trồng có hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời cao để tạo năng suất
chất khô. Song, về nguyên lý muốn tận dụng năng lượng ánh sáng ruộng ngô cần được cung
cấp đủ các yếu tố sinh trưởng khác, trước hết là dinh dưỡng thông qua việc bón phân hợp lý.
Các giống ngô mới ngắn ngày lá đứng cho phép tăng mật độ càng cần thiết phải đầu tư phân

bón để phát huy tiềm năng của giống.
Nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô tại Hà Giang hiện nay chưa cao là do người dân
trồng ngô theo thói quen 3 -4 cây/hốc, mật độ thấp và bón phân chưa cân đối.
III. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Ngô là 1 trong 3 cây lương thực chính cung cấp lương thực trên thế giới.
Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên. Theo dự báo
dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ người vào năm 2030 và 9,1 tỷ năm 2050. Trong khi đất nông
nghiệp hàng năm giảm khoảng 35 triệu ha ( Yuan L. P. And Peng J. 2004). Dân số Việt Nam
năm 2009 là 86,024 triệu người tăng so với năm 1999 là 9,703 triệu người. Khu vực trung du
và miền núi phía Bắc là 11,095 triệu người, chiếm 12,9% dân số cả nước. Dự đoán dân số
Việt Nam sẽ là 115 triệu người vào năm 2020 ( Nguyễn Thiện Thưởng).[18]
Hiện nay ngô được d’ng chủ yếu trong chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Để đảm bảo
an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhất là khu vực miền núi canh tác nhờ
nước trời, cây ngô là cây lương thực chính thì việc thâm canh năng năng suất ngô là nhiệm vụ
cấp thiết của ngành nông nghiệp nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh rằng để thâm canh
tăng năng suất ngô trên các v’ng canh tác nhờ trời hiện nay có 3 con đường chính:
- Sử dụng các giống ngô lai tiềm năng năng suất cao ph’ hợp với điều kiện đất đai và
khí hậu của v’ng
- Gieo trồng ngô với mật độ và khoảng cách hợp lý
- Bón phân đầy đủ và cân đối
Cũng như các nước trên thế giới, diện tích ngô lai ở Việt Nam trong những năm qua
tăng lên nhanh chóng. Năm 1991, diện tích trồng ngô lai toàn quốc mới chỉ là 500 ha, chiếm
0,1% tổng diện tích trồng ngô, năm 1996 diện tích trồng ngô lai tăng lên 230 nghìn ha, chiếm
49% diện tích . Đến năm 2003, 85% diện tích trồng ngô đã được sử dụng các giống ngô lai
(Phạm Sĩ Tân và công sự )[37].
Năm 2007 diện tích ngô lai đã chiếm khoảng 95% trong tổng số hơn triệu ha ngô.
Nhờ áp dụng các giống ngô lai mà năng suất ngô nước ta tiến dần tới năng suất ngô
trung bình của thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% năng suất trung bình
11

thế giới (1,13 tấn/ha) , năm 2000 bằng 64% (2,75 tấn/ha) và đến năm 2007 năng suất ngô của
Việt Nam đã đạt 80% năng suất trung bình của thế giới (3,93 tấn/ha).
Cây ngô lai có mặt sớm trên đất Hà Giang từ những năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX và
diện tích ngô lai cũng không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân huyện
Đồng Văn: năm 2006 diện tích ngô lai toàn huyện là 1676 ha chiếm 24,6% tổng diện tích ngô,
năm 2008 là 3031 ha chiếm 46,18% và năm 2010 con số này đạt tới 3593 ha và 56,14% diện
tích ngô toàn huyện. Nhờ vậy mà năng suất ngô bình quân của huyện được tăng lên đáng kể.
Năm 2006 năng suất ngô trung bình là 20,8 tạ/ha, năm 2008 là 21,9 tạ/ha và đạt năng suất
30,74 tạ/ha vào năm 2010. Thực tế đó chứng minh Đồng bào các dân tộc v’ng cao đã thấy
được ưu thế của ngô lai và chấp nhận cây ngô lai trong điều kiện canh tác của mình. Năm
2009 năng suất ngô lai trên đất Đồng Văn đạt 31,18 tạ/ha, trong khi ngô địa phương thâm
canh chỉ cho năng suất 18,55 tạ/ha và không thâm canh chỉ đạt năng suất 9,78 tạ/ha. Năm
2010 năng suất ngô lai thâm canh của huyện đạt bình quân 36,2 tạ/ha trên diện tích 3593 ha.
Những con số đó đã khẳng định được chỗ đứng của cây ngô lai trên v’ng đất Đồng
Văn.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được nêu ở phần tổng quan đều khẳng định
nếu được gieo trồng với mật độ khoảng cách thích hợp và bón phân đầy đủ cân đối năng suất
ngô lai có thể đạt năng suất 7 – 8 tấn/ha.
12
Phần II.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu
Xây dựng mô hình thâm canh năng suất ngô tại các huyện vùng cao
. Tăng năng suất ngô 10 – 20% so với kỹ thuật của nông dân thông qua kỹ thuật tăng
mật độ và bón phân viên nén NPK
. Chuyển giao công nghệ sản xuất phân viên nén trên địa bàn
II. Nội dung
Nội dung 1: Điều tra khảo sát, thu thập số liệu, chọn hộ, địa điểm triển khai đề tài
Thu thập tài liệu thứ cấp tại địa phương từ phòng nông nghiệp các huyện triển khai đề
tài: Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn

Điều tra khảo sát tình hình sản xuất ngô tại 3 xã triển khai đề tài về tập quán canh tác
ngô: giống, mật độ, phân bón thông qua phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ:
Xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ
Xã Hữu Vinh huyện Yên Minh và
Xà Thài Phìn Tủng huyện Đồng Văn
Lấy mẫu đất, phân tích đất để xác định lượng bón ph’ hợp với các giống đang trồng phổ
biến tại địa phương.
Nội Dung 2: Xây dựng mô hình, thí nghiệm
+ Triển khai thí nghiệm các chuyên đề về ảnh hưởng của mật độ và phân bón cho ngô
trên đồng ruộng về các chỉ tiêu: Tỷ lệ nảy mầm, chiều cao cây, số lá, chỉ số diện tích lá, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Xác định thời kỳ bón thích hợp làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình thâm canh ngô
+ Xây dựng 3 mô hình tại 3 xã thuộc 3 huyện triển khai đề tài, mỗi huyện 2 ha trong 2
năm ( tổng số 6 ha)
Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất phân viên nén
Quy mô: 01 máy ép phân, sản xuất phân viên nén cung cấp cho khu vực nghiên cứu với
nguyên vật liệu là phân urê, supe lân, kali clorua và phụ gia.
Chuyển giao công nghệ ép phân cho hợp tác xã dịch vụ Trung Quốc tại thị trấn Yên
Minh thông qua việc tập huấn kỹ thuật phối trộn phân đơn và kỹ thuật ép phân thành viên trực
tiếp trên máy ép phân.
Nội dung 4: Tập huấn, hội thảo
- Tập huấn cho các hộ nông dân bằng phương pháp cầm tay chỉ việc trực tiếp trên đồng
ruộng về bố trí mật độ khoảng cách và phương pháp bón phân để xây dựng mô hình thâm
canh ngô.
13
- Hội nghị đầu bờ tham quan thí nghiệm về mật độ, phân bón và mô hình thâm canh ngô
III. Đối tượng
a. Giống và đất thí nghiệm
NK54 trên đất bằng huyện Quản Bạ;
NK4300 trên đất dốc huyện Yên Minh và

CP999 trên đất hốc đá huyện Đồng Văn.
b. Phân bón NPK dạng viên nén
IV. Phương pháp
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất ngô từ các phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện
- Thu thập số liệu sơ cấp về tập quán canh tác ngô bằng phương pháp điều tra nhanh
nông thôn với sự tham gia của người dân thông qua phiếu điều tra nông hộ (30 hộ/xã)
4.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén
đến sinh trưởng và năng xuất giống ngô NK54 trên đất bằng huyện Quản Bạ
- Thí nghiệm 2 : Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén
đến sinh trưởng và năng xuất giống ngô NK4300 trên đất dốc huyện Yên Minh
Thí nghiệm 2 nhân tố: 3 mật độ và 4 mức phân
M1: 6,94 vạn cây/ha (60 x 24) cm P1: 90 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
M2: 7,93 vạn cây/ha (60 x 21) cm P2: 120 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
M3: 9,2 vạn cây/ha (60 x 18)cm P3: 150 kgN : 90 P
2

O
5
: 90 K
2
O/ha
P4: 180 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón dạng viên nén
đến sinh trưởng và năng xuất giống ngô CP999 trên hốc đá huyện Đồng Văn
Thí nghiệm 2 nhân tố: 3 mật độ và 4 mức phân
M1: 6,94 vạn cây/ha (60 x 24) cm P1: 120 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
M2: 7,93 vạn cây/ha (60 x 21) cm P2: 150 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
M3: 9,2 vạn cây/ha (60 x 18)cm P3: 180kgN : 90 P

2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P4: 210 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
- Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm dạng phân rời đến
sinh trưởng và năng suất giống ngô NK54 trên đất bằng Quản Bạ
- Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm dạng phân rời đến
sinh trưởng và năng suất giống ngô NK4300 trên đất hốc đá huyện Đồng Văn
14
Thí nghiệm 2 nhân tố với 2 mật độ và 5 mức phân bón:
M1: 6,17 vạn cây/ha (60 x 27) cm P1: 90 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
M2: 6,94 vạn cây/ha (60 x 24) cm P2: 120 kgN : 90 P
2
O
5

: 90 K
2
O/ha
P3: 150 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P4: 180 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P5: 210 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
- Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm dạng phân rời đến
sinh trưởng và năng suất giống ngô CP999 trên đất hốc đá huyện Đồng Văn
Thí nghiệm 2 nhân tố với 2 mật độ và 5 mức phân bón:
M1: 6,17 vạn cây/ha (60 x 27) cm P1: 90 kgN : 90 P
2
O

5
: 90 K
2
O/ha
M2: 6,94 vạn cây/ha (60 x 24) cm P2: 120 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P3: 150 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P4: 180 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P5: 210 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K

2
O/ha
- Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và thời điểm bón phân
viên nén đến sinh trưởng và năng suất giống ngô NK4300 trên đất dốc Yên Minh
Thí nghiệm 2 nhân tố với 4 mức phân và 2 thời điểm bón
P1: 90 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha T1: Bón ngay sau gieo
P2: 120 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha T2: Bón khi ngô 3-4 lá
P3: 150 kgN : 90 P
2
O
5
: 90 K
2
O/ha
P4: 180 kgN : 90 P
2
O
5

: 90 K
2
O/ha
+ Trên đất bằng Quản Bạ thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ (Split-plot)
+ Trên đất dốc Yên Minh và đất hốc đá Đồng Văn thí nghiệm được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm 15m
2
.
+ Thời gian thí nghiệm: Vụ xuân hè 2010
+ Địa điểm thí nghiệm:
Xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ
Xã Hữu Vinh huyện Yên Minh
Xã Thài Phìn Tủng huyện Đồng Văn
+ Phương pháp bón phân
Phân viên nén: rạch 2 hàng hai bên hàng ngô cách hàng ngô khoảng 10 - 12 cm, sâu 10
– 12 cm và rải đều các viên phân theo khoảng cách đã định và lấp đất sau rải phân.
Phân rời bón theo phương pháp truyền thống:
Bón lót: 100% phân lân
15
Bón thúc 3 lần: lần 1 khi cây ngô 3 - 4 lá: 1/3 N + 1/2 K
2
O
lần 2 khi cây ngô 7 - 9 lá: 1/3 N + 1/2 K
2
O
lần 3 khi cây ngô xoắn nõn: 1/3 N
Các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao cây, số lá, chỉ số diện tích lá, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai, sử dụng phần

mềm IRRISTAT 5.0
4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất:
Mẫu đất được lấy tại 3 điểm triển khai đề tài, mỗi điểm 10 mẫu trước và sau thực hiện
đề tài theo phương pháp đường chéo.
Đất được phân tích tại phòng thí nghiệm Jika, khoa Tài nguyên và môi trường, trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội với 11 chỉ tiêu:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích
1 pH pH meter
2 OC % Walkley&Black
3 N % Kjeldhal, phá mẫu bằng H
2
SO
4
và xúc tác
4 P
2
O
5
% Phương pháp so màu, phá bằng H
2
SO
4
+ HClO
4
5 K
2
O % Đo bằng quang kế ngọn lửa, phá mẫu bằng HF + HClO
4
6 N
TP

mg/100g Tiurin và Kônônôva
7 P
2
O
5
mg/100g Oniani
8 K
2
O mg/100g Matslova đo bằng quang kế ngon lửa
9 Tỷ trọng g/cm
3
Trọng lượng
10 Dung trọng g/cm
3
Trọng lượng
11 Thành
phần cơ
giới
% sét,
limon, cát
Phương pháp ống hút Robinson
V. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012, trên đất
canh tác nhờ nước trời.
Địa bàn nghiên cứu trên 3 huyện v’ng cao: xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (đất
bằng), xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh (đất dốc) và xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn (đất
hốc đá).
16

×