B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
CNG
Xác định tỷ lệ nhiễm và khả năng gây bệnh
của Malassezia.sp trên một số bệnh da
tại bệnh viện Da liễu trung ơng
Nhúm nghiờn cu:
BSCKII. Nguyn Th Xuõn
BS. Trn Cm Võn
C vn chuyờn mụn:
PGS.TS. Trn Lan Anh
H NI - 2012
CC CH VIT TT
1
M. globosa: Malassezia globosa
M. furfur: Malassezia furfur
M. restrita: Malassezia restrita
M. slooffiae: Malassezia slooffiae
M.sympodialis: Malassezia sympodialis
M. nana: Malassezia nana
M. yamatoensis: Malassezia yamatoensis
M. dermatitis: Malasseziadermatitis
M. obtusa: Malassezia obtusa
M.pachydermatis: Malassezia pachydermatis
BN: Bệnh nhân
TT: Thương tổn
VDD: Viêm da dầu
TW: Trung ương
PCR: Polymerase Chain Reaction
ICD: Internationnal Classification of Diseases
HIV/AIDS: Human Immuno Deficiency virus/
Acquired Immuno Deficiency Syndrom
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm là một trong những bệnh khá phổ biến trên thế giới. Nấm tồn
tại ở khắp mọi nơi: môi trường đất, nước, không khí, ở thực vật, động vật và trên
cả cơ thể người. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nóng ẩm, sang chấn, sức đề
kháng suy giảm…nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Bệnh do nấm gây ra gặp nhiều
ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Bệnh có thể gặp cả người lớn và trẻ em [45].
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao là điều
kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và dễ dàng gây nhiễm nấm ở người. Những
năm gần đây, tỷ lệ nhiễm nấm thông thường do ý thức kém và điều kiện vệ sinh
thiếu thốn đã giảm nhiều. Tuy nhiên, do sự xuất hiện đại dịch HIV/AIDS cùng với
việc ứng dụng những thành tựu mới của y học hiện đại như: Ghép tạng, dùng thuốc
ức chế miễn dịch, hoá trị, xạ trị điều trị ung thư, sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng,
corticoid kéo dài, các bệnh rối loạn chuyển hoá Thực tế nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
nhiễm nấm da trong các bệnh ngoài da trong cộng đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Ở
Đông Nam Á bệnh da do nấm chiếm 40-60% tổng số bệnh da [41]. Ở Việt Nam,
bệnh nấm da đứng hàng thứ 2 trong các bệnh da sau chàm [25]. Trong đó, nhóm
nấm men gây bệnh ở da chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt trong thời gian gần đây người
ta đề cập nhiều đến chủng nấm men Malassezia.sp. Nghiên cứu năm 2003 tại Iran,
tỷ lệ nhiễm nấm Malassezia.sp chiếm 6% trong số các bệnh da nói chung và 30%
bệnh da do vi nấm nói riêng ().
Tại bệnh viện Da liễu TW số bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm tìm nấm
rất đông và đa dạng. Trong đó, vi nấm Malassezia. sp gây bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ
khá cao. Bệnh do rất nhiều loài Malassezia khác nhau gây nên, vì vậy lâm sàng
cũng rất đa dạng. Bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như:
Ngứa, đỏ da, bong vẩy,…Thương tổn có thể gặp bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng
thông thường khu trú vùng tiết nhiều bã nhờn như: da đầu, lưng, ngực, mặt. Ngoài
ra, có thể gặp ở nếp kẽ, nang lông, vùng móng…thậm chí vi nấm xâm nhập các cơ
quan, bộ phận gây nhiễm nấm nội tạng, khuẩn nấm huyết…Nhiều khi Malassezia.sp
3
là căn nguyên gây bệnh, nhưng đôi khi chỉ phối hợp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Do đó, những trường hợp điển hình thường thuận lợi cho chẩn đoán. Còn những
trường hợp không điển hình, nếu thiếu điều kiện xét nghiệm dễ dẫn đến chẩn đoán
nhầm và bỏ sót không điều trị. Bệnh da do nhiễm Malassezia.sp không tử vong,
nhưng gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân,
đặc biệt nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng, tiến triển nặng
nề. Ở Việt Nam còn rất ít nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về đặc tính vi nấm, đặc
điểm lâm sàng các bệnh biểu hiện ngoài da do nấm Malassezia.sp gây nên. Chính vì
lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm nấm Malassezia.sp trên một số bệnh da.
2. Đánh giá vai trò gây bệnh của Malasezia.sp trên một số bệnh da bằng kỹ
thuật Parker kết hợp KOH.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm nấm gây bệnh người
1.1.1 Đặc điểm chung (1,2, 3,4,5,6)
- Nấm (Fungi, Mycetes), là những sinh vật dị dưỡng, thuộc Giới nấm, có
cấu tạo đơn bào hoặc đa bào. Nấm không có diệp lục tố nên không tự tổng hợp
được chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời. Nấm sống hoại sinh trên những cá thể
đã chết hoặc ký sinh trên những phần cá thể sống khác. Một số loài có thể sống theo
cả hai cách trên. [4, 8].
- Đặc điểm sinh thái
+ Nấm phát triển cần hai điều kiên không thể thiếu là nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp. Với nhiệt độ tối ưu để nấm phát triển là 28- 37ºC và độ ẩm môi trường cao,
khoảng >70%.
+ Nấm có thể phát triển môi trường nghèo dinh dưỡng, vì vậy việc phòng
tránh nấm gặp nhiều khóa khăn
+ Nấm sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng nên việc điều trị nấm phải tận gốc
+ pH: nấm phát triển dải pH rộng (3-10), nhưng thường ưa môi trường kiềm
hơn. Tốt nhất là môi trường có pH= 6-6,5. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ,
vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm.
Đăc điểm dinh dưỡng
+ Nấm đòi hỏi chất hữu cơ sẵn có từ môi trường, chúng tiết các men đặc biệt giúp
phân giải các chất hữu cơ đó thành những hợp chất đơn giản để hấp thu.
+ Phần lớn phát triển môi trường đơn giản không cần vitamin, nhưng một số
cần thiamine, biotin… để phát triển.
5
Nấm có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Đặc biệt ở người nấm gây
nhiều bệnh rất nguy hiểm và khó điều trị. Nấm có thể gây bệnh bất kỳ vị trí nào trên cơ
thể từ da, lông tóc, móng, thậm chí xâm nhập vào các cơ quan, các mô trong cơ thể.
1.1.2 Đặc điểm cấu trúc và sinh sản nấm
1.1.2.1 Bộ phận sinh dưỡng
- Nấm men: cấu tạo đơn bào, sinh sản hình thức nảy chồi, hình tròn hoặc bầu
dục, kích thước 3-15mn
- Nấm sợi: cấu tạo đa bào, có vách ngăn hoặc không. Chúng chia nhánh và
xen kẽ với nhau thành từng khúm nấm. Nấm Malassezia khi ký sinh cũng có thể tạo
sợi nấm thô ngắn.
1.1.2.2 Bộ phận sinh sản
- Lớp Actinomycetes không có bộ phận sinh sản. Các lớp nấm khác có bộ
phân sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
+ Phương thức sinh sản vô tính: phân chia không có sự phối hợp nhân, đó là
loại bào tử vô tính, thường do sợi nấm sinh ra, có nhiệm vụ phát triển hoặc/và dự trữ.
+ Phương thức sinh sản hữu tính: phân chia có sự phối hợp nhân, đó là bào
tử nang, bào tử tiếp hợp, bào tử noãn, bào tử đảm.
- Nấm men sinh sản theo phương thức nảy chồi. Từ một cực của tế bào nấm mọc
một chồi nhỏ, phát triển lớn dần và tách khỏi tế bào mẹ. Một số loài nấm men hình
thành sợi giả. Malassezia là một chi nấm men, sinh sản theo phương thức vô tính.
1.1.1.3 Phân loại nấm và bệnh do nấm gây ra [5, 6, ,11, 14 ]
1.1.1.3.1 Phân loại nấm
Nấm nói chung có trên một triệu loài, trong đó vi nấm có hàng ngàn trăm
loài và có khoảng trên ba trăm loài gây bệnh ở người. Vi nấm gây bệnh được chia
làm ba loại là nấm sợi, nấm men và nấm lưỡng hình.
Bảng phân loại vi nấm Tg 9 H
6
1.1.1.3.2 Phân loại bệnh do nấm gây ra
- Nấm có thể gây ra 4 loại bệnh
+ Dị ứng với nấm (Hypersensitivity): là phản ứng quá mẫn đối với nấm mốc
và bào tử nấm.
+ Nhiễm độc nấm (Mycotoxicoses): người hoặc động vật ăn phải thức ăn
nhiễm nấm sinh ra các độc tố gây nhiễm độc.
+ Ngộ độc nấm ( Mycetismus): ăn phải nấm độc gây ngộ độc cấp, có thể dẫn
tới tử vong.
+ Nhiễm nấm (Infection): Hầu hết các loại nấm gây ra nhiễm nấm không
sinh ra các độc tố nhưng chúng có khả năng gây ra các rối loạn sinh lý như làm tăng
chuyển hóa biến đổi cấu trúc màng.
- Trong thực tế việc phân lập nấm còn nhiều tranh cãi, nhưng có một số
phương pháp thường được áp dụng trong thực tiễn lâm sàng [11]
+ Bệnh nấm nông(superficial mycose) gây bệnh ngoài da
+ Bệnh nấm dưới da ( subcuntaneous mycoses) gây các bệnh khu trú vùng
dưới da thường chỉ liên quan đến chi dưới, rất ít lan rông…
- Ngoài ra dựa và vị trí gây bệnh chia làm hai loại [6]
+ Nhiễm nấm nông: gồm các loại nấm da và dưới da 1-2 mm
+ Nhiễm nấm sâu: nấm xâm nhập vào các mô của cơ thể như các loại nấm nội
tạng, nấm não, nhiễm nấm máu
- Nhiễm nấm phân chia theo căn nguyên
+ Căn nguyên nội sinh: Nấm Malassezia thường sống ký sinh trên đường tiêu hóa
và âm đạo, khi sức đề kháng giảm sút hoặc điều kiện sống tại chỗ thay đổi như: mất
cân bằng vi hệ, thay đổi pH da…thì chúng gây bệnh ở vùng này.
+ Căn nguyên ngoại sinh: khi hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn
phải các thức ăn có nhiễm nấm, gây ra các bệnh nấm đường hô hấp, tiêu hóa…
7
1.2 Lịch sử vi nấm Malassezia [16,18]
Bệnh nấm da nói chung mô tả rất sớm trong lịch sử loài người. Năm 1800,
Gruby đã nuôi cấy nấm gây bệnh thực nghiệm trên vùng da ẩm ướt. Năm 1910,
Sabouraud là người đầu tiên đưa ra bảng định danh các loài nấm, đặc điểm lâm sàng
và phương pháp điều trị bệnh nấm. Với công sức này ông được coi là cha đẻ nghành
nấm y học hiện đại. [47, 58,]. Bệnh do nấm Malassezia nói riêng cũng đã được mô
tả từ lâu trong y văn thế giới. Năm 1846, Eichstedt ghi nhận vai trò nấm gây bệnh
da với tên gọi Pityrosporum. Cùng trong thời gian đó, Raymond Sabouraud đã xác
định vi sinh vật gây hiện tương gầu da đầu cũng có tên gọi là: Pityrosporum. a.
Nhưng đến giữa thế kỷ 20 một số nhà khoa học tìm được 3 loài nấm là: P. oval,
P.orbiculair, P.pachydermatis. Trong đó, có hai loài nấm men ưa lipid gây bệnh ở
người là P. oval & P.orbiculair. Còn một loại không ưa Lipid thường gây bệnh cho
động vật đó là P.pachydermatis.[72]. Còn Louis- Charler lại mô tả vi nấm này
dưới tên gọi Malassezia.Ban đầu một số nhà khoa học cho rằng hình thái
Malassezia là tồn tại dưới dạng sợi nấm, còn Pityrosporum là hình thái nấm men.
Nhưng sau đó một thời gian không lâu, Sabouraud khẳng định rằng thực chất đó
chỉ là sự phân chia biến đổi trong vòng đời nấm men. Năm 1995- 1996, nhiều
thành tựu khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đã ứng dụng thành công
trong việc giải mã trình tự bộ gen vi nấm này và đã tìm được 7 loài
Malassezia.sp [62]. Năm 2004 các nhà khoa học Nhật Bản tiếp tục tìm ra thêm 4
loài mới nữa. [30].Từ đó các nhà khoa học đã thống nhất dưới tên gọi vi nấm là
Malassezia.sp.
Gần đây trên thưc tế tại bệnh viện Da liễu TW số bệnh nhân đến khám và làm
xét nghiệm tìm nấm rất đông và đa dạng. Trong đó, vi nấm Malassezia.sp gây bệnh
trên một số bệnh da thông thường chiếm tỷ lệ khá cao. Theo ICD những bệnh da
thông thường gồm rất nhiều bệnh nhưng trong khuân khổ nghiên cứu này chúng tôi
chỉ đề cập những bệnh da thường gặp liên quan đến Malassezia.sp như: Lang ben,
viêm da dầu, viêm nang lông, gầu da đầu, viêm da cơ địa, bạch biến, rụng tóc mảng,
nấm móng.
8
1.3 Đặc điểm Malassezia [16,18,36, 58]
Malassezia là nấm men ưa lipid, đa phần các loài gây bệnh cho người như:
M.globosa, M. furfur, M. dermatits, M.sympotheas Chúng thường biểu hiện ở mọi
lúa tuổi và trong rất nhiều bệnh lý ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chủ yếu là độ tuổi
thanh niên có liên quan vùng da mỡ. Ngoài ra, một số loài khác gây bệnh móng và
gây bệnh cơ quan, hệ thống. Nhưng có một số loài gây bệnh chủ yếu ở động vật
như: M.pachydermatis. Đôi khi cũng gây bệnh cho người trong một số trường hơp
suy giảm miễn dịch Với những biểu hiện lâm sàng là tình trạng bệnh cảnh lâm
sàng nặng nề, nguy kịch.
Malassezia có cấu tạo đơn bào và sinh sản hình thức nảy chồi. Tuy nhiên, một
số loài có cấu tạo đa bào như: M.globosa, loài này có phương thức sinh sản hữu tính
tức là chúng có khả năng giao phối kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Chúng
thích nghi, sinh sản và phát triển hàng loạt. Đồng thời di truyền những đặc tính của
loài qua các thế hệ. Vì vậy, thế hệ sau luôn mang nhiều đặc tính về khả năng thích
nghi và đề kháng với các yếu tố đào thải nấm từ chính cơ thể hoặc từ môi trường tự
nhiên. Do đó, loài M.globosa mang tính chọn lọc tự nhiên rất cao, mà loài nấm này
tồn tại ở vi hệ rất nhiều và là căn nguyên gây bệnh chủ yếu. (16,35,41) Nấm
Malassezia.sp thuộc vi hệ trên da của người và động vật máu nóng. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, có khoảng 70-90% vi nấm Malassezia.sp có mặt trên da người khỏe
mạnh. [16,26]. Tuy nhiên, vi hệ này cũng không bền vững đôi khi cũng thay đổi.
Ngay từ khi mới sinh, vi nấm đã xuất hiện và có mặt ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Nhưng chúng phát triển nhiều ở tuổi vị thành niên, bởi lứa tuổi này tuyến bã hoạt
động mạnh và thải nhiều chất bã nhất… Bên cạnh đó, vi nấm cũng có thể đồng
nhiễm với một số vi khuẩn và vi nấm khác cũng thuộc vi hệ. Và do đó, chúng có
thể căn nguyên gây bệnh hoặc bội nhiễm làm nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra,
chúng còn gây bệnh cơ hội khi có điều kiện thuận lợi.
9
1.4 Cơ chế gây bệnh [27, 53, 72]
Hầu hết các loại nấm thường sống hoại sinh và phát triển trên thực vật hoặc
trong đất, ít khi thích ứng trên cơ thể người. Do đó, người khỏe mạnh ít khi bị mắc
nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm gây ra sự đáp ứng với cơ thể vật chủ.
Sự xâm nhập diễn ra khi một bào tử nấm nhiễm vào cơ thể ở trạng thái nghỉ
không hoạt động, nhưng sau đó chuyển hóa trong cơ thể vật chủ, nẩy mầm và lớn
lên, sau đó sinh sản xâm nhập vào mô. Sợi nấm, bào tử nấm hoặc tế bào nấm men
có tính kháng nguyên đặc trưng khác nhau. Nó sẽ có hai cơ chế bảo vệ:Miễn dịch
dịch thể và Miễn dịch qua trung gian tế bào.(34)
Trong quá trình trao đổi chất vì lý do nào đó è thiếu hụt gen mã hóa Enzym
tổng hợp axit béoè vi nấm không tự tổng hợp axit béo è sử dụng nguồn axit béo
từ bên ngoài.
- Xu hướng tìm vùng giàu chất bã nhờn: da đầu, mặt, lưng, ngực…
Malassezia.sp tiết 8 loại Lipase và 3 loại Photpholipase
è
Thủy phân axit béo
trung tính
è
axit béo tự do
è
phản ứng trung gian tế bào
è
kích hoạt con đường
gây viêm(16)
- Khả năng né tránh và chống lại quá trình thực bào do:
+ Lớp lipid dày bao quanh tế bào nấm
+ Tính đa kháng nguyên và thay đổi thành phần tế bào.
1.5 Một số yếu tố thuận lợi [38, 59, 63, 72]
Bệnh do nấm Malassezia thường có nguồn gốc nội sinh do các loài Malassezia
phát triển quá mức gây bệnh, đặc biệt khi có điều kiện thuận lợi. Các yếu tố thuận
lợi hay gặp là:
* Yếu tố bên trong:
- Sinh lý: phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh
10
- Bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng cấp và mạn tính, bệnh chuyển hóa, béo
phì…Các bệnh lý như bỏng, ung thư,Hodking, nhiễm HIV/AIDS…
- Bệnh lý tại chỗ: làm thay đỏi tính chất da: VDCD, Rụng tóc, Bạch biến…
- Sử dụng hóa chất: Dùng kháng sinh phổ rộng, kéo dài làm thay đổi sự cân
bằng vi hệ…
* Yếu tố bên ngoài:
- Người già sức đề kháng suy giảm
- Loét do bỏng
- Điều kiện vệ sinh kém, không ý thức bệnh tật hoặc thiếu kiến thức
- Môi trường vi khí hậu thay đổi…
- Ngoài ra, thói quen dùng dầu dưỡng tóc, kem chống nắng, môi trường nóng
ẩm… là những yếu tố rất thuận lợi cho vi nấm Malassezia.sp phát triển và gây bệnh.
1.6 Tình hình nhiễm vi nấm Malassezia.sp
1.6.1 Trên thế giới
Các loài Malassezia đóng vai trò rất quan trọng trong căn nguyên sinh
bệnh của: lang ben, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, viêm nang lông… [43]
Trong các báo cáo ở Mexico, Trung và Nam Mỹ gặp tỷ lệ bệnh là 50%. Ở
Thái Lan lang ben chiếm 4% trong tổng số bệnh nhân khám Da liễu tại bệnh viện
Ramathibodi. Ở Ý chiếm 45 % trong số các bệnh nấm nông. Nhiễm vi nấm
Malassezia có thể gặp mọi vùng địa lý, khí hậu và mọi lứa tuổi. Một nghiên cứu ở
bệnh viện nhi khoa Sal-PaoLo (Brasil) cho biết tỷ lệ trẻ nhiễm Malassezia.sp chiếm
23% (độ tuổi 0-18 tháng tuổi), 28% ( 11-15 tuổi). Tại Tây Ban Nha, Martinez -
Roig và cộng sự nghiên cứu trên 1000 bệnh nhi ở độ tuổi từ 2 tháng đến 7 tuổi thấy
tỷ lệ nhiễm Malassezia chiếm khoảng 34,5% trong số bệnh da. Một nghiên cứu
khác ở Thụy Sỹ cho biết tỷ lệ nhiễm Malassezia chiếm 87% ở nhóm trẻ em độ tuổi
2 tháng đến 15 tuổi. Nhưng cũng có một nghiên cứu ở Israell lại kết luận là không
tìm thấy vi nấm Malassezia ở nhóm trẻ em độ tuổi 2 tháng đến 15 tuổi [55]
11
Trên thế giới, tuỳ theo số liệu nghiên cứu của từng tác giả cho thấy viêm da
dầu chiếm khoảng 1-3-5% dân số [10], [41]. Tajima và cs (2008) nghiên cứu trên 31
bệnh nhân VDD cho thấy ở vùng da bị tổn thương 93,5% có số lượng Malassezia
cao gấp 3 lần so với ở vùng da lành 61,3%. Ở người nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ mắc
bệnh viêm da dầu rất cao. Theo Betty Anne Johnson tỷ lệ này là 85% [60]. Cũng
theo Betty Anne Johnson, ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh thường
nặng, dai dẳng và kém đáp ứng với các phương pháp điều trị. Gần đây các nhà
khoa học phát hiện ra rằng M. globosa là nguyên nhân của hầu hết các trường
hợp của gàuGầu da đầu không chỉ ảnh hưởng tới người bệnh ở góc độ bệnh lý
như bong vẩy gầu nhiều, ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng tâm lý, không
tự tin trong giao tiếp sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Một báo cáo năm 2008 từ Trung Quốc trích dẫn có khoảng 1,5% các bệnh
nhân da liễu đã được chẩn đoán viêm nang lông do vi nấm Malassezia. Hầu hết
trong số họ khỏe mạnh là nam giới và ở độ tuổi trung niên. [48]. Một nghiên cứu
khác ở Philippines cho biêt có khoảng 16% bệnh nhân viêm nang lông do
Malassezia trong tổng số bệnh lý nang lông. [24].
Ngoài ra, vi nấm Malassezia còn gây viêm tai giữa, nấm móng, đôi khi phối
hợp với các viêm nhiễm do virus ở dạng u nhú. Có nhiều báo cáo về tình trạng
nhiễm Malassezia.sp ở máu và nội tạng, năm …báo cáo về nhiễm Ma ở máu trẻ sơ
sinh khi đang truyền máu. [54]
Từ tháng 7 năm 1996 đến tháng 12 năm 1999, một nghiên cứu trên 588 bệnh
nhân có thương tổn móng tay với chẩn đoán nấm móng tại các Phòng khám Da liễu
và vi khuẩn học EPM \ UNIFESP, Brazil. Cùng thời gain đó ở Chile, V.Silva cũng
cũng có những báo cáo về các trường hợp nhiễm nấm móng. Qua các xét nghiệm
soi tươi và nuôi cấy định loại, các nghiên cứu đều đã khẳng đinh M.furfur là căn
nguyên gây nấm móng ( 19,44)
1.6.2 Việt Nam
Việt Nam là nước có nguy cơ mắc các bệnh do nấm rất cao. Bởi nơi này có
những đặc điểm tự nhiên, địa lý là nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có nhiệt
12
độ và độ ẩm cao. Đồng thời, cùng với sự phát triển của nền văn minh lúa nước chủ
yếu làm nông nghiệp nên đa phần ý thức còn kém trong việc thực hiện đúng nguyên
tắc vệ sinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát, kèm
theo một số bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: nhiễm HIV/AIDS, ung thư, nhóm
bệnh chuyển hóa… [27, 38 ]
Một số nghiên cứu liên quan đến biểu hiện bệnh da do Malassezia tại Việt
Nam; theo số liệu Trần Lan Anh và Cs điều tra ở một xã thuộc ngoại thành Hà Nội
thì Lang ben chiếm 3,1% trong số 513 người được khám [59]. Nghiên cứu Lê Anh
Tuấn năm 2006 viêm da dầu chiếm tỷ lệ khoảng 1,51% số bệnh nhân đến khám tại
Bệnh viện Da liễu TW [13].Nghiên cứu Nguyễn Thị Phượng năm 2009 khoảng
2,13%. Tại một phòng khám ở Việt Nam ghi nhận có khoảng 16% bệnh nhân nhiễm
vi nấm Malassezia ở nang lông. [36] Sự tham gia của vi nấm malassezia.sp vào quá
trình gây bệnh đã được Lê Kinh Duệ đề cập đến. Nhưng theo tác giả vai trò của vi
nấm là rất nhỏ so với vi khuẩn Propioni bacterium acnes trong sinh bệnh học của
trứng cá. [59].
1.7 Một số biểu hiện bênh lý do nhiễm nấm Malassezia.sp
1.7.1 Lang ben [13, 27, 59]
Lang ben ( Pityriasis versicolor) là một bệnh mạn tính của lớp sừng, gây ra
bởi một nhóm nấm men trước đây có tên là pityrosporium, nay thống nhất dưới tên
gọi là Malassezia.
Bệnh gặp bất kỳ tuổi nào nhưng thường từ 20-45, trẻ em và người già ít bị.
Có một số quan điểm khác nhau về bệnh lang ben có lây hay không? Theo Eduado
Silva bình thường bệnh không lây vì nó thuộc vi hệ. Nhưng dưới ảnh hưởng một số
yếu tố thuận lợi: khí hậu nóng ẩm, tính chất da thay đổi, sức đề kháng suy giảm…
Tạo điều kiện vi nấm tăng sinh và gây bệnh. [20].Nhưng Jose Latoni thì cho rằng
bệnh có thể lây do dùng chung ga giường, quần áo…
* Triệu chứng lâm sàng
Bệnh biểu hiên thể điển hình với các triệu chứng rất dễ nhận biết. Đó là đám
màu hồng nâu, hình tròn, ranh giới rõ, đôi khi là những đám thuơng tổn mất sắc tố.
13
Thường khu trú vùng cổ, ngực, lưng, vai cánh tay. Hiếm khi ở cẳng tay, chân cũng
như lòng bàn tay và bàn chân.
● Chẩn đoán của lang ben nói chung là đơn giản
- Triệu chứng lâm sàng điển hình
- Xét nghiệm: Kết quả soi trực tiếp cho kết quả dương tính 90%, trong đó đa
phần (89%) cho hình ảnh điển hình là “ mì ống và thịt viên”. Theo dữ liệu của một
số nghiên cứu gần đây về nuôi cấy, định loại và kỹ thuật ADN đã khẳng định M.
globosa là loài gây bệnh phổ biến nhất trong bệnh lang ben; chiếm khoảng 53,3%,
tiếp theo M. furfur 25,3%, M. sympodialis 9,3%, còn
M. obtusa 8,1% và M. slooffiae 4,0%.[28].Bên cạnh đó, Gupta et al cũng tìm
thấy M. sympodialis là tác nhân chủ yếu trong lang ben đối với vùng khí hậu ôn đới,
còn M. globosa là tác nhân chính ở các vùng nhiệt đới. [59].
1.7.2 Viêm da dầu
Viêm da dầu (seborrheic dermatitis) là bệnh da mạn tính thường gặp. Bệnh
chủ yếu ở trẻ sơ sinh, tuổi dậy thì và độ tuổi ngoài 50, nam gặp nhiều hơn nữ [31].
Tác nhân gây bệnh viêm da dầu còn đang tiếp tục được làm rõ, tuy nhiên
nhiều nghiên cứu cho thấy viêm da dầu thường xảy ra trên cơ địa những người tăng
tiết chất nhờn kết hợp nhiễm nấm Malassezia.sp [32], [35], [37].
Các nghiên cứu về Malassezia ở bệnh nhân VDD đều cho thấy vai trò đặc biệt
của nấm men trong cơ chế bệnh sinh của VDD. Giả thuyết này càng mạnh mẽ khi
thấy hiệu quả của các thuốc chống nấm trong điều trị bệnh [38], [39], [40], sự giảm
số lượng Malassezia sau khi điều trị và trong mỗi đợt bệnh tái phát có sự tái nhiễm
của Malassezia. Các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng, điều trị VDD bằng thuốc
chống nấm làm giảm số lượng Malassezia do đó làm cải thiện các triệu chứng lâm
sàng của bệnh [10].
Zaidi Z và Ó (2002) cho thấy ở người bình thường Malassezia chiếm 40%, trong
khi tỷ lệ này ở bệnh nhân viêm da dầu là 82%. Đặc biệt nghiên cứu của Zaidi Z cho
thấy ở những người bình thường mật độ Malassezia có chỉ số 1+, trong khi bệnh
14
nhân viêm da dầu ở mức 2+, 3+ hoặc 4+ và các mức độ này tương đương với
mức độ trầm trọng của bệnh nhẹ, trung bình và nặng [35].
Đa số các nghiên cứu trên cho thấy mật độ Malassezia có liên quan đến mức
độ nặng, nhẹ của bệnh viêm da dầu và nhiều tác giả đều kết luận Malassezia có mối
quan hệ đặc biệt với tổn thương ở bệnh nhân VDD, nhưng vai trò cụ thể của loài
nấm này trong cơ chế bệnh sinh của VDD như thế nào thì vẫn chưa được rõ ràng.
Tuy nhiên, ban đầu đã có vài giả thiết dần dần làm sáng tỏ vấn đề trên. Theo
Parry và Sharpe, Malassezia có thể gây phản ứng viêm do sản xuất ra các chất gây
độc trong một số trường hợp đặc biệt [63]. Các chất gây độc này được các nhà
nghiên cứu đặt tên là các chất hóa ứng động bạch cầu giống lipid (lipid-like
leukocyte activator – LILA). Và điều này giải thích vì sao tiến triển của VDD
thường không dự đoán trước được. Ngoài đáp ứng viêm do LILA, các acid béo kích
ứng và acid arachidonic do Malassezia sản xuất ra cũng góp phần gây phản ứng
viêm ở bệnh nhân VDD.
* Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện dát đỏ, ngứa và vảy da bóng mỡ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến
bã hoạt động. Theo các y văn trên thế giới các vị trí tổn thương thường gặp trong
bệnh VDD là những nơi tiết bã nhiều như da đầu, trán, rãnh mũi má, mi mắt, cung
mày, sau tai, ống tai ngoài, vùng trước xương ức, vùng liên bả vai. Trong nghiên
cứu Nguyễn Thị Phượng (2009) vị trí tổn thương thường gặp nhất là rãnh mũi má
93%. Các vị trí ít gặp hơn là kẽ nách, nếp lằn vú, rốn, vùng bẹn sinh dục và kẽ liên
mông. Tuy nhiên, khi bệnh nặng tổn thương có thể lan toả khắp cơ thể. Từ sự phân bố
tổn thương trong bệnh VDD có thể thấy rằng có sự liên quan rất mật thiết giữa vị trí da
dầu với bệnh .[20]
* Chẩn đoán xác định
- Chủ yếu dựa vào lâm sàng
- Để xác định căn nguyên có do nhiễm nấm Malassezia.sp cần thiết phải xét
nghiệm soi tươi tìm nấm. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng M.
furfur là loài gây bệnh chính. Tuy nhiên, gần đây người ta đã khẳng định vai trò chủ
15
yếu do loài M. restricta, kế đến M.globosa, sau đó mới đến các loài khác trong đó
có M.furfur. [13]
1.7.3 Gầu da đầu
Các bệnh thường được gọi là "gàu" được gây ra bởi nhiều yếu tố cơ thể kết
hợp với hệ vi nấm Malassezia.sp. Thật vậy, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng
chính tác dụng của thuốc kháng nấm tương quan với một tình trạng lâm sàng được
cải thiện. Da khô khi gặp không khí lạnh trong suốt mùa đông là nguyên nhân phổ
biến nhất của ngứa, bong vẩy gàu ở đầu. Đó là một trong những nguyên nhân
thường gặp nhất của gàu. Theo Flakes những người da khô thường tiết ít dầu hơn so
với những người da bình thường nên dễ bị kích thích tăng tiết nhiều bã nhờn trên da.
Khi da tăng tiết bã là tức là bệnh ảnh hưởng không chỉ đến da đầu còn xuất hiện trên
các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như lông mày của bạn, hai bên mũi và lưng,
xương ức, vùng háng, đôi khi nách, cánh tay và chân. Nếu bạn không gội đầu thường
xuyên, dầu và các tế bào da từ da đầu của bạn có thể phát triển các vùng da khác của cơ
thể.(13, 35, 63)
Một loại nấm men Malassezia ký sinh trên da đầu của hầu hết người lớn khỏe
mạnh mà không gây ra vấn đề gì. Nhưng đôi khi nó phát triển ra khỏi kiểm soát và
sử dụng các loại dầu tiết ra từ nang tóc là nguồn thức ăn. Điều này có thể gây kích
ứng trên da đầu và gia tăng sự phát triển các tế bào vẩy da nhiều hơn. Các tế bào da
chết và bong đi sau đó kết tụ lại cùng với dầu tiết ra từ nang tóc và da đầu làm cho
chúng tạo thành mảng vẩy màu trắng. Chúng bám dính trên mái tóc hoặc trên quần
áo. Bên cạnh đó sự phát triển quá mức của Malassezia trong một số trường hợp:
nội tiết tố thay đổi, hệ thống miễn dịch bị ức chế, mắc bệnh tật như bệnh Parkinson.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, có những rối loạn về thần kinh, không gội đầu
thường xuyên, và thêm nhạy cảm với nấm Malassezia có thể đóng vai trò khá quan
trọng vào sự phát triển của gàu da đầu. [72]. Trong nghiên cứu đó đã tiết lộ rằng nấm
gây gàu bằng cách sản xuất các enzym được gọi là lipases. Đầu tiên, nấm sử dụng
lipases để phá vỡ các bã nhờn, tạo ra một hợp chất gọi là axit oleic. Sau đó, thâm nhập
16
vào lớp trên cùng của da và gây ra phát triển rất nhanh một loạt các tế bào da ở những
người nhạy cảm, dẫn đến gàu da đầu [2, 38, 40, 50, 64].
1.7.4 Viêm nang lông
Vi nấm Malassezia.sp viêm nang lông là một rối loạn viêm da thường biểu
hiện như ngứa, mụn mủ, sẩn đỏ nang lông phân bố chủ yếu thân mình người trung
niên và trẻ tuổi. Bệnh gây tình trạng rất khó chịu cho người bệnh, nhưng các
thương tổn thường lành tính. Một nghiên cứu vào năm 1969 đã mô tả lần đầu vi
nấm Pityrosporum gây viêm nang lông. Sau đó, vào năm 1973, Potter et al xác định
chẩn đoán lâm sàng và mô học riêng biệt viêm nang lông có căn nguyên do vi nấm
Malssezia. Vi nấm này chủ yếu gặp ở tuổi vị thành niên [12,46], phổ biến nhất ở
những người khoảng 13-45 tuổi với tỷ lệ nữ / nam là 1,5:1
Bệnh thường xuất hiện tổn thương mãn tính, ban đỏ, sẩn ngứa và mụn mủ.
Những tổn thương thường biểu hiện vị trí ở lưng và ngực đôi khi trên cổ, vai, cánh
tay hiếm khi hiện diện trên khuôn mặt. Thông thường rất ngứa, có mụn mủ nhỏ ở da
kèm theo ban đỏ. Một số vùng có yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến tỷ lệ những người
nhiễm vi nấm Malssezia gây viêm nang lông. Những người sống ở vùng khí hậu
ấm và ẩm ướt có tỷ lệ nhiễm cao hơn và ngày càng gia tăng ở vùng này. Ngoài ra,
những người có thói quen dùng các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc tóc cùng với
nhiều loại mỹ phẩm, sữa, kem chống nắng, chất làm mềm, dầu ôliu. Ngay cả chất
liệu của trang phục, quần áo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm Malssezia
viêm nang lông, Một số yếu tố liên quan thuận lợi tạo điều kiện cho vi nấm gây
viêm nang lông bao gồm: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, và nhiễm Candida
hệ thống [50]. Khi quan sát vi thể Malassezia trong nang lông qua các phương pháp
nhuộm PAS và nhuộm Grocott-Gomori methenamine, đa phần chỉ quan sát hình
thái nấm men, không có hình thức sợi nấm. Thông thường khi phát hiện có vi nấm
thì tiên lượng và điều trị không khó khăn. Nhưng nếu không điều trị, vi nấm xâm
nhập sâu nang lông có thể là viêm mạn tính và hoại tử nang lông.
1.7.5 Nấm móng do Malassezia.sp
17
Mặc dù hầu hết các trường hợp của nấm móng gây ra bởi các chủng nấm da.
Tuy nhiên, gần đây có nhiều báo cáo trong y văn đã phân lập được Malassezia.sp là
căn nguyên gây bệnh nấm móng . Tuy móng không phải là một nguồn tốt của lipid
của vi nấm. Nhưng do nấm men thiếu khả năng sừng hóa (keratolytic) và xuất hiện
những biến đổi không bình thường trong quá trình sinh trưởng nên chúng xâm chiếm
và phá hủy móng, chủ yếu móng tay. Tuy nhiên, vẫn có những báo cáo trái ngược
nhau xoay quanh vấn đề Malassezia là một tác nhân gây bệnh thực sự hay không
[15], [25], [51], [61].
Chowdhary et al, đã cô lập Malassezia furfur từ vẩy móng tay thu được ở tổn
thương nấm móng tăng sừng trên bàn tay và bàn chân của nam bệnh nhân 13 tuổi
[61]. Crespo-Erchiga et al, đã khẳng định rằng họ đã từng gặp phải Malassezia.sp và
Candida sp gây bệnh ở móng. Nhưng bởi vì tỉ lệ nhiễm Malassezia.sp rất thấp trong
các mẫu bệnh phẩm, nên họ đã tranh luận và tìm hiểu rất nhiều. Sau đó, họ
đã đi đến việc tuyên bố rằng Malassezia là một tác nhân gây bệnh thực sự
trong nấm móng. [15, 61]
Sự tồn tại của Malassezia trong các mẫu bệnh móng là rất quan trọng, bởi vì
nó như là một nguồn gốc của nhiễm nấm tồn tại dai dẳng trong móng rất khó phát
hiện, do đó có thể là nguồn lây nhiễm ra môi trường cũng như chính trong cơ thế
người bệnh. Người ta đã phát hiện bệnh nhân nằm điều trị hồi sức tích cực bị nhiễm
Malassezia.sp huyết. Trong khi đi tìm nguồn lây người ta lại phát hiện móng tay của
người chăm sóc y tế bị nhiễm Malassezia.sp và họ cho rằng bắt buộc bệnh nhân
được điều trị ức chế miễn dịch nên được đánh giá cẩn thận để phát hiện ngay từ ban
đầu những viêm nhiễm ở móng tay của bệnh nhân bằng các xét nghiệm soi tươi và
nuôi cấy nấm. [50]
Vai trò bệnh nguyên của Malassezia.sp trong nấm móng là một vấn đề chẩn
đoán còn nhiều tranh cãi vì khả năng keratinolytic đã chưa từng được xác minh một
cách thuyết phục. Gần đây, một số minh chứng cận lâm sàng đã khẳng định bằng
các kỹ thuật như: quy trình KOH + Parker Ink, nhuộm hematoxylin, eosin (H & E)
và nhuộm axit Schiff (PAS). Qua đó, phần nào cho thấy sự thâm nhập của tác nhân
18
nấm các lớp sâu hơn của keratin. Sau đó, người ta đã tiến hành phân lập ba trường
hợp đầu tiên với nhiều lần định loại liên tiếp với mẫu bệnh phẩm từ móng tay, tìm
được chủng nấm gây bệnh là M. Furfur. Sau đó, người ta đã tiến hành điều trị
ketoconazole. Sau 12 tuần điều trị xét nghiệm không thấy nấm và móng tay đã trở
lại bình thường. Nấm móng chủ yếu ở móng tay chiếm khoảng 18-40% trong số các
viêm móng và 39% trong số các bệnh nhiễm nấm bề mặt.
19
1.7.6. Một số biểu hiện khác do nhiễm nấm Malassezia
- Malassezia thuộc vi hệ nên vi nấm này có mặt khắp nơi, gây bệnh nhiều vị trí
và biểu hiện trong rất nhiều bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Malassezia có thể gặp
trong viêm da cơ địa và thông thường Malassezia làm trầm trọng thêm tình trạng
bệnh. Ngoài ra, trong một số bệnh lý khác: Trứng cá thông thường, U nhú thể mảng,
Gaiden, Bạch biến
- Xâm nhập cơ quan, hệ thống: Người ta đã phát hiện bệnh nhân nằm điều trị
hồi sức tích cực bị nhiễm Malassezia.sp huyết. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác đã
cùng nhận định Malassezia.sp là tác nhân gây bệnh ở phổi, viêm màng bụng, nhiễm
khuẩn huyết qua đặt Catheter.[23, 63,50]. Qua nuôi cấy nấm và phân tích sinh học
phân tử, các nhà khoa học thuộc đại học Amsterdam xác định có hai loài gây bệnh hệ
thống hay gặp: M.pachydermatis chiếm khoảng 46% và M.furfur chiếm 63% [54].
- Theo nghiên cứu CDC (1984) nhận thấy vi nấm Malassezia.sp gây bệnh
nhiều nơi. Khi người ta tiến hành lấy các mẫu từ bệnh phẩm: máu, nước tiểu, đờm,
phân đều có thể phân lập được Malassezia.sp với tỷ lệ khá cao [29, 13].
1.8 Chẩn đoán bệnh do nấm Malassezia
1.8.1 Triệu chứng lâm sàng
Thông thương rất đa dạng và không đặc hiệu.
- Dát đỏ, bong vẩy da
- Da tăng tiết bã nhờn
- Gầu da đầu
- Dát tăng, giảm sắc tố
- Sẩn đỏ kèm ngứa vùng lông, tóc
- Vị trí chủ yếu: Da đầu, vùng mặt (rãnh mũi má, vùng trán, cằm, giữa hai
cung mày), lưng ngực, Một số vị trí khác ít gặp hơn như: móng tay, chân, các nếp
kẽ (kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ nách, kẽ tai,).
- Triệu chứng cơ năng: ngứa hoặc dát đỏ
20
1.8.2 Cận lâm sàng
Có nhiều phương pháp phát hiện nấm Malassezia.sp như: xét nghiệm trực tiếp
bằng kỹ thuật KOH, nuôi cấy phân loại, PCR…
Gần đây, tại phòng nấm khoa Xét nghiệm Bệnh viện Da liễu TW, được sự giúp
đỡ các chuyên gia CDC/Hoa Kỳ chúng tôi đã cập nhật phương pháp soi tìm
Malassezia.sp bằng kỹ thuật Parker Ink kết hợp KOH với tỷ lệ là 2:1. Đây là kỹ thuật
giúp ích nhiều cho chẩn đoán cận lâm sàng bởi ưu điểm:
- Thời gian cho kết quả nhanh
- Nhận định hình thái vi nấm rõ nét và dễ dàng hơn.
- Tránh bỏ sót vi nấm khi soi trực tiếp
- Đánh giá mật độ tập trung của vi nấm chính xác.
* Nội dung kỹ thuật
- Hóa chất: KOH20% or KOH+Parker Ink
- Phương pháp:
+ Cạo vẩy da bằng dao cùn
+ Phương pháp Scott: Dùng băng dính
• Vẩy da quá ít ko cạo
• Trẻ em vùng mặt, tay chân
- Nhận định kết quả: KHV vật kính 40. Theo Zaidi Z và cộng sự
Ngoài ra, chúng tôi có tiến hành kỹ thuật nuôi cấy và định loại Malassezia nhiều lần
theo những công thức pha chế môi trường dành riêng cho Malassezia. Tuy nhiên,
cho đến nay chúng tôi chưa nuôi cấy và phân loại được vi nấm này. Bởi thực tế khi
nuôi cấy phải đòi hỏi nhiều điều kiện:
- Môi trường: Sabouraud phủ dầu oliu với tỷ lệ đặc biệt
21
- Nhiệt độ: 37ºC
- Độ ẩm và pH phù hợp
- Thời gian mọc chậm 7-10 ngày
+ M.furfur dễ phân loại hơn các loài khác
+ M.restricta & M.obtusa khó phân loại nhất
* Đánh giá vai trò gây bệnh của Malassezia.sp
Để đánh giá vai trò gây bệnh của Malssezia chủ yếu dựa và kết quả xét nghiệm
trực tiếp và nuôi cấy. Tuy nhiên, trong khuân khổ đề tài này chúng tôi đề cập đến
phương pháp xét nghiệm trưc tiếp tìm nấm bằng kỹ thuật Parker kết hợp KOH. Theo
nghiên cứu V.Silva và cộng sự đã cho thấy vai trò của xét nghiệm trực tiếp tìm
Malassezia.sp rất quan trọng và cần thiết. Qua nghiên cứu này V.Silva đã đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá sơ bộ vai trò gây bệnh của Malassezia.sp trên kính hiển vi dựa vào quan
sát mật độ tập trung vi nấm như sau (58):
● Nếu - : 0-3 tế bào nấm/VT
● Mức độ 1+ : 4-10 tế bào nấm/VT
● Mức độ 2+ : 11-20 tế bào nấm/VT
● Mức độ 3+ : 21- 40 tế bào nấm/VT
● Mức độ 4+ : ≥ 40 tế bào nấm/VT
Theo Zaii và cộng sự nghiên cứu mật độ tập trung vi nấm trên KHV vật kính
40 (72).
● Mức độ 1+ : < 5 tế bào nấm/VT
● Mức độ 2+ : 5 - 9 tế bào nấm/VT
● Mức độ 3+ : 10 - 19 tế bào nấm/VT
● Mức độ 4+ : ≥ 20 tế bào nấm/VT
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Đối tương nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
- Tất cả các bệnh nhân nghi nhiễm nấm Malassezia.sp đến khám tại phòng
khám bệnh viện Da liễu TW.
- Địa điểm:
Khoa Khám bệnh và khoa Xét nghiệm BVDLTW
- Thời gian:
Từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2012
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
* Một số bệnh da thông thường có nghi nhiễm nấm Malassezia.sp
- Lang ben
- Viêm da dầu
- Viêm nang lông
- Gầu da đầu
- Nấm móng
- Viêm da cơ địa
- Rụng tóc mảng
- Bạch biến
* Với các biểu hiện lâm sàng:
- Dát đỏ, bong vẩy, da tăng tiết bã nhờn
- Gầu da đầu
- Dát tăng, giảm sắc tố
- Sẩn đỏ kèm ngứa vùng lông, tóc
23
- Vị trí chủ yếu: Da đầu, vùng mặt (rãnh mũi má, vùng trán, cằm, giữa hai
cung mày), lưng ngực, Một số vị trí khác ít gặp hơn như: móng tay, chân, các nếp
kẽ (kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ nách, kẽ tai,).
- Triệu chứng cơ năng: ngứa hoặc dát đỏ
* Biểu hiên cận lâm sàng:
- Soi tươi vẩy da và/ hoặc chất bã tại thương tổn nghi nhiễm nấm.
- Quan sát hình thái vi nấm Malassezia.sp
- Nhận định kết quả: Đánh mật theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên kính hiển vi của
V.Silva và cộng sự.
*Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân mắc một số bệnh toàn thân nặng hoặc bị suy giảm miễn dịch
như: HIV/AIDS.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2 Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu
2.3.1 Dụng cụ thăm khám:
- Kính núp
- Đèn Wood
2.3.2 Vật liệu để lấy bệnh phẩm
- Kính hiển vi
- Dao cùn
- Băng dính
- KOH 20%
- Parker Ink + KOH 20%
- Giá để lam
- Lá kính
- Hộp đựng dụng cụ khử khuẩn
24
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất (phụ lục kèm theo)
2.3.3 Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện; tất cả bệnh nhân đến khám với các biểu hiên
như trên nghi nhiễm vi nấm Malassezia.sp
-Công thức tính:
n = Z
2
1-α/2
( )
2
)(
1
ε
p
pp
−
n: cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm nấm Malassezia.sp
Z: tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm Malassezia.sp ở da và có xét nghiệm dương tính.
ε: giá trị tương đối (=0,1)
Kết quả tính cỡ mẫu là n=385 bệnh nhân
2.3.3.3 Biến số nghiên cứu
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Malassezia.sp
- Khám và làm bệnh án theo mẫu
+ Tổng số BN đến khám
+ Số BN nhiễm nấm da
+ Số BN có các biểu hiên lâm sàng như trên mà xét nghiệm có nấm
Malassezia.sp gây bệnh (theo tiêu chuẩn V.Silva và CS)
+ Tuổi
+ Giới
+ Nghề nghiệp
+ Địa dư
+ Các mùa trong năm
25