Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn kế toán hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn changshin việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 97 trang )

1






1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, nghĩa là làm sao
để doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Chính vì vậy mà doanh thu và chi
phí là hai vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng.
Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là một trong
những phần quan trọng của công tác kế toán, vì các thông tin kế toán về hạch toán
doanh thu, chi phí giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp, nhằm đưa ra những quyết định kinh doanh vừa mang tính chiến
lược, vừa đúng đắn kịp thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và ngày càng phát triển hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định KQKD trong mỗi doanh nghiệp, và qua thời gian thực tập tại công ty, em quyết
định chọn và thực hiện đề tài:“Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Changshin Việt Nam”.
2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Trước đây đã có rất nhiều đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Mỗi đề tài đều có hướng đi riêng, có
những ý kiến đóng góp mới và thiết thực.Tuy nhiên, tình hình kinh tế mỗi năm đều
thay đổi, vì vậy đòi hỏi cần phải đưa ra những ý kiến đóng góp mới mẽ và hoàn thiện
hơn.
Vì vậy nội dung của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác kế toán doanh thu,
chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty
TNHH Changshin Việt Nam, cùng với thời gian nghiên cứu của đề tài là từ ngày 01


tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011. Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả
đã đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán này tại doanh
nghiệp, để doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát chặt chẽ hơn quá trình thực hiện
2

công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
kịp thời và chính xác hơn
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành
Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ tại công ty TNHH
Changshin Việt Nam
Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm
nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH Changshin Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Changshin
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu :
- Không gian nghiên cứu : Công ty TNHH Changshin Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu : Các số liệu năm 2011
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê
Phương pháp mô tả
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Nhận xét những mặt ưu điểmvà nhược điểm về tình hình tổ chức công tác kế
toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh để doanh nghiệp

hoàn thiện hơn bộ máy kế toán.
Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện
công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn, nhanh
chóng, kịp thời.
3

Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí .Từ đó giúp
doanh nghiệp ngày càng phát triển, vươn cao hơn, vươn xa hơn và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI :
Phần mở đầu
Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán doanh thu, chiphí và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH Changshin Việt Nam
Chương 3 : Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chiphí và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH Changshin Việt Nam
Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm

4


CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU,
CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.

1.1 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm [1]
Doanh thulà tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế

toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động
khác của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản góp vốn của cổ
đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu không phải là doanh thu.
Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền
bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia,…
1.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu
Tổ chức ghi chép, phản ánh, giám sát, tổng hợp số liệu về tình hình nhập, xuất,
tồn kho của hàng hóa.Lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho phù hợp với đặc
điểm, tình hình của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán chi phí
1.1.2.1 Khái niệm [1]
Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như : Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt đông cho các bên khác sử
dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, ….
1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí
Tổ chức ghi chép, phản ánh, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
trong kỳ, từ đó cung cấp kịp thời những thông tin liên quan đến quá trình sản xuất.Nói
cách khác, nhiệm vụ của kế toán chi phí là cung cấp thông tin và kiểm soát chi phí.


5

1.1.3 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.1.3.1 Khái niệm [1]
Kết quả kinh doanh là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí.
KQKD là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quy mô, chất lượng

của quá trình sản xuất kinh doanh.Xác định KQKD là việc so sánh chi phí bỏ ra và
thunhập đạt được trong cả quá trình SXKD. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả
kinh doanh là lãi, ngược lại kết quả kinh doanh là lỗ.
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh
Phản ánh doanh thu được hưởng trong quá trình kinh doanh, tình hình thanh
toán với khách hàng, thanh toán với ngân sách Nhà nước về các khỏan thuế phải nộp
như : thuế GTGT, thuế xuất khẩu,… và các khoản chi phí liên quan đến doanh thu.
1.1 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1 Kế toán doanh thu
1. 2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm [2]
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu
được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Nguyên tắc, điều kiện ghi nhận doanh thu
 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu [3]
 Doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hóa, thành phẩm được
chuyền giao quyền sở hữu cho người mua. Khi việc mua bán hàng hóa, thành
phẩm được trả tiền hoặc được sự chấp nhận thanh toán của người mua, kế toán
xuất hóa đơn thuế GTGT và ghi nhận doanh thu.Việc ghi nhận doanh thu và chi
phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận
một khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng
với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước
hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
 Không hạch toán vào tài khoản doanh thu những doanh thu bán hàng chưa chắc
chắn có khả năng được thực hiện. Nếu trong kỳ kế toán phát sinh một khoản
giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại, thì phải hạch toán riêng biệt. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải
6


xác định kết quả SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán
được chuyển vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
 Các tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
 Điều kiện ghi nhận doanh thu [1]
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
 Doanh nghiệp đã thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Chứng từ sử dụng:
_ Hóa đơn thuế GTGT
_ Hợp đồng kinh tế
_Giấy báo có của ngân hàng
_Phiếu thu, phiếu chi…
_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Hạch toán về doanh thu, kế toán sử dụng TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ”, số phát sinh tăng ghi bên Có và giảm ghi bên Nợ, và theo dõi chi tiết cho
từng nội dung trên tài khoản cấp 2 như sau :
- 5111 : Doanh thu bán hàng hóa
- 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm
- 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ









Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
511
7

Bên Nợ :
 Số thuế tiêu thụ đặc biệt , hoặc thuế xuất khẩu, hoặc thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng
hóa , dịch vụ đã được cung cấp cho khách hàng, và đã được xác định là tiêu thụ
trong kỳ kế toán
 Trị giá khoản chiết khấu thương mại KC vào cuối kỳ
 Trị giá khoản giảm giá hàng bán KC vào cuối kỳ
 Trị giá khoản hàng bán bị trả lại KC vào cuối kỳ
 Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có :
 Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã
thực hiện trong kỳ kế toán.
 Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
_ Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng như sau :
Nợ TK 111: Tổng số tiền thu về bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Tổng số tiền thu về bẳng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 511:Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

_ Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng như sau :
Nợ TK 111: Tổng số tiền thu về bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Tổng số tiền thu về bẳng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Cuối kỳ , xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 511: Doanh thu bán hảng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp


8

_ Khi bán hàng trả chậm, trả góp,lần đầu kế toán ghi :
Nợ TK 111: Tổng số tiền thu về bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Tổng số tiền thu về bẳng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Khi thu tiền bán hàng lần kế tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 111: Tổng số tiền thực thu về bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Tổng số tiền thực thu về bằng chuyển khoản
Có TK 131: Số tiền thực thu phải thu của khách hàng
+ Đồng thời ghi nhận tiền lãi bán hàng trả chậm vào doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 3387: Tiền lãi trả chậm tương ứng với số tiền thực thu
Có TK 515: Tiền lãi trả chậm



















9

Sơ đồ hạch toán: [ 1]

























1.2.1.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu :
 Kế toán chiết khấu thƣơng mại
Khái niệm [6]
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã
thanh toán cho người mua hàng đã mua hàng với số lượng lớn theo thoả thuận
về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua,
bán hàng giữa các bên .
511
521
531
532
3331,3332,3333
911
Kết chuyển chiết
khấu thương mại
Kết chuyển hàng
bán bị trả lại
Kết chuyển giảm

giá hàng bán
Thuế XNK , thuế GTGT,
thuế TTĐB, phải nộp
Kết chuyển doanh
thu thuần
111,112,131
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
3331
Thuế GTGT
phải nộp
10

Chứng từ sử dụng
_ Phiếu chi hoặc giấy báo nợ
_ Biên bản xác nhận được hưởng chiết khấu thương mại
_Hoá đơn bán hàng
_ Các chứng từ khác có liên quan,…
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại”









Bên Nợ:

_ Số chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng được hường
Bên Có:
_ Kết chuyển số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào TK 511 để xác
định doanh thu thuần của kỳ kế toán.
 Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
_ Phản ánh sốchiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại phát sinh thực tế
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 111: Số tiền đã trả lại cho khách hàng bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền đã trả lại cho khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 131: Số tiền trừ vào khoản khách hàng còn nợ.
_ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ vào
TK 511 để xác định doanh thu thuần

Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 521
11

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521: Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Sơ đồ hạch toán [1]











 Kế toán giảm giá hàng bán
Khái niệm [2]
Giảm giá hàng bán là các khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cách
đặc biệt trên giá đã thoả thuận vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng
quy cách theo quy định trên hợp đồng kinh tế
Chứng từ sử dụng
_ Phiếu chi hoặc giấy báo nợ
_ Biên bản xác nhận giảm giá hàng bán
_Hoá đơn bán hàng
_ Các chứng từ khác có liên quan,…
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán”







TK 521
TK 111,112,131
Chiết khấu
thương mại
TK 511
TK 3331

Thuế GTGT
phải nộp
Kết chuyển chiết
khấu thương mại
Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 532
12

Bên Nợ:
_ Các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng được hường
Bên Có:
_ Kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào TK 511 để xác
định doanh thu thuần của kỳ kế toán.
 Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
_ Khi có chứng từ xác nhận việc giảm giá hàng bán cho người mua, kế toán ghi:
Nợ TK 532:Giảm giá hàng bán (giá bán chưa có thuế)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 111: Số tiền thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản
Có TK 131: Số tiền thanh toán trừ vào nợ phải thu của khách hàng
_ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh thực tế trong kỳ vào
TK 511 để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 532:Giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
Sơ đồ hạch toán [1]















TK 532
TK 111,112,131
Giảm giá
hàng bán
TK 511
TK 3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kết chuyển giảm
giá hàng bán
13

 Kế toán hàng bán bị trả lại
Khái niệm [2]
Hàng bán bị trả lại là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đạ tiêu thụ bị
khách hàng trả lại, do các nguyên nhân viphạm cam kết hoặc hợp đồng kinh tế
như hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Chứng từ sử dụng
_ Phiếu chi hoặc giấy báo nợ
_ Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại.
_Hoá đơn bán hàng
_ Các chứng từ khác có liên quan,…
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại”









Bên Nợ :
_ Trị giá hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hàng, hoặc trừ vào số tiền
phải thu của khách hàng .
Bên Có:
_ Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào TK 511 để
xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán.
 Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ




Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có

Tổng số PS Nợ
TK 531
14

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
_ Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng hoá bị trả, kế toán ghi giảm giá vốn và nhập kho
hàng hoá:
Nợ TK 155, 156: Trị giá sản phẩm, hàng hoá bị trả lại
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trà lại
_ Khi thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại, kế toán ghi :
Nợ TK 531: Giảm giá hàng bán (giá bán chưa có thuế)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT của hàng bị trả lại
Có TK 111: Số tiền thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt
Có TK 112: Số tiền thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản
Có TK 131: Số tiền thanh toán trừ vào nợ phải thu của khách hàng
_ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh thực tế trong kỳ vào
TK 511 để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531:Hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
Sơ đồ hạch toán [4]

















TK 531
TK 111,112,131
Hàng bán
bị trả lại
TK 511
TK 3331
Thuế GTGT
phải nộp
Kết chuyển hàng
bán bị trả lại
TK 632
TK 155,156
Giảm giá vốn
hàng bán
15

1.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
Khái niệm :[ 1]
Doanh thu hoạt động tài chính gồm: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được
chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng:
_ Giấy báo có
_ Biên bản cho thuê tài sản
_ Sổ chi tiết TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”

_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính”








Bên Nợ :
_ Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
_ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911
Bên Có :
_ Doanh thu hoạt động tŕi chính phát sinh trong kỳ
 Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
_Nhận thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh, hoặc nhận được tiền từ các khoản lãi
được chia từ công ty con
Nợ TK 111: Nhận cổ tức bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Nhận cổ tức bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Nhận thông báo về cổ tức, lãi kinh doanh được chia
Nợ TK 221: Tiền lãi do đầu tư vào công ty con
Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 515
16


Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
_ Thu nhập do chênh lệch tỷ giá:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
_ Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ vào tài khoản
911 để xác định kết quả kinh doanh :
Nợ TK515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ hạch toán : [1]















Giải thích sơ đồ : [1]
(1) Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt
động tài chính (nếu có )
(2) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong
kỳ

(3) Thu nhập hoạt động tài chính, nhận được thông báo lãi chứng khoán, lãi do bán
ngoại tệ, chiết khấu thanh toán được hưởng, doanh thi cơ sở hạ tầng, doanh thu
bất động sản, …
TK 515
TK 3331
TK 911
TK 111,112 ,131,331

TK 431
TK 121,221.222
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
17

(4) Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và đánh giá lại cuối kỳ (sau khi
đã bù trừ).
(5) Thu nhập về lợi nhuận được chia bổ sung góp vốn liên doanh, lãi cho vay, lãi
kinh doanh chứng khoán bổ sung mua chứng khoán.
1.2.1.4 Kế toán các khoản thu nhập khác:
Khái niệm :[ 1]
Thu nhập khác là những khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tính trước được
hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không
mang tính thường xuyên.
Thu nhập khác cùa doanh nghiệp gồm:
 Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
 Thu tiền được do khách hàng vi phạm hợp đồng
 Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ

 Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại
 Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
 Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá sản
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
 Thu nhập quà biếu, quà bằng tiền, hiện vật của cáac tổ chức, cá nhân tặng cho
doanh nghiệp.
 Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ
kế toán, năm nay mới phát hiện ra,…
Chứng từ sử dụng:
_ Giấy báo có, phiếu thu
_ Sổ chi tiết TK 711
_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 711 - “Thu nhập khác”





18








Bên Nợ :
_ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các

khoảnthu nhập khác của doanh nghiệp
_Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác sang TK 911
Bên Có :
_ Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
 Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ .
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
_ Các khoản thu về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 111: Số tiền thu được bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Số tiền thu được bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131: Số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT (nếu có)
_ Phản ánh các khoản thu bị bỏ sót hay kế toán quên ghi sổ của năm trước, năm nay
mới phát hiện, kế toán ghi :
Nợ TK 111: Số tiền thu được bằng tiền mặt
Nợ TK 112 : Số tiền thu được bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 : Số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 3331 : Thuế GTGT (nếu có)
_ Nhận được quà biếu, quà tặng bằng vật tư, hàng hoá :
Nợ TK 152, 156 : Trị giá quà biếu, quà tặng
Có TK 711 : Thu nhập khác

Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 711
19


_ Thu được tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng :
Nợ TK 111,112 : Số tiền thu được bằng tiền mặt , tiền gửi ngân hàng.
Có TK 711 : Thu nhập khác
_ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh thực tế trong kỳ vào
TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ hạch toán : [1]














Giải thích sơ đồ : [1]
(1) Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt
động tài chính (nếu có )
(2) Kết chuyển thu nhập khácphát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
(3) Thu thanh lý TSCĐ,thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, các
khoản thu bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, nợ khó đòi đã xử lý sau đó thu hồi
được.

(4) Số tiền mà doanh nghiệp phạt khách hàng khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược
ngắn hạn, dài hạn hoặc trừ vào lương của nhân viên.
TK 711
TK 3331
TK 911
TK 111,112 ,131

TK338,334,344
TK 331,338,3331
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
20

(5) Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, số
thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.2.1 Kế toán xác định giá vốn hàng bán
Khái niệm :
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá , dịch vụ, bất động sản
đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm bán ra trong kỳ.
Chứng từ sử dụng:
_ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
_ Sổ chi tiết TK 632
_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 632- “Giá vốn hàng bán”










Bên Nợ :
_ Trị giá vốn của thành phẩm được xác định tiêu thụ trong kỳ
_ Trị giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
_ Phản ánh các hao hụt mất mát của hàng tồn kho
_Phản ánh số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có :
_ Trị giá vốn của thành phẩm được xác định tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả
lại và từ chối thanh toán.
_ Kết chuyển giá vốn tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
_ Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ TK 155
Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 632
21

 Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
_ Khi doanh nghiệp xuất bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 155,156 : Trị giá thành phẩm, hàng hoá xuất kho

_ Khi hàng hoá, thành phẩm bị trả lại nhập kho
Nợ TK 155,156: Trị giá thành phẩm, hàng hoá nhập lại kho
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
_ Kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
Sơ đồ hạch toán: [1]




















TK 632
TK 154
TK 155,156

TK 155,156

TK 159
TK 911
Sản xuất
bán ngay
b
Xuất bán thành
phẩm, hàng hoá
Hàng bán
bị trả lại
b
Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho

Kết chuyển giá
vốn hàng bán

TK 157
Gửi bán
KC sản phẩm
được tiêu thụ
TK 159
Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho

TK 241
Xây dựng cơ bản
dở dang


22

1.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm : [1]
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm:
 Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển
 Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo.
 Chi phí hoa hồng đại lý
 Chi phí bảo hành sản phẩm,…
Chứng từ sử dụng:
_ Hoá đơn thuế GTGT
_ Phiếu thu, phiếu chi
_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 641- “Chi phí bán hàng”









Bên Nợ :
_ Các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá
Bên Có :
_ Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
_ Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ sang TK 142 – “chi phí trả trước” để chờ phân

bổ
 Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ


Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 641
23

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
_ Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 334 : Phải trả công nhân viên
Có TK 338 :Các khoản trích theo lương theo quy định.
_ Trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận bàn hàng
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 152,153 : Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
_ Các khoản chi phí khác phát sinh tại bộ phận bán hàng được thanh toán bằng tiền
mặt hoặc tiền gởi ngân hàng
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 111,112 : Số tiền thanh toán bẳng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng
_ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ
_ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 : Chi phí bán hàng















24

Sơ đồ hạch toán:[1]
















1.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khái niệm : [1]
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan tới toàn bộ hoạt
động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm:
 Chi phí điều hành
 Chi phí tổ chức.
 Chi phí văn phòng,…
Chứng từ sử dụng:
_ Hoá đơn thuế GTGT
_ Phiếu thu, phiếu chi
_ Giấy báo nợ, giấy báo có.
_ Các chứng từ khác có liên quan, …
Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp”


TK 641
TK 334,338
TK 152,153
TK 911

TK 331,111,112
CP lương NV bán hàng và
các khoản trích theo lương
CP nguyên vật liệu
công cụ dụng cụ
Kết chuyển chi phí
bán hàng
Chi phí dịch vụ mua

ngoài
25









Bên Nợ :
_ Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có :
_ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả
kinh doanh
_ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ sang TK 142 – “chi phí trả trước”
để chờ phân bổ
 Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
_ Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý
Có TK 334 : Phải trả công nhân viên
Có TK 338 : Các khoản trích theo lương theo quy định.
_ Trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận quản lý
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý
Có TK 152,153 : Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
_ Các khoản chi phí dịch vụ phát sinh tại bộ phận quản lý được thanh toán bằng tiền
mặt hoặc tiền gởi ngân hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý

Có TK 111,112 : Số tiền thanh toán bẳng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng
_ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý
Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Số PS Nợ
Số PS Có
Tổng số PS Có
Tổng số PS Nợ
TK 642

×