Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tiểu luận Phân tích ảnh hưởng của khu công nghiệp Quang Minh tới môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.06 KB, 17 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có
những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây
dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển là cơ sở
để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh. Theo thống kê tính đến hiện nay Việt
Nam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh, cả nước có 5 đô hị trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1. Dân số
ở nước ta ngày càng tăng.
Đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá
sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những
khơi sắc. Tuy vậy, nó cũng tồn tại nhiều hạn chế là gây áp lực đối với môi
trường nhất là môi trường ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đà phát triển của đô
thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường nguồn nước xả thải ở các khu công
nghiệp theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh
hưởng không tôt tới sức khỏe con người. Các ô nhiễm thường gặp trong khu
công nghiệp Quang Minh là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng
ồn và các chất thải. Ô nhiễm ở khu đô thị Quang Minh đang ở mức báo động,
yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp thiết thực nhanh chóng
nhằm giảm thiểu tình trạng trên
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu đô thị Quang Minh đã
trở thành một vấn đề rất quen thuộc với nhiều bài báo cáo. Nhờ tìm hiểu tài liệu
và đi thực tế tại khu công nghiệp Quang Minh, chúng tôi mong muốn đưa ra cái
nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu đô thị để từ đó nhấn lên
hồi chuông cảnh báo với các nhà chức trách trong vấn đề ý thức bảo vệ môi
trường để hướng tới xây dựng một môi trường văn minh, hiện đại, xanh, sạch,
đẹp.
1
1. Tổng quan về khu công nghiệp Quang Minh
1.1 Giới thiệu chung
Khu công nghiệp Quang Minh có diện tích 344,4 ha. Địa điểm: huyện Mê Linh,


thành phố Hà Nội. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam
Đức. Thời hạn đến năm 2053
Khu công nghiệp Quang Minh được thành lập theo Quyết định số
3742/2004/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 22 tháng 10
năm 2004 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát
triển hạ tầng Nam Đức làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu
công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Khu công nghiệp Quang Minh là khu công nghiệp đa ngành, bao gồm các ngành
nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghệ nhẹ;
hàng tiêu dùng; chế biến đồ trang sức
1.1.1 Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông,
huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được
xác định như sau:
- Phía Bắc: Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc xã Quang Minh
- Phía Nam: Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài
- Phía Đông: Giáp xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội
- Phía Tây: Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai
Khu công nghiệp Quang Minh nằm giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội
Bài và đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, ở đầu
trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải
2
Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân rất thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hoá.
Diện tích đất:
Quy hoạch chung 1.600 ha, trong đó diện tích đất giai đoạn 1 là 344,4 ha, đến
hết tháng 3-2004 đã lấp đầy 100% diện tích công nghiệp cho thuê giai đoạn 1, tỉnh
đang quy hoạch mở rộng khu công nghiệp này thêm 150 ha.
1.1.2. Lực lượng lao động
Hà Nội là nơi tập trung các Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp lớn nhất của

Việt Nam, với hệ thống các trường có uy tín, hàng năm cung cấp hàng vạn lao động
được đào tạo chuyên sâu về quản lý, kỹ thuật và tay nghề cao. Bên cạnh đó, dân số TP
Hà Nội khoảng 6,5 triệu người, trong đó khoảng 70% là dân số trong độ tuổi lao động.
Đây là nguồn lao động có thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của các nhà đầu tư trong
Khu công nghiệp.
1.2. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
1.2.1. Điều kiện đất đai
Cao độ san nền trung bình 9,8m
Chân đất: Cứng và đã san nền
1.2.2. Nguồn điện
- Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy từ tuyến điện cao thế
của Thành phố Hà Nội
- Tổng công suất toàn khu khoảng 60.000 KVA.
- Mạng lưới điện được cung cấp dọc các đường giao thông nội bộ trong khu
công nghiệp. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tùy theo công suất tiêu thụ.
1.2.3. Hệ thống thoát nước và cung cấp nước sạch
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải
sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và
3
thoát ra các sông trong khu vực. Nước thải được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải
của khu công nghiệp
Hệ thống cung cấp nước sạch được đấu nối đến tận chân tường rào doanh
nghiệp
1.2.4. Xử lý nước thải và chất thải rắn
Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được Doanh nghiệp xử lý
đạt tiêu chuẩn tối thiểu mức trước khi xả ra hệ thống đường nước thải chung của KCN.
Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Chính Phủ Việt Nam.
Chất thải rắn: các Nhà máy trong KCN sẽ ký Hợp đồng phân loại, thu gom và
vận chuyển rác thải với các Đơn vị có chức năng phân loại, thu gom và vận chuyển rác
thải để vận chuyển rác thải ra khỏi KCN tránh gây ô nhiễm môi trường.

1.2.5. Hệ thống giao thông nội bộ trong khu công nghiệp
- Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý để phục vụ cho việc đi lại cho
các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện
- Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh rộng 24m.
- Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường
1.2.6. Hệ thống cây xanh và thông tin
Hệ thống cây xanh chiếm khoảng 10-12% diện tích toàn khu công nghiệp, kết
hợp giữa cây xanh tập trung và cây xanh dọc các tuyến tạo cảnh quan chung của khu
công nghiệp
Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
thông tin liên lạc. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến chân hàng rào
của từng Doanh nghiệp
2. Những vấn đề gây ô nhiễm môi trường
2.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Quá trình vận chuyển nguyên liệu tới khu công nghiệp
Bụi từ khói thải của xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bui bám trên bề mặt kim
loại do chứa các tạp chất đất đá cũng phát tán vào không khí.
4
Gia công sơ bộ:
Phát sinh một lượng lớn bụi, bụi chứa kim loại nặng và bụi của vật liệu độc hại

2.2. Ô nhiễm nước
Nước thải sản xuất:
Tại các doanh nghiệp tái chế kim loại, lượng nước sử dụng không nhiều nhưng
lượng thải ra lại có thành phần rất độc hại. Nước được sử dụng để:
• Làm mát các thiết bị máy móc
• Làm nguồn sản phẩm trong quá trình sản xuất
• Vệ sinh thiết bị, mặt bằng nhà xưởng
Nước sẽ cuốn theo các tạp chất còn trong quá máy móc như các hóa chất, muối
acil, muối kim loại, cyanua, các kim loại nặng như thủy ngân, kẽm sắt, crom, niken

dầu mỡ công nghiệp, chất rắn lơ lững trực tiếp chảy ra cống xả rồi ra ao,hồ, sông mà
không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh. Nước sẽ mang theo các chất bám trên
người của những người thợ như bụi kim loại, vi khuẩn
- Theo khảo sát nước thải tại khu công nghiệp trong những năm gần đây cho thấy
mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chứ còn tăng cao hơn trước
5

Mương của khu công nghiệp bị ô nhiễm
2.3. Ô nhiễm đất
Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ:
• Các nguồn thải đổ bừa bãi các bãi chứa kim loại tái chế phế thải sắt thép dùng
làm nguyên liệu còn dính đầy nhựa, sơn, dầu, mỡ lâu dần ngấm vào đất
• Lượng chất thải rắn của khu công nghiệp có nhiều thành phần phức tạp, khó
phân hủy bao gồm bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7
tấn/ngày thải đổ ra đất
• Nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xi than và phế liệu thải đổ ra các khu đất còn
trống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
• Nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống.
2.4. Một số nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ô nhiễm.
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Dân số tăng nhanh: Trong 10 năm (2003-2013) dân số Việt Nam tăng thêm
9,532 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952 triệu người. Tốc độ tăng nhanh như vậy
làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
- Tiến trình công nghiệp hóa, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế suất
đã và đang mang lại nhiều thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam nói
chung và khu công nghiệp Quang Minh nói riêng.
6
- Xu thế toàn cầu, đây là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới rất quan tâm, ô

nhiễm toàn cầu, thiếu nước sạch, sự nắng lên của trái đất, biến đổi khí hậu, mà trong
đó Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề
- Hệ thống quản lý khu công nghiệp còn yếu kém, ban quan lý chưa đủ điều
kiện thực hiện chức năng đầu mối chịu trách nhiệm quản lý môi trường. Chưa triển
khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện còn
ôm đồm quá nhiều việc không nhân định rạch ròi. Có sự đùn đẩy, thoái thác trách
nhiệm giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải
- Thực hiện giám sát môi trường trong khu công nghiệp chưa nghiêm túc
- Việc quản lý chất nguy hại chưa tốt
- Vô tư khai thác nước ngầm
- Xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép.
- Không có sự đồng thuận trong cách quản lý và chi phí xử lý nước thải.
- Hệ thống công nghệ xử lý nước thải, khí đốt lạc hậu
1 Khảo sát thực tế khu công nghiệp Quang Minh
1.1. Kết quả khảo sát
1.1.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải của khu công nghiệp
Tiến hành khảo sát các công ty trong khu công nghiệp Quang Minh. Hầu hết các
cơ sở ở đây đã có số năm hoạt động gần 10 năm, hoạt động công nhân trung bình
của khu công nghiệp là rất lớn. Do có quy mô lớn nên việc quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Tuy đã làm bản cam kết bảo vệ môi trường
nhưng hầu như chưa thống kê được lượng chất thải phát sinh hằng ngày

7
Bảng 1: Các dạng chất thải của khu công nghiệp
Các dạng chất thải Thành phần ô nhiễm
1. Khí thải Bụi, hơi xăng, dung môi
2. Nước thải Dầu mỡ công nghiệp
3. Chất thải rắn Cặn hóa chất, rác thải

4. Các dạng chất thải khác Tiếng ồn
Dạng chất thải chủ yếu của khu công nghiệp Quang Minh chủ yếu là cặn hóa
chất, nước thải Ngoài ra, nước thải của các cơ sở cũng có hàm lượng dầu mỡ công
nghiệp cao và hầu hết được thải trực tiếp vào kênh mương, có nguy cơ gây ô nhiễm
nguồn nước.
1.1.2. Ảnh hưởng của các công ty sản xuất đến sức khỏe người lao động
Khảo sát về các triệu chứng gặp phải trong quá trình làm việc, hầu như các công
nhân được hỏi có các triệu chứng đau đầu chóng mặt (65,79%). Các triệu chứng khó
thở tức ngực cũng thường xuyên xuất hiện trong quá trình làm việc lâu (42,42%). Triệu
chứng ho và hắt hơi cũng thường xuyên xuất hiện trong quá trình làm việc (30,26%). Ở
một số ít công nhân còn xuất hiện một số triệu chứng khá nghiêm trọng như sốc
(11,84%) và ngứa toàn thân (2,63%). Chỉ có 27,63% số công nhân được hỏi cho rằng
trong quá trình làm việc tại cơ sở sản xuất chưa có triệu chứng xuất hiện

Biểu đồ: Tỷ lệ các loại bệnh thường gặp ở công nhân
1.1.3. Ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất đến sức khỏe người dân quanh khu vực
Khảo sát về nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, do còn khó khăn trong vấn đề đưa
nước máy vào sử dụng tại các hộ gia đình tại đây sử dụng nước máy, 3,6% sử dụng
nước mưa, 1,36% sử dụng nước giếng và đặc biệt có đến 66% sử dụng nước sông, ao,
hồ trong sinh hoạt
Đối với nguồn nước sử dụng cho ăn uống, do tập quán thói quen sử dụng nước
cũng như đa số người dân tại đây vẫn còn sử dụng nước mưa cho ăn uống (chiếm
khoảng 54%), 45% sự dụng nước uống đóng bình, chỉ có 13,64% sử dụng nước máy và
đặc biệt vẫn còn 13,18% sử dụng nước bề mặt là sông, ao, hồ cho ăn uống. Từ tình
8
hình trên, ta có thể thấy được nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Bởi tập quán suy nghĩ
của người dân, nước mưa vẫn là nguồn nước có sẵn và sạch nhất trong tất cả các nguồn
nước, tuy nhiên trong điều kiện không khí bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt của con người hiện nay thì trong nước mưa vẫn có thể chứa bụi
bẩn và các chất tồn lưu độc hại khác

Qua khảo sát ta thấy, có 29% hộ gia đình được khảo sát có thành viên trong gia
đình có biểu hiện đau đầu do tiếng ồn, 9% hộ có biểu hiện của khó thở tức ngực do hít
phải mùi khó chịu phát sinh trong quá trình sản xuất và 24% hộ có người biểu hiện ho
hoặc hắt hơi
Bảng 2: Các triệu chứng bệnh biểu hiện của người dân do bị ảnh hưởng bởi
các cơ sở sản xuất
Triệu chứng Người %
Đau đầu 64 29,09
Khó thở,tức ngực 20 9,09
Ho,hắt hơi 23 24,09
Sốc 4 1,82
Không ai có triệu chứng 121 55,0

Tỷ lệ mắc bệnh ở những hộ dân cho rằng họ có chịu ảnh hưởng của mùi và hơi
hóa chất cũng như việc xả thải trong quá trình sản xuất, chế biến cao gấp 1,66 lần so
với những người không chịu ảnh hưởng do ở xa khu vực nhà xưởng của các cơ sở sản
xuất.
1.2. Chụp ảnh, nhận xét
9
Lạch nước sau KCN Quang Minh nối liền khu dân cư


Lạch nước trong khu công nghiệp Quang Minh

Nhận xét chung: - So với qui mô của KCN Quang Minh, tiến độ và cường độ xả thải
còn quá thấp, không đạt yêu cầu. Theo số liệu cung cấp, đường ống xử lí nước thải loại
1 của KCN Quang Minh có công suất chỉ là 3000m3/ngày đêm, so với lượng xả ra
hàng ngày là trên 20000m3/này đêm là một con số quá thấp. Lượng nước thải chưa
được xử lí hoặc xử lí chưa đạt chuẩn chiếm một lượng lớn và thải trực tiếp ra môi
trường. Theo số liệu của đoàn kiểm tra thành phố, có những lần kiểm tra đến 62/75

doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường.
- Không chỉ đường ống, hệ thống xử lí của KCN cũng chưa đạt yêu cầu, vẫn còn nhiều
chất với nguy cơ gây bệnh cao với nồng đọ quá mức cho phép trong nước thải. Theo số
10
liệu thông kê gần đây, trên 72% hộ dân ở quanh KCN mắc bệnh do ô nhiễm, chủ yếu
do mùi và tiếp xúc với nước thải ra từ KCN như các bệnh hô hấp, bệnh về da, đau
đầu… Đáng lo hơn, nước thải gần đây của KCN có hàm lượng chì cao, rất độc hại
cũng như việc phát hiện có chất gây ung thư trong nước thải…
3.3. Khảo sát hộ dân
Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn khu công nghiệp Quang Minh trong thời
gian qua đã được quan tâm và luôn được tăng cường về nhiều mặt. Tuy nhiên, tình
trạng ô nhiễm môi trường nói chung, và đặc biệt ô nhiễm môi trường do rác thải, nước
thải sinh hoạt và từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang diễn ra phức tạp.
Trước hết nhóm chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với hộ dân và công nhân trong khu
công nghiệp Quang Minh để làm rõ hơn vấn đề này:
Hỏi: Chào bác, xin bác cho biết thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp
hiện nay?
Trả lời:

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là mối quan tâm của tất cả các ngành,
các cấp, địa phương và của người dân. Khu công nghiệp đã phát sinh nhiều vấn đề,
nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường như:
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước trên lưu vực sông, gây ảnh hưởng không nhỏ
tới hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư. Công tác quản lý môi trường tại các khu
vực này vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức, việc phân công, phân cấp
chưa rõ ràng. Nước thải không được thu gom, xử lý trực tiếp ra môi trường gây ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân chúng tôi.
11
Ô nhiễm môi trường không khí: Bụi và các loại khí thải từ các khu vực có hoạt
động chế biến vật liệu xây dựng cũng là một trong những vấn đề đáng báo động

Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra cũng không phải là vấn đề mới được
đề cập tới, nhưng do điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay con người mới chỉ chú
trọng đến lợi ích kinh tế mà chưa chú ý nhiều đến việc bảo vệ môi trường sống của
chính mình.
Hỏi: Công tác quản lý môi trường của các công ty trong khu công nghiệp còn gặp khó
khăn gì, thưa bác?
Trả lời:
Hiện nay, công tác quản lý môi trường đều gặp khó khăn. Nhiệm vụ, khối lượng
công việc tương đối nhiều, tuy nhiên nguồn nhân lực cho công tác quản lý môi trường
còn thiếu. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có những chương trình phối
hợp với Tổng cục môi trường, các chương trình, dự án khác để tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn cho cán bộ làm công tác môi trường của các
Sở, Ban , Ngành. Nhưng do tính chất công việc tương đối dày đặc không thể tham gia
hết thời gian học theo quy định. Vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác môi
trường còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung công việc còn bỏ ngõ. Báo cáo hiện trạng
môi trường hàng năm, công tác tham gia lập kế hoạch bảo vệ môi trường của khu công
nghiệp chưa thực sự được chú trọng và thực sự không có hiệu quả khi đưa vào thực tế.
Việc xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm chưa được các đơn
vị chú trọng.
Hỏi: Bác đánh giá thế nào về hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải trên địa
bàn khu công nghiệp trong thời gian vừa qua? kết quả đạt được và tồn tại cần khắc
phục?
Trả lời:
Ban lãnh đạo của khu công nghiệp đã tổ chức đợt ra quân xử lý rác thải trên địa
bàn khu công nghiệp. Tính đến nay khu công nghiệp cũng đã xử lý, thu gom khối
lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, việc xả thải và rác thải nguy hại nhiều dẫn tới việc gia
tăng chi phí xử lý nước thải. Đang còn lung túng trong việc xử lý rác và nước thải cho
các doanh nghiệp.
12
2. Kiến nghị giải pháp

Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế, cùng với việc tìm hiểu ý kiến, nhu
cầu thông tin của hai nhóm đối tượng công nhân trực tiếp và người dân sống xung
quanh khu công nghiệp Quang Minh. Chúng tôi có một số đề xuất kiến nghị được
đưa ra như sau:
Đối với chính quyền địa phương trực tiếp quản lý các cơ sở:
• Tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên và rộng khắp về
vấn đề xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp
• Động viên các chủ doanh nghiệp trang bị dụng cụ bảo hộ khẩu tragn cũng
như cải thiện môi trường lao động công nhân. Chú ý nhắc nhở việc che chăn
bui xung quanh khu vực sản xuất
Đối với các trung tâm y tế
• Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức.
• Tuyên truyền phổ biến kiến thức vận động tránh những quan niệm sai lầm
của các chủ cơ sở sản xuất về mức độ ô nhiễm của các hoạt động sản xuất
• Tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh có thể gây ra do ô nhiễm môi
trường.
Đối với các cơ sở sản xuất của khu công nghiệp Quang Minh.
• Cần thống kê lượng hóa chất và chất thải của cơ sở mình thải ra hàng tháng
để có biện pháp hạn chế giảm thải.
• Cần quan tâm hơn đến vấn đề xử lý các nguyên vật liệu thừa, tránh tình trạng
vứt bừa bãi.
Đối với công nhân trực tiếp làm tại các cơ sở:
• Cần tự ý thức hơn trong việc sử dụng bảo hộ lao động.
• Tìm hiều thêm các triệu chứng, cũng như các bệnh có thể bị ảnh hưởng của
các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Giải pháp cụ thể:
Một là, hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý môi trường
Hai là, xác lập cơ chế quản lý về môi trường khu công nghiệp
13
Ba là, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp

Bốn là, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường và các quy hoạch
Năm là, tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường
Sáu là, đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường không khí khu công nghiệp
Bảy là, tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô
nhiễm vào môi trường trong khu công nghiệp
Tám là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường trong khu công nghiệp
Kết luận
14
Từ những phân tích trên cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công
nghiệp Quang Minh là một vấn đề đáng báo động, người ta ví như là một
hồi chuông cảnh báo cho vấn đề môi trường bị xâm hại mà hậu quả của nó
mang tính hủy hoại đối với môi trường sống. Trên cơ sở thực tiễn, chúng ta
cần phải xây dựng những chính sách quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả
thiết thực hơn trong vấn đề chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Đề giải
quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan, đoàn thể
trong xã hội và trong đó yếu tố không thể thiếu là ý thức bảo vệ môi trường
của khu công nghiệp Quang Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Khôi Nguyên, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Bộ tài nguyên
môi trường, năm 2005
[2] Nguyễn Thị Lệ (2005), Khóa luận nghiên cứu hiện trạng và các đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp
15
[3] />cong-nghiep-quang-minh-9611/
[4] www.tinmoitruong.vn

16






17

×