Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tổng quan về ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.57 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHỦ ĐỀ
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GIẢNG VIÊN: NHÓM THỰC
HIỆN:
NGUYỄN THỊ TUYẾT
NHÓM 8
Năm
2013
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. KHÁI NIỆM, SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại ( Commercial bank’s
synopsis).
Trong Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam định nghĩa: “ NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt
động NH và các hoạt động NH khác của luật này, nhằm mục đích lợi
nhuận” ; Điều 4 Luật các TCTD.
Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng
thường xuyên 1 hoặc 1 số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, và 1 số dịch vụ ngân hàng
khác.
Tóm lại: NHTM là một tổ chức được thành lập để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới hình
thức khác nhau từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho
các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế.


2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại.
Có thể nói, NHTM ra đời bằng 2 con đường
Con đường thứ nhất: Những người chuyên làm nghề kinh doanh
tiền đúc ( bảo quản, đổi tiền) dần dần tích lũy được 1 số vốn, chuyển sang
hoạt động cho vay nặng lãi, rồi cùng với sự phát triển của xã hội, với sức
ép từ phía Nhà nước và Giáo hội, họ từng bước hạ thấp lãi suất cho vay,
mở rộng các hoạt động nghiệp vụ để hình thành các “ Ngân hàng” cổ từ
thế kỷ XVIII trở về trước. Đây là con đường phát triển lâu dài hàng ngàn
năm từ thời Trung cổ.
Con đường thứ hai: Các nhà kinh doanh trong lĩnh vực công
thương nghiệp, dịch vụ, đứng trước gánh nặng lãi suất của “Ngân hàng”
cho vay nặng lãi, đã làm cho họ phải hợp lực lại với nhau, hùn vốn, góp
vốn để lập ra các Hội tín dụng và sau đó phát triển thành các Ngân hàng
thương mại để hoạt động kinh doanh ngân hàng với lãi suất thích hợp và
vừa phải. Những Ngân hàng loại này ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XVI
về sau.
II. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Chức năng của NHTM.
Bản chất của NHTM được bộc lộ ra thông qua các chức năng của
nó. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng
phát triển các NHTM thực hiện 3 chức năng sau đây:
a. Chức năng trung gian tín dụng:
Là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không
những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính
yếu của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người
trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguổn vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế ( bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân
cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tồ chức kinh tế, vv ) biến nó thành
nguồn vốn tín dụng để cho vay ( cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn
kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng

của xã hội.

“ Trung gian tín dụng” là chức năng cơ bản, được hiểu theo 2 khía cạnh
sau đây:
- NHTM chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (
bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu ( bằng nghiệp vụ tín dụng).
Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào NHTM và những
người vay tiền từ NH không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp nào. Họ
không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau cả. Tất cả đều thông qua
NHTM, nghĩa là NHTM có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người gửi ( bất
kể người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả hay không). Còn người đi vay
thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
- Ngân hàng không phải là người trung gian tài chính thuần túy,
mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của
chức năng này phải theo nguyên tắc “ Hoàn trả” vô điều kiện.
Thực hiện chức năng này, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
- Nhận tiền gửi (receive deposit) không kỳ hạn, có kỳ hạn của
các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân bằng nội tệ lẫn ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm (saving deposit) của các tố chức và cá
nhân.
- Phát hành kỳ phiếu (bills) và trái phiếu ngân hàng (bank bills)
để huy động vốn trong xã hội
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá
nhân.
- Chiết khấu thương phiếu (commercial paper discounting) và
chứng từ có giá ( valuable papers) đối với các đơn vị và cá nhân.
- Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng
khác đối với tổ chức và cá nhân.
b. Trung gian thanh toán:

Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản
chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “ đặc biệt” trong hoạt động
của NHTM. Theo đó, NHTM đứng ra làm trung gian đễ thực hiện các
khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người
bán để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
Nhiệm vụ cụ thể của chức năng này gồm:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch (current account) cho các tổ chức
và cá nhân
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng
- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng
c. Cung ứng dịch vụ ngân hàng:
- Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của
nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ.
- Đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những
cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hổ trợ
tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của
NHTM.
Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
- Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội
- Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế
- Dịch vụ ủy thác ( bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ )
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử ( E- Banking)
2. Các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế ( Types of bank)
2.1. Xét theo tính chất và mục tiêu hoạt động
a. Ngân hàng Thương Mại ( Commercial bank):
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đây là loại ngân hàng có số
lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng
thương mại bao gồm huy động vốn (nhận ủy thác), cho vay (cấp tín
dụng), cung cấp dịch vụ thanh toán ngân hàng, ngân quỹ, dịch vụ ngân

hàng thương mại hiện đại và các hoạt động kinh doanh khác.
b. Ngân hàng đầu tư ( Investment bank):
Ngân hàng đầu tư tài chính là loại hình ngân hàng mà hoạt động
chính của ngân hàng này là hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh
chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư không được phép huy động vốn,
không được phép cấp tín dụng như các ngân hàng thương mại. Nguồn
vốn chủ yếu của ngân hàng đầu tư là vốn cổ phần và vốn đi vay bằng
cách phát hành trái phiếu ngân hàng.
c. Ngân hàng phát triển ( Development bank):
Ngân hàng phát triển là loại ngân hàng khác hẳn ngân hàng thương
mại và ngân hàng đầu tư. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính
thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Hoạt
động của ngân hàng phát triển không phải là hoạt động kinh doanh,
không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì sự ổn định và phát triển của
toàn bộ nền kinh tế xã hội, mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều được
hưởng lợi từ những kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển.
2.2. Xét theo hình thức hoạt động.
a. Ngân hàng bán buôn ( Wholesale Banking):
- Ngân hàng bán buồn trước hết phải là những NH có quy mô lớn
hoặc rất lớn. Các tiêu chí để xác định NH quy mô lớn gồm có: vốn, tổng
tài sản, hệ thống chi nhánh và số lượng lao động. Việc xác định quy mô
ngân hàng còn tùy thuộc vào từng không gian cụ thể. Không có 1 chỉ tiêu
định lượng chắc chắn để xác định quy mô của ngân hàng. Tùy vào đặc
điểm của hệ thống NH của từng nước mà xây dựng tiêu chí để xác định
quy mô.
- Khách hàng vay vốn của WB là những khách hàng lớn. Có thể
nói đây là đặc điểm và là tiêu chí chính để phân biệt WB và RB. Hoạt
động tín dụng của WB nhằm vào các đối tượng sau:
• Các NHTM có quy mô vừa và nhỏ
• Các TCTD khác như Cty tài chính, Cty cho thuê tài chính

• Các tập đoàn kinh tế, các tổng Cty có quy mô lớn
- Hoạt động tính dụng mang tính chất bán buôn, thể hiện qua 3
điểm sau:
• Các khoản tín dụng có giá trị lớn: Thông thường những khoản tín
dụng vượt quá thẩm quyền thẩm định của GĐ chi nhánh ( đối với
NH vừa và nhỏ) hoặc vượt quá thẩm quyền phán đoán của trưởng
phòng tín dụng ( đối với NH lớn) được coi là khoản tín dụng có giá
trị lớn.
• Các khoản tín dụng được thực hiện thông qua thị trường liên NH,
hoặc được thực hiện trực tiếp giữa WB với các TCTD, hoặc được
thực hiện theo HĐTD giữa WB với các tập đoàn kinh tế.
• Lãi suất tín dụng thường được vận dụng theo cơ chế ưu đãi, thấp
hơn lãi suất thị trường.
b. Ngân hàng bán lẻ ( Retail Banking)
RB trước hết là những NH có quy mô vừa và nhỏ, những NH này
sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH trực tiếp đến “ người tiêu dùng” từ
các sản phẩm huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, và
các dịch vụ NH khác.
Đối tượng mà RB hướng đến bao gồm hai nhóm:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMS): Đây là nhóm đối tương
rất phổ biến, đặc biệt là đối với Việt Nam, đang trong giai đoạn đầu
của sự phát triển, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
rất lớn và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của hệ thống NH.
- Khách hàng cá nhân ( Individual): Chiếm vị trí đặc biệt vì nó
không những có số lượng cực lớn mà còn liên quan đến toàn bộ quá
trình tiêu dùng của xã hội.
2.3. Xét theo lĩnh vực hoạt động.
a. Ngân hàng chuyên doanh (Limited Speciality Banking):
Ngân hàng chuyên doanh là loại ngân hàng mà hoạt động của ngân
hàng này có tính chuyên môn hóa cao, có sự phân biệt rất rõ về chuyên

nghành và lĩnh vực kinh doanh :
• Có sự tách biệt pháp lý giữa hoạt động ngân hàng của ngân
hàng thương mại, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
• Có sự phân biệt trong hoạt động nghiệp vụ, như ngân hàng tiết
kiệm, ngân hàng cầm cố, ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng chuyên doanh là loại hình ngân hàng chỉ được áp dụng
ở một số nước theo giấy phép cho từng ngân hàng, sự phân định rõ ràng
lĩnh vực và chuyên nghành hoạt động của ngân hàng chuyên doanh,giúp
việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý trở nên đơn giản hơn. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng bên cạnh các ngân hàng chuyên doanh, vẫn tồn tại
loại hình ngân hàng đa năng,thậm chí có số lượng lớn với những quy mô
rất lớn, trong đó điển hình là ở Mỹ và Nhật Bản.
b. Ngân hàng đa năng (Synthesis Banking):
Ngân hàng đa năng là loại ngân hàng mà hoạt động của nó không bị bó
hẹp trong một nghành hay một lĩnh vực cụ thể nào thuộc nghành tài
chính ngân hàng. Đặc điểm của loại hình ngân hàng này :
• Không có sự tách biệt pháp lý giữa hoạt động ngân hàng với
kinh doanh đầu tư chứng khoán và bảo hiểm .
• Không có sự phân biệt trong hoạt động nghiệp vụ, những ngân
hàng này vừa nhận ký thác, vừa cho vay, lại vừa cho vay đầu tư chứng
khoán…
Ngân hàng đa năng , được phân loại theo hai tốc độ tùy theo luật
pháp của mỗi nước : gồm ngân hàng đa năng hoàn toàn và ngân hàng đa
năng một phần.
2.4. Xét theo hình thức sở hữu:
a. Ngân hàng thương mại Quốc doanh (State Owned Commercial
Banks):
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân
sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp

với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc
doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang
cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.Thuộc loại này gồm:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for
Agriculture and Rural Development).
– Ngân hàng công thương Việt nam (Industrial and commercial Bank
of viet man – ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá.
– Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Bank for Investement and
Development of Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa.
– Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet
nam – Vietcombank) đã cổ phần hoá.
– Ngân hàng phát triền nhà đồng bằng sông cửu long (Housing Bank
of Mekong Delta) đã cổ phần hóa.
b. Ngân hàng thương mại cổ phần ( Joint Stock Commercial Banks):
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty
cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ
phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam.
- NH TMCP Á Châu
- NH TMCP Phương Đông
- NH TMCP Đông Á
- NH TMCP Quân đội
- …
c. Ngân hàng liên doanh ( Joint Venture Banks):
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là
ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại
nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt
Nam
- INDOVINA BANK LIMITTED
- NH VIỆT NGA

- SHINHANVINA BANK
- VID PUBLIC BANK
- VINASIAM BANK
- …
d.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( Foreign Bank’s Branch):
Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được
phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam
- CITY BANK
- BANGKOK BANK
- SHINHAN BANK
- DEUSTCH BANK
e. NHTM 100% vốn nước ngoài:
Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở
hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50%
vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới
hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là
pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN.
- NH TNHH một thành viên ANZ
- NH TNHH một thành viên Standard Chartered
- NH TNHH một thành viên HSBC
- NH TNHH một thành viên Shinhan
- NH TNHH một thành viên Hongleong
3. Bản chất của ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian đặc
biệt trong nền kinh tế, với các mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng.
- Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung
gian đặc biệt và là một tổ chức kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính
ngân hàng.
- Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh.

Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có vốn (vốn
được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông góp vốn nếu là ngân hàng
cổ phần…) phải tự chủ về tài chính ( tự lấy thu thập để bù đắp chi phí);
đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là
lợi nhuận. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận phải chính đáng trên cơ sở
chấp hành lật pháp của Nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì
trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mặt khác là lĩnh vực “nhạy cảm” đòi
hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng
để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của NHTM
góp phần tạo một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế- xã
hội
Tóm lại, ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính
trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc
nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho
nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Huy động vốn ( Capital Mobilization).
Huy động vốn là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đới với
bất kỳ một NHTM nào vì nó là hoạt động tạo ra nguồn vốn chủ yếu của
các NHTM. Với hoạt động huy động huy động vốn, các Ngân hàng
thương mại được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp
khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo
lập nguồn vốn,sẳn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Ngân
hàng thương mại huy động vốn dưới dạng hình thức sau đây:
a.Nhân tiền gửi ( receive deposits).
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ

- Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bẳng
VND và bằng ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng bằng VND và ngoại tệ.
- Các hình thức huy động khác.
b. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn ( issue valuable
papers).
- Phát hành trái phiếu ( bonds).
- Phát hành kỳ phiếu ( bills).
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit).
- Phát hành các giấy tờ có giá khác (other valuable papers).
c. Vay các tổ chức tín dụng khác.
d. vay ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2. Hoạt động tín dụng ( Credit ).
Hoạt động tin dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền
kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp
một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn
này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
a. Cho vay trực tiếp ( Direct Loans).
- Theo tính chất:
• Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức
kinh tế.
• Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn
thể xã hội.
- Theo thời hạn:
• Cho vay ngắn hạn (short-term) với thời hạn từ 01 năm trở xuống.
• Cho vay trung hạn (medium-term) với thời hạn từ trên 01 năm đến
05 năm.
• Cho vay dài hạn (long-term) với thời hạn trên 05 năm.
b. Cho vay gián tiếp ( Indirect Loans).
- Chiết khấu chứng từ có giá ( Discounting).

- Bao thanh toán ( Factoring).
c. Hình thức cho vay khác.
- Thấu chi ( overdrafts).
- Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng ( lend money via issuing
credit card).
3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ
hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được
thực hiện thông suốt và thuận lợi, đồng thời, qua hoạt động này mà góp
phần làm giảm lượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế. Hoạt động dịch
vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm:
- Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.
- Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá.
- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
- Tư vấn tài chính tiền tệ…
4. Các hoạt động khác ( Others).
Ngoài 3 mặt hoạt động nói trên, các NHTM còn được thực hiện
các hoạt động khác, phù hợp với chức năng nghiệp vụ của mình đồng
thời không bị luật pháp nghiêm cấm. Các hoạt động này gồm:
a. Đầu tư trực tiếp ( Direct Investment):
- Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế trong nước.
- Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng trong nước.
- Góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài
( khi được NHNN chấp nhận).
- Thành lập công ty trực thuộc.
b. Đầu tư gián tiếp ( Indirect Investment).
- Đầu tư vào trái phiếu chính phủ (government bonds), tín phiếu
kho bạc (treassury bills), tín phiếu NHTW ( state bank bills).

- Đầu tư trái phiếu công ty ( corporate bonds) và chứng từ có giá
khác ( valuable papers).
IV. THU NHẬP- CHI PHÍ- LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1. Thu nhập ( Income).
a. Thu từ hoạt động kinh doanh:
Từ hooạt động tín dụng, thu lãi tiền gửi ( TCTD, NHNN), dịch vụ,
kinh doanh ngoại hối, vàng, lãi góp vốn, mua cổ phần, thu từ hoạt động
mua bán nợ, chênh lệch tỷ giá,
b. Thu khác:
Nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu từ các khoản nợ của khách hàng
đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro; tiền phạt do khách hàng vi phạm
hợp đồng,
2. Chi phí ( Costs).
a. Chi phí hoạt động kinh doanh:
- Chi phí phải trả lãi tiền gửi KH; trả lãi tiền vay ( TCTD,
NHNN); chi phí cho các hoạt động: kinh doanh ngoại hối, vàng, dịch vụ
ngân hàng, mua bán cổ phiếu, mua bán nợ, chi về chênh lệch tỷ giá,
- Chi trích khấu hao tài sản cố định. (fixed assets depreciation)
- Tiền lương, thưởng, BHXH, KPCĐ,
- Chi thuê tài sản, sửa chữa TSCĐ, điện, nước, điện thoại, vật
liệu, văn phòng phẩm, công cụ lao động,
b. Các chi phí khác:
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản.
- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, các khoản nợ quá
hạn khó đòi,
- Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng
các nguồn theo quy định.
- Chi các khoản đã hạch toán thu nhập nhưng thực tế ko thu

được, các khoản chi hợp lệ khác,
3. Lợi nhuận (profit).
Là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng
các khoản chi phí hợp lý hợp lệ
LN gộp = ∑Thu nhập - ∑Chi phí
LN ròng = LN gộp – Thuế TNDN
- Lợi nhuận của các TCTD ( ngoài nhà nước) sau khi bù đắp lỗ năm
trước (nếu có) và nộp thuế TNDN theo quy định, được phân phối như
sau:
• Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (Authorized captital),
chia lãi cho các thành viên liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có),
bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận
trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate income tax)
• Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; số dư tối đa của quỹ
này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng
• Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng tự
quyết định.
- Lợi nhuận của các TCTD (nhà nước) sau khi bù đắp lỗ năm trước (nếu
có) và nộp thuế TNDN theo quy định, được phân phối như sau:
• Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của
quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng.
• Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của
hợp đồng (nếu có).
• Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi
nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Sau khi trừ các khoản quy định tại khoản trên, lợi nhuận còn lại của
TCTD (nhà nước) được phân phối như sau:
• Trích quỹ dự phòng tài chính 10%; mức tối đa của quỹ này
không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng;
• Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50%;

• Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau:
 Trích quỹ thưởng Ban điều hành tổ chức tín dụng theo quy định
chung đối với doanh nghiệp nhà nước.
 Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi. Mức trích tối đa không
quá ba tháng lương thực hiện.
 Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi
được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

THE END.
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN:
Họ Tên: MSSV:
Phạm Ngọc Đức 0954020245
Nguyễn Thị Phương An 1054020005
Lê Thị Thùy Dương 1054020359
Huỳnh Lê Anh Tú 1054020417
Võ Ngọc Thanh Thảo 1054020429
Nguyễn Duy Thanh 1054020431
Võ Thị Thanh Thúy 1054020434
Nguyễn Nhật Trường 1054020446
Vi Minh Triết (nhóm trưởng) 1054020450
Hà Cẩm Vân 1054020453
Nguyễn Hữu Ý 1054020456

×