Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.55 KB, 89 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Lời mở đầu
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới WTO cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, xoá bỏ
sự đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài
…Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa một
bên là các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và bên kia là
các công ty nước ngoài đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển cạnh tranh theo cơ chế
thị trường. Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt
chuyển vào Viêt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá bỏ tình
trạng đóng băng trong thị trường bất động sản của nước ta trong những năm gần đây,
đồng thời mở ra những nguồn huy động vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ
sở. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong
nước là vô cùng cần thiết, chống thất thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, có như vậy
các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được ngay trên “ sân nhà”.
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp
Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984.
Đến nay với một bề dày kinh nghiệm, công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây
dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng
công ty xây dựng Hà Nội. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty, em đã được
học hỏi rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng được chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của mình : “Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư phát triển
nhà và xây dựng Tây Hồ ”. Trong đây em xin trình bày những kiến thức thực tế em
thu được trong quá trình thực tập và xin đưa ra một số giải pháp để làm tăng hiệu quả
đầu tư phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn kinh
tế đầu tư, đặc biệt là thầy Nguyễn Hồng Minh đã trực tiếp theo sát hướng dẫn em.
Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị phòng phát triển dự án
công ty Cổ phần ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn
1


Chuyên đề tốt nghiệp
thành đợt thực tập. Với thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế, chuyên đề thực tập
của em chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, sữa
chữa của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiên
Dương
Trương Quốc Dương
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục lục
Lời mở đầu...............................................................................................................1
Danh mục các từ viết tắt.........................................................................................4
Chương 1..................................................................................................................6
Tình hình Sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển tại công ty...........................6
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng
Tây Hồ...................................................................................................................6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp..................................6
1.1.2.Vốn sản xuất kinh doanh..............................................................................7
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty...............................................................8
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.................................9
1.1.5. Đặc điểm và vai trò của Ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân...14
1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh - đầu tư phát triển của công ty..................16
1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây.............................16
1.2.2.Một số chỉ tiêu kinh tế đạt đựơc.................................................................20
1.2.3. Các lĩnh vực đầu tư của công ty................................................................21
1.2.3.1. Tình hình đầu tư chung...................................................................................21
1.2.3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc.................................................................23
1.2.3.3. Đầu tư nguồn nhân lực....................................................................................24

1.2.3.3. Đầu tư xây dựng cở bản.................................................................................26
1.2.3.4. Đầu tư vào sản vào tài sản vô hình và Marketing..........................................46
1.2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty và việc nâng cao khả năng cạnh
tranh.....................................................................................................................46
1.2.4.1. Những kết quả khả quan.................................................................................46
1.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại...............................................................................48
Chương 2................................................................................................................51
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và khả năng cạnh
tranh của công ty...................................................................................................51
2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2007 – 2010................................................................................................52
2.1.1. Thuận lợi....................................................................................................52
2.1.2. Khó khăn....................................................................................................53
2.1.3. Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần
ĐTPT nhà và xây dựng Tây Hồ...........................................................................54
2.1.4. Định hướng phát triển................................................................................56
3
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2. Các giải pháp................................................................................................58
2.2.1.Nhóm giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư.............................58
2.2.2 Nhóm giải pháp về tăng cường chất lượng công tác quản lý các dự án đầu
tư..........................................................................................................................60
2.2.3. Đào tạo nguồn lực .....................................................................................61
2.2.4. Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.......................62
2.2.4.Các giải pháp đối với thị trường.............................................................65
2.2.5.Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật quyết toán công trình, dự án hoàn thành. 65
2.2.6. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi
đúng hướng và hiệu quả hơn...............................................................................66
2.2.5. Một số kiến nghị đề xuất...........................................................................68
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................71

Danh mục các từ viết tắt
CNXH: chủ nghĩa xã hội.
4
Chuyên đề tốt nghiệp
ĐTPT: đầu tư phát triển.
XD : xây dựng.
CHH –HĐH : công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
CN : công nghiệp.
SX : sản xuất.
KHKT : khoa học kỹ thuật.
CBCNV: cán bộ công nhân viên.
CNVC: công nhân viên chức.
SXKD: sản xuất kinh doanh
ATLĐ: an toàn lao động.
DA: dự án.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1
Tình hình Sản xuất kinh doanh - Đầu tư phát triển
tại công ty
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển
nhà và xây dựng Tây Hồ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ là một doanh nghiệp
Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, hoạt động theo pháp luật
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập từ tháng 11/1984.
Đến nay với một bề dày kinh nghiệm,công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây
dựng Tây Hồ đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu vững mạnh trong Tổng
công ty xây dựng Hà Nội.

- Tên công ty:Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ - Tổng công ty Xây dựng Hà
nội - Bộ Xây Dựng.
- Địa chỉ: 9/2 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4)7192392 – (84-4)7184069
-Fax: (84-4) 7192339
- Tài khoản giao dịch : 2111 000 000 0177 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Hà Nội.
- Mã số thuế : 0100105084.
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty
Xây dựng Hà Nội. Tiền thân của Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây Hồ là XNXD 106
được thành lập vào năm 1984 trực thuộc Công ty XD số 1 Tổng công ty XD Hà Nội.
- Ngày18/5/1990 theo Quyết định số 303/BXD -TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc chuyển hạng cho XN 106 từ hạng III lên hạng II và là đơn vị hạch toán
độc lập trực thuộc Tổng công ty XD Hà Nội kể từ ngày 1/6/1990.
6
Chuyên đề tốt nghiệp
- Ngày 26/3/1993 theo Quyết định số 148A/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ
xây dựng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước từ XN 106 thành Công ty XD
Tây hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội với số vốn ngân sách và vốn tự bổ
sung là 556.000.000 đồng.
- Ngày 26/7/2000 theo quyết định số 1026/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây
dựng về việc đổi tên Công ty xây dựng Tây Hồ thành Công ty Đầu tư Phát triển nhà
và Xây dựng Tây Hồ trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội với số vốn là
3.443.946.000 đồng.
- Ngày 20/7/2004 theo quyết định số 1173/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ xây
dựng về việc xếp doanh nghiệp hạng I đối với Công ty ĐTPT nhà và XD Tây hồ
thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội kể từ ngày 1/6/2004.
-Ngày 09/12/2004 theo quyết định số 1983/BXD của Bộ trưởng bộ xây dựng
vế việc chuyển công ty đâu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ thuộc tổng công ty

xây dựng Hà Nội thành công ty cổ phần.
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103006589 ngày 24/11/2006 của
Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
-Người đại diện theo pháp luật của công ty: ông Nguyễn Đình Phùng - Kỹ sư
xây dựng - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã được bổ sung nhiều lĩnh vực kinh doanh,
bổ sung cơ cấu lãnh đạo quản lý và điều hành sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh và
duy trì sản xuất theo sự tăng trưởng.
Quy mô hiện tại của Công ty
- Công ty ĐTPT Nhà và XD Tây hồ là l/22 thành viên hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
- Công ty thường xuyên đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh của toàn Tổng công ty.
- Công ty là 1/12 doanh nghiệp hạng I của Tổng công ty.
1.1.2.Vốn sản xuất kinh doanh
* Vốn điều lệ: 5.500.000.000đ
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 3.016.300.000 đ
- Vốn sở hữu của các cổ đông: 2.483.700.000 đ
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Cổ phần của nhà nước là cổ phần chi phối.
* Vốn lưu động
- Vốn ngân sách cấp : 1.615.971.706 đ
- Vốn tự bổ xung : 670.101.198 đ
- Vốn vay : 2.702.218.232 đ
- Vốn khác : 3.000.000.000 đ
Trong trường hợp nhận thầu các công trình có giá trị lớn công ty sẽ được các ngân
hàng hỗ trợ cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
a.Mục tiêu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát

triển nhà và xây dựng Tây Hồ là thực hiện xây dựng các công trình gồm:
-Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp
nhóm B.
-Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
-Kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê…
-Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi…
-Sản xuất các cấu kiện bê tông,kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng, trang trí nội,
ngoại thất công trình.
Xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng.
b.Các chức năng hành nghề
-Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác.
-Trang trí nội thất.
-Kinh doanh nhà.
-Sản xuất cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng.
-Kinh doanh vật tư,vật liệu xây dựng.
-Đào đắp,vận chuyển đất dá, san lấp mặt bằng, đường , bãi, vận chuyển vật liệu xây
dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
-Xây dựng đường bộ cầu cống qua đường quy mô vừa và nhỏ.
-Sản xuất kinh doanh xây dựng kỹ thuất hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp.
8
Chuyên đề tốt nghiệp
-Thi công xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi.
-Xuất nhập khẩu vật tư, vật liêu xây dựng.
-Kinh doanh khách sạn.
-Nhận thầu thi công xây lắp các công trình bưu điện, đường dây và trạm biến thế (đến
500 KV).
-Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng
-Tư vấn, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình dân
dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây trạm biến thế và các
công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây

dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toán,
kiểm định chất lượng, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ.
-Kinh doanh dịch vụ các công trình thể dục thể thao ( bể bơi, sân quần vợt, nhà tập
thể dục thể hình ) và tổ chức vui chơi giải trí.
-Thi công các công trình kỹ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
-Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp
luật và chính sách của Nhà nước.
-Khoan khai thác nước ngầm.
-Khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
a. Giám đốc Công ty:
- Giám đốc là người phụ trách chung toàn Công ty.
- Phân công các Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật, cơ
quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo luật pháp quy định.
- Điều hành cao nhất trong Công ty.
- Quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, tổ chức
sản xuất kinh doanh.
9
Chuyên đề tốt nghiệp
- Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho CBCNVC trên cơ sở kết
quả sản xuất kinh doanh. Có quyền khen thưởng cán bộ công nhân viên chức theo
quy chế được Đại hội CNVC thông qua trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ tịch Hội đồng công ty về các lĩnh vực khen thưởng, kỷ luật, nâng lương,
mua bán tài sản thiết bị và đầu tư.
b. Các Phó Giám đốc Công ty:
- Phó Giám đốc đốc Phụ trách lĩnh vực đầu tư. Trực tiếp điều hành quản lý các
phòng Phát triển Dự án, các Ban quản lý dự án.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực đầu tư.
- Phó Giám đốc Phụ trách lĩnh vực thi công Xây lắp. Trực tiếp điều hành quản

lý các đơn vị thi công thực hiên các hợp đồng xây dựng do đơn vị ký kết với khách
hàng hoặc thi công các công trình do Công ty làm Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực thi công
xây lắp và ATLĐ trên tất cả các công trình công ty nhận thầu xây lắp và và các công
trình do công ty làm Chủ đầu tư.
c. Phòng Tài chính kế toán.
- Quản lý tài chính của toàn công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hạch toán các chi phí của sản xuất kinh doanh báo cáo kết quá sản xuất kinh
doanh theo niên độ trong nội bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Đầu tư vốn cho quá trình sản xuất và thu hồi vốn sau chu kỳ sản xuất.
- Tìm nguồn vốn và khai thác vốn phục vụ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- Đối chiếu công nợ giữa công ty với khách hàng, với cấp trên , Nhà nước và
với các đơn vị trong nội bộ Công ty.
d. Phòng Kế Hoạch Kỹ thuật:
- Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty. Lập và duyệt biện pháp thi công kèm
theo các biện pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về mặt kỹ thuật. Chủ
trì trong việc lập hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp. Phân tích chi phí cho thi công,
sử dụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh
lý các hợp đồng.
- Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành.
10
Chuyên đề tốt nghiệp
- Lập kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi việc thực hiện
kế hoạch của các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về công tác ATLĐ định kỳ theo yêu cầu
chuyên môn. Kiểm tra nghiệm thu từng phần việc đã làm theo đúng biện pháp thi
công an toàn đã được duyệt.
e. Phòng Tổ chức tổng hợp :
- Quản lý nhân sự và lao động trong toàn công ty, tính toán cân đối sự cần

thiết cho sản xuất theo mô hình tổ chức quản lý và điêu hành của Công ty.
- Bố trí, sắp xếp, điều chuyển các nhân sự, lao động trong nội bộ Công ty, báo
cáo Giám đốc ra quyết định.
- Báo cáo cân đối nhân sự và lao động để tuyển dụng bổ xung lực lượng lao
đông khi cần thiết.
- Quản lý công tác đào tạo nâng cao chất lượng cho lao động.
- Tính toán và quản lý chế độ tiền lương, quỹ lương.
- Quản lý thực hiện chế độ cho người lao động.
- Quản lý việc trang bị, cấp phát, tu bổ, chi phí hành chính cho công tác quản
lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
- Tổ chức ký hợp đồng lao động và hướng dẫn thủ tục hợp đồng.
f. Phòng kinh doanh:
- Lập phương án kinh doanh về: giá bán, phương thức bán và các hoạt động
dịch vụ sau bán hàng để trình Hội đồng định giá công ty duyệt.
- Đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm xây lắp, sản phẩm sản xuất công
nghiệp và sản phẩm của các lĩnh vực khác theo phương án kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý và hiệu quả.
- Xây dựng phương thức quảng cáo bán hàng trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
g. Phòng Phát triển dự án :
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc dự báo tình hình đầu
tư, khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư để quyết định có xin chủ
trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi hay không.
11
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tham gia đóng góp để tìm phương án tối ưu cho các giải pháp về quy hoạch
mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kỹ thuật điện nước… cho các dự án từ thiết
kế sơ bộ.
- Tham gia tính toán các phương án kinh tế cho các dự án khả thi.

- Kiểm tra kết quả thực hiện của các dự án. Phân tích rõ kết quả khi kết thúc
công việc. Báo cáo kết quả công việc giữa giao khoán và thực hiện.
- Thanh toán khối lượng chi phí cho các dự án. Báo cáo kết quả thực hiện dự
án và kế hoạch giao.
h. Các ban quản lý dự án :
- Trực tiếp giám sát quản lý toàn bộ hoạt động xây lắp của các đơn vị thi công
trong quá trình thực hiện đầu tư tại các công trường.
- Ký xác nhận khối lượng hoàn thành, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật để
làm thủ tục kết toán theo giai đoạn quy ước, quyết toán khi kết thúc công trình bàn
giao.
i. Các xí nghiệp sản xuất trực tiếp:
- Chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao.
- Bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chi phí đã được phân tích và
giao khoán.
- Thực hiện hoàn thành khối lượng hợp đồng được Công ty ký kết với các bên
A, xác định khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư, báo cáo khối lượng hoàn thành về
phòng kế hoạch kỹ thuật công ty.
- Lập kế hoạch vay vốn để thực hiện công việc, thanh toán hoàn trả vốn vay
với phòng Tài chính kế toán.
- Nhập xuất các chi phí cho thực hiên công việc theo chi phí thực tế và tỷ lệ
phần được hưởng trong quá trình thực hiện công việc.
- Đối chiếu khối lượng thực hiện, hoàn tất công việc với chủ đầu tư, báo cáo
kết quả công việc, bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
- Quyết toán các chi phí, đối chiếu với phần được hưởng và phân chi phí, báo
cáo kết quả chi phí trực tiếp cho công việc, công trình, dự án.
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Phó tổng giám đốc
công ty

Phụ trách công tác đầu tư
Phó TGĐ công ty kiêm
giám đốc BQLDA Quế

Phó TGĐ công ty kiêm
kế toán trưởng
Phó TGĐ công ty kiêm
giám đốc BQLDA 28T
Phó TGĐ công ty phụ
trách xây lắp
Phòng PTDA
BQLDA
khu ĐTM
Quế Võ
Phòng
HC - TH
BQLDA
28 tầng
Phòng kinh
doanh
Phòng TC-KT Phòng cơ điện Phòng KHKT
Tổng giám đốc điều
hành
Chi
nhánh
miến
Nam
TT
tư vấn
Tây Hồ

XN
XD số1
XN
XD
số 2
XN
XD
số 3
XN
XD
số 4
XN
XD
số 5
XN
XD
số 6
XN
XD
số 7
XN ĐT,
XD và
TM Tây
Hố
Chi
nhánh
Bắc Ninh
BCĐTCD
A đường
Chiềng

Ngần
BCĐTC
DA CT
Quang
Minh
BCĐ
TO CT
Lilâm
Đại hồi đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Ban Kiểm soát
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty
-Xí nghiệp xây dựng số 1.
-Xí nghiệp xây dựng số 2.
-Xí nghiệp xây dựng số 3.
-Xí nghiệp xây dựng số 4.
-Xí nghiệp xây dựng số 5.
-Xí nghiệp xây dựng số 6.
-Xí nghiệp xây dựng số 7.
-Xí nghiệp đầu tư xây dựng và thương mại Tây Hồ.
-Trung tâm tư vấn thiết kế Tây hồ.
-Chi nhánh Bắc Ninh.
-Chi nhánh miền Nam.
Các đội,cửa hàng vật liệu xây dựng trực thuộc công ty:

-Đội xây dựng số 6.
-Đội xây dựng số 7.
-Đội xây dựng tổng hợp.
-Đội cấn cẩu tháp.
-Tổng đội máy thi công và giàn giáo cốp pha.
-Bộ phận kinh doanh vật liệu xây dựng.
1.1.5. Đặc điểm và vai trò của Ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân
a, Đặc điểm của đầu tư xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành công nghiệp chủ đạo trực tiếp tạo ra cở sở hạ tầng
cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đầu tư phát triển ngành xây
dựng cũng bao gồm các đặc điểm của đầu tư nói chung,ngoài ra có một số đặc điểm
riêng của ngành là:
Thứ nhất, vốn đầu tư trong hoạt động xây dựng là rất lớn và vốn này nằm khê đọng
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Thứ hai, Đầu tư trong xây dựng có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực
hiện dầu tư ( thời gian xây dựng công trình), thời gian cần hoạt động để có thể thu
hồi đủ số vốn đã bỏ ra là lâu dài.Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực
và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ ba, Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị sử dụng lâu dài
nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thể hiện giá trị lớn lao của công cuộc đầu tư, đồng
thời các công trình này lại nằm cố định ở một nơi.Do đó, các điều kiện về địa lý, địa
hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá
trình vận hành các kết quả đầu tư sau này. Để đảm bảo cho công trình xây dựng được
tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị.Có nghĩa là phải xem xét, tính
toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện
tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý…có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư,
đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoàn

được các yếu tố bất định ( sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho
đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc
đầu tư.
Thứ tư, do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên trong hoạt động xây dựng có thể
gặp rủi ro như: do vốn đầu tư lớn nên không có phương án vay vốn chắc chắn thì khả
năng kéo dài thời gian thi công là có thể xảy ra hay rủi ro do không giải toả được dân
cư buộc phải thu hẹp hoặc khước từ dự án.
b,Vai trò của ngành xây dựng đối với ngành kinh tế quốc dân
- Vai trò trong việc phát triển các ngành phía sau:
+ Để tiến hành hoạt động sản xuất bất kỳ ngành nào cũng cần phải có cở sở vật
chất ban đầu như văn phòng, nhà xưởng, khu làm việc ăn ở…Ngành xây dựng với
các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra cở sở vật
chất ban đầu đó.
+ Xây dựng giúp tạo ra hang loạt các cở sở điện - đường - trường - trạm. Đây
chính là những hạ tầng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của bất cứ ngành
nào. Ngành xây dựng nước ta thời gian qua phát triển rất mạnh. Hàng loạt các cở sở
điện đường trường trạm được đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới. Ngoài ra nhu cầu
về xây dựng về nhà ở cũng phát triển rõ rệt cùng với tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua giao thông vận tải là lĩnh vực khá được quan tâm, các công
trình xây dựng và nâng cấp cầu, đường bộ, đường sắt và sân bay, bến cảng cũng được
15
Chuyên đề tốt nghiệp
quan tâm thích đáng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của ngành xây dựng đối
với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay.
- Vai trò phát triển các ngành phía trước: để phát triển ngành xây dựng cần rất nhiều
các yếu tố đầu vào, các ngành phía trước chính là các ngành cung cấp các yếu tố đầu
vào cho ngành xây dựng như ngành cơ khí, ngành sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây
dựng…
- Vai trò của ngành xây dựng trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động:

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngành nào cũng cần lao động nhưng xây dựng là
một ngành đòi hỏi lượng lao động rất lớn. Ngoài ra việc phát triển ngành xây dựng sẽ
tạo công ăn việc làm cho hang chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành chế biến
vật liệu xây dựng trong cả nước nhất là ngành cơ khí và ngành thép.
c, Sự cần thiết khách quan phải đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ
Thứ nhất, do yêu cầu của chủ đầu tư: chất lượng, tiến độ, giá cả công trình.Công ty
phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu các công
trình ngày càng phức tạp, hiện đại.
Thứ hai, yêu cầu của ngành xây dựng: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, không cho
phép có phế phẩm vì vậy công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất mới tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao.
Thứ ba, yêu cầu của môi trường cạnh tranh ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày
càng nhiều, sức cạnh tranh ngày càng lớn đời hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất.
Thứ tư, trong điều kiện môi trường có nhiều cơ hội, thách thức, nếu tận dụng được
những cơ hội và hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài thì các doanh
nghiệp nói chung và công ty xây dựng Tây Hồ nói riêng sẽ ngày càng trở nên vững
mạnh.
1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh - đầu tư phát triển của công ty
1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây
a.Các công trình đã thực hiện
Các công trình dân dụng
16
Chuyên đề tốt nghiệp
A.Các công trình nhà ở, biệt thự:
1. Đại sứ quán Ấn Độ - bộ Ngoại giao.
2.Nhà riêng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ - Liên hiệp công đoàn Hà Nội.
3.Nhà ở sinh viên -Viện sốt rét kí sinh trùng & côn trùng - Bộ Y tế.
4.Xây dựng đơn nguyên II nhà B1 khu tập thể nhà ở Đình Bảng.

5.Xây dựng nhà ở khu di dân Đền Lừ.
6.Nhà ở chung cư B5, làng quốc tế Thăng Long.
7.Nhà ở 5 tầng cho công nhân công ty cơ khí Đông Anh.
8.Công trình cải tạo và mở rộng nhà nghỉ Suối Hoa.
B.Công trình trường học – giáo dục.
1.Trung tâm tin học -Bộ xây dựng.
2.Trường trung học cở sở Trưng Nhị - Huy chương vàng chất lượng.
3.Giảng đường đa chức năng- Bộ Ngoại Giao.
4.Trường tiểu học Giáp Bát –Hai Bà Trưng –Hà Nội.
5.Nhà trẻ 10 nhóm – công trình hạ tầng đô thị di dân Đền Lừ - Hai Bà Trưng – Hà
Nội.
6.Trường tiểu học Ngô Quyền.
7.Trường THCS Nguyễn Phong Sắc.
8.Trường múa Việt Nam - Bộ Văn hoá.
9.Đơn nguyên A nhà học chính trường Đai học dân lập Lương Thế Vinh.
10.Trường mầm non Xuân La – Huy chương vàng chất lượng
C.Công trình khách sạn
1.Khách sạn Tây Hồ.
2.Khách sạn quốc tế Hồ Tây ( Sofitel) – công trình liên doanh.
D.Công trình thể thao văn hoá
1.Nhà thi đấu trung tâm huấn luyện TDTT quốc gia I.
2.Cải tạo và nâng cấp công trình nhà hát lớn - Bộ văn hoá.
17
Chuyên đề tốt nghiệp
3.Công trình nâng cấp cung văn hoá hữu nghị - Bộ Văn hoá.
4.Công trình trung tâm giải trí Việt Nam – SEGA.
5.Khu vui chơi giải trí Hồ Tây nhà dịch vụ đa năng và TDTT.
E.Công trình y tế
1.Viện sốt rét ký sinh trùng: nhà phòng khám – nhà để xe – sân vườn.
2.Nhà hội trường – Bệnh viện Việt Đức.

3.Nhà giải phẫu bệnh lý và tang lễ bệnh viện Việt Đức.
4.Xây lắp đơn nguyên B - Khối nhà khám và kỹ thuật nghiệp vụ - Viện mắt trung
ương..
F.Công trình khác
1.Trung tâm thử nghiệm chất lượng sản phẩm - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng – Huy chương vàng chất lượng.
2.Trung tâm điều hành thông tin cáp sợi quang C2 Thái Hà – Huy chương vàng chất
lượng.
3.Văn phòng giao dịch và làm việc – Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình.
4.Toà nhà Kinh Đô VDC.
5.Cải tạo và mở rộng Trụ sở UBTW mặt trận Tổ quốc VN (giai đoạn I ).
6.Cải tạo và mở rộng Trụ sở UBTW mặt trận Tổ quốc Vn ( giai đoạn II ).
7.Xưởng sản xuất –Văn phòng và nhà thí nghiệm Nhà máy sản xuất sơn Sunny.
8.Xây dựng trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước ( gói thầu số 2 ).
9.Công trình Nhà văn phòng 4 tầng công ty da giầy Hải Phòng .
10.Trụ sở làm việc công an quâng Tây Hồ.
11.Xây dựng nhà biệt thự khu vực II và III thuộc công trình khu chung cư biệt thự
nhà vườn, dịch vụ giải trí du lịch Quang Minh..
12. Đường dạo khu vực 3,4,5,6 trung tâm hội nghị Quốc gia..
Các công trình công nghiệp
1.Khu công nghiệp điện tử kỹ thuật cao Hanel – Sài Đồng – Gia Lâm -HN.
2.Nhà máy xi măng Duyên Linh.
18
Chuyên đề tốt nghiệp
3.Nhà máy ấp trứng Xuân Mai.
4.Công ty dầu thực vật Cái Lân.
5.Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô xe máy MACHINO.
6.Nhà máy xi măng Hải Phòng mới.
7.Nhà máy nghiền than, silo than mịn cho buồng phần huỷ và lò nung – Nhà máy xi
măng Tam Điệp –Ninh Bình.

8.Công trình nhà xưởng sản xuất 2 tầng – xí nghiệp gia công giầy xuất khẩu Đông
Anh.
9.Nhà điều hành công ty chỉ thun Việt Ý – Công ty CP dệt may xuất khẩu Hải Phòng.
10.Xây lắp xưởng sản xuất cáp thông tin.
Các công trình Cầu - Cảng - Đường giao thông
1.Cảng cá Cát Bà.
2. Đường vào nội bộ, đào nắn suối chả khu dân cư Ngọc Kim.
3. Đường Sinh Long, chiều dài 6km mã số 01-01-04-01.
Các công trình khác
1.Công trình kè hồ Trúc Bạch.
2.Trạm điện 110/22KV.
3.San nền, tường kè,tường rào và thoát nước khu vực nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô
khách công suất 5000 xe/ năm.
4.Công trình kênh Trà Niên – gói thầu số 4.
5.Hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn XD cơ sở hạ tầng –
DA nhà ở Khả Lễ 2 ( gói thầu 1) -hạng mục : san nền , cấp thoát nước, đường giao
thông, điện chiếu sáng, cây xanh…
b.Các công trình xây lắp công ty đang thi công
1.Công trình đường khu đô thị mới Chiềng Ngần đoạn Bản Ca Láp- Bản Hụm thị xã
Sơn La, tỉnh Sơn La.
2.DA đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư – khu đô thị mới ( qui mô 50ha).
3.DA xây dựng khu nhà ở cao cấp Ba Đình.
19
Chuyờn tt nghip
4.Hon thin ton b trong v ngoi nh DA u t xõy dng nh hn hp cao tng
v lm vic LILAMA.
c.Cỏc DA do cụng ty lm ch u t (hoc ch u t th phỏt )
1.D ỏn nh chung c C4- lng quc t Thng Long.
2.DA xõy dng khu nh thụng tng,phng Cng V, Ba ỡnh- H Ni.
3.D ỏn c s iu hnh sn xut v vn phũng cho thuờ.

4.D ỏn cụng trỡnh a nng 28 tng Lng quc t Thng Long.
5.D ỏn c s iu hnh sn xut ca cỏc xớ nghip v vn phũng cho thuờ.
6.D ỏn h tng khu ụ th mi Qu Vừ - Bc Ninh.
1.2.2.Mt s ch tiờu kinh t t c
Cỏc ch tiờu kinh t ch yu trong 3 nm gn õy
Bng 1.2: Ch tiờu kinh t
n v tớnh : Triu ng
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004Năm 2005Năm 2006
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
Tổng doanh thu 55,106 65,625 82,484 76,544 84,172
Doanh thu xây lắp 25,700 22,064 48,705 36,114 40,103
Doanh thu từ KDBĐS 29,406 43,561 33,779 35,449 37,426
Lợi nhuận trước thuế 0.135 1,565 0.776 1,573 1.587
Nộp ngân sách 1,625 2,433 2,506 2,754 2,965
Doanh thu
Ngun: phũng ti chớnh k toỏn
Trong 5 nm va qua, tng doanh thu ca cụng ty cú mc tng n nh v rt kh
quan, bao gm c doanh thu v xõy lp v doanh thu t kinh doanh bt ng sn. Cú
c kt qu ny l nh cụng ty ó cú chin lc phỏt trin ỳng n v hp lý trong
thi gian ny. c thự ca hot ng xõy dng, cỏc cụng trỡnh khi hon thnh mi
tớnh giỏ tr v chi phớ nờn cú s bin ng v giỏ tr sn lng qua cỏc nm (do cỏc
cụng trỡnh hon thnh trong nm ny nhiu hn nm khỏc) tuy nhiờn nhỡn chung mc
tng v giỏ tr th hin cụng ty ó hon thnh tt tin thc hin cỏc cụng trỡnh. Li
20
Chuyên đề tốt nghiệp
nhuận trước thuế của công ty cũng tăng đều thể hiện công ty đăng phát triển đúng
hướng, đồng thời công ty cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Mục tiêu chiến lược của Công ty
+Ổn định kinh doanh xây lắp là ngành nghề truyền thống của Công ty.
+ Mở rộng thị trường xây lắp sang các tỉnh lân cận và các tỉnh phía Nam.

+ Củng cố và phát triển kinh doanh bất động sản tại thị trường Hà nội và các
tỉnh khác. Cụ thể đầu tư xây mới nhà để bán hoặc cho thuê tại các mảnh đất có sẵn
của Công ty, hoặc đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị mới tại Hà Nội và các tỉnh
lân cận. Xác định đầu tư kinh doanh bất động sản là hướng đi chính của công ty, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh doanh của Công ty từ kinh doanh xây lắp sang đầu tư.
+ Phát triển đưa hoạt động tư vấn về đầu tư xây dựng của Công ty thành nghề
kinh doanh giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.3. Các lĩnh vực đầu tư của công ty
1.2.3.1. Tình hình đầu tư chung
Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm rất lớn
và tăng mạnh liên tục qua các năm. Nhờ đó mà tốc độ phát triển của công ty cũng
tăng lên nhanh chóng. Trong những năm gần đây khi công ty mở rộng hoạt động
kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác thì khối lượng vốn đầu tư lại càng tăng cao, ta
có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.3: Vốn đầu tư của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn đầu tư (tỷ
đồng)
45 56 60 73 88 92
So với năm trước
(%)
- 124,4 107 121.7 120.5 104,5
Nguồn: báo cáo kết quả (2001-2005) và mục tiêu phát triển đến năm 2010;
phòng hành chính tổng hợp – Công ty
Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2001-
2005 đã có mức tăng mạnh và liên tục. Nếu năm 2001 chỉ có 45 tỷ đồng được đầu tư
thì đến năm 2006 đã tăng gấp đôi, đạt mức 92 tỷ đồng. Nhìn vào bảng ta còn thấy
21
Chuyên đề tốt nghiệp
mức tăng khá đều qua các năm, mỗi năm trung bình tăng khoảng 10- 20% so với năm

trước đó. Kết quả này đạt được là nhờ chiến lược kinh doanh, nhờ khả năng nắm bắt
kịp thời nhu cầu tăng cao trong nền kinh tế để chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh của công ty. Trong điều kiện hiện nay có nhiếu đối thủ cạnh tranh,
công ty luôn phải tìm ra hướng đi mới cho mình, chính vì vậy có rất nhiều lĩnh vực
mới được khai thác so với thời kỳ trước như đầu tư vào các nhà máy sản xuất công
nghiệp, các khu chung cư, kinh doanh khách sạn, nhà cho thuê, khu chung cư, khu đô
thị. Chính lý do này làm cho tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã
có bước tăng mạnh.
Nhu cầu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty cổ
phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ ngày càng tăng cao song nguồn vốn để thực hiện thì
vẫn còn hạn chế, tìm hiểu kỹ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư sẽ thấy rõ hơn tình
hình đầu tư ở công ty.
Vốn đầu tư XDCB của TCT Sông Đà được hình thành từ ba nguồn cơ bản:
nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung và nguồn
vốn tín dụng (bao gồm cả vốn tín dụng Nhà nước và tín dụng thương mại).
Công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ vẫn còn là công ty cổ phần của
Nhà nước, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước
chiếm khoảng 55% và vốn cổ đông chiếm 45% trong vốn điều lệ. Trong đó, vốn lưu
động thì vốn ngân sách cấp chiếm 20%, vốn tự bổ sung chiếm 10%, vốn vay khoảng
30% và còn lại vốn khác.
Trong thời kỳ bao cấp, khi các thành phần kinh tế chưa được tự do phát triển,
Nhà nước quản lý hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu pháp lệnh cả đầu vào lẫn đầu ra,
vốn ngân sách được cấp phát hàng năm theo một tỷ lệ nhất định chứ không theo dự
án. Chính lý do này tạo tâm lý ỷ lại ở các doanh nghiệp, đồng thời gây lãng phí lớn vì
có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn không có hiệu
quả. Tuy nhiên, bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền cho các
doanh nghiệp chủ động tìm hướng kinh doanh, tự hạch toán và điều chỉnh hoạt động
sản xuất cho phù hợp. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thực hiện giảm vốn cấp trực tiếp
bằng tiền mà cấp vốn gián tiếp thông qua những ưu đãi về thuế, về giá thuê đất, giá
22

Chuyên đề tốt nghiệp
điện nước … Lúc này, vốn ngân sách không còn đóng vai trò chủ đạo, quyết định
hoạt động SXKD của doanh nghiệp nữa mà chỉ có tính chất định hướng, hỗ trợ cho
doanh nghiệp.
1.2.3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc
Trong các năm qua công ty đã có sự đầu tư lớn vào việc mua sắm thiết bị máy
móc, cụ thể năng lực máy móc của công ty hiện nay gồm:
Bảng 1.4: Năng lực máy móc công ty
Năng lực máy móc thiết bị của công ty
STT Mô tả thiết bị Nước sản xuất Số lượng
1 2 3 4
I - Máy móc thiết bị thi công
1 Xe tải các loại (xe bệ) Nga 3
2 Xe tải các loại (xe tự đổ) Nga 2
3 Xe ô tô Kamaz Nga 3
4 Xe ô tô Kamaz Nga 3
5 Xe ô tô MAZ sơ mi Nga 1
6 Máy đào CAT Mỹ 1
7 Máy đào KOMATSU Nhật 1
8 Máy đào KOMATSU Nhật 3
9 Máy đào KATO Nhật 2
10 Máy đào KATO Nhật 1
11 Máy đào bánh lốp KOBECO Nhật 1
12 Máy xúc bánh lốp Nhật 1
13 Máy ủi ( D342) Nhật 1
14 Máy ủi KOMASU Nhật 2
15 Máy ủi KOMASU Nhật 1
16 Máy ủi KOMASU Nhật 1
17 Máy ủi KOMASU Nhật 1
18 Máy ủi CAT Mỹ 1

19 Lu rung TR 500V Nhật 1
20 Cấn trục bánh lốp KC 3577 Nga 1
21 Máy trộn bê tông Trung Quốc 4
22 Máy trộn bê tông Nga + Trung Quốc 3
23 Máy cắt sắt Đức + Trung Quốc 2
24 Máy uốn sắt Nhật + Trung Quốc 2
25 Máy đầm bàn Trung Quốc + Việt Nam 4
26 Máy đầm dùi Đức + Trung Quốc 7
27 Máy đầm đất Nga + Nhật 4
28 Máy đầm cọc chạy xăng Nhật 2
29 Máy cắt bê tông ( MCD ) Nhật 3
30 Máy nén khí Nga 1
31 Máy phát hàn Nhật 1
32 Máy hàn điện Nga + Việt Nam 3
33 Máy hàn điện Việt Nam 2
34 Máy bào thẩm cuốn Nhật 4
35 Máy xoa nền ( loại 4 cánh) Nhật 3
36 Máy vận thăng Nga + Nhật 4
23
Chuyên đề tốt nghiệp
37 Máy vận thăng Trung Quốc + Việt Nam 1
38 Máy phát điện ( CUMMINS) Mỹ 1
39 Máy phát điện Nhật 1
40 Máy bơm nước chạy điện Nga 2
41 Cẩu tháp POTIAN 1
42 Cốp pha định hình 3692m²
43 Đà giáo các loại 35 bộ
II - Thiết bị văn phòng
1 Máy vi tính Nhật + Asean 24
2 Máy in lazer Nhật + Asean 13

3 Máy in mầu Nhật 1
4 Máy photocopy Nhật 1
5 Máy Fax Nhật 1
6 Máy vẽ TECHJET 720C Nhật 1
Nguồn: phòng khoa học kỹ thuật
Nhìn vào bảng năng lực máy móc của công ty có thế dễ dàng nhận thấy công ty
trang bị hệ thống thiết bị máy móc rất đồng bộ và tiến tiến, có thể đáp ứng việc thực
hiện các công trình lớn.Bên cạnh đó, công ty còn có thể huy động được các loại máy
móc từ Tổng công ty xây dựng Hà Nội ( xem phụ lục a). Tổng công ty xây dựng Hà
Nội là một tổng công ty rất lớn, do đó khối lượng máy móc hiện có là rất nhiều, có
thể thực hiện được mọi công trình dù lớn.Công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ
là một thành viên trực thuộc nên có thể huy động được từ tổng công ty các loại máy
móc này.Vì thế, năng lực thực hiện công trình của công ty cũng là rất lớn.Chẳng hạn,
hiện công ty đang thực hiện dự án Hạ tầng đô thị mới Quế Võ - Bắc Ninh với giá trị
thực hiện dự án lên tới 268 tỷ đồng hay công trình đa năng 28 tầng làng quốc tế
Thăng Long với giá trị toàn bộ dự án là 362,259 tỷ đồng…
1.2.3.3. Đầu tư nguồn nhân lực
Hiện công ty đang có đội ngũ nhân sự rất chất lượng và đông đảo, cụ thể:
Bảng 1.5: Đội ngũ nhân sự
1/ Kỹ sư các nghề 141 người
Trong đó
Thạc sỹ xây dựng 2 người
Thạc sỹ kinh tế xây dựng 1 người
Thạc sỹ kiến trúc quy hoạch 1 người
Kỹ sư xây dựng 43 người
Kinh tế xây dựng 6 người
Vật liệu xây dựng 2 người
Ký sư về giao thông vận tải, cầu đường 3 người
Kiến trúc sư 14 người
24

Chuyên đề tốt nghiệp
Kỹ sư trắc đạc 2 người
Kỹ sư điện máy 8 người
Tài chính kế toán 40 người
Cử nhân luật 3 người
Các ngành khác 16 người
2/Kỹ thuật viên 26 người
3/Công nhân kỹ thuật các nghề
Công nhân ký hợp đồng dài hạn 295 người
Công nhân ký hợp đồng ngắn hạn 950 người
Nguồn: phòng hành chính tổng hợp
Lao động có chuyên môn kỹ thuật là lực lượng lao động nòng cốt quyết định tới
sự thành công của mỗi doanh nghiệp cũng như tới sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá của mỗi quốc gia.Chính vì vậy, công ty đã xác định nhân tố con người là
nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất, và muốn vươn lên lớn mạnh về kinh tế
không thể không dành một phần thích đáng cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Song song với việc đổi mới công nghệ máy móc thiế bị, công ty cũng đã có chủ
trương chính sách nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động.Khi
xem xét công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực công tu quan tâm đến các lĩnh vực
như công tác tuyển dụng và công tác đào tạo
* Công tác tuyển dụng
Hàng năm công ty lập ra ban tuyển dụng lao động vào công ty theo nhu cầu công
việc. Công ty và các đơn vị thành viên đã chủ động trong việc tiếp nhận bổ sung lao
động đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, công nhân có tây nghề cao,
đồng thời các cán bộ tre có nhiệt huyết, năng động.Do đó, công ty luôn có được sự kế
thừa trong đội ngũ cán bộ, đồng thời duy trì được cán bộ có chuyên môn ổn định.
Bảng 1.6: Số lao động tiếp nhận trong các năm 2001 – 2005
Chỉ tiêu
Năm
2001

Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng số 124 120 241 174 174
Trình độ đại học và trên đại học 12 17 11 20 16
Công nhân kỹ thuật ( ngắn hạn +
dài hạn) 112 103 240 154 160
Nguồn: phòng hành chính tổng hợp
25

×