Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh, NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.6 KB, 25 trang )

Báo cáo kiến tập
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang tiến từng bước
trong quá trình kiến thiết, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm theo kịp các
nước trong khu vực và trên thể giới. Để thực hiện thành công chiến lược này, nhu cầu
về vốn đầu tư là rất lớn và cấp bách Trong quá trình tìm kiếm và luân chuyển nguồn
vốn, các ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt, hiệu quả hoạt động huy động
vốn của các ngân hàng có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế. Tuy nhiên để tạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công tác
huy động vốn của các ngân hàng đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
thương mại và mong muốn tìm hiểu về quy trình huy động vốn cũng như thực trạng
hiệu quả của hoạt động này tại các ngân hàng Việt Nam, trong thời gian kiến tập ở
phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh, NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội, em đã thực
hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh, NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội.”
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Lương Bình và sự giúp đỡ nhiệt tình từ cán bộ
nhân viên phòng giao dịch.
Về kết cấu, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về vốn và nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
Chương II: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại PGD Nguyễn Chí Thanh,
NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại PGD Nguyễn
Chí Thanh, NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội.
Trang 1
Báo cáo kiến tập
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHTM
1.1 NGUỒN VỐN CỦA NHTM
1.1.1 Cơ cấu vốn của NHTM
1.1.1.1 Vốn của ngân hàng


Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng (còn gọi là vốn chủ sở hữu), nó bao
gồm vốn tự có và vốn coi như tự có
a/ Vốn tự có gồm:
- Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ
của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập.
Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh,
có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần.
Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng lớn hay nhỏ là tùy vào quy mô của ngân hàng
và không được phép nhỏ hơn vốn pháp định quy định cho ngân hàng đó. Đây là nguồn
vốn duy nhất ngân hàng được phép sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết
bị ban đầu cho hoạt động của ngân hàng và góp vốn liên doanh.
- Quỹ dự trữ: Được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và
quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng
năm của ngân hàng.
b/ Vốn coi như tự có:
Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây
là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng
tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn
thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa được sử dụng đến như quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…
1.1.1.2 Vốn huy động
a/ Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tiền gửi không kỳ
hạn được để trong các tài khoản vãng lai. Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc
rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền này chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không
Trang 2
Báo cáo kiến tập
được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được hưởng các dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng. Các ngân hàng thậm chí còn yêu câu duy trì một số dư tối thiểu trên tài
khoản.

Hầu hết tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát hành séc, tức là
ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán.
Chúng thường tồn tại ở các dạng sau:
- Tài khoản séc
- Tài khoản NOW (lệnh rút tiền có thể chuyển nhượng).
- Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ (MMDAs)
- Tài khoản ATS (Automatic transfer system account)
b/ Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một
vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi
không kỳ hạn nhưng người gửi tiền không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng. Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền là để lấy lãi.
Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước thời hạn song để thu
hút khách hàng, các ngân hàng vẫn cho phép rút trước hạn. Tuy nhiên, người gửi tiền
rút trước hạn sẽ phải chịu một khoản phạt, chẳng hạn chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi
suất không kỳ hạn hoặc không hưởng lãi.
Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền
gửi (Certificate of deposit – CD), còn ở Việt Nam thường dưới hai dạng:
- Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
c/ Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền gửi để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích
hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn được ngân hàng
công bố sẵn. Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc hơn 1 năm. Hình thức phổ
biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khi gửi tiền,
ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và
tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản
Trang 3
Báo cáo kiến tập
tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm và trái

phiếu tiết kiệm.
Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi
tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân
hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này gần
giống với tiền gửi không kỳ hạn, chỉ khác là nó luôn được hưởng lãi, nhưng đổi lại
không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Gửi tiền dạng này nhằm
đảm bảo an toàn cho khoản tiền, dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong thời hạn
ngắn, đồng thời được hưởng một chút lãi thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định
trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm là không
được phép rút trước hạn (nếu rút trước hạn sẽ phải chịu phạt như chỉ được hưởng lãi
suất không kỳ hạn hoặc thậm chí không được hưởng lãi), được hưởng lãi cao hơn các
dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng. Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần
cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức
tổi thiểu của mỗi lẫn gửi tiền do từng ngân hàng quy định.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm
mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi, thì người gửi tiền còn được ngân hàng cho
vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng
số dư tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi kỳ hạn và tiết kiệm kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng
thương mại. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ
luân chuyển của vốn, vì vậy ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hạn
hoặc dài hạn đều được.
Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là
nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là
đi vay để cho vay. Chính vì vậy mà người ta gọi ngân hàng thương mại là ngân hàng
gửi tiền.
1.1.1.3 Vốn đi vay

Trang 4
Báo cáo kiến tập
a/ Vay từ NHTW
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được NHTW cho phép thành lập hoạt động
đều hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếu dự trữ hay quá thiếu tiền
mặt. NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức,
đó là:
- Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá.
- Cho vay thế chấp hay ứng trước.
Do vậy, tiền vay NHTW còn gọi là tiền chiết khấu hay ứng trước.
Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác.
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu
cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyên liệu; sản
xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên
b/ Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các TCTD khác
Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ băt buộc theo quy định
của NHTW. Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại có những ngày
cho vay nhiều quá dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại NHTW. Trong khi đó lại có
một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo quy định của
NHTW, ngân hàng thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có
dự trữ dư thừa. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thương không quá một tuần.
c/ Vay từ các công ty
Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp từ các công
ty bằng các hình thức.
- Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Hợp đồng mua lại là hợp đồng trong
đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà minh đang nắm giữ cho các tổ chức kinh tế
đang tạm thời thừa tiền mặt, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài

ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. Về thực chất, đây là một công cụ để vay
nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín
phiếu kho bạc làm vật thế chấp. Lượng tiền mặt thu được từ hợp đông mua lại được
Trang 5
Báo cáo kiến tập
xem như một khoản vay nợ ngắn hạn. Ở các nước phát triển, thời gian tối đa của hợp
đồng này thường không quá hai tuần.
- Vay từ công ty mẹ: ở các nước phát triển, một công ty hoặc một tập đoàn kinh
doanh có thể là chủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương
mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường, nó sẽ chịu sự quản lý và
ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục; trong khi đó, nếu công ty mẹ thực
hiện điều này, nó không chịu các ràng buộc đó vì bản thân nó không phải là một ngân
hàng thương mại. Do vậy, các công ty mẹ của ngân hàng thường thay thế nó phát hành
trái phiều, cổ phiếu công ty hoặc các loại thương phiếu để huy động vốn, sau đó
chuyển vốn huy động được về cho ngân hàng hoạt động dưới hình thức cho vay lại.
d/ Vay từ thị trường tài chính trong nước
Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính trong nước thông
qua phát hành các chứng từ có giá như:
- Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng (NCDs): Các chứng chỉ tiền gửi
có mệnh giá lớn, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi chưa đáo hạn. Thời gian đáo
hạn của loại chứng chỉ này thương không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành.
- Trái phiếu ngân hàng: Một công cụ vay nợ dài hạn của ngân hàng trên thị
trường chứng khoắn. Thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên. Loại này có thể mua đi
bán lại trên thị trường chứng khoán khi chưa đáo hạn.
e/ Vay nước ngoài
Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc
phát hành phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán
quốc tế hiện nay là USD nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.
Ở nhiều nước (Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan ) việc phát hành loại trái phiếu
Euro Dollars (tiền gửi bằng USD ở các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng không

thuộc nước Mỹ) chỉ được giới hạn vào một số ngân hàng đặc biệt như Ngân hàng
ngoại thương, Ngân hàng xuất nhập khẩu.
1.1.1.4 Các nguồn vốn khác
- Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác đầu tư để cho vay theo các
chương trình, dự án xây dựng,
Trang 6
Báo cáo kiến tập
- Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ như trọng
nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp, trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng (tiền ký quỹ
của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán toán tín dụng
chứng từ - L/C).
1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động của NHTM
Cũng như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh ngân hàng
thương mại phải có cơ sở đầu tiên đólà vốn. Vôn đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong hoạt động của NHTM.
Thứ nhất, vốn là cơ sở để bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào có thể tiến hành
hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không
chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Trên thực tế,
ngân hàng nào có khối lượng vốn lớn hơn thì ngân hàng đó có lợi thế cạnh tranh hơn
trong kinh doanh.
Thứ hai, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạt động của ngân hàng
thương mại. Vốn ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo
lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại.
Thứ ba, vốn là yếu tố quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thị trường. Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh chứa đựng rất
nhiều rủi ro, bởi vậy uy tín đối với khách hàng là vô cùng quan trọng đối với khách
hàng. Huy động vốn tốt và sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán chính
là biểu hiện thể hiện chữ tín và tạo niềm tin của ngân hàng cho khách hàng.
Như vậy, vốn đóng vai trò chủ chốt, quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong cơ cấu vốn của ngân hàng, vốn tự có chỉ chiếm khoảng 10% còn lại là vốn
huy động và các nguồn vốn khác. Như vậy, vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong việc
thành lập ngân hàng, nhưng sau khi đi vào hoạt động, vốn huy động đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn huy
động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay, và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân
hàng. Vốn huy động được coi như là đòn bẩy kinh doanh và hiệu quả hoạt động huy
động vốn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng thương
mại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Trang 7
Báo cáo kiến tập
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn của NHTM
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó
các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo
sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật
Nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không có
đủ vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy
động vốn, NHTM có thể đo lường được sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân
hàng.
1.2.2 Phân loại các hình thức huy động vốn
1.2.2.1 Căn cứ theo thời gian
a/ Huy động vốn ngắn hạn:
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông qua
việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận
tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Do thời hạn ngắn nên lãi suất huy động ngắn
hạn thường thấp, tuy nhiên tính ổn định lại kém
b/ Huy động vốn trung hạn:
Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc
nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng

tương đối dài và thuận tiện, tuy nhiên lãi suất thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn
trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư,
thay đổi công nghê và cho vây trung, dài hạn với lãi suất cao.
c/ Huy động vốn dài hạn:
Hoạt động huy động vốn dài hạn trên thị trường vốn, với nguồn huy động này
ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên), do vậy lãi
suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.
và dài hạn: Để huy động vốn trung và dài hạn, NHTM có thể phát hành kỳ
phiếu, cổ phiếu, trái phiếu.
1.2.2.2 Căn cứ theo đối tượng huy động
a/ Huy động vốn từ dân cư
Trang 8
Báo cáo kiến tập
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng huy
động các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người
cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn
định.
b/ Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn
hay nhỏ đều có tài khoản trong ngân hàng. Do chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và
các tổ chức xã hội không giống nhau nên ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền
lớn để sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này
phụ thuộc vào các dịch vụ, tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng
dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nhiệp và tổ chức xã hội
gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng.
c/ Huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa, các ngân
hàng thương mại có thể vay lẫn nhau thông qua các tài khoản tiền gửi được mở lẫn
nhau ở các ngân hàng. Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng để cứu các

ngân hàng thương mại có nguy cơ phá sản. Huy động vốn từ các ngân hàng và tổ chức
tín dụng khác tuy khá dễ dàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy
động cao hơn. Do vậy, hình thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều.
1.2.2.3 Căn cứ theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
a/ Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
- Huy động tiền gửi không kỳ hạn
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn
- Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Huy động tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài
b/ Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
- Vay từ các tổ chức tín dụng
- Vay từ ngân hàng trung ương
c/ Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ
Trang 9
Báo cáo kiến tập
Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành trái phiếu ngân hàng và kỳ
phiếu.
- Trái phiếu ngân hàng: Là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách
hàng đối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác
định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Trái phiếu
được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu là để huy động vốn trung
và dài hạn.
- Kỳ phiếu: Là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm
huy động vốn trong dân, chủ yếu để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định
của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế
d/ Huy động vốn qua các hình thức khác.
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội:
làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối
trong hợp đồng tài trợ

1.3 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử
dụng vốn của ngân hàng. Đó là sự đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng
vốn ở mức chi phí hợp lý nhất.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn
1.3.2.1 Chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động.
Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi (tính dựa trên lãi suất ngân hàng công bố
cho khách hàng) và chi phí ngoài lãi (chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động
vốn như: chi phí quản lý, cất giữ, bảo quan, lương công nhân viên, ).
Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp
lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho
ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng
phải thấy rằng để giảm chi phí huy động vốn thì phải giảm lãi suất và có các chi phí
liên quan ở mức tối ưu nhất. Việc đưa ra một lãi suất hợp lý là rất quan trọng, lãi suất
không quá cao để đảm bảo lợi ích ngân hàng, cũng không quá thấp để thu hút được
Trang 10
Báo cáo kiến tập
khách hàng. Đồng thời giảm các chi phí ngoài lãi cũng sẽ nâng cao hiệu quả huy động
vốn của ngân hàng.
1.3.2.2 Chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lãi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để trả lãi sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện ngân hàng sử dụng vốn
huy động hiệu quả nhờ việc tối thiểu hóa chi phí trả lãi và tối đa hóa thu từ lãi.
1.3.2.3 Sự ổn định nguồn vốn huy động của các hình thức huy động vốn
Một hình thức huy động vốn được đánh giá tốt ngoài những yếu tố về đáp ứng
nhu cầu với chi phí thấp còn cần phải có sự ổn định, tức là không có sự thay đổi đột
ngột trong thời gian sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.
Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức độ tăng giảm vốn huy động. Nếu vốn huy
động tăng đều qua các năm, có tốc độ gia tăng ổn đinh, đều đặn thì vốn đó được coi là

có hiệu quả trong việc huy động
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn
1.3.3.1 Nhân tố khách quan
a/ Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là
Luật các tổ chức tín dụng (1997), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và công ty tài chính
(1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), các chỉ thị, thông tư Trong quá
trình huy động vốn, các ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định này.
b/ Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước
Tình hình chính trị trong và ngoài nước có tác động rõ rệt và mạnh mẽ đến hoạt
động ngân hàng. Chính trị bất ổn luôn kéo theo tình trạng hoạt động vốn của ngân
hàng bị trì trệ bởi người dân mất lòng tin. Ngược lại, sự ổn định trong bộ máy lãnh đạo
sẽ làm các ngân hàng thương mại huy động vốn dễ dàng hơn.
c/ Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng quan trọng tới việc huy
động vốn của ngân hàng. Khi người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thay vì
cất trữ tiền mặt trong nhà, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trang 11
Báo cáo kiến tập
Bên cạnh đó, thói quen thanh toán khi mua hàng cũng góp phần làm tăng giảm nguồn
vốn huy động. Ở những nước dân chúng đã quen với việc thanh toán bằng tiền mặt
chứ không thanh toán qua ngân hàng việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn bằng tài
khoản thanh toán của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan
a/ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Các chiến lược kinh doanh có liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân
hàng bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ.
Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn
vào ngân hàng tăng nhưng đồng thời hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do
chi phí huy động tăng. Do đó số lượng nguồn vốn huy động sẽ phủ thuộc chủ yếu vào

chiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng.
b/ Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng.
Yếu tố con người luôn tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các
cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống
sẽ làm cho các hoạt động huy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp. Bên cạnh đó,
thái độ trong tiếp xúc với khách hàng cũng rất quan trong, nó có thể lôi kéo khách
hàng làm tăng nguồn vốn huy động nhưng cũng có thể làm khách hàng rời bỏ ngân
hàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
c/ Uy tín của ngân hàng.
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng
đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một
quá trình lâu dài. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách
hàng, là tiền để cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ
hơn và tiết kiệm được thời gian.
d/ Trình độ công nghệ ngân hàng.
Với công nghệ ngân hàng hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách
hàng, về thị trường tốt. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian
huy động, hình thức trả lãi Hệ thống thông tin tốt giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả
huy động vốn. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ huy động rông rãi cũng tạo điều kiện cho
người gửi tiền về chi phí giao dịch, thời gian giao dịch,
Trang 12
Báo cáo kiến tập
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGUYỄN CHÍ THANH, NHTMCP ĐẠI Á, CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN CHÍ THANH, NHTMCP
ĐẠI Á, CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a/ Ngân hàng TMCP Đại Á
Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiA bank) được thành lập và đi vào hoạt động từ
ngày 30/07/1993, là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng

Nai. Khởi đầu chỉ là Ngân hàng TMCP nông thôn hoạt động tại tỉnh Đồng Nai với 1 tỷ
đồng vốn điều lệ, đến nay Đại Á Ngân hàng đã trải qua 18 năm phát triển vượt
bậc. Với vốn điều lệ: 3.100 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 57 chi nhánh và
Phòng giao dịch trên cả nước
b/ Ngân Hàng TMCP Đại Á-PGD Nguyễn Chí Thanh
Địa chỉ doanh nghiệp: 118 Nguyễn Chí Thanh, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà
Nội
Điện thoại: (84-4) 37759747
Fax: (84-4) 37759745
Website: www.daiabank.com.vn
Ngày 22/4/2009, Ngân hàng TMCP Đại Á chính thức khai trương và đưa vào
hoạt động hai phòng giao dịch mới tại Hà Nội. Đó là PGD 91 Hà Huy Tập, Quận Long
Biên và PGD 118 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình.
Tính đến hiện tại Ngân hàng Đại Á – Chi nhánh Hà Nội có 14 điểm giao dịch
trong đó có 01 chi nhánh và 13 Phòng giao dịch trực thuộc. Như vậy, tốc độ phát triển
mạng lưới PGD của Ngân hàng Đại Á là tương đối tốt.
Cùng với các chi nhánh, phòng giao dịch khác trong hệ thống DaiABank, phòng
giao dịch Nguyễn Chí Thanh - chi nhánh Hà Nội hoạt động với các chức năng: Nhận
tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ; cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; dịch
vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; thu đổi ngoại tệ; dịch
vụ ATM… PGD này được kết nối trực tuyến với hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng
giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ
Trang 13
Báo cáo kiến tập
thống DaiABank, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (SMS banking,
internet banking ).
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô
Mới được thành lập từ đầu năm 2009, PGD Nguyễn Chí Thanh có cơ cấu tổ chức đơn
giản nhưng hiệu quả. PGD gồm 7 cán bộ nhân viên: 1 Giám đốc, 1 Kiểm soát viên, 2
Cán bộ quan hệ khách hàng, 2 Giao dịch viên và 1 Quản lý tín dụng.

• Giám đốc: Người có quyền hạn cao nhất ở PGD, người được ban giám đốc
ngân hàng ủy quyền trực tiếp quyết định, thực hiện việc ký kết các hợp đồng, văn bản
liên quan đến hoạt động của PGD.
• Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của nhân viên
trong PGD; thẩm định báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác
trước khi trình lên cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung cơ cấu quản lý, điều hành
công việc kinh doanh của PGD.
• Cán bộ quan hệ khách hàng: Tìm kiếm và mở rộng quan hệ với khách hàng, bao
gồm cả hoạt động huy động vốn và cho vay. Thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng
vay vốn, tìm kiếm và duy trì nguồn vốn huy động.
• Giao dịch viên: Thực hiện các giao dịch tiền mặt tại quầy cho khách hàng có
nhu cầu, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, nhận tiền gửi, làm thủ
tục mở sổ tiết kiệm, mở tài khoản thẻ cho khách hàng,
• Quản lý tín dụng: Quản lý tình trạng nợ của khách hàng (nợ quá hạn, nợ
xấu, ). Nhắc nhở khách hàng về thời hạn trả lãi vay và vốn gốc, kiểm soát tình hình
sử dụng vốn của người vay (việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng quy trình, )
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD sau hai năm hoạt động (2009-2010).
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tăng trưởng 2005 /
2004 (%)
Huy động vốn 51.458 62.345 121,16
Nội tệ 43.791 54.627 124,75
Ngoại tệ 7.667 7.718 100,67
Sử dụng vốn 48.500 55.910 115,28
Trang 14
Báo cáo kiến tập
Nội tệ 42.920 49.890 116,24
Ngoại tệ 5.580 6.020 107,89

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng, PGD Nguyễn Chí Thanh, chi nhánh Hà Nội, ngân
hàng TMCP Đại Á
Như vậy, so với năm 2009, tổng số vốn huy động và số vốn sử dụng bằng VND
và ngoại tệ (chủ yếu là USD) của PGD đều tăng. Trong đó, tốc độ tăng của vốn huy
động là lớn hơn, khoảng 120%, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 150%. Sự
tăng trưởng này chủ yếu là nhờ tăng trưởng trong huy động và sử dụng vốn bằng
VND, tăng trưởng đối với ngoại tệ hầu như không đáng kể.
Lợi nhuận đạt được
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số dư
(triệu đồng)
Phần trăm
(%)
Số dư
(triệu đồng)
Phần trăm
(%)
Tổng doanh thu 6.058 100,00 8.790 100,00
Thu từ lãi tín dụng 4.241 69,57 5.714 65,01
Thu từ dịch vụ 1.817 30,44 3.076 34,99
Tổng chi phí 4.950 100,00 6.574 100,00
Chi phí lãi 4.020 81,21 5.588 85,00
Chi phí cung cấp
dịch vụ
930 18,79 986 15,00
Lợi nhuận trước
thuế
1.108 1.830
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2010, PGD Nguyễn Chí Thanh,

chi nhánh Hà Nội, ngân hàng TMCP Đại Á.
Trong năm 2010, tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế đều gia tăng thể
hiện một sự tăng trưởng về quy mô hoạt động của PGD Nguyễn Chí Thanh. Tỷ lệ lợi
nhuận trước thuế so với doanh thu của PGD vào khoảng gần 20%, đây là mức khá cao
so với mặt bằng chung của ngành.
Trang 15
Báo cáo kiến tập
Doanh thu của PGD được đóng góp chủ yếu bằng nguồn thu từ lãi tín dụng, năm
2009 nguồn này chiếm tới 70%, sang năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 65%; nguồn
thu còn lại là từ phí dịch vụ như dịch vụ thanh toán quốc tế, thu từ chênh lệch tỷ giá,
phí chuyển tiền, Chi phí lãi chiếm phần lớn trong tổng chi phí của ngân hàng, 81%
trong năm 2009 và 85% trong năm 2010, nguyên nhân của sự gia tăng tỷ trọng này
phần lớn là vì mặt bằng lãi suất năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009 kết hợp với
sự gia tăng của nguồn vốn huy động được của PGD; phần chi phí còn lại là từ chi phí
phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng như chi phí mặt bằng, chi
phí điện nước, chi phí nhân viên, khoảng ít hơn 20% trong tổng chi phí.
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGUYỄN CHÍ THANH, NHTMCP ĐẠI Á.
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động.
Năm 2009 cũng là năm đầu tiên đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn huy động
được của PGD Nguyễn Chí Thanh là 51, 458 tỷ đồng. Sau một năm, số vốn này đã
tăng lên 62,345 tỷ, tăng gần 11 tỷ tương đương với hơn 21%. Đây được xem là một
thành công lớn đối với một PGD mới được thành lập.
2.2.1.2 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số dư
Tỷ trọng

(%)
Số dư
Tỷ
trọng (%)
Tiền gửi của
các tổ chức kinh tê
16.250 31.58 24.221 38.85
TIền gửi của
dân cư
35.208 68.42 38.124 61.15
Phát hành các
công cụ nợ
0 0 0 0
Tổng 51.458 100 62.345 100
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng, PGD Nguyễn Chí Thanh,chi nhánh Hà Nội,
ngân hàng Đại Á cung cấp
Nguồn vốn của PGD Nguyễn Chí Thanh chủ yếu là từ hai đối tượng chính là các
tổ chức kinh tế và khối dân cư. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn
Trang 16
Báo cáo kiến tập
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động là từ khu dân cư, chiếm hơn 68%
vào năm 2009 và 61% năm 2010. Tiếp theo là nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế,
chiếm khoảng 1/3 tổng vốn huy động của PGD. Phòng giao dịch hầu như không phát
hành các giấy tờ có giá hay các công cụ nợ vì hạn chế về quy mô.
Trong năm 2010, số dư tiền gửi của cả 2 khu vực huy động đều tăng chứng tỏ sự
thành công trong việc tăng quy mô huy động tiền gửi của PGD. Tuy nhiên, có sự thay
đổi trong cơ cấu. Tỷ trọng tiền gửi từ khu dân cư giảm khoảng 7%, ngược lại đóng góp
của tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng khoảng 7%, PGD vẫn chưa thực hiện việc phát
hành công cụ nợ. Như vậy có sự tăng trưởng trong quy mô vốn huy động và sự chuyển
dịch nhỏ trong cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng huy động ở PGD Nguyễn Chí

Thanh, chi nhánh Hà Nội của NHTMCP Đại Á.
2.2.1.3 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Vốn không
kỳ hạn
4.693 9,12 5.829 9,35
Vốn ngắn
hạn
45.087 87.62 55.138 88.44
Vốn trung và
dài hạn
1.678 3.26 1.378 2.21
Tổng 51.458 100 62.345 100
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng, PGD Nguyễn Chí Thanh,chi nhánh Hà Nội,
ngân hàng Đại Á cung cấp
Theo kỳ hạn, nguồn vốn ở PGD Nguyễn Chí Thanh được chia thành vốn không
kỳ hạn và vốn có kỳ hạn. Hình thức kỳ hạn ở PGD rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu gửi
tiền của khách hàng. Các mức kỳ hạn gồm có 1, 2, 3 tuần, 1, 2, 3, 6, 9, 12, 13, 18, 24
và 34 tháng, lãi suất sẽ thay đổi theo kỳ hạn.
Vốn không kỳ hạn bao gồm các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ
hạn của tổ chức cá nhân. Do đặc thù của nguồn vốn này là rất không ổn đinh, người
gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào nên đây là nguồn vốn có tính linh hoạt thấp đối với

Trang 17
Báo cáo kiến tập
PGD. Nguồn vốn ngày chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn, khoảng
hơn 9%. Vốn ngắn hạn bao gồm các nguồn vốn có kỳ hạn dưới 1 năm chiếm tỷ trọng
lớn nhất, khoảng gần 90%. Đây cũng là đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại
khác, nguồn vốn này cho phép PGD tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn và một
phần cho vay trung và dài hạn. Vốn trung và dài hạn là những nguồn vốn có kỳ hạn
trên 1 năm, lượng vốn này rất ít, chỉ chiếm khoảng 2 đến 3 % ở PGD Nguyễn Chí
Thanh, đây là nguồn vốn rất ổn định, có thể sử dụng linh hoạt cho nhiếu mục đích
khác nhau và có thể sử dụng cho vay hoặc đầu tư dài hạn.
Sau hai năm hoạt động, có một sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu kỳ hạn vốn của
PGD. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn và ngắn hạn tăng nhẹ, khoảng 0,2% đối với vốn
không kỳ hạn và 0.8% đối với vốn kỳ hạn ngắn. Trong khi đó, vốn trung và dài hạn
giảm hơn 1%. Tuy thay đổi này không lớn nhưng cũng thể hiện khó khăn hiện nay của
các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của PGD nói riêng trong vấn đề thu
hút nguồn vốn trung và dài hạn để thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư lâu dài hơn.
2.2.1.4 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Nội tệ 43.791 85,10 54.627 87,62
Ngoại tệ quy
đổi ra nội tệ
7.667 14,90 7.718 12,38

Tổng 51.458 100 62.345 100
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng, PGD Nguyễn Chí Thanh,chi nhánh Hà Nội, ngân
hàng Đại Á cung cấp
Theo loại tiền, nguồn vốn huy động bao gồm nội tệ VND và ngoại tệ (chủ yếu là
USD). PGD Nguyễn Chí Thanh huy động vốn chủ yếu là từ VND, nguồn này chiếm
hơn 85% trong năm 2009 và gần 88% trong năm 2010. Tỷ trọng vốn nội tệ huy động
tăng tương đương với vốn huy động bằng ngoại tệ giảm xuống, từ 14,9% năm 2009
Trang 18
Báo cáo kiến tập
còn 13,38% năm 2010, nguyên nhân là tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh nhưng
nguồn vốn ngoại tệ lại không tăng nhiều trong năm 2010.
2.3 Chi phí huy động vốn
2.3.1 Lãi suất huy động
a/ Lãi suất huy động VND
Thời gian vừa qua, cũng như các ngân hàng thương mại khác, để đảm bảo khả
năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, ngân hàng Đại Á đã tiến hành tăng lãi suất. Lãi
suất huy động VND đã tăng từ mức dưới 10%/ năm vào đầu năm 2009 đến khoảng
11,5%/ năm vào cuối năm 2010. Hiện nay, lãi suất là gần 14% và PGD Nguyễn Chí
Thanh đang áp dụng biểu phí lãi suất huy động như sau:
Nguồn: Website
chính thức
của ngân
hàng Đại Á
/>b/ Lãi suất huy động ngoại tệ USD
Đầu năm 2009, lãi suất huy động USD của ngân hàng Đại Á vào khoảng 3%/
năm, đến cuối năm 2009, mặt bằng lãi suất USD tăng mạnh, ngân hàng Đại Á cũng
điều chỉnh lãi suất tăng đến khoảng 3,6%/ năm. Tuy nhiên hiện nay, chấp hành quy
định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trần lãi suất huy động USD là 2%/năm,
PGD Nguyễn Chí Thanh đang áp dụng mức lãi suất huy động như sau:
Trang 19

Kỳ hạn %/ tháng %/ năm
Không kỳ hạn 0.300 3.600
01 tuần 1.167 14.000
02 tuần 1.167 14.000
03 tuần 1.167 14.000
Kỳ hạn 1 tháng 1.167 14.000
Kỳ hạn 2 tháng 1.167 14.000
Kỳ hạn 3 tháng 1.167 14.000
Kỳ hạn 6 tháng 1.125 13.500
Kỳ hạn 9 tháng 1.125 13.500
Kỳ hạn 12 tháng 1.167 14.000
Kỳ hạn 13 tháng 1.167 14.000
Kỳ hạn 18 tháng 1.000 12.000
Kỳ hạn 24 tháng 1.000 12.000
Kỳ hạn 36 tháng 1.000 12.000
Báo cáo kiến tập
Nguồn: Website chính thức của ngân hàng TMCP Đại Á
/>2.3.2 Các chi phí khác
Ngoài phần chi phí trả lãi, ngân hàng còn có những khoản chi phí huy khác như:
lương nhân viên, trang bị máy đếm tiền, máy soi tiền, tiền thuê trụ sở, các chi phí hành
chính khác
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN CHÍ THANH, NHTMCP ĐẠI Á
Qua nghiên cứu những chỉ tiêu cụ thể về công tác huy động vốn tại PGD Nguyễn
Chí Thanh, ngân hàng TMCP Đại Á ta có thể đưa ra những nhận xét đánh giá sau:
3.1 Kết quả đạt được
Tuy mới chỉ được thành lập và hoạt động trong hơn 2 năm nhưng PGD Nguyễn
Chí Thanh, chi nhánh Hà Nội của ngân hàng TMCP Đại Á đã đạt được những kết quả
đáng kể.
- Tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động trong năm 2010, tăng gần 11 tỷ

đồng, tương đương hơn 21% so với năm 2009.
Trang 20
Kỳ hạn %/ tháng %/ năm
Không kỳ hạn 0.042 0.500
01 tuần 0.083 1.000
02 tuần 0.083 1.000
03 tuần 0.083 1.000
Kỳ hạn 1 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 2 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 3 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 6 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 9 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 12 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 13 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 18 tháng 0.167 2.000
Kỳ hạn 24 tháng 0.125 1.500
Kỳ hạn 36 tháng 0.125 1.500
Báo cáo kiến tập
- Hình thức huy động vốn của PGD cũng rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu khách hàng. Phòng giao dịch đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng bằng
các kỳ hạn gửi tiền phong phú (không kỳ hạn, tuần, tháng, năm, ), lãi suất linh hoạt
nhưng vẫn trong phạm vi được phép của NHTW kêt hợp với các hình thức tặng quà,
khuyến mãi để khuyến khích người gửi tiền. PGD đã thành công trong việc vừa thu
hút được khách hàng mới mà vẫn đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát
triển ổn định lâu dài.
- PGD đã làm tốt công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh nhạy, an toàn,
chính xác theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế. Nhờ vậy, tỷ lệ vốn huy động từ các đơn
vị kinh tế đã tăng từ 31.58% năm 2009 đến 38.85% trong năm 2010, tương đương
khoảng gần 8 tỷ đồng
3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc huy động vốn, PGD Nguyễn Chí
Thanh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
- Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của PGD Nguyễn Chí Thanh, tỷ
trọng nguồn vốn trung và dài hạn còn khá thấp và có xu hướng giảm. Điều này có thể
làm hạn chế khả năng cấp tín dụng và đầu tư vào các tài sản có dài hạn khác của PGD.
- Nghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán chưa được chú trọng gây khó khăn cho việc
huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp từ khách hàng.
Trang 21
Báo cáo kiến tập
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHTMCP ĐẠI Á, PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI.
3.1 Định hướng huy động vốn
- Trong những năm tới, PGD Nguyễn Chí Thanh cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh
công tác nguồn vốn: cố gắng duy trì và tăng trưởng nguồn vốn hiện có, chủ động
nghiên cứu thị trường để có phương án mới hợp lý. Tạo vốn thông qua các nghiệp vụ
thanh toán là hình thức huy động vốn hiệu quả nhất, bởi không chỉ có chi phí trả lãi
thấp mà còn mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho Ngân hàng.
- Thực hiện chiến lược huy động vốn phải luôn đi đôi với chiến lược sử dụng
vốn, nếu không sẽ gây áp lực lớn về chi phí và làm giảm hiệu quả hoạt động huy động
vốn.
- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức gửi tiền với các mức lãi suất linh hoạt và
hấp dẫn khách hàng để thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế, nhiều đối tượng
khách hàng.
- Xây dựng hình ảnh đẹp của PGD trong lòng khách hàng để tạo dựng niềm tin
và mối quan hệ lâu dài, tạo lợi thế cạnh tranh riêng có đối với PGD, các chi nhánh
ngân hàng khác.
3.2 Giải pháp và đề xuất để nâng cao hiệu quả huy động vốn
- Đối với nguồn tiền gửi không kỳ hạn: Có chính sách thích hợp khuyến khích
khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại PGD bằng cách:
• Giảm bớt các thủ tục phiền hà cho khách hàng để thu hút thêm nguồn

vốn không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán.
• Tăng cường các hoạt động marketing về thẻ ngân hàng như phát hành
miễn phí thẻ thanh toán cho học sinh, sinh viên để tạo mối quan hệ mới với
khách hàng tiềm năng, đồng thời quảng bá hình ảnh chó ngân hàng.
• Mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thẻ.
- Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng: Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan
trọng trong sự thành công của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy Phòng giao dịch cần chú
trọng hơn nữa đến công tác cán bộ như:
Trang 22
Báo cáo kiến tập
•Cất nhắc các cán bộ có năng lực vào vị trí trọng yếu
•Có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên giỏi (đào tạo chuyên môn,
kỹ năng mềm, ngoại ngữ, ), có chế độ đãi ngộ thành tích chung để khuyến
khích nhân viên, tăng hiệu quả công việc
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Vấn đề văn hóa doanh nghiệp là một trong
những yếu tố cơ bản tác động nhiều đến kết quả kinh doanh nói chung và kết quả huy
động vốn nói riêng của ngân hàng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, thái độ
của nhân viên ngân hàng lịch sự, đúng mực chính là xây dựng bộ mặt, uy tín của PGD
đối với khách hàng, đặc biệt là đối với một PGD mới được thành lập như PGD
Nguyễn Chí Thanh. Nó sẽ là tài sản vô hình, là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo
niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền, thúc đấy tăng trưởng nguồn vốn huy động.
• Chế độ đãi ngộ công bằng, khen thưởng dựa trên hiệu quả công việc.
• Chú trọng các hoạt động đoàn thể nhằm tạo mối quan hệ gắn bó giữa cán
bộ, nhân viên trong PGD và tạo không khí thoải mái sau giờ làm cho nhân viên.
Trang 23
Báo cáo kiến tập
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ huy động vốn luôn là một trong những nghiệp vụ cơ bản, quan trọng
nhất và tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Công tác
nguồn vốn được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao thì mới có thể làm gia tăng lợi nhuận

và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho các ngân hàng. Bởi vậy, công tác này
luôn nhận được sự đầu tư, chú trọng của phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh,
NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội. Qua quá trình kiến tập năm tuần ở phòng giao
dịch, tôi nhận thấy, đối với PGD Nguyễn Chí Thanh, thời gian thành lập và đi vào hoạt
động hơn hai năm không phải là dài nhưng PGD đã đạt được những thành công đáng
kể trong hoạt động huy động vốn. Mặc dù còn tồn tại một số khó khăn nhưng trong
tương lai, công tác huy động của phòng giao dịch hứa hẹn sẽ gặt hái nhiều thành công
hơn nữa nhờ sự quan tâm đúng mực từ cấp trên cũng như nỗ lực của cán bộ nhân viên
ngân hàng.
Trang 24
Báo cáo kiến tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại_ PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến
2. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng _ Học viện ngân hàng
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Chí Thanh,
NHTMCP Đại Á, chi nhánh Hà Nội (2009; 2010)
4. Website chính thức của NHTMCP Đại Á: />5. Một số tài liệu khác
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. NHTM: Ngân hàng thương mại
2. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
3. NHTW: Ngân hàng trung ương
4. NHNN: Ngân hàng nhà nước
5. PGD: Phòng giao dịch
Trang 25

×