Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 97 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o




Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014




Tên công trình:
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM




Nhóm ngành: KD2





Hà Nội tháng 5 năm 2014
1


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN
TIẾN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGSTICS 9
1.1. Tổng quan về logistics 9
1.1.1. Khái niệm chung về logistics 9
1.1.2. Hệ thống thông tin trong logistics 14
1.1.3. Các công nghệ phổ biến trong hoạt động logistics 16
1.2. Big Data 20
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm 20
1.2.2. Quản lý và phân tích Big Data (Thành phần Big Data) 23
1.3. Cloud Computing 25
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm 25
1.3.2. Phân loại 26
1.3.3. Vai trò 28
1.4. Mobile Computing 29
1.4.1. Khái niệm 29
1.4.2. Đặc điểm 30
1.4.3. Vai trò 31
1.4.4. Phân loại 33
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN
TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI 34
2

2.1. Một số điển hình trong việc ứng dụng Big Data, Cloud Computing, và Mobile
Computing vào hoạt động logistics trên thế giới 34
2.1.1. Big Data 34
2.1.2. Cloud Computing 46

2.1.3. Mobile Computing 53
2.2. Kinh nghiệm áp dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistics trên thế giới
62
2.2.1. Các yếu tố giúp thực hiện phân tích Big Data 62
2.2.2. Ba yếu tố để ứng dụng thành công giải pháp Cloud Computing vào hoạt động
logistics 65
2.2.3. Cân nhắc sự cần thiết của việc triển khai Mobile Computing vào hoạt động
logistics 66
CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CỦA MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN
VÀO HOẠTĐỘNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM 69
3.1 Thực trạng phát triển ngành Logisctics ở Việt Nam 69
3.1.1. Tình hình phát triển 69
3.1.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn 74
3.1.3. Sự phát triển của các công nghệ Big Data, Cloud Computing và Mobile
Computing tại Việt Nam 82
3.2. Tiềm năng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistics ở Việt Nam . 87
3.2.1. Công nghệ trong các hoạt động logistics liên quan tới vận tải và quản lý thông
tin vận tải 87
3.2.2. Công nghệ trong các hoạt động logistics liên quan tới quản lý kho hàng 88
3.2.3. Công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ gia tăng cho khách hàng 89
3.3. Một số đề xuất để đẩy nhanh việc áp dụng các CNTT hiện đại vào hoạt động
logistics ở Việt Nam 89
3

3.3.1. Về phía nhà nước 89
3.3.2. Về phía doanh nghiệp 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94



4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1PL
Logistics bên thứ nhất
2PL
Logistics bên thứ hai
3PL
Logistics bên thứ ba
4PL
Logistics bên thứ tư
CNTT
Công nghệ thông tin
EDI
Trao đổi dữ liệu điện tử
IaaS
Dịch vụ cơ sở hạ tầng
LIS
Hệ thống thông tin trong logistics
MDC
Trong tâm phân phối chính
PaaS
Dịch vụ nền tảng
RFID
Công nghệ định vị bằng sóng Radio
SaaS
Dịch vụ ứng dụng
SCM
Quản trị chuỗi cung ứng

WMS
Hệ thống quản lý kho vận


5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1-1: Mô hình hệ thống thông tin logistics 15
Hình ảnh 1-2: Đặc điểm của Big Data 23
Hình ảnh 2-1: Lập kế hoạch chuyển hàng trước và sau khi tích hợp SkyBitz 47
Hình ảnh 2-2: Kiểm tra & Báo cáo tình trạng hàng hóa 47
Hình ảnh 2-3: Môi trường điện toán đám mây SaaS của hệ thống LOMOS/TM SaaS 50
Hình ảnh 2-4: Cách thức vận hành của hệ thống LOMOS/TM SaaS 51
Bảng 2-1: Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động logistics với Mobile Computing 68
Biểu đồ 3-1: Tỷ lệ chi phí logistics trên tổng doanh số của doanh nghiệp 72
Hình ảnh 3-1: Thời gian dự trữ trung bình đối với nguyên vật liệu đầu vào của doanh
nghiệp 73
Hình ảnh 3-2: Thời gian dự trữ trung bình đối với sản phẩm đầu ra chính của doanh
nghiệp 73


6

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa kinh tế. Mọi
quốc gia dù lớn hay nhỏ nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải tích cực tham gia vào xu
thế mới này. Một ưu điểm không thể phủ nhận của toàn cầu hóa là việc giúp cho nền kinh

tế thế giới phát triển năng động, sự giao thương giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới
phát triển mạnh mẽ. Điều này lại kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các
dịch vụ phụ trợ…, đồng thời cũng dẫn tới những cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn giữa
các khu vực, giữa các quốc gia, và giữa các doanh nghiệp trong hoạt động logistics.
Để thích nghi trước những cạnh tranh ngày một lớn này, nhiều quốc gia, doanh nghiệp
trên thế giới đã nhanh chóng ứng dụng thành công thành quả của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng vào hoạt động logistics
của mình. Lợi thế về thông tin và khả năng phân tích thông tin trong hoạt động logistics
đã trở thành một lợi thế cạnh tranh chiến lược của các doanh nghiệp trước các đối thủ,
đồng thời giúp bản thân doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí, duy
trì và phát triển quan hệ với khách hàng…
Tại Việt Nam, cùng với quá trình mở cửa, thị trường logistics được đánh giá là rất giàu
tiềm năng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh trong hoạt động logistics của các doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp, tỷ trọng chi phí logistics cao hơn rất nhiều các nước khác trong khu
vực và trên thế giới. Thấy được điều này, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cũng
đã có những bước đi đầu tiên trong việc đầu tư phát triển những công nghệ hiện đại trong
lĩnh vực CNTT vào hoạt động logistics như một phần quan trọng trong chiến lược phát
triển ngành logistics Việt Nam. Tuy vậy, sự đầu tư này còn chưa được tiến hành đồng bộ,
đầy đủ, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xây dựng
một hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong logistics, chưa nói tới việc áp dụng thêm các
công nghệ hiện đại để tăng cường hiệu quả cho hệ thống này.
Xuất phát từ thực tế này, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Một số công nghệ
tiên tiến trong hoạt động logistics trên thế giới và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam”.
7

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công nghệ mà nhóm tập trung nghiên cứu bao gồm Big Data, Cloud Computing, và
Mobile Computing đều là những công nghệ mới, đang bước đầu được áp dụng trong hoạt
động logistics trên thế giới. Về tổng thể, theo nhóm tìm hiểu, chưa có một nghiên cứu nào
đánh giá tổng quan tác hiệu quả của cả ba công nghệ này tới hoạt động logistics, tuy đã có

những nghiên cứu và báo cáo của các chuyên gia cũng như các công ty hoạt động trong
lĩnh vực CNTT cũng như logistics về từng công nghệ riêng lẻ
Về Big Data, có thể kể đến các nghiên cứu và đánh giá tiềm năng cũng như tình hình phát
triển của công nghệ này tại bản thân công ty từ (DHL, 2013), theo đó cho rằng trong thập
kỷ tới, Big Data sẽ có chỗ đứng chủ chốt trong lĩnh vực logistics và mọi hoạt động của
các công ty logistics đều sẽ liên quan đến nó để vẫn hành thông minh hơn, nhanh hơn và
hiệu quả hơn.
Về Cloud Computing, và Mobile Computing là những bài viết của (Aviles, et al., 2012)
đánh giá mô hình Cloud Computing phù hợp nhất với hoạt động Logitics, hay của
(Okhrin & Richter, 2007) về những lĩnh vực của hoạt động logistics có thể hưởng lợi từ
công nghệ Mobile Computing; cùng với đó là những trường hợp ứng dụng cụ thể của các
công nghệ này được giới thiệu bởi các công ty hàng đầu trong mỗi lĩnh vực như IBM hay
Motorola.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hiệu quả của việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistics,
mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá được tiềm năng ứng dụng của các công
nghệ này ở Việt Nam trong điều kiện phát triển tương ứng của hoạt động logistics trong
nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số công nghệ tiên tiến trong hoạt động logistics.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng các công nghệ hiện đại trong
hoạt động logistics của các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam
8

Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu: nghiên cứu các nguồn thông tin, dữ liệu đã có trong sách vở, các bài
báo, công trình khoa học trước đó và thông tin trên mạng Internet làm cơ sở cho lý luận
và chứng minh các lập luận.
Kết quả nghiên cứu dự kiến
Làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản của các công nghệ tiên tiến trong hoạt động

logistics, bao gồm khái niệm, phân loại, vai trò, và khả năng ứng dụng trong hoạt động
logistics.
Đánh giá kết quả áp dụng thực tiễn của các công nghệ tiên tiến trong hoạt động logistics
của các doanh nghiệp trên thế giới, chỉ ra những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng hiệu
quả các công nghệ này.
Chỉ ra được những tiềm năng ứng dụng của các công nghệ hiện đại trong hoạt động
logistics tại Việt Nam, đưa ra được những đề xuất để khai triển khai và khai thác hiệu quả
các công nghệ này trong hoạt động logistics.
Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về logistics và một số công nghệ tiên tiên áp dụng trong hoạt động
logistics
Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng một số công nghệ tiên tiến trong hoạt động logistics trên
thế giới
Chương 3: Tiềm năng áp dụng của một số công nghệ tiên tiến vào hoạt động logistics ở
Việt Nam


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN
TIẾN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG LOGSTICS
1.1. Tổng quan về logistics
1.1.1. Khái niệm chung về logistics
1.1.1.1. Các khái niệm liên quan tới logistics
a. Logistics
Nhiều nghiên cứu về logistics đã đưa ra những định nghĩa khác nhau, trong đó phổ biến
nhất là hai nhóm quan điểm sau:
Theo định nghĩa hẹp: Logistics được xem xét gần như tương tự với hoạt động vận tải và
giao nhận hàng hóa, do đó phạm vi của logisitics bị hạn chế trong khuôn khổ một công cụ

phân phối của doanh nghiệp.
 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần
đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao”.
 Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch
và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng…, các mặt trong chiến dịch quân sự
liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung,
sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
Theo định nghĩa rộng: logistics được xem xét như một công cụ phục vụ việc quản lý
chuỗi cung ứng, hay nói cách khác là các hoạt động kiểm soát các dòng hàng hóa, thông,
tiền tệ từ quá trình tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, quan điểm này thể hiện được sự gắn kết của hoạt động logistics với các khâu
của quá trình sản xuất và phân phối (nhập nguyên vật liệu, sản xuất hàng hóa, đưa hàng
10

hóa vào các kênh phân phối ), cho thấy tầm quan trọng của logistics xuyên suốt quá trình
hoạt động của doanh nghiệp, theo đó:
 Liên Hợp Quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu
qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của
khách hàng.
 Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn
phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu
quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa
đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
 GS. David Simchi-Levi, MIT: Hệ thống logistics là một nhóm các cách tiếp cận được

sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng
hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm
mục đích giảm thiếu chi phí trên toàn hệ thống, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về
mức độ phục vụ.
Như vậy, một cách tổng quát nhất logistics chính là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời
điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua
các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí hợp lý, thông qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế.
Tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “logistics” thường được dịch là “hậu cần” nhưng từ này
chưa thực sự diễn tả được bản chất của logistics như đã nêu trong định nghĩa. Do đó, tại
các quốc gia không sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, thuật ngữ này được giữ
nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
cũng sẽ giữ nguyên thuật ngữ “logistics” dưới dạng Tiếng Anh nhằm thể hiện chính xác
nội dung của nghiệp vụ logistics.
b. Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng (Supply Chain)
11

Trong cách định nghĩa rộng, logistics được nhắc tới như một công cụ quản lý hệ thống
phân phối vật chất hay quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng
(supply chain) là một hệ thống bao gồm việc tổ chức, nhân sự, hoạt động, thông tin và
những nguồn lực liên quan tới việc cung ứng một hàng hóa hay dịch vụ. Hoạt động của
chuỗi cung ứng làm biến đổi các nguồn tài nguyên, nguyên liệu thô sơ và các phần tử rời
rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh được cung ứng tới khách hàng (Nagurney, 2008).
Hiểu một cách khác, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc
nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế
trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ
khách hàng.
Một chuỗi cung ứng chính là tổ hợp của những tổ chức liên kết trực tiếp với nhau bởi một
hay nhiều dòng lưu chuyển của sản phẩm, dịch vụ, tiền tệ hay thông tin từ một nguồn nhất

định tới khách hàng. Việc quản lý một chuỗi như vậy gọi là Quản trị chuỗi cung ứng
(Supply Chain Managemet – SCM) (Mentzer, et al., 2001). Về bản chất, quản lý chuỗi
cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành
viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà doanh nghiệp phục vụ sự kết
hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất (Hugos, 2011).
Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy mục tiêu của SCM và logistics gần như tương đồng,
nhưng không thể vì thế mà đồng nhất hai khái niệm này. Khác biệt giữa logistics và SCM
bao gồm bốn điểm chính sau:
 Phạm vi hoạt động: logistics liên quan tới hoạt động của những tổ chức riêng lẻ (những
nhà cung cấp dịch vụ logistics), trong khi đó SCM lại là mạng lưới liên kết giữa nhiều tổ
chức (người cung cấp nguyên liệu, các đối tác trong sản xuất và phân phối, người chuyên
chở ).
 Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động logistics thường thiên về lĩnh vực quản lý hàng hóa
(thu mua, quản lý hàng tồn kho, phân phối ) còn SCM bao gồm cả logistics và các hoạt
động marketing như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến thương
mại và hoạt động chăm sóc khách hàng.
12

 Các thành phần bộ phận: Trong SCM, chuỗi cung ứng và các tổ chức trong đó được
coi như những thực thể độc lập hoạt động trên từng khâu riêng biệt như thua mua, sản
xuất, phân phối. Trong khi đó, logistics được xem xét như một tổng thể thống nhất của
các hoạt động hỗ trợ cho việc quản lý các khâu riêng biệt đó.
 Tính chất chiến lược: SCM là một quá trình lập kế hoạch mang tính chiến lược, căn cứ
vào các quyết định chiến lược lâu dài nhiều hơn là quyết định hành động ngắn hạn. Mặt
khác, logistics thường phục vụ cho các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp như tối thiểu
hóa chi phí, giảm thời gian lưu kho của hàng hóa
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động logistics
 Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global
Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các
hoạt động kinh tế.

 Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất
kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…, tới sản phẩm cuối cùng đến tay
khách hàng sử dụng.
 Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Logistics là một ngành công nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, đóng góp nhiều cho tổng
lợi ích xã hội (Lợi nhuận của ngành dịch vụ logistics đem lại nguồn thu cho ngân sách
quốc gia và góp phần gia tăng hiệu quả của các ngành liên quan).
Tóm lại, logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò là khung kế hoạch cho
việc quản lý các dòng chuyển dịch nguyên vật liệu, thông tin, tài chính, và dịch vụ.
logistics bao gồm hệ thống cơ sở vật chất hữu hình, hệ thống cung cấp thông tin, hệ thống
liên lạc và hệ thống quản lý ngày càng phức tạp trong môi trường kinh doanh ngày nay.
1.1.1.3. Phân loại
a. Theo lĩnh vực hoạt động
13

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 233 Luật Thương mại, các dịch vụ logistics chủ yếu,
bao gồm:
 Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
 Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
 Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch
bốc dỡ hàng hóa;
 Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên
quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý
lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái
phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
b. Theo vị trí của các bên tham gia:
 Logistics bên thứ nhất (1PL) là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng
hóa tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.

 Logistics bên thứ hai (2PL) chỉ hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics
cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.
 Logistics bên thứ ba (3PL) là người thay mặt chủ hàng tổ chức hiện và quản lý các dịch
vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.
 Logistics bên thứ tư (4PL) là hình thức mà mọi hoạt động logistics được thực hiện bởi
các nhà cung ứng logistics thứ 3, và các tổ chức này bị kiểm soát bởi nhà cung ứng thứ 4,
có quyển như một tổng giám sát.
c. Theo hướng vận động vật chất:
 Logistics đầu vào (Inbound Logistics) là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu
đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp tới công ty.
14

 Logistics trong kho hàng (Materials Management) là toàn bộ các hoạt động liên quan
đến lưu kho và dòng các sản phẩm lưu chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
 Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm
đầu ra cho tới tay khách hàng của công ty.
 Logistics ngược (Reverse Logistics) bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng,
kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh logistics.
1.1.2. Hệ thống thông tin trong logistics
1.1.2.1. Khái niệm Hệ thống thông tin logistics
Nhiệm vụ của logistics là quản lý các dòng vật chất, tiền tệ và thông tin trong doanh
nghiệp. Trong ba dòng chảy trên, dòng thông tin đóng vai trò quyết định trong việc giúp
nhà quản trị nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thực tiễn, từ đó kịp thời ra
quyết định nhằm điều chỉnh những hạn chế của bộ máy hoạt động, góp phần sửa chữa
những ảnh hưởng tiêu cực đối với dòng chảy vật chất và tiền tệ của doanh nghiệp, đồng
thời cho phép người tiêu dùng và các đối tượng ngoài doanh nghiệp tiếp cận được với
hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp một cách dễ dàng hơn. Để đảm bảo cung
cấp được những thông tin quan trọng này, doanh nghiệp cần tới Hệ thống thông tin
logistics (Logistics Information System - LIS).
Hệ thống thông tin logistics được định nghĩa là tổng hòa các hệ thống thông tin làm

nhiệm vụ thu thập, sửa đối, lưu trữ, di chuyển và trình bày các thông tin phục vụ cho hoạt
động logistics một cách hiệu quả nhất cho người sử dụng hệ thống thông tin đó.
Hệ thống thông tin logistics là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương
pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị logistics
với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát logistics hiệu quả. Nó là một bộ phận của
hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp và hướng tới những vấn đề đặc thù của quá trình ra
các quyết định liên quan tới hoạt động logistics của doanh nghiệp (về số lượng và quy mô
của mạng lưới cơ sở logistics, về hoạt động mua và dự trữ hàng hóa, về việc lựa chọn
phương thức vận chuyển và đơn vị vận tải phù hợp…).
15

Theo cách định nghĩa này, hoạt động của LIS bao gồm bốn hoạt động chính là quản lý
dòng thông tin từ phía ngoài doanh nghiệp, luân chuyển và lưu trữ thông tin nội bộ,
truyền đạt thông tin từ khu vực lưu trữ phục vụ người ra quyết định (dưới dạng báo cáo)
và liên kết các quyết định của khách hàng và phản hồi của họ.
1.1.2.2. Mô hình
Mô hình hệ thống thông tin logistics:
Hình ảnh 1-1: Mô hình hệ thống thông tin logistics

Nguồn:
Hệ thống lập kế hoạch: Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế
hoạch tầm chiến lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp
các nguồn lực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân
phối, các kế hoạch tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như
nghiệp vụ kho, quá trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
Hệ thống thực thi: Bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng triển khai logistics
trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lý nhà kho, vận tải, mua sắm, dự trữ, quản
lý hiệu quả các đơn hàng của khách hàng.
16


Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: Để thích nghi với các nhân tố môi trường
vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên trong công ty. Hệ thông nghiêng cứu và thu
thập thông tin có vai trò quan sát môi trường, thu thập thông tin bên ngoài, thông tin có
sẵn trong lĩnh vực logistics và trong nội bộ công ty.
Hệ thống báo cáo kết quả: Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu các
báo cáo và kết quả không được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu hữu ích
và giải pháp quản lý sẽ không thể đạt được. Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị
logistics tập trung vào 3 loại: Báo cáo để lập kế hoạch, báo cáo hoạt động, và báo cáo
kiểm soát cụ thể.
1.1.2.3. Vai trò của LIS trong hoạt động logistics của doanh nghiệp
Hệ thống thông tin logistics đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới việc ra quyết định của
nhà quản trị. Nó đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể về thực trạng
hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, nhờ đó doanh nghiệp
có sự tổng hợp và theo dõi các luồng thông tin quá khứ và hiện tại, giúp việc dự báo sớm
những vấn đề tồn và phân tích nguồn gốc vấn đề chính xác hơn.
Hơn nữa, những thông tin đa chiều về nhiều đối tượng liên quan tới hoạt động sản xuất
kinh doanh (nguồn hàng, tình hình tài chính, marketing, hệ thống sản xuất, tình hình thị
trường khi tung ra sản phẩm ) của LIS cho phép thông tin được nhìn nhận từ bất cứ góc
độ nào (marketing, tài chính, hệ thống thông tin sản xuất ), với mức độ chi tiết tùy vào
nhu cầu mong muốn của nhà quản trị, từ đó giúp nhà quản trị đánh giá được tiềm năng, vị
thế của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Ngoài ra, LIS cung cấp những thông tin liên quan tới khách hàng như tình trạng đặt hàng,
lịch giao hàng, thông tin khuyến mại, khách hàng thân thiết , góp phần đơn giản hóa việc
lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động logistics nhằm hoàn thành đơn đặt hàng. Nói cách
khác, LIS biến quy trình hoạt động logistics thành quá trình theo đuổi việc thoản mãn
khách hàng với mức chi phí thấp nhất, từ đó tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trên
thị trường.
1.1.3. Các công nghệ phổ biến trong hoạt động logistics
17


Cùng với sự ra đời của kỷ nguyên thông tin (nửa sau của thế kỷ XX), sự bùng nổ của các
thành tựu CNTT và sự lan tỏa rộng rãi của Internet là những động lực thúc đẩy sự chuyển
đổi của nền công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế dựa trên nền tảng thông tin vi tính
hóa, và một phần quan trọng trong đó là hoạt động thương mại điện tử. Trong bối cảnh
đó, để có thể quản lý hiệu quả các dòng hàng hóa, thông tin và tiền tệ, việc đẩy mạnh ứng
dụng các tiến bộ CNTT trong hoạt động logistics là một xu thế tất yếu. Trong nghiên cứu
này, nhóm nghiên cứu xin đề cập tới những công nghệ đó dưới góc độ khả năng ứng dụng
trong hoạt động logistics thay vì tính năng chuyên môn kỹ thuật.
1.1.3.1. Internet
Sự lan truyền mạnh mẽ của Internet trong những năm 1990 nhờ hệ thống World Wide
Web (WWW) đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thương mại điện tử. Khắc phục
được những nhược điểm của EDI về chi phí tổ chức, Internet nhanh chóng trở thành kênh
trao đổi thông tin với quy mô toàn cầu. Nó tạo ra một môi trường mở, nhanh chóng, rộng
lớn và tiết kiệm chi phí cho việc quản lý các dòng dữ liệu lưu thông, đặc biệt là trong lĩnh
vực vận tải, bán lẻ và quản lý hành chính. Nhờ đó, thậm chí các doanh nghiệp nhỏ cũng
có thể tận dụng được lợi ích từ mạng lưới thông tin điện tử mà không cần đầu tư quá
nhiều vào phát triển hệ thống EDI. Đặc biệt trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI nhờ sự phát
triển của các trình duyệt web và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến cho website trở
nên phổ biến hơn, thế hệ web 2.0 cũng góp phần đẩy cuộc cách mạng web lên cao trào,
biến web trở thành một dạng phần mềm trực tuyến hay phần mềm như một dịch vụ.
Trong xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử của
kinh tế thế giới hiện nay, ứng dụng của Internet trong ngành dịch vụ logistics cũng có
những thay đổi nhanh chóng và đã theo kịp hầu như tức thời xu hướng chung đó. Kết quả
là ngành dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) ra đời. Về căn bản, e-logistics cũng là dịch
vụ logistics, nhưng sự luân chuyển của dòng thông tin giữa các mắt xích - từ nhà cung cấp
đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng - được thực hiện thông qua môi trường Internet.
Mặt khác, xét theo quan điểm công nghệ thì e-logistics là một hệ thống CNTT lớn, tập
hợp các phân hệ nhỏ, các công cụ và phương pháp xử lý thông tin cho phép truy cập vào
những trung tâm thông tin, dịch vụ, công cụ điện tử nhằm phục vụ quá trình logistics. Nói
18


cách khác, e-logistics là quá trình ứng dụng các hệ thống, công cụ thông tin và Internet
như một trung gian trao đổi thông tin phục vụ quy trình hậu cần.
1.1.3.2. EDI
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là một kỹ thuật trong đó các thông tin điện tử liên quan đến
giao dịch được định dạng thống nhất và được truyền từ máy tính của một tổ chức này
sang máy tính của tổ chức khác. Trong một quy trình EDI, các giao dịch được gửi và nhận
dưới dạng điện tử thay vì bằng lời nói hay bằng giấy tờ.
Việc sử dụng EDI trong giao dịch cho phép giảm thiểu các công đoạn thủ công (gọi điện,
gửi fax ), thay vào đó là các quy trình được thực hiện tự động bởi hệ thống. Điều này
giúp gia tăng tốc độ phản ứng đối với yêu cầu của khách hàng, tính chính xác trong việc
trao đổi thông tin giữa các bên và tiết kiệm được chi phí phát sinh do lỗi nhập sai hoặc
nhập trùng dữ liệu. Hơn nữa, EDI còn cho phép cập nhật thông tin từ các điểm thanh toán
trong toàn bộ chuỗi cung ứng, qua đó cung cấp nguồn dữ liệu tốt nhất cho các hệ thống
thông tin trong doanh nghiệp (bao gồm LIS) phục vụ cho việc ra quyết định và an toàn
trong kinh doanh. Bởi vậy, vai trò của EDI trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics là
vô cùng quan trọng. Nhờ có hệ thống EDI, tính chính xác và hiệu quả của các nghiệp vụ
logistics (thường mang tính lặp đi lặp lại) được đảm bảo, đồng thời tiết kiệm được chi phí
và thời gian giao dịch do loại bỏ được các khâu giao dịch trung gian (ví dụ: Khi lượng
hàng trong kho của nhà bán lẻ được thống kê thấp hơn một mức tối thiểu xác định, đơn
đặt hàng sẽ được tự động gửi tới hệ thống của nhà sản xuất, và tiếp tục được chuyển tới
nhà cung cấp dịch vụ logistics để tiến hành giao hàng mà không cần các thủ tục như gọi
điện, gửi fax hay email để đặt hàng và xác nhận đơn đặt hàng).
Tuy nhiên, tại thời điểm EDI bắt đầu được sử dụng, do sự hạn chế về trình độ phát triển
của CNTT, cơ sở hạ tầng và trình độ của nguồn nhân lực, việc tổ chức một hệ thống EDI
đòi hỏi lượng vốn đầu tư quá lớn so với quy mô của đa phần các doanh nghiệp, thậm chí
lớn hơn nhiều lần khoản lợi nhuận mà nó có thể đem lại. Thay vì bỏ chi phí đào tạo nhân
viên và đầu tư nâng cấp hệ thống giao nhận hàng hóa tương thích với tốc độ trao đổi
thông tin, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chấp nhận sử dụng các hình thức truyền thống,
điều này làm hạn chế khả năng phổ cập của EDI. Sau này, khi Internet ra đời, việc trao

19

đổi thông tin qua Internet (bao gồm cả EDI) trở nên phổ biến tới mức những kỹ thuật trao
đổi thông tin không qua Internet bị đồng nhất một cách sai lầm với EDI.
1.1.3.3. Nhận dạng tự động
Nhận dạng tự động (Auto ID) là một bộ sưu tập những công nghệ có liên quan với nhau
cho phép thu nhập dữ liệu tự động. Những hình thức phổ biến nhất của AutoID hiện đang
được sử dụng là mã vạch, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), truyền thông dữ liệu tần số
vô tuyến, và thu thập dữ liệu giọng nói. Căn cứ theo mức độ phổ biến của việc ứng dụng
các công nghệ này vào hoạt động logistics, nhóm nghiên cứu xin tập trung vào nghiên cứu
và phân tích hai công nghệ là mã vạch và tần số vô tuyến điện.
a. Mã vạch
Đồng hành với việc sử dụng những công nghệ chuyển giao dữ liệu điện tử, mã vạch trở
thành một phần của quy trình từ lúc đặt hàng và cho đến khi sản phẩm đến tay khách
hàng. Mã vạch là một trong những công nghệ được sử dụng hiệu quả và lâu đời nhất trong
lĩnh vực logistics và đã có những tác động quan trọng trong thực tiễn. Công nghệ này
được ứng dụng lần đầu tiên từ những năm 1960 trên các phương tiện chở hàng đường sắt.
Ngày nay, mã vạch đã được áp dụng rộng rãi và có thể được tìm thấy trên bất kỳ thứ gì
cần được xác định và theo dõi.
Mã vạch là sự thể hiện thông tin dưới các dạng nhìn thấy trên bề mặt của sản phẩm, hàng
hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng
và khoảng cách giữa các vạch song song (hình ảnh một chiều - 1D). Ngày nay việc mã
hóa thông tin đã phát triển đa dạng với việc sử dụng các hình ảnh như hình chữ nhật, dấu
chấm, hình lục giác cùng các mô hình hình học khác (hình ảnh hai chiều – 2D). Mặc dù
hệ thống 2D sử dụng nhiều biểu tượng đa dạng khác nhau, chúng vẫn được gọi chung là
mã vạch (barcode).
Khi được áp dụng đầy đủ, những mã vạch có thể thay thế việc nhập dữ liệu một cách thủ
công, cho phép dữ liệu có thể dịch chuyển được và nâng cao tính chính xác và đáng tin
cậy của dữ liệu so với những phương pháp truyền thống nhiều lần.
b. RFID

20

Công nghệ định vị bằng sóng radio RFID (Radio Frequency Identification) là một kỹ
thuật nhận dạng tự động dựa trên khả năng lưu trữ và nhận tín hiệu từ xa bằng hệ thống
thẻ thông minh. Trải qua gần 50 năm tồn tại, RFID được ứng dụng rất đa dạng trong
nhiều lĩnh vực. Ban đầu, công nghệ RFID chỉ được sử dụng trong công nghiệp hoặc trong
các hệ thống bảo mật (ứng dụng đóng), tuy nhiên hiện nay công nghệ RFID đã được sử
dụng trong cả các hệ thống phục vụ nhu cầu xã hội như hệ thống thư viện, hệ thống quản
lý hàng hóa trong kho hàng, và bây giờ lan sang cả hệ thống quản lý logistics (ứng dụng
mở). Việc áp dụng dụng RFID trong logistics được mong đợi sẽ có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Thường được đề cập như là bước phát triển tiếp theo của mã vạch, RFID đang ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động thu thập dữ liệu và thông tin của hàng hóa.
Công nghệ này giúp tự động xác định, theo dõi và định vị vật thể, từ đó nâng cao khả
năng quản lý hàng lưu kho, giảm vốn quay vòng của sản phẩm, cải thiện khả năng dự
đoán xu hướng tiêu thụ sản phẩm để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. So
với công nghệ mã vạch, RFID đạt được hai lợi ích cơ bản là: không cần lấy thông tin trực
tiếp tại thẻ và việc lấy dữ liệu được tự động hóa, không cần phải chụp bằng tay. Tuy nhiên
nhược điểm của RFID nằm ở chi phí cho hệ thống tương đối lớn. Chi phí cho thẻ thụ
động (loại thẻ sử dụng tín hiệu từ bộ đọc để truyền dữ liệu) từ khoảng 0,20 đến 0,50
đôla/chiếc. Thẻ chủ động (thẻ có nguồn điện riêng cho phép chúng liên tục truyền tín
hiệu) có giá vài đôla một chiếc. Chi phí lắp đặt tại cửa kho có thể lên đến 10.000 đôla với
giá một bộ đọc đầu đĩa là 5.000 đôla, cầm tay là 1.000 đôla (giá đầu năm 2006).
1.2. Big Data
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm
1.2.1.1. Khái niệm
Thời đại bùng nổ CNTT ngày nay với sư phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông
tin đại chúng đã đem lại nhiều tiện ích đối với người dùng. Trong đó chúng ta không thể
không nhắc đến Internet. Với những ưu thế vượt trội, Internet từ khi ra đời đến nay luôn
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bất kì một lĩnh vực nào cũng đều sử

21

dụng đến Internet. Internet là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng thông tin
lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Chỉ cần một máy tính được
kết nối Internet, mọi thông tin đều có thể ở trong tầm với chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Lượng thông tin mà Internet cung cấp là không giới hạn. Thông qua Internet, thông tin
được cập nhật hàng giờ, hàng ngày và với mạng phủ sóng rộng trên toàn cầu. Mọi người
đều có thể sử dụng Internet để truy cập thông tin. Điển hình cho sự hỗ trợ công việc tìm
kiếm dữ liệu là Google – một công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực Internet.
Chính nhu cầu thu thập và xử lý thông tin với khối lượng ngày một lớn như vậy đã làm
phát sinh khái niệm “Big Data”.
Big Data là là một khối lượng dữ liệu cực kỳ lớn và đa dạng, có cấu trúc hoặc phi cấu
trúc, lưu chuyển và ngày càng tăng với tốc độ quá lớn để có thể khai thác như dữ liệu
truyền thống (Amadeus IT Group, 2013). Big Data đề cập đến các bộ dữ liệu có kích
thước vượt quá khả năng của các công cụ phần mềm thông thường trong việc lưu trữ,
quản lý và phân tích (McKinsey&Company, 2011).
Cả ba định nghĩa đều có điểm chung khi đền cập Big Data là một lượng khổng lồ các dữ
liệu có và không có cấu trúc, lớn đến mức rất khó để xử lý bằng các công nghệ phần mềm
và cơ sở dữ liệu truyền thống.
1.2.1.2. Đặc điểm
Hầu hết các định nghĩa Big Data tập trung vào kích thước (Volume) của dữ liệu trong lưu
trữ. Nhưng vẫn còn có những thuộc tính quan trọng khác của Big Data, cụ thể là đa dạng
dữ liệu (Variety) và tốc độ dữ liệu (Velocity) (Russom, 2011).
Theo Sathi (2012), Big Data có bao gồm thêm đặc điểm thứ 4 là tính xác thực (Veracity).
a. Volume
Theo Russom (2011), khối lượng là yếu tố chính của Big Data, Hầu hết các doanh nghiệp
đều gặp phải khó khăn trong quá trình xử lí lượng thông tin quá lớn từ các cơ sở dữ liệu.
22

Theo tạp chí Fortune, chúng ra đã tạo ra khoảng 5 exabytes năm 2003, đến năm 2011, con

số này được thực hiện chỉ trong vòng 2 ngày và đến năm 2013, khoảng cách đã được rút
xuống chỉ còn 10 phút.
b. Variety
Theo O'Reilly Radar Team (2011), dữ liệu hiếm khi có cấu trúc hoàn thành để có thể khai
thác ngay lập tức. Đặc điểm chung về Big Data là các nguồn dữ liệu rất đa dạng và không
có sự thông nhất về mặt cấu trúc, đó có thể là văn bản từ mạng xã hội, hình ảnh, dữ liệu
thô từ nguồn cảm biến. Tất cả các nguồn này đều rất khó để có thể tích hợp vào một ứng
dụng cụ thể.
c. Velocity
Cũng theo (O'Reilly Radar Team, 2011), có hai khía cạnh tốc độ, một là thông lượng của
dữ liệu và cái còn lại là độ trễ. Với thông lượng của dữ liệu, số lượng dữ liệu di động toàn
cầu đang tăng trưởng với 78% phù hợp tốc độ tăng trưởng và dự kiến sẽ đạt 10,8 exabyte
mỗi tháng trong năm 2016 do người tiêu dùng chia sẻ thêm hình ảnh và video. Để phân
tích dữ liệu này, các công ty đang tìm kiếm cơ sở hạ tầng tốt hơn có khả năng xử lí đồng
bộ. Độ trễ là thước đo khác của vận tốc. Phân tích trước đây từng là môi trường để báo
cáo và lưu trữ cho các dữ liệu nén – gọi là “D-1”.
d. Veracity
Không giống như các dữ liệu nội bộ quản lý một cách cẩn thận, Big Data đến từ các
nguồn ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và do đó độ chính xác là một vấn đề rất quan
trọng. Tính xác thực đại diện cho cả độ tin cậy của các nguồn dữ liệu cũng như sự phù
hợp của dữ liệu cho các đối tượng mục tiêu (Sathi, 2012).

23

Hình ảnh 1-2: Đặc điểm của Big Data

Nguồn:
1.2.2. Quản lý và phân tích Big Data (Thành phần Big Data)
1.2.2.1. Thành phần Big Data
Big Data bao gồm ba thành phần chính

 Quản lý dữ liệu: cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu, và nguồn để thao tác nó.
 Phân tích dữ liệu: công nghệ và các công cụ để phân tích các dữ liệu và thu thập hiểu
biết sâu sắc từ nó.
 Sử dụng dữ liệu: đưa dữ liệu lớn đã phân tích để phục vụ trong Kinh doanh thông minh
và các ứng dụng của người dùng cuối.
1.2.2.2. Công nghệ quản lý Big Data - Apache Hadoop
Theo SAS Corporation (2013), Apache Hadoop là một công nghệ quan trọng để làm việc
với Big Data. Đây là một mã nguồn mở cung cấp hệ thống lưu trữ phân phối đơn giản kết
hợp cách tiếp cận xử lý song song phù hợp với phần cứng "commodity", dựa trên nền
rảng cải tiến của Google và Yahoo đã được xác minh để mở rộng quy mô nhằm xử lý Big
Data.
1.2.2.3. Các công cụ phân tích Big Data
24

Theo tập đoàn Oracle (2013), có năm phương pháp chính để phân tích Big Data
a. Công cụ khai thác (Discovery Tools)
Công cụ khái rất hữu ích trong suốt vòng đời thông tin bởi tính nhanh chóng, thăm dò trực
quan và phân tích thông tin từ bất kỳ sự kết hợp của các nguồn có cấu trúc và phi cấu trúc.
Những công cụ này cho phép phân tích cùng với hệ thống BI truyền thống. Vì không có
nhu cầu cho mô hình up-front, người dùng có thể rút ra những thông tin mới, đi đến kết
luận có ý nghĩa, và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
b. Công cụ kinh doanh điện tử (Business Intelligence Tools)
Công cụ BI rất quan trọng đối với báo cáo, phân tích và quản lý hiệu quả, chủ yếu là với
các dữ liệu giao dịch từ kho dữ liệu và hệ thống thông tin sản xuất. Công cụ BI cung cấp
khả năng toàn diện cho kinh doanh thông minh (điện tử) và quản lý hiệu quả, bao gồm cả
báo cáo doanh nghiệp, biểu đồ, phân tích tình huống, thẻ tính điểm…
c. Phân tích dữ liệu (In-Database Analytics)
In-Database Analytics bao gồm một loạt các kỹ thuật cho việc tìm kiếm các mô hình và
các mối quan hệ trong dữ liệu của bạn. Các kỹ thuật này được áp dụng trực tiếp trong cơ
sở dữ liệu nên loại bỏ được việc di chuyển dữ liệu đến và đi từ các máy chủ phân tích

khác, đồng thời tăng tốc thời gian chu kỳ thông tin và làm giảm tổng chi phí sở hữu.
d. Hadoop.
Hadoop là hữu ích cho dữ liệu trước xử lý để nhận dạng xu hướng vĩ mô hoặc tìm
"nuggets" của thông tin, chẳng hạn như ngoài phạm vi giá trị. Nó cho phép các doanh
nghiệp để mở khóa giá trị tiềm năng từ dữ liệu mới bằng cách sử dụng các máy chủ hàng
hóa. Tổ chức chủ yếu sử dụng Hadoop từ hình thái đơn giản đến phức tạp của việc phân
tích.
e. Quản trị quyết định (Decision Management)

×