Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kinh nghiệm sinh viên làm thêm (Tài liệu cung cấp cho khóa luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.49 KB, 21 trang )

Nếu một ngày bạn vào nhà bác gu gồ và gõ “sinh viên làm thêm thì sau 0,03 s có tới
68.000 địa chỉ web cho bạn tìm thấy công việc làm thêm cho sinh viên.
Vậy công việc làm thêm cho sinh viên là gì? Kinh nghiệm từ việc làm thêm
sinh viên thời nay như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 1
Biên Soạn Và Tổng Hợp
SHARE
TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG
TIN CHO KHÓA LUẬN TN
NGHIỆP
MỤC LỤC
Chủ đề 1: Những cái nhìn về làm thêm sinh viên thêm ……………………3
1. Lý do sinh viên đi làm thêm………………………………………………….3
2. Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm… 3
3. Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học… 4
Chủ đề 2: Đi làm thêm được và mất …………………….…………………5
1. Những cái được……………………………………………………………… 5
2. Những cái mất………………………………………………………………….5
Chủ đề 3: Chia sẻ kinh nghiệm những sinh viên làm thêm………….……… 6
1. Lời chia sẻ của những sinh viên làm thêm có kinh nghiệm………….…… 7
2. Tìm công việc phù hợp với ngành học……………………… …….…… 11
Chủ đề 4: Sinh viên làm gì để tìm được việc làm thêm phù hợp? … …… 15
Chủ đề 5: Lời khuyên……… …………………………………… 17
Chủ đề 1: Những cái nhìn về làm thêm sinh viên
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 2
Đã từ lâu bạn nghe đến từ: “Làm thêm” hay sinh viên thường gọi với cái tên là
“công việc part-time” tức là làm bán thời gian nó khác với mấy anh chị đã ra trường có
thể đi làm giờ hành chính, đủ giờ tức “full – time”. Có lẽ là một chủ đề rất được sự quan
tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập.
Chủ đề Những cái nhìn về làm thêm sinh viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về:
- Lý do sinh viên đi làm thêm;


- Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm;
- Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học.
1. Lý do sinh viên đi làm thêm
Bàn về lý do vì sao sinh viên lại thích đi làm thêm, tôi cho rằng đối với mỗi sinh viên,
có thể sẽ có những lý do cá nhân riêng. Thường thì rất nhiều bạn nghĩ chỉ có những sinh
viên gia đình khó khăn mới đi làm thêm, vì họ muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ cho
gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ trong việc tang trải học phí, chi phí ăn ở
Nhưng trên thực tế, có những bạn sinh viên gia đình rất khá giả vẫn tìm kiếm những công
việc làm thêm ngoài giờ. Điều đó chứng tỏ rằng, ngoài yếu tố thu nhập, có rất nhiều bạn
sinh viên muốn làm thêm những công việc ngoài giờ vì họ xem đó như là cơ hội để cọ
xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những kỹ năng, tích lũy những kinh nghiệm mà
trường học sẽ khó giúp họ có được.
2. Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm
Tuy nhiên, khi đi đến quyết định làm thêm, các bạn sinh viên cũng nên cân nhắc kỹ
lưỡng vì “ làm thêm” có thể là một con dao hai lưỡi. Nó là hai mặt của một vấn đề: mặt
tích cực và mặt tiêu cực.
- Xét về mặt tích cực: khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có được một khoản thu nhập, sinh
viên sẽ được tiêu chính những đồng tiền do mồ hôi công- sức lao động do chính họ bỏ ra,
lúc đó họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn.
Thứ hai, nếu sinh viên đi làm thêm có liên quan đến chuyên ngành mình đang học thì đó
là một cơ hội để sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tế và đúc rút những bài học kinh
nghiệm cho mình. Thứ ba, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên gia tăng các mối quan
hệ xã hội, cải thiện kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm mà trên giảng đường sinh viên sẽ
ít có cơ hội được rèn luyện. Thứ tư, việc sinh viên tự đi làm thêm sẽ giúp cho cá nhân đó
rèn luyện tính tự lập, trưởng thành hơn và ít dựa dẫm vào người khác… Với những ích
lợi đó, sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên sẽ không bị
bỡ ngỡ và cảm thấy tự tin hơn.
- Những mặt tiêu cực: Thứ nhất, có rất nhiều sinh viên vì quá mải mê sa chân vào kiếm
tiền mà quên đi mất nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập. Thứ hai là việc làm thêm
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Điều này thực sự là

FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 3
không tốt. Ngoài ra, những sinh viên mới bắt đầu làm thêm, còn ít kinh nghiệm có thể bị
lừa gạt, bị quịt tiền hoặc có thể là những hậu quả nặng nề hơn.
Tóm lại, khi đứng trước quyết định có đi làm thêm hay không, sinh viên cần cân nhắc kỹ
lưỡng bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Với bạn bây giờ làm thêm quan trọng hơn hay học tập quan trọng hơn?
2. Mục tiêu của bạn khi quyết định đi làm thêm?
3. Kế hoạch cân bằng thời gian học tập của bạn ( cụ thể và chi tiết về thời gian dành cho
học tập và làm thêm cùng các hoạt động khác)?
3. Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học
Một số công việc mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn để làm thêm
- Gia sư
- Nhân viên phục vụ : quán cà phê, nhà hàng….
- Cộng tác viên nghiên cứu thị trường
- Phát tờ rơi, catalog
- Nhân viên bán hàng
- Làm MC, PG,PB cho các hoạt động Promotion của doanh nghiệp
- Tự kinh doanh: trực tiếp, online…
Việc làm thêm có thể nói là một "hơi thở" không thể thiếu trong đời sống sinh viên. Mỗi
sinh viên cần biết rõ năng lực của bản thân và đủ "tỉnh táo" để có thể tìm kiếm những
công việc phù hợp cho riêng mình. Dù có làm bất cứ công việc nào thì cũng hãy nhớ rõ
rằng nhiệm vụ chính của sinh viên trước hết vẫn là học tập! Học tập thật tốt cộng thêm
vốn kĩ năng nghề nghiệp mà bạn có thì sợ gì ra trường không tìm được việc, không kiếm
được tiền đúng không?
Có ý chí, có trình độ, bạn sẽ không phải e sợ bất cứ rào cản nào.
Nếu bạn đang ở Đà Nẵng và thích các công việc năng động liên quan đến Event, đào tạo
thì hãy gọi đến Ms Xốp: 0913.939.822 chị ấy sẽ giới thiệu cho bạn nhé!
Chúc bạn luôn năng động với công việc bạn yêu thích!
Chủ đề 2: Đi làm thêm được và mất
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 4

Sinh viên hầu như ai cũng thích được học giỏi và ra trường có việc làm ngay. Song thực
tế học giỏi trong thời đại ngày nay không quyết định bạn ra trường là có việc làm ngay.
Vì công ty phỏng vấn đều đòi hỏi kinh nghiệm khi bạn mới ra trường.
Thế là các bạn cảm thấy lo lắng và quyết tâm tích lũy kinh nghiệm trong thời sv bằng
việc đi làm thêm, làm thêm và làm thêm….
Vừa có kinh nghiệm vừa có chút tiền trang trãi cuộc sống đó là niềm hứng thú của các sv
đi làm thêm. Bây giờ tôi cùng chia sẻ với bạn đọc những cái được và mất khi sinh viên đi
làm thêm xem có đúng không nhé.
1. Những cái được
- Cuộc sống sinh viên thường thiếu thốn về vật chất, việc làm thêm góp phần không nhỏ
vào việc giải quyết khó khăn này. Điều này là chưa kể đến những sinh viên vì hoàn cảnh
mà không được nhận trợ cấp từ gia đình, việc làm thêm giúp các bạn có chi phí để theo
đuổi việc học.
- Để trang bị kiến thức thực tiễn cho mình thì việc làm thêm là một điều khá hữu ích. Khi
đi làm thêm, ít hay nhiều bạn cũng đã trực tiếp va chạm cuộc sống, các bạn sẽ gặp gỡ
giao tiếp với rất nhiều người. Từ đó, những kinh nghiệm và bài học được rút ra giúp sinh
viên trưởng thành hơn và có thể hỗ trợ các bạn khi ra trường.
- Làm thêm cũng là cầu nối cho các mỗi quan hệ, giúp các bạn mở rộng tâm hồn. Không
những là một môi trường học hỏi thú vị mà cũng là nơi bạn có thể mở lòng sẻ chia, gắn
kết tình cảm.
- Trong quá trình đi làm, sinh viên có thể tự đánh giá được năng lực bản thân, hiểu được
những ưu nhược điểm của mình. Từ đó biết phát huy cái tốt và hạn chế cái xấu của bản
thân.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 5
- Làm thêm một cách có kế hoạch sẽ làm tăng khả năng kiên trì, chịu khó cho sinh viên,
phát huy tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ.
2. Những cái mất
- Thời gian đi làm thêm chiếm đi một phần lớn thời gian học tập và rèn luyện ở trường.
Nếu không biết cách cân bằng, việc học sẽ rất dễ rơi vào đà tụt dốc. Học tập là vấn đề cơ
bản của sinh viên, nên đòi hỏi làm bất cứ việc gì thì việc học cũng phải đặt ưu tiên hàng

đầu. Đồng thời, làm thêm cũng sẽ lấy đi khá nhiều thời gian của bạn cho các mối quan hệ
như bạn bè, gia đình…
- Môi trường làm việc mới mẻ, hiện đại mang nhiều tệ nạn và cám dỗ, nếu không làm chủ
được mình thì việc bị tha hóa là một vấn đề đáng để lo ngại. Đặc biệt là những bạn mong
muốn kiếm tiền bằng mọi giá hoặc muốn kiếm được nhiều tiền bằng lao động không
chính đáng.
- Muốn một công việc làm thêm tốt, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe. Việc làm thêm có thể
khiến bạn tiêu hao nhiều công sức, gây ảnh hưởng tới tinh thần học tập. Đó là chưa kể
đến những áp lực của một số công việc làm thêm.
- Bên cạnh đó là một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi đi làm về buổi tối hoặc đi làm
ở xa. Hãy chắc rằng bạn có thể được an toàn.
- Một số cá nhân dựa trên truyền thông, lợi dụng mong muốn đi làm thêm của sinh viên
để tạo nên những môi giới ảo nhằm mục đích lừa đảo.
Đó là những khả năng được và mất cơ bản khi các bạn sinh viên đi làm. Trước khi
bắt đầu một công việc làm thêm đầy mới mẻ, các bạn sinh viên nên cân nhắc những điều
trên để có thể có một lựa chon tốt nhất cho mình.
Chủ đề 3: Chia sẻ kinh nghiệm những sinh viên làm thêm
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 6
Làm thêm đối với các bạn sinh viên có rất nhiều công việc. Song để chọn được
mình một công việc làm yêu thích và đúng ngành học là một điều không dễ đối với các
bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm. Vậy bạn cho mình là người có kinh nghiệm chưa?
Nếu chưa thì bài viết này bạn không được bỏ qua. Nếu bạn đã làm thêm rồi mà công việc
chưa ưu ý thì đọc tiếp đi, đoạn cuối sẽ hé lộ cho bạn.
Gần Tết Nguyên Đán nhu cầu thuê nhân viên thời vụ của nhiều cửa hàng, siêu thị,
doanh nghiệp… cũng tăng cao. Một lượng lớn nhân viên thời vụ chính là các sinh viên
của nhiều trường đại học. Công việc làm thêm vừa giúp họ có thêm thu nhập lại tích lũy
nhiều kinh nghiệm sống. Tuy vậy, những công việc làm thêm này đôi lúc cũng khiến họ
có nhiều rắc rối, khó khăn.
1. Lời chia sẻ của những sinh viên làm thêm có kinh nghiệm
Có khá nhiều công việc khác nhau cho các bạn sinh viên có thể lựa chọn như: phát tờ rơi,

bán hàng, làm PG giới thiệu sản phẩm, chạy bàn ở các quán cà phê, nhà hàng, quán ăn
hay làm nhân viên mùa vụ trong các siêu thị…
May mắn nhất là những bạn sinh viên có thể tìm kiếm được công việc liên quan đến
ngành học và có thể giúp ích nhiều cho công việc sau này. Hải Lâm, sinh viên năm cuối
đại học Bách Khoa cho biết: “Kỳ cuối cũng không có nhiều môn học lắm nên khá rảnh.
Em đang xin làm thêm ở 1 công ty về lắp đặt thiết bị điện. Dịp cuối năm nhiều nơi có nhu
cầu nên bên đó thiếu người. Công việc nhiều khi vất vả nhưng vì là nghề điện cũng dính
chút ít vào ngành em đang học nên cũng cố làm. Vừa được tiền, vừa được kinh nghiệm.
Học trong trường dù sao cũng chưa thực hành và va vấp nhiều”.
Còn Hà Linh, sinh viên đại học Công Đoàn thì lại chọn công việc bán hàng cho một hàng
len tại chợ Ngã Tư Sở đã 10 ngày nay, bởi vào mùa lạnh, khách đông, cửa hàng đó cần
thêm người đứng bán. Một ca làm 6 tiếng, Linh được 1,8 triệu/tháng, đan được đồ thì bác
chủ cũng tính thêm tiền công và còn hứa, nếu làm đến 28 Tết sẽ thưởng thêm 1 triệu nên
Linh đã quyết định sẽ về quê ăn Tết muộn. Hoàn cảnh gia đình của Linh cũng không dư
dả nên kiếm được thêm đồng nào phụ giúp bố mẹ là cô sinh viên này rất vui.
Với một sinh viên dày dạn kinh nghiệm làm thêm quanh năm như Thu Trang, sinh viên
đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thì Tết Nguyên đán phải gọi là “chạy sô” mới
đúng. “Em vừa nhận làm cộng tác viên cho một công ty nghiên cứu thị trường, đồng thời
nhận một chân chạy bàn ca tối cho một quán cà phê ở đường Khuất Duy Tiến”.
Trong khi đó, với lợi thế về ngoại hình xinh xắn và chiều cao chuẩn, Ngọc Lan - sinh
viên đại học Công Đoàn lại chọn công việc làm PG cho các hãng sữa hay dầu gội đầu.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 7
Mỗi ca chừng 3-5 tiếng, Lan có thể nhận được từ 200.000- 350.000 đồng.
Tuy việc làm thêm có thể đem lại cho các bạn sinh viên nhiều kinh nghiệm hay có thêm
thu nhập, nhưng lại khiến nhiều bạn quá ham mê nghề phụ mà quên luôn nhiệm vụ chính
của mình là học. Chỉ đến khi tiền được gọi là tạm đủ thì số môn đình chỉ, học lại cũng
không ít. Hay nhiều bạn làm thêm quá vất vả nên cũng chẳng còn sức mà học hành, kết
quả học tập giảm sút.
Nghĩ về quãng thời gian lao vào làm thêm năm ngoái, Quang Tuấn, sinh viên năm cuối
đại học Công Nghiệp cho biết: “Hồi học năm thứ 3, em có làm nhân viên giao hàng cho

một công ty. Sáng cứ 6h là ra khỏi nhà, tối sớm nhất 9h mới về tới phòng trọ. Ăn uống
tạm bợ, đi lại nhiều nên 1 tháng làm thêm sút mất gần 4kg, lương được hơn 5 triệu thì
tiền xăng xe cũng ngốn gần 1 nửa. Tối về chỉ lăn ra ngủ, chả học hành được gì”.
Thêm vào đó, việc tìm kiếm hay lựa chọn công việc làm thêm không phù hợp cũng khiến
một số bạn sinh viên gặp phải rắc rối.
Cần lựa chọn công việc kỹ càng
Mỗi mùa giáp Tết các công ty, trung tâm “ma” giới thiệu việc làm cũng mọc lên hơn nấm
sau mưa. Tại các cổng trường chi chít những thông báo tuyển dụng với mức lương vô
cùng hấp dẫn được dán trên các bức tường, cột điện. Thậm chí, mỗi ngày còn có khá
nhiều người đứng phát tờ rơi quảng cáo tuyển dụng. Tuy nhiên, hầu như mô típ chung là
các bạn sinh viên sẽ phải nộp một khoản tiền đặt cọc giữ chỗ từ 50.000- 250.000 đồng.
Các nhân viên tại trung tâm cũng hứa hẹn khá nhiều điều như lương cao, công việc
nhàn… khiến nhiều sinh viên “dính bẫy”, đặc biệt là các sinh viên năm đầu chưa có kinh
nghiệm.
Thêm vào đó, mỗi công việc đều có tính rủi do cao như bán hàng quần áo nếu không cẩn
thận để mất hàng thì tiền đền cũng quá tiền lương. Đi giao hàng mà chậm hay làm hư
hỏng cũng phải đền hay bị phạt không ít tiền. Nhiều công việc lương cao như làm PG cho
các hãng rượu, thuốc lá, bia hay làm phục vụ ở quán bia, quán karaoke, quán bar…
nhưng cũng có nhiều cám dỗ không lường trước được.
Công việc làm thêm của các sinh viên hầu như chỉ hợp đồng miệng nên còn dễ bị quỵt
lương hay chủ không trả đúng lương như đã hứa. Nhung, cựu sinh viên trường ĐH Xã
hội và Nhân Văn vẫn bức xúc khi kể lại chuyện mình bị quỵt lương: “Năm kia, mình có
làm thêm cho một cửa hàng bán quần áo. Lương thỏa thuận là 1,2 triệu/tháng, mỗi tháng
làm ở đó nhân viên còn bị giữ lại 300.000 đồng để làm tin. Lúc đến làm bà chủ có hứa
nếu làm đến 28 Tết sẽ thưởng cho 1 tháng lương nên 3 bạn khác là sinh viên cùng với em
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 8
làm ở cửa hàng đều cố. Thế mà đến hết 28 Tết, bà chủ chỉ trả mỗi lương tháng đó, tiền
cầm lại lương tiền thưởng Tết thì ra Tết mới đưa. Nhưng năm mới đi lên thì cửa hàng dọn
đi đâu chả rõ, thế là mình bị quỵt hơn 1 triệu tiền lương mà ấm ức chả biết kêu ai.
Nhu cầu tìm thêm việc làm của sinh viên dịp cuối năm là rất nhiều, nhưng tùy khả năng

và môi trường mà mỗi bạn sinh viên nên tìm công việc phù hợp. Còn nếu cứ thấy bạn bè
làm, mình cũng làm theo phong trào mà không hiểu rõ công việc, môi trường cũng như
con người nơi làm việc thì rất có thể các bạn sẽ mất công sức vào những việc lãng xẹt,
nhưng dù sao cũng cho các bạn thêm kinh nghiệm sống trong xã hội.
Sinh viên sống ở nước ngoài
Tôi đang sống ở Mỹ, nhưng đã học đại học và tốt nghiệp tại Việt Nam. Xin có vài dòng
đóng góp ý kiến với các bạn với tư cách người từng trong cuộc và người sống ở nước
ngoài, mong đem đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị. (Ngọc Trinh)
Từ khi tôi học lớp 6, tôi đã biết tự đi kiếm việc làm cho những xưởng làm bánh kẹo, hoặc
đi lượm ve chai để bán kiếm tiền học phí và tiền mua sách vở. Từ năm lớp 10 cho tới khi
tôi tốt nghiệp đại học, tôi đã trải qua chừng 10 nghề khác nhau để kiếm tiền học và tiền
xài, vì cha mẹ tôi rất nghèo và anh em tôi rất đông. Những nghề tôi đã làm là công nhân
may công nghiệp, công nhân đan len, đứng máy photo, gia sư, dạy tiếng Anh ở trung tâm,
bán hàng cho người nước ngoài, hướng dẫn viên không chuyên, công nhân mài kim
cương, nhân viên tiếp thị đủ loại mặt hàng, môi giới bảo hiểm, môi giới vật liệu xây
dựng, bán bánh trung thu.
Đã hơn 10 năm rồi, nên tôi cũng không còn nhớ mình còn làm cái nghề gì nữa. Cuối năm
thứ 3 đại học, tôi đã trở thành nhân viên chính thức cho một công ty đa quốc gia tại Việt
Nam. Những kinh nghiệm đi làm thêm như thế đã giúp ích rất nhiều cho công việc của
tôi sau này. Làm đủ mọi nghề, tiếp xúc đủ mọi thành phần trong xã hội, đã giúp tôi có
kinh nghiệm giao tiếp với từng hạng người, giúp tôi nhanh nhẹn hơn trong đánh giá và
phán đoán con người và sự việc, giúp tôi kiên nhẫn hơn, biết cảm thông hơn.
Thật sự thì tôi không phải tài giỏi gì, nhưng có lẽ do hoàn cảnh gia đình nghèo khó cộng
với sự ham thích kiếm tiền, thích khám phá và học hỏi đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn
để có thể vừa học vừa làm. Đi làm nhiều như thế nhưng tôi vẫn có đủ thời gian cho các
hoạt động ngoại khóa và có đủ tiền để có thể đi ăn, đi chơi như các bạn cùng lớp. Ngoài
ra, tôi còn có 2 năm tham gia vào một tổ chức từ thiện giúp các trẻ em đường phố.
Tôi kể những kinh nghiệm này là dành cho các bạn đang là sinh viên, mong các bạn đừng
ngại khó, thụ động mà hãy mạnh dạng lên tìm kiếm việc làm thêm để vừa có tiền trang
trải chi phí học tập, vừa tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân và cho công việc sau

FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 9
này. Ngày xưa mà còn có nhiều việc làm như thế thì bây giờ xã hội VN đã năng động
hơn, kinh tế phát triển hơn thì cơ hội việc làm chắc cũng sẽ nhiều hơn.
Có một mẹo kiếm việc như vầy, thay vì chăm chăm đến các trung tâm giới thiệu việc
làm, mà hãy quan sát ngay xung quanh mình, hỏi thăm bạn bè, thầy cô, hàng xóm, gia
đình hoặc bất cứ ai bạn quen biết, tiếp xúc, nói với họ rằng bạn rất muốn tìm việc làm,
cho họ bất cứ thông tin nào để có thể kiếm được bạn khi họ có việc. tất cả những việc tôi
từng làm qua đều là do người quen giới thiệu, hoặc tự tôi quan sát và xin trực tiếp.
Một mẹo nữa là các bạn khi xin việc làm nếu bị từ chối vì cần người làm toàn thời gian,
thì các bạn xin họ cho bạn chia công việc cho một người bạn của bạn được làm chung.
Điều thứ hai là bạn đừng ngại khó, đừng nghĩ rằng việc này quá cực, quá xấu hổ, mất thời
gian, không kiếm được bao nhiêu mà bạn hãy bắt đầu từ những việc trong tầm tay của
bạn nhất, rồi việc sẽ dạy việc, rồi các mối quan hệ trong công việc sẽ giúp cho bạn có
được những việc làm tốt hơn, thu nhập nhiều hơn
Đó là tôi nghĩ về phía các bạn sinh viên cần phải nỗ lực như thế, còn xã hội thì sao,
chúng ta làm gì giúp các bạn? Tôi xin kể tiếp các kinh nghiệm mà tôi thấy được ở Mỹ để
mọi người tham khảo, theo tôi nghĩ nếu có lòng, các doanh nghiệp đều có thể làm được
để giúp các bạn sinh viên.
Ngày tôi mới tới Mỹ, lúc đó hình như là kết thúc mùa thu, các siêu thị lớn mướn rất nhiều
sinh viên vào làm 8 tiếng/ngày nhưng chỉ làm 3 tuần, là 3 tuần nghỉ giữa 2 khóa học Thu
- Đông và họ ưu tiên tuyển dụng sinh viên, lúc đó tôi cũng đi làm 3 tuần như vậy.
Còn ở các tiệm ăn, ngay cả các tiệm ăn của người Việt mình, cũng nhận sinh viên vào
làm theo ca 4 tiếng hoặc 6 tiếng, thời gian rất linh hoạt vì người quản lý chỉ cần chịu khó
làm một bản chia lịch làm việc cho mỗi tuần là ổn, vì các công việc mướn sinh viên là
những việc rất đơn giản và không cần phải đảm trách bởi 1 người liên tục.
Tuy nhiên, ở Mỹ có một lợi thế mà tôi không biết ở VN bây giờ đã có chưa, đó là lịch
học của sinh viên rất linh hoạt, các bạn hoàn toàn có thể chọn giờ học từng môn cho mình
cả sáng, trưa, chiều tối mà không cần phải học chung một lớp nào cho tất cả các môn học.
Ngày tôi học ở VN thì không có sự lựa chọn như vậy, các giờ học đều đã được qui định
sẵn, không thể đổi giờ được. Tôi cũng đang có một văn phòng nhỏ và cũng nhận vài bạn

sinh viên làm việc theo giờ. Đứng về mặt quản lý, tôi có thể mướn một người không đi
học để làm cho dễ xếp lịch, nhưng tôi nhận thấy cũng với mức lương đó, các bạn sinh
viên làm tốt hơn vì các bạn thông minh hơn, sáng tạo hơn, dù tính chất công việc có đơn
giản hay phức tạp, các bạn vẫn đem về kết quả tốt hơn.
2. Tìm công việc phù hợp với ngành học
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 10
Đỗ Thị Yến (CĐ Dược Hải Dương) tranh thủ những lúc rảnh rỗi đã đến xin thử việc và
làm thêm ở một quầy thuốc. Đến nay, Yến đã làm nhân viên chính thức của quầy được 3
tháng. Những bài học đầu tiên bạn ở đây là: làm quen thuốc, nhớ được vị trí thuốc ở từng
quầy cụ thể, biết áp dụng một số phương thuốc cho những bệnh đơn giản, …
Lương mỗi tháng của Yến chỉ có 1 triệu đồng nhưng bạn rất vui. Yến chia sẻ: “Mình biết
số tiền này không phải là cao so với các công việc khác. Nhiều bạn bè cùng lớp làm các
công việc như bán hàng, tiếp thị, … lương cao hơn nhưng lại không đúng với ngành nghề
mình học.

Còn ở đây, Yến vừa được học hỏi kinh nghiệm, có cơ hội rèn luyện để thêm kiến thức
thực tế và kỹ năng bán hàng, lại vừa đỡ đần được bố mẹ một phần nào thì đã là phần
thưởng xứng đáng nhất đối với mình rồi.
Yến biết với sinh viên dược khó xin việc làm thêm vì chủ quầy đòi hỏi người có kinh
nghiệm. Nhưng chúng ta hãy chứng tỏ với họ rằng mình có sự nhiệt tình, nhanh nhẹn,
khả năng thích ứng nhanh với công việc.
Kể cả tháng đầu tiên không được trả lương, mình cũng vui vẻ đồng ý làm. Yến thấy điều
quan trọng nhất mình luôn phải thể hiện ra cho họ thấy tinh thần học hỏi cao, cơ hội sẽ
đến với chúng ta thôi”.
Chỉ qua một thời gian ngắn, khi đã quen với công việc, hiểu biết, khả năng nhớ tên thuốc
của Yến rất tốt. Bên cạnh đó, bạn có thêm được khả năng giao tiếp, hiểu tâm lý khách
hàng – một yếu tố vô cùng cần thiết với một người bán thuốc trong tương lai.
Nguyễn Huy Ba (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hiện nay đang là cộng tác viên cho
một tờ báo mạng chuyên về thể thao. Công việc của Ba là khai thác thông tin, viết bài về
chuyên mục mình làm. Ba cho biết: “Mình học chuyên ngành báo chí, mong muốn có thể

áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp vào công việc thực tế.
Chính vì chưa có kinh nghiệm viết báo nhiều nên thu nhập của mình không đều. Nhiều
bạn bè lương cao hơn nhưng chưa bao giờ mình thấy nuối tiếc vì đã chọn làm cộng tác
viên cho các tờ báo.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 11
Nguyễn Huy Ba tranh thủ làm thêm theo chuyên ngành được đào tạo
Với nghề này, nếu không năng động, tìm kiếm nơi để rèn luyện, cọ xát ngay từ khi đang
ngồi trên ghế nhà trường thì đến lúc tốt nghiệp sẽ ít có cơ hội ứng tuyển vào các tòa
soạn”.
Đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu
Ngọc Anh (ĐH Xây dựng) học khoa kiến trúc, làm thêm ở một công ty chuyên về tư vấn
kiến trúc và nội thất. Bạn chia sẻ: “Với mình, mục đích đi làm thêm chính là học hỏi kinh
nghiệm và tạo thêm thu nhập để san sẻ gánh nặng trên vai bố mẹ.
Nhưng Ngọc Anh cũng luôn xác định nhiệm vụ, công việc chính của bản thân chính là
học tập. Bởi vì làm thêm chỉ là một trong những bước tiền đề, điều kiện để giúp mình đi
đến công việc thực tế sau này bản thân hướng tới.
Tuy rằng tấm bằng không quyết định tất cả, quan trọng nhất vẫn là năng lực nhưng Ngọc
Anh nghĩ rằng chỉ có việc học ở giảng đường với tấm bằng tốt nghiệp mới là hành trang
để mình bước ra ngoài đời.
Bởi vậy mình đã tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến, để có thời gian tập trung cho học
tập, thi cử. Ngọc Anh đã trình bày cụ thể lý do với sếp để được thông cảm và tạo điều
kiện tốt hơn nên cả hai việc học – làm của mình đều không bị ảnh hưởng nhiều lắm”.
Chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Thủy về công việc làm thêm
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 12
Nguyễn Thị Thủy (Học viện Tài chính) mới xin được công việc làm cộng tác cho một
ngân hàng, địa điểm ngay gần trường đại học bạn đang theo học. Thủy tìm kiếm khách
hàng, thuyết phục họ mở tài khoản và hưởng phần trăm theo doanh số đạt được.
Trước khi nộp hồ sơ, Thủy đã tìm hiểu kỹ càng về thời gian, bản chất công việc xem có
thực sự phù hợp với mình không. Thủy chia sẻ: “Làm thêm là cơ hội để mình trải nghiệm
thêm nhiều điều về con người, cuộc sống. Bên cạnh đó, Thủy cũng được rèn luyện thêm

nhiều kỹ năng, tích lũy được kinh nghiệm sống nhưng không vì thế mà mình quá lao vào.

Ngay từ khi được nhận vào làm, việc đầu tiên mình thực hiện chính là lập ra bản kế
hoạch của bản thân trong thời gian tới. Đã nắm được lịch học cho kỳ tới nên mình sắp
xếp thời gian biểu thật hợp lý. Mặc dù chỉ sắp xếp và tuân theo thôi nhưng cũng vô cùng
khó khăn bởi cuộc sống đâu phải luôn đi theo một lộ trình nhất định.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 13
Cho dù không thể dung hòa tuyệt đối được học và hành nhưng mình vẫn phải cố gắng hết
sức. Thời gian dành cho học tập và công việc đã chiếm hết quỹ thời gian nhưng mình vẫn
ưu tiên một khoảng không gian cho thư giãn, giải lao để có thể lấy lại được cảm hứng và
sáng tạo.
Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn vừa giữ được kết quả học tốt lại có
những trải nghiệm thú vị khi làm thêm nhé!
Chủ đề 4: Sinh viên làm gì để tìm được việc làm thêm phù hợp?
Lâu nay, nhiều sinh viên vẫn thường tìm kiếm những công việc làm thêm để có thêm
tiền đóng học phí, tích lũy kinh nghiệm, hoặc có mục đích đơn thuần là “làm đẹp” hồ sơ
xin việc sau khi tốt nghiệp. Có khá nhiều lựa chọn việc làm cho các bạn trẻ năng động,
nhưng không phải ai cũng biết chọn cho mình một lối đi sáng suốt.
Trước đây, để xin được một chỗ làm bán thời gian khá khẩm không dễ chút nào.
Nhưng nhờ thị trường việc làm thêm cho sinh viên ngày càng mở cửa, giới trẻ có cơ hội
tiếp cận từ việc đi gia sư tới thực tập có trả lương ở những công ty lớn.
Lựa chọn làm việc ở quán bar đang được nhiều sinh viên ưa
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 14
chuộng.
Thay vì ghen tỵ với bạn bè cùng trang lứa khi họ có tiền ăn tiêu, du lịch vào mỗi
kỳ nghỉ, những sinh viên không được dồi dào về tiền bạc có thể coi hoàn cảnh của mình
là động lực tích cực để phấn đấu vì mục tiêu lâu dài.
Chuyên viên Karen Barnard từ trung tâm dịch vụ việc làm của Đại học London -
Anh chia sẻ rằng: “Đa phần sinh viên thường tìm đến các quán bar hay các cửa hàng bán
lẻ. Nhưng tại trường chúng tôi, các em đã có được những công việc thực tập có trả lương

trong các kỳ nghỉ hè, với những lĩnh vực như quản lý, tài chính, kinh doanh Các nhà
tuyển dụng hiểu rằng đa phần sinh viên đi làm thêm chỉ để có tiền tiêu vặt, nhưng nhờ đó
mà các bạn sẽ sớm trưởng thành”.
Tìm đến trung tâm giới thiệu việc làm của ngôi trường bạn đang học là một lựa chọn sáng
suốt, nhưng cũng mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình “săn việc”. Năng động hơn,
nhiều bạn đã biết tìm đến thị trường lao động tiềm ẩn trên mạng internet hay các câu lạc
bộ việc làm. Ông Andrew Bird - Giám đốc Trung tâm việc làm cho sinh viên tại London
chia sẻ: “Tôi đã làm công tác này được 10 năm, nhưng chỉ trong 12 tháng gần đây tôi mới
nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong số lượng sinh viên tìm việc làm thêm cuối tuần và
buổi tối. Nhưng khi đồng tiền trở nên khó kiếm, thì thị trường việc làm cũng khó tính
hơn. Kinh nghiệm trở thành yếu tố then chốt đối với sinh viên mới ra trường. Sinh viên
có thể tranh thủ quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường để trải nghiệm nhiều công
việc khác nhau. Điều này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc định hướng nghề
nghiệp tương lai, và khi ra trường bạn sẽ không còn bối rối nữa”.
Ông Mike Barnard từ hãng dịch vụ tuyển dụng lao động là các sinh viên mới tốt
nghiệp khuyên rằng: “Các bạn nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời
gian hoặc tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học, coi công
việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Qua
đó, bạn không chỉ có cơ hội tích lũy được những kinh nghiệm đầu tay, mà còn đạt được
một vị trí nào đó, bắt đầu những mối quan hệ mà giá trị của nó là điều chính bạn cũng sẽ
phải ngạc nhiên. Thêm vào đó, nếu bạn nhận ra việc mình đang làm không phù hợp, bạn
cũng dễ dàng chuyển hướng và tiếp tục tìm kiếm ngành nghề thực sự giành cho bạn”.
Ngoài ra, ông Andrew Bird còn nói: “Hiện nay sinh viên thường chỉ xoay quanh
những công việc làm thêm không mấy mới lạ, trong khi đó nhiều nhà bán lẻ đang sụt
giảm doanh thu do suy thoái kinh tế chung, và nhu cầu lao động cũng bị giảm bớt. Song
điều này không phải là không có cách giải quyết. Nếu bạn đi làm thêm với mục tiêu
chính là tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể hoạt động tình nguyện tác các chương trình
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 15
công chúng, hoặc các trung tâm xã hội. Và đó cũng là lựa chọn của không ít sinh viên
chưa tìm được việc”.

Trên thực tế, sinh viên không cần thiết phải tìm bằng được chỗ làm thêm bên
ngoài cổng trường đại học. Có những công việc cần nhân lực ngay trong chính ngôi
trường của các bạn, mà đôi khi lại không mấy ai để ý tới. Nhiều trường đang nỗ lực tìm
cách cải thiện tình trạng tài chính bằng cách mở rộng các hình thức dịch vụ giáo dục. Bộ
phận của ông Karen Barnard đang chuyên tuyển sinh viên chạy các sự kiện của nhà
trường. Đây là một hình thức công việc khá triển vọng đối với những sinh viên muốn tiếp
tục sự nghiệp tại ngôi trường mình đang học.
Chủ đề 5: Lời khuyên
Để các bạn sinh viên đi làm thêm sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa
làm việc hiệu quả nhất các bạn cần ghi nhớ:
Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh
Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm
thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống, và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả
những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một
cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham
vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng
bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu
sinh.
Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác.
Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của
tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…
Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý
muốn.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 16
Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương
lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa
chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân. Một công việc làm thêm
gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của
bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một

dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ
cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể
cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở
các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên
ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”
Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ,
thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể
hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Nên hỏi, xin ý
kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích
giá trị.
Bạn có thể để ý và thấy ngay những tờ rơi tuyển việc làm do những công ty đa cấp hay
lừa đảo thường có dòng chữ “ưu tiên sinh viên năm nhất, năm hai”. Và thực tế thì không
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 17
ít sinh viên đã “sập bẫy” khi không chịu tham khảo ý kiến của các anh chị hay bạn bè đi
trước.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp
xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.
Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc
học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng
rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết
cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất
cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con
đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là
chính mình và cân bằng cuộc sống.
Cách để các bạn sinh viên tìm việc làm thêm dễ dàng
Bạn tốt nghiệp đại học với một tấm bằng ưng ý, điều đó chưa đủ, quan trọng là bạn phải

tìm được việc làm. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu quá trình tìm việc làm.
Hầu hết các sinh viên, ngay từ năm thứ nhất, đã muốn được làm việc để lấy kinh nghiệm
và có thêm tiền trang trải cuộc sống. Khi còn là sinh viên, đừng nên quá khó tính trong
khâu chọn việc. Đừng nghĩ rằng chỉ có những công việc đúng chuyên ngành đào tạo mới
có lợi cho bạn. Bạn có thể chọn một trong những việc làm bán thời gian thông dụng như
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 18
gia sư, phục vụ bàn, bán hàng,… Đó là những công việc bán thời gian, giúp bạn vẫn có
thời gian học.
Bạn có thể xây dựng hệ thống tìm kiếm việc làm thông qua thầy cô giáo, bạn bè trong
trường hoặc qua các trung tâm hướng nghiệp của trường. Nếu bạn là một sinh viên giỏi,
hãy đề xuất với thầy giáo. Biết đâu bạn lại được một vị giáo sư danh tiếng nào đó ở
trường nhận là người học việc.
Hãy giao tiếp với tất cả mọi người. Bạn có thể có được những thông tin quý giá từ người
hàng xóm, từ người thợ làm đầu, từ người bán hàng ở chợ,…
Quan tâm tới bản sơ yếu lý lịch và hồ sơ xin việc ngay khi mới vào trường. Sau khi hoàn
thành bản hồ sơ, hãy nghĩ xem nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ thấy nó còn khuyết cái
gì. Tranh thủ thời gian để bổ sung những chỗ khuyết đó (kinh nghiệm, ngoại ngữ, tin học,
…).
Xin làm việc không lương. Gặp bất cứ người đi trước nào cũng giới thiệu: “Tôi là sinh
viên ngành …. Tôi muốn tích luỹ kinh nghiệm và học hỏi thêm. Liệu tôi có thể có ích cho
ông/bà không? Tôi có thể không nhận thù lao…”. Trong quá trình làm việc cùng họ, bạn
có thể được đánh giá cao và được nhận những cơ hội vàng.
Một chuyên gia nhân sự cho biết người họ cần phải thông minh, giỏi chuyên môn, có
kinh nghiệm làm việc và có đạo đức tốt. Thông minh ở đây không chỉ được thể hiện ở
những tấm bằng loại giỏi mà còn thể hiện ở khả năng bạn có thể giải quyết các vấn đề có
thể gặp phải trong công việc. Đạo đức tốt vô cùng quan trọng, hơn cả kinh nghiệm và
chuyên môn. Nếu bạn tỏ ra rất có năng lực, nhưng ngay khi mới là sinh viên mà bạn đã
có vẻ ranh ma, tinh quái, đến lúc ra trường bạn sẽ còn “kinh khủng” đến mức nào!
4 kinh nghiệm tìm việc làm thêm hiệu quả cho bạn:
1, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Chuẩn bị hồ sơ.

- Dù chỉ là công việc làm thêm nhưng bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ hồ sơ trước khi đi
xin việc. Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên mang đầy đủ hồ sơ khi đi xin việc,
điều đó chứng tỏ rằng bạn rất hứng thú với công việc và bạn chững chạc hơn hẳn những
ứng viên không chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho bạn chính là hãy chuẩn bị cho mình 1 bộ hồ sơ đầy
đủ để kiếm việc làm.
2, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Ngoại hình và phong cách.
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 19
- Khi đi nộp hồ sơ và phỏng vấn hãy chắc chắn rằng bạn thật chỉn chu, tóc tai gọn gàng,
và mặc 1 bộ quần áo lịch sự bạn nhé. Đừng mang dép mà hãy mang giầy, không cần quá
sang trọng nhưng nhìn bạn phải thật chỉnh tề.
- Hãy luôn tự tin, ngẩng cao đầu, luôn vui vẻ và hào hứng đó là cách gây ấn tượng theo
kinh nghiệm tìm việc làm thêm của mình đấy.
- Nếu bạn lo sợ, rụt rè họ sẽ đánh giá năng giao tiếp của bạn kém và loại hồ sơ bạn đấy!.
3, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Luôn có 1 bản CV.
- Nhiều bạn nghĩ rằng "mình đi chưa làm bao giờ, chưa có kinh nghiệm, và đây là việc
làm thêm thì gì tới CV". Suy nghĩ như thế là sai lầm đấy bạn nhé, dù bạn chưa kinh
nghiệm làm việc nhưng không thể thiếu CV, CV là cho phép bạn thể hiện mình là ai,
mình có kỹ năng gì trước mắt nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Luôn chuẩn bị CV
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 20
- Theo kinh nghiệm tìm việc làm thêm của mình, thì đa số nhà tuyển dụng đều thích
tuyển những ứng viên có CV, vì theo họ điều đó thể hiện bạn là người rất hứng thú với
công việc này, và có thể bạn sẽ làm lâu dài chứ không bỏ dỡ sau vài ngày làm việc.
4, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Chuẩn bị danh sách các công việc làm thêm.
- 1 người lập kế hoạch trước khi thực hiện một công việc nào đó là người luôn thành
công. Hãy liệt kê danh sách những công việc bạn yêu thích và chuẩn bị ứng tuyển, để
chuẩn bị các hồ sơ cần thiết.
- Nếu công việc này không thành công bạn luôn có công việc dự phòng để sẵn sàng ứng
tuyển tránh mất thời gian loay hoay tìm kiếm việc thay thế.

Với 4 kinh nghiệm tìm việc làm thêm tuy nhỏ trên nhưng nó rất hiệu quả để giúp bạn
chuẩn bị kỹ càng, rèn luyện thêm bản thân trong hành trình kiếm việc làm thêm đấy!.
Lời Kết:
Sinh viên đi làm thêm đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các trường đại học,
cao đẳng, nhất là ở các thành phố lớn. Thời kì bão giá, mọi chi tiêu của sinh viên không
thể phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Hơn nữa đi làm thêm cũng là cách để sinh viên va chạm thực tế, có thêm kinh
nghiệm sống và làm việc sau này. Với những sinh viên xin được việc làm thêm cùng
chuyên ngành đang học thì đây là một lợi thế. Song không phải ai cũng có may mắn này,
phần lớn sinh viên phải làm thêm những công việc như tiếp thị, bán hàng, phục vụ nhà
hàng, phát tờ rơi, gia sư…Hầu như đầu không làm đúng chuyên ngành. Nắm đựơc nhu
cầu này của sinh viên đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, các trung
tâm giới thiệu việc làm mọc lên như nấm sau mưa. Và những câu chuyện dở khóc, dở
cười với những trung tâm này cũng bắt đầu trở thành đề tài trong các câu chuyện của sinh
viên.
Vì vậy với mỗi sinh viên đang lo lắng khi ra trường việc làm đâu thì tôi khuyên
hãy bắt đầu đi làm thêm ngay từ sv năm nhất. Song song với đó là một thời gian biểu để
học và làm thêm hợp lý. Hãy tận dụng kinh nghiệm, mối quạn hệ thời gian làm thêm tôi
tin ra trường bạn sẽ không run rẩy trước phòng phỏng vấn.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!
FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 21

×