Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

nghiên cứu một số loại màng sử dụng trong chế tạo kit xác định nhóm máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.01 KB, 59 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM









NGUYỄN ĐỨC HÙNG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI MÀNG SỬ DỤNG
TRONG CHẾ TẠO KIT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẬM







NGUYỄN ĐỨC HÙNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI MÀNG SỬ DỤNG
TRONG CHẾ TẠO KIT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. THẨM THỊ THU NGA




THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Thẩm Thị Thu Nga, phòng
Công nghệ Gen động vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, đã định hƣớng nghiên cứu, hƣớng dẫn thí nghiệm, sửa luận văn và tạo
mọi điều kiện về hóa chất cũng nhƣ trang thiết bị nghiên cứu để tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Công nghệ Gen động vật,
Viện Công nghệ sinh học đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sinh - KTNN, Khoa Sau đại học, trƣờng
Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng
dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Học viên



Nguyễn Đức Hùng








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACD
CMC
CPD
CPDA
Cs
DEAE
EDTA
ELISA
HBV
HCV
HIV
Ig
Nxb
PA
PCR
PLA
PVA
BSA
Axit citrate dextrose
Carboxyl methyl cellulose
Citrate, phosphat, dextrose

Citrate, phosphat, dextrose, adenin
Cộng sự
Diethylaminoethyl cellulose
Ethylene diamine tetraacetic axit
Enzyme-linked immuno sorbent assay
Hepatitis B virus
Hepatitis C virus
Human immunodeficiency virus
Immunoglobulin

Nhà xuất bản
Poly acrylate
Polymerase chain reaction
Polylactic axit
Polyvinyl alcohol
Bovine serum albumin









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. MÁU VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÁU 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Khối lƣợng của máu Error! Bookmark not defined.
1.2. PHÂN LOẠI NHÓM MÁU 3
1.2.1. Hệ thống nhóm máu ABO 4
1.2.2. Hệ thống nhóm máuRh 5
1.3. KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG THỂ 6
1.3.1. Kháng nguyên (antigen) 6
1.3.2. Kháng thể (antibody) 7
1.4. CÔNG TÁC TRUYỀN MÁU TRÊN THẾ GIỚI 7
1.4.1. Lịch sử công tác truyền máu 8
1.4.2. Truyền máu hiện đại 8
1.5. AN TOÀN TRUYỀN MÁU 8
1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU 11
1.7. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT THƢỜNG TRONG XÁC ĐỊNH
NHÓM MÁU BẰNG PHƢƠNG PHÁP HUYẾT THANH MẪU 12
1.7.1. Phản ứng yếu 12
1.7.2. Bệnh lý 13
1.7.3. Các nguyên nhân khác 13
1.8. NGUYÊN LIỆU TẠO MÀNG TRONG CHẾ TẠO THẺ XÉT NGHIỆM
NHÓM MÁU 14
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 15
1.9.1.CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC 15
1.9.2.CÁC NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI 16
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 19
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT 19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THẺ XÉT NGHIỆM 20

2.3.1. Lấy mẫu 20
2.3.2. Qui trình xét nghiệm 20
2.3.3. Đọc kết quả 21
2.3.4. Ƣu điểm của xét nghiệm trên thẻ 22
2.3.5. Hạn chế của phƣơng pháp xét nghiệm trên thẻ 22
2.4. HƢỚNG DẪN CỤ THỂ CHO THU THẬP MÁU, CÁC THÀNH PHẦN
VÀ CÁC CHẾ PHẨM MÁU 23
2.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. NGHIÊN CỨU PHỦ KHÁNG THỂ LÊN MỘT SỐ LOẠI MÀNG 26
3.1.1. Màng cellophane 26
3.1.2. Màng Cacboxymethylcellulose (CMC) 28
3.1.3. Màng Polyvinyl alcolhol (PVA) 31
3.2. NGHIÊN CỨU PHỦ KHÁNG THỂ ANTI-A, ANTI-B LÊN MÀNG 35
3.3. NGHIÊN CỨU XÉT NGHIỆM KIỂM CHỨNG TỰ ĐỘNG LÀM SONG
SONG VỚI XÉT NGHIỆM TRÊN THẺ 38
3.4. SO SÁNH ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA THẺ VỚI CÁC
PHƢƠNG PHÁP KHÁC 39
3.5. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN THẺ, CÁC HÓA CHÁT VÀ
DỤNG CỤ KÈM THEO 41
3.6. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 43
3.7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu hệ ABO và tỉ lệ ở Việt Nam 4
Bảng 1.2. Đặc điểm nhóm máu hệ Rhesus và tỉ lệ ở Việt Nam 5
Bảng 2.1. Kết quả kiểm chứng nhóm máu 21
Bảng 2.2. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm khi xác định với nhóm máu A 23
Bảng 2.3. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm khi xác định với nhóm máu B 23
Bảng 2.4. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm khi xác định với nhóm máu AB 24
Bảng 2.5. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm khi xác định với nhóm máu O 24
Bảng 3.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm đƣợc ép màng cellophane 27
Bảng 3.2. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm với các nồng độ CMC khác nhau 29
Bảng 3.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm đƣợc ép màng CMC 31
Bảng 3.4. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm với các nồng độ PVA khác nhau 32
Bảng 3.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm đƣợc ép màng PVA 34
Bảng 3.6. Độ nhạy của thẻ sử dụng các loại màng Cellophane, CMC, PVA 35
Bảng 3.7. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm với lƣợng kháng thể khác nhau 38
Bảng 3.8. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm với phƣơng pháp xét
nghiệm trên phiến kính và xét nghiệm trong tube .40
Bảng 3.9. Thời hạn sử dụng thẻ xét nghiệm 42
Bảng 3.10. Giá thành sản xuất 1 thẻ xét nghiệm nhóm máu do đề tài sản xuất .43













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của màng CMC 14
Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của PVA 14
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của cellophane 15
Hình 3.1. Phủ kháng thể lên màng cellophane 27
Hình 3.2. Xét nghiệm trên thẻ ép màng cellophane 27
Hình 3.3. Phủ màng CMC lên bề mặt của thẻ xét nghiệm 30
Hình 3.4. Xét nghiệm trên thẻ ép màng CMC 2% 30
Hình 3.5. Xét nghiệm trên thẻ ép màng CMC 3% 30
Hình 3.6. Phủ màng PVA lên bề mặt của thẻ xét nghiệm 32
Hình 3.7. Xét nghiệm trên thẻ ép màng PVA 3% 33
Hình 3.8. Xét nghiệm trên thẻ ép màng PVA 5% 33
Hình 3.10. Phủ kháng thể lên màng CMC 2% 36
Hình 3.11. Xét nghiệm trên màng CMC với 20µl kháng thể 37
Hình 3.12. Xét nghiệm trên màng CMC với 30µl kháng thể 37
Hình 3.13. Xét nghiệm trên màng CMC với 40µl kháng thể 37
Hình 3.14. Mẫu đối chứng không bị vẩn đục. 39
Hình 3.15. Mẫu đối chứng bị vẩn đục. 39
Hình 3.16. Xét nghiệm nhóm máu trên phiến 39
Hình 3.17. Xét nghiệm nhóm máu trong tube 39
Hình 3.18. Xét nghiệm nhóm máu bằng thẻ EldonCard 41
Hình 3.19. Thẻ xét nghiệm nhóm máu ABO+D do đề tài sản xuất 42





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Quy chế truyền máu do Bộ Y tế ban hành ngày 19 tháng 1 năm 2007,
định nhóm máu hệ ABO tại giƣờng bệnh là một xét nghiệm bắt buộc nhằm phòng
tránh tai biến tan máu cấp trong lòng mạch do truyền nhầm nhóm máu [1].
Trên bề mặt hồng cầu ngƣời có 30 kháng nguyên thƣờng gặp và hàng trăm
kháng nguyên khác nhƣng đều là kháng nguyên có tính miễn dịch yếu. Các kháng
nguyên xếp thành hệ thống các nhóm máu ABO, Rh, Lewis, MNSs, P, Kell Trong
số này có hai hệ thống nhóm máu ABO và Rh đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong truyền máu [6].
Sự không tƣơng thích về mặt miễn dịch trong hệ nhóm máu ABO là nguy cơ
đe dọa nhiều nhất trong y học truyền máu [49]. Những biến chứng ở ngƣời bệnh do
truyền nhầm nhóm máu thƣờng do lỗi xảy ra trong quá trình xét nghiệm máu [35].
Định nhóm máu đầu giƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi truyền máu và nằm trong luật
y tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Vấn đề quan trọng trong định nhóm máu đầu
giƣờng đối với hệ nhóm máu ABO là khả năng tƣơng thích, tính chính xác của các
xét nghiệm [15], [20]. Điều này phụ thuộc vào độ chính xác của các thiết bị xét
nghiệm. Do vậy, các quyết định truyền nhầm nhóm máu do lỗi kỹ thuật và hiệu suất
sử dụng thiết bị nghèo nàn [44].
Để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, mọi phòng xét nghiệm
phát máu đều định nhóm máu hệ ABO, hệ Rh và các hệ nhóm máu hồng cầu khác,
xác định kháng thể bất thƣờng, tiến hành phản ứng hoà hợp ở các điều kiện, nhiệt
độ khác nhau và thực hiện quy trình truyền máu đúng. Ở Việt Nam, chúng ta chỉ
định đƣợc nhóm máu hệ ABO, làm phản ứng chéo ở nhiệt độ 22
0
C nên an toàn

truyền máu về mặt miễn dịch vẫn còn hạn chế [1].
Trên thế giới, thẻ định nhóm máu Eldoncard A/S bắt đầu đƣợc sử dụng từ
năm 1956. Việc định nhóm máu ABO, Rh đƣợc thực hiện dễ dàng và trong thời
gian ngắn. Thẻ định nhóm máu cho phép ngƣời sử dụng nhận biết đƣợc nhóm máu
họ là A, O, B hay AB, Rh(-) hay Rh(+) [17]. Việc xác định tình trạng nhóm máu Rh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

ở phụ nữ mang thai cũng rất quan trọng. Nếu phụ nữ mang thai có Rh(-), bào thai có
Rh(+), hệ miễn dịch của ngƣời mẹ sẽ tấn công các tế bào hồng cầu của bào thai, dẫn
đến làm ngƣng kết hồng cầu của thai nhi. Tùy theo mức độ ngƣng kết dẫn đến sẩy
thai hoặc thai chết [23].
Tại Việt Nam, đã có một số công ty bắt đầu cung cấp các bộ kit dạng thẻ xét
nghiệm định nhóm máu nhập. Tuy nhiên, các phòng xét nghiệm sinh hóa chƣa thể
đƣa vào sử dụng xét nghiệm cho bệnh nhân do giá thành còn quá cao so với xét
nghiệm bằng phƣơng pháp truyền thống [1]. Vậy yêu cầu đặt ra là phải tạo ra đƣợc
thẻ định máu ABO, Rh, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nƣớc.
Để góp phần vào việc tạo ra thẻ định máu ABO, Rh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI MÀNG SỬ DỤNG TRONG
CHẾ TẠO KIT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tạo đƣợc thẻ xác định nhóm máu hệ ABO và hệ Rh.
- Xác định độ nhạy và độ chính xác của thẻ xét nghiệm nhóm máu do đề tài
sản xuất.
- Xác định điều kiện bảo quản thẻ định nhóm máu.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định loại màng thích hợp để gắn kháng thể anti-A, anti-B, anti-D.
- Xác định hàm lƣợng kháng thể thích hợp đƣa lên màng.

- Nghiên cứu xét nghiệm kiểm chứng tự động làm song song với xét nghiệm
trên thẻ để dựa vào đó đánh giá kết quả xét nghiệm.
- So sánh độ nhạy và độ chính xác của thẻ với các phƣơng pháp khác.
- Nghiên cứu điều kiện bảo quản thẻ, các hóa chất và dụng cụ kèm theo.
- Hƣớng dẫn cụ thể cho thu thập máu, các thành phần của máu và các chế
phẩm máu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MÁU VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÁU
1.1.1. Định nghĩa
Máu là tổ chức màu đỏ, vận chuyển trong hệ thống mạch. Máu cùng với
bạch huyết, dịch gian bào và dịch não tủy tạo thành môi trƣờng trong cơ thể. Máu là
thành phần quan trọng nhất của môi trƣờng bên trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều
chức năng sinh lý khác nhau [2].
1.1.2. Thành phần của máu
Máu gồm hai thành phần: thể hữu hình (huyết cầu) và huyết tƣơng. Các thể
hữu hình của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chiếm 43 - 45% tổng số máu,
chỉ số này đƣợc gọi là hematocrit. Hồng cầu là thành phần chiếm chủ yếu trong thể
hữu hình. Huyết tƣơng chiếm 55 - 57% tổng số máu. Huyết tƣơng chứa nƣớc,
protein, các chất điện giải, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các hocmon, các vitamin,
các chất trung gian hoá học, các sản phẩm chuyển hoá Huyết tƣơng chứa toàn bộ
các chất cần thiết cho cơ thể và toàn bộ các chất cần đƣợc thải ra ngoài. Huyết
tƣơng bị lấy mất fibrinogen thì đƣợc gọi là huyết thanh [3].
1.2. PHÂN LOẠI NHÓM MÁU
Sự hiểu biết về kháng nguyên nhóm máu là vô cùng cần thiết cho công tác

truyền máu. Truyền máu đã đƣợc áp dụng từ lâu trong cấp cứu và điều trị. Khi
truyền máu đã gặp nhiều tai biến rất nguy hiểm. Ngày nay chúng ta đã hiểu rằng
nguyên nhân tai biến là do sự có mặt cuả kháng thể tự nhiên trong cơ thể. Các
kháng thể này chống lại các kháng nguyên với tính miễn dịch cao có trên bề mặt
hồng cầu. Trên bề mặt hồng cầu ngƣời có 30 kháng nguyên thƣờng gặp và nhiều
kháng nguyên khác nhƣng đều là kháng nguyên có tính miễn dịch yếu, thƣờng chỉ
dùng để nghiên cứu gen. Các kháng nguyên xếp thành hệ thống các nhóm máu
ABO, Rh, Lewis, MNSs, P, Kell, Lutheran, Duffy, Kidd [1].
Trong số các nhóm máu, có hai hệ thống nhóm máu ABO và Rh đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong truyền máu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

1.2.1. Hệ thống nhóm máu ABO
Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra hiện tƣợng huyết thanh của ngƣời này
làm ngƣng kết hồng cầu của ngƣời kia và ngƣợc lại. Sau đó, nguời ta đã tìm đƣợc
kháng nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể a (anti-A) và kháng thể b (anti-B).
Kháng nguyên A và B có mặt trên màng hồng cầu; kháng thể a và b có mặt trong
huyết tƣơng. Kháng thể a sẽ làm ngƣng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, kháng
thể b sẽ làm ngƣng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do cơ thể có trạng thái
dung nạp với kháng nguyên bản thân, nên trong huyết tƣơng không có kháng thể
chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó. Từ đó hệ
thống nhóm máu ABO đƣợc chia làm 4 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và
nhóm O. Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng
cầu [5].
Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu hệ ABO và tỉ lệ ở Việt Nam
Tên nhóm
máu

Kháng nguyên trên
màng hồng cầu
Kháng thể trong
huyết thanh
Tỷ lệ

A
A
Chống b
21,5
B
B
Chống a
29,5
AB
A và B
Không có a và b
6
O
Không có A, B
Chống a và chống b
43
Nguồn: Đỗ Trung Phấn (2006)[4]
Cơ thể nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng
thể b (anti-B) trong huyết tƣơng.
Cơ thể nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng
thể a (anti-A) trong huyết tƣơng.
Cơ thể nhóm máu AB có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và
không có kháng thể a và b trong huyết tƣơng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

Cơ thể nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu,
trong huyết tƣơng có cả kháng thể a và b.
1.2.2. Hệ thống nhóm máu Rh
Năm 1940, Landsteiner và Wiener lấy máu khỉ Macacus rhesus tiêm vào
máu thỏ nhiều lần, máu thỏ hình thành một hệ thống miễn dịch với hồng cầu của
máu khỉ Macacus rhesus. Sau đó lấy huyết thanh máu thỏ đã đƣợc miễn dịch trộn
với hồng cầu của ngƣời. Ngƣời ta thấy huyết thanh của thỏ làm ngƣng kết hồng cầu
của đa số ngƣời đƣợc thử. Điều này chứng tỏ hồng cầu của những ngƣời này có
chứa kháng nguyên giống nhƣ kháng nguyên của hồng cầu khỉ. Ngƣời ta gọi kháng
nguyên đó là kháng nguyên Rh [3].
Lúc đầu, Landsteiner và Wiener xếp những ngƣời có hồng cầu bị ngƣng kết
bởi huyết thanh này vào nhóm Rh(+), những ngƣời có hồng cầu không bị ngƣng kết
vào nhóm Rh(-). Sau này, Landsteiner và Wiener nhận thấy hệ thống kháng nguyên
Rh không đơn giản nhƣ vậy. Hệ thống Rh có nhiều kháng nguyên, phần lớn chúng
có tính phản ứng chéo và sinh miễn dịch yếu. Do đó kháng thể không gây ngƣng kết
mạnh nhƣ hệ thống ABO [6].
Bảng 1.2. Đặc điểm nhóm máu hệ Rhesus và tỉ lệ ở Việt Nam
Tên nhóm máu
Kháng nguyên
Kháng thể
tự nhiên
Tỷ lệ
Việt Nam
Rh(+)

Không

99,96%
Rh(-)
Không
Không
0,04%
Nguồn: Đỗ Trung Phấn (2006)[4]
Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh có tính di truyền, còn kháng thể
chống Rh chỉ xuất hiện ở cơ thể Rh(-) khi đƣợc miễn dịch bằng hồng cầu có kháng
nguyên D. Kháng thể này thƣờng là IgG. Nếu một ngƣời có Rh(-) và chƣa hề đƣợc
truyền máu Rh(+) bao giờ thì việc truyền máu Rh(+) cho họ sẽ không xảy ra phản
ứng tức thì. Tuy nhiên, sau khi truyền máu Rh(+) từ 2-4 tuần sau, lƣợng kháng thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

chống Rh gây ngƣng kết hồng cầu Rh(+) của ngƣời cho vẫn tồn tại trong máu ngƣời
nhận. Sau 2-4 tháng truyền máu Rh(+), nồng độ kháng thể chống Rh trong máu
ngƣời Rh(-) mới đạt tối đa. Nếu truyền máu Rh(+) cho những ngƣời này lần thứ 2
có thể gây ra tai biến truyền máu nặng. Sau nhiều lần truyền máu Rh(+) cho ngƣời
Rh(-), ngƣời Rh(-) trở nên rất mẫn cảm với kháng nguyên Rh, tai biến khi truyền
máu là rất nguy hiểm. Đó là lý do tại sao ta phải lƣu ý tới ngƣời đã đƣợc truyền máu
nhiều lần [26].
Trƣờng hợp thứ hai là ngƣời mẹ ngƣời Rh(-), bố Rh(+). Đứa trẻ đƣợc di
truyền bố Rh(+) từ bố. Hồng cầu bố Rh(+) của thai sang máu mẹ. Ngƣời mẹ sẽ có
quá trình tạo kháng thể chống Rh, các kháng thể này qua nhau thai làm ngƣng kết
hồng cầu thai. Nếu ngƣời mẹ có thai lần đầu thì cơ thể ngƣời mẹ chƣa sản xuất đủ
kháng thể để gây nguy hiểm cho thai nhi [26].
Trƣờng hợp tiếp theo cần lƣu ý là ngƣời phụ nữ có tiền sử sảy thai. Những
ngƣời này nếu cần truyền máu phải xét nghiệm nhóm máu Rh. Nếu ngƣời mẹ này

có nhóm máu Rh(-) và trong máu đã có kháng thể chống Rh thì việc truyền máu
Rh(+) cho họ sẽ có tai biến rất nguy hiểm [6].
1.3. KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG THỂ
1.3.1. Kháng nguyên (antigen)
Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì đƣợc hệ
thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tƣơng ứng có đặc tính kết hợp
đặc hiệu với kháng nguyên đó [7].
Tính đặc hiệu của kháng nguyên
Tính đặc hiệu của mỗi đáp ứng miễn dịch có đƣợc là do mỗi kháng nguyên
có một cấu trúc riêng. Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ phân
tử kháng nguyên quyết định, mà do một hoặc nhiều đoạn nhỏ (Epitop) nằm trên
phân tử kháng nguyên quyết định. Epitop có chức năng kích thích cơ thể tạo ra đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên đó và là vị trí để kháng thể hoặc tế bào
lympho mẫn cảm có thể gắn vào một cách đặc hiệu [7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Phản ứng chéo
Kháng thể có tính đặc hiệu rất cao, nhƣng cũng có trƣờng hợp kháng thể của
kháng nguyên A lại tác dụng với kháng nguyên B, ta gọi là phản ứng chéo. Nguyên
nhân của phản ứng chéo có thể là do trên hai kháng nguyên này có hai epitop giống
nhau [7].
1.3.2. Kháng thể (antibody)
Kháng thể là các phân tử immunoglobulin (Ig) có bản chất glycoprotein do
các tế bào lympho B cũng nhƣ các tƣơng bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ
miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận
diện một epitope kháng nguyên duy nhất. Các kháng thể đƣợc phân thành 5 lớp:
IgG, IgA, IgM, IgE và IgD [7].

Kháng thể đơn dòng
Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên
cho sẵn. Các kháng thể đơn dòng cùng một dòng thì giống hệt nhau và đƣợc sản
xuất bởi cùng một dòng tƣơng bào [51].
Kháng thể đơn dòng là một công cụ hữu hiệu thiết yếu trong nghiên cứu từ
miễn dịch đến protein chips nhằm tạo các kit chẩn đoán bệnh, các liệu pháp trị liệu
[52]. Kháng thể đơn dòng đã dần thay thế kháng thể đa dòng nhờ tính đặc hiệu và
có thể sản xuất số lƣợng lớn với giá thành thấp [42]. Kháng thể đơn dòng IgM
chống A, B, AB, D sử dụng cho định nhóm máu với độ nhạy và tính đặc hiệu cao
ngày càng đƣợc nghiên cứu cải tiến, có phản ứng ngƣng kết với nhóm máu yếu
(sub-group) rất sẵn có trên thị trƣờng [51], [59].
Kháng thể đa dòng
Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope
khác nhau trên một kháng nguyên cho trƣớc. Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng
hợp nhiều kháng thể tƣơng ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên: đáp
ứng nhƣ vậy gọi là đa dòng [7].
1.4. CÔNG TÁC TRUYỀN MÁU TRÊN THẾ GIỚI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

1.4.1. Lịch sử công tác truyền máu
Lịch sử truyền máu trong y học thực sự mở ra sau khi Karl Landsteiner và
học trò phát hiện ra hệ nhóm máu ABO. Năm 1913, Reuben Ottenberg nêu vấn đề
hoà hợp nhóm máu trong truyền máu và đƣa ra sơ đồ truyền máu mang tên ông, từ
đây đã khắc phục đƣợc tình trạng tử vong do truyền nhầm nhóm máu [5].
Năm 1921 ở các nƣớc nhƣ Anh, Hà Lan và Australia đã thành lập đƣợc
những trung tâm truyền máu đầu tiên trên thế giới. Năm 1943, J. Loutit, P. Mollison
chỉnh lý dung dịch chống đông ACD, đã tạo điều kiện bảo quản lâu dài máu ở 4

0
C.
Đến năm 1952 Walter và Murphy mô tả kỹ thuật lấy máu kín bằng túi polyvinyl,
sau đó Gibson và cộng sự phát triển hệ thống lấy máu bằng túi chất dẻo cho phép
tách huyết tƣơng ra khỏi máu sau khi để lắng và có thể bảo quản bằng đông lạnh lâu
dài. Đó là những điều kiện tốt cho một thời kỳ mới trong bảo quản, sử dụng các
thành phần máu trong y học [8].
1.4.2. Truyền máu hiện đại
Truyền máu hiện nay đã phát triển và trở thành chƣơng trình quốc gia của
nhiều nƣớc trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đƣa việc sản xuất
các chế phẩm máu đi vào công nghiệp hoá.
An toàn truyền máu đƣợc quan tâm không chỉ đảm bảo bằng cách phù hợp
về mặt miễn dịch mà là không truyền các bệnh nhiễm trùng cho ngƣời nhận bằng
các biện pháp sàng lọc. An toàn truyền máu trở thành luật quốc gia, luật quốc tế và
đƣợc kiểm soát chặt chẽ, quan tâm đặc biệt, đƣợc đầu tƣ trang thiết bị, kỹ thuật hiện
đại, phƣơng pháp áp dụng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, các xét nghiệm đƣợc tập
trung làm ở các cơ sở lớn, hiện đại và có chất lƣợng. An toàn truyền máu chỉ đƣợc
đảm bảo khi có những trung tâm truyền máu lớn, có trang thiết bị hiện đại và đội
ngũ cán bộ đƣợc đào tạo tốt. An toàn truyền máu không chỉ là đảm bảo an toàn
ngƣời cho, ngƣời nhận và cán bộ làm công tác truyền máu mà còn đảm bảo an toàn
về số lƣợng, chất lƣợng, trong cấp cứu, trong điều trị hàng ngày và dự phòng [8].
1.5. AN TOÀN TRUYỀN MÁU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

Vấn đề an toàn truyền máu bao gồm việc xác định nhóm máu tất cả các hệ
của cả ngƣời cho và ngƣời nhận, xác định kháng thể bất thƣờng, tiến hành phản ứng
hoà hợp ở các điều kiện, nhiệt độ khác nhau và thực hiện quy trình truyền máu

đúng. Các biện pháp này đã đƣợc trú trọng ở các nƣớc phát triển rất sớm. Tại các
nƣớc đang phát triển, vấn đề này còn chƣa đƣợc quan tâm do vấn đề kinh phí, trình
độ cán bộ, do vậy đã có nhiều trƣờng hợp đáng tiếc xảy ra gây tử vong hoặc gây nên
tình trạng truyền máu không hiệu lực cho ngƣời bệnh. Nếu truyền 50ml máu không
tƣơng thích cho ngƣời bệnh sẽ gây ra một phản ứng cấp tính tán huyết. Điều này
cho thấy vai trò của xác định nhóm máu trƣớc khi truyền máu [27].
Tại Việt Nam để bảo đảm an toàn truyền máu cho ngƣời bệnh, chúng ta mới
chỉ thực hiện đƣợc việc định nhóm máu hệ ABO, làm phản ứng hoà hợp ở nhiệt độ
phòng thí nghiệm, do vậy chƣa bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch.
Để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch trƣớc tiên chúng ta phải
nắm vững đƣợc các kiến thức sau:
Chức năng và các thành phần của máu
Kháng nguyên, kháng thể, phản ứng kháng nguyên, kháng thể và các yếu tố
ảnh hƣởng đến phản ứng kháng nguyên, kháng thể.
Nhóm máu hệ ABO và các phƣơng pháp xác định nhóm máu hệ ABO.
Hệ thống nhóm máu Rh và các hệ nhóm máu hồng cầu khác.
Tầm quan trọng của phản ứng hoà hợp [1].
Trong thực hành truyền máu, ngoài những qui định về những xét nghiệm
phát hiện các virut lây theo đƣờng máu, kỹ thuật bảo quản , chúng ta cần phải thực
hiện đúng qui tắc về nhóm máu. Qui tắc cơ bản là không để kháng nguyên và kháng
thể tƣơng ứng gặp nhau trong máu ngƣời nhận. Đối với hệ thống nhóm máu ABO,
thoả mãn qui tắc trên là phải truyền máu cùng nhóm. Dựa vào kháng thể đã biết của
huyết thanh mẫu (anti-A, anti-B, anti-AB), ngƣời ta xác định chính xác kháng
nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Đồng thời với việc xác định nhóm máu thuộc
hệ ABO, chúng ta cần phải làm các phản ứng chéo bằng cách trộn hồng cầu ngƣời
cho với huyết thanh máu ngƣời nhận và ngƣợc lại trộn hồng cầu ngƣời nhận với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10


huyết thanh máu ngƣời cho. Các phản ứng trên không có hiện tƣợng ngƣng kết
hồng cầu thì máu đó mới đƣợc truyền [27].
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất là truyền máu tự thân. Đối tƣợng đƣợc
lấy máu lúc khoẻ mạnh và đƣợc bảo quản trong ngân hàng, khi cần thì lấy chính
máu của họ truyền cho họ. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có điều kiện kỹ thuật để bảo
quản máu đƣợc lâu (đặc biệt là các nƣớc đang phát triển) nên điều này chƣa thực
hiện đƣợc [34].
Để khắc phục tai biến truyền máu và tình trạng lây nhiễm bệnh qua truyền
máu, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất ra máu nhân tạo để làm dịch truyền
thay thế máu. Song phạm vi ứng dụng máu nhân tạo chƣa đƣợc rộng rãi vì giá thành
còn quá đắt [14].
Trong trƣờng hợp cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, ngƣời ta
có thể truyền theo một qui tắc tối thiểu: không để xảy ra ngƣng kết hồng cầu của
ngƣời cho trong máu của ngƣời nhận. Nếu để xảy ra tai biến này thì chỉ cần truyền
nhầm 2ml máu đã có thể gây chết ngƣời do tắc mạch, rối loạn trao đổi khí của máu,
tan máu, suy thận cấp Nhƣ vậy có thể truyền máu khác nhóm, nhƣng phải tuân
theo nguyên tắc: nhóm O truyền đƣợc cho nhóm A, B và AB; nhóm A và B truyền
đƣợc cho nhóm AB; nhóm AB không truyền đƣợc cho nhóm O, A và B. Tai biến do
truyền máu rất khó xảy ra vì kháng thể trong máu ngƣời cho ngay lập tức bị pha
loãng trong máu của ngƣời nhận. Các kháng thể này sau đó sẽ bị các enzym phân
giải. Tuy vậy, ngày nay nhờ công tác hiến máu nhân đạo đƣợc phổ cập nên sự
truyền máu theo qui tắc tối thiểu ít đƣợc ứng dụng.
Đối với hệ máu Rh, kháng thể chống Rh chỉ hình thành ở ngƣời Rh(-) khi
đƣợc miễn dịch bằng hồng cầu Rh(+). Tỷ lệ Rh(-) của ngƣời Việt Nam lại rất thấp
(0,04%) nên ngƣời ta chú ý hai trƣờng hợp cần xét nghiệm nhóm máu hệ Rh [4]. Đó
là ngƣời đã đƣợc truyền máu nhiều lần và ngƣời phụ nữ có tiền sử xảy thai, đẻ non.
Việc xét nghiệm nhóm máu hệ Rh cũng dựa trên kháng thể của huyết thanh mẫu để
tìm kháng nguyên. Ngƣời có nhóm máu Rh(+) chỉ có thể cho ngƣời cũng có nhóm
máu Rh(+) và nhận ngƣời có nhóm máu Rh(+) hoặc Rh(-). Ngƣời có nhóm máu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Rh(-) có thể cho ngƣời có nhóm máu Rh(+) hoặc Rh(-) nhƣng chỉ nhận đƣợc ngƣời
có nhóm máu Rh(-) [3].
1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU
Theo Quy chế truyền máu do Bộ Y tế ban hành ngày 19 tháng 1 năm 2007,
định nhóm máu hệ ABO tại giƣờng bệnh là một xét nghiệm bắt buộc nhằm phòng
tránh tai biến tan máu cấp trong lòng mạch do truyền nhầm nhóm máu. Định nhóm
máu có thể thực hiện bằng 2 phƣơng pháp:
1.6.1. Phƣơng pháp huyết thanh mẫu ( phƣơng pháp trực tiếp)
- Dùng huyết thanh mẫu đã biết trƣớc kháng thể để tìm kháng nguyên nhóm
máu trên màng hồng cầu.
- Trộn huyết thanh mẫu với máu ngƣời thử, dựa vào hiện tƣợng ngƣng kết
hay không ngƣng kết mà ngƣời ra tìm ra kháng nguyên trên màng hồng cầu và từ đó
xác định đƣợc nhóm máu [1].
1.6.2. Phƣơng pháp hồng cầu mẫu ( phƣơng pháp gián tiếp)
- Dùng hồng cầu mẫu đã biết trƣớc kháng nguyên để tìm kháng thể trong
huyết tƣơng ngƣời thử.
- Trộn hồng cầu đã biết trƣớc kháng nguyên với huyết tƣơng ngƣời thử. Dựa
vào hiện tƣợng ngƣng kết hay không ngƣng kết mà ngƣời ta biết đƣợc kháng thể
trong huyết tƣơng ngƣời thử, từ đó xác định đƣợc nhóm máu ngƣời thử [1].
1.6.3. Phản ứng chéo
Mặc dầu đã biết đƣợc nhóm máu của ngƣời cho và ngƣời nhận, nhƣng trƣớc
khi truyền máu bao giờ cũng phải làm phản ứng chéo để xác định sự hoà hợp giữa
máu ngƣời cho và ngƣời nhận. Lấy hồng cầu rửa ngƣời cho trộn với huyết thanh
ngƣời nhận vào trong một ống nghiệm và lấy huyết thanh ngƣời cho trộn với hồng
cầu rửa ngƣời nhận vào trong một ống nghiệm. Quan sát trên kính hiển vi hiện

tƣợng ngƣng kết hồng cầu. Nếu không có hiện tƣợng ngƣng kết hồng cầu trong cả
hai ống nghiệm thì kết luận hai nhóm máu là hoà hợp và truyền đƣợc cho nhau [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

Nhóm máu ở ngƣời đƣợc phân loại tuỳ thuộc vào các kháng thể có mặt trên
bề mặt tế bào hồng cầu. Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O tuỳ
thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên A, B. Nhóm máu A: có mặt kháng
nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu; Nhóm máu B: có mặt kháng nguyên B trên
bề mặt tế bào hồng cầu; Nhóm máu AB: có mặt cả kháng nguyên A và B trên bề
mặt tế bào hồng cầu; Nhóm máu O: không có mặt 2 kháng nguyên trên [14].
Nguyên lý xét nghiệm là xét nghiệm ngƣng kết phát hiện sự có mặt của các
kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Nếu các kháng nguyên có mặt trên hồng cầu,
chúng sẽ ngƣng kết với các kháng thể tƣơng ứng (phản ứng dƣơng tính). Kết quả
của xét nghiệm nhóm máu dựa trên nguyên lý ngƣng kết đƣợc đọc bằng mắt
thƣờng. Vì đọc kết quả bằng mắt thƣờng nên có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết
quả. Một ý tƣởng hợp lý là sử dụng chất chỉ thị màu để dịch kết quả dễ dàng hơn và
tránh nhầm lẫn. Chất chỉ thị này thƣờng có sẵn trong kháng thể mẫu.
1.7. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT THƢỜNG TRONG XÁC
ĐỊNH NHÓM MÁU BẰNG PHƢƠNG PHÁP HUYẾT THANH MẪU
1.7.1. Phản ứng yếu
Tế bào hồng cầu của phân nhóm A
x
hoặc A
x
B đôi khi cho phản ứng yếu hoặc
không phản ứng với kháng thể chống A tuỳ thuộc vào mức độ biểu hiện của từng
kháng nguyên trên tế bào. Nhóm máu A

x
(bao gồm những phân nhóm A có phản
ứng yếu với kháng thể chống A) có thể phản ứng với kháng thể chống AB. Do đó,
một số thẻ định nhóm máu có thêm vị trí phủ kháng thể chống AB. Mục đích là làm
tăng khả năng xác định nhóm máu, làm dễ dàng hơn cho ngƣời đọc kết quả khi gặp
phải nhóm máu có phản ứng yếu. Trƣờng hợp này cũng có thể xử lý bằng cách rửa
tế bào hồng cầu bằng dung dịch saline rồi ủ với kháng thể 30 phút để tăng khả năng
ngƣng kết giữa kháng thể và kháng nguyên yếu. Kết quả đọc trên kính hiển vi nếu
cần. Nhóm máu A
x
B có A
x
yếu dễ gây nhầm lẫn với nhóm B khi đọc kết quả.
Kháng nguyên nhóm máu chƣa đƣợc phát triển đầy đủ khi mới sinh. Vì thế
hồng cầu trẻ sơ sinh hay máu cuống rốn có thể cho phản ứng yếu. Mẫu máu đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

lƣu trữ cũng có thể cho phản ứng yếu hơn so với máu tƣơi. Các trƣờng hợp này cần
lặp lại xét nghiệm và kết hợp thêm với các xét nghiệm khác để kết luận [1].
1.7.2. Bệnh lý
Bệnh nhân mang bệnh bạch cầu hoặc đã đƣợc điều trị bằng cấy tủy: Rửa tế
bào hồng cầu và ủ với kháng thể anti-A, anti-B, anti-AB trong 30 phút ở nhiệt độ
phòng nhằm làm tăng sự kết hợp của kháng thể với một lƣợng nhỏ kháng nguyên.
Đọc kết quả dƣới kính hiển vi phát hiện sự ngƣng kết yếu.
Một số bệnh nhân đã đƣợc điều trị bệnh nhƣ ung thƣ (dạ dày, tuỵ, ống mật,
túi mật, bệnh bạch cầu…) cũng là nguyên nhân gây ra các phản ứng yếu hoặc không
phản ứng. Các khối mô này có thể sản xuất ra một lƣợng lớn các chất làm vô hiệu

hoá anti-A, anti-B. Trƣờng hợp này cũng phải rửa tế bào hồng cầu và lặp lại xét
nghiệm.
Bệnh nhân đã đƣợc điều trị với một số thuốc (dextran) tăng thể tích huyết
tƣơng hoặc máu của bệnh nhân bị plasmacytoma (trạng thái protein cao) hoặc bệnh
nhân có sự bất thƣờng về đông máu [1].
1.7.3. Các nguyên nhân khác
Phản ứng dƣơng tính giả xảy ra khi có autoantibody phản ứng lạnh trong
huyết thanh. Trong trƣờng hợp này rửa hồng cầu ở 37
0
C bằng dung dịch saline
trƣớc khi thực hiện phản ứng. Trƣờng hợp dƣơng tính giả cũng có thể xảy ra do
hồng huyết cầu nhiễm khuẩn. Đây là những hạn chế trong quá trình xét nghiệm
không chỉ trên thẻ mà ngay cả phƣơng pháp thƣờng qui trong phòng xét nghiệm
cũng gặp phải.
Phản ứng hỗn hợp bao gồm cả sự ngƣng kết và không ngƣng kết: trƣờng hợp
này có thể xảy ra khi bệnh nhân có nhóm máu khác nhóm O đƣợc truyền máu nhóm
O. Với bệnh nhân cấy tuỷ đôi khi cũng xảy ra trƣờng hợp tƣơng tự khi tế bào hồng
cầu của bản thân ngƣời đó chƣa đƣợc sinh ra. Kiểm tra lại thông tin về quá trình
điều trị trƣớc đó [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

1.8. NGUYÊN LIỆU TẠO MÀNG TRONG CHẾ TẠO THẺ XÉT NGHIỆM
NHÓM MÁU
Để tạo bộ kit đơn giản, việc đầu tiên là phải cố định đƣợc kháng thể có bản
chất là protein lên một loại màng trơ, đóng vai trò chất mang, không phản ứng với
protein, không ảnh hƣởng đến hoạt tính của protein.
1.8.1. Carboxymethylcellulose (CMC)

Carboxymethylcellulose là một dẫn xuất của cellulose đƣợc tạo thành bằng
phản ứng của cellulose với alkali và chloroacetic acid, nhóm carboxymethyl(-CH2-
COOH) gắn với nhóm hydroxyl của các monomers cấu tạo nên khung của cellolose.
CMC tinh khiết dạng bột màu trắng hoặc dạng vi sợi có màu hơi vàng, không mùi,
không vị, không độc. Bột CMC dễ hút ẩm, dễ hòa tan trong nƣớc thành dạng keo,
không hòa tan trong nhiều dung môi methanol, ethanol, acetone, chloroform,
benzene .

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của màng CMC
1.8.2. Polyvinyl alcohol (PVA)

Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của PVA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

Polyvinyl alcohol (PVA) (C2H3OH)x là một polimer tổng hợp dễ hòa tan
trong nƣớc. PVA là dạng màng film lý tƣởng, có thể chuyển thành dạng keo bám
dính tốt, không mùi, không độc, chịu đƣợc dầu mỡ và nhiều dung môi hữu cơ.
Màng PVA mềm dẻo, có khả năng co dãn tùy thuộc độ ẩm.
1.8.3. Màng Cellophane
Cellophane là một dẫn xuất của cellulose đƣợc tạo thành bằng phản ứng của
cellulose hòa tan trong alkali và carbon disulfide tạo thành dung dịch keo, sau đó ép
qua khe nhỏ vào các bể hóa chất làm giảm sulfuric acid, sodium sulfate Màng
cellophane mỏng trong suốt, thấm ít đối với không khí, nƣớc. Màng cellophane
đƣợc ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: thực phẩm, y tế, công nghiệp.

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của cellophane
Các loại màng CMC, PVA, cellophane đều dễ phân hủy, có thể coi là loại

màng thân thiện với môi trƣờng, là lựa chọn tốt cho nhiều mục đích sử dụng.
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.9.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Ở Việt Nam, nhiều bệnh viện hoặc phòng xét nghiệm đã sử dụng từ các que
thử đơn giản cho đến các bộ kit giá thành cao để xác định có nhiễm bệnh hay không
hoặc bệnh ở mức độ cần điều trị hay chƣa. Ví dụ: xét nghiệm lao, HIV, viêm gan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

HBV, HCV, bằng ELISA, PCR, Real-Time PCR. Các bộ kit này phần lớn là nhập
từ nƣớc ngoài hoặc một số rất ít đƣợc sản xuất trong nƣớc [1]. Cho đến nay, việc
chế tạo các loại kit xét nghiệm nói chung và thẻ xét nghiệm nói riêng ở nƣớc ta còn
tƣơng đối mới mẻ, rất ít các bộ kit dạng thẻ đƣợc chế tạo và chƣa có nghiên cứu tạo
thẻ xét nghiệm nhóm máu hệ ABO. Nguyên nhân có thể là do đây là một xét
nghiệm đơn giản, giá thành cho một xét nhiệm thấp, do đó muốn chế tạo kit dạng
thẻ thì phải đáp ứng yêu cầu đầu tiên là giá thành phải thấp hơn nhiều so với giá xét
nghiệm thƣờng quy và thấp hơn giá xét nghiệm theo qui định của Bộ Y tế.
Trong các phòng xét nghiệm tại các bệnh viện, việc định nhóm máu hệ ABO
phần lớn đƣợc làm theo phƣơng pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu trên phiến
kính, đá men hoặc ống nghiệm. Gần đây, các xét nghiệm thực hiện với máy xét
nghiệm sinh hóa tự động thƣờng chỉ làm với số mẫu lớn không thích hợp cho xét
nghiệm những trƣờng hợp đơn lẻ cần kết quả ngay, giá thành đầu tƣ mua máy rất
cao, cần có xét nghiệm viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp. Gần đây đã có một số
công ty bắt đầu cung cấp các bộ kit dạng thẻ xét nghiệm định nhóm máu nhập
ngoại, ví dụ Eldon card của Công ty Giải pháp khỏe Thái Dƣơng, hoặc Bedside card
Sifin của Công ty Deka. Tuy nhiên, các phòng xét nghiệm sinh hóa chƣa thể đƣa
vào sử dụng xét nghiệm cho bệnh nhân do giá thành còn quá cao so với xét nghiệm
bằng phƣơng pháp truyền thống.

Kit xét nghiệm dạng thẻ tƣơng đối đơn giản, an toàn cho ngƣời sử dụng, hạn
chế sự lây nhiễm bệnh cho cả các nhân viên y tế đặc biệt trong thời điểm hiện nay
khi nhiều bệnh nguy hiểm truyền nhiễm qua đƣờng máu ngày càng gia tăng. Thẻ xét
nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh có thể sử dụng tại nhà nhờ tính đơn giản, dễ sử
dụng, đọc kết quả bằng mắt thƣờng không cần đến các trang thiết bị đặc biệt.
1.9.2. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI
Có nhiều phƣơng pháp xác định nhóm máu trên các mẫu khác nhau: mẫu
nƣớc bọt, nƣớc tiểu, các loại mô khác nhau [29]. Các xét nghiệm định nhóm máu
trên các mẫu nƣớc bọt, nƣớc tiểu, tóc thƣờng đƣợc sử dụng trong lĩnh vực hình sự.
Trong xét nghiệm định nhóm máu tại nhà hoặc kiểm chứng hoà hợp trong truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

máu, ngƣời ta thƣờng dùng các kit xét nhiệm trên mẫu máu. Có nhiều phƣơng pháp
xác định nhóm máu khác nhau nhƣ: phản ứng ngƣng kết, ELISA, PCR xác định
chính xác kiểu gen qui định nhóm máu [1].
Trên nguyên lý của các phƣơng pháp đó, nhiều loại kit xét nghiệm đã đƣợc
nghiên cứu và phát triển. Loại kit xét nghiệm định nhóm máu đơn giản dựa trên
nguyên tắc của phản ứng ngƣng kết thƣờng đƣợc làm ở dạng thẻ xét nghiệm dạng
phiến: Serafol ABO bedside card [51], Olympus
(R)
PK
TM
[23], thẻ định nhóm máu
Eldon Card [17], hoặc thẻ xét nghiệm dạng ống (Ortho Gelcard của Mỹ [48]) hoặc
dạng que nhúng dipstick [46] cũng đƣợc nghiên cứu.
Thẻ xét nghiệm định nhóm máu đầu tiên đƣợc đăng ký bản quyền vào năm
1956 của Knud Erik Harboe Eldon. Thẻ Eldon xác định nhóm máu dựa trên phƣơng

pháp huyết thanh mẫu, sử dụng kháng thể khô phủ lên màng cellophane, cellulose
acetat, polyvinyl chloride, polymethyl acrylates. Bề mặt của thẻ xét nghiệm đƣợc
phủ một lớp màng gelatin để bảo quản thẻ [17].
Lapierre, Y. và cs (1990) đã nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng hỗn hợp gồm
gel, dung dịch đệm và thuốc thử trong tube để xác định phản ứng giữa kháng
nguyên và kháng thể của máu. Tùy theo từng xét nghiệm cụ thể, các tác giả bổ sung
hỗn hợp gel (huyết thanh chứa kháng thể globulin hoặc anti-A, anti-B, anti-D) hoặc
hỗn hợp gel trung tính [37]. Nhiều loại màng sợi polymer đƣợc ứng dụng chế tạo
thẻ xét nghiệm nhóm máu trong nghiên cứu của Euan R. Tovey (1989) nhƣ màng
polyvinyldifluoride, polytetrafluoroethylene, modified nilon, nitrocellulose,
regenerated cellulose, cellulose [25].
Nghiên cứu của Du Chesne A (1992) cho thấy vai trò của thẻ định nhóm máu
không chỉ trong truyền máu mà còn đƣợc sử dụng trong công tác điều tra. Khi máu
tƣơi không có sẵn trong chiết xuất răng, tóc , mẫu máu trên thẻ định nhóm máu lấy
từ hồ sơ y tế của nạn nhân đƣợc sử dụng. Sau đó, Du Chesne A sử dụng phƣơng
pháp PCR đối với mẫu máu trên, tiến hành so sánh giữa mẫu máu trên thẻ định
nhóm máu và một mẫu máu tƣơi của bệnh nhân và đã thu đƣợc kết quả chính xác
[19].

×