Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của một số giống khoai tây mới nhập nội và nghiên cứu kỹ thuật trồng giống khoai tây sinora tại yên phong bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***


LÊ THỊ TRANG



ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG KHOAI TÂY MỚI NHẬP NỘI
VÀ NGHIÊN C
ỨU KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG
KHOAI TÂY SINORA TẠI YÊN PHONG - BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN QUANG THẠCH


HÀ NỘI, NĂM 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn


Lê Thị Trang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã nhận ñ-
ược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin ñợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch người thầy ñã tận tình hướng dẫn giúp ñỡ và
ñộng viên tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Khoa Sau ðại học những người ñã trực tiếp giảng dạy trang bị những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học ñại học cũng như học cao học của
mình.
Tôi cũng xin ñược chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Viện

Sinh học nông nghiệp - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ
và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Lê Thị Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC BẢNG
viii
DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ
x
DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ
x

1. MỞ ðẦU
1
1.1. ðặt vấn ñề
1
1.2. Mục ñích, yêu cầu
3
1.2.1. Mục ñích
3
1.2.2. Yêu cầu
3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3
1.3.1

Ý nghĩa khoa học
3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
4
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây
4
2.1.2. Phân loại thực vật cây khoai tây
4
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây khoai tây
5
2.1.4. Giá trị sử dụng của cây khoai tây
6

2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
7
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới
7
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam
8
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây khoai tây
10
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây
10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

iv
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng cây khoai tây
13
2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật ñộ và khoảng cách trồng khoai tây
. 15
2.3.4. Một số kết quả nghiên cứu về vai trò của phân hữu cơ ñối với cây khoai
tây
15
2.4. Giới thiệu một số giống khoai tây trồng phổ biến ở miền Bắc Việt
Nam
17
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
20
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
3.1. ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
20

3.2. Nội dung nghiên cứu
20
3.2.1. ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của
một số giống khoai tây mới nhập nội.
20
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora.
20
3.3. Phương pháp nghiên cứu
20
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
20
- Nội dung nghiên cứu 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng ñến
khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora.
20
3.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng
21
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp ñánh giá:
22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
22
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
23
4.1. ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của
một số giống khoai tây mới nhập nội
23
4.1.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của các giống khoai tây khảo sát
23
4.1.2. Tình hình sâu, bệnh hại của các giống khoai tây khảo sát
26

Mốc sương
27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

v

4.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây
khảo sát
27
4.1.4. Tỷ lệ kích thước củ của các giống khoai tây mới nhập nội
30
4.1.5.

ðặc ñiểm hình thái củ và ñộ dài tia củ của các giống khoai tây
khảo sát
32
4.1.6. ðánh giá cảm quan về chất lượng thử nếm củ và ñộ bở củ sau luộc
của các giống khoai tây khảo sát
33
4.1.7. ðánh giá chất lượng củ qua các chỉ tiêu hoá sinh của các giống khoai tây
khảo sát
34
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora
36
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora
36
4.2.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến tỷ lệ mọc và thời gian sinh

trưởng của giống khoai tây Sinora
36
4.2.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến tình hình sâu, bệnh hại trên
giống khoai tây Sinora
37
Mốc sương
37
4.2.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống khoai tây Sinora
37
4.2.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến kích thước củ giống khoai tây
Sinora
39
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora
40
4.2.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng
của giống khoai tây Sinora
40
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

vi
4.2.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến tình hình sâu bệnh hại trên giống
khoai tây Sinora
41
Mốc sương
41
4.2.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống khoai tây Sinora

42
4.2.2.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến tỷ lệ kích thước củ khoai tây
Sinora
44
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống khoai tây Sinora
45
4.2.2.1. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ mọc và thời gian sinh
trưởng của giống khoai tây Sinora
45
4.2.2.2. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tình hình sâu, bệnh hại trên giống
khoai tây Sinora
46
Mốc sương
46
4.2.2.3. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất khoai tây Sinora
47
4.2.2.4. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ kích thước củ khoai tây
Sinora
48
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
50
5.1. Kết luận
50
ðể giảm ñược chi phí ñầu tư ban ñầu về giống thì mật ñộ trồng thích hợp
cho khoai tây Sinora là 5 củ/m
2
, ñạt năng suất thực thu cao (18,93 tấn/ha)
và tỷ lệ củ to (ñường kính >5cm) ñạt 76,30%.

50
5.2. ðề nghị
51
- Các biện pháp xây dựng kỹ thuật trồng khoai tây Sinora nên tiếp tục ñưa
vào trồng trong những vụ tiếp theo tại Yên Phong ñể có những kết luận
chính xác hơn.
51
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ
năm 2004 ñến năm 2011
8
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây qua một số năm ở
Việt Nam
9
Bảng 4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của các giống khoai tây khảo sát 24
Bảng 4.2. Tình hình sâu, bệnh hại của các giống khoai tây khảo sát
Mốc sương 27
Bảng 4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
khoai tây khảo sát

29
Bảng 4.4. Tỷ lệ kích thước củ của các giống khoai tây khảo sát 31
Bảng 4.5. ðặc ñiểm hình thái củ và ñộ dài tia củ của các giống khoai
tây khảo sát
33
Bảng 4.6. Chất lượng thử nếm và ñộ bở củ sau luộc của các giống khoai tây
khảo sát 34
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu sinh hóa của các giống khoai tây khảo sát 35
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến tỷ lệ mọc và thời gian
sinh trưởng của giống khoai tây Sinora
36
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến tình hình sâu, bệnh hại
trên giống khoai tây Sinora 37
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới các yếu tố cấu thành
năng suất
và năng suất khoai tây Sinora 38
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến kích thước củ khoai tây
Sinora 39
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến ngày mọc và thời gian
sinh trưởng của giống khoai tây Sinora 41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

ix
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến tình hình sâu bệnh hại
trên giống khoai tây Sinora 41
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống khoai tây Sinora
43
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ñến tỷ lệ kích thước củ

khoai tây Sinora
44
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ mọc và thời gian
sinh trưởng của giống khoai tây Sinora
46
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tình hình sâu, bệnh hại
khoai tây Sinora
46
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất khoai tây Sinora
47
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ kích thước củ khoai
tây Sinora
49

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp
………………………

x
DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ

ðồ thị 4.1. Tỷ lệ kích thước củ của các giống khoai tây khảo sát
31
ðồ thị 4.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến kích thước củ khoai tây
Sinora
39
kích thước củ khoai tây Sinora
45
ðồ thị 4.4. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tỷ lệ
49

kích thước củ khoai tây Sinora
49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1
1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một cây lương thực có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế
giới, cũng như ở Việt Nam và ñặc biệt là các nước Châu Âu. Hiện nay, cây khoai
tây ñã ñược trồng phổ biến ở 130 nước trên thế giới, chiếm 79%. Trong những cây
lương thực chính thì khoai tây ñược xếp thứ tư sau lúa mỳ, lúa gạo và ngô.
Khoai tây thuộc nhóm thực phẩm cao cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong
củ khoai tây rất phong phú, ña dạng, bao gồm tinh bột, protein, gluxit, các loại
vitamin, thành phần khoáng của khoai tây chủ yếu là P, Ca, Fe, Mg, K (Burton
W.G, 1974). ðây là các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Ngoài việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm thông thường như nấu,
nướng, rán, người ta còn chế biến khoai tây thành những thực phẩm ăn nhanh
mới có giá trị thương mại cao hơn, có hương vị ñặc biệt và trở thành hàng hóa
phổ biến trên thị trường và gọi chung là khoai tây chế biến (Kirkman, 2007).
Trong suốt 100 năm qua, khoai tây chế biến ñã phát triển thành một ngành
thương mại toàn cầu, ñặc biệt sau thế chiến thứ II (1939- 1945) và vẫn ñang
không ngừng phát triển. Ngoài ra, khoai tây còn ñược sử dụng làm thức ăn gia
súc chủ yếu ở các nước ðông Âu (Nga, Ba Lan); Khoai tây ñược sản xuất làm
nguyên liệu trong công nghiệp, ví dụ sản xuất tinh bột và các dẫn xuất của chúng
ở Hà Lan và Nhật Bản, sản xuất cồn, rượu phổ biến ở Ba Lan, ðan Mạch (P. C.
Struik and S. G. Wiersema, 1999).
Hiện nay, khoai tây ở Việt Nam làm thực phẩm cho người, ñược coi là
loại rau sạch trên thị trường. Là cây trồng ngắn ngày, khoai tây ñược nông dân

miền Bắc Việt Nam sử dụng ñể tăng vụ. ðặc biệt sang ñầu thế kỷ XXI ở một
số nơi vùng châu thổ sông Hồng, nơi ñông dân cư ñã ñưa khoai tây vào hệ
thống luân canh 3 vụ gồm 2 vụ lúa 1 vụ khoai tây ñể làm tăng giá trị thu nhập
trên ñơn vị diện tích canh tác (Trương Văn Hộ, 2010).
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa ñược 10 năm
nhưng ñang phát triển rất mạnh mẽ và mở ra hướng ñi mới cho sản xuất khoai
tây. Ngoài khoai tây tươi, thị trường tiêu dùng ñã bắt ñầu có các sản phẩm chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2
biến có giá trị gia tăng cao. Sản phẩm chế biến khoai tây như chip (khoai tây rán
lát) và French fries (khoai tây rán thanh) ñang dần trở nên quen thuộc với nguời
Việt Nam. Một số công ty như ORION (Hàn Quốc), Pepsico (Hoa Kỳ) ñã ñầu tư
xây dựng các nhà máy chế biến khoai tây lớn ở Bình Dương và Yên Phong, Bắc
Ninh. Do nhu cầu về nguyên liệu khoai tây chế biến là rất cao và không ngừng
tăng lên, việc trồng trọt các giống khoai tây chế biến là một hướng ñi mới góp
phần phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất khoai tây hàng hóa ở Việt Nam.
Tại Yên Phong, khoai tây ñược xác ñịnh là cây vụ ñông chủ lực, ñạt 300-
500 ha trong số 700- 1.000 ha cây trồng vụ ñông hàng năm. Thực hiện Nghị
quyết ðại hội ðảng bộ huyện và ðề án phát triển Nông nghiệp nhằm ñẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ñưa những cây có giá trị
kinh tế cao vào sản xuất, trong ñó ñặc biệt chú ý ñến việc ñưa vụ ñông trở thành
một trong ba vụ sản xuất chính trong năm ñể tăng thu nhập trên 1ha canh tác. Kết
hợp với việc Yên Phong ñược Công ty TNHH thực phẩm ORION VINA chọn
làm nơi ñặt nhà máy chế biến khoai tây ñầu tiên của miền Bắc, có thể khẳng ñịnh
việc ñưa cây khoai tây vào sản xuất tại Yên Phong là một hướng ñi ñúng ñắn và
ñầy tiềm năng, góp phần quan trọng vào mục tiêu ñưa vụ ñông trở thành một
trong ba vụ sản xuất chính trong năm của huyện Yên Phong.
Trong thời gian gần ñây, cây khoai tây ñã ñược quan tâm và ñầu tư phát
triển, người dân từng bước ñã ñưa khoai tây làm cây trồng vụ ñông trong cơ cấu

sản xuất ba vụ tuy nhiên năng suất và phẩm chất khoai tây còn thấp (Trương Thị
Hồng Minh, 2007). Trong ñó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu bộ giống, nguồn
giống kém chất lượng kết hợp với kỹ thuật canh tác của người dân trồng khoai
tây chưa phù hợp (Tương ðích, 1997). Vấn ñề ñặt ra là phải có bộ giống khoai
tây cho năng suất cao, ổn ñịnh, phẩm chất tốt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật
canh tác phù hợp. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất,
phẩm chất của một số giống khoai tây mới nhập nội và nghiên cứu kỹ thuật
trồng giống khoai tây Sinora tại Yên Phong- Bắc Ninh”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của
một số giống khoai tây mới nhập nội, từ ñó ñề xuất ñược các giống khoai tây có
năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ ăn tươi và chế biến cho huyện Yên Phong
nói riêng và cho vùng ðồng bằng sông Hồng nói chung.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng làm cơ sở xây dựng quy
trình trồng giống khoai tây Sinora.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của
các giống khoai tây mới nhập nội. Từ ñó, tìm ra ñược những giống sinh trưởng
phát triển mạnh, năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp cho ăn tươi và chế biến.
- Xác ñịnh ñược mật ñộ trồng, lượng phân hữu cơ và khung thời vụ trồng
thích hợp nhất cho giống khoai tây Sinora tại huyện Yên Phong.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của ñề tài là cơ sở ñể ñánh giá, tuyển chọn giống khoai tây mới

nhập nội có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ ăn tươi và chế biến cho huyện
Yên Phong nói riêng và vùng ñồng bằng sông Hồng nói chung. Ngoài ra kết quả
của ñề tài còn là cơ sở tuyển chọn giống khoai tây trong những năm tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu về mật ñộ, thời vụ, phân bón sẽ góp phần hoàn thiện
quy trình trồng giống khoai tây Sinora.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn ñược giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phục
vụ cho ăn tươi và chế biến của huyện Yên Phong nói riêng và ñồng bằng sông
Hống nói chung. Từng bước ñưa các giống ñược tuyển chọn vào sản xuất, bổ
sung làm phong phú bộ giống khoai tây ăn tươi và chế biến ở nước ta.
- ðề xuất mật ñộ trồng, lượng phân hữu cơ và khung thời vụ trồng thích
hợp nhất cho giống khoai tây Sinora từ ñó hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm ñạt
năng suất, hiệu quả cao nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây
Cây khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ dãy núi Andes. Nơi khởi thủy của
khoai tây trồng là ở quanh hồ Titicaca, giáp ranh giữa nước Peru và Bolivia. Từ
thời ñại 500 năm trước Công nguyên cây khoai tây ñã ñược sử dụng làm thức ăn
cho người. Tại nơi khởi thủy, giống khoai tây rất ña dạng, phổ biến nhất là loài
Solanum tuberosum L., sau ñó là loài S. andigena, loài ít hơn là S. juzepezukii
(Trương Văn Hộ, 2005).
Vào khoảng những năm 1500 cây khoai tây bắt ñầu “cuộc hành trình tới
các châu lục”, từ dãy Andes ñi tới các nước Châu Âu, Châu Á Khoai tây vào
Pháp năm 1600 do hai nhà thực vật học người Thụy sỹ C.Bauhin và J.Bauhin

mang tới, ñược trồng rộng rãi vào năm 1773. Từ Châu Âu khoai tây sang tới Ấn
ðộ năm 1610, vào Trung Quốc năm 1700 và sau ñó vào Nhật Bản. Khoai tây ñến
với Áo, Italia, ðức và các vùng lãnh thổ Châu Âu vào cuối thế kỷ XVII (Nguyễn
Văn Viết, 1987). Khoai tây ñược trồng trên quy mô lớn vào những năm 1800 và
tới khoảng thế kỷ XIX mới thực sự phổ biến trên các châu lục.
Ở Việt Nam, khoai tây ñược người Pháp ñưa vào trồng năm 1890 ở một số
vùng: Tú Sơn- Hải Phòng, Trà Lĩnh – Cao Bằng (1907), Thường Tín Hà Tây
(Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Từ khi cây khoai tây du nhập vào nước ta thì diện
tích trồng khoai tây ñược mở rộng nhanh chóng. Hiện nay, khoai tây ñược trồng
tập trung chủ yếu ở ðồng Bằng Sông Hồng, Sapa, ðà Lạt và những vùng có khí
hậu mát mẻ, ôn hòa… Ở vùng ðồng bằng Bắc Bộ của nước ta khoai tây ñược
trồng vào vụ ñông từ tháng 10 ñến tháng 3 năm sau và thường thu hoạch vào
tháng 2 sau từ 60 ñến hơn 100 ngày tùy theo các giống.
2.1.2. Phân loại thực vật cây khoai tây
Khoai tây trồng trọt (Solanum tuberosum L.) thuộc loài tuberosum, chi
Solanum, họ cà Solanaceae, bộ Solanales, phân lớp Asteridae, lớp
Magnoliopsida, ngành Magnoliophyta (Hawkes J. G, 1982).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5
Chi Solanum có khoảng trên 200 loài ñược phân bố khắp thế giới. Sự ña
dạng về loài, giống tập trung chủ yếu ở vùng Trung- Nam Mỹ và Australia. Cùng
với loài S. tuberosum là loài khoai tây trồng trọt phổ biến nhất, còn có khoảng 7
loài có khả năng trồng trọt khác. Có nhiều cách ñể phân loại khoai tây; dựa vào
ñặc ñiểm hình thái thân, lá, hoa… hay số lượng nhiễm sắc thể. Theo Harward H.
W (1990) và Hawkes J. G (1982) thì phân loại theo số lượng nhiễm sắc thể là
cách phân loại phổ biến nhất:
Khoai tây có bộ nhiễm sắc thể (X=12) và bao gồm 5 nhóm, nhóm nhị bội
(2n=2X=24), nhóm tam bội (2n=3X=36), nhóm tứ bội (2n=4X=48), nhóm ngũ
bội (2n=5X=60), nhóm lục bội (2n=6X=72). Khoai tây trồng trọt cho củ thương

phẩm hiện nay chủ yếu thuộc nhóm tứ bội. Các nhóm còn lại khác ñều ở dạng
ñột biến, hoang dại và bán hoang dại.
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây khoai tây
Cây khoai tây thuộc họ cà Solanaceae, chi Solanum, là cây hàng năm,
thân thảo. Tổng thời gian sinh trưởng của khoai tây ñược tính từ khi trồng củ
mầm cho ñến khi thu hoạch củ mới hoặc từ cây con gieo hạt ñến thu hoạch (Tạ
Thu Cúc và cs, 2000).
* ðặc ñiểm của rễ:
Khoai tây mọc từ hạt có rễ chính và rễ chùm. Khoai tây trồng từ củ giống
chỉ phát triển rễ chùm. Rễ liên tục xuất hiện suốt cả quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây. Rễ xuất hiện tập trung sau trồng 25 - 30 ngày.
Bộ rễ phân bố chủ yếu trên tầng ñất cày 0 - 40 cm. Tuy nhiên, mức ñộ
phát triển của bộ rễ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: kỹ thuật làm ñất, tính chất
vật lý của ñất, ñộ ẩm ñất, giống và các yếu tố ngoại cảnh khác.
* ðặc ñiểm của thân:
Thân khoai tây gồm: Phần thân trên mặt ñất và phần thân dưới mặt ñất.
- Phần thân trên mặt ñất:
+ Sau trồng 7 - 10 ngày, mầm từ củ giống vươn dài lên khỏi mặt ñất phát triển
thành thân chính, mang lá. Thân trên mặt ñất thường mọc thẳng ñứng hay dích dắc giữa
các ñốt có dạng tròn hoặc 3 – 5 cạnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6
+ Sự thay ñổi về chiều cao thân, số thân/khóm, màu sắc thân phụ thuộc vào
các yếu tố: giống, ñiều kiện trồng trọt, ñiều kiện ngoại cảnh, mật ñộ, thời vụ.
- Phần thân dưới mặt ñất (thân củ):
+ Củ khoai tây thực chất là do sự phình to và rút ngắn của tia củ (thân ngầm hay
còn gọi là thân ñịa sinh phát triển trong ñiều kiện bóng tối).
+ Hình dạng, màu sắc củ thể hiện ñặc trưng cho giống.
* ðặc ñiểm của lá:

Lá khoai tây có bản lá to, mọc cách, xẻ lông chim, có 3 – 7 ñôi mọc ñối
xứng qua trục và một lá lẻ trên cùng thường lớn hơn gọi là lá chét ñỉnh.
Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của lá trên thân thể hiện ñặc ñiểm của
giống. Màu sắc lá phụ thuộc vào giống, thời vụ, ñiều kiện chăm sóc mà có thể
màu xanh, xanh ñậm hoặc xanh nhạt.
* ðặc ñiểm hoa - quả - hạt:
Hoa khoai tây là loại hoa tự thụ phấn, hạt phấn hoa thường bất thụ do vậy
tỷ lệ ñậu quả thấp. Thuộc hoa lưỡng tính và có cấu tạo 5 : 5 : 5, cuống ngắn. Màu
sắc hoa phụ thuộc vào giống, có thể là trắng, phớt hồng, hồng, tím hoặc ñỏ.
Quả thuộc loại quả mọng hình tròn hoặc trái xoan, màu xanh lục, có 2 - 3
noãn tạo 2 - 3 ngăn chứa hạt rất nhỏ (30 – 300 hạt).
Hạt có dạng tròn dẹt, màu xanh ñen, trọng lượng 1000 hạt là 0,5 g. Hạt có
thời gian ngủ nghỉ dài như củ giống.
2.1.4. Giá trị sử dụng của cây khoai tây
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) vừa là cây lương thực, vừa là cây thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém
trứng ((Horton, 1987).
Khoai tây thuộc nhóm thực phẩm cao cấp, củ khoai tây ñược ví như
những “túi dinh dưỡng” với hàm lượng tinh bột, protein, lipit, các chất dinh
dưỡng khác, các vitamin và chất khoáng như P, Ca, Fe, Mg, K rất cao (Li et al,
2006; Storey, 2007) .
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn cho gia súc, khoai
tây còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Các dạng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7
khoai tây chế biến: chip (khoai tây rán lát), French fries (khoai tây rán thanh),
khoai tây ñóng hộp, khoai tây ép bánh Tinh bột của khoai tây ñược sản xuất
làm nguyên liệu trong công nghiệp: dệt, sợi, gỗ ép, giấy, dung môi hữu cơ, rượu
(P. C. Struik and S. G. Wiersema, 1999; Nguyễn Công Chức, 2001).

2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Khoai tây là một loại lương thực không hạt số một trên thế giới, là một
phần không thể thiếu trong hệ thống lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh giá ngũ
cốc tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới thì khoai tây- loại cây trồng vốn có vị trí
khiêm tốn ñược các nhà khoa học gọi là “lương thực cho tương lai” ñược xem là
chìa khóa giải quyết vấn ñề ñói lương thực do giá lương thực tăng cao.
ðối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì xu hướng chung là
giảm dần diện tích trồng khoai tây và tăng sản lượng bằng cách sử dụng các
giống khoai tây mới có năng suất cao, chống chịu tốt cộng với việc áp dụng tổng
hợp các biện pháp kỹ thuật hiện ñại. Còn ở các nước ñang phát triển, do mức ñộ
gia tăng về dân số, nhu cầu lương thực và thực phẩm ngày càng tăng lên. Cùng
với lúa, lúa mì, ngô, khoai tây góp phần quan trọng ñể ñảm bảo an toàn lương
thực cho con người. Xu hướng chung của các nước này là tăng sản lượng bằng
cách tăng cả diện tích và năng suất (Chailakyan M. Hh.,1985).
Theo số liệu của FAOSTAT, 2007 cho thấy, diện tích trồng khoai tây ở
khu vực Châu Á lớn nhất khoảng 8.732.961 (ha), thứ hai là khu vực Châu Âu với
diện tích 7.473.628 (ha) và khoai tây ñược trồng ít nhất ở Bắc Mỹ vào khoảng
615.878 (ha). Về năng suất trung bình, Bắc Mỹ cho giá trị cao nhất (41,2 tấn/ha),
sau ñó ñến châu Âu (17,4 tấn/ha), châu Mỹ Latinh (16,3 tấn/ha), châu Á (15,7
tấn/ha) và thấp nhất là châu Phi (10,8 tấn/ha). Trung Quốc là nước ñứng ñầu về
sản lượng khoai tây với 72 triệu tấn, thứ hai là Nga với sản lượng ñạt 36 triệu tấn,
Ấn ðộ ở vị trí thứ ba với 25 triệu tấn, tiếp ñến là Mỹ và Ukraine.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây

trên thế giới từ năm 2004 ñến năm 2011
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ)
Sản lượng
(triệu tấn)
2004 19,22 174,91 336,25
2005 19,34 168,05 325,11
2006 18,41 166,00 305,76
2007 18,66 172,85 322,59
2008 18,13 180,72 327,68
2009 18,65 176.70 329,58
2010 18,77 178,09 334,26
2011 19,25 194,49 374,38
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Hiện nay, việc tiêu thụ khoai tây trên thế giới ñang có sự thay ñổi. Tiêu
thụ khoai tây tươi ñang có xu hướng giảm ở nhiều nước, ñặc biệt là những nước
phát triển. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì nhu cầu sử
dụng khoai tây trong công nghiệp ngày càng tăng, vì vậy cây khoai tây luôn có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam
Ở Việt Nam khoai tây ñược trồng từ 1890 do người Pháp mang ñến.
Trước năm 1970, diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam còn rất thấp, chỉ khoảng
2000 ha và khoai tây chỉ ñược xem như một loại rau. Nhờ cuộc cách mạng xanh
về giống lúa, vụ ñông ở ðồng bằng sông Hồng trở thành vụ chính, cây khoai
tây ñược coi là một cây trồng vụ ñông lý tưởng cho vùng ðồng bằng sông Hồng
và trở thành một cây lương thực quan trọng. Năm 1987, cây khoai tây chính
thức ñược Bộ Nông nghiệp ñánh giá là một cây lương thực, cây thực phẩm

quan trọng. Chương trình khoai tây quốc gia ñược thành lập ñã thu hút hàng
loạt các cơ quan nghiên cứu và triển khai phát triển khoai tây rất mạnh (Nguyễn
Quang Thạch, 1993).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9
Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam biến ñộng lớn, diện tích tăng nhanh
vào những năm 1970 và ñạt cực ñại vào năm 1979 (104.600 ha), sau ñó liên tục
giảm. Một số năm gần ñây, diện tích trồng khoai tây bắt ñầu tăng ñều và ổn ñịnh
với trên dưới 1000 ha/năm, diện tích dao ñộng trên dưới 30.000 ha (Nguyễn
Công Chức, 2006). Nhưng ñến năm 2009 diện tích trồng khoai tây giảm xuống
còn 19.200 ha và năm 2010 giảm còn 17.200 ha. Năng suất khoai tây cũng tăng
dần qua các năm, năm 2005 năng suất khoai tây ñạt cao nhất 14,0 tấn/ha, năm
2009- 2010 giảm còn 13,9 tấn/ha.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
qua một số năm ở Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2000 28.000 11,5 342.100
2001 33.300 11,9 397.700
2002 34.900 12,0 421.000
2003 40.200 - -
2004 30.200 13,1 354.100
2005 31.000 14,0 434.000
2006 33.000 13,0 429.000
2008 35.000 13,0 450.000
2009 19.200 13.9 266.880
2010 17.200 13.9 239.080
( Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất vụ ðông Xuân 2011 các tỉnh phía Bắc- Cục
trồng trọt, Bộ NN&PTNT, 2011; Cục khuyến nông- khuyến lâm- Bộ NN&PTNT, 2004)
Trong thực tế sản xuất, việc mở rộng và phát triển cũng ñang ñối mặt với

nhiều hạn chế và thách thức.
Thứ nhất là khó khăn về giống. Tỷ lệ lớn giống nhập khẩu từ Trung Quốc
có chất lượng thấp, các giống của ðức và Hà Lan tuy tốt nhưng giá thành cao.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như hiện tượng thoái hóa giống, thiếu hệ
thống cung cấp giống. Khó khăn thứ hai là khó khăn trong công tác khuyến nông.
Nông dân thiếu kiến thức trong chăm sóc, quản lý bệnh, thu hoạch, thiếu các
chính sách hỗ trợ Thứ ba là khó khăn trong bảo quản và chế biến: như vấn ñề
thiếu kho lạnh, công nghiệp chế biến chưa phát triển. Thứ tư là khó khăn về tài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10
chính: Thiếu vốn mua giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học
Trong ñó, vấn ñề khó khăn nhất của Việt Nam là giống. Theo ông Nguyễn Trí
Ngọc- Cục truởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ñể sản xuất khoai tây phát triển, một trong những vấn ñề hết sức quan trọng là có ñủ
giống tốt, vừa cho năng suất cao lại vừa sạch bệnh. Vì trung bình một sào Bắc Bộ cần
ñến 30 kg giống nên diện tích trên 1 ha phải cần lượng giống rất lớn.
Cho ñến thời ñiểm này chúng ta mới tự túc ñược 20- 25% giống tốt và
sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô, trồng củ bi và bảo quản khoai tây
giống trong kho lạnh. ðây là hướng ñi ñúng và bài bản nhất hiện nay, song cần
lượng vốn ñầu tư khá lớn. Còn lại chủ yếu phải sử dụng giống nhập từ Trung
Quốc mà thực chất ñây là khoai tây thương phẩm (ðỗ Kim Chung, 2006).
Nguồn nhập từ Trung Quốc nếu không kiểm tra kỹ khi sử dụng làm giống
sẽ gây ra bệnh dịch làm thiệt hại sản xuất trong nước. Do vậy, ñể thực hiện mục
tiêu dần thay thế khoai tây Trung Quốc bằng các giống từ Hà Lan, ðức sạch bệnh
và cho năng suất cao, tại mỗi ñịa phương cần ban hành những chính sách hỗ trợ bà
con nông dân thực hiện trồng khoai tây. Bên cạnh ñó, sự cộng tác và hỗ trợ trong việc
cung cấp kho lạnh, ñào tạo cán bộ khuyến nông, kiểm nghiệm giống sẽ góp phần thúc
ñẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam (www.agro.gov.vn/ /Bao%20cao%20Khoai%


20tay%20Thang%204%2008_INAL.doc).
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây khoai tây
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây
Khoai tây là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao và có hiệu quả kinh tế nên
ñược nhiều cơ quan của nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thúc ñẩy việc
nghiên cứu phát triển khoai tây về giống, tìm hiểu sâu bệnh hại. Những chương
trình này giúp khoai tây ñược phát triển và nhân rộng ở nhiều nước.
Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra ñời, mục tiêu cơ bản của
CIP là tăng năng suất, tính ổn ñịnh, hiệu quả sản xuất khoai tây ở các vùng ñang
phát triển, cải tiến sự phù hợp của khoai tây ở các vùng nhiệt ñới và bán nhiệt ñới
thấp cũng như các vùng cao và lạnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11
Có 7 vấn ñề ưu tiên ñã ñược CIP xác ñịnh, trong ñó có thu nhập và bảo
quản nguồn gen cây khoai tây, chọn tạo giống khoai tây là 2 hoạt ñộng quan
trọng. Cho ñến nay CIP ñã thu thập và bảo quản khoảng 1.500 mẫu khoai tây dại
thuộc 93 loài khác nhau, 3.694 mẫu khoai tây trồng thuộc 8 loài khác nhau từ 10
nước châu Mỹ La Tinh và 7 nước khác. CIP ñã cung cấp giống khoai tây bản xứ
của nước Anh tới các nhà nghiên cứu của 18 nước năm 1991, 20 nước năm 1992
và 23 nước năm 1993 (CIP, 1984).
Trong các chương trình chọn tạo giống khoai tây, việc sử dụng các loài
hoang dại ñóng vai trò hết sức quan trọng, ñặc biệt là chọn giống chống chịu sâu
bệnh cũng như ñiều kiện thời tiết bất thuận (Mori et al,.1994).
Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu khoai tây Quốc tế, Hà Lan là nước ñóng
vai trò quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, các giống khoai tây và sản
phẩm sản xuất từ khoai tây của Hà Lan ñược xuất khẩu sang nhiều nước trên thế
giới. Năm 1989, Bộ Nông nghiệp Bolivia thực hiện dự án nghiên cứu và phát triển
cải tiến giống khoai tây, kết quả ñã chọn ñược 10 dòng chống chịu mốc sương
(Waston G Estrada – N, 1992). ðến năm 1991 ñã có 85 giống khoai tây ñược chọn

tạo và sản xuất bởi nhiều công ty nổi tiếng của Hà Lan trong ñó có nhiều giống
năng suất cao ñã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nicola, Diamant …
Năm 1902, Nhật Bản ñã thiết lập chương trình chọn giống khoai tây. Năm
1916 công tác lai tạo ñã bắt ñầu ñược thực hiện và ñã chọn ñược một số giống.
Năm 1938 chọn ra giống Bennimaru, năm 1943 chọn tạo ñược giống Norin.1, năm
1976 chọn ra giống Toyshirro, năm 1981 chọn ra giống Korafubuki dùng chế biến
thực phẩm và giống Korafubuki dùng cho chế biến tinh bột (FAO, 1995).
Tại Ấn ðộ, từ năm 1960 ñến nay Viện nghiên cứu khoai tây miền trung
Ấn ðộ ñã nghiên cứu ra hàng loạt các giống khoai tây cho năng suất cao, kháng
bệnh như: Kufri, Sindhuri (FAO, 1995).
Hiện nay, các trung tâm sản xuất giống khoai tây nổi tiếng ở châu Âu như
Hanvec ở Bretagre (Pháp), Bioplan ở Hamburg (ðức) là những ñiển hình về việc làm
sạch virus khoai tây bằng nuôi cấy meristem và nhân giống in vitro ñể cung cấp cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12
sản xuất. Tại ðan Mạch, từ năm 1970 bằng phương pháp nuôi cấy meristem ñã tạo
ñược cây hoàn toàn sạch virus cho 50 giống khoai tây (Mai Thị Tân, 1998).
Ở Việt Nam, cây khoai tây là một cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây
trồng ở vùng ðồng bằng sông Hồng. Với ñiều kiện ñất ñai phì nhiêu, vùng nhiệt
ñới gió mùa, có mùa ñông lạnh là những ñiều kiện thuận lợi khiến cho vùng ñất
này trở thành vùng trồng khoai tây lớn nhất ở nước ta. Tuy nhiên, do bệnh virus
gây thoái hoá giống nghiêm trọng, ñặc biệt là virus tồn tại qua củ giống làm cho
năng suất khoai tây ở Việt Nam rất thấp so với các nước phát triển (Vũ Triệu Mân,
1993). Sử dụng giống không có chất lượng, củ giống ñã thoái hoá làm giảm năng
suất trong khi ñầu tư sản xuất khoai tây lại cao, ñặc biệt là chi phí giống và phân
bón dẫn ñến hiệu quả sản xuất thấp. Sản xuất khoai tây không thể phát triển. Chính
vì thế, ñể phát triển khoai tây theo ñúng tiềm năng của nó, vấn ñề then chốt ñầu
tiên phải giải quyết ñó là khâu giống (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2004).
Cho ñến nay, hệ thống sản xuất giống khoai tây ở nước ta trải qua 4

phương thức:
- ðể giống bằng phương pháp truyền thống: Giống ñược người dân duy trì
bằng bảo quản tán xạ, sử dụng trong thời gian dài từ năm này qua năm khác. Sự
thoái hoá giống cũng như hao hụt củ giống là nguyên nhân làm giảm hệ số nhân
giống và chất lượng giống (Nguyễn Công Chức, 2006).
- Sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai: Cây khoai tây có thể ra hoa, ở nước
ta, khoai tây ra hoa, kết hạt tốt trong ñiều kiện tự nhiên ðà Lạt. Kết quả thử
nghiệm ñã xác ñịnh 2 giống khoai tây có khả năng ra hoa, kết hạt tốt trong ñiều
kiện tự nhiên ở ðà Lạt và hạt thụ phấn tự do của chúng cho quần thể ít phân ly là
KT 6 và KT 12 (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1998).
- Nhập giống từ nước ngoài về trồng và lai tạo: Năm 1970, Việt Nam bắt
ñầu nhập nội một số giống khoai tây của châu Âu và CIP ñể khảo sát, ñánh giá ở
nhiều vùng ñất trong cả nước nhằm tìm ra giống tốt ñể ñưa vào sản xuất (ðường
Hồng Dật, 2004). Kết quả ñã xác ñịnh ñược một số giống có triển vọng cho năng
suất cao, chất lượng tốt như Solara (2003) và Bellarosa, Marabel, Esprit, Jelly và
Maren (2004) (Phạm Xuân Liêm và cs, 2003). Tuy nhiên, các giống này khi nhập
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13
vào Việt Nam thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 30- 50 ngày, ñây
là yếu tố hạn chế năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác, củ giống qua thời
gian bảo quản dài trong ñiều kiện nóng ẩm ñã biểu hiện già sinh lý, ngoài ra
chúng còn bị lây nhiễm virus trên ñồng ruộng. Do ñó, tiến hành nhập nội theo
chu kỳ 3- 4 năm một lần cũng là một hướng giải quyết vấn ñề giống khoai tây ở
nước ta (Trương Văn Hộ và cs, 1990).
- Sản xuất giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô: Bằng kỹ thuật nuôi cấy
meristem con người có thể chủ ñộng tạo cây khoai tây sạch virus cung cấp cho
sản xuất, thay thế cho giống cũ ñã bị nhiễm bệnh. Từ những cây sạch bệnh này
bằng phương pháp nhân nhanh in vitro có thể sản xuất nhanh một lượng cây, củ
giống chất lượng cao (Mai Thị Tân, 1998). Phương pháp nuôi cấy mô phân sinh

ñỉnh (meristem) tạo nguồn giống sạch bệnh và chống tái nhiễm trong nhân giống
cho ñến nay vẫn còn ñược coi là giải pháp ñúng ñắn, có hiệu quả ñược các nhà
nghiên cứu về bệnh cây, sinh lý, sinh hoá thực vật, các nhà chọn tạo giống và
người sản xuất công nhận (Lê Trần Bình và cs, 1997; Nguyễn Quang Thạch,
1993; Nguyễn Văn Viết, 1991).
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng cây khoai tây
Thời vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết ñịnh ñến sự thành công
trong sản xuất khoai tây. Tuy nhiên, việc xác ñịnh thời vụ trồng khoai tây còn phụ
thuộc vào yếu tố ñất ñai và khí hậu từng vùng (Trương Văn Hộ và cs, 1990).
ðể xác ñịnh số lượng thời vụ có thể trồng trọt và thời gian sinh trưởng, Gzones
dựa vào mô hình của Stol et al, 1991 và thấy rằng: Nhiệt ñộ bắt buộc hàng ngày ñể
xác ñịnh thời vụ gieo trồng là >5
0
C và < 30
0
C, tổng tích ôn là 1500
0
C- 3000
0
C. Khoai
tây sinh trưởng không bình thường khi nhiệt ñộ thấp hơn 5
0
C và cao hơn 30
0
C, khoai
tây ngừng sinh trưởng khi nhiệt ñộ xuống dưới 2
0
C (Lê Sỹ Lợi, 2007).
Cường ñộ chiếu sáng, ñộ dài ngày và ñiều kiện trồng trọt cũng là yếu tố
ảnh hưởng ñến việc xác ñịnh thời vụ gieo trồng. Nơi cường ñộ chiếu sáng cao và

nhiệt ñộ thích hợp cho cây trồng sinh trưởng thì thời vụ dài hơn và tiềm năng
năng suất cao hơn. Nghiên cứu của Kunkel et al., (1987) ở Washington (USA),
tiến hành ở hầu hết vùng ðông Bắc Âu cho thấy khoai tây ñược trồng ở những vụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14
có nhiệt ñộ và cường ñộ ánh sáng thích hợp năng suất có thể ñạt bằng hoặc cao
hơn 140 tấn/ha. Song vào mùa Xuân, do gặp nhiệt ñộ và cường ñộ ánh sáng thấp
nên năng suất khoai tây chỉ ñạt từ 15 - 19 tấn/ha.
Ở Trung Du và miền núi phía Bắc Việt Nam, khung thời vụ trồng khoai
tây nằm trọn trong thời gian từ vụ lúa Mùa sang vụ lúa Xuân. Khoai tây vụ ðông
có thể trồng từ thượng tuần tháng 10 ñến hạ tuần tháng 11 vẫn cho thu hoạch.
Thời vụ tốt nhất ñể trồng khoai tây là trung tuần tháng 10 ñến trung tuần tháng
11. Thời vụ này có thể ñáp ứng ñầy ñủ nhất về nhiệt ñộ, ánh sáng ñể cây khoai
tây sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao. Trồng sớm hơn, khoai tây sớm bị
rạc, nếu trồng muộn hơn khoai tây sẽ gặp rét ngay lúc mới mọc nên sẽ phát triển
chậm nên cho năng suất thấp (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996).
Theo Vũ Thị Bích Dần và cs, (1995), vụ ðông sớm ở ñồng bằng Bắc Bộ
thường ñược bố trí sau vụ lúa mùa (trung tuần tháng 9 ñến trung tuần tháng 10)
gặp ñiều kiện thời tiết khí hậu bất thuận như lượng mưa lớn (190 mm trong tháng
9 và 160 mm trong tháng 10) và nhiệt ñộ cao (28 - 32
0
C). ðiều kiện này ảnh
hưởng không nhỏ ñến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.
Ở vùng nam khu 4 cũ có thể trồng muộn hơn vào trung tuần tháng 11. Còn
vùng núi khí hậu ôn hoà như Sapa, ðà Lạt có thể trồng quanh năm nhưng hình
thành 2 vụ chính, vụ khoai mùa mưa và vụ khoai mùa khô. Vụ khoai mùa mưa
thường bị mốc sương phá hoại nặng (ðỗ Thị Bích Nga và cs, 1990).
Nghiên cứu của ðào Mạnh Hùng, (1996) ñã kết luận, khoai tây Xuân
thường ñược trồng từ hạ tuần tháng 12 ñến thượng tuần tháng giêng, thu hoạch

trung tuần tháng 4. Tháng 12 có nhiệt ñộ trung bình là 18,1
0
C, tháng giêng lạnh
nhất trong năm nhưng vẫn ñạt 16,1
0
C nên ảnh hưởng không nhiều ñến quá trình
mọc mầm và sinh trưởng của khoai tây ở giai ñoạn ñầu. Nhiệt ñộ bắt ñầu tăng dần
vào cuối tháng 2 và tháng 3 rất thích hợp cho thân lá phát triển và không ảnh
hưởng nhiều ñến sự hình thành và phát triển củ. Nhiệt ñộ trung bình tháng 4 ñạt
23,7
0
C, có nhiều ngày nhiệt ñộ lên trên 25
0
C trở ngại cho sự hình thành và phát
triển của củ, tốc ñộ phình to nên củ nhỏ, ít, năng suất thấp. ðây là một trong những
lý do năng suất khoai tây vụ Xuân thường thấp hơn năng suất khoai tây vụ ðông.

×