Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sau hơn 30 năm chỉ có một
mình Bảo Việt “đơn thương độc mã” hoạt động, đến nay ngoài Tổng Công ty
Bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động
trên thị trường với các hình thức sở hữu khác nhau, tạo nên sự phát triển sôi
động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiệ+n nay, sự liên kết
liên ngành giữa ngân hàng - bảo hiểm đang trở thành một xu thế tất yếu. Sự
liên kết này không những đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên là công ty bảo
hiểm và ngân hàng mà hơn hết nó còn đem lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng
khi sử dụng dịch vụ này.
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là
BIC), thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng
là một công ty bảo hiểm đang có được những lợi thế như vậy.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về công ty, được
tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc của cán bộ nhân viên công ty, em
thấy rằng BIC có một môi trường làm việc tương đối chuyên nghiệp do được
kế thừa từ bề dày kinh nghiệm từ tiền thân là Công ty liên doanh bảo hiểm
Việt - Úc. Nhưng do hạn chế về nguồn tài liệu, em chỉ xin được giới thiệu
mấy nét về công ty, cũng như tình hình hoạt động của quý công ty trong thời
gian qua .
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
I.Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC),
tiền thân là Công ty Liên doanh bảo hiểm Việt –Úc (BIDV-QBE), là công ty
Liên doanh Bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công
ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc, được cấp
phép thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2126/ GP của Bộ trưởng Bộ kế
hoạch và Đầu tư ngày 16/07/1999.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Bảo hiểm Việt – Úc đổi tên
thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên
cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp
của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE trong
Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.
Ngày 10/4/2004, Bộ tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động
số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được thành lập theo Quyết định 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển do Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hoạch toán độc
lập. BIC chính thức hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Thời hạn hoạt động: 89 năm.
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 8 năm của liên doanh
và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIC tiếp tục cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ truyền thống và tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
các sản phẩm trọn gói, tích hợp với sản phẩm ngân hàng, chứng khoán để
không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát huy thế
mạnh riêng có của công ty là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam vì vậy có khả năng chấp nhận rủi ro rất lớn.
BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và
tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm trách nhiẹm
chung; Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm cháy; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro
chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm con người và các loại hình
bảo hiểm phi nhân thọ khác.
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: nhận và nhượng tái bảo hiểm
tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các công ty bảo hiểm khác
trong và ngoài nước theo quy định của luật hiện hành.
Các hoạt động khác: hoạt động đầu tư vốn theo quy định hiện hành; các
dịch vụ có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý
giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba.
Hệ thống mạng lưới của BIC.
Trụ sở chính đặt tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số
191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Các chi nhánh và văn phòng đại lý:
- Chi nhánh BIC Hà Nội
- Chi nhánh BIC tại thành phố Hô Chí Minh
- Chi nhánh BIC tại Đà Nẵng
- Chi nhánh BIC tại Hải Phòng
- Chi nhánh BIC tại Nghệ An
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chi nhánh BIC tại Tây Nguyên.
- Chi nhánh BIC tại Bình Định
- Chi nhánh BIC tại Vũng Tàu
- Chi nhánh BIC tại Đồng Nai
- Chi nhánh BIC tại Cần Thơ
- Chi nhánh BIC tại Hải Dương
- Chi nhánh BIC tại Quảng Ninh
Ngoài các chi nhánh, hiện nay BIC còn có 30 Phòng Kinh doanh khu
vực đặt tại các tỉnh thành trong cả nước và có gần 1000 đại lý bảo hiểm đặt
trên toàn quốc.
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
5
Bỏo cỏo thc tp tng hp
2. S c cu t chc ca BIC.
Trn Th Thu Ho Bo him 46A
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kế toán
Phòng Phát triển kinh doanh
Phòng Đầu tư
CN.Tp. HCM CN. Đà Nẵng CN Hà Nội
CN Hải Phòng
CN Tây
Nguyên
CN Bình Định
CN Vũng Tàu CN Nghệ An
CN Đồng Nai CN Cần Thơ CN Hải Dương CN Quảng Ninh
Phó giám đốc
Phòng Giám định- bồi
thường
Phòng Khai thác
Phòng Quản lý nghiệp vụ
Phòng Tái bảo hiểm
Phòng Công nghệ thông tin
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
3.1.Phòng kiểm tra nội bộ có các chức năng sau
+ Thực hiện côg tác kiểm tra nội bộ đối với toàn bộ hoạt động của
Công ty để đảm bảo hoạt động của Công ty chấp hành, tuân thủ đúng pháp
luật, các quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quy định và
quy trình nghiệp vụ của Công ty.
+ Hỗ trợ Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc
Công ty hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật, của BIDV và của BIC
được yêu cầu.
+ Phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty trong việc soạn
thảo các văn bản chế độ pháp lý.
+ Đầu mối xử lý các vấn đề pháp lý giữa Công ty với các cơ quan chức
năng.
3.2. Phòng tổ chức cán bộ có các chức năng sau:
+ Quản trị nhân sự trong toàn hệ thống, xây dựng các chính sách nhân
sự nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên.
+ Thực hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ
thống.
+ Thực hiện mua sắm tài sản của công ty và công cụ lao động của Công
ty theo thẩm quyền do Ban Giám đốc giao phó. Chiu trách nhiệm quản lý toàn
bộ tài sản của Công ty.
+ Thực hiện các công tác quản lý hành chính , quản trị văn phòng tại
trụ sở chính. Thực hiện các công tác hậu cần cho trụ sở chính trong các hoạt
động hàng ngày.
+ Đầu mối triển khai công tác quan hệ công chúng của Công ty.
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.3. Phòng kế toán có các chức năng sau:
+Tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, sửa
đổi các chính sách tài chính kế toán của Công ty.
+ Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính Công
ty. Tổng hợp phân tích số liệu, báo cáo về tình hình tài chính kế toán, kết quả
kinh doanh của Công ty.
+ Quản lý toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán của Công ty; thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động tài chính kế toán tại các
đơn vị trực thuộc Công ty theo phân cấp ủy quyền của Ban Giám Công ty.
3.4. Phòng giám định bồi thường có các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong toàn bộ những vấn đề
liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động bảo hiểm toàn Công
ty.
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định bồi thường tại các đơn vị
trực thuộc Công ty theo phân cấp ủy quyền của Giám đốc công ty.
+ Đề xuất, xây dựng các biện pháp đánh giá rủi ro sau bồi thường nhằm
hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty .
3.5. Phòng đầu tư có các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về chủ trương, định hướng
hoạt động đầu tư của Công ty đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Trực tiếp tổ chức, xúc tiến đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư và quản
lý danh mục đầu tư của Công ty đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư tài chính
theo mục tiêu và kế hoạch triển khai hàng năm.
+ Quản lý nguồn vốn đầu tư ( bao gồm cả trực tiếp và ủy thác)
+ Hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản phẩm bảo
hiểm tới các đối
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.6. Phòng phát triển triển kinh doanh có các chức năng sau:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc định hướng, hoạch định
chiến lược kinh doanh của Công ty trong dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng kế
hoạch kinh doanh của toàn Công ty và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch.
+ Xây dựng các chính sách và biện pháp liên quan đến phát triển hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, kênh phân phối. Đầu mối quản lý và triển khai
hoạt động dịch vụ khách hàng của toàn Công ty.
+ Lập kế hoạch phát triển mạng lưới, hệ thống đại lý bảo hiểm trực tiếp
tổ chức, theo dõi và thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch.
+ Quản lý và triển khai dự án Bancassurance và là đầu mối quản lý, cấp
đơn chương trình bảo hiểm tập trung cho BIDV.
3.7. Phòng khai thác có các chức năng sau:
+ Đầu mối tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm
quyền hoặc ngoài địa bàn hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và các
phòng kinh doanh khu vực trực thuộc Công ty.
+ Tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp ủy quyền
được giao phó.
+ Đầu mối tiếp nhận và thực hiện các dự án đặc thù, các dự án lớn phải
đấu thầu trong toàn hệ thống.
+ Hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của các đơn vị kinh
doanh trực thuộc Công ty.
3.8. Phòng quản lý nghiệp vụ:
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm: tham mưu cho Ban Giám đốc trong
công tác xây dựng, ban hành, điều chỉnh các quy trình, quy định, hướng dẫn,
biểu phí, quy tắc bảo hiểm ,…cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty.
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Quản lý các rủi ro trong hoạt động của Công ty : tham mưu cho Ban
Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của Công ty.
3.9.Phòng tái bảo hiểm:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về chủ trương hoạt động
liên quan đến hoạt động tái bảo hiểm của Công ty.
+ Đầu mối nhận thông tin, tham mưu, đề xuất thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ nhận - nhượng tái bảo hiểm của Công ty.
+ Quản lý, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị thành viên và các
Phòng nghiệp vụ thuộc trụ sở chính thưc hiện nhiệm vụ công tác có kiên quan
đến hoạt động tái bảo hiểm.
3.10. Phòng công nghệ thông tin:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công
nghệ thông tin (CNTT)
+ Thực hiện các công tác phát triển ứng dụng CNTT cho Công ty.
+ Quản trị hệ thống mạng của Công ty.
4. BIC chi nhánh Hà Nội.
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng đa dạng và phức
tạp, BIC đã đề nghị lên Bộ Tài chính cho phép thành lập BIC chi nhánh Hà
Nội, cùng với các chi nhánh Hải Dương Quảng Ninh, hỗ trợ BIC thực hiện tốt
hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình.
Theo quyết định số 11/GPĐC4/KDBH của Bộ Tài chính ban hành ngày
07 tháng 09 năm 2007, BIC chi nhánh Hà Nội đã chính thức được thành lập.
Chi nhánh có trụ sở tại 773 đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Do có đặc thù riêng so với các chi nhánh khác, đó là ở trên cùng địa
bàn hoạt động với trụ sở chính vì vậy BIC chi nhánh Hà Nội phải đảm nhiệm
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
10
Bỏo cỏo thc tp tng hp
nhim v ln hn cỏc chi nhỏnh khỏc, cú vai trũ h tr c lc cho BIC trong
phm vi quyn hn ca mỡnh.
T khi i vo hot ng cho n nay BIC chi nhỏnh H Ni mi ch
hn 3 thỏng tui, vi i ng nhõn viờn tr nhit tỡnh, nng ng song cng
cú mt hn ch khụng th trỏnh khi ú l thiu kinh nghim; vỡ vy trong
bc u hỡnh thnh v phỏt trin ca mỡnh BIC chi nhỏnh H Ni s cũn
phi phn u, kin ton hn na mi cú th hon thnh tt vai trũ, trng
trỏch ca mỡnh i vi BIC.
Hin nay BIC chi nhỏnh H Ni cú s b mỏy t chc nh sau:
Giỏm c, Phú giỏm c BIC chi nhỏnh H Ni c u quyn thc
hin cỏc nhim v sau:
- Chp nhn ri ro c bo him:
Trn Th Thu Ho Bo him 46A
Giám Đốc chi nhánh
PGĐ chi nhánh
PKD
Đống
Đa
PKD
Bắc
Hà
Nội
PKD
BIC
Hà
Nội
PKD
Hà
Tây
Khối hỗ trợ
P. Giám định bồi thường
P. Kế toán- h nh chính.
Khối kinh doanh
11
PKD
Bắc
Ninh
PKD
Lào
Cai
PKD
Thái
Nguyên
PKD
Ninh
Bình
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Thẩm định đánh giá rủi ro, chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo
hiểm rủi ro, chấp nhận các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm cho
các nghiệp vụ và giới hạn bảo hiểm Phụ lục kèm theo.
+ Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận rủi ro
ở mức cao nhất theo uỷ quyền này. Phó Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền
bằng 75% của Giám đốc chi nhánh.
+ Giám đốc chi nhánh có thể phân cấp và uỷ quyền lại cho các cấp điều
hành. Việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản và được Giám đốc
Công ty phê chuẩn trước khi thực hiện.
- Ký bản chào, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:
+ Chỉ Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh mới có thẩm quyền ký chào
bán, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng sau khi đã được
người có thẩm quyền chấp nhận rủi ro chấp nhận bảo hiểm.
+ Trong trường hợp cả Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh vắng mặt
thì bản chào, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển về trụ sở
chính Công ty ký duyệt.
- Ký các văn bản khác:
Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh được quyền ký kết:
+ Các hợp đồng đại lý bảo hiểm với các cá nhân, tổ chức không phải là
đơn vị thành viên BIDV.
+ Các văn bản giao dịch khác liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm như hợp đồng giám định rủi ro, hợp đồng hỗ trợ khai thác, hợp đồng đề
phòng hạn chế tổn thất…trong phạm vi định mức chi phí được giao.
Các phòng thuộc khối kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của BIC
chi nhánh Hà Nội có chức năng trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động khai thác, kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi được uỷ quyền đảm bảo
tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Công ty.
Trần Thị Thu Hảo Bảo hiểm 46A
12