Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

thiết kế nội thất câu lạc bộ cờ tướng” trong câu lạc bộ thanh niên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 47 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp trang trí nội thất là một đồ án quan trọng nhất của mọi sinh
viên nội thất, nó là kết quả tổng hợp của nhiều kiến thức mà mỗi sinh viên tích luỹ
được trong quá trình học tập ở trường. Đây cũng là kết quả để đánh giá năng lực
của mỗi sinh viên khi tốt nghiệp. Được các thầy, cô giáo trong khoa Tạo dáng công
nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội tận tình quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp cũng như bài luận văn
với đề tài: Phòng Câu lạc bộ cờ tướng – câu lạc bộ Thanh niên”. Em xin chân
thành cám ơn:
- Thầy Ngô Bá Quang - giảng viên hướng dẫn chuyên môn
- GS. Nguyễn Ngọc Dũng - Giảng viên hướng dẫn luận văn.
- TS. Nguyễn Văn Vĩnh - Giảng viên hướng dẫn kinh tế
- Và các thầy cô giáo Khoa tạo Dáng Công Nghiệp - Viện Đại học Mở Hà
Nội.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa tạo dáng công nghiệp đã quan
tâm dạy dỗ em trong suốt 5 năm học tập và nghiên cứu thị trường, đã tạo điều kiện
cho em cũng như cho các sinh viên khác hoàn thành tốt nhất bài tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin gửi tới nhà trường và các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã
hướng dẫn và giúp đỡ để em có được như ngày hôm nay.
Sinh viên: Nguyễn Văn Hải
Lớp: K15 Nội thất
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
MỤC LỤC
2.2.1. Cờ Tướng ra đời ở đâu? Ở thời đại nào? 14
Một số hình ảnh liên quan tới ý tưởng thiết kế: 29
Câu lạc bộ cở tướng được đặt tại khu trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí của người
dân Hà Nội cũng như nơi giao lưu văn hoá với các nước. Địa thế nằm ở khu Trấn Vũ –
Ba Đình - Hà Nội. Đây là nơi trung tâm văn hoá của đất nước nằm gần các trục đường
chính trong khu đô thị, rất thuận lợi cho các hoạt động của công trình 30


3.1.4. Bảng tính chi phí nhân công: C3 (VNĐ) 43
PHẦN 1: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay trong cuộc sống hiện đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển
và nhu cầu giao thoa văn hoá giữa các dân tộc ngày càng cao. Con người không cần
phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin cho mình, Internet ngày nay trở thành
phương tiện hữu ích giúp con người nâng cao hiểu biết nhất là đối với giới trẻ cũng
như toàn xã hội và đặc biệt giới trẻ của thủ đô. Tuy nhiên khi công nghệ thông tin
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
ngày càng phải triển thì văn hoá Dân Tộc lại đang dần bị mai một. Chính vì lý do đó
đã thúc đẩy nhiều loại hình văn hoá phát triển phong phú. Câu lạc bộ Thanh Niên –
Phòng câu lạc bộ Cờ tướng là một trong số những loại hình mới mẻ đó và đang
được giới trẻ đón nhận như một món ăn tinh thần.
Câu lạc bộ Cờ Tướng là một loại hình giải trí lành mạnh mà đối tượng phục vụ
chủ yếu là thanh niên và người yêu thích bộ môn trí tuệ này. Loại hình này ngày
một phát triển và đi lên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Đây là loại
hình giải trí không mới lạ, nhưng rất thu hút tầng lớp thanh niên hiện nay. Đã có rất
nhiều câu lạc bộ Cờ Tướng ra đời nhưng việc sắp đặt bố trí không gian nội thất ở
các Câu Lạc Bộ này còn chưa thích hợp với nhu cầu của giới trẻ.
Bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội nói trên, yêu cầu của nhà thiết kế là
phải nắm bắt được tâm lý của người chơi và tạo ra những không gian hợp lý cho các
loại hình vui chơi giải trí, thi đấu để có thể đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội.
Từ thực tế cuộc sống kết hợp với những kiến thức đã được học em đã quyết định
chọn đề tài “Thiết kế nội thất câu lạc bộ Cờ tướng” trong câu lạc bộ thanh niên
Hà Nội làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một không gian nội thất đẹp không chỉ là một không gian đẹp về hình thức
bên ngoài mà trong đó còn phải chứa đựng tình cả của người thiết kế và tính cách
của chủ nhân. Một không gian có hồn và tình cảm thì mới có thể tồn tại lâu dài với

thời gian và nhà thiết kế cần tìm tòi, sáng tạo để hướng con người tới một tư duy
thẩm mỹ cao. Nghệ thuật trang trí nội thất là rất gần gũi với cuộc sống con người
nên nhiệm vụ của nhà thiết kế là vô cùng quan trọng, nó có tính chất quyết định cho
một công trình về cả hình dáng bên ngoài lẫn nội dung và công năng tinh thần của
công trình ấy.
Từ những kiến thức được học về Mỹ thuật công nghiệp kết hợp với những
nghiên cứu của bản thân em nhận thấy nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong bài thiết kế câu
lạc bộ này là:
- Trước hết phải có khả năng tổ chức, bố trí không gian cho phù hợp và hợp
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
lý về công năng sử dụng, từ đó đưa ra những thiết kế phù hợp cả về công năng vật
chất lẫn công năng tinh thần và phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho công trình đó.
- Tạo dáng về không gian nội thất, về sự phân bố không gian, về hình khối,
màu sắc sao cho nổi bật chất sáng tạo và cá tính cho từng không gian thiết kế. Tuy
nhiên nhà thiết kế cũng phải chú ý đến từng chi tiết thiết kế sao cho cô đọng tránh
rườm rà và không đồng nhất về phong cách thiết kế.
- Cần phải đi sâu quan sát thực tế để có thể hiểu và nắm bắt được đặc điểm,
tính chất công trình mà mình đang thực hiện. Từ đó đi vào thiết kế cho phù hợp với
đề tài đã chọn.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tạo nên không gian nội thất có ý tưởng sáng tạo, có hiệu quả cao và có thể
áp dụng trong thực tế cuộc sống.
- Tổ chức không gian, sắp xếp bố cục, chất liệu, ánh sáng, màu sắc và hình
tượng nghệ thuật hợp lý, hài hoà đặc biệt là phù hợp với nội dung công trình.
- Tổ chức không gian, sắp xếp bố cục, chất liệu, ánh sáng, màu sắc và hình
tượng nghệ thuật hợp lý, hài hoà và đặc biệt là phải phù hợp với nội dung công
trình.
- Giải quyết các vấn đề một cách khoa học, sáng tạo và kinh tế, có sự lôi

cuốn, hấp dẫn nhằm phục vụ đúng mục đích để thoả mãn nhu cầu của xã hội.
- Những ý tưởng đưa ra có hình tượng, chắt lọc và hoàn thiện.
- Tạo được sự đặc sắc, khác biệt giữa không gian mình thiết kế với những
công trình đã có trong thực tế; ý tưởng rõ ràng, ăn nhập và thống nhất không gian.
- Tạo ra sự cuốn hút về hình khối, ánh sáng, màu sắc và chất liệu làm sao nổi
bật tính hiện đại và sang trọng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào thực tiễn của mặt bằng kiến trúc và chức năng đã có.
- Dựa vào sự thống nhất về kiến trúc và trang trí nội thất để tạo cho đồ án có
sự thống nhất phù hợp giữa bên trong và bên ngoài công trình.
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến loại hình vui chơi giải trí để từ đó đưa
ra phương pháp tối ưu cho việc trang trí và thiết kế nội thất.
- Đi khảo sát thực tế.
- Tổng hợp tư liệu đã có và kiến thức được học để đưa ra những giải pháp và
ý tưởng mới lạ, độc đáo, hợp lý trong quy hoạch thẩm mỹ nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
1.5. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Ngày nay khi đời sống kinh tế xã hội càng phát triển thì đời sống của người
dân ngày càng được cải thiện. Trong cơ chế thị trường sôi động hiện nay, mức sống
của người dân được nâng cao không chỉ về vật chất mà họ còn có nhu cầu nâng cao
về tư duy thẩm mỹ. Chính vì vậy nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể
thiếu trong xã hội hiện đại.
Con người trong xã hội hiên đại họ sống năng động hơn, yêu cầu về công việc
cũng nặng nề hơn. Trong hoàn cảnh đó nhu cầu được vui chơi giải trí sau những giờ
làm việc mệt mỏi là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên cũng cần phải có những không
gian giải trí, thư giãn khác nhau để phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng.
Có thể là những nơi sôi động cho giới trẻ hoặc cũng có thể là những không gian yên

tĩnh dành cho những người muốn được thư giãn nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà sự ra
đời hàng loạt của các loại hình vui chơi giải trí là một tất yếu khách quan nhằm thoả
mãn nhu cầu của con người trong xã hội phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay mô hình giải trí câu lạc bộ còn rất mới mẻ vì nó ra đời
sau các loại hình vui chơi giải trí khác. Tuy nhiên loại hình này đang ngày càng
được giới trẻ Việt Nam đón nhận. Bắt nguồn từ nhu cầu nói trên, vai trò của người
thiết kế là phải tạo được những không gian hợp lý cho các loại hình vui chơi giải trí
khác nhau để đáp ứng chung được nhu cầu của xã hội.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Với sự chỉ dạy và giúp đỡ hết lòng, nhiệt tình và sự cống hiến vì tương lai của
đất nước của Thầy. Cô giáo cùng với quá trình tìm hiểu và nghiên cứu từ các cổng
thông tin, tư liệu, sách tham khảo và đặc biệt khảo sát thực tế tại một số Nhà văn
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
hoá, câu lạc bộ, trên địa bàn Hà Nội và một số công trình tương tụ tại các khu lân
cận. Sau khi tham khảo và nắm bắt được nhu cầu thiết kế cần thiết về công năng,
thẩm mĩ em đã có được giải pháp thiết kế cho Phòng Câu Lạc Bộ Cờ Tướng của Tổ
Hợp Câu Lạc Bộ Thanh Niên Hà Nội đã hoàn thiện. Đồ án nầy cũng đạt được một
số kết quả sáng tạo nhất định. Đó là môt thiết kế mới mẻ mang lại không khi thi đấu
cũng như tái hiện lại đậm nét truyền thống văn hoá của Dân Tộc Việt Nam trong
lịch sử. Không gian sang trọng nhưng không mất đi bản sắc Dân Tộc, mà còn tái
hiện đậm nết nền văn hoá cổ truyền của ông cha ta để lại. Với phong cách và cá tính
cũng như ý tưởng thiết kế, trang hoàng nội thất, phương tiện nội thất và đặc biệt
không gian nội thất ấn tượng đã làm tăng sự thành công của Phòng Câu Lạc Bộ Cờ
Tướng của Tổ Hợp Câu Lạc Bộ Thanh Niên Hà Nội. Làm tăng sự thu hút, thích thú
của giới chơi cờ.
+) Gía trị sử dụng: Ngoài giá trị về thẩm mĩ, gí trị sử dụng là yếu tố quan trọng
nhất để có thể đánh giá được sự đáp ứng nhu cầu của câu lạc bộ. Vì vây, những ý
tưởng thiết kế cũng như công năng và giải pháp cho đồ án fđề được xây dựng trên

cơ sở tính toán phù hợp nhất về công năng phục vụ nhuc cầu được đảm bảo nhất.
Sau sự hợp lí của công năng, công trình còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của câu lạc
bộ, phù hợp với mục đích, đặc điểm của quá trình sử dụng.
+) Giá trị thẩn mĩ: Với ý tưởng thiết kế theo cách trang trí truyền thống của
dân tộc để tạo một không gian thi đấu cho người chơi khi tham gia có thể nhớ về cội
nguồn, nhớ về lịch sử của dân tộc, nhớ về bản sắc văn hoá của ông cha ta để lại.
Yếu tố quan trọng nhất là mang lại cho tần lớp Thanh Thiếu Niên biết về truyền
thống của dân tộc. Với tình hình xã hội phát triển như hiện nay không mấy ai quan
tâm tới nhưng gì đã qua thuộc về lịch sử. Với hình thức trang trí đơn giản hình thức
trang trí hiện đại nhưng vần tái hiện được lịch sử văn hoá, nét văn hoá cổ truyền của
dân tộc việt nam. Tạo cho người chơi không khí thi đấu vế sự bền bỉ, đấu trí về các
nước cờ cũng như phá giải các nước cở hiểm.
So với các công trình thiết kế tương tự chưa có sự khai thác về thiết kế, công
năng thẩm mĩ, công năng sinh hoạt nên cũng chưa được sự chú ý của người sinh
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
hoạt. Với sự khai thác ý tưởng mạnh mẽ triệt để một ý tuongr không phải là mới
nhưng đã tạo được sụ khác biệt gây được sự chú ý của xã hội cũng như sự yêu thích
của giới chơi cờ, đã tạo được tính độc đáo của công trình và được dánh giá rất cao
hơn so với công trình cùng thể loại về công năng cũng như thẩm mĩ.
BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Bố cục của Khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, khóa luận gồm 4 phần chính như sau:
Phần 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Phần 2: Khái quát về sự ra đời và phát triển của ngành mỹ thuật công nghiệp
và cờ tướng.
Phần 3: Thiết kế nội thất phòng câu lạc bộ cờ tướng.
Phần 4: Dự toán Kinh tế.
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ

THUẬT CÔNG NGHIỆP VÀ CỜ TƯỚNG
2.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của nghành Mỹ Thuật Công
Nghiệp.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Mỹ Thuật Công Nghiệp.
Thiết kế xuât hiện ngay từ khi con người xuất hiện. Khi nói tới thiết kế thì
không loại trừ bất cứ một lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục.
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
Hầu hết các lĩnh vực chúng ta đều thấy có sự góp mặt của Thiết kế. Con người thời
kì công xã nguyên thủy đã biết chế tọa các công cụ thô xơ để phục vụ cho sự sinh
tồn cũng như phát triển. Qua thời gian phát triên hàng nghìn năm tiến hóa con người
đã thực sự làm chủ giới tự nhiên. Con người ngày càng tiến hóa, nhu cầu ngày càng
cao, tất cả để phục vụ cho con người. Thiết kế cũng vậy, con người cũng đòi hỏi sự
cần thiết không thể thiếu của Thiết kế trong bất kì lĩnh vực nào. Chúng ta không cần
đi đâu để biết tới mà hãy nhìn mọi vật bên cạnh bạn tất cả đều được Thiết kế tạo ra,
tất cả mọi vật đều là sản phẩm của Thiết kế.
Ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã biết tạo ra cái đẹp từ những nét vẽ trên
hang động và các đồ trang sức Sau này là trên gốm, đất nung và dân dần do nhu
cầu mỹ thuật ngày càng cao nên con người đã tạo da các hoa văn trang trí, hoạ tiết
trang trí trên các sản phẩm như: Quần áo, trang sức, đồ đạc nội thất
Đúng vậy, Sở thích trang hoàng và làm đẹp chính là bản năng của con người
không chỉ cho bản thân mà còn sáng tạo cho mọi vật dụng xung quanh mình. Điều
này xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại khi con người bắt đầu có trí khôn.
Cùng với khả năng sử dụng lửa và công cụ lao động, con người đã từng bước nhận
thức được cái đẹp. Trên cơ sở của sự phát triển tư duy do lao động đem lại con
người đã nhận thức được cái đẹp và được thể hiện rõ nét nhất trên những hình khối,
màu sắc… trên các đồ dùng, đồ trang sức của người nguyên thuỷ. Đây là đặc điểm
ưu việt cho thấy con người có nhận thức hơn hẳn loài vật trên bước đường tiến hoá.
Quá trình sáng tạo nhằm hoàn thiện ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần

của con người là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Văn minh
phương Tây và văn hoá phương Đông được thể hiện qua nhiều lăng kính được con
người tạo dựng và thể hiện qua nhiều phong cách đặc trưng riêng rõ ràng và phân
biệt. Đặc biệt phong cách phương Đông với bề dày truyền thống tạo được dấu ấn
đặc sắc ngày càng được phương Tây ngưỡng mộ. Những phong cách lớn của các
thời đại ngày xưa như : Atique cổ đại, Gothic trung cổ, Phục hưng Renaissance,
Baroque cận hiện đại… là minh chứng của lịch sử văn minh, của khả năng sáng tạo
nghệ thuật và cũng là của lý tưởng thời đại đã qua. Phong cách thời đại bao trùm
trên nhiều lãnh thổ, quốc gia nhưng có lẽ cũng xuất phát từ những dấu ấn cá nhân
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
tạo dần thành trường phái, phong cách để dần hình thành và phát triển rộng khắp
cho đến khi một phong cách khác thay thế và thịnh hành.
Vậy mỹ thuật công nghiệp đã xuất hiện, ngay từ khi con người xuất hiện,
nhưng chúng ta chưa nhận da được điều đó. Mỹ thuật công nghiệp phát triển rất
sớm, từ khi con người sinh da, chinh phục thiên nhiên, đối phó với thiên nhiên và
trong cuộc sống hàng ngày. Con người biết chọn nơi để ở, nơi để sinh sống từ cuộc
sống mỹ thuật công nghiệp đã phát triển mà con người không hề biết. Để đáp ứng
được nhu cầu mạnh mẽ của con người nên mỹ thuật công nghiệp da đời nhằm đáp
ứng nhu cầu và nguyện vọng của con người về cái đẹp, công năng thẩm mĩ. Đó
cũng là động lực thúc đẩy con người phát triển mạnh mẽ để chế ngự thiên nhiên và
vương tới tương lai.
Trải qua nhiều thế kỷ, ngành Mỹ thuật công nghiệp đã tồn tại và phát triển
song song với sự phát triển của cuộc sống con người. Đến những năm đầu của thế
kỷ XX khi hoạ sĩ Walter Gropius sáng lập ra trường Bauhaus (năm 1919) thì ngành
Mỹ thuật công nghiệp (Design) mới được nghiên cứu một cách có phương pháp.
Trường Bauhaus thành lập được coi như trang sử mới của ngành Design công
nghiệp. Lịch sử Design công nghiệp thường được coi như bắt đầu từ khi có trường
Bauhaus bởi từ khi có Bauhaus một phong cách mới của Design coi trọng tính hiệu

quả của sản xuất, coi Design chính là phương tiện để hoàn thiện sản phẩm trước khi
đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm mục tiêu phục vụ con người một cách tốt nhất mới
trở thành một phong cách chính thống của Design công nghiệp trong thế kỷ XX.
Chủ nghĩa công năng thắng thế Nghệ thuật mới và Bauhaus trở thành cái nôi của
phong cách quốc tế công năng chủ nghĩa. Những bậc thầy của trường phái này như
W. Gropius, Ludwig Mies van der Rohe, Marcel Breuer… cùng các tác phẩm của
mình đã khẳng định ưu thế của Design công nghiệp, Design sản phẩm không hoa
văn trang trí.
Lúc này mĩ thuật công nghiệp mới được nghiên cứu một cách có phương pháp
và con người đã ý thức được cái đẹp trong cuộc sống trong thiên nhiên. Cho đến
ngày nay mỹ thuật công nghiệp ddaxhieenj diện ở mọi nơi ừ vật dụng đơn giản nhất
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
cho đến những công trình kiến trúc hiện đại.
Mỹ thuật công nghiêp không đại diện cho một cái gì gọi là cao sang mà bao
gồm tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, từ việc sử dụng chất liệu cho đến
các công đoạn tạo dáng sản phẩm. Đây là một công việc phức tạp và đòi hỏi tính
sáng tạo cao. Khi xuất bản bộ sách về design, giám đốc Emilia Terragni giải thích:
Chúng ta ngày càng đòi hỏi cao hơn khi lựa chọn các sản phẩm trên thị trường, và
đôi khi chọn sản phẩm chỉ vì yêu thích thương hiệu đó mà thôi. Từ đó có thể
nghiệm ra rằng đằng sau một chiếc ghế, một chiếc đèn bàn, một chiếc đồng hồ đều
ẩn chứa ý nghĩa chuyển tải rất súc tích và dấu ấn của cả một thời đại, một xã hội và
một tâm hồn.
Như vậy, mỹ thuật công nghiệp có khả năng sáng chế sáng tạo, kích thích
công nghệ phát triển, tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá thẩm mỹ, giá trị
Khoa học công nghệ, giá trị điều khiển sử dụng mang tính Ergonomie và giá trị kinh
tế cao”. Thẩm mỹ ở đây là hình dáng, bố cục, màu sắc, chất liệu. KHCN đòi hỏi
trình độ hiểu biết thiết kế, chế tạo, công nghệ, vật liệu, chuyên chở Điều khiển sử
dụng là sáng tạo ra máy móc phù hợp với tầm vóc thể lực, tâm sinh lý lao động để

tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nếu đẹp mà sản xuất khó, điều khiến sử
dụng bất tiện, giá thành đắt không ai mua.
Mỹ thuật công nghiệp cũng có một số quan điểm khác nhau nhưng tất cả đều
một mục đích là nhằm thâu tóm ý nghĩa của mỹ thuật công nghiệp.
Định nghĩa thứ nhất, do viện trưởng viện mỹ thuật công nghiệp Đức định
nghĩa:
“Nghệ thuật tạo dáng nằm trong quá trình chuẩn bị và phát triển của sản phẩm
và hệ thống của sản phẩm mà trong đó yếu tố thẩm mĩ là một thành phần thống nhất
gắn bó với nhiều thành phần khác một cách hữu cơ như khoa học công nghệ và thiết
kế nhằm tối ưu về giá trị sử dụng, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa thẩm mĩ của
chế đọ xã hội thích hợp với những điều kiện của một nền công nghiệp phát triển”.
Định nghĩa thứ hai, của Thomas Madonado:
“Design – Thiết kế là một hoạt động sáng tạo nhằm xác định những đặc tính
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
hình thức của các đồ vật mà người ta muốn sản xuất theo hướng công nghiệp.
Không nên hiểu những đặc tính hình thức là tính bề ngoài cho một đồ vật hay hệ
thống đồ vật có được sự thống nhất chặt chẽ.
Ngoài da còn một số định nghĩa khác: Mỹ thuật công nghiệp là một hoạt động
thiết ké sáng tác nhằm xác định hình thức các nghệ thuật mà người ta muốn sản
xuất theo lối công nghiệp và cũng không nên cho những đặc tính hình thức chỉ là
hình thức bên ngoài của một đò vật, hay một hệ thống đồ vật. Những hình thức đó
phải chặt chẽ, tổng hơp Và ông Loewy đã viết lên cuốn sách là công luận về thiết
kế : Một đồ dùng tốt, Đơn giản và chất lượng thôi chưa đủ, nó còn phải có tính
kinh tế khi sử dụng, dễ bảo dưỡng, dễ dàng khi sửa chữa, nó còn phải ưa chuộng về
hình thức nữa Giữa hai sản phẩm có cùng chất lượng và giá cả, nhưng sản phẩm
nào bắt mắt hơn sẽ bán chạy hơn Điều này ta có thể nhận biết rõ ràng trong cuộc
sống của chúng ta. Hãy nhìn xung quanh bạn tất cả đều được sự sáng tạo của thiết
kế trong ngành mỹ thuật công nghiệp, mọi thứ từ cái tăm nhỏ bé nhưng cũng có biết

bao hình thức rồi đến các công trình kiến trúc vĩ đại tất cả đều từ hoạt động sáng tác
của mỹ thuật công nghiệp tất cả đều không ngừng thay đổi về kiểu dáng và mẫu
mã.
Trong hiến trương mỹ thuật công nghiệp có nói: muốn đưa một sản phẩm lưu
thông trên thị trường cần chú ý:
- Tiết kiệm, quy tắc kĩ thuật, phương tiện và thi công cũng như vật liệu sử
dụng.
- Quy tắc thích ứng, tính chất sử dụng với giá trị chức năng.
- Quy tắc về sự thống nhất về bố cục và sự hài hoà giữa hình dáng bên ngoài
với chức năng sử dụng.
- Quy tắc phong cách, phong cách này phù hợp với phong trào cũng như thời
đại hiện tại.
- Quy tắc về sự tiến hoá, mỹ thuật công nghiệp là sự thay đổi thường xuyên,
không mang tính cố định, vẻ đẹp của sản phẩm thực dụng tuỳ thuộc vào trạng thái
- Quy tắc về thị hiếu, tị hiếu cá nhân, thị hiếu dân tộc và thị hiếu thời đại. Mỹ
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
thuật công nghiệp biểu thị trong cấu trúc, trong hình thể, trong sự cân bằng các tỉ lệ,
trong các đường nét của sản phẩm với sự lựa chọn chất liệu và các biểu thị của nó
về các biểu thị của nó về hình dáng nàu sắc.
- Quy tắc về sự thoả mãn, không chỉ có cái nhìn mà còn có thuộc phạm vi sử
dụng của nó.
- Quy tắc về tính mục đích, tính hệ thống.
- Quy tắc về sực chuyển động.
Xét cho cùng cái đẹp của sản phẩm không phải là sự gia công bề mặt, mà liên
quan tới sự hợp lý của sản phẩm về chức năng sử dụng, liên quan đến sự hoàn thiện
về mặt kỹ thuật.
2.1.2. Đặc điểm của nghành Mỹ Thuật Công Nghiệp.
Nghệ thuật tồn tại như một hệ thống nhiều loại hình có mối quan hệ qua lại

với nhau. Mỗi nghệ thuật riêng biệt thường biểu hiện bằng những quy luật chung
của sáng tạo nghệ thuật vừa mang tính đặc thù có nét độc đáo riêng. Mỗi nghệ thuật
tương đối hạn hẹp về khả năng tái hiện cuộc sống thuộc thẩm quyền của nó. Chẳng
hạn, âm nhạc có sức mạnh phi thường trong việc biểu hiện những trạng thái tâm
hồn nhưng lại rất yếu khi truyền đạt những khía cạnh trực quan của thế giới đồ vật.
Như vậy bằng kinh nghiệm sống nghệ sĩ trong sáng tác gợi lên sự liên tưởng nhằm
phản ánh cuộc sống nghệ thuật có giá trị độc đáo vì các nghệ thuật khác nhau không
chỉ kể về đối tượng theo cách khác nhau và còn kể những điều khác nhau của đối
tượng. Văn học và âm nhạc là hai môn nghệ thuật được cảm nhận qua thính giác,
qua thời gian. Điêu khắc, hội hoạ, Design người xem có thể cảm nhận bằng thị giác,
qua không gian. Qua thời gian và không gian nghệ thuật sân khấu và điện ảnh là
môn nghệ thuật tổng hợp được người xem cảm nhận bằng mọi giác quan.
Mỹ thuật công nghiệp là một ngành học kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật,
là sự gắn bó hữu cơ chặt chẽ giữa cái đẹp thẩm mỹ và công năng sử dụng của con
người nhằm thoả mãn các nhu cầu của đời sống xã hội một cách tối ưu nhất. Hai
yếu tố này đã góp phần không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người. Khi đời sống xã hội ngày một nâng cao thì nhu cầu thưởng thức cái
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
đẹp là nhu cầu tất yếu. Chính vì vậy, ngành Mỹ thuật công nghiệp ngày càng có vị
thế quan trọng trong đời sống xã hội.
2.1.3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Mỹ thuật công nghiệp.
Mỹ thuật công nghiệp được coi là một ngành nghệ thuật mới. Ngày nay,
Design cần được hiểu là một bộ phận cấu thành của văn hoá dân tộc, một bộ phận
bao trùm trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại. Nó quyết định đến sự thành bại,
mức độ cao thấp của công việc kinh doanh. Giá cả của một sản phẩn không bao giờ
chỉ tính bằng chi phí nguyên liệu, tiền lương, thuế … mà nó còn được quyết định
bởi thị hiếu, quy luật cung cầu. Chính vì thế mà vai trò của Design ở đây là số một,
nó làm cho sản phẩm bán ra có giá trị cao hơn, kích thích sự cải tiến và nâng cao

năng lực cạnh tranh. Design luôn nhạy bén để phát triển trên cơ sở những thành tựu
của khoa học và công nghệ, luôn hướng tới sự tương ứng của sản phẩm và yêu cầu
của người tiêu dùng. Ở Mỹ và một số nước phương Tây các hoạ sĩ thiết kế
(designer) được những tập đoàn lớn mời tham gia hoạch định kế hoạch sản xuất của
công ty.
Xét về góc độ văn hoá Design góp phần tạo ra môi trường thẩm mỹ nơi con
người cảm thấy tự hào về quê hương đất nước mình. Design không chỉ đơn thuần là
thiết kế kỹ thuật, cũng không đơn giản là sự hưng phấn nhất thời của hoạ sĩ mà là
việc nối liền sản xuất với thị trường, nối tiêu dùng với phát triển thẩm mỹ làm cho
cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Người thiết kế phải có giác quan về người mua
hàng đại chúng và sáng tạo các mẫu mã theo quy luật của cái đẹp. Người tiêu dùng
và việc mua bán ngày nay không chỉ là hoạt động kinh tế đơn thuần mà còn là một
hành động thẩm mỹ. Do đó Design là một bộ phận hữu cơ của nền kinh kế, nó hiện
hữu ở mọi nơi trong cuộc sống sinh hoạt của con người.
2.1.4. Ngành Mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam.
Ở Việt Nam Mỹ thuật công nghiệp là một ngành học mới, một nghề nghiệp
mới. Tuy nhiên nó xuất hiện ngay từ cổ xưa gắn với những lao động sáng tạo đầu
tiên của con người được thể hiện qua những kiến trúc đình chùa độc đáo ở Việt
Nam như Chùa Một Cột, trống đồng Đông Sơn hay trong lĩnh vực thời trang mà
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
biểu trưng là chiếc áo dài truyền thống. Có lẽ Mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam bắt
đầu phát triển từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Mặc dù vậy do trình độ sản xuất kém
phát triển chúng ta chưa có nhiều loại sản phẩm tạo được giá trị cao về vật chất và
giá trị tinh thần. Nếu chỉ sản xuất đơn thuần, thô sơ thì sản phẩm làm ra chỉ có giá
trị nhỏ và khó bán. Sự chú ý đầu tư cho Design ở Việt Nam phát triển chính là điều
mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm trước yêu cầu cầu của thời đại mới.
2.2. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Cờ Tướng.
2.2.1. Cờ Tướng ra đời ở đâu? Ở thời đại nào?

Nguồn gốc cờ Tướng là vấn đề rất thú vị, hiện nay vẫn còn đang tranh luận và
tiếp tục được tìm tòi, khảo cứu. Các nhà nghiên cứu đã bỏ ra nhiều công sức để tìm
ra câu trả lời. Tuy vậy cho tới nay, có một điều phần đông chuyên gia thừa nhận là:
Cờ Tướng xuất xứ từ Trung Quốc.
2.2.2. Lịch sử ra đời của Cờ Tướng.
Cờ Tướng theo Hán văn gọi là Tượng kỳ. Tượng có nghĩa là hình tượng,
tượng trưng chứ không phải là quân voi (Tượng) trên bàn cờ. Theo các văn kiện lịch
sử và các văn vật được phát hiện thì cờ Tướng xuất hiện từ thời Chiến Quốc (từ
năm 403 đến 221 trước công nguyên) mà tiền thân là "Lục bác kỳ", một loại cờ rất
thịnh hành ở thời kì đó. Nếu đúng như vậy thì cờ Tướng đã có trên 2000 năm lịch
sử. Nhưng có thể khẳng định rằng cờ Tướng lúc đó mới có mô hình sơ khai chứ
chưa phải loại cờ Tướng mà chúng ta chơi ngày nay. Đặc biệt cờ Tướng cổ đại
không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ xung từ
thời nhà Đường (sau năm 618) là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng bởi
cho tới lúc đó con người mới tìm ra vũ khí "Pháo" sử dụng trong chiến tranh - đó là
các loại máy móc thô sơ dùng để bắn các viên đá to. Trong một thời gian dài, quân
Pháo trong chữ Hán viết với bộ "thạch". Cho tới đời Tống (năm 960 - 1276) khi
phát minh ra loại Pháo mới mang thuốc nổ thì quân Pháo mới được viết lại với bộ
"hoả".
Điều lí thú nhất là theo các tài liệu lịch sử cờ Tướng ở thời Đường được gọi là
Tượng hý (du hý - trò chơi) có đặc điểm là quân cờ lập thể, bàn cờ có 8 ´ 8 = 64 ô
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
vuông xen kẽ hai mầu trắng đen, giống hệt bàn cờ Vua hiện nay. Loại bàn cờ này đã
được để lại trên các bức tranh dệt "Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ" thời Đường. Tại Uyên Ương
trì, Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) người ta cũng phát hiện dạng bàn cờ
này trên các vật dụng bằng sứ cổ đại với 64 ô. Nhiều ý kiến cho rằng loại bàn cờ
này rất hợp với các con số mà nhiều học thuyết thuộc nền văn minh Trung hoa
thường đề cập đến như "Thái Cực, Lưỡng Nghi, Âm dương, Tứ Tượng, Bát quái,

Lục thập tứ ngao"
Cuốn kỳ phổ đầu tiên về cờ Tướng hiện đại là "Sự Lâm Quảng ký" của Trần
Nguyên Tĩnh ở thời kì cuối đời Tống (cách đây hơn 700 năm) trong khi tác phẩm
đầu tiên về cờ Vua được xuất bản tại Tây Ban Nha vào năm 1495.
Quân cờ truyền thống có cái tiện của nó: không cồng kềnh như cờ Vua, rất
giản dị, dễ làm, dễ mang đi, hỏng dễ thay bình dân và gần gũi với mọi người.
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
Nhưng cũng có thể đó là sự tự hào sâu xa của một nền văn hoá phương Đông:
muốn có cái gì đó mang dấu ấn của riêng mình, không muốn có sự lai căng bắt
chước từ bên ngoài. Bởi xét cho cùng cờ Tướng cũng hay, cũng hấp dẫn không kém
cờ Vua.(Sưu Tầm)
Đã có rất nhiều bài thơ hay nói về cờ tướng chẳng hạn như:
“Đường dài mới biết ngựa hay
Cao cờ một nước biết ngay có tài”.
(sưu tầm)
“Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên…”
(Thơ Hồ Xuân Hương)
“Phải nhìn cho rộng ,suy cho kỹ
Kiên quyết ,không ngừng thế tấn công
Lạc nứoc hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một chốt cũng thành công”
( Hồ chí minh )
“Vốn trước hai bên ngang thế lực,
Mà sau thắng lợi một bên giành
Tấn công phòng thủ không sơ hở,
Đại tướng anh hùng mới xứng danh…”
( Hồ chí minh )

2.2.3. Các thể loại chơi Cờ Tướng khác.
- Cờ Thế: Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn
các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ
từ dễ đến khó và người chơi phải thắng được sau một số nước đi được yêu cầu từ
trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.
- Cờ Bỏi: Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ tướng, nhưng quân cờ là
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
những thẻ gỗ sơn son thếp vàng, có cán dài chừng 1 m, tên quân cờ được viết ở hai
mặt, cắm vào các ô đã định sẵn trên sân. Người đánh phải tự nhấc quân cờ để đi,
trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân
cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.
- Cờ Người: Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là
một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ.
Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những
nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng
được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân
đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ
cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo,
sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng
theo lối xưa.

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ vinh cuộc cờ người, có những câu sau:
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thủy không ai được biết…
… Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

- Cờ Tưởng (cờ mù): Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng,
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
không nhìn bàn cờ thật. Kiểu chơi này thường đòi hỏi người chơi phải có trình độ
cao, nhớ được các nước đi, thế cờ hiện tại. Quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa của Trung
Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.
- Cờ một thế trận: Cờ một thế trận là trong ván cờ, chỉ được chơi một thế trận
như: Thuận Pháo, Các ván cờ thường khởi đầu với những chiêu thức cũ, nhưng
sau đó là rất nhiều phương án khác đa dạng độc đáo, biến hoá kỳ ảo. Giải cờ này
hay được tổ chức tại Trung Quốc.
- Cờ Chấp:
Chấp quân: Quân bị chấp sẽ được bỏ ra ngoài bàn cờ ngay từ đầu. Thường là
chấp Xe, Pháo, 2 Mã và 1 Mã.
Chấp nước đi: Người được chấp sẽ được đi một vài nước trước, rồi mới đến
lượt người chấp. Quân đi trước sẽ không được ăn quân hoặc qua sông. Thường là
chấp 1-2-3 nước đi trước. Từ chuyên dùng gọi là chấp 1-2-3 tiên.
- Cờ Úp : Được chơi nhiều gần đây ở Việt Nam. Các quân cờ trừ tướng được
che khuất bằng cách dùng một cái nắp nhựa úp lên. Kiểu chơi này đòi hỏi người
chơi phải nhớ quân tốt hơn. Một biến thể nữa là xáo trộn các quân và đặt chúng ở vị
trí ngẫu nhiên nhưng có lẽ kiểu chơi này đã đi quá xa và không nên coi là cờ tướng.
Một số biến thể khác nửa bao gồm Cờ Rồng, Cờ Xáo Trộn và Cờ Úp có thể được
tham khảo và chơi trực tuyến tại trang Cờ Tướng Trực Tuyến VietSon.
- Cờ Tam Quốc: Mỗi người tham gia chơi được sở hữu 1 thành trong bản đồ
thời Tam Quốc, mỗi lượt chơi có lựa chọn tấn công thành mà từ thành của bạn có
đường đi đến thành đó hoặc phòng thủ khi bạn bị tấn công bởi thành bên cạnh. Trận
đấu sẽ dùng cờ tướng để phân định thắng thua và từ đó ai có thể thống nhất bản đồ
Trung Quốc sẽ là người chiến thắng.
Nói về Cờ Tướng là nói về bộ môn thể thao lành mạnh mà không biết bao
người ham mê, quên ăn, chơi miệt mài …

Ngay từ ngày còn nhỏ
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng

Không một tầng lớp nào không ham mê

Tới các cụ già, thanh niên, sư thầy, rồi các vua chúa ngày sưa. Cờ Tướng
không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc hay màu da, tất cả đều vì một lòng ham
mê lành mạnh.

Câu lạc bộ Cờ Tướng phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới như ở: Singapore,
Đài Loan, Malaisia, Indonesia, Nhật Bản …. Và ở Việt Nam, đã có rất nhiếu câu
lạc bộ cờ tướng nhưng câu lạc bộ chỉ mang hình thức forum với số lượng thành
viên tham gia tham gia đông đảo và cũng đã có rất nhiều kiện tướng và đạt được
nhiều thành công trong nước và quốc tế.
Hiện nay, ở Hà Nội số lượng người yêu thích cờ tướng – môn thể thao đòi hỏi
sự bền bỉ, kiên nhẫn, thông minh và luôn luôn là người
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
“Tấn công phòng thủ không sơ hở…”
và sự khéo léo khôn lường … không những trong câu lạc bộ mà ngay cả
ngoài đường phố.

Trên enternet cũng đã có rất nhiều hình thức chơi cờ, sách nói về cờ, ngoài thị
trường sách giới thiệu về Cờ Tướng ngày một phong phú để đáp ứng nhu cầu học
hỏi của mọi người. Do đó sự hình thành một câu lạc bộ Cờ Tướng hoàn hảo đúng
chuyên môn đảm bảo công năng và đầy đủ thẩm mỹ trong tương lai chỉ còn là vấn
đề sớm hay muộn mà thôi.

Đó cũng là lý do mà em chọn đề tài thiết kế phòng Câu Lạc Bộ Cờ Tướng –
một sân chơi chung cho những người cùng sở thích, là một nơi vui chơi lành mạnh,
giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm, cùng chung một niềm đam mê và chung tay
phát triển nền Cờ Tướng Việt Nam.
PHẦN 3: THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG CÂU LẠC BỘ CỜ TƯỚNG
3.1. Một số nét về ngành trang trí nội, ngoại thất.
3.1.1. Quá trình hình thành ngành trang trí nội thất.
Trước đây, chuyên ngành kiến trúc thường bao gồm cả nội thất. Khi cuộc sống
của con người chưa được cải thiện việc trang trí cho một ngôi nhà chỉ được bó hẹp
trong việc trang trí kiến trúc và ít quan tâm đến không gian nội thất. Cho đến đầu
thế kỷ XX ngành nội thất mới bắt đầu khẳng định được chỗ đứng của mình. Tuy
những không gian nội thất ban đầu còn trang trí rất đơn giản nhưng đây là bước
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
đánh dấu cho lịch sử phát triển của ngành sau này.
Các không gian nội thất của từng thời kỳ luôn thay đổi để phù hợp với đời
sống của con người. Theo thời gian con người ý thức được rằng cái đẹp bắt nguồn
trong thiên nhiên và họ đã bắt đầu tìm tòi để đưa cái đẹp vào cuộc sống. Trang trí
nội, ngoại thất không chỉ đơn giản là sự sắp đặt về công năng sử dụng phù hợp mà
ngày nay vấn đề công năng tinh thần kết hợp với yếu tố thẩm mỹ ngày càng được
coi trọng trong không gian nội thất. Cái đẹp từ thiên nhiên, từ sự cách điệu có chọn
lọc và mang tính thẩm mỹ cao ngày nay được sử dụng rất nhiều trong trang trí nội
thất.
Khi xã hội ngày một phát triển thì sự tìm tòi các loại vật liệu mới và ứng dụng
khoa học kỹ thuật để tạo ra một không gian nội thất đẹp về thẩm mỹ và tiện nghi là
một phần không thể thiếu trong trang trí nội thất của xã hội mới.
3.1.2. Đặc điểm của ngành trang trí nội, ngoại thất.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trang trí nội thất như: thiên nhiên và cảnh
quan, con người, xã hội, trang thiết bị, màu sắc, ánh sáng … thiết kế nội thất suy

cho cùng là việc xây dựng không gian sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của con
người, theo đó mà mỗi không gian có mục đích sử dụng riêng không nhầm lẫn với
các không gian khác.
3.1.3. Vai trò của ngành trang trí nội, ngoại thất.
Cùng với sự đi lên của các ngành khoa học kỹ thuật và ngày nay con người đã
đạt được sự phát triển toàn diện rực rỡ trên mọi lĩnh vự về kinh tế, văn hóa, xã hội
… Xã hội ngày nay đang trên xu thế đi lên thì nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, giải trí …
của con người ngày càng đòi hỏi hiện đại và tiện nghi hơn. Do đó trang trí nội ngoại
thất càng thể hiện rõ vai tò không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người.
Vai trò đó được thể hiện trong một phạm vi rộng lớn – trong các ngành khoa học,
nghệ thuật vì trang trí nội, ngoại thất là sự kết hợp hầu hết các ngành trong xã hội.
Sự kết hợp đó nhìn chung nhằm một mục đích là tạo ra một không gian lý tưởng,
thuận lợi cho con người để họ sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất, phục vụ nhiều
nhu cầu khác của các tầng lớp trong xã hội.
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
Nếu con người sống, làm việc, lao động và nghỉ ngơi trong những không gian
lý tưởng, hoàn hảo cả về công năng vật chất và công năng tinh thần thì con người dễ
dàng tìm thấy sự kích thích trong công việc, sự thoải mái khi nghỉ ngơi. Điều đó sẽ
dân đến những thành quả cao hơn trong lao động góp phần tạo nếp sống văn minh,
hiện đại hơn để có thể phát huy được hết sự say mê, tính sáng tạo với cái đẹp nhằm
tạo sự thúc đẩy trong việc phát triển của toàn nhân loại trên thế giới khi mà chúng ta
đang từng bước chinh phục những đỉnh cao của khoa học công nghệ.
3.1.4. Các xu hướng trong trang trí nội, ngoại thất.
Kiến trúc thế giới đương đại xuất hiện nhiều lối đi khác nhau, các kiến trúc sư
đang tìm kiếm những giải pháp khác nhau giúp cho cuộc sống ngày càng tiện nghi.
Trang trí nội ngoại thất hiện đại có rất nhiều khuynh hướng khác nhau và đến nay
đã được định hình tương đối rõ nét. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết thành 1 số xu
hướng chính như sau :

- Xu hướng kiến trúc Hiện đại : phong trào hiện đại vừa là sự tìm tòi triết học
trong cái đẹp kiến trúc vừa là cuộc cách mạng trong cảm xúc thẩm mỹ. Chủ nghĩa
hiện đại chia làm 2 trường phái với những quan điểm về thiết kế kiến trúc và quan
niệm thẩm mỹ khác nhau.
- Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại : Kiến trúc hậu hiện đại được hình thành từ
những năm 1960 – 1970 khi đó chủ nghĩa Hiện đại bắt đầu đi vào khủng hoảng.
Kiến trúc Hậu hiện đại xuất phát từ chỗ phê phán, chỉ trích đối với kiến trúc Hiện
đại vì các nguyên tắc quá cứng nhắc và mang tính kiểm soát chặt chẽ.
- Chủ nghĩa giải toả kết cấu : Kiến trúc giải toả kết cấu thông qua sự rối ren
của hình học để bổ sung cho kiến trúc hiện đại như là một quá trình tự tìm kiếm bản
thân của nó. Có 2 xu hướng đặt ra :
+ Xu hướng thứ nhất cho rằng Kiến trúc “Giải toả kết cấu” không phải là một
phong trào, không phải là một tín điều mà chỉ là mong muốn tái thẩm định những
giá trị của kiến trúc Hiện đại (Jennifer Taylor).
+ Xu hướng thứ 2 cho rằng đây là phong cách kiến trúc mới vì các kiến trúc sư
này đi tìm một thứ ngôn ngữ gây ấn tượng mạnh mà không cần chú ý đến yêu cầu
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
chức năng thậm chí còn chống lại và từ bỏ các chuẩn mực trong xây dựng và trang
trí.
- Xu hướng kiến trúc Duy lý ở Italia : Chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc
truyền thống, kiến trúc Hiện đại ở ý đã phát triển theo con đường riêng của mình,
màu sắc của sự pha trộn giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa cổ điển là cái tạo nên
kiến trúc Duy lý Italia. Chủ nghĩa này được xây dựng trên cơ sở những hình khối
thuần tuý do không gian kiến trúc quy định, không gian trang trí và được “tiêu
chuẩn hoá”.
- Kiến trúc Hiện đại mới : Là một trào lưu kiến trúc kế thừa những nguyên tắc
của Kiến trúc Hiện đại nhưng có sự cách tân đáng kể trong việc tìm tòi những
đường hướng biểu hiện mới. Đó là xu hướng kiến trúc tuân theo những nguyên tắc

của chủ nghĩa hiện đại, nhưng từ bỏ bản tính độc đoán và giáo điều đã ngự trị từ
lâu.
- Xu hướng kiến trúc High – tech : Đầu những năm 1970 thế giới đã chứng
kiến sự chuyển biến mạnh mẽ đầy sáng tạo của khoa học kỹ thuật và những hệ quả
tất yếu của tiến bộ này đã sản sinh ra một nền công nghệ cao còn được gọi là High –
tech. Khuynh hướng kiến trúc High – tech đã thực thi những quan điểm trái ngược
với kiến trúc cổ điển thông qua việc bác bỏ tính hàn lâm kinh viện, chú trọng đến
công năng, loại bỏ trang trí. Cùng với sức mạnh của công nghệ, tính ưu việt của kết
cấu và sử dung vật liệu cao cấp là phổ biến, kiến trúc High – tech đã làm nảy sinh
quan niệm mới trong sáng tác kiến trúc.
- Kiến trúc Nhật Bản đương đại : Xu hướng tìm tòi đặc tính dân tộc sau thế
chiến thứ 2, phát triển mạnh mẽ sự kết hợp truyền thống dân tộc với kỹ thuật hiện
đại. Kiến trúc Nhật Bản đương đại đi tìm sự phù hợp giữa nhu cầu mới của con
người với khí hậu, tập quán và truyền thống dân tộc, phát huy mối liên hệ “kiến trúc
– con người – thiên nhiên”.
- Xu hướng kiến trúc Chuyển hoá luận : Chuyển hoá luận là lý thuyết bàn về
sự vận động và chuyển hoá trong kiến trúc và đô thị. Họ quan niệm trong vật thể
kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận của cái khả biến và bộ phận kia thuộc cái
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
bất biến. Nhưng cái bất biến chính là giá trị tinh thần của công trình, sở thích thẩm
mỹ … là những cái chỉ có thể nhận biết bằng vốn sống và nhận thức văn hoá của
mình. Còn những bộ phận khả biến là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu
xây dựng… là những cái có thể nhận biết được bằng trực giác. chuyển hoá luận đã
thực sự trở thành cuộc cách mạng trong quan niệm kiến trúc.
- Xu hướng kiến trúc cộng sinh: học thuyết cộng sinh trong kiến trúc mở đầu
bằng sự ra đời của phong trào Chuyển hoá luận ở Nhật năm 1960. Kiến trúc sư
Kurokawa chủ trương kiến trúc không nên được thiết kế rõ ràng về không gian mà
phải tạo những yếu tố nhập nhằng và tối nghĩa. Công nghệ và con người trong mối

quan hệ “cộng sinh” thì không tồn tại ở thể đối lập mà phải trong sự tương tác hỗ
trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Ngoài những xu hướng kể trên, nghệ thuật trang trí nội, ngoại thất còn rất
nhiều các xu hướng khác đang cùng tồn tại song song và phát triển mạnh mẽ như:
khuynh hướng tân cổ điển, khuynh hướng trang trí theo lối kịch trường, khuynh
hướng theo lối siêu đồ hoạ, …. Ngày nay các hoạ sĩ thiết kế có rất nhiều sự lựa chọn
để đi theo một phong cách phù hợp cho từng công trình. Chúng ta không thể phủ
nhận rằng một không gian nội thất đẹp là một không gian phải bao hàm đầy đủ mọi
yếu tố về thẩm mỹ, công năng và quan trọng là phải căn cứ vào thực tế cuộc sống
và điều kiện cụ thể cho phép. Không nên tạo ra một không gian nội thất phù phiếm,
xa hoa, không phù hợp với văn hoá dân tộc.
3.1.5. Những yếu tố cơ bản hình thành nên không gian nội thất.
Cuộc sống sinh hoạt của chúng ta chủ yếu diễn ra trong nhà, vì vậy không gian
sống đó là vô cùng quan trọng. Ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn được sống
và sinh hoạt trong một không gian đẹp và tiện nghi. Một không gian đẹp là một
không gian mà ánh mắt của người quan sát được lang thang khám phá, một không
gian cho tâm hồn thanh thản trong yên bình, một không gian mà trong tâm trí người
xem ý thức hết giá trị cuộc sống vốn dĩ vô cùng quý giá. Chính vì vậy, không gian
là chất liệu số một trong gam màu của nhà thiết kế và là yếu tố cơ bản của thiết kế
nội thất. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính giác quan và đặc thù thẩm mỹ của
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Trang trí nội thất phòng Cờ Tướng
những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực chung, không gian đa dạng có những lĩnh vực
riêng. Tuy nhiên, khi một yếu tố nào đặt trong lĩnh vực này xác lập nên những quan
hệ đa chiều giữa không gian và các yếu tố như bản thân yếu tố đó.
Như vậy, không gian đã tạo nên mối quan hệ mà khi bước vào một tòa nhà
chúng ta cảm thấy an toàn ấm cúng. Cảm nhận này nhờ có không gian nội thất được
tạo bởi 3 yếu tố trần, sàn, tường. Đó là những thành phần kiến trúc xác định giới
hạn vật lý của các phòng bao bọc không gian. Nhờ đó mà có sự phân chia ranh giới

giữa không gian bên trong và bên ngoài. Khi trình bày cách bố trí thiết kế đồ đạc
trong nhà và sự phong phú của một không gian người thiết kế nội thất phải nhận
thức được kích thước thực, tỷ lệ và sự cân đối của căn phòng. Không gian được cấu
tạo bằng việc chúng ta sử dụng nó nên việc bố trí phải đạt hiệu quả cao. Thiết kế nội
thất bao gồm quy hoạch, bố trí và thiết kế các không gian bên trong công trình. Nó
nhằm thỏa mãn những yêu cầu cơ bản về nơi ở, bảo vệ và tạo điều kiện cho mọi
hình thức hoạt động của chúng ta, chúng có thể tác động đến trạng thái và nhân
cách của chúng ta. Quá trình thiết kế thường là một quá trình từ việc phân tích, tổng
hợp rồi đánh giá. Các giải pháp có thể được cân nhắc kỹ cho tới khi đạt được và phù
hợp với những cái hiện có và những cái mong muốn. Một thiết kế tốt là thiết kế phải
có đầy đủ những yếu tố sau:
- Đáp ứng đầy dủ chức năng sử dụng.
- Có đủ điều kiện về kinh tế, hiệu quả và độ bền vững.
- Được trình bày đẹp, hấp dẫn về mặt thẩm mỹ.
- Cho người xem cảm xúc gợi nhớ một khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm.
- Tìm tòi xu hướng thiết kế mới, hiện đại.
Bằng cách xác định và phân tích dự án thiết kế thì có thể phát triển được các
mục tiêu và tiêu chuẩn của một giải pháp tốt nhất. Một số chỉ tiêu mà người họa sĩ
thiết kế cần chú ý là công năng, mục đích sử dụng, tính kinh tế, phong cách thiết kế
và ý nghĩa. Tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá một thiết kế nội thất là thực hiện được
công năng của bố trí nội thất. Phải nắm bắt được yêu cầu sử dụng, yêu cầu hoạt
động, yêu cầu đồ đạc, phải phân tích không gian, xác định sự phù hợp giữa hoạt
SVTH: Nguyễn Văn Hải Lớp K15 – Nội thất
25

×