Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ- viancomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.32 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CN Công nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
XN Xí nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.4.1: Báo cáo kết quả kinh doanh qua một số năm gần đây.Error: Reference
source not found
Bảng 1.4.2: Bảng cân đối kế toán qua một số năm gần đây Error: Reference source
not found
Bảng 2.2: Danh mục tài khoản Error: Reference source not found
Bảng 2.2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- chứng từ:
Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp phát triển hơn tuy nhiên cũng buộc các doanh nghiệp phải cố gắng tối đa
trong quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh. Trong xu hướng này, các doanh
nghiệp phải tự thân vận động, phải tự lực hoạt động sản xuất kinh doanh trên
nguyên tắc lấy thu bù chi và làm ăn có lãi chứ không còn sự bao cấp của Nhà nước
như trước. Từ mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, để làm được điều này, các
doanh nghiệp cần phải tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và bộ máy tổ chức sao
cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, vấn đề sản xuất sản phẩm, tổ chức kinh doanh các
dịch vụ sao cho phù hợp với thị trường cũng hết sức quan trọng.


Như chúng ta đã biết, hệ thống thông tin kế toán vô cùng quan trọng đối với
sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý của một doanh nghiệp
phụ thuộc nhiều vào chất lượng hệ thống thông tin kế toán dựa trên hệ thống máy
tính của doanh nghiệp đó. Dữ liệu về các hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều
và rất đa dạng, vấn đề là phải quản lý chúng một cách có hiệu quả bằng cách xây
dựng hệ thống liên lạc và xét lý thông tin rộng lớn và đầy đủ nhằm mục đích cung
cấp chính xác và kịp thời thông tin cũng như làm cơ sở để ra các quyết định quản
trị. Những nguồn thông tin quan trọng nhất phục vụ quản trị kinh doanh nghiệp đều
xuất phát từ hệ thống thông tin kế toán.
Trong giai đoạn thực tập đầu tiên, em được nhà trường Đại học Kinh tế quốc
dân tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế trong phòng kế toán của công ty.
Tại công ty em đang thực tập- Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin
em cũng cố gắng học hỏi để nâng cao kiến thức lý thuyết về các nghiệp vụ đã học.
Em mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán và sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Ths. Trần Quang Chung để em hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ- VINACOMIN
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG
TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ- VINACOMIN:
1.1.1.Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty:
Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- Vinacomin là một doanh nghiệp có
biểu tượng riêng, công ty là doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân đầy đủ,
có con dấu riêng, được đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hoạch toán độc lập mở
tài khoản nội và ngoại tệ ngân hang, được giao tài sản và cấp vốn lưu động, vốn vay
ngân hàng và huy động vốn trong và ngoài nước cho các mục đích kinh doanh và
phát triển công ty theo luật Nhà nước, có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, hoạt

động theo Luật doanh nghiệp.
Một số thông tin về Tổng công ty
- Tên công ty: Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ- Vinacomin
- Địa chỉ: Phan Đình Giót- Phương Liệt- Thanh Xuân- Hà Nội
- Số điện thoai: (84 4) 38642778
- Fax: (84 4) 38642777
- Email:
- Website: htpp:// www.micco.com.vn/
- Mã số thuế: 0100101072
- Mở tại:
- Công ty có vốn điều lệ là : 500.000.000.000đ
Trong đó: - Vốn cố định là: 11.324.900.000đ
-Vốn lưu động là: 9.234.200.000đ
( Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 08/04/1995 của UBKH
thành phố Hà Nội).
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty công nghiệp
hóa chất mỏ- Vinacomin:
Ngành Hóa chất Mỏ được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1965 theo quyết
định của Bộ Công Nghiệp nặng, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản vật liệu nổ công
nghiệp của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, cung ứng cho các ngành
2
kinh tế.
Từ năm 1995, nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ngày càng tăng, nhằm
thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo tuyệt đối an toàn và
đáp ứng tốt hơn về vật liệu nổ công nghiệp của các ngành kinh tế, ngày 29/3/1995,
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 44 cho phép thành lập lại Công ty Hóa
Chất Mỏ, và trên cơ sở đó ngày 1/4/1995, Bộ Năng Lượng (nay là Bộ Công
Thương) đã có quyết định số 204 NL/TCCB- LĐ thành lập Công ty Hóa Chất Mỏ
có nhiệm vụ một vòng khép kín: từ nghiên cứu, sản xuất, phối chế- thử nghiệm, bảo
quản, dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp, xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên,

hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, đến dịch vụ sau cung ứng. Vận
chuyển, thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vụ khác ngoài vật liệu nổ công nghiệp.
Ngày 29 tháng 4 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 77/2003/QĐ-
TTg v/v chuyển Công ty Hóa Chất Mỏ thành Công ty TNHH một thành viên Vật
liệu nổ Công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và xu thế thời đại
ngày 5 tháng 12 năm 2006 Văn phòng Chính phủ có công văn số 124
VPCP/ĐMDN thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép công ty
Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- TKV được hoạt động vận dụng theo mô hình công ty
mẹ công ty con với 12 công ty vùng và đơn vị phụ thuộc trên 3 miền đất nước, kể cả
vùng sâu vùng xa, với cơ sở kỹ thuật hiện đại gồm: các phương tiện vận tải thủy bộ
chuyên dùng phục vụ chỉ huy sản xuất, xuất nhập khẩu, nổ mìn… Hệ thống kho
chứa vật liệu nổ công nghiệp trên toàn quốc đạt Quy chuẩn Việt Nam 02/2008-
BCT với hệ thống cảng chuyên dùng đủ điều kiện bốc xếp, xuất nhập khẩu vật liệu
nổ công nghiệp trên toàn quốc.
Ngày 23/11/2010 Thủ tướng Chính phủ ra thông báo số 2162/TTG- ĐMDN
v/v thành lập Tổng Công ty Công Nghiệp hóa chất mỏ- Vinacomin và ngày
20/12/2010 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định số: 6668/QĐ- BCT v/v thành
lập công ty mẹ- Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin, đi vào hoạt
động từ 01/01/2011. Tổng công ty đã và đang đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất
thuốc nổ hiện đại như sản xuất thuốc nổ Anfo, Anfo chịu nước, nhũ tương hầm lò,
3
nguyên liệu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp của các ngành kinh tế trong cả nước và
xuất nhập khẩu trước mắt cũng lâu dài.
1.1.3. Các thành tựu cơ bản của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất
mỏ- Vinacomin:
Trải qua trên 45 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là sau 15 năm thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, được Chính phủ, các Bộ, các Ngành trung ương, trực
tiếp là Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, các địa phương nơi đơn
vị đóng quân quan tâm chỉ đạo cho phép đầu tư cơ sở vật chất, cùng với cố gắng nỗ
lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức, Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất

Mỏ- Vinacomin đã đạt được một số thành tích đặc biệt, xuất sắc và đã được Đảng
và Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý.
•Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.
•Huân chương Chiến công.
•Huân chương Độc lập hạng ba và Thư khen của Tổng Bí Thư Đỗ Mười( năm
1996).
•Đơn vị Anh hùng Lao Động và Thư khen của Tổng Bí Thư Lê Khả
Phiêu( năm 2000).
•Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004.
•Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2010.
•Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì cho tổ chức Công đoàn Tổng
công ty.
Và nhiều huân, huy chương cho các tập thể và cá nhân
Với đề tài: “Nghiên cứu sản xuất thuốc nổ Anfo chịu nước” Công ty được Nhà
nước tặng hai giải thưởng lớn;
•Giải Nhất giải thưởng Khoa học công nghệ VIFOTEC năm 1998.
•Giải thưởng Nhà nước năm 2000.
•Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 203.
1.2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ- VIANCOMIN:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-
Vinacomin:
Tổng công ty được Nhà nước và cấp trên giao nhiệm vụ;
4
+ Sản xuất, phối chế- thử nghiệm Vật liệu nổ Công nghiệp
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, nguyên liệu, hóa chất để sản
xuất vật liệu nổ công nghiệp.
+ Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ Quốc gia về vật liệu nổ công nghiệp.
+ Sản xuất cung ứng: Dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, than
sinh hoạt, vật liệu xây dựng.

+ Dịch vụ: khoan cắt đá, nổ mìn cho khách hàng có nhu cầu.
+ Nhập khẩu vật tư thiết bị và nguyên vật liệu may mặc, cung ứng xăng dầu và
vật tư thiết bị.
+ Vận tải đường bộ, sông, biển, quá cảnh, các hoạt động cảng vụ và đại lý vận
tải biển. Sửa chữa phương tiện vận tải, xây lắp dân dụng.
+ Thiết kế mỏ, tổ chức thi công xây dựng và khai thác mỏ.
+ Sản xuất, cung ứng hàng bảo hộ lao động và hàng may mặc xuất khẩu.
+ Dịch vụ ăn, nghỉ, khách sạn.
+ Là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ dự trữ quốc tế về vật liệu
nổ công nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của Tổng công ty Công
nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin:
Là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn CN Than- Khoáng sản Việt Nam có
nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho ngành
Than và các ngành kinh tế khác, Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ-
Vinacomin luôn đạt mức tăng trưởng cao trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, đáp
ứng yêu cầu nền kinh tế quốc dân. Cùng với phát triển sản xuất, Tổng công ty đặc
biệt quan tâm đảm bảo an toàn lao động và môi trường sinh thái. Do sản phẩm chủ
yếu của Tổng Công ty là mặt hang mang ý nghĩa quốc gia nên Công ty không thể
sản xuất hoặc tiêu thụ một cách tùy tiện mà phải quy định cụ thể về mẫu mã, số
lượng, chất lượng.
* Về thị trường tiêu thụ:
- Sản phẩm : Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ từ năm 1995 đã đăng ký
và được Nhà nước và Tổng công ty Than Việt Nam giao nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh về thuốc nổ công nghiệp. Ngoài ra còn kinh doanh về vận tải, dịch vụ sửa
chữa phương tiện vận tải thủy, đại lý vận tải biển. Sản xuất dây nổ mìn, dây điện
dân dụng, giấy, bao bì. Hàng may mặc bảo hộ lao động. Dịch vụ cung ứng xăng dầu
5
và vật tư khác. Xây lắp dân dụng, sửa chữa ô tô, tư vấn thiết kế mỏ. Dịch vụ khoan
đất đá, dịch vụ nổ mìn. Thi công xây dựng và khai thác mỏ. Tuy kinh doanh đa

dạng các ngành nghề nhưng sản xuất và cung ứng thuốc nổ công nghiệp vẫn là mặt
hàng chính chủ chốt của công ty.
- Tiêu thụ: Vật liệu nổ công nghiệp sản xuất ra một sản phẩm để phục vụ cung
ứng cho sản xuất than và cho các nhà máy quốc phòng. Đây là khách hang quen
thuộc, tuy vậy việc sản xuất thuốc nổ lại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hàng năm
của các đơn vị này. Bên cạnh đó việc sản xuất thuốc nổ phục vụ nhu cầu thị trường.
Đó là công trình xây dựng cầu đường, xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2000 công ty
đã thâm nhập được vào thị trường mới như đường Hồ Chí Minh, khu công nghiệp
Dung Quất, đèo Hải Vân… Kí được hợp đồng với công ty Pantaocean Nhật Bản
cung ứng vật liệu nổ công nghiệp cho công trình cảng Cái Lân… kí được với 566
khách hàng với sản lượng 19.031 tấn. Tuy nhiên công tác marketing ở công ty chưa
được làm tốt. Công tác nghiên cứu thị trường ở các xí nghiệp, chi nhánh hoạt động
chưa có hiệu quả, chưa nắm được nhu cầu khách hàng và chưa chủ động trong việc
tìm kiếm thị trường mới.
*Về nguyên vật liệu:
- Vật liệu chính là bột gốc, muối trắng, ni tơ rát amon, phụ gia sản xuất
ANFO, thuốc nổ TNT bột… là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản
xuất nó cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
- Vật liệu phụ là đồng hồ đo nhiệt độ, ổ trục bơm bằng cao su, bầu lọc nhiên
liệu là những loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm.
- Nhiên liệu là dầu diezen, dầu HD-40, dầu do, xăng… là loại vật liệu có tác
dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế phục vụ cho việc sửa chữa được đảm bảo sẵn sàng cho sản
xuất như bơm nhớt 3607, phụ tùng UOAT, phụ tùng xe 3il.
*Về lao động:
- Các cấp lãnh đạo đều là những thành viên có kinh nghiệm và trình độ học
6
vấn cao. Các cung bậc lao động đều được tuyển chọn kỹ lưỡng.
*Về tài sản cố định:

- TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ
tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng lâu dài: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải…
- TSCĐ vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện
giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh: quyền sử
dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp…
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Tổng công ty
Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin:
* Về thiết bị sản xuất thuốc nổ: Tổng công ty có dây chuyền sản xuất thuốc nổ
- Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO với hệ thống thiết bị sản xuất tĩnh có
công suất 18000 tấn/ năm
- Dây chuyền sản xuất thuốc nổ lộ thiên ZENCOO với công suất 4200 tấn/
năm
- Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước.
* Về phương tiện vận tải:
Tổng công ty có hệ thống các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy và
đường biển chuyên dụng được thiết kế và trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng
chống cháy nổ theo đúng quy định, quy phạm vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
với tổng số 2883 tấn. Phương tiện vận tải gồm 90 xe ô tô trọng tải từ 1,5 đến 12 tấn,
4 tàu đi biển, 1 tàu phà sông biển, 2 tàu tự hành sông loại 100 tấn, 3 đầu kéo và 6 xà
lan, 26 xe chỉ huy điều hành, 5 xe FORD chuyên phục vụ khoan nổ mìn.
* Về kho chứa vật liệu nổ công nghiệp:
Tổng công ty có một hệ thống chứa vật liệu nổ công nghiệp( Bao gồm cả kho
chìm và kho nổi) ở khắp 3 miền cả nước với tổng số 63 nhà kho chứa 6000 tấn
thuốc nổ.
Các số liệu trên cho thấy Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ có một hệ
thống các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng lớn, đồ sộ cho thấy
năng lực sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn.
7
Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ tổ chức sản xuất 4 loại thuốc nổ:

ANFO thường, ANFO chịu nước, thuốc nổ an toàn hầm lò AH1, thuốc nổ ZENCÔ.
Mỗi loại thuốc nổ đều được sản xuất theo quy trình công nghệ và trên dây
truyền sản xuất khác nhau. Tuy nhiên các loại thuốc nổ trên đều theo mét quy trình
công nghệ chung sau:
Chuẩn bị: Nguyên vật liệu
Bao bì, đóng gói Công đoạn Công đoạn hoàn thành
Máy móc, thiết bị phân tích sản phẩm, cho vào bao bì
Nhập kho, đóng gói Kiểm tra
bảo quản chất lượng
8
*) Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất
Kho công ty
xuất vật tư, máy móc
Tư liệu Nhà cung cấp
tự cung ứng
Sản Khách
sản xuất Lao động biên chế
điều chuyển
xuất hàng
Thông tin lao động
thuê ngắn hạn
Khi đầy đủ nguyên vật liệu thì sẽ được đưa vào từng khâu để chuẩn bị sản
xuất, khi quá trình sản xuất hoàn thành được vận chuyển đến khách hàng.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH
DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ-
VINACOMIN:
Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- Vinacomin có bộ máy lãnh đạo điều
hành gồm:
- 01 Tổng giám đốc
- 05 Phó Tổng giám đốc

- 01 Kế toán trưởng
9
*) Sơ đồ1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Quan hệ chỉ huy
Quan hệ tham mưu
*) Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm chung trước Nhà nước, trước cấp
trên, trước pháp luật và trước tập thể công nhân viên chức trong Tổng công ty về
mọi hoạt động của công ty. Đảm bảo việc chỉ huy điều hành thống nhất có hiệu quả
trong toàn công ty. Trực tiếp phụ trách công tác:
+ Công tác thi đua khen thưởng
+ Công tác sản xuất kinh doanh
+ Công tác tổ chức nhân sự
+ Công tác thương mại: Xuất nhập khẩu vận tải hàng hóa vật liệu nổ quá cảnh
10
Tổng Giám Đốc
Phó
Tổng
Giám
đốc
Phó
Tổng
Giám
đốc
Phó
Tổng
Giám
đốc
Phó

Tổng
Giám
đốc
Phó
Tổng
Giám
đốc
K ế
toán
trưởng
Văn
phòng
công
ty
Phòn
g
nhân
sự
Phòn
g kế
hoạch
và chỉ
huy
Phòng
thiết
kế
đầu tư
Phòn
g kỹ
thuật

an
toàn
Phòng
thanh
tra-
bảo vệ
Phòng
thươn
g mạ
Phòn
g
thống
kê-
kế
toán
Phòng
kiểm
toán
nội bộ
Các xí
nghiệ
p
+ Công tác đầu tư và hợp tác lien doanh sản xuất về kinh doanh với nước ngoài
+ Công tác tổ chức
+ Chủ tịch hội đồng các đoàn thể thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty, hội
đồng lương và hội đồng giá công ty.
- Phó Tổng giám đốc thứ nhất: phụ trách về công tác đầu tư tài chính
- Phó Tổng giám đốc thứ 2: phụ trách về công tác sản xuất
- Phó Tổng giám đốc thứ 3: có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện về mặt công tác kế
toán kiểm toán

- Phó Tổng giám đốc thứ 4: chỉ đạo công tác đời sống
- Phó Tổng giám đốc thứ 5: chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn và đầu tư trực
tiếp chỉ đạo.
•Văn phòng công ty:
Văn phòng công ty là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
công ty có chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc tổng công ty
về các mặt công tác:
+ Công tác hành chính
+ Công tác tổng hợp
+ Công tác đối ngoại
+ Công tác thi đua- tuyên truyền- quảng cáo
+ Công tác văn hóa thể thao
+ Công tác quản trị đời sống
•Phòng tổ chức nhân sự
Phòng tổ chức nhân sự được nhiệm vụ chức năng tham mưu, giúp đỡ Tổng
giám đốc Tổng công ty về các mặt sau:
+ Công tác tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý
+ Công tác quản lý nhân sự
+ Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên
+ Công tác chế độ và chính sách
+ Công tác y tế- chăm sóc sức khỏe công nhân viên
•Phòng kế hoạch và chỉ huy sản xuất
Phòng này có chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ Tổng giám đốc Tổng
công y các mặt công tác sau:
+ Quản lý và chỉ đạo công tác kế hoạch hóa của toàn Tổng công ty
11
+ Công tác dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp
+ Công tác điều hành và chỉ huy sản xuất
•Phòng thiết kế đầu tư
Phòng này có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các công tác sau:

+ Quản lý về tổ chức chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng
+ Nhận thiết kế công trình khai thác mỏ của các chủ đầu tư ngoài Tổng công ty
•Phòng kỹ thuật an toàn
Phòng kỹ thuật an toàn có chức năng nhiệm vụ thực hiện các công tác như
sau:
+ Công tác về kỹ thuật vật liệu nổ
+ Công tác về kỹ thuật khoan, nổ mìn
+ Công tác an toàn- bảo hộ lao động- môi trường
+ Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật
+ Kỹ thuật xây dựng
•Phòng thương mại
Phòng thương mại có chức năng nhiệm vụ về:
+ Thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và
nguyên liệu nổ công nghiệp và nguyên liệu cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
+ Công tác nhập khẩu vật tư thiết bị cho nhu cầu sử dụng nội bộ và kinh doanh
của toàn Tổng công ty
+ Công tác kinh doanh đa ngành
•Phòng thanh tra- bảo vệ- pháp chế
Phòng này được giao nhiệm vụ chức năng sau:
+ Công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện các thể lệ, chỉ thị, nghị quyết, các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp trên tại các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty, giải quyết đơn thư khiếu tố, thực hiện dân chủ trong Tổng công ty
+ Công tác bản vệ an ninh nội bộ, an toàn vật tư tài sản và hướng dẫn chỉ đạo
việc thực hiện kế hoạch biện pháp về công tác nói trên trong toàn Tổng công ty
+ Công tác huấn luyện quân sự, phòng cháy, chữa cháy
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công nhân viên chức
trong Tổng công ty
12
•Phòng thống kê- kế toán- tài chính
Phòng này có các chức năng nhiệm vụ sau:

+ Công tác thống kê tài chính kế toán
+ Công tác quản lý các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty
+ Công tác quản lý hệ thống trong toàn Tổng công ty
•Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng có chức năng nhiệm vụ giúp việc giám đốc thực hiện kiểm tra, xác
nhận tính đúng đắn hợp lý, hợp lệ của các số liệu kế toán, các báo cáo quyết toán
hàng tháng của đơn vị trong Tổng công ty.
•Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm: 18 xí nghiệp
thành viên với các chi nhánh hoạt động rải rác trên đất nước với chức năng,
nhiệm vụ khác nhau phân chia theo 3 loại chính;
- 2 xí nghiệp sản xuất vật liệu nổ: Xí nghiệp HCM Quảng Ninh, Xí nghiệp
HCM Vũng Tàu.
- 10 Xí nghiệp cung ứng vật liệu nổ: Xí nghiệp HCM Qu ảng Ninh, Xí nghiệp
HCM và Cảng Bạch Thái Bưởi, XNHCM Ninh Bình, XNHCM Đà Nẵng, XNHCM
Sơn La, XNHCM Vũng Tàu, XNHCM Bắc Thái, XNHCM Gia Lai, XNHCM
Khánh Hòa, XNHCM Bắc Cạn.
- Nghiên cứu thử nghiệm vật liệu nổ: Trung tâm vật liệu nổ công nghiệp.
- Vận tải vật liệu nổ và vật liệu khác: XN vận tải thủy bộ Bắc Ninh, XN vật tải
Sông Biển Hải Phòng.
- Sản xuất kinh doanh khác: XN cung ứng vật tư Hà Nội, tất cả các đơn vị
khác trong Tổng công ty…
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ- VINACOMIN:
•Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
2010, năm 2011 và năm 2012 của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ-
Vinacomin, có bảng sau:
13
Bảng 1.4.1: Báo cáo kết quả kinh doanh qua một số năm gần đây
ĐVT: đồng
chỉ tiêu

Năm Chênh lệch
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3392031064828 4233992921558 4323041831228 841961857730 24.82176 89048910670 2.1031899
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 110247194 817694825 735593425 707447631 641.6922 -82101400 -10.04059
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3390928592924 4233175226733 4322306237803 842246634889 24.83823 89131011070 2.1055356
4. Giá vốn hàng bán 2819459131628 3596459648210 3648768312038 77700051738 27.5585 52308663828 1.4544488
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
571469461296 636715578523 673537925765 65246117227 11.41725 36822347242 5.7831705
6. Doanh thu hoạt động tài chính 2236515471 2133873480 5515173483 -102641991 -4.58937 3381300003 158.45832
7. Chí phí tài chính 37421499502 74910002712 56358120937 37488503210 100.1791 -18551881775 -24.76556
Trong đó: Chi phí lãi vay 26554567762 47345398754 53405459787 20790830992 78.29474 6060061033 12.799683
8. Chi phí bán hang 361197127201 389460587828 437860014577 28263460627 7.824941 48399426749 12.427298
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 65595020060 88064997053 72548640432 22469976993 34.25561 -15516356621 -17.61921
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
109492330004 86413864410 112286323302 -23078465594 -21.0777 25872458892 29.940171
11. Thu nhập khác 6282266763 4079624164 16682784388 -2202642599 -35.0613 12603160224 308.92944
12. Chi phí khác 2279666034 2208398350 3455821003 -71267684 -3.12623 1247422653 56.485401
13. Lợi nhuận khác 4002600729 1871225814 13226963385 -2131374915 -53.2498 11355737571 606.86089
14. Lợi nhuận từ công ty liên kết -13654254783 0 0 -13654254783 0
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước 113494930733 88285090224 111859031904 -25209840509 -22.2123 23573941680 26.702064
14
thuế

16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
28828272709 22608251419 28479518411 -6220021290 -21.5761 5871266992 25.969576
17. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
0 0 0 0 0 0 0
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
84666658024 65676838805 83379513493 -18989819219 -22.4289 17702674688 26.954212
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0
( Nguồn: Phòng kế toán)
15
+) Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy,
- Thu nhập thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng, tăng 841.962.014.111 đồng
ứng với tỉ trọng tăng 24.82%, nhưng đến năm 2012 lại tăng rất chậm chỉ có
89.048.909.670 đồng ứng với tỉ trọng tăng 2.10%. Nguyên nhân xảy ra tình trạng
này là do khủng hoảng nền kinh tế năm 2011 nên có ảnh hưởng nghiêm trọng cho
việc sản xuất và đầu tư. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 201 so với năm 2012 có
biến động mạnh.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng mạnh so với
năm 2010, tăng 65.246.117.227 đồng ứng với tỉ trọng tăng 11.417%, nhưng so với
năm 2012 thì tốc độ tăng giảm chỉ có 36.822.347.242 đồng ứng với tỉ trọng 5.78%.
Tốc độ tăng giảm đi một nửa đó là con số cần phải xem xét.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 so với năm 2010 giảm 102.641.991
đồng, nhưng so với năm 2012 lại tăng mạnh 3.381.300.003 đồng ứng với tỉ trọng
tăng là 158%. Công ty nên phát huy và duy trì tình hình này.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng cao trong năm
2011 so với năm 2010 l à 22.469.976.993 đồng ứng với 34.25% do một số khoản nợ
phải thu của công ty chưa thu hồi được nên phải trích lập dự phòng làm chi phí này
tăng. Nhưng sang năm 2012 có bước ngoặt lớn, chi phí quản lý năm 2012 đã giảm

15.516.356.621 đồng ứng tỉ trọng giảm 17.61%, nhờ việc cố gắng và tích cực thu
hồi các khoản nợ để tránh tình trạng nợ lâu và rơi mất khả năng thu hồi.
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010 là
37.488.503.210 đồng ứng với tỉ trọng tăng 100%, nhưng sang năm 2012 lại giảm
18.551.881.775 đồng ứng với tỉ trọng giảm 24.76%. Chỉ trong vòng 3 năm mà tình
hình hoạt động tài chính có sự thay đổi mạnh như thế này cũng một phần do công ty
đã trả bót phần nợ gốc nên chi phí lãi vay giảm, góp phần do Tổng công ty cũng tìm
được nơi vay với lãi suất ưu đãi.
- Thu nhập tài chính khác năm 2011 giảm so với năm 2010, nhưng lại tăng mạnh
tron g năm 2012 là 12.603.160.224 đồng ứng với tăng 308.9%. Cho thấy Tổng công ty
đã vượt qua rất tốt năm khủng hoảng để vựng lại công ty sau 2 năm khó khăn.
- Chi phí khác năm 2011 giảm 71.267.684 đồng ứng với giảm 3.12%, và năm
2012 so với năm 2011 lại tăng 1.247.422.653 đồng ứng với tỉ trọng tăng 56%.
16
Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty đã có phần tốt hơn từ năm 2010 đến năm
2012, cho thấy Tổng công ty đang trên đà phát triển tốt. Tuy còn gặp không ít khó
khăn nhưng Tổng công ty không ngừng mở rộng tầm hoạt động của mình và đem
lại lợi nhuận ngày càng cao, tạo ra nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra,
Tổng công ty còn cố gắng không ngừng trong việc tìm kiếm các khách hàng mới và
các nhà đầu tư mới. Tuy nhiên vẫn đòi hỏi Tổng công ty phải giữ vững được thị
trường hiện tài và tiếp tục tìm kiếm thêm.
•Dựa vào bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011 và năm
2012 của Tổng công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- Vinacomin có bảng sau:
17
Bảng 1.4.2: Bảng cân đối kế toán qua một số năm gần đây
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tỉ trọng số tiền % Tỉ trọng
TÀI SẢN

91927359
6616
100
11886036
55924
100
23001112
40603
100
26933005
8492
0
29.2981
3935
11115075
85524
0
93.51372
757
A. Tài sản ngắn hạn
53878088
6810
58.6094
1604
73643349
1737
61.9578
6864
93163325
8074

40.5038
3484
19765260
4983
3.348452
593
36.6851
5528
19519976
6325
-
21.45403
379
26.50609
573
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
88150122
891
9.58910
6357
10209927
5446
8.58985
0362
53777312
739
2.33803
0952
13949152

555
-
0.999255
995
15.8243
1436
-
48321962
672
-
6.251819
41
-
47.32840
904
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
16177903
8187
17.5985
7335
28265511
6729
23.7804
3474
56139144
6885

24.4071
4331
12087673
8610
6.181861
391
74.7167
7412
27873633
0125
0.626708
573
98.61358
018
IV. Hàng tồn kho
27575157
1785
29.9966
8138
33547451
3442
28.2242
5388
27639377
9284
12.0165
3965
59722941
657
-

1.772427
503
21.6582
4161
-
59080734
245
-
16.20771
422
-
17.61109
467
B. Tài sản dài hạn
38049270
9806
41.3905
8396
45217016
4187
38.0421
3136
13684779
82529
59.4961
6516
71677454
381
-
3.348452

593
18.8380
6247
91630781
7954
21.45403
379
202.6466
784
I. Các khoản phải thu dài
hạn
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II. Tài sản cố định
29397487
0214
31.9790
399
36980225
9467
31.1123
2728
12942989
57062
56.2711
4612
75827389
253
-
0.866712
618

25.7938
3374
92449669
7601
25.15881
884
249.9975
795
V. Tài sản dài hạn khác
25178395
92
0.27389
4475
37679047
20
0.31700
2619
92332802
50
0.40142
7552
12500651
28
0.043108
144
49.6483
2279
54653755
30
0.084424

933
145.0507
891
NGUỒN VỐN 91927359 100 11886036 100 23001112 100 26933005 0 29.2981 11115075 0 93.51372
18
6616 55924 40603 8492 3935 85524 757
A. Nợ phải trả
55937504
0974
60.8496
799
65414913
3050
55.0350
9347
17001773
40093
100
94774092
076
-
5.814586
431
16.9428
5321
10460282
07245
44.96490
653
159.9066

871
I. Nợ ngắn hạn
47084771
5458
51.2195
4086
55745791
3928
46.9002
3551
78716321
9315
34.2228
3259
86610198
470
-
4.319305
351
18.3945
2452
22970530
5478
-
12.67740
292
41.20585
602
II. Nợ dài hạn
88527325

516
9.63013
904
96691219
122
8.13485
796
91301412
0778
39.6943
4628
81638936
06
-
1.495281
08
9.22189
116
81632290
1654
31.55948
832
844.2575
335
B. Vốn chủ sở hữu
35989855
5642
39.1503
201
53445452

2874
44.9649
0653
59993239
00510
260.827
5545
17455596
7238
5.814586
431
48.5014
3589
54648693
77852
215.8626
48
1022.513
449
( Nguồn: Phòng kế toán)
19
+) Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy:
- Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 thấy tổng tài sản (nguồn vốn) của Tổng công ty
năm 2011 so với năm 2010 tăng nhẹ 29.298% nhưng sang năm 2012 thì tỉ trọng
tăng mạnh là 93.51% . Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang dần cải thiện tình
hình tài sản và nguồn vốn trong công ty, sự biến động của tài sản và nguồn vốn
trong những năm qua là do:
+ Do sự phát sinh của hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 là
59.722.941.657 đồng ứng với tỉ trọng 21.65% nhưng tỉ lệ lại giảm 1.77%, năm 2012
so với năm 2011 thì hàng tồn kho đã giảm đáng kể ứng với tỉ trọng giảm 17.611%,

cho thấy Tổng công ty đang cải thiện tình hình sản xuất tốt. Tài sản ngắn hạn tăng
mạnh, năm 2011 so với năm 2010 với tỉ trọng tăng là36.68% và giảm nhẹ vào năm
2012. Trong khi tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010
tăng 13.949.152.555 đồng ứng với tỉ trọng tăng là 15.82% nhưng tỉ lệ lại giảm
0.99%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 48.321.962.707 đồng ứng với 47.32% cho
thấy khả năng thanh toán của công ty đang bị ảnh hưởng do khả năng thanh toán
đang giảm. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng với tỉ
trọng 74.71%, năm 2012 so với năm 211 tăng mạn với tỉ trọng 98.6%, chứng tỏ
chính sách về công nợ của công ty đang đi xuống và cần phải có biện pháp khắc
phục.
+ Tài sản dài hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 71.677.454.381 đồng ứng
với tỉ trọng tăng 18.83% với tỉ lệ giảm 3.34%, nhưng năm 2012 so với năm 2011
tăng mạnh ứng với tỉ trọng 202.64% do các tài sản cố đinh và tài sản dài hạn khác
tăng, chứng tỏ Tổng công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tình hình nợ phải trả tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012, điển hình là
năm 2012 so với năm 2011 tăng với tỉ trọng 159.90%, trong đó nợ ngắn hạn tăng
mạnh, công ty cần xem xét lại các khoản nợ này để tránh ảnh hưởng xấu đến khả
năng thanh toán. Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty đang tiến triển tốt, tăng mạnh
vào năm 2012 với tỉ trọng tăng so với năm 2011 là 1022%, một con số đang mừng
cho Tổng công ty.
20
+) Tình hình lao động của Tổng công ty đã được nâng cao. Nhờ sự bố trí phù
hợp và hiệu quả kinh doanh cao nên người lao động trong Tổng công ty có mức thu
nhập tốt. Mức thu nhập bình quân người lao động của Tổng công ty Công nghiệp
Hóa chất mỏ- Vinacomin là 6500000đ/người/tháng. Do công ty không ngừng mở
rộng qui mô kinh doanh, mở rộng thị trường nên tạo thêm nhiều công ăn việc làm
cho người lao động. Việc tăng thêm lao động trong công ty đồng thời tăng thêm thu
nhập của người lao động cho thấy Tổng công ty đã bố trí sắp xếp lao động và tổ
chức hoạt động một cách hợp lý, khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần
cải tạo đời sống cho người lao động.

+) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và xã hội, Tổng công ty đã
chấp hành tốt cho việc nộp thuế TNDN, tạo được nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty,
điều đó cho thấy công ty đang cố gắng xây dựng và đi lên để đưa Việt Nam phát
triển lớn mạnh hơn trong ngành vật liệu nổ công nghiệp.
21
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP
HÓA CHẤT MỎ- VINACOMIN
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ- VINACOMIN:
Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin là một đơn vị hạch toán
độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân bao gồm 18 xí nghiệp trực thuộc hoàn toàn,
không có sự phân tán về quyền lực, về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động
tài chính. Do vậy mô hình kế toán tài chính là mô hình kế toán tập trung.
Tổng công ty tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện tất cả các giai đoạn hạch
toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán các xí nghiệp trực thuộc thực hiện
toàn bộ công tác kế toán từ tiếp nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống
báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị mình. Các xí nghiệp thành viên hạch toán
phụ thuộc được Tổng côn gty giao quản lý tài sản, vật tư, hàng hóa cho các xí
nghiệp để tự chủ động sản xuất kinh doanh. Các xí nghiệp này thực hiện hạch toán
kế toán theo phương thức bán hàng thành tiền nộp trả vốn về Tổng công ty sau khi
đã trừ các chi phí trực tiếp tại xí nghiệp.
Kết quả cuối cùng do phòng kế toán Tổng công ty phụ trách dựa vào các báo
cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các xí nghiệp thành viên gửi về.
Trên cơ sở của số liệu đã tổng hợp để có quyết định về quản lý vốn, tổ chức phân
phối lại tài chính giữa các xí nghiệp.
Hiện nay, Tổng công ty đang mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hoàn
Kiếm.
22

×