Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 234 trang )

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết quả trong
luận án chưa từng được công bố trong các công trình nào khác.

Tác giả luận án



Trần Thị Thu Hường






















ii


LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Quang, PGS.TS. Phạm Thị Gái, người hướng dẫn khoa
học của luận án đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để
hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo
trong Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Viện Sau đại học của trường về những đóng góp, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam đã cho tôi những góp ý, tạo điều kiện giúp tôi thu
thập dữ liệu về ngành và bạn bè và đồng nghiệp đã dành thời gian
giúp tôi thực hiện phiếu điều tra, sẵn sàng cung cấp thông tin, tài liệu
trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, bạn bè
thân thiết đã động viên, chia sẻ khó khăn cùng tôi trong suốt thời gian
viết luận án.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận án




Trần Thị Thu Hường
iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG , BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 16
1.1. Quan điểm và bản chất mô hình kế toán quản trị chi phí 16
1.1.1. Quan điểm về mô hình 17
1.1.2. Bản chất của mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh(SXKD) 18
1.2. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí 21
1.2.1. Yêu cầu xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí 22
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí 22
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kế toán quản trị chi phí 23
1.4. Mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp 26
1.4.1. Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí 27
1.4.2.Công nghệ và phương pháp, phương tiện sản xuất thông tin về chi phí 32
1.5. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí của các nước
phát triển 60
1.5.1. Mô hình kế toán quản trị chi phí của Mỹ 60
1.5.2. Mô hình kế toán quản trị chi phí của Pháp 61
1.5.3. Mô hình kế toán quản trị chi phí của Nhật Bản 62

1.5.4. Bài học kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí cho các doanh
nghiệp sản xuất Việt Nam 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 66

iv


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM 67

2.1.Tổng quan về ngành sản xuất xi măng của Việt Nam 67
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành 67
2.1.2. Khát quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam 69
2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí của các DNSX xi măng Việt Nam 79
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí 79
2.2.2. Thực trạng phân loại chi phí trong các DNSX xi măng 81
2.2.3. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 85
2.2.4. Thực trạng xác định chi phí sản xuất sản phẩm 88
2.2.5. Thực trạng báo cáo kế toán quản trị chi phí 96
2.2.6. Thực trạng phân tích thông tin chi phí cho việc quản trị nội bộ về chi phí
của DN 96
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí của các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam hiện nay 99
2.3.1.Những ưu điểm trong thực hiện các mô hình kế toán quản trị chi phí tại
các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam 99
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mô hình kế toán quản
trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 105


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM 106

3.1. Chiến lược phát triển dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt
Nam 106
3.2. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam 109
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí 109
3.2.2. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng 114
v


3.2.3. Xây dựng định mức chi phí 117
3.2.4. Lập hệ thống dự toán chi phí 118
3.2.5. Xác định chi phí sản xuất sản phẩm. 121
3.2.6. Phân tích thông tin chi phí phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp 124
3.2.7. Báo cáo bộ phận. 131
3.2.8. Đánh giá hiệu quả và phân tích thông tin để ra quyết định 133
3.3. Điều kiện thực hiện mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp
sản xuất xi măng Việt Nam 138
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp 139
3.3.2. Đối với Nhà nước. 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 143

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147


PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu Được hiểu là Ký hiệu Được hiểu là
BCQT Báo cáo quản trị GTGT Giá trị gia tăng
BH Bán hàng KKTX Kê khai thường xuyên
BHXH Bảo hiểm xã hội KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHYT Bảo hiểm y tế LN Lợi nhuận
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp LNG Lợi nhuận gộp
SX Sản xuất LNT Lợi nhuận thuần
CCDC Công cụ dụng cụ QT Quản trị
CP Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CPSX Chi phí sản xuất TM Tiền mặt
DTBH Doanh thu bán hàng TNDN Thu nhập doanh nghiệp
DT Doanh thu SX Sản xuất
DTT Doanh thu thuần XNK Xuất nhập khẩu
ĐVT Đơn vị tính
KD Kinh doanh
KT Kế toán




vii



DANH MỤC BẢNG , BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Bảng
Bảng 2.1 : Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại các DN được khảo sát 77
Bảng 2.2: Tổng hợp nguyên nhân không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng tại các
DN 80
Bảng 2.3: Tiêu thức phân loại chi phí tại các dnsx xi măng 81
Bảng 2.4: Các loại định mức đã được xây dựng tại các dn 85
Bảng 2.5: Bảng chi phí định mức đơn vị 85
Bảng 2.6: Bảng định mức vật tư 86
Bảng 2.7: Các loại dự toán đã được các dn lập 87
Bảng 2.8: Đối tượng tập hợp chi phí của các bộ phận SX 89
Bảng 2.9: Các phương thức trả lương cho nhân công trực tiếp tại các DN 91
Bảng 2.10 : Tiêu thức phân bổ chi phí SX chung cho các đối tượng chịu chi phí 95
Bảng 3.1: Dự kiến công suất và sản lượng sản xuất đến năm 2020 106
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các vùng miền đến năm 2030 106
Bảng 3.3: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động 114
Bảng 3.4 : Phân loại chi phí sản xuất tại các PX SX chính theo thẩm quyền
kiểm soát chi phí 116
Bảng 3.5: dự toán chi phí linh hoạt cho từng loại sản phẩm sản xuất(xm pc30) 120
Bảng 3.6
:
Bảng phân tích chi phí dựa trên dự toán linh hoạt (xi măng PC30) 121
Bảng 3.7: Bảng phân tích biến động chi phí SX theo yếu tố 130

Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tiêu thức chi tiết chi phí NVL trực tiếp tại các DN 90
Biểu đồ 2.2: Tiêu thức chi tiết chi phí nhân công trực tiếp tại các DN 93

viii



Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Bốn nhóm hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 18
Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản trị doanh nghiệp 19
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố cấu thành mô hình kế toán quản trị chi phí 20
Sơ đồ 1.4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán QTCP dạng kết hợp 29
Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán dạng tách biệt 30
Sơ đồ 1.6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán QTCP dạng hỗn hợp 32
Sơ đồ 1.7: Công nghệ sản xuất thông tin về chi phí 33
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ Dự toán sản xuất kinh doanh. 39
Sơ đồ 1.9: Mô hình trình tự thông tin 2 xuống 1 lên 41
Sơ đồ 1.10. Phương pháp xác định CP theo đơn đặt hàng 48
Sơ đồ 1.11. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 49
Sơ đồ 1.12: Quy trình thực hiện phương pháp ABC 53
Sơ đồ 1.13: Chi phí mục tiêu và quản trị chi phí sản xuất 55
theo triết lý quản lý Kaizen. 55
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP XM Bỉm Sơn 78
Sơ đồ 2.2: Mô hình kiểm soát chi phí tại các DN SX xi măng 99
Sơ đồ 3.1: M
ô
h
ì
nh

b

m
á
y

k
ế
t
o
á
n
QTCP kết hợp 110
Sơ đồ 3.2 : Trình tự cung cấp thông tin chi phí sản xuất 111
Sơ đồ 3.3 : Trình tự cung cấp thông tin chi phí bán hàng 111
Sơ đồ 3.4: Quy trình thực hiện sản xuất thông tin về chi phí 112
Sơ đồ 3.5: So sánh giá thành SX clinhker và xi măng thành phẩm 126
Sơ đồ 3.6: Các trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất 128
Sơ đồ 3.7: Các trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh 129
Sơ đồ 3.8: Các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý 129




1
LỜI MỞ ĐẦU


1.
T
í
n
h

c


p

t
h
i
ết

c
ủa đề
t
à
i

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, các doanh
nghiệp phải đối mặt với sức ép cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh cùng ngành
nghề trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt
Nam cần phát huy một cách hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có và tận dụng tối đa
những ảnh hưởng tốt từ ngoại lực là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như các
chính sách hỗ trợ về tín dụng, chính sách đầu tư cho các ngành trọng điểm. Tuy
nhiên, việc phát huy các yếu tố nội lực vẫn là những giải pháp được đánh giá có
hiệu quả hơn để doanh nghiệp có thể chủ động trong định hướng phát triển của
mình. Phát huy hiệu quả công tác quản trị trong doanh nghiệp như phát huy nguồn
lực con người, phát huy nguồn chất xám là chìa khóa để có thể tiếp tục phát huy các
nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp. Để công tác quản trị doanh nghiệp đạt hiệu
quả đặt ra đòi hỏi đối với doanh nghiệp là vận dụng tốt công cụ quản lý như thế
nào? Công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng đóng vai trò trọng yếu
trong cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị quản lý các yếu tố nguồn lực và
đưa ra các quyết sách phù hợp nhất.
Ngành sản xuất xi măng Việt Nam phát triển gắn liền với từng bước đi lên và
tốc độ đô thị hóa rất nhanh của đất nước. Sau một thời gian tăng trưởng mạnh, từ

năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam đứng trước tình trạng
cung vượt cầu. Hàng loạt dây truyền, nhà máy mới chạy cầm chừng, thua lỗ, ngừng
sản xuất bởi chi phí tăng cao, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khó khăn của
ngành xi măng bắt đầu vào thời điểm năm 2010. Xi măng Việt Nam có giá bán thấp
nhất khu vực ASEAN luôn ở mức dưới 50 USD/tấn trong khi giá xi măng trung
bình trong khu vực là 65-75 USD/tấn. Với nhiệm vụ bình ổn thị trường về giá và
nguồn cung, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2008 đến
nay giá xi măng chỉ tăng khoảng 30% trong khi giá than nhiên liệu chính để sản



2
xuất xi măng đã tăng gấp 4 lần, giá điện, xăng, dầu cũng điều chỉnh liên tục. Cuối
năm 2010, doanh nghiệp xi măng chịu thêm sức ép của việc tăng tỷ giá hối đoái
giữa VNĐ và USD, lãi xuất ngân hàng tăng cao nên chi phí cấu thành nên giá thành
của ngành xi măng tăng thêm 22-30%. Nguyên nhân cơ bản của việc sản lượng xi
măng tiêu thụ giảm là do lạm phát tăng cao, đầu tư công từ những công tình hạ
tầng, công sở đến những công trình dân dụng đều cắt giảm; thị trường bất động sản
“đóng băng”, hàng loạt dự án, khu đô thị, nhà ở dừng khởi công, giãn tiến độ hoặc
ngừng thi công

Do đó, các nhà máy xi măng hiện nay đang thực hiện sản xuất
cầm chừng với 75-80% công suất thiết kế. Sản lượng tiêu thụ của các nhà máy chỉ
đạt 85% công suất. Các doanh nghiệp SX xi măng với các dự án đầu tư mới phải lùi
thời gian triển khai đến 2016 hoặc sẽ bị thua lỗ. Đây là bài toán khó cho các doanh
nghiệp SX xi măng Việt Nam cần vận động để tháo gỡ khó khăn với các giải pháp
mang tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Quá trình này đòi hỏi các nhà quản
trị kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và ra quyết định phù hợp. Các doanh
nghiệp sản xuất xi măng lớn như: Xi măng Bỉm Sơn; Xi măng Nghi Sơn; Xi măng
Công Thanh; xi măng Hoàng Mai, xi măng Hoàng Thạch liên tục áp dụng các

sáng kiến kinh nghiệm và các tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất để có thể giảm chi phí
đầu vào đồng thời nâng cao chất lượng và sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, các đơn vị
vẫn chưa khai thác được công cụ quản lý kinh tế để kiểm soát chi phí hữu hiệu là kế
toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mình.
Câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý là phải làm sao để phát huy được các
nguồn lực hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển được
trong giai đoạn khó khăn này. Phát huy vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản
trị đối với quá trình ra quyết định của các nhà quản lý nội bộ trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng là một trong những giải pháp hiệu quả.
Mặt khác, tác giả muốn phát triển ứng dụng của kế toán quản trị trong bối cảnh
cụ thể của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam để từ đó phát triển lý thuyết
(Các nhân tố tác động trong thiết kế mô hình kế toán quản trị) và lựa chọn mô hình
hiện đại để vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.



3
Từ những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “
Xây dựng mô hình kế
toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam”
làm đề tài
luận án tiến sỹ của mình để có thể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học đồng thời
giúp cho ngành sản xuất xi măng phát triển hơn nữa trong công tác quản trị chi phí.
2.
T

n
g

q

uan đề
t
à
i
n
gh
i
ê
n
c

u

Kế toán quản trị chi phí là công cụ cung cấp thông tin phục vụ công tác quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp. Tại các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kế
toán đã quan tâm và nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi
phí nói riêng nhằm giải quyết những bài toán kinh tế khó khăn trong các doanh
nghiệp. Một số lượng lớn các học giả đã và đang xây dựng quan điểm về Kế toán
quản trị trong phạm vi chung như các công trình nghiên cứu của
Hesford et al
(2007), Ittner

Larcker (1998b), Otley et al (2007), Scapén

Brơmich (2001),
Selto

Widener (2004), Shields (1997)

Young and Selto (1991)

. Nhìn chung,
những nghiên cứu đưa ra quan điểm tổng quát về kế toán quản trị. Cụ thể với nội
dung kế toán quản trị chi phí đã có nhiều nhà nghiên cứu tại các nước châu Á và
Châu Mỹ như
John Blake, Oriol Amat & Philip Wraith
(2008), “
Developing a new
national management accounting framework- the Spanish case
” định hướng mô
hình kế toán quản trị chi phí trong từng loại doanh nghiệp. Sự phát triển của các
doanh nghiệp đòi hỏi thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cần đáp ứng kịp thời.
Về vai trò của quản trị chi phí và kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp,
Nguyễn Ngọc Huyền (2000) đã trình bày và luận giải những vấn đề về chi phí kinh
doanh, khẳng định phân tích và quản trị chi phí kinh doanh là công cụ không thể
thiếu trong quản trị các doanh nghiệp công nghiệp. Tác giả đã xây dựng phương
pháp tính chi phí kinh doanh theo điểm dạng bảng và đưa ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm triển khai công cụ tính chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp công
nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng khi xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí cho một đơn vị đã được nhiều nhà khoa học thực hiện và đã chỉ ra các nhân



4
tố tác động. Laudon, J.P (2003) cho rằng việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán
quản trị chi phí phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp và yêu cầu
riêng của từng bộ phận trong hệ thống. Khi thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản
trị chi phí chịu ảnh hưởng của
quy trình kỹ thuật
,

sơ đồ tổ chức
,
các bộ phận liên
quan của hệ thống thông tin và sự tương tác giữa chúng
trong doanh nghiệp. Trong
một nghiên cứu khác về khả năng áp dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi
phí vào các nước đang phát triển, nhóm nghiên cứu gồm Michele Pomberg, Mamid
Pourjalali, Shirley Daniel và Marinilka Barros (2012), nghiên cứu về điều kiện áp
dụng các phương pháp quản trị chi phí hiện đại như phương pháp
Activity- Based
Cost
(ABC), phương pháp
Just in time
(JIT) vào các bệnh viện Việt Nam. Nghiên
cứu đã thực hiện khảo sát tại 53 bệnh viện tại Hà Nội và 9 tỉnh lân cận đã đưa ra kết
luận: Khi
môi trường

các quy định
(các chính sách của Nhà nước về y tế, những
cải tổ về tổ chức của hệ thống y tế…) và
nhu cầu thông tin về chi phí của các CFO

đòi hỏi các bệnh viện Việt Nam cần phải chấp nhận các lý thuyết quản trị cao cấp.
Tiếp nối nghiên cứu này, Simom Yu Kit Fung (2012) đã nghiên cứu về các nhân tố
bên ngoài ảnh hưởng việc vận dụng các phương pháp quản trị hiện đại tại các bệnh
viện như tự do trong kinh doanh dịch vụ y tế, quyền chăm sóc sức khỏe và cơ chế tự
chủ tài chính. Omar A.A.Jawabreh (2012) khi nghiên cứu về vận dụng hệ thống kế
toán quản trị chi phí vào các khách sạn ở Jodhpur – Ấn Độ thì nhân tố tác động trực
tiếp là

cơ sở vật chất
để thực hiện kế toán,
trình độ của nhân viên kế toán
là hai
nhân tố tác động trực tiếp. Thiết kế kế toán quản trị phù hợp với điều kiện cụ thể của
các doanh nghiệp là chủ đề được quan tâm và giải quyết trong công trình nghiên cứu
của
Gerdin/Accounting, Organizations
and
Society 30 (2005)
- “
Management
accounting system design in manufacturing departments: an empirical investigation
using a multiple contingencies approach
”. Để phân tích các nhân tố tác động bên
trong doanh nghiệp đến lựa chọn mô hình kế toán quản trị tác giả đã khảo sát 126
doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau trên thế giới và đã khẳng
định được ảnh hưởng của hai nhân tố bên trong của doanh nghiệp tác động trực tiếp
đến thiết kế kế toán quản trị là:
Cấu trúc tổ chức
(Bộ máy quản lý) và
sự phụ thuộc



5
lẫn nhau giữa các phòng ban.
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra các nhân tố tác động
đến việc thiết kế hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp bao gồm các
nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cấp quản
trị, các nhà quản trị cần có công cụ kiểm soát. Với nội dung này, Higgins (1952) đã
đưa ra quan điểm: Kế toán trách nhiệm là sự phát triển của hệ thống kế toán được
thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các cá nhân trong tổ
chức và người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống được thiết kế cho tất cả các cấp
quản lý, là công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí. KTQT là hệ thống kế toán
được xây dựng thành các trung tâm và được quản trị bởi những nhà quản lý đứng
đầu. Các nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của trung tâm,
bộ phận của mình. Theo Hansen và Mowen (2005), mô hình KTTN được xác định
bởi 4 yếu tố cần thiết là: 1) Phân công trách nhiệm; 2) Thiết lập các biện pháp thực
hiện hoặc các tiêu chuẩn; 3) Đánh giá hiệu suất; 4) Giao phần thưởng. Hệ thống kế
toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp quản lý, nếu không có
sự phân cấp quản

sẽ không tồn tại hệ thống kế toán trách nhiệm. Về vấn đề
phân quyền, phân cấp
quản lý
Đoàn thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Huyền (2009) đã khẳng định
phân quyền
là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt đến quy mô và trình độ phát triển nhất định làm
cho một người hay một cấp không thể đảm đương được mọi công việc quản trị.
Những nguy cơ tiềm ẩn trong quản trị là sự thiếu nhất quán trong chính sách, tình
trạng mất khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới, tình trạng cát cứ của
các nhà quản trị bộ phận. Phân quyền ở mức độ cao nhà quản trị trở thành người
điều hành độc lập trong các bộ phận dẫn đến tình trạng trùng lắp chức năng, gây
thiệt hại về tài chính cho tổ chức.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài chủ yếu đi sâu vào nghiên
cứu và trình bày các phương pháp và các mô hình kế toán quản trị hiện đại nhằm
phục vụ thông tin cho quản trị chi phí. Những nghiên cứu về cơ sở sản xuất chủ yếu
liên quan đến hệ thống quản lý chi phí và quản lý kiểm soát như ABC và ABM,

phương thức đo lường dựa trên chất lượng cũng như công cụ quản lý sản xuất



6
(Aghejule, 2006; Chenhall, 2004
). Tác giả
Naughton-Travers, Joseph P. (2009
),

Activity-Based Costing: The new management tool.” Behavioral health
Management,
đã đề cập đến phương pháp kế toán quản trị chi phí theo hoạt động
ABC. Tác giả đã trình bày hai đặc điểm cơ bản của ABC: Giá thành sản phẩm theo
ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kể cả các chi phí gián tiếp như
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Phương pháp ABC là phương
pháp phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức hoạt động
và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
từ đó cho thấy giá thành sản phẩm phản ánh chính xác hơn mức chi phí thực tế kết
tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm.
Với các phương pháp xác định chi phí định mức, tác giả
John Blake, Pilar
Soldevila & Philip Wraith (2008), “The dimensions of, and factors giving rise to,
variations in national management accounting approaches”, European Business
Review, Vol.15, Is.3, page 181-188
có 3 phương pháp xác định chi phí định mức:
Phương pháp kỹ thuật
đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu
thời gian thao tác công việc để định lượng nguyên liệu và lao động hao phí cần thiết
sản xuất sản phẩm với điều kiện hiện có của doanh nghiệp (công nghệ, năng lực

quản lý, nguồn nhân lực);
Phương pháp phân tích số liệu lịch sử
xem xét chi phí và
giá thành của kỳ trước cùng với những thay đổi của kỳ này để xây dựng định mức
chi phí cho kỳ tương lai;
Phương pháp điều chỉnh
dùng để điều chỉnh chi phí định
mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung được
Kip R Krumwiede (2009),
“Reward and realities of German Cost Accounting”, Strategic Finance, Apr. Vol.
86, Iss. 10, Page 26-34
thể hiện
: Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất

như chi phí nhân công là tiêu chuẩn để phân bổ chi phí chung cho từng loại sản
phẩm, dịch vụ;
Mô hình phân bổ chi phí chung theo bộ phận
: Kế toán sử dụng nhiều
tiêu chuẩn phân bổ khác nhau phù hợp với bản chất của các công việc được thực
hiện ở từng bộ phận (trung tâm chi phí). Mô hình này cho phép xác định giá phí của



7
từng loại dịch vụ, sản phẩm một cách chính xác hơn nhưng lại gặp khó khăn khi các
sản phẩm đa dạng về tính chất, kích cỡ, quy trình sản xuất.
Kế toán quản trị đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu qua từng
giai đoạn khác nhau. Giai đoạn ban đầu khi kế toán quản trị còn đang rất mới mẻ đối
với Việt Nam, tác giả Nguyễn Việt (1995) trong luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán

Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài
chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những đề xuất về
kế toán quản trị trong các công trình này là những đề xuất mang tính sơ khai nhất
của hệ thống kế toán quản trị. Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu về “Phương
hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh
nghiệp Việt Nam”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã có những nghiên cứu cụ
thể và đề xuất các biện pháp ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các
doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này còn mang tính chất chung
chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế toán
quản trị lại rất cao, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp, từng ngành. Phạm Quang (2002) nghiên cứu “Phương hướng xây
dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp
Việt Nam”. Tác giả đã phân tích, chỉ ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống Kế toán
quản trị và xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, đó là
giả thiết về “ Chu kỳ sống” của các mặt hàng kinh doanh hoặc loại hình kinh doanh
cụ thể. Từ giả thuyết này, tác giả đã xây dựng các khái niệm về thu nhập, chi phí,
kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp đồng thời chỉ ra cách thức phân loại chi
phí trong Kế toán quản trị để tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống báo cáo Kế
toán quản trị. Tác giả đã nghiên cứu hai chức năng cơ bản của báo cáo Kế toán quản
trị là chức năng định hướng và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn
kiểm soát, từ đó xác định các yêu cầu cho hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp. Tác giả mới định hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản
trị vào các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển bằng các
nguyên tắc cơ bản để xây dựng và tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo Kế toán quản
trị ở các doanh nghiệp.



8
Các công trình khoa học trong nước được các nhà khoa học tập trung nghiên

cứu và vận dụng các nội dung kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí cho các
ngành cụ thể. Lê Đức Toàn (2002) nghiên cứu về kế toán quản trị và phân tích chi
phí sản xuất trong
ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam
; Phạm Thị Kim Vân
(2002) nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch
”; Nguyễn Thanh Quý (2004) nghiên cứu xây dựng
hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh
Bưu chính
viễn thông
; Nguyễn Thị Hằng Nga (2004) nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán
quản trị trong
các doanh nghiệp dầu khí Việt nam
; Dương Thị Mai Hà Trâm (2004)
nghiên cứu xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp Dệt Việt
nam
; Văn Thị Thái Thu (2008) nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi
phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
ở Việt Nam
; Hoàng Văn Tưởng (2010) nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị với
việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các
doanh nghiệp xây lắp
Việt Nam
; Nguyễn Quốc Thắng (2010) nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi
phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc
ngành giống cây trồng Việt
Nam

. Các tác giả đã hệ thống hoá những nội dung lý luận chung về tổ chức kế toán
quản trị từ đó định hướng những nội dung cần hoàn thiện cho từng ngành kinh
doanh đặc thù được nghiên cứu. Nội dung kế toán quản trị được hoàn thiện trong
các công trình nghiên cứu như
tổ chức bộ phận kế toán quản trị
trong bộ máy kế
toán; vận dụng
phương pháp phân loại chi phí
theo cách ứng xử của chi phí để nhận
diện chi phí; xây dựng
hệ thống dự toán
;
phương pháp xác định chi phí
; phương
pháp
phân tích thông tin phục vụ quá trình ra quyết định
. Các tác giả đều đã khai
thác công dụng của kế toán quản trị trong cung cấp thông tin cho quản lý của nhiều
ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
Về nội dung xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí đã có các công trình
của tác giả Phạm Thị Thủy (2007) nghiên cứu xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam; Trần Thế Nữ (2011)
ngiên cứu xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương
mại quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả chưa làm rõ được

hình kế toán quản trị chi phí là gì?

Các yếu tố cấu thành cụ thể?
Thực chất các tác




9
giả thực hiện tổ chức các nội dung kế toán quản trị chi phí như
phân loại chi phí
,
lập dự toán chi phí
,
phân tích biến động của chi phí phục vụ quá trình ra quyết
định.
Những nội dung đạt được của các công trình này định hướng để tác giả xây
dựng các nội dung cho công nghệ sản xuất thông tin về chi phí trong mô hình kế
toán quản trị chi phí.
Đối với các công trình đi nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Việt Nam cũng được thực hiện như: Nguyễn Thu Hoài (năm 2011) nghiên cứu
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam”, trên cơ sở thực trạng hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra nội dung hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành với mô hình hoàn thiện dựa trên
đánh giá rủi ro trong điều kiện có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý tại doanh nghiệp. Ngô Thị Thu Hương (năm 2012) nghiên cứu “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt nam”, tác giả
đã đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán (với trọng tâm là kế toán tài chính)
để hoàn thiện công tác kế toán. Tác giả có đề cập đến kế toán quản trị với một vài
nội dung như tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo kế toán quản trị mà
chưa đi sâu vận dụng các kỹ thuật đặc thù của kế toán quản trị.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề căn bản của kế toán quản
trị chi phí. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp mang tính tác
nghiệp để giải cứu cho những khó khăn trong kiểm soát chi phí một cách riêng biệt.
Đã có công trình định hướng mô hình kế toán quản trị chi phí trong từng loại hình

doanh nghiệp, đã chứng minh việc thiết kế mô hình kế toán quản trị cho các doanh
nghiệp nói chung cần dựa vào các nhân tố tác động trực tiếp như:
Cơ cấu tổ chức;
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban; Nhu cầu thông tin về chi phí của các
CFO; Quy trình kỹ thuật sản xuất; Cơ sở vật chất thực hiện công việc kế toán;
Trình độ của nhân viên kế toán; Môi trường pháp lý đối với ngành sản xuất
. Các
công trình nêu trên mới chỉ giải quyết được hai góc độ là định hướng khái quát cho
mô hình kế toán quản trị chi phí cần phù hợp với các điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp, các nhân tố tác động trực tiếp nêu trên. Các công nghiên cứu của các nhà



10
khoa học nước ngoài đi sâu khai thác các nội dung vận dụng các phương pháp quản
trị hiện đại vào doanh nghiệp như
ABC, ABM, BSC, các phương pháp xác định chi
phí định mức, các mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung
Các công trình nghiên
cứu trong nước tập trung khai thác tổ chức nội dung kế toán quản trị chi phí cho các
doanh nghiệp gắn liền với các ngành kinh doanh đặc thù theo hướng bổ khuyết. Các nội
dung được xây dựng như:
xây dựng bộ máy kế toán QTCP, lập dự toán và định mức
chi phí, phương pháp xác định chi phí thực hiện, phân tích biến động chi phí.
Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu thiết kế mô hình kế toán quản trị chi phí với
các yếu tố cấu thành cho một doanh nghiệp hay một ngành kinh doanh cụ thể.
Từ khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước tác
giả muốn tiếp tục khai thác để phát huy tính hữu hiệu của kế toán quản trị trong
công tác quản trị. Về mặt lý luận, tác giả gắn kết mối quan hệ giữa khoa học kế toán

quản trị và khoa học quản trị doanh nghiệp thông qua phân tích nhu cầu thông tin
cần thiết của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng mô hình kế
toán quản trị chi phí vận dụng cho các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, qua nghiên
cứu về thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng
hiện nay, nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, tác giả hoàn
thiện mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt
Nam với hai nhân tố cấu thành là
mô hình bộ máy kế toán QTCP
kết hợp với
công
nghệ sản xuất thông tin về chi phí
(
Các nội dung và quy trình thực hiện KTQT CP
và các phương pháp, kỹ thuật KTQT CP
) để sản phẩm khoa học sẽ mang tính ứng
dụng cao.
3.
M

c
đích và
p
h

m
v
i
n
gh
i

ê
n
c

u
3.1.

M

c
đ
íc
h

n
g
h

n
c
ứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tổng hợp các vấn đề lý luận của kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp và đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất
xi măng Việt Nam từ đó xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí vận dụng cho
các doanh nghiệp sản suất xi măng Việt Nam. Để thực hiện được tác giả nghiên cứu



11
về mô hình kế toán quản trị chi phí với các phương pháp hiện đại, các bài học kinh

nghiệm từ các nước phát triển kết hợp với nghiên cứu đặc thù của ngành sản xuất xi
măng Việt Nam.
3.2.
Ph

m
vi
n
g
h

n
c
ứu
Tác giả đã điều tra thông tin về kế toán quản trị chi phí từ các doanh nghiệp SX
xi măng Việt Nam trên phạm vi toàn quốc với mẫu đại diện là 71 doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp được lựa chọn đại diện theo khu vực địa lý, quy mô doanh nghiệp,
loại hình sở hữu vốn. Với các số liệu chi tiết, tác giả tập trung nghiên cứu sâu tại các
doanh nghiệp xi măng đại diện cho các hình thức sở hữu vốn và mô hình bộ máy
quản lý, loại công nghệ sản xuất xi măng gồm: Công ty cổ phần xi măng Nghi Sơn;
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Công ty cổ phần xi măng Tam Điệp; Công ty cổ
phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây; Công ty xi măng Hải Phòng; Công ty TNHH 27/7
Ninh Bình.
Phạm vi thời gian của đề tài được giới hạn trong 5 năm (Từ 2009 đến 2013) để
ghi nhận những đặc điểm mới nhất trong kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp.
4.Đ
ối

t
ư


n
g

p
h
ư
ơ
n
g

p
h
á
p
n
gh
i
ê
n
c

u
4.1.
Đố
i t
ượ
ng
n
g

h

n
c
ứu


Nghiên cứu về mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất
nói chung và các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.
4.2.
P

ơ
n
g
ph
á
p

n
g
h

n
c
ứu

Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện việc thu thập thông tin cho quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu như sau:

*Phương pháp tra cứu tài liệu:
Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề
liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn, sách
chuyên khảo được biên dịch, tạp trí chuyên ngành trong và ngoài nước, công trình
nghiên cứu khoa học khác như luận án, luận văn, đề tài khoa học để có thể khẳng



12
định và khái quát lại những mặt đã đạt được của các công trình từ đó tìm ra điểm
trống nghiên cứu. Đồng thời, bằng phương pháp này tác giả có thể tập hợp được các
kiến thức lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu để khái quát thành mô hình kế
toán quản trị chi phí chung cho các doanh nghiệp.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra khảo sát các DN.
Khảo sát
: Các phiếu khảo sát được thiết kế để thu thập thông tin từ các DN về:
Quy mô và đặc điểm bộ máy quản lý, thẩm quyền và quy trình kiểm soát thông tin
về chi phí; Đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất; Mô hình tổ chức sản xuất.
Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp: Mô hình bộ máy kế toán
quản trị chi phí; thực trạng các nội dung và phương pháp kế toán quản trị như dự
toán chi phí, định mức chi phí, phương pháp xác định chi phí, phân tích thông tin
về chi phí, báo cáo kế toán về chi phí. Đặc thù ngành nghề kinh doanh và các nhân
tố tác động trực tiếp đến việc thiết kế hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp. Các số liệu này sẽ được tổng hợp để phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi
phí tại các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để khẳng định sự phù hợp của mô hình
xây dựng cho các doanh nghiệp.
Tham vấn ý kiến chuyên gia:
Tham vấn ý kiến chuyên gia sẽ được thực hiện
thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu về lý luận (Các

chuyên gia là nhà nghiên cứu có am hiểu sâu sắc về kế toán quản trị chi phí) để hình
thành hệ thống lý luận về mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản
xuất và mô hình cụ thể cho ngành xi măng. Về mặt thực tiễn, tác giả tham vấn ý
kiến của nhân viên nghiệp vụ và các cấp lãnh đạo tại các doanh nghiệp sản xuất xi
măng Việt Nam Việt Nam để nghiên cứu đề tài luận án cho ngành sản xuất xi măng.
Quá trình phỏng vấn trực tiếp được thực hiện thông qua việc ghi chép thông tin vào
sổ và ghi âm các cuộc phỏng vấn có nội dung chuyên môn sâu cần phân tích kỹ
lưỡng. Một số cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại đối với các đơn vị có
vị trí địa lý ở các tỉnh phía Nam



13
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin.

+ Các thông tin, tài liệu thu thập được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu
và phân thành 2 nhóm: lý luận, thực tiễn để hệ thống và triển khai viết nội dung lý
luận và thực trạng của ngành.
+ Các thông tin, tài liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu
là cơ sở để từ đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê đối với từng nội dung sau
đó mô tả thực trạng hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất
xi măng Việt Nam. Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra tác giả sẽ phân tích để từ
đó khẳng định các nhân tố ảnh hưởng và sự phù hợp của mô hình lựa chọn đối với
các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.
Các phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin được mô tả chi tiết như sau:
TT
Phương pháp phân
tích thông tin
Nội dung nghiên cứu tương ứng
1 Phương pháp phân

tích thống kê mô tả.
Tổng hợp phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến
mô hình kế toán quản trị chi phí tại các DN sản xuất xi măng
Việt Nam
2 Phương pháp phân
tích định tính.
Phân tích tác động của các nhân tố tới các yếu tố cấu thành
của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng Việt Nam.
3 Phân tích so sánh
đối chứng.
Vận dụng mô hình được lựa chọn vào các doanh nghiệp sản
xuất xi măng Việt Nam để so sánh, đối chiếu sự tương thích
và phù hợp từ đó khẳng định sự đúng đắn trong lựa chọn mô
hình được xây dựng.
Cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu:
Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu
theo quy trình công việc như sau:



14






Tác giả nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chi
phí, kế toán quản trị chi phí. Từ đó xây dựng khái quát mô hình kế toán quản trị chi

phí nói chung cho các doanh nghiệp, đưa ra quan điểm về cấu trúc mô hình gồm các
yếu tố cấu thành cụ thể. Sau đó, tác giả nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán
quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay. Những đặc trưng và
các yếu tố quản lý nội bộ của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam là định hướng để
tác giả lựa chọn mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp SX
xi măng Việt Nam.
5. N
h

n
g
đ
ó
n
g


p

c
ủa
l
uận án

Luận án dự kiến những đóng góp sau:
Về mặt lý luận
: Luận án đã trình bày về mô hình kế toán quản trị chi phí
trong doanh nghiệp sản xuất đặt trong mối quan hệ với chức năng quản trị chi phí
trong doanh nghiệp và nhu cầu thông tin về chi phí của các nhà quản trị. Luận án
trình bày 3 dạng mô hình KTQT CP là mô hình tách biệt, mô hình kết hợp và mô

hình hỗn hợp. Đồng thời đã nêu rõ mô hình kế toán quản trị chi phí về mặt lý thuyết
được cấu thành từ các yếu tố: Mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí và công nghệ
sản xuất thông tin về chi phí. Luận án đã phân tích từng nội dung cụ thể của các yếu
tố cấu thành. Với công nghệ sản xuất thông tin về chi phí gồm các nội dung và quy
trình thực hiện KTQT CP và các phương pháp, kỹ thuật KTQT CP.
Về mặt thực tiễn
: Tác giả đã trình bày thực trạng kế toán quản trị chi phí tại
các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam với những nội dung KTQT CP đang được
thực hiện, các phương pháp đang vận dụng; Các nhân tố ảnh hưởng như mô hình tổ
Mô hình kế toán quản trị
chi phí cho các DNSX xi
m
ăng Việt Nam
Đặc điểm của các DNSX xi
măng Việt Nam ảnh hưởng đến
kế toán quản trị chi phí

Mô hình kế toán quản trị chi phí
cho các doanh nghiệp sản xuất




15
chức bộ máy quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng. Từ đó, tác giả
xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp với các DN SX xi măng Việt Nam.
6. B


c


c

c
ủa
l
uận án
Ngoài bố cục khác theo quy định, luận án được kết cấu 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất
xi măng Việt Nam
Chương 3: Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp
sản xuất xi măng Việt Nam







16
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1. Quan điểm và bản chất mô hình kế toán quản trị chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh thể hiện những hao phí các nguồn lực đầu vào của
doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chi phí sản xuất kinh

doanh là hoạt động thiết yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận diện được các loại
chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến phát sinh chi phí nhằm kiểm soát chi phí có thể
cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, nhà quản trị cần có căn
cứ để đo lường và ra quyết định kinh doanh liên quan trực tiếp đến chi phí như:
quyết định giá bán sản phẩm; quyết định cơ cấu sản phẩm sản xuất; quyết định
phương án sản xuất tối ưu hóa lợi nhuận… Theo Luật kế toán của Việt Nam số
03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 thì
“KTQT là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”[33].
Với đối tượng phản ánh cụ thể là
thông tin về chi phí thì
kế toán quản trị chi phí
là công cụ cung cấp thông tin chi phí
cho quá trình ra quyết định của các cấp quản trị. Xuất phát từ khái niệm KTQT có
thể đưa ra khái niệm về KTQT CP như sau: “
Kế toán quản trị chi phí là quá trình
thu thập
, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin chi phí phát sinh từ các hoạt động
theo yêu cầu quản trị nội bộ của các đơn vị kế toán
”. Khái niệm này gắn với 3 giai
đoạn công việc cụ thể: Lập dự toán chi phí; Nhận diện, đo lường thông tin của các
hoạt động; Phân tích thông tin về kết quả và hiệu năng của hoạt động. Phát huy vai
trò của kế toán quản trị chi phí cần mô hình hóa kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp nhằm phát huy các tính năng và công dụng trong việc cung cấp thông
tin về chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí và đưa ra
các quyết định phù hợp. Vậy mô hình kế toán quản trị chi phí là gì? Để làm sáng tỏ
bản chất của mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất tác




17
giả đi từ các quan điểm về mô hình mang tính khái quát chung và cụ thể hoá đến mô
hình kế toán quản trị chi phí.
1.1.1. Quan điểm về mô hình

Khái niệm về mô hình theo từ điển Tiếng Việt như sau: “
Vật cùng hình dạng
nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để
trình bày, nghiên cứu
” hay “
Phương thức diễn đạt hết sức thu gọn các đặc trưng
chủ yếu của một đối tượng theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu đối tượng
ấy
”. Đó là những khái niệm khái quát về mô hình dùng chung cho mọi lĩnh vực.
Đặc điểm chung của các loại mô hình là không nhất thiết phải giống 100% cái nó
cần thể hiện miễn là nó thoã mãn được yêu cầu cơ bản nhất của người sáng tạo nó
đặt ra.
Mô hình chủ yếu được phân loại theo hai tiêu thức hình thức và chức năng.
Theo hình thức có: Công thức, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ, sa bàn, vật mẫu. Theo chức
năng có mô hình hệ thống, mô hình cấu trúc, mô hình lô gic, mô hình toán.
Mô hình cấu trúc được vận dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu tổ chức sản
xuất, kinh doanh. Mô hình cấu trúc là mô hình thể hiện các thành phần bên trong
của sự vật, hiện tượng (không nhất thiết hiện tượng, sự vật đó phải là một hệ thống).
Từ mô hình cấu trúc các tác giả đã đưa ra các khái niệm cụ thể về mô hình kinh
doanh như Chesbrough và Rosenbloom (2000); Hamel (2000); Linder và Cantrell
(2000), Petrovic; Osterwalder (2004)…Tác giả đồng tình với khái niệm của
Osterwalder, Pigneur và Tucci(2005) đưa ra:

“Một mô hình kinh doanh là một công
cụ quan niệm chứa một bộ có nhiều phần tử và các quan hệ của chúng và cho phép
thể hiện lý luận doanh nghiệp của một công ty nào đó. Nó miêu tả giá trị khả năng
chào hàng của một công ty trong một hoặc nhiều loại khách hàng và nó cũng miêu
tả thuật kiến trúc của công ty và mạng lưới đối tác nó dùng để tạo lập, tiếp thị, giao
hàng giá trị nói trên và vốn liếng quan hệ, nhằm phát sinh các dòng doanh thu có
khả năng lợi nhuận và chống đỡ, kéo dài được”
[42]. Đã có nhiều tập đoàn và các
tác giả xây dựng các mô hình kinh doanh riêng cho đơn vị mình như là một bí quyết
để đưa hoạt động kinh doanh đi đến thắng lợi như các mô hình: mô hình con cua;

×