Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Lý thuyết kế toán tài chính 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.74 KB, 111 trang )

Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Câu 1, Các nguyên tắc kế toán cơ bản.
1. Cơ sở dồn tích
Các giao dịch, các sự kiện và mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh
nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi
phí phải được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của kỳ kế
toán liên quan tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực
thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền.
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh tình hình
tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ : Nhập NVL trị giá 77 triệu đồng đã bao gồm thuế GTGT, chưa trả
tiền cho công ty A và chấp nhận thanh toán.
Mặc dù chưa nhận được tiền thanh toán của bên mua nhưng bên A vẫn
hạch toán 1 khoản doanh thu hàng bán ra.
2. Hoạt động liên tục
Trên thực tế hàng năm đều có các tổ chức phải ngừng hoạt động, phá sản
do các nguyên nhân khác nhau, song đại bộ phân là chúng tiếp tục hoạt
động. Yêu cầu của nguyên tắc “Hoạt động liên tục” báo cáo tài chính
phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục
và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,
nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải
ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
Thực hiện nguyên tắc này thì toàn bộ TS của doanh nghiệp được sử
dụng để kinh doanh chứ không phải để bán do đó kế toán phản ánh theo
giá phí chứ không phản ánh theo giá thị trường. Khi lập và trình bày báo
cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải
đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Khi đánh giá,
nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những
điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có
thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh
1


Lý thuyết Kế toán tài chính 1
nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo
tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này
cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do
khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
3. Nguyên tắc giá gốc
Xuất phát từ nguyên tắc doanh nghiệp hoạt động liên tục, tài sản của
doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,
trong công tác quản lý tài sản, kế toán thường quan tâm đến giá gốc hơn
là giá thị trường. Giá gốc thể hiện toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để
có được tài sản và đưa tài tản về trạng thái sãn sàng sử dụng, nó là cơ sở
cho việc so sánh để xácđịnh hiệu quả kinh doanh. Nguyên tắc giá gốc
đòi hỏi tài sản phải được kế toán ghi nhận theo giá phí. Giá gốc của tài
sản được tính theo sốtiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc
tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi
nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác
của pháp luật.
4. Nhất quán
Công tác kế toán trong các doanh nghệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức
sản xuất kinh doanh, trình độ yêu cầu quản lý có thể áp dụng các chính
sách và phương pháp kế toán khác nhau. Để đảm bảo tính so sánh của
thông tin số liệu kế toán giữa các thời kỳ trong việc đánh giá tình hình
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tuân thủ nguyên
tắc nhất quán, tức là các chính sách kế toán và phương pháp kế toán
doanh nghiệp đã lựa chọn phảI được áp dụng thống nhất ít nhất trong
một kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương
pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng của sự
thay đổi đó đến các thông tin kế toán.
5. Thận trọng
Để không làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế tài chính của doanh

nghiệp đảm bảo tính trung thực khách quan của thông tin kế toán, công
2
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
tác kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Thận
trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết khi lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi
hỏi:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập
Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phảI trả và chi phí
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu được lợi ích kinh té, còn chi phí phảI được ghi nhận khi
có bằng chứngvề khả năng phát sinh chi phí.
6. Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin
hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử
dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất
của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện
đinh lượng và định tính. Khi lập các báo cáo tài chính từng khoản mục
trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các
khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được
tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Để xác
định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải
đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể,
tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định
tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng
được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất
lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng

khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ. Theo nguyên tắc trọng
yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình
3
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông
tin đó không có tính trọng yếu.
7. Phù hợp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chi phí
và doanh thu là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình, chi phí là cơ
sở nguồn gốc tạo ra doanh thu, doanh thu là kết quả của chi phí bỏ ra là
nguồn bù đắp chi phí. Do đó việc ghi nhận doanh thu và chi phí phảI phù
hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phảI ghi nhận một
khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí
tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí
của các kỳ trước hoặc chi phí phảI trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó.
Câu 2,
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý
tiền tệ của Nhà nước sau đây:
Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được
theo dõi chi tiết từng ngoại tệ trên TK 007 “ ngoại tệ các loại”
Các loại vàng bạc đá quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm
phát sinh theo giá thực tế, ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng
lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các ngoại tệ theo tỷ giá
thực tế.
Câu 3.
TK 111 “ Tiền mặt”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của

doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý
Nội dung:
Bên Nợ:
4
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát
hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
(đối với tiền mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ
phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ
cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ
tiền mặt.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ
tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ
giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt
Nam.
- Tài khoản 1113 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị
vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
TK112. TGNH
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng,

giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi
vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ
cuối kỳ.
5
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút
ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ
cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi
tại Ngân hàng.
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và
hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện
đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt
Nam.
- Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị
vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân
hàng.
TK 113 “ Tiền đang chuyển”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã
nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho
Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay
đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị

khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các
trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác;
- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước (Giao tiền tay ba
giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước).
6
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào
Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa
nhận giấy báo Có;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do danh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
Bên Có:
- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản
có liên quan;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền
đang chuyển cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang
chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
Một số NV liên quan tới tiền đang chuyển:
1. Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập
khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ)
nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Thu nợ của khách hàng);
Có TK 3331 – Thuế GTCT phải nộp (33311) (Nếu có)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác.
2. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo
Có của Ngân hàng, ghi:
7
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).
3. Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ
nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).
4. Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc, đơn vị đã nộp séc vào
Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:>
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
5. Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền
gửi của đơn vị, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).
6. Ngân hàng báo Nợ về các khoản tiền đang chuyển đã chuyển trả cho
người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ
tiền mặt của đơn vị:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
8
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa
có thuế GTGT);
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế
GTGT).
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá
thanh toán);
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ
cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu
nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

bằng (như: THu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng
bán TSCĐ,. . .) bằng tiền mặt nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế
GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
4. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu
nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế
9
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác.
5. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn,
vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, l122)
Có các TK 311, 341,. . .
6. Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ tiền mặt của
doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 141 - Tạm ứng.
7. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn, các khoản ký cược, ký
quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112, l113)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 - Phải thu khác
Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác.
8. Nhận các khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt,
ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
10
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn
hạn)
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
9. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ
nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3881).
10. Khi nhận được vốn do được giao, nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
11. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 - Tiền mặt.
12. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư
vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh

Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111 - Tiền mặt.
13. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111 - Tiền mặt.
14. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:
- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộcc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
11
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111 - Tiền mặt.
- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt
động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự
án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng
quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ các TK 211, 213,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán).
Nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc Quỹ Đầu tư
phát triển và được dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng
nguồn vốn kinh doanh, khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt,
ghi:
Nợ các TK 441, 414,. . .

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
15. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn
TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 - Tiền mặt.
16. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng
hoá về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo
phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
12
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
17. Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ, nhập kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ), ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
18. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 - Tiền mặt.
19. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua
nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,. . .
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 - Tiền mặt.
20. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác,
ghi:
Nợ các TK 635, 811,. . .
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
13
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Có TK 111 - Tiền mặt.
21. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ
nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 111 - Tiền mặt.
22. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ:
22.1 Kế toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ là
thiền mặt trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả của hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt
động đầu tư XDCB).
a) Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng

hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các
TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . .
(Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng
hoá, dịch vụ, TSCĐ, ghi:
Nợ các
TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . .
(Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
14
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
- Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi
vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ,. . . bằng
ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có các TK 311, 331, 336, 341, 342,. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày
giao dịch).
b) Khi thanh toán nợ phải trả (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn,
vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả,
ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả,
ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
c) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao
dịch BQLNH)
Có các TK 511, 515, 711,. . . (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá
giao dịch BQLNH).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
15
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
d) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu của khách hàng,
phải thu nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu
bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu

bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)(Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
22.2 Kế toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến ngoại
tệ là tiền mặt của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động).
a) Khi mua ngoài vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng,
lặp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại
tệ thanh toán mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng,
lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241, . . . (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
16
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại
tệ thanh toán mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng,
lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241, . . . (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá ).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
b) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ
vay dài hạn, ngắn hạn, nợ nội bộ (nếu có),. . .):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán
nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lỗ tỷ giá)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán
nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá hối đoái).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng
CĐKT).
c) Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn
đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên
TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (4132) cho đến khi hoàn thành đầu
tư XDCB và được xử lý, hạch toán theo quy định (Xem hướng dẫn
TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái).
17
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
23. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản ngoại tệ là tiền mặt
khi đánh giá lại cuối năm.
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư
TK 111 “Tiền mặt” có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối
năm tài chính (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài
chính), có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). Doanh
nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh
giá lại của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)

(TK 4132) và của hoạt động sản xuất, kinh doanh (TK 4131):
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112).
Câu 5. Nguyên tắc đánh giá vật tư
Nguyên tắc đánh giá vật tư
Đánh giá vật tư là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật
liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách
quan.
Theo chuẩn mực 02, kế toán nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu phải
phản ánh theo giá gốc (giá thực tế), có nghĩa là khi nhập kho phải tính
toán và phản ánh theo giá thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định giá
thực tế xuất kho theo phương pháp quy định. Song do đặc điểm của
nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên biến động trong
quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản trị nguyên
vật liệu phục vụ kịp thời cho việc cung cấp hàng ngày, tình hình biến
động và số hiện có của nguyên vật liệu nên trong công tác kế toán quản
trị nguyên vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán tuỳ thuộc vào
18
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Song dù đánh giá theo giá hạch
toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập - xuất
nguyên vật liệu trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp theo giá thực tế.
Các cách đánh giá vật tư
a. Đánh giá theo trị giá vốn thực tế
* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài :
Giá thực tế nhập kho = giá mua thực tế+ chi phí mua + thuế không hoàn

lại- các khoản giảm trừ,chiết khấu thương mại
* Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến:
Trị giá thực tế nhập kho = Trị giá thực tế của vật liệu xuất+ Chi phí chế
biến= Giá thành sản xuất
* Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến :
Trị giá thực tế nhập kho =Trị giá thực tế vật liệu xuất kho thuê gia công
+ Tiền thuê gia công + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận
*Đối với nguyên vật liệu nhận đóng góp từ đơn vị, tổ chức, cá nhân
tham gia liên doanh:
Giá trị thực tế nhập kho= Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh đánh
giá.
b. Đánh giá theo giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp mua vật tư thường xuyên có sự biến động về
giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh
giá vật tư. Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng
phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết vật tư. Giá này không dùng cho
giao dịch bên ngoài.
Theo VAS 02 có 4 phương pháp xác định trị giá vốn vật tư xuất kho:
Phương pháp tính theo giá đích danh:
Đơn giá xuất= Đơn giá nhập của chính lô hàng.
Phương pháp bình quân gia quyền (cả kì)
Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế
bình quân của NVL.
19
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Đơn giá bình quân gia quyền =
Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô
hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần

cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng
tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và
hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất
gần thời điểm cuối kỳ.
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô
hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính
theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua
sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
Câu 6. Phân biệt sự khác nhau giữa kế toán hàng tồn kho theo PP
KKTX và PP KKĐK.
PP KKTX PP KKĐK
Kế toán phải tổ chức ghi
chép 1 cách thường xuyên
liên tục các nghiệp vụ
nhập, xuất kho và tồn kho
cảu vật tư hàng hóa trên
các tài khoản kế toán
hàng tồn kho (TK 151,
152, 153, 156)
Kế toán không tổ chức ghi
chép 1 cách thương xuyên
liên tục các nghiệp vụ nhập
kho, xuất kho và tồn kho
của vật tư hàng hóa trên các
TK kế toán hàng tồn kho
(TK 151, 152, 153, 156)
Xác định trị giá vốn thực Mọi biến động tăng giảm

20
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
tế VT xuất kho được tính
căn cứ trực tiếp vào các
chứng từ XK
Trị giá vốn XK= Số
lượng XKx Đơn giá xuất
VT, HH trong kì được theo
dõi trên TK 611
Các TK 151, 152, 153, 156
chỉ phản ánh giá trị tồn CK
và ĐK
Xác định trị giá vốn thực
tế VT tồn kho được tính
theo công thức
Trị giá vốn tồn cuối kì =
Trị giá vốn tồn Đk+ Trị
giá vốn nhập – Trị giá
vốn xuất.
Xác định trị giá vốn thực tế
của VT,HH xuất kho không
căn cứ vào các PXK mà căn
cứ vào kết quả kiểm kê
hàng tồn cuối kì
Trị giá hàng xuất kho= Trị
giá hàng tồn Đkì+ Trị giá
hàng nhập trong kì- Trị giá
hàng tồn cuối kì
Câu 7. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ? Cho ví vụ minh
họa?

Phương pháp phân bổ 1 lần:
Kế toán tính ra trị giá vốn thực tế của CCDC xuất kho và phân bổ ngay 1
lần toàn bộ giá trị CCDC vào CPSXKD của bộ phận sử dụng CCDC.
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6412, 6413)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Phương pháp phân bổ dần:
Khi xuất dùng CCDC kế toán tính toán phân bổ dần giá trị CCDC xuất
dùng cào CPSXKD các kỳ, trị giá CCDC phân bổ hàng kì được tính như
sau:
Giá trị CCDC phân bổ hàng kì=
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn

có thời gian sử dụng dưới một năm)
21
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Công cụ, dụng cụ có thời gian sử
dụng trên một năm và có giá trị lớn)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ kế toán,
ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641,642,
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
Khi báo hỏng CCDC
Xác định giá trị còn lại phải phân bổ nốt
Giá trị còn lại phân bổ nốt= Trị giá vốn thực tế của CCDC chưa phân bổ
- giá trị phế liệu thu hồi, số tiền bồi thường.

Nợ TK 1388, 152
Có TK 142, 242
Ví dụ:
Tháng 1/N Xuất CCDC cho bộ phận bán hàng
Trị giá vốn thực tế xuất kho là 2.400.000, dự kiến sử dụng trong 1 năm.
Tháng 11/ N bộ phận BH báo hỏng CCDC này, phế liệu bán thu hồi TM:
100.000
Yêu cầu: Tính toán lập ĐK cho thánh 1/N và tháng 11/N
Giải
Tháng 1:
Nợ TK 142: 2.400.00
Có TK 153 : 2.400.000
Xác định mức phân bổ hàng tháng:
2.400.000/12=200.000
22
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
Nợ TK 641 : 200.000
Có TK 142 : 200.000
Tháng 11:
Xác định giá trị CCDC PB tháng 11
400.000-100.000=300.000
Nợ TK 641: 300.000
Nợ TK 111: 100.000
Có TK 142 : 400.000
Câu 8. Nguyên tắc và các cách đánh giá TSCĐ trong doanh nghiệp

Đánh giá TCSĐ là việc xác định gí trị TSCĐ ở những thời điểm nhất
định theo các nguyên tắc nhất định.
 Các nguyên tắc đánh giá:
 Giá gốc

 Nhất quán
 Các nguyên tắc khác
 Thời điểm đánh giá:
 Thời điểm ghi nhận ban đầu
 Thời điểm sau ghi nhận ban đầu
 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ:
TSCĐ phải được xác định giá trị ban đầu theo Nguyên giá.Nguyên giá
TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ
tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
1. Nguyên giá TSCĐ HH
• TSCDDHH hình thành do mua sắm trực tiếp
Nguyên giá TSCĐ= Giá mua thuần thương mại + các khoản
thuế phí không hoàn lại + chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt,
chạy thử
Trong đó:
23
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
 Giá mua thuần thương mại= giá mua trên hóa đơn – khoản Ck,
giảm giá – thuế GTGT được khấu trừ
 Các khoản thuế phí không hoàn lại gồm Thuế NK, thuế TTĐB,
Thuế đánh trên TS, thuế trước bạ
• TSCĐ HH hình thành do mua dưới hình thức trao đổi
 Trao đổi tương tự:
Nguyên giá TSCĐ= Giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
 Trao đổi không tương tự
Nguyên giá TSCĐ= Giá trị hợp lý TSCĐ nhận về
Hoặc
Nguyên giá TSCĐ= Giá trị hợp lý của TSCĐ mang đi trao đổi+(-) các
khoản thu tiền trả thêm.
• TSCĐ HH hình thành do đầu tư XDCB

 Trường hợp doanh nghiệp giao thầu XDCB:
Nguyên giá TSCĐ= Giá quyết toán công trình đầu tư XD+ các chi phí
liên quan trực tiếp+ thuế trước bạ (nc)
 Trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng:
NG TSCĐ= Giá thành thực tế+ các chi phí liên quan trực tiếp.
• TSCĐ HH hình thành do tự sản xuất, tự chế tạo
NG TSCĐ= giá thành sản xuất + chi phí liên quan(nc)
• TSCĐ HH hình thành do được cấp
NG TSCĐ= Giá trị TSCĐ ghi trong BB giao nhận+các chi phí liên
quan(nc)
• TSCĐ HH hình thành do điều chuyển nội bộ
NG TSCĐ= Nguyên giá TSCĐ ghi trong sổ đơn vị điều chuyển đến
Các chi phí liên quan(nc) cho vào CP sxkd trong kì
• TSCĐ HH hình thành do nhận biếu tặng, tài trợ:
NG TSCĐ= giá trị hợp lý TSCĐ nhận được + chi phí liên quan(nc)
• TSCĐ HH hình thành do nhận vốn góp, nhận lại vốn góp:
24
Lý thuyết Kế toán tài chính 1
NG TSCĐ= Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá+ các chi
phí liên quan(nc)
2. TSCĐ VH:
3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định là giá thấp hơn
trong 2 loại giá sau:
 Giá trị hợp lí cảu tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản.
 Giá trị hiện tại của khoản tiền thuê thối thiểu cho việc
thuê tài sản
Và chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hợp đồng thuê tài
chính như : chi phí đàm phán, kí kết hợp đồng thuê, chi phí vẩn chuyển,
bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử mà bên đi thuê phải trả cũng được tính vào

nguyên giá của TSCĐ thuê TC.
 Giá trị còn lại của TSCĐ:
GTCL= Nguyên giá- Giá trị HMLK
Câu 9, Kế toán tăng, giảm TSCĐ.
I, Tăng TSCĐ
1. Trường hợp TSCĐ được mua sắm trong nước:
1.1. Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình dùng vào sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua
TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập
Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, . . .
Có TK 311 - Phải cho người bán
25

×