Cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang)
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại,
đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương
sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu
kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm
nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét
buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một
buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”
Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật
hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt của
người xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang. Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như để
bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút,
hoang sơ của Đèo Ngang
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt
nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người. Câu thơ cho em cảm xúc bâng
khuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm
cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một
ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên
nhiên đẹp nhưng lại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối
xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm.
Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không
tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom,
lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó
khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại
càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ
thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong
lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại
chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái
buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện
cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà,
nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo
Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình,
bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm
chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da
diết trong lòng kẻ xa quê
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc
khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ?
Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê
hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong
giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn
đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ làm xúc động lòng người
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh
giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên
nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn
được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé
nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà
với chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn
toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn
Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy
một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu
nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà
Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng
thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ
có những người xa quê mới cảm nhận hết được. Đây là bài thơ đậm chất trữ tình,
được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh
đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước
thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm
nhận hết đượcĐây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng
thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất nực trang nhã của bà
Huyện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó
xứng đáng được người đời ghi nhớ và hoài lưu đến tận sau này