Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài dự thi bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 10 trang )

Phòng giáo dục đào tạo TP Pleiku
Trường: Mầm non Hoa sữa
Họ và tên: Trần Thị Thu Thuỷ.
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU CHỈNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.
Câu 1:
Luật bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan đến bình đẳng
giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ minh họa 2 khái
niệm bất kỳ?
Trả lời:
Theo Điều 5 của luật bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới.
Nội dung như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc
điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không
coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự
chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng
lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như
nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục
đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là


biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới,
dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới
trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
1
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng
giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình
quân đầu người của nam và nữ
Ví dụ: Về định kiến giới
Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan
niệm này cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như
không. Mặc dù đó là quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi
người dân Á đông cả trong xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó mà áp lực về việc sinh
con trai đối với các gia đình vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình sinh quá số con theo
khả năng nuôi dưỡng của mình và trái với chính sách dân số, kế hoạch hóa gia
đình cũng vì muốn có thêm con trai. Ngay trong đội ngũ giáo viên là những người
đi dạy người, tuyên truyền về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhưng
cũng có không ít giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số không phải vì vỡ kế hoạch
mà vì định kiến giới, muốn sinh con trai.
Ví dụ: Về giới tính
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33
con/phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009. Với mỗi
quốc gia, dự báo dân số trong tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc
biệt là việc hoạch định chính sách, chiến lược. Việt Nam vẫn là nước có qui mô
dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển
con người vẫn ở mức thấp, tầm vóc, thể lực còn hạn chế Đặc biệt, tỷ số chỉ số
giới tính ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ gia tăng bất thường, liên tục và ở mức
đáng báo động, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009.
Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định

kiến giới tính.
Câu 2:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới trên từng lĩnh vực?
Trả lời:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng
giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có
sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng
lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như
nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục
đích bình đẳng giới đã đạt được.
Theo Khoản 5 điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định các biện pháp thúc
đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù
hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà
2
nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo
quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 3 điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định các biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ
làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các

chất độc hại.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.
Những biện pháp khác
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam;
Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 -
2020 từ 25% trở lên; tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh
trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu giảm khoảng cách
giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của phụ nữ
vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong
lĩnh vực chính trị.
Theo đó, hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất
40% cho mỗi giới (nam và nữ). Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm
2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được
đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật chiếm 1/4 vào năm 2015 và chiếm 1 nửa vào
năm 2020. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu
3
được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín

dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.
Với mục tiêu này, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt
tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; nữ đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2015 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên và
nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và
đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Cũng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, một mục tiêu cơ bản khác là bảo
đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh
gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. Đến năm 2015, mục tiêu sẽ giảm
60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến
giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản
phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2015 và duy trì
đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm
công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham
gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Câu 3:
Anh/ chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng
hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy
định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế
nào?
Trả lời:
Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân
công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về
thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động
có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động
nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện
như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với
các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì
lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải
hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh
con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy
định tại khoản 1.
4
Chế độ nghỉ thai sản hiện hành theo quy định của Luật lao động
1. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn
đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công
việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con
thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người
lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận
với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết
thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy
của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và
phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao
động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những
ngày làm việc.
Câu 4:
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu,
chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết
của mình, anh chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của

Đảng và Nhà nước Việt Nam ( gồm: Bộ chính trị, Ban bí thư, Quốc hội, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ Tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng).
Trả lời:
Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh
đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 –
2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo
chủ chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ
quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động.
Bộ Chính trị: Đồng chí Tòng Thị Phóng
Ban Bí thư: Đồng chí Hà Thị Khiết
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH
Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH
UBTVQH: Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu
Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
Chính phủ: Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội
Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế
Câu 5:
5
Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống, hãy viết một bài
tối đa 1500 từ về cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện, sự kiện

ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Trả lời:
Gia đình chị gái tôi là một tổ ấm mà tôi hằng ao ước. Ai nhìn vào gia đình chị
cũng thấy ngay sự yêu thương, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhất
là giữa vợ chồng chị .
Chị tôi là y tá, còn anh rể tôi là thợ sửa máy. Gia đình tôi lo cho chị vì công
việc của hai vợ chồng không phù hợp với nhau.
"Trời xanh đãi kẻ khù khờ ", có lẽ câu nói dân gian đó đã rơi đúng vào trường
hợp của chị tôi! Chị tôi đã gửi thân vào đúng một gia đình có cha mẹ hiền và các
em ngoan. Mọi người trong gia đình chồng đều yêu thương, nâng đỡ để chị có thể
vừa đi làm vừa chu toàn công việc nhà trong suốt một năm làm dâu .
Đứa con gái đầu lòng chào đời được ba tháng thì anh chị tôi được cha mẹ cho
ra riêng. Thời gian này quả là vất vả vì cả hai người đều phải đi làm. Mẹ chồng chị
đã phải giúp anh chị trông cháu mỗi khi họ vắng nhà. Ngày nào như ngày ấy, cứ
về đến nhà là cả hai người cùng lao vào việc: nấu cơm, giặt giũ, tắm bé, dọn dẹp
nhà cửa, tưới cây Công việc nhà tuy nhiều nhưng cả hai người cùng làm nên
cũng hoàn tất nhanh chóng. Họ vui vầy bên mâm cơm, kể cho nhau nghe chuyện
vui buồn trong ngày, động viên, khuyến khích nhau .
Hai năm sau, chị sinh thêm bé gái. Mặc dù lại sinh thêm con gái nhưng anh rễ
không hề phàn nàn gì. Chồng chị đã hết sức quan tâm, chăm sóc chị từ khi mang
thai đến lúc sinh, kể cả khi nuôi con nhỏ nên trông chị hồng hào, tươi tắn hẳn
lên .Mười năm đã trôi qua, hai đưa cháu tôi được bố mẹ chăm sóc, giáo dục chu
đáo nên lớn phổng phao và ngoan ngoãn. Chị tôi vẫn không ngừng học tập, nhờ có
ý chí vươn lên, vừa làm vừa học, Anh rể vui vẻ ở nhà trông con ,nội trợ. Chị tôi
đã tốt nghiêp Đại học tại chức.
Chưa bao giờ tôi thấy anh chị đánh đập hoặc mắng chửi nhau. Tôi hỏi bí quyết
nào mà chị giữ được gia đình hòa thuận như thế? Chị trả lời rằng: Muốn làm bất
cứ công việc gì anh chị cũng bàn bạc với nhau rồi mới đi đến quyết định thực hiện,
hai vợ chồng luôn có cùng chung tiếng nói. Chị tôn trọng anh và anh tôn trọng
chị, giữa anh chị không có sự bất bình đẳng. Quyết định sống cùng nhau thì anh

chị đã suy nghĩ và cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp nhất.
Trong thời đại này, sự bất bình đẳng đa số xảy ra với phụ nữ. Mong sao phụ nữ
của thế kỉ 21 không còn người nào bị giam hãm trong bốn bức tường nhà với hai
chữ " tam tòng " mà có thể vươn ra xã hội với những công việc và vị trí như nam
giới để họ cũng được hưởng thụ thành quả từ công việcmi họ làm như nam giới .
Vì Bác Hồ đã nói : " Con người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng". Chính sự
bình đẳng đã mang lại hạnh phúc cho gia đình chị tôi.
Câu 6:
Theo anh chị, bản thân và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị đang
sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn.
Trả lời:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả
quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu
6
đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách
giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc
nguy cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu
của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020. Về cơ bản, bảo đảm
bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo,
nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
- Rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng,
đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu. Xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ
khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bình
đẳng giới.
- Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng
cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình
đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy
hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

nữ. Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ
tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào
các quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và từng cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm cho
nữ cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa
bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia
đình và ngoài xã hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề
nghiệp khác nhau.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định
của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi
dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.
- Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực
hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực.
Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng
cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộcthiểu
số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động
- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động
thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc
làm và về cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo
nghề có tách biệt theo giới tính. Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư
vào việc cung cấp thông tin về thị trường lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại
hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp
nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và
7
bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động

nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc).
- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới
các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị
trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất
kinh doanh.
- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông
thôn, vùng dân tộc; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách
quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất
hàng tiêu dùng cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân
cư ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở
rộng hệ thống cơ sở dạy nghề.
- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng
ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các
chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực
nông thôn và ven đô thị, vùng dân tộc, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến.
- Có chính sách ưu đãi đối với phụ nữ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất.
Xây dựng chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ đối với phát triển
kinh tế xã hội. Tăng cường các dự án kinh tế hỗ trợ cho các đối tượng phụ nữ ở
những vùng khó khăn; phát triển các mô hình kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và triển khai các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu
việc làm của phụ nữ ở nông thôn.
- Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xã, biên giới và là người dân tộc thiểu số.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ
nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm
xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham
gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục,
đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung
về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo trung cấp,
cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách,
chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình
độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và
vùng dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng
xa và vùng có điều kiện khó khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm
non là nam giới.
- Vận động mọi gia đình động viên con em trong độ tuổi đi học, đặc biệt
quan tâm giũp đỡ và tạo mọi điều kiện tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xoá mù chữ, thực
hiện tốt chính sách giáo dục đối với vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.
8
- Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ
thống sách giáo khoa hiện nay.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của
ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các
cấp học, bậc học.
Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe
- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục cho phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới vùng dân tộc.
- Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường
đào tạo bác sỹ chuyên khoa nam tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia
của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các

hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh
thai an toàn.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành y tế, nhất là các
trạm y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói
chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em
gái có hoàn cảnh khó khăn.
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị hàng năm có kế hoạch tổ chức khám sức khoẻ
định kỳ cho cán bộ công chức; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người dân tại
trạm y tế các xã, phường, thị trấn.
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đặc biệt
trong đào tạo sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại cho cán bộ làm công tác y tế.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của
ngành y tế.
Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa,
thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản
phẩm văn hóa, thông tin.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin
đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng
và từng khu vực.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa,
thông tin từ góc độ giới.
Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo
lực trên cơ sở giới
- Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó chú trọng tiêu chí bình
đẳng giới trong gia đình.
- Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng
và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động
này.
- Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo

lực trên cơ sở giới và buôn bán người; nhân rộng các mô hình thành công.
9
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ
cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của
phụ nữ, đặc biệt ở thôn, xóm, cụm dân cư. Xây dựng mạng lưới chuyên gia về giới
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán
bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng
ghép giới cho thành viên ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×