1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN
----------
TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ
THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP
Sinh
viên thực hiện
:
Trần Thị Cẩm
Nguyên
Lớp
:
Kế
toán 32C
: Lê Xuân Quỳnh
Giáo viên hướng dẫn
Bình Định: tháng 11/2012
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP
2
TRONGDOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế TNDN
1.1.1.Khái niệm
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên thu nhập chịu thuế của các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cơ
sở tính thuế TNDN khơng phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính
thuế là TNCT.
Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Ngồi ra, nó cịn là công cụ quan trọng trong
việc điều tiết các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thực
hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.
1.1.2. Đặc điểm
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được
biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.
Thuế TNDN đánh vào TNCT của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào
NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.3. Vai trò
1.1.3.1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Thuế
TNDN và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN.
1.1.3.2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ
mô nền kinh tế
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo
sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, với
3
các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị
trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thảnh sản phẩm,
càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới
bị phá sản.
Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể
hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế
hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh
vực ở một vùng nào đó.
Ngồi việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt
hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay khơng khuyến khích của Nhà
nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.
Khơng những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp
lý,mà thuế TNDN còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư
vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích
đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư
nước ngồi, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản
xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức
độ khác nhau.
1.1.3.3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách cơng
bằng xã hội
Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu
nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh
nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
khơng những đảm bảo bình đẳng cơng bằng về chiều ngang mà cịn cả cơng bằng về
chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình
thức nào nếu có TNCT thì phải nộp thuế TNDN. Về chiều dọc, cùng một ngành
nghề khơng phân biệt quy mơ kinh doanh nếu có TNCT thì đều phải nộp thuế
4
TNDN. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải
nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
1.2. Những quy định chung về Thuế TNDN
1.2.1. Đối tượng nộp thuế
Doanh nghiệp được thành lập theo Quy Định của Pháp luật Việt Nam.
Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp Luật.
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có
hoặc khơng cócơ sở thường trú tại Việt Nam.
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
Cơ sở thường trú của DN nước ngoài là cơ sở SXKD mà thơng qua cơ sở
này, DN nước ngồi tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động SXKD tại Việt
Nam mang lại thu nhập.
1.2.2. Đối tượng chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập khác bao gồm thu nhập chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất
động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi,
cho vay vốn, bán ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phịng; thu các khoản nợ phải
trả khơng xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị
bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh ngoài Việt Nam.
1.2.3. Đăng ký, kê khai, nộp vàquyết toán thuế
1.2.3.1.Đăng ký thuế
Cùng với thuế giá trị gia tăng, và đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế quản lý
tạiđịa phương theo quy định.
1.2.3.2.Kê khai và nộp thuế
5
Doanh nghiệp tại trụ sở chính phải kê khai, nộp thuế TNDN cho cả trụ sở
chính và các cơ sở hạch toán phụ thuộc.
Số thuế TNDN nộp tại các tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất phụ thuộc
bằng số thuế TNDN phải nộp của toàn doanh nghiệp nhân tỷ lệ chi phí của cơ sở
hạch tốn phụ thuộc tính trên tổng chi phí.
Việc kê khai thực hiện hàng quý chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có
cơ sở sản xuất hạch tốn phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính
nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân
cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
1.2.3.3. Quyết toán thuế
Doanh nghiệp quyết toán thuế tại trụ sở chính, số cịn lại phải nộp hoặc
được hồn cũng chia theo tỷ lệ chi phí cho các cơ sở sản xuất phụ thuộc.
Thời gian tờ khai tự quyết toán là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
1.2.4. Ưu đãi thuế
1.2.4.1. Điều kiện ưu đãi
Doanh nghiệp được theo chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ theo quy định và
đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai.
1.2.4.2. Các hình thức ưu đãi
Ưu đãi về thuế suất
Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối
với:
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ
cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
6
+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ;
+ Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thốt nước;
đường bộ, đường sắt; cảng hàng khơng, cảng biển, cảng sơng; sân bay, nhà ga và
cơng trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác.
+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.
Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của
doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân.
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Phần này được tính liên tục từ
năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.
Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp chuyển sang áp
dụng mức thuế suất 25%.
Ưu đãi về thời gian miễn thuế
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với
các DN mới thành lập theo QĐ của Pháp Luật.
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với
doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn khơng
thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó
khăn.
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối
với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Mục này được tính liên tục từ
7
năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu
đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp khơng có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu,
kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế
được tính từ năm thứ tư.
Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt
đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên
doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước
chuyển sang);
1.2.4.3.Các khoản thu nhập không được ưu đãi thuế
Thu nhập khác.
Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, tham dị, khai thác dầu khí và tài ngun
q hiếm.
Thu nhập từ kinh doanh trị chơi có thưởng, cá cược.
Thu nhập từ hoạt động khai thác kháng sản.
PHẦN II
8
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ
THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
2.1.1. Xácđịnh thu nhập tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính
thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp =
Thu nhập tính
Thuế suất thuế
x
thuế
TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ
thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
(
Thu nhập
-
tính thuế
Phần trích lập
) X
quỹ KH&CN
Thuế suất thuế
TNDN
Thu nhập tính thuế được xác định theo cơng thức sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu nhập
-
được miễn
+
Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế
=
chịu thuế
Thu nhập
Doanh
thu
-
Chi phí
được trừ
+
Các khoản
thu nhập khác
2.1.1.1. Doanh thu để tính TNCT
Doanh thu để tính TNCT là tồn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia cơng, tiền cung
cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:
9
Giá bán:
100.000 đồng.
Thuế GTGT (10%) :
10.000 đồng.
Giá thanh toán :
110.000 đồng.
Doanh thu để tính TNCT là 100.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Doanh nghiệp XYZ là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000
đồng (giá đã có thuế GTGT).
Doanh thu để tính thuế TNCT là 110.000 đồng.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Đối với hoạt động bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế một số trường hợp được xác định như sau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền
bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả
chậm.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội
bộ được xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ.
Đối với hoạt động gia cơng hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao
gồm cả tiền cơng, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia cơng hàng hóa.
Đối với hàng hố của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi
theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:
- Doanh nghiệp giao hàng hoá cho các đại lý, ký gửi (kể cả bán hàng đa cấp)
là tổng số tiền bán hàng hoá.
10
- Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh
nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi
hàng hoá.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp
đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền th trước cho nhiều năm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,
doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước
sạch ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Ví dụ: Hố đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh
thu của hố đơn này được tính vào tháng 1.
Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi
gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu
về thu phí bảo hiểm gốc, thu phí về dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết
bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); thu phí
nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh
doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản hồn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái
bảo hiểm; các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị cơng trình, giá trị hạng mục
cơng trình hoặc giá trị khối lượng cơng trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả
kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh
thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
11
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả
kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được
chia cho từng bên theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả
kinh doanh bằng lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu
để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng.
Đối với hoạt động kinh doanh trị chơi có thưởng (casino, trị chơi điện tử có
thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả
thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch
vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.
2.1.1.2. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế
Các khoản chi phí được trừ khi xácđịnh TNCT
Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ:
- Khoản chi phí phát sinh liên quan trực tiếpđến hoạt động SXKD của DN.
- Khoản chi phí cóđủ HĐ,Chứng từ hợp pháp theo QĐ của Pháp luật.
- Khoản chi tương ứng với Doanh thu tính thuế.
Các khoản chi phí khơng được trừ khi xácđịnh TNCT
Chi phí khấu hao đối với TSCĐ khơng sử dụng cho hoạt động SXKD hàng
hóa, dịch vụ khơng có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của cơ sở SXKD
(trừ TSCĐ th Tài Chính),khơng được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách
kế toán của cơ sở kinh doanh,TSCĐ đã khấu hao hết.
Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức
tiêu hao hợp lý bị hư hỏngđã được tổ chức, cá nhân bồi thường.
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập
viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp phảitrả cho người lao động nhưng hết thời hạn
nộp hồ sơ quyết toán thuế thực tế chưa chi.
12
Chi trang phục cho người lao động không đúng quy định.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho
người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm.
Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp khơng có quy chế quy định
cụ thể.
Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao
động.
Phần trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn vượt
mức quy định.
Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng
với phần vốn điều lệ đã đăng ký cịn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của
doanh nghiệp kể cả trường hợp DN đãđi vào SXKD.
Trích, lập và sử dụng các khoản dự phịng khơng theo đúng hướng dẫn của
Bộ Tài chính về trích lập dự phịng.
Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi
việc cho người lao động không theo chế độ hiện hành.
Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi
không hết.
Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân,
khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh tốn; chi
báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới
là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập.
Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định.
Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định.
Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy
định.
13
Phần chi phí quản lý kinh doanh do cơng ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở
thường trú tại Việt Nam vượt mức.
Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.
Các khoản chi khơng tương ứng với doanh thu tính thuế.
Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh
doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện
đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Cáckhoản tiền phạt về vi phạm hành chính.
Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế TNDN; thuế thu
nhập cá nhân.
2.1.1.3. Thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản TNCT trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này
không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của
doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau :
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các
loại giấy tờ có giá khác.
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo QĐ của Pháp luật, phí bảo
lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hoạt động cho vay vốn.
Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ; lãi về chênh lệch tỷ giá hối đối
Hồn nhập các khoản dự phịng.
Khoản nợ khó địi đã xố nay địi được.
Khoản nợ phải trả khơng xác định được chủ nợ.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
do doanh nghiệp phát hiện ra.
14
Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm
hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp
đồng theo QĐ của Pháp luật.
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản.
Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền,
bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh tốn, thưởng
khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
Tiền đền bù về TSCĐ trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi
phí liên quan.
Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hố, cung cấp dịch vụ
khơng tính trong doanh thu.
Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi
phí tiêu thụ.
Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm được xác định bằng thu nhập từ việc
bán phế liệu, phế phẩm trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ phế liệu, phế phẩm.
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế
phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm đang được hưởng ưu
đãi thuế TNDN thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
- Trường hợp doanh nghiệp phát sinh khoản thu nhập từ bán phế liệu, phế
phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm không được hưởng ưu
đãithuế TNDN thì khoản thu nhập nhập này được tính vào thu nhập khác, không
đượcáp dụng ưu đãi thuế TNDN.
Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết
kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ ở
nước ngồi.
Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam A có một khoản thu nhập 800 triệu đồng từ dự
án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu
15
nhập theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập phải nộp tính theo
quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 200
triệu đồng. Số thuế TNDN sau khi được giảm 50% theo qui định của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 100 triệu đồng.
Phần thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngồi phải tính thuế thu nhập theo qui
định của Luật thuế TNDN của Việt Nam như sau:
[(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng
Số thuế TNDN còn phải nộp (sau khi đã trừ số thuế đã nộp tại nước doanh
nghiệp đầu tư) là: 250 triệu đồng - 200 triệu đồng = 50 triệu đồng
Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ
trừ khoản tài trợ nêu ở trên.
Các khoản thu nhập khác.
2.1.1.4. Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được
thành lập theo Luật hợp tác xã.
Thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
Thu nhập từ việc thựchiện hợp đồng nghiên cứu khoa học vàphát triển công
nghệ, thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất
sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam (tối đa không
quá 01 năm).
Thu nhập của doanh nghiệp có từ 51% số lao động bình quân trong năm trở
lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,
người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết
kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu,
liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế TNDN.
Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu
khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo.
16
2.1.1.5.Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về TNCT.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm
quyết tốn thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ
tính liên tục khơng q 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
2.1.2. Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 25%.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dị,
khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn
cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án
đầu tư tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác gửi hồ sơ
dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế
suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Tài nguyên quý hiếm khác tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,
wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
2.2. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
2.2.1. Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai
tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
Cơng thức xác định thuế TNDN hỗn lại phải trả như sau:
Thuế thu
nhập hoãn lại
phải trả
Tổng chênh lệch tạm thời
Thuếsuất
chịu thuế phát sinh
=
x thuế thu nhập
trong năm
doanh nghiệp hiện hành
Trong đó:
Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời
làm phát sinh TNCT khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà
giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay
được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài
17
sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc khi giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ
hơn cơ sở tính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời chịu thuế thường phát sinh trong
một số trường hợp sau:
-
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc ghi nhận một khoản chi phí chỉ
được ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế
-
trong năm hiện tại.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do doanh nghiệp áp dụng hồi tố thay đổi
chính sách kế tốn hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước dẫn đến việc
điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu làm phát sinh các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế.
2.2.2. Tài sản Thuế TNDN hoãn lại
Tài sản thuế TNDN hỗn lại phản ánh số thuế TNDN sẽ được hồn lại
trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế TNDN.
Công thức xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại như sau:
Tài sản
thuế thu =
nhập
hoãn lại
Tổng chênh
Giá trị được khấu
lệch tạm thời
trừ chuyển sang
được khấu +
năm sau của các
trừ phát sinh
khoản lỗ tính thuế
trong năm
và ưu đãi thuế chưa
sử dụng
x
Thuế suất
thuế thu
nhập
doanh
nghiệp
hiện hành
Trong đó:
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế TNDN là các khoản chênh lệch tạm
thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
trong tương lai. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế TNDN phát sinh khi giá trị
ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc khi giá trị ghi sổ của
nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế
thường phát sinh trong một số trường hợp sau:
-
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do mức khấu hao tài sản cố định theo
18
mục đích kế tốn nhanh hơn khấu hao tài sản cố định cho mục đích tính thuế thu
-
nhập trong năm.
Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do ghi nhận một khoản chi phí trong năm
hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào TNCT trong năm sau (chi phí trả trước về sửa
-
chữa lớn tài sản cố định, trích trước lãi vay phải trả,...).
Giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các
năm trước chuyển sang năm hiện tại.
Thực chất chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm là khoản
chênh lệch ghi theo chế độ kế toán làm giảm TNCT (tăng chi phí, giảm doanh thu,
giảm thu nhập như: trích trước chi phí, khấu hao kế tốn nhanh hơn khấu hao thuế,
doanh thu chưa thực hiện ghi theo năm nhưng doanh thu tính thuế áp dụng cách tính
một lần, lỗ được khấu trừ vào các năm sau theo chế độ chuyển lỗ,...). Nói cách
khác, các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời
điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế
quy định tính TNCT hoặc chi phí được khấu trừ khỏi TNCT (ví dụ: ghi nhận thu
nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm khác, hoặc ghi nhận
chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào TNCT ở một năm
khác).
Ví dụ:Năm 2010, cơng ty có một khoản chi phí trích trước là 200 triệu đồng không
được thuế chấp nhận.Năm 2011, khoản chi phí này thực tế chi trả và được thuế chấp
nhận.
Một số chỉ tiêu trên BCTC được thể hiện như sau:
( Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Nhận xét:
Năm 2010
BCTC
QT thuế
3.000
3.000
2.200
2.000
800
1.000
200
250
600
750
Năm 2011
BCTC
QT thuế
3.000
3.000
2.200
2.400
800
600
200
150
600
450
19
Năm 2010, công ty X nộp thuế trước là 200x25%=50 so chi phí trích trước
khơng được thuế chấp nhận.
Khoản thuế này được hồn lại năm 2010 khi chi phí này thực tế chi trả.
Lợi nhuận sau thuế chịu ảnh hưởng của chính sách thuế hơn là phản ánh kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế TNDN hoãn lại được thể hiện qua bảng sau:
( Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí Thuế TNDN hỗn lại
Lợi nhuận sau thuế
Năm 2010
BCTC
QT thuế
3.000
3.000
2.200
2.000
800
1.000
200
250
250
(50)
600
Năm 2011
BCTC
QT thuế
3.000
3.000
2.200
2.400
800
600
200
150
150
50
600
2.3. Phương pháp hạch toán thuế TNDN
2.3.1. Tài khoản sử dụng
Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và
nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được phản ánh trên tài khoản 821
“Chi phí thuế TNDN”. Căn cứ vào số chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm phản
ánh trên tài khoản 821, kế toán sẽ xác định số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
trong năm tài chính theo cơng thức:
Lợi nhuận
sau thuế
TNDN
=
Tổng lợi nhuận kế tốn
trước thuế
x
Chi phí
thuế TNDN
Tài khoản 821 “ Chi phí thuế TNDN” có kết cấu và nội dung phản ánh như
sau:
Bên Nợ: phản ánh số chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
20
Bên Có:
-
Ghi giảm số chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
Kết chuyển chi phí thuế TNDN trong kỳ
Tài khoản 821 khơng có số dư cuối kỳ.
Khác với các doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa,
trong các doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, kế tốn chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp bao gồm 2 nội dung chính: kế tốn chi phí thuế TNDN hiện
hành và kế tốn chi phí thuế TNDN hỗn lại. Các nội dung này được kế toán phản
ánh trên tài khoản 821 “ Chi phí thuế TNDN”.
Tài khoản 821 “Chi phí thuế TNDN” có kết cấu và nội dung như sau:
Bên Nợ:
-
Phản ánh số chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
Kết chuyển khoản chênh lệch giữa bên Có và bên Nợ tài khoản 8212 vào tài khoản
911.
Bên Có:
-
Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh giảm chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
Kết chuyển khoản chênh lệch giữa bên Có và bên Nợ tài khoản 8212 vào tài khoản
911.
Tài khoản 821 cuối kỳ khơng có số dư và được chi tiết làm 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành”:
Tài khoản 8211 dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh
trong năm của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể của tài khoản
8211 như sau:
Bên Nợ: phản ánh thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành
phát sinh trong năm.
Bên Có:
-
Phản ánh các nghiệp vụ ghi giảm số thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
21
+ Tài khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hỗn lại”
Tài khoản 8212 dùng để phản ánh số chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh
trong năm tại doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8212 như
sau:
Bên Nợ:
-
Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số
-
thuế thu nhập hỗn lại phải trả được hồn nhập trong năm.
Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn
-
hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm.
Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh trong kỳ bên Có tài khoản 8212 lớn hơn
số phát sinh bên Nợ tài khoản 8212 vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Bên Có:
-
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hỗn lại theo số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hỗn lại được hồn nhập
-
trong năm.
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại theo số chênh lệch giữa thuế thu nhập hỗn
lại phải trả được hồn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
-
sinh trong năm.
Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh trong kỳ bên Có tài khoản 8212 nhỏ hơn
số phát sinh bên Nợ tài khoản 8212 vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch tốn, kế tốn cịn sử dụng một
số tài khoản khác có liên quan như:
Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”…
2.3.2. Phương pháp hạch toán thuế TNDN
2.3.2.1. Phương pháp hạch toán thuế TNDN hiện hành
22
- Hằng quý, tiến hành xác định số thuế TNDN phải nộp ngân sách, kế toán
ghi:
Nợ TK 821 (8211): tăng chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 333 (3334): thuế TNDN phải nộp.
- Khi tạm nộp thuế TNDN cho ngân sách, ghi:
Nợ TK 333 (3334): số thuế TNDN đã tạm nộp
Có TK liên quan (111, 112, 311,...).
- Cuối năm, so sánh số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ
khai quyết tốn thuế hoặc theo thơng báo của cơ quan thuế.
+ Nếu số phải nộp thực tế> số đã tạm nơp, kế tốn phản ánh số phải nộp bổ
sung bằng bút toán:
Nợ TK 821 (8211): tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Có TK 333 (3334): thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Ngược lại, nếu số thuế TNDN phải nộp thực tế < số đã tạm nộp, phần chênh
lệch được ghi giảm chi phí thuế TNDN bằng bút toán:
Nợ TK 333 (3334): tăng số phải thu ngân sách hoặc giảm số nộp của kỳ tới.
Có TK 821 (8211): giảm chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Trường hợp phát hiện sai sót khơng trọng yếu của năm trước liên quan đến
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được phép
điều chỉnh tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí
thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Nếu phải nộp bổ sung số thuế TNDN của các năm trước, kế toán ghi tăng
chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại bằng bút tốn:
Nợ TK 821 (8211): tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Có TK 333 (3334): số thuế TNDN phải nộp bổ sung.
+ Ngược lại, nếu được giảm trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế
toán ghi:
Nợ TK 333 (3334): giảm số phải nộp trong năm nay.
Có TK 821 (8211): giảm chi phí thuế TNDN hiện hành.
23
- Cuối kỳ kế toán, so sánh tổng phát sinh Nợ với tổng phát sinh Có TK 821
(8211)
+ Nếu tổng phát sinh Nợ > tổng phát sinh Có, khoản chênh lệch ghi tăng chi
phí trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ bằng bút toán:
Nợ TK 911 (hoạt động khác): giảm kết quả hoạt động khác.
Có TK 821 (8211): kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu tổng phát sinh Nợ < tổng phát sinh Có, phần chênh lệch được ghi tăng
kết quả bằng bút toán:
Nợ TK 821 (8211): kết chuyển khoản chênh lệch.
Có TK 911 (hoạt động khác): tăng kết quả khác.
2.3.2.2. Phương pháp hạch toán thuế TNDN hỗn lại
-
Cuối năm tài chính, kế tốn phản ánh khoản chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại
phải trả phát sinh trong năm > thuế TNDN phải trả được hoàn nhập trong năm:
Nợ TK 821 (8212): tăng chi phí thuế TNDN hỗn lại.
Có TK 347: tăng thuế TNDN hỗn lại phải trả.
-
Ghi nhận khoản chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hỗn lại được hồn nhập
-
trong năm > tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm.
Nợ TK 821 (8212): tăng chi phí thuế TNDN hỗn lại
Có TK 243: giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Ngược lại, nếu số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát
sinh trong năm > tài sản thuế thu nhập hỗn lại được hồn nhập trong năm, kế toán
ghi:
-
Nợ TK 243: tăng tài sản thuế thu nhập hỗn lại.
Có TK 821 (8212): giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Ghi nhận khoản chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong
-
năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm:
Nợ TK 347: giảm thuế TNDN hỗn lại phải trả.
Có TK 821 (8212): giảm chi phí thuế TNDN hỗn lại.
Cuối kỳ kế tốn, so sánh tổng phát sinh Nợ với tổng phát sinh Có TK 821 (8212).
+ Nếu tổng phát sinh Nợ > tổng phát sinh Có, khoản chênh lệch ghi tăng chi
phí trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ bằng bút toán:
24
Nợ TK 911 (hoạt động khác): tăng chi phí hoạt động khác trừ vào kết quả.
Có TK 821 (8212): kết chuyển chi phí thuế TNDN hỗn lại.
+ Nếu tổng phát sinh Nợ < tổng phát sinh Có, phần chênh lệch được ghi tăng
kết quả bằng bút toán:
Nợ TK 821 (8212): kết chuyển khoản chênh lệch.
Có TK 911 (hoạt động khác): tăng kết quả khác.
PHẦN III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN THUẾ
THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1. Một số nhận xét về thuế thu nhập trong doanh nghiệp Việt Nam
Luật thuế TNDN hiện hành được Quốc hội khố XII,kỳ họp thứ 3 số
14/2008/QH12 thơng qua ngày 03/6/2008 để thay thế cho Luật thuế TNDN (2003).
Tổng kết, đánh giá qua các năm thực hiện cho thấy: Nhìn chung, Luật thuế TNDN
hiện hành đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng góp phần
cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội.
3.1.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Luật thuế TNDN đã có tác động tích cực trong việc cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh. Luật thuế TNDN hiện hành đã bỏ thu thuế bổ sung và hạ
mức thuế từ 28% xuống 25% đối với doanh nghiệp trong nước. Việc điều chỉnh
giảm mức thuế đối với doanh nghiệp trong nước không chỉ tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh
nghiệp đang hoạt động (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) đổi mới thiết bị, bổ
sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Luật
thuế TNDN hiện hành cũng quy định chính sách ưu đãi trên cơ sở chọn mức ưu đãi
thuế cao nhất trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài
25
tại Việt Nam để áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài đã khắc phục sự khác biệt đối xử trong ưu đãi đầu tư, tạo ra mơi
trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cùng
phát triển, góp phần quan trọngvào tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa
qua.
Thứ hai, góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN. Mặc dù đã hạ
mức thuế và áp dụng các mức ưu đãi cao nhưng số thu NSNN về thuế TNDN vẫn
bảo đảm tăng trưởng do có tác động cải thiện mơi trường đầu tư, doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều phát triển về số lượng, quy mô
và hiệu quả kinh doanh, mức thuế hợp lý tác động đến việc tự giác sự tuân thủ tốt
hơn... Trong giai đoạn 2007 – 2010, số thu thuế TNDN (không kể thu từ dầu khí)
đạt mức bình qn trên 30 ngàn tỷ đồng/năm với mức tăng trưởng bình quân hàng
năm gần 17%. Luật thuế TNDN đã góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của
NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng về đầu tư phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
Thứ ba, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế: Luật thuế TNDN
áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thơng
báo thuế, quyết toán thuế. Việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN đã đánh dấu
một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế và đầu tư khi đề
cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lựa chọn, xác định điều kiện và mức
ưu đãi thuế mà không cần giấy phép, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhờ việc
chuyển sang cơ chế mới, cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào cơng
tác tun truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt
các quy định của pháp luật.