Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÁC CÔNG NGHỆ NANO ÁP DỤNG CHO CÁC BỘ KÍCH DÒNG xDSL ĐIỆN ÁP CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.1 KB, 19 trang )

High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 1
CÁC CÔNG NGHỆ NANO ÁP DỤNG CHO CÁC BỘ KÍCH DÒNG
xDSL ĐIỆN ÁP CAO
1. Giới thiệu
Những năm vừa qua các kỹ thuật thiết kế điện áp cao ngày càng được quan tâm
nhờ sự phát triển của công nghệ deeper-submicron (siêu hiển vi) và các công
nghệ nano. Những công nghệ này cho phép các mạch VLSI được tích hợp với
mật độ rất cao và đáp ứng được các yêu về cầu công suất thấp trong việc xử lý
các tín hiệu phức tạp. Tuy nhiên, có một nhược điểm chính đối với chiều dài cổng
(gate length) là điện áp danh định thấp của các thiết bị. Điện áp cung cấp phải tỷ lệ
với chiều dài cổng để giữ trường điện từ dọc theo kênh của các thiết bị nằm trong
giới hạn nhằm đảm bảo cho các thiết bị hoạt động tin cậy. Điều đó dẫn đến thiết kế
của các mạch tương tự với các yêu cầu công suất đầu ra cao đang đạt đến các
giới hạn của nó. Một ứng dụng chưa được khai thác nhiều trong lĩnh vực thiết kế
điện áp cao là việc sử dụng các thiết bị CMOS tiêu chuẩn, điều này là do liên quan
tới các vấn đề về độ tin cậy như các cơ chế đánh thủng điện môi và các hiệu ứng
quá bão hòa. Tuy nhiên, ngày nay các kỹ thuật thiết kế điện áp cao trong các
luồng công nghệ CMOS chính đang ngày càng được quan tâm do ưu điểm về giá
thành và các khả năng tích hợp. Việc nghiên cứu tập trung vào ý tưởng tìm ra
đúng điểm hoạt động để điện áp dọc theo các cực của của các transistor được
giới hạn trong quá trình hoạt động.
Các kỹ thuật của thiết kế điện áp cao trong CMOS tiêu chuẩn được áp dụng dựa
trên kiến trúc bộ khuếch đại công suất tự dao động (SOPA), bộ kích dòng hiệu
suất cao cho xDSL. Với việc áp dụng công nghệ deep-sub-micron thì việc thiết kế
bộ kích dòng SOPA khá thành công vì nó có thể điểu khiển các tín hiệu DMT với
hiệu suất cao. Nhưng cũng như bất cứ bộ khuếch đại công suất nào khác, hiệu
suất và độ tin cậy của nó giảm cùng với sự giảm của điện áp cung cấp. Hệ thống
aDSL2+ yêu cầu mức điện áp trung bình 20dBm được truyền tới cặp dây điện
thoại xoắn 100Ω. Do đó nếu việc giảm điện áp cung cấp sẽ dẫn đến mật độ dòng
điện tăng để công suất đầu ra không đổi. Điều này gây ra các cơ chế quá bão hòa
và di chuyển điện tử gây ảnh hưởng tiêu cực tới độ tin cậy của bộ kích dòng. Hơn


nữa, bộ kích dòng phải truyền tín hiệu với một điện áp biến động cao do CF cao
(high Crest Factor (CF) of Discrete Multi Tone (DMT)) trên đường dây. Do biến
động của điện áp đầu ra của bộ kích dòng bị giới hạn bởi điện áp cung cấp của nó
nên cần phải được sử dụng một biến áp với tỷ số biến áp cao. Tuy nhiên, việc sử
dụng biến áp cũng có hai hạn chế. Thứ nhất, tạp âm tạo bởi bộ kích cũng được
truyền dẫn. Thứ hai là suy hao của tín hiệu thu, đây chính là trở ngại quan trọng.
Tín hiệu này qua cùng biến áp nhưng theo các hướng khác nhau gây ra suy giảm
tín hiệu với một hệ số bằng tỷ số biến áp. Tín hiệu này được phân tách trong môi
trường rất nhiều tạp âm và cũng cần phải lưu ý rằng tín hiệu phát lớn sẽ gây ra
tạp âm cực lớn cho mạch thu.
Phần nghiên cứu này sẽ trình bày các nguyên tắc cơ bản của bộ kích dòng SOPA,
ảnh hưởng của điện áp cung cấp thấp trong thiết kế SOPA, nguyên tắc xếp chồng
của các thiết bị CMOS như là một trong những kỹ thuật thiết kế điện áp cao và ví
dụ về thiết kế bộ kích dòng SOPA điện áp cao.
2. Kiến trúc SOPA
Kiến trúc SOPA cơ bản bao gồm ba khối : một bộ so sánh, bộ lọc vòng lặp và một
bộ đệm số. Bộ so sánh là không đồng bộ thời gian, do đó vòng lặp cũng là không
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 2
đồng bộ. Bộ lọc vòng lặp được xây dựng theo cách để vòng lặp là không cố định.
Bởi vậy, một bộ dao động chu kỳ có giới hạn tồn tại trong vòng lặp, tạo ra sóng
vuông đầu ra với một tần số xác định. Khi hệ thống không cố định này được điều
khiển bởi tín hiệu bên ngoài V
in
, với một tần số thấp hơn tần số tự dao động, các
hoạt động vòng lặp giới hạn sẽ như là một bộ chốt và tuyến tính với hệ thống cùng
với tín hiệu lỗi e tại các đầu vào của bộ so sánh. Bởi vì bộ khuyếch đại này là bộ
khuyếch đại kiểu chuyển mạch nên có hiệu suất cao ngay cả khi tín hiệu được
đưa vào bộ đệm với CF cao.
Hình 1: Kiến trúc một bộ SOPA vi phân

Hai bộ SOPA được ghép bởi một biến áp tín hiệu. Bằng cách này, hai tần số tự
dao động được bổ sung cho nhau tạo ra chu kỳ giới hạn tự giao động theo pha.
Khi đó đối với thứ cấp của biến áp thì chu kỳ giới hạn trở thành mode chung, được
tách hướng tới tải bằng biến áp. Vì vậy tín hiệu đầu vào được truyền tới tải có điện
trở thấp, trong khi tần số chuyển mạch trung bình được thấy ở trở kháng cao. Vì
tần số chu kỳ giới hạn không được truyền tới tải nên không cần bộ lọc dốc đứng
để loại bỏ tần số chuyển mạch trung bình.
3. Ảnh hưởng của mật độ CMOS trong thiết kế bộ khuyếch đại SOPA
Hình 2 là một giản đồ của một bộ khuếch đại SOPA trong đó R
L
, y và R tương ứng
là điện trở tải, tỷ số biến áp và điện trở được nhìn từ SOPA. I
rms
là dòng điện hiệu
dụng của bộ kích dòng để cung cấp công suất đầu ra trung bình 100mW. R
on
bằng
điện trở đầu ra của bộ đệm và nV
DD
là điện áp cung cấp với V
DD
là điện áp danh
định của công nghệ được sử dụng.
Hình 2: Giản đồ của một bộ khuyếch đại SOPA
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 3
n là hệ số nhân điện áp, biểu diễn hệ số tăng lên cho điện áp danh định để xác
định sự phụ thuộc của điện áp cung cấp của các tham số tầng ra của SOPA.
Các biểu thức sau xác định tỷ số biến áp, điện trở tải sau biến đổi và dòng điện
hiệu dụng:

Với V
max
= 26.6V, điện áp lớn nhất SOPA phải xử lý. Để tính toán tỷ số biến áp,
điện áp sụt trên R được bỏ qua, các biểu thức trên dẫn tới quan hệ sau:
Khi tăng điện áp cung cấp thì trở kháng tải được nhìn bởi bộ khuyếch đại SOPA
tăng, dòng hiệu dụng giảm. Hình 3 là minh họa của các quan hệ được cho bởi
biểu thức (4) với điện áp cung cấp danh định được đặt 1.2V. Trục x được chia
thành bội số của V
DD
để thấy rõ sự phụ thuộc vào hệ số nhân điện áp n. Hình vẽ
3d cho thấy hiệu xuất của bộ đệm đầu ra kiểu lớp D trong công thức với điện áp
cung cấp của nó. Hiệu suất tĩnh dẫn đến sự phân chia điện trở đơn giản giữa trở
kháng của đầu ra bộ đệm và trở kháng tải được truyền:
Các biểu thức (4) và (5) chỉ ra rằng tăng điện áp cung cấp thì hiệu suất tĩnh cao
hơn cho cùng một điện trở đầu ra của bộ đệm. Do vậy cũng có thể giảm điện trở
trong của bộ đệm để cải thiện hiệu suất tĩnh. Tuy nhiên, giảm điện trở trong của bộ
đệm sẽ gây ra giảm chuyển mạch làm giảm hiệu suất tổng. Từ hình 3 có thể kết
luận rằng các kiến trúc SOPA với điện áp cung cấp thấp hơn 3.6V trở thành không
thực tế và hiệu suất không cao. Điều này thể hiện qua việc:
- Các điện áp cung cấp thấp hơn 3.6V yêu cầu tỷ số biến áp lớn hơn 7,4. Tín
hiệu đầu ra vì vậy được truyền với một hệ số 7,4 nhưng tín hiệu thu được suy
hao với hệ số tương tự đặt áp lực rất lớn xử lý các yêu cầu tạp âm trên mạch
bộ thu.
- Đối với điện áp cung cấp thấp hơn 3.6V, trở kháng nhỏ hơn 1.8Ω dẫn đến dòng
hiệu dụng cao hơn để nhận được công suất đầu ra trung bình của 100mW. Mật
độ dòng cao dẫn tới các vấn đề về độ tin cậy lâu dài do sự suy giảm trạng thái
quá bão hòa và dịch chuyển điện tử.
- Do điện trở thấp mà bộ khuyếch đại phải truyền, hiệu suất tổng sẽ thấp hơn
64% đối với một điện trở trong 1Ω của bộ đệm đầu ra.
Hình 3: Sự phụ thuộc hệ số nhân điện áp n của tầng đầu ra của bộ SOPA

Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 4
4. Các thiết bị xếp chồng: giải pháp CMOS điện áp cao
4.1. Giới thiệu
Hầu hết các thiết bị điện áp cao sử dụng các công nghệ tiêu chuẩn được sửa đổi để xử lý
điện áp cao. Chúng có thể được tích hợp bằng công nghệ CMOS mainstream nhưng có
giá thành cao. Tuy nhiên, có một giải pháp khác mà chi phí thấp hơn bằng việc chỉ sử
dụng các các thiết bị CMOS tiêu chuẩn. Nguyên tắc này được thể hiện trong hình 4. Điện
áp lớn nhất dọc theo các cực của một transistor được giới hạn bởi điện áp cung cấp danh
định của nó. Nếu hai hoặc nhiều các transistor được xếp chồng, có nghĩa nguồn của một
transistor được kết nối với các cực máng của transistor khác. Hình 4b là ví dụ về hai thiết
bị được thực hiện xếp chồng. Điện áp nguồn cung cấp của thiết bị được giới hạn bởi V
DD
,
nhưng nguồn điện áp cửa máng được cung cấp đã tăng hai lần mà không làm ảnh hưởng
tới độ tin cậy của transistor.
Hình 4: Nguyên lý của các thiết bị CMOS tiêu chuẩn xếp chồng
Bởi vì SOPA là bộ khuyếch đại kiểu chuyển mạch nên cần phải xem xét kỹ sự hiện
diện của các đỉnh điện áp tạm thời, có thể dễ dàng vượt qua điện áp cung cấp
danh định trong chuyển mạch của các thiết bị này.
Nguyên tắc xếp chồng thiết bị được áp dụng tại tầng đầu ra SOPA. Hình 5 cho
thấy sơ đồ nguyên tắc của bộ khuyếch đại SOPA. Tín hiệu đầu ra được điều chế
độ rộng xung (PWM) của SOPA được áp dụng cho các chuyển mạch lớn truyền
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 5
dòng tới tải. Các chuyển mạch này có thể hoặc là được thực hiện như là các
transistor được xếp chồng n lần kết hợp từ công nghệ CMOS hiện đại với một
điện áp cung cấp danh định V
DD
hoặc như là các transistor CMOS đơn từ các thế

hệ trước hoặc như là các thiết bị điện áp cao được chuyên biệt hóa. Các thực hiện
khác nhau được mô tả trong hình 5. Điện áp cung cấp cao gấp n lần V
DD
(là điện
áp cung cấp danh định của công nghệ CMOS hiện đại). Chuyển mạch phía trên
được thực hiện với các thiết bị pMOS. Chuyển mạch phía dưới được thực hiện
với các thiết bị nMOS. Nếu transistor hoặc các transistor được xếp chồng nằm
trong khu vực tuyến tính do đó điện trở nhỏ thì chuyển mạch bật (on). Nếu chúng
nằm trong trong khu vực cắt, chuyển mạch sẽ tắt (off).
Hình 5: Nguyên tắc bộ khuyếch đại SOPA với hai cách thực hiện tầng ra điện cao .
Trong phần tiếp theo tổn thất công suất của tầng đầu ra chuyển mạch điện áp cao
bao gồm các thiết bị CMOS xếp chồng tiêu chuẩn sẽ được tính toán. Công nghệ
được dùng cho tính toán này là công nghệ CMOS mainstream 130nm 1.2V. So
sánh ưu điểm của 2 công nghệ được thực hiện giữa công nghệ CMOS oxide
mỏng 130nm 2.5V và công nghệ 130nm mainstream. Các tham số của hai công
nghệ này được thể hiện trong bảng 1. Transistor oxide mỏng tương tự với công
nghệ 0.25µm (sau công nghệ 130nm hai thế hệ). Vì vậy phần tiếp theo sẽ chỉ ra
mức độ lợi ích đối với tầng đầu ra liên quan tới tổn thất công suất. Trong các phần
còn lại, công nghệ oxide mỏng 130nm sẽ được gọi ngắn gọn là công nghệ oxide
mỏng để tránh nhầm lẫn với công nghệ 130nm mainstream.
Bảng 1: Các tham số công nghệ
4.2 Tổn thất công suất
Tổn thất công suất có thể được chia thành hai khái niệm: tổn thất công suất tĩnh
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 6
và tổn thất công suất động. Tổn thất công suất tĩnh bao gồm suy hao do dòng và
điện áp thiên áp sụt trên các điện trở ký sinh, Tổn thất công suất động bao gồm
suy hao do nạp và phóng điện của các điện dung.
Tổn thất công suất tĩnh
Tổn thất công suất tĩnh của tầng đầu ra công suất chuyển mạch bằng với công

suất bị tiêu tan trong điện trở nội trong chuyển mạch cũng còn gọi là suy hao do
dẫn điện:
Theo bảng 1 có thể thấy rằng tỷ lệ điện trở trong của transistor có chiều dài tối
thiểu và có cùng chiều rộng sử dụng công nghệ 0.25µm và 130nm CMOS là 2.
Hình 6 cho thấy mô phỏng của điện trở trong của các transistor công nghệ 130nm
và oxide mỏng n- và pMOS với chiều dài nhỏ nhất trong khu vực tuyến tính là hàm
của chiều rộng của transistor. Đây là kết quả rất quan trọng, có nghĩa là 2
transistor 130nm chiều dài nhỏ nhất được xếp chồng trong khu vực tuyến tính có
cùng điện trở trong như một transistor oxide mỏng chiều dài nhỏ nhất trong khu
vực tuyến tính với cùng chiều rộng. Từ hình 4 cho biết điện áp cung cấp của 2
transistor xếp chồng có thể được gấp đôi. Điều này có nghĩa là hai transistor xếp
chồng 130nm có thể xử lý cùng điện áp cung cấp như một transistor oxide mỏng.
Theo các biểu thức (1), (2) và (3) thì hai kiến trúc truyền cùng một dòng hiệu dụng
tới tải. Kết quả là 2 transistor 130nm chiều dài nhỏ nhất được xếp chồng có suy
hao truyền dẫn như một transistor oxide mỏng chiều dài nhỏ nhất với cùng chiều
rộng. Hoặc tổng quát hơn, n transistor xếp chồng chiều dài nhỏ nhất 130nm với
chiều rộng W có cùng suy hao truyền dẫn như n/2 transistor oxide mỏng xếp
chồng chiều dài nhỏ nhất với cùng chiều rộng W.
Hình 6: Mô phỏng điện trở trong quan hệ với chiều rộng transistor
Từ hình 6 cho thấy rõ ràng điện trở trong giảm khi tăng chiều rộng transistor. Do
đó suy hao truyền dẫn có thể được giảm thấp bằng việc tăng chiều rộng transistor.
Điều này cũng được thể hiện trong hình 7, khi suy hao truyền dẫn được mô phỏng
cho nMOS xếp chồng 130nm với n = 1->5 và các transistor oxide mỏng. Lưu ý là
có một sự giống nhau tương đối tốt giữa các đường cong n = 2 và n = 4 của suy
hao truyền dẫn công nghệ 130nm và các đường cong n = 1 và n = 2 của suy hao
truyền dẫn của công nghệ oxide mỏng tương ứng. Tuy nhiên, tăng kích thước
transistor để giảm điện trở trong cũng sẽ tăng tổn thất công suất động như được
trình bày trong phần tiếp theo.
Hình 7 cũng chỉ ra rằng khi các thiết bị được xếp chồng nhiều hơn để tăng điện áp
cung cấp sẽ có suy hao do truyền dẫn điện thấp hơn, điều này có nghĩa có sự cải

thiện trong hiệu suất tĩnh như đã được minh họa trong hình 3d
Hình 7: Mô phỏng suy hao truyền dẫn điện quan hệ với chiều rộng của transistor
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 7
Tổn thất công suất động
Tính toán tổn thất công suất động của tầng đầu ra điện áp cao gồm các transistor
xếp chồng bao gồm sự phóng và nạp của các điện dung ký sinh của transistor và
công suất bị tiêu hao trong các bộ đệm truyền dẫn tới tầng đầu ra. Biểu thức tính
tóan tổn thất công suất động là: CV
2
f với C là giá trị điện dung, V là điện áp mà tụ
điện nạp hoặc phóng, f là tần số chuyển mạch. Tần số chuyển mạch trong hệ
thống SOPA bằng với tần số chu kỳ giới hạn f
lc
. Để mô phỏng suy hao chuyển
mạch, tần số chu kỳ giới hạn 40 MHz được chọn.
Vì loại tổn thất công suất này được gây ra bởi các transistor chuyển mạch nên gọi
là suy hao chuyển mạch. Hình 8 cho thấy xếp chồng n transistor nMOS và các
điện dung ký sinh của chúng được xem xét để tính toán suy hao chuyển mạch.
Biểu thức tính suy hao chuyển mạch được chia thành ba phần:
- Tổn thất công suất của bộ đệm:
- Tổn thất công suất của các tụ điện phóng và nạp đầu vào của các transistor xếp
chồng:
- Suy hao do phóng và nạp của các tụ well của transistor:
Do các kết nối cực nguồn – cực máng của các transistor xếp chồng có thể được
nạp tới bội số của V
DD
sẽ đóng góp lớn tới tổng tổn thất công suất và cuối cùng là
hệ số giới hạn cho các transistor xếp chồng nhiều hơn. Điện dung well của một
transistor được định nghĩa là:

Với cj là điện dung liên kết giữa các cực của transistor nMOS và n-wel; α là hệ số
hiệu chỉnh phụ thuộc để giá trị của điện dung well có thể được tính toán từ chiều
dài và chiều rộng của một transistor.
Do đó suy hao chuyển mạch tổng sẽ là:
Hình 8: Sơ đồ của các xếp chồng n transistor nMOS với các thành phần được tính tóan
cho suy hao chuyển mạch
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 8
Hình 9 cho thấy toàn bộ suy hao chuyển mạch trong mối quan hệ với hàm chiều rộng của
các transistor công nghệ oxide mỏng và công nghệ 130nm cho số lượng khác nhau của
các xếp chồng n transistor nMOS. Từ hình này có thể rút ra một số kết luận: thứ nhất, việc
tăng chiều rộng của các transistor sẽ dẫn đến các điện dung ký sinh lớn hơn. Theo các
biểu thức (7), (8) và (9) thì sẽ dẫn tới tăng suy hao chuyển mạch. Thứ hai, các thiết bị xếp
chồng nhiều hơn dẫn đến nhiều thành phần điện dung ký sinh hơn, một lần nữa lại dẫn tới
suy hao chuyển mạch lớn hơn. Hơn nữa, điện dung well tại các kết nối cực nguồn-cực
máng của các transistor xếp chồng sẽ nạp và phóng điện tại mức điện áp cao hơn gây
suy hao chuyển mạch tăng mạnh. Hai kết luận này ngược với các kết luận của suy hao
công suất tĩnh (điểm lợi để giảm tổn thất tĩnh thì lại làm tăng tổn thất động và ngược lại).
Do đó vấn đề tối ưu sẽ được xem xét trong phần tiếp theo (tìm ra điểm cân băng giữa
việc tổn thất công xuất tĩnh và động).
Qua hình 9 cũng cho thấy rằng cấu hình của xếp chồng n transistor 130nm nMOS
chiều dài nhỏ nhất có suy hao chuyển mạch có thể so sánh với xếp chồng n/2
transistor oxide mỏng nMOS chiều dài nhỏ nhất. Suy hao chuyển mạch cao hơn
một chút đối với cấu hình của các thiết bị theo công nghệ 130nm. Điều này là do
điện dung lớn c
j
giữa các phần của thiết bị nMOS và n-well (phần cách ly thiết bị
nMOS với lớp nền p-substrate). Bởi vậy, P
Cwell
sẽ đóng góp lớn đến toàn bộ suy

hao chuyển mạch.
Hình 9: Tính toán suy hao chuyển mạch
Tổng suy hao (tổn thất) công suất
Hình 10 cho thấy kết hợp của suy hao chuyển mạch và suy hao dẫn điện dẫn tới
tổng tổn thất công suất với số lượng xếp chồng n transistor nMOS trong công
nghệ oxide mỏng và công nghệ 130nm khác nhau. Quan sát kỹ của các hình này
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 9
dẫn tới các lưu ý sau:
- Khi suy hao dẫn điện giảm và suy hao chuyển mạch tăng với việc tăng chiều rộng của
transistor, thì có thể được tìm được điểm có tổng tổn thất công suất nhỏ nhất, điều
này là rõ ràng.
- Có sự giống nhau tương đối giữa suy hao của xếp chồng n transistor 130nm và xếp
chồng n/2 transistor nMOS oxide mỏng.
- Tổng tổn thất công suất tối thiểu sẽ tăng khi tăng số lượng transistor được xếp chồng.
Đây là do suy hao chuyển mạch tăng mạnh với việc tăng n (tăng số transistor được
xếp chồng) mặc dù suy hao dẫn điện thấp hơn.
- Tổng tổn thất công suất tối thiểu đạt được khi giảm chiều rộng của các transistor xếp
chồng và tăng n (tăng số transistor được xếp chồng). Việc xếp chồng nhiều transistor
hơn dẫn đến các điện dung ký sinh nhiều dẫn tới đường suy hao chuyển mạch cong
hơn và cao hơn. Như vậy, suy hao chuyển mạch trở nên cao hơn suy hao dẫn điện
khi giảm chiều rộng của các transistor. Đây là kết quả tốt bởi vì nó có nghĩa là sẽ
không có sự tăng theo hàm mũ khi tăng các transistor xếp chồng nhiều hơn.
Hình 10: Mô phỏng suy hao tổng với các giá trị n khác nhau
Các transistor xếp chồng pMOS cũng có kết quả tương tự. Tầng ra của bộ
khuyếch đại SOPA gồm transistor xếp chồng nMOS và pMOS để thực hiện các
chuyển mạch như được thể hiện ở trong hình 5. Hình 11 cho thấy tổng tổn thất
công suất nhỏ nhất là một hàm theo số lượng transistor nMOS và pMOS xếp
chồng sử dụng công nghệ 130nm. Từ hình 11 cho thấy giá trị tổng tổn thất công
suất của tầng đầu ra SOPA đã không bao gồm mạch cổng thiên áp dành riêng của

các transistor xếp chồng. Để so sánh với việc thực hiện trong công nghệ oxide
mỏng, tổng tổn thất công suất của tầng đầu ra gồm transistor oxide mỏng xếp
chồng n/2 được vẽ trên thang n thay cho n/2. Ví dụ: với 8 các thiết bị xếp chồng
130nm có tổng tổn thất công suất là 60mW, trong khi với 4 thiết bị oxide mỏng xếp
chồng có tổng tổn thất công suất là 61mW.
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 10
Hình 11 chỉ ra rằng việc thực hiện xếp chồng n thiết bị 130nm ở tầng đầu ra là hiệu
quả hơn một chút ít so với việc thực hiện xếp chồng n/2 transistor oxide mỏng.
Mặt lợi thực tế là các vấn đề điện áp thấp có thể được xử lý hiệu quả bởi các thiết
bị xếp chồng nhờ sự phát triển của công nghệ siêu hiển vi (ultra deep-sub-micron)
hoặc các công nghệ nano. Vì vậy có thể thiết kế tầng ra điện áp cao trong công
nghệ điện áp thấp, dẫn tới giải pháp bộ vi xử lý chi phí thấp mà chất lượng không
giảm so với việc thực hiện trong công nghệ từ thế hệ trước có nguồn điện áp danh
định cao hơn.
Một nhận xét cuối cùng là với con số này đã rõ ràng từ hình 10 là tổng tổn thất
điện năng tối thiểu tăng lên khi số transistor xếp chồng tăng. Có thể kết luận rằng
chỉ sử dụng có hai thiết bị xếp chồng 130nm đối với cấu trúc này có tổn thất điện
năng thấp nhất. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng chỉ có hai thiết xếp chồng dẫn
đến điện áp cung cấp khá thấp. Kết quả là các vấn đề thảo luận trước như như tỷ
lệ biến áp lớn, biến dạng cao, dòng hiệu dụng, độ tin cậy, sẽ phát sinh. Đối với
việc thiết kế bộ kích dòng SOPA cần phải lưu ý l ựa chọn đúng số lượng các
transistor được xếp chồng để làm giảm bớt những các tác động xấu do các vấn đề
này.
5. Ví dụ thiết kế tầng ra điện áp cao cho các bộ kích dòng SOPA
Kỹ thuật xếp chồng là một kỹ thuật đầy hứa hẹn cho thiết kế mạch điện áp cao
trong công nghệ CMOS tiêu chuẩn điện áp thấp. Tuy nhiên, để chứng minh mức
độ tin cậy của kỹ thuật này thì cần phải được kiểm nghiệm qua thực tế triển khai.
Vì vậy các kỹ thuật xếp chồng được áp dụng để thiết kế tầng ra điện áp cao cho
các bộ kích dòng SOPA để giảm tỷ số biến áp. Công nghệ được sử dụng cho thiết

kế này là bộ xử lý CMOS tiêu chuẩn 1.2V 130nm. Trong phần tiếp theo kiến trúc
bộ kích dòng sẽ được thảo luận, tập trung vào việc thiết lập tầng ra điện áp cao.
Hình 11: Suy hao (tổn thất) công suất tối thiểu của tầng ra SOPA quan hệ với số
lượng các transistor xếp chồng
5.1. Kiến trúc bộ kích dòng
Hình 12 cho thấy sơ đồ khối của bộ kích dòng điện áp cao. Bộ SOPA được xây
dựng với bộ tích hợp RC theo sau bởi một bộ so sánh không định thời. Bằng cách
thêm vào một bộ tích hợp phía trước, điều chế được chuyển từ điều chế không
đồng bộ delta sang điều chế không đồng bộ delta-sigma. Ưu điểm khi bổ sung bộ
tích hợp là mức độ tuyến tính cao hơn của hệ thống chuyển mạch ở cùng tỷ lệ
chuyển mạch trên băng thông (băng thông/tỷ số chuyển mạch trung bình). Các bộ
đệm điện áp cao chuyển đổi đầu ra của bộ so sánh với các mức điện áp cao. Đầu
ra của bộ đệm này được đưa trở lại bộ tích hợp qua một bộ lọc vòng lặp. Bởi vì bộ
tích hợp và bộ so sánh hoạt động ở điện áp cung cấp danh định thấp của công
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 11
nghệ được sử dụng, đầu ra của bộ đệm cần được chuyển đổi xuống để nằm trong
các mức giới hạn điện áp của công nghệ. Điều này được thực hiện với việc thiết
kế hai tầng.
Tầng đầu để chia điện áp thiết lập bởi điện trở R
3
và R
4
trong bộ lọc vòng lặp.
Tầng thứ hai để chia dòng được thiết lập bởi các điện trở R
1
và R
2
ở đầu vào bộ
so sánh. Bởi vậy điện áp đầu ra được chuyển đổi thành dòng đầu ra được trừ từ

dòng đầu vào và dòng được tích hợp trên tụ điện. Điều này tương tự như những
lợi thế của bộ tích hợp-RC được sử dụng trong công nghệ điện áp thấp trong đó
mức độ tuyến tính cao cho các tín hiệu điện áp đầu vào lớn từ các nút đầu vào có
thể được xem như là đường đất ảo. Tần số của tự dao động được thiết lập bởi bộ
lọc vòng lặp kết hợp với bộ lọc trên đường chuyển tiếp. Bộ tự dao động này cung
cấp một hiệu ứng chốt cho tín hiệu đầu vào và do đó tuyến tính bộ so sánh và bộ
đệm đầu ra điện áp cao cho các tần số thấp hơn tần số dao động.
Hình 12: Sơ đồ khối của bộ kích được đề xuất
5.2. Điện áp cao đầu ra
Hình 13 mô tả sơ đồ khối của bộ đệm điện áp cao. Tầng đầu ra bao gồm 05
transistor xếp chồng cho việc chuyển đổi và chuyển mạch lên, xuống tương ứng.
Bởi vậy điện áp cung cấp tối đa theo lý thuyết của bộ đệm gấp năm lần điện áp
V
DD
. Mạch thiên vị dành riêng được thiết kế để giữ cho điện áp trên các cực của
transistor xếp chồng nằm trong giới hạn công nghệ với điện áp cung cấp danh
định V
DD
.
Đầu ra của bộ đệm được kiểm soát bởi các transistor xếp chồng phía ngoài được
điều khiển bởi một bộ đệm giảm dần. Sự biến dạng của các dạng sóng đầu ra
được giảm thiểu bằng cách cung cấp các đường dẫn trễ phối hợp từ đầu vào của
bộ kích đến các transistor xếp chồng phía ngoài. Cách tiếp cận này sử dụng một
nguồn cung cấp đối xứng với hai mạch thay đổi mức độ cho thiết lập các điện áp
lệch của các bộ đệm đệm pMOS và nMOS .
Hình 13: Sơ đồ khối của bộ đệm đầu ra điện áp cao
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 12
Một mạch chuyển mạch không chồng lấn (NOS) được đặt trước bộ dịch mức để
giảm thiểu tiêu hao năng lượng do dòng ngắn mạch. Sự kết hợp của NOS, bộ

đệm giảm dần bộ dịch mức hình thành các mạch trước mạch kích dòng của các
transistor xếp chồng phía ngoài. Phần tiếp theo sẽ thảo luận tới việc thiết kế của
mỗi khối.
Mạch thiên áp.
Hình 14 cho thấy sơ đồ mạch của transistor xếp chồng với mạch thiên áp. Nguyên
tắc làm việc của tầng đầu ra này dựa trên các kỹ thuật được sử dụng trong phần
4, ở đó các cổng của transistor xếp chồng được thiết lập bởi một mạng lưới bậc
thang điện trở. Các tụ điện song song với điện trở chống lại quá tải trong thời gian
ngắn trên các cổng của các transistor do điện dung ký sinh của cực máng. Trong
bộ đệm điện áp cao, các transistor M
B1
tới M
B6
và M
BB1
tới M
BB6
thực hiện các chức
năng của mạng điện trở bậc thang.
Hình 14: Sơ đồ khối của các transistor xếp chồng với mạch thiên áp
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 13
Tất cả các transistor được sử dụng như các chuyển mạch. Điều này có nghĩa rằng
chúng ở trạng thái mở trong trong khu vực đèn 3 cực dẫn đến trở kháng thấp. Khi
chúng ở trạng thái đóng trong khu vực cắt dẫn đến trở kháng cao. Giả sử rằng V
DD
là điện áp cung cấp danh định của công nghệ được sử dụng, tất cả các điện áp
trên các nút nội bộ của bộ đệm làm một hàm của V
DD
như thể hiện trong hình 14.

Để rõ hơn điện áp cung cấp được định nghĩa từ 0 tới 5V
DD
. Ta xem xét quá trình
chuyển đổi đầu ra từ mức cao (5V
DD
) tới mức thấp (0). Các tín hiệu đến từ các bộ
đệm giảm dần chuyển mạch M
10
là off và M
1
là on.
Nút n
1
phóng điện và M
2
được chuyển mạch on, lần lượt đến nút n
2
phóng điện.
Bây giờ, M
3
và M
B1
được chuyển mạch on. Điều này dẫn đến phóng điện ở nút n
3
và nút g
3
tương ứng. Tương tự với M
4
- M
B2

và M
5
- M
B3
phóng điện nút n
4
-g
4
và g
5
.
Tương tự với nút g
4
, M
BB1
được chuyển mạch off và M
BB2
được chuyển mạch on.
Việc xả nút g
5
có ba tác dụng:
Đầu tiên, M
BB4
được chuyển mạch off sau đó M
6
được chuyển mạch off khi nút n
5
được phóng điện đến V
DD
, rồi đến M

B4
chuyển mạch off. Cuối cùng, M
BB3
được
được chuyển mạch on. M
BB3
phóng điện cùng với M
BB2
nút g
6
. Điều này chuyển
mạch M
BB6
on và chuyển mạch M
BB5
off. M
7
được chuyển mạch off khi nút n
6
phóng
điện đến 2V
DD
. M
BB6
phóng điện nút g
7
chuyển mạch M
8
sang off ra khi nút n
7

phóng điện đến 3V
DD
. Lý do tương tự có thể được thực hiện đối với quá trình
chuyển đổi đầu ra từ mức điện áp thấp (0) tới mức điện áp cao (5V
DD
).
Do chuyển mạch này không xảy ra ngay lập tức đối với tất cả các transistor cùng
một lúc, nó được sử dụng chỉ có 90% điện áp cung cấp danh định cho thiết bị.
Việc hạ thấp điện áp cung cấp danh định dẫn đến khoảng trống điện áp cho các
transistor trong quá trình quá độ.
Mạch trước bộ kích
Các mức đầu ra của bộ đệm điện áp cao được điều khiển bằng cách chuyển
mạch các transistor phía ngoài M
1
và M
10
sang on và off. Vì vậy, cần thiết có hai
tín hiệu điều khiển. Các mạch trước bộ kích tạo ra hai tín hiệu điều khiển. Các
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 14
chức năng sau được thực hiện bởi các mạch phía trước bộ kích:
- Vì điện trở trong của các transistor xếp chồng cần phải nhỏ, điện dung đầu vào của
chúng rất lớn nên hai tín hiệu điều khiển phải được lưu trước khi chúng điều khiển các
transistor này.
- Mạch trước bộ kích phải có chức năng dịch mức. Để chuyển mạch transistor M
1

M
10
sang chế độ on hoặc off, các tín hiệu điều khiển sau đây là cần thiết: gnd và V

DD
cho M
1
và 4V
DD
hoặc 5V
DD
cho transistor M
10
nếu điện áp cung cấp xác định giữa gnd
và 5V
DD
. Hoặc tổng quát hơn, một điện áp lệch (n-1) V
DD
giữa hai tín hiệu điều khiển là
cần thiết để điều khiển mạch điện áp nV
DD
.
- Để giảm thiểu sự biến dạng của đầu ra của các bộ điều khiển điện áp cao, các đường
làm chậm phối hợp là cần thiết từ đầu vào của các mạch trước bộ điều khiển tới các
cổng của các transistor xếp chồng phía ngoài.
- Do bộ điều khiển điện áp cao được sử dụng như tầng ra của bộ kích dòng SOPA, độ
trễ của nó phải đủ ngắn để xử lý các chu kỳ giới hạn lên đến 40MHz. Một mạch
chuyển mạch không chồng lấn (NOS) nên được thêm vào trong cấu trúc phía trước bộ
điều khiển nếu bộ định thời gian cho phép do các dòng điện ngắn mạch có thể dẫn
đến suy hao đáng kể trong các mạch điện áp cao.
Hình 15 cho thấy sơ đồ mạch trước bộ điều khiển đáp ứng đầy đủ các chức năng
đã nêu trước đó. Nó bao gồm ba phần chính: một mạch NOS, các mạch dịch hai
mức và hai bộ đệm giảm dần. Các đường làm chậm phối hợp thu được bằng cách
sử dụng nguồn điện áp cung cấp đối xứng được xác định giữa -nV

DD
/2 và nV
DD
/2
kết hợp với các mạch dịch 2 mức trong đó một mạch lệch trên 2V
DD
và một mạch
lệch dưới 2V
DD
dẫn đến kết quả tổng điện áp lệch là 4V
DD
cần thiết cho một mạch
điện áp 5V
DD
.
Bởi vậy mạch trước bộ điều khiển chuyển đổi hai sóng vuông bổ sung được xác
định giữa V
DD
/2 và V
DD
/2 tới hai tín hiệu điều khiển mà một tín hiệu được xác định
giữa 5V
DD
/2 và-3V
DD
/2 đối với đầu vào nMOS và một tín hiệu được xác định từ
3V
DD
/2 và 5V
DD

/2 đối với đầu vào pMOS. Các bộ dịch mức được đặt ở giữa NOS
và các bộ đệm giảm dần. NOS sử dụng thông tin phản hồi. Vì vậy hai mạch dịch
mức bổ sung thêm có thể cần thiết nếu dịch mức được thực hiện trước NOS. Để
giữ cho các kích thước của các mạch dịch mức nhỏ, điện dung của điều khiển của
chúng nên nhỏ. Do đó các bộ dịch mức được đặt trước bộ đệm giảm dần.
Hình 15: Sơ đồ khối của mạch trước bộ kích
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 15
Mạch không chồng lấn (NOS): NOS được thực hiện bằng cách sử dụng thông
tin phản hồi qua hai cổng NOR. Các tín hiệu chuyển mạch được dịch chậm theo
các khoảng thời gian của vòng lặp.
Bộ đệm giảm dần: Các yếu tố quy mô của bộ đệm giảm dần được thể hiện trong
hình 15. Những yếu tố này lớn hơn các các yếu tố quy mô được tối ưu hóa cho
tốc độ cao. Bằng cách này diện tích và tổn thất công suất được giảm xuống do giá
của bộ trễ bổ sung như được mô tả trong [5]. Tuy nhiên, độ trễ của bộ đệm bằng
170ps là minh chứng cho việc sử dụng một mạch NOS.
Bộ dịch mức: Nhờ chiến lược thực hiện bằng cách sử dụng hai bộ dịch mức thay
vì một bộ thì điện áp lệch mức cho mỗi bộ dịch mức được giảm xuống tới 2V
DD
trong khi thực hiện với một bộ dịch mức yêu cầu mức lệch 4V
DD
đối với các mạch
dịch mức. Điều này làm giảm đáng kể sự phức tạp của các mạch dịch mức.
Hình 16: Sơ đồ bộ dịch mức
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 16
Hình 16 mô tả sơ đồ mạch của các bộ dịch mức được phát triển cho độ lệch điện
áp phía trên 2V
DD
. Các điện áp cung cấp của các mạch này tương ứng với các

nguồn cung cấp đối xứng đã nêu trong hình 15. Nó bao gồm hai mạng lưới bậc
thang transistor chuyển mạch vi phân. Các mạng bậc thang phân chia điện áp
cung cấp cao để các điện áp qua các cổng của mỗi transistor trong mạch điện
được giới hạn. Bộ biến đổi A cùng với tụ điện khớp nối Cu cung cấp chuyển mạch
nhanh hơn của mạch cảm biến dòng bao gồm các transistor M
p1
, M
p2
. Bởi vậy tốc
độ của mạch dịch mức gần như hoàn toàn độc lập với thời gian cần thiết để nạp
và phóng điện các nút nội bộ của mạng lưới transistor bậc thang. Độ trễ của mạch
bây giờ phụ thuộc vào độ trễ thông qua các bộ biến đổi bổ sung. Hơn nữa, bộ biến
đổi bổ sung này có thể được tính tóan cho việc nạp và phóng cho tải đầu ra.
Mạng lưới transistor bậc thang được thực hiện với các transistor xếp chồng. Hai
transistor diode bổ sung M
D
được thêm vào mỗi mạng transistor bậc thang để thiết
lập độ lệch điện áp tức thời có thể xảy ra trong quá trình chuyển mạch.
5.3. Đo lường
Hình 17 cho thấy hiện thực hiện thực của bộ kích dòng aDSL2 + điện áp cao với
công nghệ CMOS 130nm 1.2V. Hình 18 là kết quả đo tần số dao động của một
SOPA. Tần số tự dao động 25MHz được thiết lập bởi các bộ lọc và một điện áp
đầu ra biến thiên 4.7V đạt được với tải 12.5Ω. Một tín hiệu DMT bao gồm 512
tones với khoảng cách giữa các tone là 4.3125kHz được áp dụng cho các bộ kích
để đạt chất lượng tỷ lệ công suất tone bị mất (MTPR).
Hình 17: Thực tế thực hiện bộ kích dòng aDSL2+ CO
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 17
Các tone từ 1 - 64 không sử dụng để tạo thành các tone phía trước và các tone
102, 183, 286, 381 và 462 như tone ăng-ten. Hình 19 cho thấy đo MTPR của tone

ăng ten tại tần số cao nhất và quan trọng nhất. MTPR 58dB đã đạt được cho một
tín hiệu DMT với một công suất đầu ra trung bình 20dBm và CF 5,6. Tổng công
suất tiêu tán là 237mW dẫn điến hiệu xuất 42%. Bảng 2 tóm tắt các tiến trình và
chất lượng của nó.
Hình 18: Đo sóng vuông đầu ra của bộ SOPA
Hình 19: Đo MTPR quanh tone 462
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 18
Bảng 2: Chất lượng đường dây được đo
6. Kết
luận
Với sự
ra
đời
của kỷ
nguyên CMOS công nghệ nano thì các điện áp cung cấp 1V không phải là một
ngoại lệ nữa. Điện áp cung cấp thấp đã giới hạn đáng kể các thông số kỹ thuật
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19
High Voltage xDSL Line Drivers in Nanometer Technologies Trang 19
của các mạch cung cấp công suất tương tự. Tác dụng của điện áp cung cấp thấp
trên kiến trúc SOPA đã được mô tả. Kỹ thuật của các thiết bị CMOS tiêu chuẩn
xếp chồng cho thiết kế mạch điện áp cao và bộ đệm đầu ra điện áp cao được tích
hợp vào hệ thống SOPA đã được phân tích. Kết quả là có được một bộ kích dòng
aDSL2+ CO hiệu suất cao được tích hợp đầy đủ trong công nghệ CMOS
mainstream. Điều này chứng minh nguyên tắc làm việc hiệu quả của các thiết bị
xếp chồng. Hơn nữa, kỹ thuật này có thể được sử dụng cho thiết kế ứng dụng cao
cấp như các bộ kích dòng xDSL. Bằng cách này một giải pháp được cung cấp cho
phép các thiết kế chip tích hợp đầy đủ đã phá vỡ giới hạn mức điện áp cung cấp
thấp của các công nghệ CMOS nano.
Tài liệu tham khảo

[1] L. Cloetens, “Broadband Access: The Last Mile”, ISSCC Digest of Technical
Papers, IEEE, Feb. 2001, pp. 18-21
[2] T. Piessens and M. Steyaert, “SOPA: A High Efficiency Line Driver in 0.35µm
CMOS using a Self-Oscillating Power Amplifier”, ISSCC Digest of Technical Papers,
IEEE, Feb. 2001, pp. 306-307
[3] T. Piessens and M. Steyaert, “Design and Analysis of High Efficiency Line Drivers
for xDSL”, Kluwer Academic Publishers, 2004
[4] B. Serneels, T. Piessens, M. Steyaert and W. Dehaene, “A High Voltage Output
Driver in a standard 2.5V 0.25µm CMOS Technology”, IEEE JSSC, Vol. 40, No. 3,
March 2005, pp. 576-583
[5] H.J. Veendrick, “Short Circuit Dissipation of Static CMOS Circuitry and its Impact
on the Design of Buffer Circuits”, IEEE JSSC, Vol. 19, No. 4, Aug. 1984, pp. 468-473
Học viên Nguyễn Thu Hà Kỹ thuật Điện tử - K19

×