Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tìm hiểu hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng và những vấn đề thực tiễn pháp lý từ năm 2012 đến nay, đề xuất hướng giải quyết để xử lý quản lý đối với các khoản nợ sau cho vay của tổ chức tín dụng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.89 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển sôi động nào, vốn bao giờ cũn
g là nguồn lực khan hiếm. Vì vậy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu
của bất kỳ nhà quản lý kinh tế nào, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô. Tín dụng,
nhất trong nền kinh tế thị trường, là một trong những hình thức sử dụng vốn
có hiệu quả nhất.
Tín dụng nói chung, tín dụng ngân hàng nói riêng ra đời có ý nghĩa cự
c kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Nó góp phần thúc đẩy quá trình luân chu
yển vổn trong nền kinh tế, giải quyết mâu thuẫn vốn có của quá trình tái sản
xuất xã hội, trong thực tế cùng một lúc có những chủ thể thừa vốn, cũng có
những chủ thể thiếu vốn cần có vốn để đáp ứng những khoản chi tiêu kinh
doanh của mình. Tình trạng này nếu không được giải quyết nhanh thì nó sẽ
làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ, nền kinh tế kém phát triển. Ngàynay
trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, tín dụng dường như
đã đáp ứng được những nhu cầu bức xúc về vốn đó. Chính vì vậy để hiểu rõ
hơn về vấn đề này em xin được Tìm hiểu hoạt động cho vay theo hợp đồng
tín dụng của các tổ chức tín dụng và những vấn đề thực tiễn pháp lý từ năm
2012 đến nay, đề xuất hướng giải quyết để xử lý quản lý đối với các khoản
nợ sau cho vay của tổ chức tín dụng.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của các tổ
chức tín dụng
1. Khái quát hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
1.1. Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng
Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện trong xã hội
loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Trong pháp luật
dân sự, hiểu theo nghĩa chung nhất, cho vay là việc một người thỏa thuận để
cho người khác được sử dụng tài sản của mình trong một thời hạn nhất định
với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình với người
đó.


Vậy ta có thể định nghĩa hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như
sau:
Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay (khách hàng) một
khoản vốn tiền tệ, bên vay sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ đó trong một khoảng
thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi
theo hoả thuận.
1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng còn thể hiện ở những dấu hiệu có tính đặc thù sau:
 Việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh
doanh mang tính chức năng. Các tổ chức khác không phải là tổ chức
tín dụng cũng có thể thực hiện việc cho vay đối với khách hàng như
một hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động cho vay của tổ chức này
hoàn toàn không phải là nghề nghiệp kinh mang tính chức năng.
 Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là một nghề kinh doanh có
điều kiện, thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ
chức tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải có
vốn pháp định, phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt
động ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo luật
định.
 Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ngoài sự điều chỉnh của pháp
luật về hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật về
Ngân hàng, kể cả tập quán thương mại về ngân hàng.
1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay:
Nguyên tắc tránh rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động tín
dụng: trong hoạt động ngân hàng thường có tính rủi ro rất cao và thường
mang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Để
tránh những rủi ro này, các tổ chức tín dụng ngày nay thường thực -hiện việc
thẩm định tín dụng với tám biện pháp thẩm định sau: tính cách người đi vay

(character), tư cách của người đi vay (capacity), khả năng trả nợ (capability),
dòng tiền (cashflow), vốn (capital), điều kiện hoạt động (conditions), tài sản
chung (collectability) và tài sản thế chấp (collateral).
Nguyên tắc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích: nguyên tắc này đảm
bảo cho các tổ chức tín dụng tránh được những rủi ro từ bên vay, đồng thời
đảm bảo được tính thực hiện hợp đồng, nếu bên vay vi phạm nguyên tắc này
thì bên cho vay có quyền huỷ bỏ hợp đồng và bên vay phải chịu sự điều
chỉnh theo pháp luật.
Nguyên tắc hoàn trả khoản tín dụng đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả
thuận: Bên vay phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc này. Trường hợp
bên vay có thể trả chậm hơn thời han quy định nếu có sự gia hạn và được
bên cho vay chấp thuận, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc này, thanh toán
cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã gia hạn.
1.4. Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng:
Với sự phát triển không ngừng và đa dạng hóa nhiều hoạt động ngân
hàng hiện nay, trong thực tế có rất nhiều hình thức cho vay mà mỗi một tổ
chức tín dụng đã tự xây dựng nên. Ở đây chúng ta chỉ đưa ra một số loại dựa
vào những căn cứ sau đây:
 Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay:
Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng
đối với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là
một năm. Hình thức này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của
khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng
của khách hàng trong một thời hạn ngắn.
Cho vay trung và dài hạn: hình thức này khác cho vay ngắn hạn là
với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Người đi vay sử dụng
hình thức này để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh
doanh, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương
tiện đi lại…
 Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay:gồm

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó
nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của
người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả
hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền
vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). Pháp luật
cũng cho các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng nên trong trường hợp
này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành
của hợp đồng có bảo đảm bằng tài sản.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay
trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ
thể, xác định của khách hàng vay hoặc của -người thứ ba. Thông thường các
bên chỉ giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Trong trường
hợp tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập
một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín
dụng để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam
kết số tiền vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh
của mình. Nếu bên vay vi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên
cho vay có quyền áp dụng các chế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng
vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn…
Cho vay tiêu dùng: bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được
sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ
gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục
đích học tập…
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng:
Khái niệm:
Hợp đồng tín dụng là là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên vay, tổ chức, cá nhân) nhằm xác

lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật,
theo đó tổ chức tín dụng (bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ
cho khách hàng (bên vay) sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều
kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiền đó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời
gian nhất định.
Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:
 Hợp đồng tín dụng phải được lập dưới hình thức bằng văn bản.
 Nội dung hợp đồng thể hiện sự đồng ý giữa bên cho vay chấp nhận
cho bên vay sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định,
với điều kiện có hoàn trả dựa trên sự tín nhiệm.
 Về chủ thể: bên cho vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều
kiện luật định, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
vay vốn do pháp luật quy định. Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao
giờ cũng là tiền, bao gồm tiền mặt và bút tệ.
 Hợp đồng tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho quyền lợi của bên
cho vay. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc
càng lớn.
 Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: nghĩa vụ chuyển giao tiền vay
của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở
và tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay.
2.2. Chủ thể của hợp đồng tín dụng:
a. Bên cho vay:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng
muốn trở thành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng phải thoả mãn các
điều kiện sau:
 Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
 Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.
 Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín
dụng với khách hàng.

Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD), muốn
trở thành chủ thể cho vay trong hoạt động tín dụng (HĐTD) thì chỉ cần thoả
mãn các điều kiện như có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và có người đại diện hợp pháp. Trong giấy phép
hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của loại tổ
chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động ngân hàng đươc phép
thực hiện.
b. Bên vay:
Bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện sau
(về nguyên tắc, những điều kiện này có tính chất bắt buộc chung với mọi
chủ thể đi vay trong mọi hợp đồng tín dụng):
 Bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối
với tổ chức là pháp nhân hay không phải là pháp nhân thì phải có
người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền đại diện cho tổ
chức đó khi ký kết hợp đồng tín dụng.
 Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
Ngoài ra bên vay còn có một số điều kiện chung sau (những
điều kiện này chỉ có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay khi chúng
được các bên thoả thuận rõ trong hợp đồng tín dụng):
 Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả.
 Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của
người thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp
đồng bảo lãnh.
II. Thực trạng và đánh giá thực trạng
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ngành Ngân hàng đã
chủ động triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra, góp phần đẩy
nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Từ năm 2012, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều

hành, làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng
tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm chất lượng tín
dụng, cơ cấu lại những khoản nợ vay có lãi suất cao trước đây.
Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ-NHNN cho
phép các tổ chức tín dụng (TCTD) giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân
loại theo qui định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường
kỳ tháng 3/2013, NHNN đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về điều
kiện, thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng, ưu tiên cho lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn; ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN qui định về
cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số
48/NQ-CP.
Trong những tháng đầu năm 2014, NHNN đã ban hành các chính sách
tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu
lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chương
trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Đây là
những ngành, lĩnh vực kinh tế có hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Trong số này có chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông
nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 14/2014/NQ-CP.
Việc triển khai chương trình được coi là bước đột phá trong định hướng đầu
tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hướng sản xuất nông nghiệp sang
sản xuất hàng hóa qui mô lớn, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi, gia
tăng giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Ngoài ra, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng
đặc thù đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: Cho vay
thu mua tạm trữ lúa gạo, cà phê, đánh bắt xa bờ, hỗ trợ lĩnh vực thủy sản,
chăn nuôi…

Trước tình hình tín dụng tăng chậm, NHNN đã chỉ đạo các NHNN chi
nhánh tổ chức, triển khai các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh
nghiệp tại các địa phương nhằm mở rộng tín dụng và hỗ trợ các doanh
nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề ra
các biện pháp xử lý vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, các TCTD đã đưa ra
nhiều chương trình tín dụng hấp dẫn và đa dạng, chủ động tìm kiếm khách
hàng tốt để cho vay.
Việc triển khai những chương trình tín dụng kể trên có ý nghĩa tích cực, góp
phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường.
Đến cuối tháng 8/2014, tín dụng cho nền kinh tế tăng 5,82% so với cuối năm
2013, mặc dù tín dụng tăng còn thấp nhưng đã có sự chuyển dịch, tập trung
vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ.
Mặc dù NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, các
TCTD đã giảm lãi suất, chủ động tìm kiếm khách hàng, song tăng trưởng tín
dụng vẫn đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp giải
thể, phá sản, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Trong khi đó, các
doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và cân đối tài chính, nên chưa mạnh
dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Cho tới nay, tình trạng nợ đọng ngân sách và nợ đọng xây dựng cơ bản chưa
được giải quyết dứt điểm; do còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản
đảm bảo nên tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm và chưa đạt kết quả như mong
muốn, thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành; nợ xấu có phần tăng do
các TCTD đang phải áp dụng các qui định an toàn mới theo hướng phù hợp
dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quá trình tái cơ cấu các TCTD còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thông tin,
tình trạng sử hữu chéo và lợi ích nhóm, việc thoái vốn tại các TCTD và phối
hợp chính sách chưa hiệu quả. Rủi ro đạo đức còn diễn biến phức tạp, cả
ngân hàng và doanh nghiệp. Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,

nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; thủ tục cho vay cũng cần phải tiếp
tục nghiên cứu cải tiến.
II. Giải pháp
Đối với NHNN: (i)Cần tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng theo
hướng mở rộng tín dụng đi đôi với hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; tiếp
tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng, làm cơ sở để các TCTD đẩy
mạnh hoạt động tín dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;(ii)Tiếp tục chỉ
đạo các TCTD tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về xử lý nợ xấu, hoàn thành
dứt điểm tái cơ cấu những TCTD yếu kém còn lại, định hướng hỗ trợ thoái
vốn của các DNNN, phối hợp giải bài toán “tăng trưởng tín dụng”, bao gồm
cả tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ thị trường bất động
sản; (iii) Tăng cường phối hợp với chính sách tài khóa để xử lý nợ đọng xây
dựng cơ bản và nợ ngân sách, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất điều hành
thêm 0,5%; định hướng, hỗ trợ các TCTD trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, xử lý những vướng mắc trong giao dịch thanh toán với các đối tác
nước ngoài;(iv) Tiếp tục làm tốt công tác thông tin – tuyên truyền về hoạt
động tiền tệ - ngân hàng.
Đối với các TCTD: Tăng cường cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên và tín dụng
bán lẻ; rà soát, đẩy mạnh cho vay theo các chương trình tín dụng đã thiết kế;
tiếp tục rà soát, phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Thông tư
số 09/2014/TT-NHNN và có giải pháp thích hợp, xem xét bán nợ xấu cho
VAMC; (ii)Tiếp tục tái cơ cấu, giảm chi phí và thủ tục hành chính, làm cơ
sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay; kiểm soát cho vay ngoại tệ trên cơ sở
cân đối được nguồn vốn. Tiếp tục kiểm soát chất lượng, hiệu quả vay vốn,
triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu
mới; (iii)Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ thông tin và thông tin quản
lý; tăng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng và bám sát, chia sẻ cùng
khách hàng; khẩn trương áp dụng các thông lệ và chuẩn mức quốc tế về
quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lượng quản trị

ngân hàng; (iv)Các TCTD cần thâm nhập sâu sát hơn trong hoạt động của
doanh nghiệp để tăng hiệu quả thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tiếp tục triển khai các chương trình cho vay liên kết như thí điểm cho vay
liên kết 4 nhà trong lĩnh vực bất động sản và chương trình cho vay thí điểm
phục vụ phát triển nông nghiệp, tạo sự đột phá trong đầu tư tín dụng; (v)Tích
cực xử lý nợ xấu và triển khai các giải pháp phòng ngừa nợ xấu gia tăng
theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

×