Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình giảng đoạn thơ đầu trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.75 KB, 3 trang )

Bình giảng đoạn thơ đầu trong bài Tiếng hát đi
đày của Tố Hữu

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu:
Đường lèn xứ lạ Kông Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao.
Thông reo bờ suối rì rào,
Chim kêu chiu chít, ai nào kêu ai?

Tiếng hát đi đày là bài thơ cuối cùng của phần “Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy”. Bài thơ được Tố Hữu
làm trong một chuyến chuyển nhà lao năm 1942 từ Quy Nhơn lên nhà tù Daklay ở sâu trên miền núi Tây
Nguyên. Bài thơ vừa như một bút kí ghi lại bức tranh phong cảnh vừa như một sự thổ lộ trang trải những
cảm xúc tâm trạng của người chiến sĩ trên con đường ấy. Cảnh và tâm trạng gắn bó hài hòa với nhau tạo
nên một bức tranh phong cảnh đẹp được thể hiện qua khổ thơ:

Đường lèn xứ lạ Kông Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao.
Thông reo bờ suối rì rào,
Chim kêu chiu chít, ai nào kêu ai?


Cùng với khung cảnh này càng làm cô liêu hưu quạnh , núi rừng chập trùng hiểm trở, tâm trạng người
chiến sĩ cũng chuyển biến, tăng tiến. Ban đầu mới chỉ là nỗi buồn nhớ, nhớ nhà: “Nhà sao trông lại yêu
hơn mọi lần”; nhớ người: “Ở sao như đã quen thân từ nào”. Rồi dần chuyển sang cảm giác cô đơn khi
“nhà đã rải lơ thơ” và “ Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường”. Cảm giác ấy xâm chiếm tâm hồn người
chiến sĩ:
Đường lên xứ lạ Kông Tum
Quanh quanh đeo chật, trùng trùng núi cao.
ágsgsgdgsdgsdgd

Hai chữ "xứ lạ" cho ta thấy một cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ về vùng đất đầu tiên anh tới. Đó là một vùng


núi hiểm trở: "Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao". Hình thức tiểu đối rất chỉnh trong câu thơ đã
nêu bật sự hiểm trở đó. Núi thì cao trùng trùng, đèo thì chật quanh quanh: sự hiểm trở như đã phô bày
trước mắt, có thể nhìn thấy, có thể cảm thấy được.

Hai câu trên dường như chỉ là sự thông báo, sự miêu tả cảnh vật, tâm trạng con người chưa rõ nét. Nhưng
chính sự thông báo, sự miêu tả đó đã chuẩn bị cho tâm trạng con người trào ra trọng hai câu tiếp! Chỉ có
điều, tâm trạng ấy lại được lồng trong cảnh vật, hòa vào cảnh vật để tạo nên những câu thơ đẹp khó quên:

Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?

Cảnh thông reo trên bờ suối, chim chiều kêu chiu chít thật đẹp và cũng thật đúng với rừng núi Kông Tum.
Hình ảnh và âm điệu trong câu thơ rất đặc sắc và gợi cảm. Hình ảnh "thông reo bờ suối" thật mơ mộng,
mang cái đẹp của thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, nhưng còn đẹp hơn là âm thanh của tiếng thông reo.
Hãy đọc câu thơ và lắng nghe trong đó: có phải là tiếng thông đang reo rì rào bên suối? Câu thơ sáu chữ
mà ba chữ có phụ âm rung lại toàn thanh bằng (reo rì rào) đọc lên như nghe có tiếng gió, tiếng lá cây…
và từ tượng thanh "rì rào” đặt ở cuối câu thơ thật "đắc địa" làm cho tiếng thông reo như càng trầm lắng,
ngân xa…

Đến cái tiếng "chim chiều chiu chít" thì lại càng đặc sắc và gợi cảm. Câu trên, ba phụ âm "r" thì câu dưới
có đến bốn phụ âm "ch" đứng liền nhau trong bốn chữ tạo thành cái tiếng chim kêu rất thích. Chiều
xuống, chim gọi nhau về tổ kêu "chiu chít". Nhưng có phải rằng, chỉ hai tiếng "chiu chít" thì cái tiếng
chim ấy vẫn chưa vang lên da diết, hối hả gọi nhau: mà phải có cả bốn tiếng “chim chiều chiu chít" thì cái
âm thanh ấy mới thực sự vang lên trong lòng người đọc. Không phải chỉ hai con gọi nhau mà nhiều con
cùng gọi nhau trong tiếng kêu hoảng loạn, hốt hoảng vì chiều đã xuống. Và bốn phụ âm "ch” đứng liền
nhau đã tạo ra được cái tiếng chim kêu đó. Điều quan trọng là phải đứng liền nhau để tạo ra sự luyến láy,
nếu đứng tách ra thành "chim chiều kêu chiu chít” thì hiệu quả nghệ thuật sẽ không còn gì nữa.

Tạo ra được cái tiếng thông reo và cái tiếngchim kêu ấy trong hoàn cảnh đi đày đã là một nét tài hoa sáng
tạo của Tố Hữu. Nhưng còn tài hơn và sâu sắc hơn là nhà thơ đã giao cảm với hai âm thanh đó và gửi

lòng mình vào hai âm thanh đó. Tiếng thông reo bên bờ suối và tiếng chim chiều chiu chít là âm thanh
của thiên nhiên. Tiếng lòng nhà thơ là tiếng của con người. Hai âm thanh của thiên nhiên đều phảng phất
buồn, nhất là tiếng chim chiều gọi nhau về tổ. Tiếng lòng của con người cũng buồn trong cảnh đi đày cô
đơn, hoang vắng giữa "xứ lạ Kông Tum". Người gặp cảnh và tìm thấy nỗi buồn của lòng mình trong cảnh
vật, trong tiếng thông reo rì rào bên bờ suối, trong tiếng chim chiều chiu chít. Có khác gì khi Bác nhận ra
tâm trạng mình trong cánh chim mỏi bay về rừng vì chòm mây cô đơn bay trên bầu trời trong buổi chiều
muộn nơi đất khách quê người trong thân phận người tù xa xứ? (Chiều tối – Nhật kí trong tù). Ở đây
cũng

vậy. Trong sự giao hòa, đồng cảm ấy, nhà thơ đã thốt lên một câu hỏi tự đáy lòng mình: "ai nào kêu ai?"
Cây thông, con chim và con người, cả ba đều buồn, đều đáng thương, vậy thì "ai nào kêu ai?" là phải, là
đúng. Ai nỡ kêu ai khi họ là những người cùng cảnh ngộ. Câu hỏi đầy cảm thông, thương yêu đó, không
chỉ cho ta hiểu lòng người tù – thi sĩ mà còn cho ta thây rõ hơn nỗi lòng buồn đau cô đơn của ông lức bấy
giờ. Một nỗi buồn cô đơn rất "con người", nhưng không hề bi lụy, mà nó sẽ nâng con người đi lên như ta
sẽ thấy qua tâm trạng của ông ở phần cuối bài thơ

Trên đường đi đày, làm thơ đã khó, làm thơ hay lại càng khó. Vậy mà Tố Hữu lại để lại cho đời một
Tiếng hát đi đày hay, trong đó có những khổ thơ hay và cả những câu thơ tuyệt mĩ không thể quên:

Thông reo bờ suối rì rào,
Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?

Hãy nhớ đến cái tiếng "thông reo bờ suối rì rào", cái tiếng "chim chiều chiu chít" ấy để nhớ mãi một tấm
lòng, giữa cô đơn hoang vắng trên đường đi đày, vẫn đầy thương yêu thông cảm sẻ chia, dù đó chỉ là một
cây thông bên suối hay một cánh chim gọi nhau về tổ lúc hoàng hôn.

Theo: Thái Bảo

×