1
TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA –VŨNG TÀU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỆ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN
1. Thông tin chung:
- Tên học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (GENERAL LAW)
- Mã học phần: GENL0112908
- Số tín chỉ: 2
- Học phần: Bắt buộc
- Các mã học phần tiên quyết: không có
- Các yêu cầu đối với học phần: không có
2. Mục tiêu của học phần:
a) Về kiến thức:
- Giải thích được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản được đưa vào trong Chương
trình các vấn đề mới về hệ thống pháp luật Việt Nam, một số ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về luật pháp Quốc tế.
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong các bài học, biết liên hệ thực tiễn và ứng
dụng kiến thức đã học vào trong học tập, công tác và trong đời sống;
b) Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi
làm việc và trong công đồng dân cư;
- Biết phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống
hàng ngày;
- Có khả năng tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội
(thực hiện và tuyên truyền thực hiện nội quy, quy chế, các quy định khác đối với công dân
và cách xử sự trong các mối quan hệ).
c) Về thái độ:
- Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo
pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã
hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
3. Tóm tắt nội dung học phần: môn học sẽ khái quát về nguồn gốc ra đời nhà nước và pháp luật;
bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước, pháp luật; về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam;
về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lý. Giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của những ngành luật chủ yếu ở nước ta hiện nay.
4. Nội dung chi tiết học phần:
Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
1. Lý luận chung về nhà nước:
1.1 Nguồn gốc nhà nước
1.2. Khái niệm, thuộc tính của nhà nước
1.3. Bản chất của nhà nước
1.4. Chức năng của nhà nước
1.5. Kiểu và hình thức nhà nước
2. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Lịch sử ra đời NN CHXHCNVN
2.2. Khái niệm, bản chất của NN CHXHCNVN
2.3.Chức năng của NN CHXHCNVN
2.4. Bộ máy NN CHXHCNVN
Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
1. Nguồn gốc, khái niệm và bản chất của pháp luật
1.1. Nguồn gốc pháp luật
1.2. Khái niệm
1.3. Bản chất pháp luật
2. Thuộc tính, chức năng của pháp luật
2.1. Thuộc tính của pháp luật
2.2. Chức năng của pháp luật
3. Các mối liên hệ của pháp luật:
3.1. Giữa pháp luật với nhà nước
3.2. Giữa pháp luật với chính trị
3.3. Giữa pháp luật với kinh tế
3.4. Giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác
4. Kiểu và hình thức pháp luật
4.1. Kiểu pháp luật
4.2. Hình thức pháp luật
Bài 3: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa
1. Quy phạm pháp luật (QPPL)
1.1. Khái niệm, đặc điểm của QPPL
1.2. Cấu trúc của QPPL:
1.3. Phương thức thể hiện QPPL
1.4. Phân loại QPPL
3
2. Quan hệ pháp luật (QHPL)
2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.2. Cấu trúc của QHPL
2.3. Sự kiện pháp lý
Bài 4: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm, đặc điểm của VBQPPL
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm
2. Hệ thống VBQPPL ở nước ta
2.1. Văn bản luật
2.2. Văn bản dưới luật
3. Hiệu lực của VBQPPL
3.1. Hiệu lực về thời gian
3.2. Hiệu lực về không gian
3.3. Hiệu lực về đối tượng tác động
Bài 5: Thực hiện pháp luật, Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp lý
1. Thực hiện pháp luật
1.1. Khái niệm
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
1.3. Áp dụng pháp luật – Hình thức thực hiện pháp luật đặc thù
2. Vi phạm pháp luật (VPPL)
2.1. Khái niệm
2.2. Các dấu hiệu cơ bản của VPPL
2.3. Cấu thành VPPL
2.4. Phân loại VPPL
3. Trách nhiệm pháp lý (TNPL)
3.1. Khái niệm
3.2. Đặc điểm TNPL
3.3. Căn cứ áp dụng TNPL
3.4. Phân loại TNPL
Bài 6: Ý thức pháp luật và Pháp chế xã hội chủ nghĩa
1. Ý thức pháp luật
1.1 Khái niệm
4
1.2 Cơ cấu ý thức pháp luật
1.3 Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật
2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.1. Khái niệm
2.2 Các yêu cầu của pháp chế
2.3. Tăng cường pháp chế XHCN
Bài 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Khái niệm, cấu trúc của hệ thống pháp luật
1.1 Khái niệm hệ thống pháp luật
1.2. Cấu trúc hệ thống pháp luật
1.3. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2. Một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1. Ngành luật hiến pháp
2.2. Ngành luật hành chính
2.3. Ngành luật hình sự
2.4. Ngành luật dân sự
2.5. Ngành luật kinh tế
2.6. Ngành luật hôn nhân và gia đình
2.7. Ngành luật lao động
Bài 8: Những vấn đề cơ bản về tham nhũng
1. Định nghĩa và những đặc trưng cơ bản của tham nhũng
2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Tác hại của tham nhũng
Bài 9: Công tác phòng, chống tham nhũng
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
2. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng
3. Xử lý hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tham nhũng
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY – HỌC
STT NỘI DUNG CHÍNH
Hình thức tổ chức dạy và học
Ghi
chú
TỔNG LT BT TH
5
1
Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà
nước
05 05 0 0
2
Bài 2: Những vấn đề cơ bản về
pháp luật
04 03 01 0
3
Bài 3: Quy phạm pháp luật và
quan hệ pháp luật xã hội chủ
nghĩa
05 04 01 0
4
Bài 4: Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật Việt Nam
04 04 0 0
5
Bài 5: Thực hiện pháp luật, Vi
phạm pháp luật, Trách nhiệm
pháp lý
06 05 01 0
6
Bài 6: Ý thức pháp luật và Pháp
chế xã hội chủ nghĩa
03 03 0 0
7
Thi giữa kỳ
01 01 0 0
8
Bài 7: Hệ thống pháp luật Việt
Nam
12 10 02 0
9
Bài 8: Những vấn đề cơ bản về
tham nhũng
02 01 01 0
10
Bài 9: Công tác phòng, chống
tham nhũng
03 02 01 0
TỔNG CỘNG
45 38 07 0
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA-
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN
1. Chính sách đối với học phần:
Làm rõ nội dung lý thuyết bằng nhiều phương pháp khác nhau để sinh viên có thể hiểu được các nội
dung liên quan đến chương trình học, qua đó giúp hình thành ý thức thực hiện pháp luật trong mỗi
sinh viên.
Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu một số nội dung môn học ở nhà, hình thành ý thức tự nghiên cứu
chiếm lĩnh các nội dung kiến thức trong quá trình học tập để đạt được kết quả cao.
2. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:
- Kiểm tra định kỳ
- Đánh giá kết thúc môn học: thi
6
- Hình thức ra đề: tự luận, trắc nghiệm, bài tập tình huống,
- Thang điểm đánh giá: 10/10
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Giáo trình chính: Giáo trình pháp luật đại cương
Ngoài giáo trình môn học, tài liệu dùng để tham khảo bao gồm:
- Sách Bình luận pháp luật;
- Các tài liệu lý luận về pháp luật;
- Hệ thống văn bản pháp luật mới;
- Các báo, tạp chí pháp luật có liên quan đến chương trình đào tạo;
- Các văn bản QPPL: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn
nhân và gia đình…
V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Diễm Hường
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu
- Địa chỉ liên hệ: 78A10 Trương Công Định, Phường 3, Tp. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
- Điện thoại: 0983.162.621
- Email:
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật kinh tế
Trưởng khoa Giảng viên biên soạn
NGUYỄN ĐÌNH THUÔNG NGUYỄN THỊ DIỄM HƯỜNG