Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ, trắm đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.36 KB, 29 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NƠNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
CÁ TRẮM CỎ, TRẮM ĐEN
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LI ÍCH KINH TẾ TỪ CON CÁ TRẮM
Cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá
nước ngọt sống ở các ao, hồ ở nước ta. Có hai
loài, cá trắm đen và trắm trắng (còn gọi là cá
trắm cỏ). Cả hai loại trắm này đều được nhân
dân nuôi ở ao, hồ để lấy thòt và là đối tượng
thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao.
Thòt cá trắm được sử dụng làm thực phẩm,
chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng,
ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo Đông y, cá trắm trắng bổ tỳ vò, khí
huyết, thích hợp với các chứng tỳ vò hư hàn,
biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức…
Để việc nuôi cá trắm mang lại lợi ích kinh tế
cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật
nuôi, chăm sóc và phòng trò bệnh. Những kiến
thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu
tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý
giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết
rồi biên soạn thành sách.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều
bổ ích cho bà con nông dân.
1 2
PHẦN 1
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRẮM CỎ


I. NUÔI AO
1. Tẩy dọn ao
- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ,
đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều.
- Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các
mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg
vôi bột cho 100 m
2
đáy ao.
- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải
đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng và 50
kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân
mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm
nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó
thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg, dìm ở góc ao.
- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét,
ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh,
lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần
phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới nhằm
ngăn chặn cá dữ, cá tạp xâm nhập.
Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn
chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo
dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non
băm nhỏ, rong, thân cây ngô non, cá trắm cỏ
cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo.
Cá nuôi sau 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ
0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).
2. Thả cá giống
- Có 2 thời kỳ thả cá giống:
+ Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;

+ Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
- Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không
sây xát, không có bệnh.
- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông.
Cỡ cá thả khoảng 8-10cm.
1 2
3. Quản lý, chăm sóc ao
* Thức ăn:
Thức ăn xanh gồm: các loại cỏ, rong, bèo
tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn… Nên cho cá ăn
đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn, cần vớt bỏ các
cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn
thêm cám gạo, cám ngô Cứ 100 con cho ăn từ
2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự
lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.
Muốn tăng trọng 1kg thòt cá trắm cỏ cần từ
30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo
Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân;
với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.
* Quản lý ao:
- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát
nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.
- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bò nổi đầu
vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không.
Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
- Khi thấy cá bò bệnh hoặc chết rải rác cần
hỏi cán bộ kỹ thuật khuyến ngư để biết cách
xử lý.
4. Thu hoạch
- Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số

cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để
tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá
đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả
số con và số kg cá).
- Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những
cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau).
Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản
lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và
cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong
quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ
nuôi sau.

II. NUÔI Ở LỒNG BÈ TRÊN SÔNG, HỒ
Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng,
kích thước (dài x rộng x cao) phổ biến hiện nay
là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m.
- Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc
nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5 - 1
cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và
1 2
đáy thường bằng ván gỗ khít để không lọt thức
ăn.
+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 -
0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách
nhau 150 - 200 m.
+ Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 - 0,2
m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách
nhau 200 - 300 m.
Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè
phải được cải tạo, vệ sinh.

- Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô
và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều
toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 - 2
ngày, cọ rửa sạch và hạ thủy. Lồng đặt ngặp
nước 1,2 - 1,5 m, cách đáy 3 - 4 m.
1. Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi
- Tiêu chuẩn cá giống:
+ Ngoại hình cân đối, không dò hình, vây, vẩy
hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn.
+ Không có dấu hiệu bệnh lý.
+ Kích cỡ cá khoảng 8-10cm.
- Mật độ nuôi: Nuôi trong lồng bè 70 - 80
con/m
3
. Cá có trọng lượng lớn hơn thì mật độ
khoảng 30-50 con/m
3
.
- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được
khử trùng bằng cách ngâm tắm trong nước
muối 3% từ 10 - 15 phút.
- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu nuôi từ
tháng 4. Ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.
2. Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn Với
cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với
rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.
3. Chăm sóc cá nuôi
- Theo dõi hoạt động của cá:
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá,

nếu thấy cá bơi lội khác thường phải vớt lên
kiểm tra.
Nếu cá nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra
xa khu vực môi trường ô nhiễm. Có thể tăng
cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan.
1 2
Kiểm tra sàn ăn để xác đònh khả năng bắt
mồi của cá để điều chỉnh thức ăn. Cứ 3 ngày vệ
sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.
4. Phòng trò bệnh cho cá nuôi
Cá trắm cỏ thường mắc một số bệnh sau:
Nấm thủy mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa,
sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng
và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi
biểu hiện của cá để phòng trò.
Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi,
trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng
vôi để cải tạo môi trường.
+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu
nguồn nước, cách mặt nước khoảng 1/2 độ sâu
của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho
10m
3
nước trong lồng.
+ Sulphat đồng (CuSO
4
) phòng ký sinh đơn
bào, liều lượng 50g/10m
3
nước, tuần 2 lần.

Lưu ý: Không dùng thuốc, hoá chất kháng
sinh đã cấm sử dụng.
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRẮM ĐEN
BÀI 1
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRẮM ĐEN
THƯƠNG PHẨM TRONG AO
I. CHỌN AO NUÔI
Chúng ta có thể sử dụng ao có sẵn hoặc ao
mới đào để nuôi cá trắm đen. Diện tích và
hình dạng ao tùy thuộc vào điều kiện của từng
gia đình, có thể từ vài trăm m
2
đến vài ngàn
m
2
, nhưng tốt nhất chọn ao hình chữ nhật, có
diện tích từ 1000-3000m
2
, độ sâu nước từ 2–
2,5m. Những ao này sẽ thuận lợi cho chăm sóc
và thu hoạch cá.
1 2
1. Vò trí ao nuôi
Ao gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho
việc cấp nước khi cần và gần hệ thống thoát để
hạn chế chi phí khi thay nước và khi thu hoạch.
Ao ở nơi thoáng để ao có thể tiếp nhận được
nhiều ánh sáng mặt trời giúp cho các sinh vật
là thức ăn cho cá lúc nhỏ có thể phát triển tốt.

2. Bờ ao
Ao phải đảm bảo không rò rỉ nước, không
có hang hốc. Với ao mới đào phải tránh sạt lở
bờ. Độ cao của bờ ao cần cao hơn mức nước cao
tối đa từ 0,5-0,6m.
Trên bờ không nên trồng các cây có tán che
phủ lớn vì lá cây rụng xuống ao làm hỏng nước
ao, gây thối đáy ao và tán cây che rợp mặt ao
gây cản trở ánh sáng chiếu xuống ao, làm giảm
độ thoáng và hạn chế sự phát triển của thức
ăn tự nhiên.
Trên bờ cần phát quang các bụi cây quanh
ao để không còn chỗ ẩn nấp của đòch hại.
3. Nước
Cá trắm đen có nhu cầu về oxy cao hơn các
loài cá khác. Nếu không đủ oxy thì cá chậm
phát triển, dễ bò bệnh và chết.
Do vậy muốn đảm bảo oxy cho cá phải quản
lý môi trường nước ao nuôi luôn sạch, bề mặt
ao phải thoáng. Tốt nhất mỗi 500 m
2
ao nuôi
nên bố trí một máy phun mưa để tăng sự
khuyếch tán của oxy từ không khí vào trong
nước khi cần.
Mực nước trong ao luôn giữ khoảng 1,5-2m
là tốt nhất. Nước trong ao phải dễ dàng thay
được khi cần thiết.
4. Đáy ao
Đáy bằng phẳng và dốc về một phía cống

thoát để dễ tháo nước khi thay và rút nước khi
thu hoạch cá. Độ dốc đáy ao từ 0,5-1
0
nghiêng
về cống thoát.
Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm,
không nên để bùn quá dày vì dễ bò thối, là nơi
cư trú cho các sinh vật gây bệnh cá và sinh ra
các khi độc như CH
4
, NH
3
, H
2
S, … Tránh bùn
đen, bùn thối.
1 2
II. CHUẨN BỊ AO
Muốn có một vụ nuôi thành công thì chúng
ta cần phải làm tốt công tác chuẩn bò ao.
- Trước khi thả 7 - 10 ngày, ao phải được
làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ, bụi cây quanh
bờ. Nếu ao mới đào phải tạo lớp bùn đáy thích
hợp (tốt nhất nên giữ lại lớp bùn bề mặt).
- Nạo vét bùn đáy không nên để quá dày,
tốt nhất độ dày bùn đáy ao từ 15-20cm.
- Sửa dọn bờ ao cho chắc chắn, lấp các hang
hốc quanh ao.
- Bón vôi tẩy trùng ao, liều lượng 7-10
kg/100m

2
, để diệt cá tạp và các vi khuẩn gây
bệnh cho cá, cải tao nền đáy ao.
Phơi đáy ao 3-4 ngày nhằm khử trùng đáy
ao và thoát các khí độc ở đáy ao.
Bón phân gây màu nước ao nhằm cung cấp
chất dinh dưỡng tạo nguồn thức ăn tự nhiên
cho cá, giảm độ phèn, giúp cho pH trong ao ít
biến động. Liều lượng dùng: phân chuồng 20-
30kg/100m
2
(đối với những ao có lớp mùn đáy
tốt không nhất thiết cần bón phân).
- Lấy nước vào ao: nước khi lấy vào ao phải
được lọc qua lưới mắt nhỏ nhằm tránh cá tạp,
cá dữ theo vào ao nuôi hại cá và cạnh tranh
thức ăn. Đặc biệt các nguồn nước tự nhiên hiện
nay thường có cá rô phi con đẻ ngoài tự nhiên,
dễ theo nước vào ao nếu chúng ta không dùng
lưới lọc khi lấy nước, khi đó cá rô phi sẽ cạnh
tranh thức ăn với cá trắm đen.
III. CHUẨN BỊ CÁ GIỐNG, THẢ CÁ VÀ
CHĂM SÓC CÁ SAU KHI THẢ
1. Chuẩn bò cá giống và mật độ thả
- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không xây xát
không dò hình, kích cỡ đồng đều.
- Có thể thả giống bé cỡ 30-50g/con hoặc
giống lớn cỡ 200 - 300g/con.
- Mật độ thả: đối với giống cỡ 30-50g/con,
thả với mật độ 2con/m

2
; với giống cỡ lớn 200-
300g/con, thả với mật độ 1con/m
2
(để tránh
lãng phí diện tích nuôi). Khi cá lớn tùy thuộc
vào điều kiện nguồn nước, khả năng canh tác
có thể giãn bớt mật độ nuôi.
1 2
- Đối với ao nuôi cá trắm đen thương phẩm
có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép. Nếu nuôi ghép
cần lưu ý đối tượng ghép để tránh cạnh tranh
thức ăn với cá trắm đen, hoặc ghép những loài
có giá trò cao hoặc những loài có khả năng làm
sạch môi trường ao nuôi. Các đối tượng ghép
hiện nay có thể thả cá chép, cá mè, cá rô
đồng Mặc dù ghép cá mè trắng trong ao nuôi
không có sự cạnh tranh thức ăn và còn làm
sạch nước ao nhưng loài này lại cạnh tranh ô
xy trong ao nuôi với cá trắm đen rất nhiều,
hơn nữa hiện nay giá cá mè trên thò trường rất
rẻ nên các hộ nuôi cần lưu ý. Tỷ lệ ghép
thường 80% cá trắm đen và 20% các đối tượng
ghép khác, riêng cá rô đồng nên nuôi ghép
mật độ cao khi mới thả cá trắm đen giống và
chỉ nên thả vào vụ Xuân-Hè.
- Cá cần được tắm nước muối loãng nồng độ
2% (2 kg muối/100 lít nước) hoặc kháng sinh
30 ppm trong 10 phút trước khi thả cá.
- Thả cá vào thời điểm mát trong ngày. Khi

thả cá cần được cân bằng nhiệt giữa bao cá và
môi trường nước ao nuôi.
2. Thức ăn và cách chăm sóc
- Thức ăn sử dụng cho cá trắm đen là thức
ăn viên nổi có kích cỡ viên 1-10mm, tùy theo
kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm
cao 40% protein và 10% lipid đối với giai đoạn
cá giống; hàm lượng đạm 35% protein và 7%
lipid đối với nuôi thương phẩm.
- Hàng ngày cá được cho ăn 2 lần với tỷ lệ
cho ăn tính theo % khối lượng cơ thể, có điều
chỉnh theo thời tiết, tình trạng môi trường ao
nuôi và tình trạng sức khoẻ cá nuôi (lượng thức
ăn giảm từ 7-5-3% trọng lượng cơ thể/ngày).
Khi cá lớn hơn 500g/con có thể cho ăn thêm ốc
vặn (lượng ốc tùy thuộc vào giá ốc ở đòa
phương để điều chỉnh lượng thức ăn viên nhằm
giảm giá thành thức ăn).
- Ao nuôi duy trì đảm bảo mức nước sâu 1,5-
2,0m, khi cá lớn hơn 2kg cần duy trì mức nước
sâu hơn 2m. Hàng tuần có bơm thêm nước mới
để kích thích sinh trưởng và thay nước bẩn
nếu thấy cần thiết.
- Hàng ngày (hàng tuần) theo dõi, kiểm tra
môi trường nước: nhiệt độ, ôxy hoà tan trong
1 2
nước, pH, sử dụng các bộ test phân tích đánh
giá môi trường nuôi để kòp thời xử lý.
- Khi có biểu hiện không tốt về môi trường sẽ
có những giải pháp kòp thời như sử dụng vôi xử

lý môi trường hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa
chất, chế phẩm sinh học được phép sử dụng.
- Đònh kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng bằng
cách kiểm tra ngẫu nhiên 30 con, tính khối
lượng cá trung bình hàng tháng để điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp (lưu ý khi đánh bắt
kiểm tra cần làm nhanh, nhẹ nhàng tránh gây
xây sát cá làm cá dễ nhiễm bệnh sau kiểm tra).
- Vào thời điểm chuyển mùa, cá trắm đen
hay bò bệnh, ta nên cho ăn thêm thuốc phòng
bệnh. Có thể sử dụng thuốc Tiên đắc với liều
lượng 100g thuốc dùng cho 500 kg cá/ngày, cho
ăn liên tục trong 3 ngày. Khi thấy cá có dấu
hiệu bò bệnh, dùng liều gấp 5 lần liều cho ăn
phòng và cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Đây
là thuốc thảo mộc, có thành phần chính là bột
tỏi và tá dược bám dính nên khi sử dụng
không ảnh hưởng đến tồn dư kháng sinh trong
sản phẩm và không ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trọng của cá nuôi.
3. Một số bệnh thường gặp và cách khắc
phục khi nuôi cá trắm đen thương phẩm
Khi nuôi cá trắm đen thương phẩm công
nghiệp, cá thường bò mắc một số bệnh:
3.1. Viêm ruột xuất huyết
Do ăn phải thức ăn kém phẩm chất làm cho
cá nhiễm khuẩn gây viêm và xuất huyết ruột.
Để hạn chế thiệt hại, dừng ngay thức ăn
nghi là kém chất lượng. Thường xuyên kiểm
tra thức ăn, tránh cho ăn thừa thức ăn và

tránh thức ăn nhiễm nấm mốc, thức ăn có
chất lượng kém. Dùng kháng sinh
Enrofloxacine trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày
liên tục với liều 30-50mg/kg cá/ngày, hoặc
dùng thuốc “Fish Health” trộn thức ăn cho cá
ăn 5 ngày liên tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết
hợp bổ sung vitamin C với liều 1g/kg thức ăn
cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt.
3.2. Bệnh đốm đỏ
Giống bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ. Cá bò
bệnh giảm ăn, dừng ăn, trên thân có biểu hiện
tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu
1 2
môn, cơ thể cá chuyển màu tối, cá bơi lờ đờ
quanh bờ. Nguyên nhân do đánh bắt, vận
chuyển để cá bò xây sát trong môi trường nước
bẩn, khi đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và
sinh bệnh. Xử lý bệnh như bệnh viêm ruột
xuất huyết.
3.3. Bệnh ngạt do thiếu khí
Cá trắm đen khi nuôi thương phẩm rất nhạy
cảm với thay đổi thời tiết, mỗi khi thay đổi thời
tiết cá thường giảm ăn sau đó bỏ ăn, thiếu khí
và khí độc nhiều gây chết ngạt cho cá nuôi. Khi
nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế
phẩm sinh học, thường xuyên và kòp thời cung
cấp ô xy và nước sạch khi cần thiết.
IV. THU HOẠCH
Sau khi nuôi 8 tháng đến 1 năm, cá đạt
kích cỡ từ 2,5-3,5kg/con (có con vượt cỡ đạt 5-

6kg), tiến hành thu tỉa để giảm mật độ. Năng
suất ước đạt khoảng trên 10 tấn/ha/vụ.
Đối với thu hoạch cá trắm đen nên thu
hoạch vào các thời điểm: ngày nghỉ (30/4-1/5;
2/9), ngày lễ hội, tết cổ truyền. Các thời điểm
này lượng khách tiêu thụ cá trắm đen tăng đột
biến nên bán cá thương phẩm sẽ được giá hơn.
Trước khi thu hoạch 2-3 ngày cho cá giảm
ăn rồi dừng ăn để tránh gây sốc cá trong khi
thu hoạch, vận chuyển và lưu giữ cá. Cá thu
hoạch cần đánh bắt nhẹ nhàng, nhanh, tránh
gây xây sát, đặc biệt lưu ý là không làm ảnh
hưởng đến số cá chưa đạt kích cỡ còn lại trong
ao nuôi. Cá thương phẩm cần được vận chuyển
bằng nước sạch, mát và cung cấp đủ lượng ô xy
hòa tan.

1 2
BÀI 2
NUÔI GHÉP CÁ TRẮM ĐEN
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản,
thòt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm
ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y
học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa
chuộng.
Hiện nay nuôi cá trắm đen thương phẩm
đang được người nuôi cá quan tâm. Cá trắm
đen thường được thả ghép với mật độ rất thưa
trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận
dụng nguồn thức ăn là ốc tự nhiên có trong ao.

Cá trắm đen được nuôi rải rác ở một số tỉnh
thành như Ninh Bình, Nam Đònh, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nội
Trong quá trình điều tra cho thấy, không có
hộ nào nuôi đơn cá trắm đen mà 100% là nuôi
ghép. Mật độ cá trắm đen trung bình là 0,1
con/m2 (1con/10m2), trong ao nuôi có mật độ
trung bình 0,4 con/m2 (4 con/10m2). Mật độ
thả chung trong ao có xu hướng giảm dần khi
mật độ cá trắm đen tăng lên. Người dân cho
biết, cá trắm đen là loài rất nhạy cảm với điều
kiện môi trường xấu vì vậy nuôi thương phẩm
cá trắm đen cần có môi trường nuôi sạch, tức
là phải thả thưa và mật độ các loài cá khác
phải thấp.
Cá trắm đen thường được nuôi ghép với
nhiều loài cá khác nhau.
Bảng: Các kiểu nuôi ghép cá trắm đen
trong ao
STT
Kiểu nuôi ghép cá
trắm đen
Số ao
(n)
Tỷ lệ
(%)
1
Trắm đen+ mè trắng+
trôi+ trắm cỏ+ chép
12 33,3

2
Trắm đen + mè trắng +
trôi + mè hoa + trắm cỏ
+ chép
8 22,2
3
Trắm đen+ mè trắng+
trôi+ mè hoa+chép
4 11,1
1 2
4
Trắm đen+mè trắng+
trôi+cá quả+ chép
3 8,3
5
Trắm đen+ mè trắng+
trôi+ chép
2 5,6
6
Trắm đen+ Trôi+ chép+
Rô phi
1 2,8
7
Trắm đen + mè trắng+
trắm cỏ+ chép
1 2,8
8
Trắm đen+ mè trắng+
trắm cỏ+ chép
1 2,8

9
Trắm đen+ mè trắng
+cá chép
1 2,8
10
Trắm đen+ mè trắng
+mè hoa+ rô phi
1 2,8
11
Trắm đen+ mè trắng +
cá quả
1 2,8
12
Trắm đen+ mè trắng+
ba ba
1 2,8
Tổng 36 100
Sự kết hợp ghép các loài cá nuôi với tỷ lệ
ghép hợp lý sẽ tận dụng tối ưu dinh dưỡng tự
nhiên trong ao, xử lý ô nhiễm môi trường và
tăng hiệu quả của hệ thống nuôi.
Kích cỡ cá trắm đen khi thả trung bình là
0,48kg/con, cỡ nhỏ nhất là 0,03kg/con.
Cá trắm đen nếu thả thưa trong ao đầm có
động vật nhuyễn thể phong phú thì một năm
nuôi, cá đạt khối lượng 3-4 kg, với cỡ cá giống
0,1-0,15 kg/con. Nhưng ở Trung Quốc cỡ cá
trắm đen thả tốt nhất là 0,5-0,7kg/con, khi
nuôi ghép trong ruộng lúa với mật độ rất thưa
là 1 con/80-150m

2
ruộng, với điều kiện giàu ốc
thì sau một năm đạt 4-7kg.
Thức ăn ưa thích của cá trắm đen là ốc. Và
có thể bổ sung thêm ngô, cám, gạo hoặc thức
ăn viên công nghiệp. Thức ăn nhân tạo là sự
lựa chọn thứ 2 của cá trắm đen vào mùa hè,
mùa thu nhưng chúng không ăn vào mùa xuân.
Bệnh của cá trắm đen: Vào khoảng tháng 5-
6 là thời điểm tiết trời chuyển mùa xuân sang
hạ, nhiều đợt gió mùa xuất hiện làm sự thay
đổi nhiệt độ và môi trường đột ngột cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật gây
bệnh làm cho cá dễ mắc bệnh. Các biểu hiện
của bệnh cá trắm đen là cá tuột vẩy, mất nhớt,
đóng rêu, thối mang và không có biểu hiện gì.
Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết
1 2
đột ngột. Bệnh thường xảy ra ở mọi kích cỡ
của cá.
Hệ thống nuôi ghép trắm đen kết hợp với
trồng sen không những cho lợi nhuận thu từ cá
mà còn thu được từ hạt sen với năng suất 300-
600 kg hạt sen khô/ha.
Trong ao nuôi cá trắm đen thương phẩm
nên được ghép kết hợp 2-3 loài để sử dụng
hiệu quả dinh dưỡng trong các tầng nước.
Trong đó, cá trắm đen là chính, còn mè trắng
có vai trò lọc thực vật phù du , tỷ lệ thả từ
50% đến 75% cá trắm đen. Cá giống cỡ lớn

100g - 500g/con thả với mật độ 2-3 con/10m
2
,
cho ăn thức ăn bằng ốc và thức ăn viên sẽ cho
hiệu quả nuôi tốt.


BÀI 3
QUY TRÌNH SINH SẢN NHÂN
TẠO CÁ TRẮM ĐEN
1. Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ
* Bước 1: Chuẩn bò cá bố mẹ và ao nuôi
Cá bố mẹ từ 3 - 4 năm tuổi, trọng lượng 5 -
6 kg/con. Tỷ lệ đực/cái = 1,5 - 2/1. Mật độ 20 -
22 kg cá/100m
2
. Diện tích ao 2000 - 3000m
2
.
Ao được tát cạn, tẩy dọn, bón vôi 7 - 8kg/100
m
2
, bón lót phân chuồng 15-20 kg/100m
2
. Lọc
nước sạch cho vào ao, độ sâu của nước 1,2-1,5m.
Thả cá vào ao lúc nhiệt độ khoảng 20 - 25
0
C.
* Bước 2:

- Giai đoạn 1: Nuôi vỗ cá bố mẹ phát dục
(tháng 11 - tháng 12): Thức ăn cho cá = 2 - 3%
1 2
trọng lượng cá/ngày, hàm lượng đạm trong
thức ăn chiếm 25 - 30%. Phân chuồng
10kg/100m
2
/tuần/lần. Thay nước ao 1 lần từ 30
- 40 cm (tháo nước cũ bơm nước mới).
- Giai đoạn 2: Nuôi vỗ tích cực (tháng 1 -
tháng 3): Thức ăn có hàm lượng đạm 28 - 30%.
Số lượng thức ăn = 8% trọng lượng cá/ngày.
Phân chuồng 5 kg/tuần/lần. Mỗi tháng bơm
nước 1 lần, lượng nước bơm vào = 1/3 nước có
trong ao. Khi nhiệt độ dưới 15
0
C ngừng cho ăn.
Vào tháng 3 tiêm kích dục tố 1 lần với liều
lượng 2-3 mg LRH - A/kg cá.
- Giai đoạn 3: Nuôi vỗ thành thục (tháng 4 -
tháng 6): Lượng thức ăn bằng 1/2 so với giai
đoạn 2. Chất lượng thức ăn như giai đoạn 2.
Một tuần bơm nước 1 lần, lượng nước bơm
bằng 1/3 lượng nước có trong ao (thay 1/3). Mỗi
tháng tiêm kích dục tố 1 lần, liều lượng 2mg
LRH - A /kg cá. Thời gian này kiểm tra và
chuẩn bò cho cá đẻ.
* Bước 3: Chọn cá và áp dụng các biện
pháp sinh sản nhân tạo:
Chọn cá cái có bụng phình mỏng, da hậu

môn màu hồng, trứng cá màu vàng xanh, nhân
trứng hơi lệch. Chọn cá đực có tinh dòch đặc
trắng. Tỷ lệ đực/cái = 1,5 - 2/1. Tiêm cá đực 1
lần vào lúc tiêm lần 2 cá cái, liều lượng thuốc
tiêm bằng 1/3 cá cái.
Tiêm cá cái: Lần 1 từ 5 - 10 mg LRH - A +
2 - 3 não cá/1kg cá. Lần 2 từ 40 -50mg LRH -
A + 5-8 não cá/kg cá. Tiêm lần 1 cách lần 2 từ
4 - 5h. Lưu tốc nước chảy 0,3 m/s. Nhiệt độ
nước 22 - 28
0
C, pH của nước 6 - 8.
* Bước 4: Ấp trứng cá và xử lý cá bột: Mật
độ ấp trứng: 2 trứng/cm
3
. Lưu tốc nước chảy:
0,2 - 0,3 m/s. Lưu lượng 15 - 20 m
3
/giờ. Ô xy
hoà tan 6 -7 mg/lít. Nhiệt độ nước 22 - 28
0
C,
pH của nước 6 - 8. Ấp 4 - 5 ngày (tuỳ theo
nhiệt độ). Cá có bóng hơi và đen lưng đạt tiêu
chuẩn cá bột.
2. Quy trình ương nuôi cá bột lên cá hương
* Bước 1: Chuẩn bò ao ương nuôi cá: Ao
phải đảm bảo các yêu cầu:
- Bờ ao không bò rò rỉ, tràn ngập khi mưa,
thuận lợi tưới tiêu nước và giao thông. Ao được

dọn sạch cỏ rác, san phẳng đáy, vét bùn đáy
1 2
chỉ để lại lớp bùn 15 - 20cm. Dùng vôi bột vãi
đều đáy ao và mái bờ để diệt tạp và cải tạo
đáy ao, số lượng vôi 12 - 15kg/100m
2
. Bón lót
phân chuồng đáy ao: 25 - 30kg/100m
2
. Phơi đáy
ao 1 - 2 ngày để diệt sinh vật hại cá và cải tạo
môi trường đáy ao.
- Khi tháo nước vào ao phải dùng vải lọc có
quy cỡ như sau: 40 - 50 lỗ/1cm
2
, nước không có
độc tố, nước đưa vào ao hôm nay ngày mai thả
cá ngay (không đưa nước vào ao sớm trước
nhiều ngày rồi mới thả cá), đưa nước vào ao từ
từ: 0,8 m-1m-1,2m-1,5. Kiểm tra độ pH, nồng
độ ô xy hoà tan, nhiệt độ của nước lúc thả cá,
đạt tiêu chuẩn là thả được cá vào để nuôi.
* Bước 2: Thả cá vào ao: Chọn lúc trời mát,
nhiệt độ nước từ 25 - 28
0
C, thả cá xuống nước
từ từ để cá quen dần với môi trường ao rồi mới
đưa hết ra ao khỏi dụng cụ đựng cá, tránh cá
bò sốc và nhiễm bệnh. Mật độ nuôi cá bột 100 -
150con/m

2
ao. Không thả lẫn hoặc ghép các
loại cá khác.
* Bước 3: Chăm sóc cá bột lên hương: Tuần
thứ nhất dùng thức ăn có độ đạm 30% nghiền
nhỏ, nấu chín hoà tan nước, té đều khắp ao, số
lượng cho ăn 0,5kg/vạn cá/ngày. Từ tuần thứ
hai trở đi cho ăn 0,5 - 0,8kg/vạn cá/ngày, số
thức ăn tăng dần theo độ lớn của cá. Lượng
phân bón mỗi tuần một lần từ 20 - 30kg/100m
2
té đều khắp ao. Tiếp nước 3 - 4 lần/tháng, mỗi
lần tăng thêm 30 - 40 cm nước trong ao (theo
hình thức tháo nước đi, tiếp nước vào) để tạo
điều kiện sinh thái tốt cho cá sinh trưởng và
cải tạo được thành phần thức ăn tự nhiên cho
cá. Lượng ô xy hoà tan phải đảm bảo từ
4mg/lít trở lên, pH từ 6,5 - 8.
3. Xây dựng quy trình ương nuôi cá hương
lên cá giống
* Bước 1: Chuẩn bò ao nuôi cá: Diện tích ao
từ 1000 - 2000m
2
. Tát cạn ao, tu sửa bờ, tẩy
dọn ao, vét bùn đáy. Tẩy ao bằng vôi 10 -
15kg/100m
2
. Bón lót phân 20 - 25kg/100m
2
.

Phơi đáy ao 1 - 2 ngày. Lọc nước sạch vào ao,
độ sâu nước từ 1,2 - 1,5m. pH của nước 6, 5 - 7.
Lượng ô xy hoà tan 5mmg/lít.
* Bước 2: Nhập cá vào ao: Luyện cá ở ao cá
hương trước khi đánh cá. Mật độ 20 - 25
con /m
2
. Thả cá từ từ vào ao. Nhiệt độ lúc thả
cá 22 - 28
0
C.
1 2
* Bước 3: Quản lý và chăm sóc
- Cho ăn thức ăn tổng hợp có đạm 25 - 30%.
Ngày cho ăn 2 lần, lượng cho ăn 8 - 10% trọng
lượng cá/ngày.
- Phân chuồng cho ăn mỗi tuần 1 lần, từ 25
- 30kg/100m
2
.
- Mỗi tuần tiếp nước 1 lần. Lượng nước tăng
30 - 40cm mực nước trong ao/1 lần bơm (tháo
nước cũ, tăng nước mới).
- Kiểm tra ao vào lúc sáng sớm, chiều mát
để có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Thời gian
nuôi từ 50 - 60 ngày. Cá đạt cỡ 6 - 8cm là được
tiêu chuẩn cá giống.
PHẦN 3
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CÁ
TRẮM CỎ, TRẮM ĐEN

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật
thủy sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa
vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều
kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh
vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng
như cơ thể cá. Do vậy động vật thủy sản chỉ bò
bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra:
- Điều kiện môi trường xấu, không có lợi cho
sự tồn tại và phát triển của động vật thủy sản.
- Bản thân sức khoẻ của động vật thuỷ sản
không tốt, không có khả năng chống đỡ với các
điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
1 2
- Trong môi trường tồn tại đủ nhiều và đủ
mạnh các tác nhân gây bệnh.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho cá và
các loài thuỷ đặc sản khác là dựa vào 3 yếu tố
đã nêu trên và thực hiện đúng theo quy trình
nuôi đối với từng đối tượng nuôi riêng biệt, có
nghóa là các ao nuôi, lồng nuôi cần được quy
hoạch theo tiêu chuẩn, quá trình thả giống và
chăm sóc cá như công tác: Chuẩn bò ao để nuôi
cá, chọn con giống có chất lượng cao về mọi
mặt, thả giống, cho cá ăn, thu hoạch phải
tuân thủ các quy trình kỹ thuật. Cụ thể các
bước cần phải thực hiện để nhằm mục đích
giảm các khả năng phát triển, lây lan bệnh
trong sản xuất nghề cá tới mức tối thiểu:
a) Làm sạch môi trường nước và ao nuôi cá:

- Ao nuôi cá luôn luôn phải quang đãng, có
ánh nắng, các cỏ cây, bụi rậm quanh ao phải
được dọn sạch. Sau các chu kỳ nuôi cần được tẩy
dọn ao kỹ càng. Tháo cạn nước cũ, bắt hết cá
tạp, dùng vôi bột khử trùng và cải tạo chua với
liều lượng 10 -12 kg vôi bột/100m
2
ao; Với những
ao mới đào và những ao vụ trước đã có cá mắc
bệnh, liều lượng vôi cần tăng đến 15 kg/100m
2
ao. Ao phải được phơi đáy dưới ánh sáng mặt
trời từ 5 - 7 ngày để khô nẻ chân chim.
- Tháo nước vào ao nuôi: Nguồn nước tháo
vào ao nuôi phải hoàn toàn trong sạch, không
bò nhiễm bẩn, không có các mầm bệnh và các
yếu tố kim loại, hoá chất làm ảnh hưởng tới
quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các
loại thuỷ sinh vật trong nước.
b) Tăng sức đề kháng cho cá:
- Cá giống đưa vào ao nuôi cần đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật, cá béo khoẻ, không dò tật,
không mắc bệnh hoặc không mang mầm bệnh,
quy cỡ đạt tiêu chuẩn giống cấp III (có chiều
dài thân từ 8 - 12 cm). Mật độ nuôi thích hợp
(1,5 - 2 con/m
2
ao), không nên thả quá dày.
Cho cá ăn đủ chất và lượng, thức ăn không bò
hư thối. Không nên để cá bò đói (nhất là đối

với các loài cá ăn trực tiếp như cá trắm cỏ, rô
phi, trôi chép ). Với cá trắm cỏ ngoài việc cho
ăn đủ thức ăn xanh còn cho cá ăn thêm thức
ăn tinh. Tránh làm cá bò sốc (sốc nhiệt, sốc
pH ), kể cả khi thả cá và trong suốt quá trình
nuôi. Tránh kéo lưới nhiều lần trong thời gian
ngắn, tránh thay nước đột ngột. Chống rét cho
cá trong mùa đông.
1 2
c) Chủ động tiêu diệt các mầm bệnh:
- Trước khi đưa cá giống về ao nuôi, cần
tắm cho cá bằng nước muối (NaCl) với nồng độ
2% trong 10 - 15 phút để tiêu diệt mầm bệnh.
- Phân chuồng dùng để bón cho ao cần được
ủ kỹ với vôi bột khoảng 20 ngày trước khi bón,
với liều lượng 4 - 5 kg vôi/100 kg phân chuồng
để diệt hết các vi khuẩn gây bệnh cho cá.
- Với những ao có nuôi cá trắm cỏ, cần cho
cá trắm cỏ ăn thuốc KN-04-12 do Viện nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản I sản xuất hoặc thuốc
Tiên đắc do Trung Quốc sản xuất để phòng
bệnh đốm đỏ, vào thời điểm tháng 3 - 5 và
tháng 7 - 9 hàng năm.
- Trong quá trình nuôi cần bón vôi đònh kỳ
2 tuần 1 lần, với liều lượng 2 - 3 kg vôi bột/100
m
3
ao, bằng cách hoà vôi bột vào nước rồi té
đều khắp mặt ao vào buổi chiều tối hay sáng
sớm. Nếu nuôi lồng thì cần phải treo túi vôi

thường xuyên.
- Thường xuyên vệ sinh ao, vớt hết rong cỏ,
thức ăn thừa và cọng rác của phân xanh. Kiểm
tra ao thường xuyên, nhất là các đợt mưa lớn
hoặc thay đổi thời tiết. Phát hiện và xử lý
bệnh cá kòp thời, không để phát triển lây lan
thành dòch.
2. Một số bệnh thường gặp và biện pháp
phòng trò
a) Bệnh đốm đỏ
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá trong ao nuôi hoặc
lồng nuôi khi mắc bệnh đốm đỏ thường giảm
ăn hoặc bỏ ăn, cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, màu
sắc da chuyển sang tối sẫm. Trên thân xuất
hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành
mảng. Khi bệnh nặng, các gốc vây xuất huyết,
các tia vây rách nát, cụt dần. Các điểm xuất
huyết viêm, tấy loét trong có nhiều mủ, máu
và xung quanh có nấm ký sinh. Mang cá tái
nhợt hoặc xuất huyết, mắt lồi có xuất huyết.
Bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần, cá có thể chết.
Khi giải phẫu: Toàn bộ cơ quan nội tạng đều có
xuất huyết. Khi nhấc đầu cá lên có máu nhạt
lờ lờ chảy ra từ hậu môn.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh đốm đỏ do vi
khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonass
Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra.
1 2
- Phân bố và lan truyền của bệnh: Bệnh
đốm đỏ thường gặp ở cá trắm cỏ nuôi lồng và

nuôi ao (cá trắm thường mắc bệnh ở giai đoạn
cá giống lớn trở lên (cá giống nhỏ ít thấy bò
mắc bệnh); Ngoài ra cá trắm đen, cá trê, trôi
Ấn Độ, cá mè cũng bò mắc bệnh này. Ở miền
Bắc Việt Nam cá thường bò mắc bệnh vào 2
mùa chính là mùa xuân (tháng 3 - 4 dương
lòch) và mùa thu (tháng 8 - 9 dương lòch).
- Phòng và trò bệnh:
+ Phòng bệnh: Sử dụng phương pháp phòng
bệnh chung đã nêu phần trên.
+ Trò bệnh: Khi cá bò mắc bệnh cần tách
riêng những con bò bệnh ra ao riêng để điều trò
tích cực; thay nước mới cho ao, bón vôi bột hòa
nước, té đều khắp ao với liều lượng 2
kg/100m
2
/2 tuần để nâng độ pH trong môi
trường nước (loại vi khuẩn này không thích
ứng trong môi trường kiềm).
Cho cá ăn thuốc KN - 04 - 12 do Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I sản xuất hoặc
thuốc Tiên đắc do Trung Quốc sản xuất (cách
sử dụng có ghi trên vỏ bao bì).
b) Bệnh nấm thủy mi (bệnh trắng da):
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới bò bệnh trên da
cá, da ba ba xuất hiện những vùng trắng,
xám, ở đó có những sợi nấm nhỏ, mềm; sau vài
ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như
bông, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Trứng cá bò bệnh có màu trắng đục, xung

quanh có nhiều sợi nấm làm cho trứng bò ung.
- Phân bố và lan truyền: Bệnh nấm thủy mi
không chọn các ký chủ, tất cả các loài thủy
sản đều có thể bò bệnh. Trong các ao nuôi mật
độ dày, nước bẩn đều có thể xuất hiện bệnh
nấm. Bệnh nấm phát triển mạnh nhất ở nhiệt
độ nước từ 18 - 25
0
C. Miền Bắc nước ta bệnh
nấm phát triển mạnh vào mùa xuân, cuối thu
và mùa đông
- Phòng và trò: áp dụng phương pháp phòng
chung. Có thể dùng muối ăn tắm cho động vật
thủy sản ở nồng độ 2 - 3% trong 15 - 30 phút.
Ngoài ra dùng Chlorin hòa nước phun đều
xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m
3
nước).
Phun trong 2 ngày liên tục.
c) Bệnh trùng bánh xe:
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá mới mắc bệnh,
trên thân có nhiều nhớt hơi trắng đục, da
1 2
chuyển sang màu xám, cá ngứa ngáy, khó chòu,
thường nổi từng đám trên tầng mặt, một số
con tách khỏi đàn bơi lờ đờ quanh ao. Cá bò
bệnh nặng bơi không đònh hướng, lật bụng,
chìm xuống đáy ao và chết.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh trùng bánh xe
do loại vi khuẩn có tên khoa học là Trichodina,

Trichodinella, Tripartiella gây ra.
- Phân bố và lan truyền: Trùng bánh xe
phân bố rộng, gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn
cá hương, cá giống (tỷ lệ cảm nhiễm bệnh cao
từ 80 - 100%). Sau khi phát bệnh cá chết hàng
loạt. Bệnh xuất hiện nhiều vào các mùa xuân,
mùa hè, mùa thu; trong mùa đông bệnh ít
phát triển.
- Phòng và trò: Dùng phèn xanh (CuSO
4
), sử
dụng theo 2 cách: Tắm cho cá ở nồng độ 2 - 5
ppm (2 - 5 gr thuốc/m
3
nước) trong thời gian 5 -
15 phút. Hoà thuốc tan trong nước phun xuống
ao với nồng độ 0,5 - 0,7 ppm. Kết quả trò bệnh
theo phương pháp này đạt kết quả khá tốt.
d) Bệnh trùng loa kèn:
- Dấu hiệu bệnh lý: Trùng thường bám trên
da, vây, mang của cá, ba ba, ếch chúng bám
nhiều thành búi trắng dễ nhầm với nấm thủy
mi. Các dấu hiệu bệnh lý giống như bệnh trùng
bánh xe. Bệnh có thể độc lập hoặc kết hợp với
ký sinh trùng đơn bào khác, gây bệnh làm cá
chết hàng loạt.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh trùng loa kèn
do loại trùng có tên khoa học là Epistylis hoặc
Zoothamnium có dạng hình loa kèn gây ra.
- Phân bố và lan truyền: Trùng loa kèn gặp

ở tất cả các động vật thủy sản như cá, tôm, ba
ba, ếch , chúng thường gây bệnh ở giai đoạn
giống. Bệnh xuất hiện và gây bệnh quanh
năm, tập trung vào mùa xuân, thu, đông.
- Phòng và trò bệnh: Như với trùng bánh xe.
e) Bệnh Trùng quả dưa:
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bò bệnh trên da, vây,
mang có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm,
nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể
nhìn rõ bằng mắt thường. Cá bệnh tách đàn
bơi lờ đờ quanh ao. Cá trê có hiện tượng "treo
1 2
râu", đầu ngoi lên mặt nước, đuôi xuôi xuống
phía đáy ao.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do loại trùng có
tên khoa học là Ichthyophthirius, có dạng hình
quả dưa gây nên.
- Phân bố và lan truyền: Bệnh phân bố
rộng, trùng quả dưa sống thích hợp ở nhiệt độ
25 - 26
0
C, do đó ở miền Bắc bệnh thường phát
triển vào mùa xuân và mùa thu (nhất là nơi
nuôi cá có ít ánh sáng). Bệnh gây thiệt hại
nhiều cho cá rô phi, cá trê.
- Phòng trò bệnh: Bệnh trùng quả dưa rất
khó chữa trò vì chúng có giai đoạn bào nang,
phải lượng thuốc rất lớn mới trò được bệnh.
Cho nên tốt nhất dùng biện pháp phòng bệnh
tổng hợp.

f) Bệnh trùng mỏ neo:
- Dấu hiệu bệnh lý: Trùng mỏ neo ký sinh
hút chất dinh dưỡng làm viêm loét da, vây,
mang, xoang miệng của cá , từ vết loét tạo
điều kiện cho ký sinh trùng khác, nấm, vi
khuẩn xâm nhập gây bệnh. Cá ngứa ngáy, khó
chòu, kém ăn, da mất sắc, bơi lờ đờ, phản ứng
kém, gầy yếu, có nhiều trùng ký sinh bò bệnh
nặng, dẫn đến chết.
- Tác nhân gây bệnh: Là do loại trùng có
hình dạng giống chiếc mỏ neo của tàu thuyền
có tên khoa học Lernea gây nên.
- Phòng và trò: Trùng mỏ neo phân bố rộng
từ xứ nóng đến xứ lạnh; bệnh nguy hiểm với
nhiều loài cá nuôi khi nuôi với mật độ quá dày
và thiếu dinh dưỡng. Bệnh thường xảy ra vào
mùa xuân, thu, đông, nhất là các ao cá lưu qua
đông. Phòng bệnh theo cách phòng bệnh chung.
- Trò bệnh: Dùng lá xoan băm nhỏ hoặc bó
thành từng bó từ 10 - 15 kg dìm xuống ao nuôi
với lượng 40 - 50 kg/sào Bắc bộ.
g) Bệnh rận cá:
- Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá sống ký sinh
trên da, thân, vây, xoang miệng và mang cá.
Nó hút máu, tiết chất độc, làm cá bò tổn
thương, sưng đỏ tạo điều kiện cho các ký sinh
trùng khác, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây
1 2
bệnh. Trùng thường đốt cá vào ban đêm làm cá
ngứa ngáy, khó chòu, bơi nhảy lung tung.

- Tác nhân gây bệnh: do loại trùng có tên
khoa học là Argulus gây ra.
- Phân bố và lan truyền: Rận cá ký sinh trên
nhiều loài cá nuôi, bệnh xuất hiện quanh năm,
gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá lồng bè.
- Phòng và rò bệnh: Như bệnh trùng mỏ neo.
h) Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
* Nguyên nhân:
Virus gây bệnh là dạng Reovirus, có cấu
trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ,
hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2.
* Triệu chứng:
- Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối xẫm,
cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng
cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt
nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Nhìn chung
dấu hiệu bệnh bên ngoài không thay đổi lớn.
Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất
là vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân
màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện
hai giải sọc màu trắng. Cá bệnh nặng bề ngoài
thân tối và xuất huyết hơi đỏ. Cá giống trắm
cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể
thấy cơ xung huyết. Xoang miệng, nắp mang,
xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng… đều
biểu hiện xuất huyết. Nhãn cầu lồi ra, tơ mang
màu đỏ tím hoặc xuất huyết, nếu cá bệnh xuất
huyết nghiêm trọng thì tơ mang xuất huyết
thành màu hơi trắng và dính bùn. Có một số
cá bệnh hậu môn viêm đỏ. Cá trắm cỏ mắc

bệnh hai tuổi trở lên, gặp nhiều ở phần gốc tia
vây và phần bụng xuất huyết là chính, đồng
thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ.
1 2
Cá trắm cỏ giống, các gốc vây xuất huyết, các tia
vây rách nát và cụt dần, vẩy rụng và khô ráp
- Dấu hiệu bên trong: Bóc da cá bệnh
nhìn thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết,
đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của
bệnh. Cơ quan nội tạng: ruột xuất huyết tương
đối rõ ràng, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết
màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không
hoại tử. Trong ruột không có thức ăn. Gan xuất
huyết có đốm màu trắng. Xoang bụng xuất
huyết. Cá trắm cỏ bò bệnh trên hai tuổi xuất
huyết không rõ ràng, thường gặp xuất huyết
đường ruột. Bệnh kết hợp với bệnh viêm ruột
do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và chứa hơi.
Cá trắm cỏ bò bệnh, thận xuất huyết
Cá trắm cỏ bò bệnh, mang và nội tạng xuất
huyết
Cá trắm cỏ bò bệnh, xuất huyết toàn thân
Tóm lại hệ thống cơ dưới da xuất huyết và
trong xoang cơ thể, gan, thận, lá lách xuất
huyết. Ruột không có thức ăn, thành ruột xuất
huyết nhưng không hoại tử (thành ruột còn
tương đối chắc chắn, không thối nát). Máu
biến đổi, khi cá nhiễm bệnh, hồng cầu, huyết
tương và urê đều giảm sau 4-5 ngày, sau 8
ngày hồng cầu, huyết tương, hemoglobin giảm

tới mức thấp nhất, nhưng glucose máu không
1 2
thay đổi. Một số mẫu bệnh thu ở tự nhiên,
máu cũng biến đổi và còn thêm K+ trong huyết
thanh tăng, Ca++ giảm. Cá bệnh tỷ lệ tế b#o
Lympho giảm, tỷ lệ tế b#o bạch cầu có hạt
tăng nhanh.
* Phân bố:
Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ xuất
hiện năm 1972 ở phía Nam Trung Quốc, đã
gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá trắm cỏ,
nhất là cá trắm cỏ giống, tỷ lệ sống của cá
trắm cỏ giống nuôi thành cá thòt chỉ đạt 30%
(theo Jiang Yulin, 1995). Ở Việt Nam chúng ta
đã và đang nghiên cứu bệnh này, bệnh đã xuất
hiện nhiều từ năm 1994 đến nay, đặc biệt từ
những năm gần đây bệnh đã xuất hiện hầu hết
các ao, lồng nuôi cá trắm cỏ, gây thiệt hại lớn
cho nghề nuôi cá. Hiện nay chỉ gặp ở cá trắm
cỏ và trắm đen bò bệnh xuất huyết, các loài cá
khác chưa phát hiện thấy.
- Bệnh ở dạng cấp tính: phát triển rất
nhanh và trầm trọng, cá bò bệnh sau 3-5 ngày
có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%, nhiều ao, lồng
chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống
cỡ 4-25 cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25cm (0,3-
0,4 kg/con), mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi
ở mật độ dày như cá lồng và ương cá giống.
- Bệnh ở dạng mãn tính: phát triển tương
đối chậm, cá chết rải rác, bệnh xuất hiện trong

suốt mùa phát bệnh, cá chết không có đỉnh cao
rõ ràng. Bệnh mãn tính thường xuất hiện ở ao
cá giống diện tích lớn, nuôi thưa.
Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá
mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát
tán ở trong nước, các chất thải của cá mang
virus và cá bệnh bao gồm phân, dòch bài tiết
và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động
vất thủy sinh khác nhiễm virus như: ốc trai,
ếch và động vật phù du… đều có thể truyền
virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lan
rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh
virus không tiêu độc đã truyền từ thủy vực này
sang thủy vực khác. Các thực vật thủy sinh
mang virus trong ao bệnh như: bèo tấm, cỏ
nước, rong… cho cá trắm cỏ khoẻ ăn, cũng có
thể làm cho cá cảm nhiễm bệnh. Qua quan sát
kính hiển vi điện tử, trứng của cá bố mẹ cũng
có thể mang virus.
1 2

×