Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kỹ thuật nuôi chó thịt chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.5 KB, 24 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI
CHÓ THỊT
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CHÓ THỊT
Chó là vật nuôi quen thuộc, lâu đời, đến bất cứ
vùng nào, dù miền núi hay miền biển, dù thành phố
hay nông thôn ta đều bắt gặp những con chó được
nuôi trông nhà, nuôi cho vui, nuôi làm cảnh, nuôi
lấy thịt, bán giống đến nuôi chó nghiệp vụ, nhưng
loài vật nuôi hết đỗi quen thuộc này chưa được
thống kê, quản lý giống, chỉ đạo sản xuất, định
hướng phát triển, như các loại vật nuôi bình
thường khác. Dù vậy, nghề nuôi chó thịt vẫn lặng lẽ
phát triển.
Nhìn hàng loạt các nhà hàng, quán đặc sản
chuyên thịt chó mọc ở khắp nơi đã đủ biết nhu cầu
tiêu thụ và khả năng cung ứng mặt hàng này thế
nào. Rủ nhau đi thưởng thức các món thịt chó thơm
phức chẳng hề gặp phải khó khăn nào, thậm chí ở
các quán cơm bình dân cũng có.
Thịt chó là món ăn giàu đạm, thơm ngon, ít
mỡ, dễ chế biến nên có sức tiêu thụ khá mạnh,
nhu cầu tăng cao nên các nguồn cung cũng đủ
động lực phát triển. Đây là điều then chốt cho
nghề nuôi chó thịt phát triển.
Nuôi chó thịt là nghề làm kinh tế đầy tiềm
năng ở nước ta, mang lại lợi ích kinh tế cao, nhiều
hộ gia đình đã giàu lên nhanh chóng từ việc nuôi


chó thịt.
Để việc nuôi chó thịt đạt hiệu quả và cho năng
suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật
nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức
trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó
chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn
thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm
kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc chó thịt.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
1 2
PHẦN 1
KỸ THUẬT NUÔI CHÓ ĐỰC GIỐNG
I. CHỌN GIỐNG
Người nuôi chó nên nhớ câu nói: “Đực tốt thì tốt
cả đàn” còn “Cái tốt chỉ tốt một ổ”.
Nếu chăn nuôi đúng phương pháp, cho chó đực
phối giống đúng khoa học, thì một chó đực một năm
có thể cho nhảy được 12 - 15 chó cái (thường lần
nhảy trước và lần nhảy sau cách nhau 7 - 10 ngày).
Nếu chó cái được nhảy đực thụ thai, mỗi lứa
trung bình đẻ ra 4 - 7 chó con, thì mỗi năm một đực
giống có thể cho ra đàn con là 50 - 60 chó con.
Chó đực giống tốt, khi phối giống sẽ cho ra đàn
con tốt, cho nên việc chọn đực giống rất quan trọng.
Muốn chọn con đực tốt, cần phải tìm hiểu, theo
dõi các mặt về phẩm chất giống như sau:
1. Nghiên cứu hệ phả
Nhằm tìm ra nguồn gốc giống, ta sẽ nắm được

bố và mẹ thuộc giống gì, phẩm chất tốt hay xấu, có
đạt mục đích sử dụng theo hướng nào.
2. Chọn lọc theo chỉ số chọn lọc
Chọn lọc đực giống theo các chỉ số giống ta cần
là chọn lọc theo dõi từng con.
Theo dõi quá trình sinh trưởng phát dục của chó
từ nhỏ đến lớn. Cần theo dõi các chỉ tiêu: ngoại
hình cân đối, màu lông, hình dáng đẹp, lanh lợi,
khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính, mũi thính, thân
hình chắc.
Đặc biệt cơ quan sinh dục phải đảm bảo tốt, hai
dịch hoàn (hòn cà) to đều, gọn, dương vật phát triển
đều. Có phản xạ sinh dục hăng hái. Khi đến tuổi
trưởng thành hăng hái nhảy giống.
3. Theo dõi đời sau
Nhận xét đời sau (khả năng nhảy của đàn con,
đàn con sinh ra sự phát triển) có theo dõi chặt chẽ
đời sau mới đánh giá chính xác con giống.
1 2
Việc chọn chó đực giống phải làm thường xuyên
liên tục, mới có chó giống tốt, kịp thời đào thải chó
đực xấu thoái hóa.
II. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CHÓ ĐỰC
Khi tuyển chọn chó đực giống theo yêu cầu, cần
phải xác định ngay từ lúc mới được 1 tuần tuổi, lúc
này đã có thể chọn những con đực có ngoại hình và
thể chất tốt.
Những chó con sau khi được chọn sơ bộ, sẽ đánh
dấu chăm sóc chu đáo hơn. Khẩu phần ăn để nuôi
chó giống có tỷ lệ đạm cao hơn, tăng cường các

vitamin nhất là loại A, D, E, chú ý không cho ăn
nhiều mỡ, giảm bớt chất bột đề phòng chó béo quá.
Lượng thức ăn tùy theo tuổi, trọng lượng của chó để
quyết định, chú ý đúng mức việc cho chó ăn bổ
sung các chất khoáng đa lượng và vi lượng. Đặc
biệt là các nguyên tố kẽm, mangan có liên quan tới
sự phát triển sinh dục của chó đực.
Trước khi chuẩn bị cho phối giống phải bồi
dưỡng thêm từ 7 - 10 ngày, chú ý cho ăn trứng và
sữa để tỷ lệ thụ thai cao.
Thường xuyên cho chó dạo chơi, vận động trong
môi trường không khí trong lành, tắm chải sạch sẽ,
chú ý bảo vệ tốt cơ quan sinh dục, chống bị sây sát,
viêm nhiễm.
III. SỬ DỤNG CHÓ ĐỰC GIỐNG
Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực giống vào
lúc 20 tháng tuổi, thời gian khai thác con đực
khoảng 9 - 10 năm tuổi, trong những điều kiện bình
thường, chó đực có thể giao phối bất kỳ mùa nào
trong năm. Mỗi lần cho nhảy phải cách nhau 7 - 10
ngày (trừ trường hợp nhảy đúp trong vòng 24 giờ).
Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách
giữ gìn và giúp đỡ chó nhảy đúng, tránh va chạm
nhiều, tránh “vờn” hay kéo dài, nhưng không nhảy
được, làm con đực quá mệt, hại sức.
Thời gian nhảy tốt nhất vào lúc sáng sớm hoặc
gần tối, thời tiết mát dịu.
Nơi giao phối sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng, và
yên tĩnh.
Khi mới ăn no, mới đi vận động thì cho nghỉ từ

30 phút - 1 giờ mới cho nhảy giống.
1 2
PHẦN 2
KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CÁI SINH SẢN
I. CHỌN GIỐNG
Chọn lọc theo phương pháp nghiên cứu họ phả,
nghĩa là chọn chó bố mẹ làm giống phải tốt, đạt các
tiêu chuẩn thể chất, ngoại hình theo ý muốn của
người nuôi.
Muốn có chó đạt các chỉ tiêu thể chất và ngoại
hình như thế nào, thì phải chọn chó bố mẹ có chỉ
tiêu thể chất, ngoại hình như vậy.
II. CHĂM SÓC CHÓ CÁI SINH SẢN
Chó con sinh ra được một tuần ta có thể chọn
làm giống, tập trung chăm sóc. Nuôi dưỡng tốt hơn
ngay từ đầu, phải cho chó này bú nhiều hơn các con
chó khác trong đàn.
Chó cái giống tránh nuôi quá béo hoặc quá gầy,
chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn như chất đạm, bột đường, chất khoáng và
các vitamin để bộ khung xương phát triển đầy đủ và
đảm bảo thể chất, ngoại hình hoàn chỉnh như mong
muốn của chủ nuôi.
Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động
thoải mái trong môi trường không khí trong lành,
tắm nắng hợp lý.
Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào
khoảng 8 - 10 tháng tuổi, cá biệt có con sớm hơn
(nếu nuôi tốt có con muộn hơn), lúc này các tế bào
sinh dục cái đã phân chia, tế bào trứng đã trưởng

thành, mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh
dục, nhưng tầm vóc và sự phát triển thể lực của cơ
thể còn đang tiếp tục phát triển. Cho nên cho giao
phối ở tuổi này là không hợp lý. Những chó con ở
tuổi này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp.
Tuổi thích hợp cho chó cái giao phối vào lúc 10
tháng tuổi, nghĩa là phải bỏ qua một lần động dục
1 2
đầu, mà phải lần thứ hai mới cho phối giống, thời
gian này sự phát triển của con cái đã hoàn thiện hơn.
Cũng như chó đực, khi chó cái chuẩn bị cho phối
giống cần bồi dưỡng trước kỳ là 15 ngày, cho ăn đủ
chất đạm và các loại sinh tố, các chất giàu khoáng đa
và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch, thoáng mát, đủ
nước sạch cho chó uống thường xuyên.
Khi nuôi dưỡng chăm sóc chó nếu phát hiện chó
cái động dục cần phải mở sổ ghi chép giờ ngày bắt
đầu động dục (tính từ ngày chảy máu ở âm hộ đầu
tiên) và cũng từ đó theo dõi chặt sự thay đổi màu
sắc ở âm hộ con cái, chú ý cả chất nhầy thải ra, qua
kinh nghiệm mà cho đực phối đúng ngày, đúng kỳ.
Về mặt sinh lý chó, thường từ ngày thứ 9 trở đi đã
có khả năng chịu đực.
Tính ngày, kết hợp với theo dõi màu sắc, chất
thải ở cơ quan sinh dục cái, ta quyết định cho nhảy
chính xác, khả năng thụ thai sẽ cao và số con đẻ ra
sẽ nhiều.
III. CHĂM SÓC CHÓ CÁI MANG THAI
Sau khi cho giao phối, dự đoán chó có thể có

chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình
thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho
ăn thêm từ 50 - 60 gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và
sữa tươi.
Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ, chỉ từ tháng 2
trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như:
trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú
căng dần.
Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 -
62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày.
Việc nuôi chó cái đúng đắn, với đầy đủ chất dinh
dưỡng có ý nghĩa to lớn. Trong nửa thời kỳ đầu
mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau
mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng
(vẫn đảm bảo chất lượng).
IV. CHÓ ĐẺ CON
Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị cho chó đẻ,
thường từ ngày thứ 58 trở đi phải chuẩn bị ổ đẻ và
trực thường xuyên để giúp đỡ chó đẻ. Trước khi đẻ
1 ngày chó cái bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng,
tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, dáng điệu khó nhọc,
chó rên rỉ, nhất là lúc chuyển dạ, sự đau đớn tăng
lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều có con lọt ra
ngoài theo cái bọc, lúc đó chó mẹ cắn rách bọc để
chó con chui ra.
Chó con sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau,
sau đó chó mẹ cắn đứt dây rốn, và liếm khô chó
con. Tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các chó con
còn trong bụng ra ngoài. Thường thường, khoảng
1 2

cách giữa trước và sau một khoảng thời gian là 20
phút, có thể kéo dài từ 1 - 1,5 giờ. Trong khi chó đẻ
phải quan sát đề phòng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và
bị ngạt (khi đó phải có sự hỗ trợ ngay của cán bộ kỹ
thuật). Thời gian đẻ của chó nhanh chậm tùy số
lượng chó con, tùy sức khỏe chó mẹ và các điều
kiện khác, nhưng thường từ 4 - 10 giờ mới kết thúc.
Khi chó đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc
nước đường, và nghỉ ngơi khoảng 6 - 8 giờ mới cho
ăn cháo thịt hâm nóng. Chế độ này duy trì trong 24
giờ đầu. Những ngày sau, mỗi ngày cho ăn từ 3 - 5
bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên, cần thay đệm cho chó
con, và sau đó mỗi ngày thay đệm 1 lần.
PHẦN 3
KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CON
ĐANG BÚ SỮA
Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải
chịu đựng: nhiệt độ, ôn độ, ẩm độ và điều kiện dinh
dưỡng hoàn toàn mới lạ là việc bú sữa mẹ, cơ quan
tiêu hóa chính thức hoạt động.
Việc nuôi dưỡng chó con tuân theo một số giai
đoạn với những biện pháp kỹ thuật hết sức khoa
học, nhằm hướng tới đích là: chó khỏe mạnh, phát
triển tốt.
Nuôi chó con đúng khoa học là tạo cho con chó
có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi với hoàn cảnh
sống Việt Nam, chó luôn cảnh giác với người lạ,
khứu giác, thính giác phải nhạy, cũng cần dạy cho
chó “vâng lời”. Muốn có đàn chó con khỏe mạnh
cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi

chó mẹ mang thai và cả khi nó nuôi con đều phải
được nuôi dưỡng đầy đủ, chú ý chất đạm, khoáng
và vitamin.
Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện
sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:
đệm lót phải sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm
1 2
thường xuyên (nếu nhiệt độ thích hợp, chó con tản
đều, ngủ tốt, nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau,
quá nóng chúng phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).
Chú ý khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường (mưa
bão đột ngột).
Chó con mới sinh ra phải cho bú sữa mẹ, nhất
thiết phải được bú sữa đầu (vì trong sữa đầu có
nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật).
Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại
chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động
của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ
và bú mút, chó mẹ cũng tạo thuận lợi cho chó con
bú sữa.
Nếu chó mẹ vụng về (tức là bản năng không
phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con
vào đầu vú mẹ, lúc này cần theo dõi hành vi của chó
mẹ và sự bú mút của chó con, nếu có gì không bình
thường cần mời bác sĩ thú y
Sau khi chó con ra đời được 1 ngày phải theo dõi
chúng hoạt động có bình thường không, đồng thời
kiểm tra các ngón thừa. Thường sau 3 - 4 ngày người
ta phải cắt ngón thừa cho gọn. Mỗi ổ chó sinh ra
thường nuôi từ 4 - 7 con tùy khả năng và sự tiết sữa

của chó mẹ, từ ngày thứ 3 - 10 cần cắt phần nhọn ở
hai chân trước của chó con (đề phòng chúng cào rách
vú mẹ) đến ngày thứ 20 cắt lại một lần nữa.
Cần cho chó mẹ ăn đủ chất, chú ý đủ chất đạm
(protit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).
Trong thời kỳ đầu nuôi chó con chủ yếu bằng
sữa chó mẹ, và từ ngày thứ 5 trở đi có thể cho chó
con ăn thêm sữa bò.
Việc cho chó con ăn theo một khẩu phần hợp lý
có ý nghĩa lớn đến sự phát triển của chó sau này.
Khi mới sinh chó được bú sữa mẹ tương đối đủ (nếu
được bú no đủ, chó ngủ tốt) nếu thiếu sữa chó cựa
quậy đòi ăn.
Sau khi đẻ được 5 - 10 ngày cho chó con ăn
thêm sữa hâm nóng, lúc đầu bú bằng vú cao su, về
sau rót sữa ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa có
sữa để chó con tự liếm sữa cho quen dần cách “tợp”
sữa. Hàng ngày cho mỗi chó con ăn thêm 100ml -
200ml sữa đến khi chó được 120 ngày tuổi.
Chó con được 15 ngày tuổi, cho ăn thêm cháo
sữa, có thịt băm (khoảng 20 gam thịt nạc), mỗi ngày
cho ăn 1 - 2 bữa.
Từ tuần tuổi thứ 3 (21 ngày tuổi) cho chó con ăn
thêm cháo gạo ninh nhừ, trộn thịt nạc băm, mỗi
ngày cho chó ăn 2 bữa. Từ 30 ngày tuổi trở đi,
lượng thịt tăng lên từ 20 - 50 gam cho mỗi ngày.
Cũng từ ngày tuổi thứ 30 trở đi cho ăn thêm
khoai tây, rau xanh, lượng rau và khoai tây tăng
dần, tăng lượng vitamin.
1 2

- Các loại vitamin A và D thường được quan tâm
hơn cả, và được hổ sung bằng dầu gan cá thu.
- Các chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần
thiết cho quá trình tạo khung xương và tham gia
nhiều quá trình trao đổi chất.
- Chó con dưới 120 ngày tuổi, mỗi ngày cho ăn
5 bữa; từ 4 - 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa; từ
6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 3 bữa hoặc 2 bữa,
lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển
của cơ thể chó con. Cần quan tâm đến độ choán dạ
dày chó con.
Chó con từ 30 - 60 ngày tuổi mỗi bữa cho ăn từ
100 - 200ml thức ăn; từ 2 - 4 tháng tuổi mỗi bữa
cho ăn từ 0,2 - 0,3 lít. Từ 6 - 11 tháng tuổi mỗi bữa
cho ăn 0,4 lít hỗn hợp thức ăn (tùy chó lớn hay bé
mà điều chỉnh dung tích thức ăn).
Theo dõi tình hình phát triển bình thường của
chó con theo một trình tự như sau: chó con sinh ra
được 5 - 8 ngày, khe tai mở, thính giác bắt đầu phát
triển, đến 11 - 16 ngày thính giác đã hoạt động bình
thường. Từ ngày thứ 11 - 15 (tùy theo số lượng chó
con sinh ra) khe mắt bắt đầu mở . Từ ngày thứ 20 -
25 răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng từ 8 - 10
ngày (kể từ khi mọc răng) răng cửa, răng nanh mọc
xong. Khi chó con được 60 ngày tuổi răng sữa cơ
bản mọc xong. Nếu răng mọc chậm, chứng tỏ sự
nuôi dưỡng không đầy đủ và sự phát triển của chó
con là kém.
Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển
và sức khỏe của chó con.

Nếu nuôi dưỡng đầy đủ, khi 80 ngày tuổi một số
chó có thể nặng 1 - 1,2kg.
Theo một số chuyên gia nuôi chó cho biết tốc độ
chó con tăng nhanh từ 60 - 180 ngày tuổi, độ dài tứ
chi tâng từ 2,5 - 3 lần, lúc này xương ống ngừng
phát triển; lồng ngực vẫn phát triển, độ dài đốt các
ngón, chiều cao vây tạm ổn định. Tốc độ lớn mãnh
liệt nhất của chó diễn ra trước khi nó được 6 tháng
tuổi. Chiều cao vây tăng từ 87,5 - 108% khi chó
được 120 ngày tuổi, và từ 120 - 180 ngày tuổi chỉ
tăng thêm 8,5 - 7%; từ 180 - 210 ngày tuổi tăng 7,1
- 8,3%, từ 6 - 11 - 12 tháng tuổi, chó lớn lên rất ít,
hầu như dừng lại; tuy vậy mãi cho tới khi chó được
2,5 tuổi mới ngừng lớn.
Từ đặc điểm sinh lý này của chó, giúp ta nuôi
dưỡng chó một cách hợp lý. Việc chăm sóc nuôi
dưỡng chó con từ khi mới sinh cho đến khi chó
được 210 ngày tuổi có tính chất quyết định trong
nghề nuôi chó.
Cũng trong thời kỳ này việc cho ăn thức ăn bổ
sung giàu chất khoáng và vitamin cực kỳ cần thiết.
1 2
Các chất khoáng - vitamin có nhiều trong thịt nạc,
trứng, sữa, gan. Trong 100 gam sữa tươi có 120mg
canxi, 95mg phốt pho, 14mg magiê, 0,1mg sắt và
34mg lưu huỳnh. Hàm lượng sắt trong sữa là thấp
nhất. Trong khi đó đậu tương có 11,0mg, sắt gan
lợn 12,0mg, gan bò 10,0mg vì vậy vấn đề bổ sung
sắt cho chó con bằng con đường dinh dưỡng rất cần
thiết cho quá trình tạo máu.

Chó con mới sinh cần phải được bú sữa đầu. Vì
trong sữa đầu có các kháng thể giúp chó con chống
đỡ với một số bệnh truyền nhiễm. Hàm lượng
kháng thể này giảm dần, đến khi 2 tháng tuổi hầu
như không còn. Vì vậy kể từ lúc này người ta đã
phải gây miễn dịch chủ động cho chó.
PHẦN 4
KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CON
SAU CAI SỮA
Căn cứ vào đặc điểm sinh lý tiết sữa của chó mẹ
và sự phát triển của chó con, việc cai sữa chó con là
cần thiết. Chó mẹ sau khi sinh được 30 ngày trở lên
lượng sữa cạn dần, không đủ cung cấp cho chó con,
trong khi đó nhu cầu chất dinh dưỡng cho chó con
ngày một tăng. Nếu chó mẹ sinh lần đầu lượng sữa
càng ít, và tốc độ cạn sữa càng sớm, lúc này nên
cho chó con ăn thêm cháo sữa từ lúc 5 ngày tuổi và
từ 15 - 21 ngày tuổi. Việc cho ăn thêm cháo sữa có
thịt băm là cần thiết và hợp lý.
Cai sữa chó con tiến hành dần dần trong khoảng
5 - 6 ngày, trong 2 ngày đầu tách mẹ khỏi chó con
khoảng 2 giờ. Sau đó thời gian tách dài hơn khoảng
4 - 6 giờ, tiếp theo tách cả ngày, chỉ cho mẹ gặp con
vào buổi tối.
Trong thời gian này, giờ chó ăn phải ổn định,
cho ăn thức ăn mà chó đã quen. Đặc biệt chăm sóc
phải chu đáo, giúp chó tránh những bất lợi do ngoại
cảnh đem lại. Chăm sóc nuôi dưỡng chó con phải
thực hiện một cách nghiêm túc. Việc cho ăn, dạo
chơi, chải lông cần đúng giờ qui định.

1 2
Nuôi chó con sau cai sữa, cần căn cứ vào mức
độ tuổi của nó, để tăng khẩu phần ăn hợp lý và tập
cho ăn một số loại thức ăn của chó lớn.
Vào những ngày thời tiết xấu (giá rét, mưa bão,
hoặc u ám) buổi tối phải cho chó ngủ trong nhà ấm,
khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt tránh ẩm ướt lạnh đột
ngột, ban ngày vẫn có thể nuôi chó bình thường.
Ban đêm mùa đông cần sưởi cho chó con.
Trong thời gian này chó con rất thích hoạt động,
tiếp xúc với ngoại cảnh, chó thường liếp láp các
chất bẩn nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh đường ruột
như: giun sán, ỉa chảy
Hàng ngày dọn chuồng chó con sạch sẽ, và mỗi
tháng tắm ít nhất là 2 lần (chú ý mùa đông phải
chọn ngày nắng ấm, tắm xong phải dùng khăn vải
sạch lau khô lông).
Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con
sau cai sữa là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung
đầy đủ chất đạm, vitamin đặc biệt chất khoáng đa
lượng và vi lượng.
Trong thời kỳ này, cần quan tâm kiểm tra chó
hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng bệnh
giun móc và giun đũa ngay từ ngày thứ 21 trở đi.
Chú ý diệt trừ ve, rận, bọ chó hút máu gây bệnh
cho chó.
PHẦN 5
SỰ KHÁC NHAU VỀ SINH LÝ DINH
DƯỠNG GIỐNG CHO TO, NHỎ
I. KÍCH THƯỚC ỐNG TIÊU HÓA

Giống chó nhỏ bộ máy tiêu hóa chiếm 7% trọng
lượng cơ thể, gấp hơn hai lần các giống chó to chỉ
chiếm 2,7%. Như vậy với giống chó to lượng thức
ăn cho một bữa ít hơn (so với trọng lượng cơ thể)
lượng thức ăn của các giống chó nhỏ, nhưng độ
đậm đặc về chất cung cấp calo (năng lượng) lại phải
cao hơn thức ăn cho các giống chó nhỏ.
II. SỰ TRƯỞNG THÀNH
Các giống chó nhỏ phát triển tới độ trưởng thành
ở 8 tháng tuổi, trong khi đó các giống chó to tới 24
tháng mới hết độ lớn. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng
các giống chó nhỏ cần đáp ứng đủ với tốc độ trưởng
1 2
thành nhanh của cơ thể, trong khi đó thức ăn nuôi
các giống chó to cần phù hợp, điều độ với sự phát
triển "dài hơi" hơn.
III. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
Các giống chó nhỏ có nhu cầu tiêu tốn năng
lượng gần gấp hai lần các giống chó to, do vậy
thức ăn của chúng cần giàu protein, béo và khoáng
chất hơn.
IV. TUỔI THỌ
Tuổi thọ trung bình các giống chó nhỏ là 14
năm, trong khi đó các giống chó lớn chỉ 8 năm. Nhu
cầu dinh dưỡng phù hợp cho tuổi "già" của giống
chó lớn sớm hơn các giống chó nhỏ.
PHẦN 6
BỆNH CỦA CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
I. BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÊN CHÓ
1. Demodex canis

Là bệnh ghẻ trứng cá hay còn gọi là mò bao lông
trên chó (Demodicidae), là một ký sinh trùng ngoài
da gây viêm nhiễm nang lông. Demodex canis là
một lớp nhện nhỏ có 8 đôi chân được nhìn thấy trên
kính hiển vi có hình con sâu.
1 2
a) Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Mò nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1-0,3 mm,
không có lông. Bốn đôi chân ngắn, đầu ngắn hình
móng ngựa gồm có 3 đốt và một đôi kìm.
- Mò ký sinh ở nang bao lông, tuyến nhờn chân
lông, lỗ chân lông, gây rụng lông sau gây viêm sung
huyết, nếu viêm nhiễm tái phát thì có mủ.
c) Triệu chứng - bệnh tích
- Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là: Rụng lông,
da nhờn, sừng hóa da.
- Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sinh, tỷ
lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con,
dấu hiệu thường thấy như: Da ửng đỏ, có vảy, lỡ
loét quanh chân, không có lông xunh quanh mắt hay
toàn bộ cơ thể.
- Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường
gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước. Tổn thương
cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát
triển thành dạng viêm có mủ kế phát.
- Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ
máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết
hợp với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như:
Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh
mủ và có mùi hôi tanh.

II. BỆNH CARRE
1. Đặc điểm
Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm do virus
distemper họ Paramycoviridae gây bệnh hàng loạt
chó ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặt biệt nhất là chó con.
Trên chó bệnh gây ra với những biểu hiện triệu chứng
trên các hệ thống hô hấp: ho chảy mũi, tiêu chảy, ói
mửa, thần kinh trung ương như: co giật, nhai.
2. Căn bệnh
- Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm do virus
distemper, thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbilivirus, kích thước 100-300 nm, có vỏ với tua
gai xù xì, ARN 1 sợi.
- Sức đề kháng: virus rất dễ bị phá hủy, vô
hoạt ở môi trường ngoài, ở nhiệt độ 56
0
C vô hoạt 2-
3 phút, 45
0
C trong 10 phút, 37
0
C trong 1 giờ. Các
chất hóa học như eter, chloroform, các thuốc sát
trùng như NOVACIDE hay NOVASEPT hay
NOVA-MC.A30 đều diệt được virus.
3. Dịch tể
- Virus Carre gây bệnh cho chó, chồn, gấu,
họ mèo hoang dã, nhưng không gây bệnh cho mèo
nhà. Trên chó mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, chó
1 2

berger. Bệnh thường xảy ra ở chó 3-4 tháng tuổi với
thể cấp tính hoặc bán cấp tính. Ở chó lớn hơn 2 năm
tuổi virus gây thể viêm não.
- Chất chứa căn bệnh: Chó bệnh bài thải virus
qua dịch tiết, nước bọt, phân…. Chó mắc bệnh
thường do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nguồn
bệnh. Sau 7 ngày cảm nhiễm chó bắt đầu bài thải
virus. Virus cũng tập trung nhiều ở lách, hạch
lympho, não, tủy xương để chẩn đoán bệnh.
- Đường xâm nhập và cách lây lan: Virus
xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp dưới dạng
những giọt khí hay giọt nước nhỏ hoặc gián tiếp qua
thức ăn nước uống, bệnh cũng có thể truyền qua
nhau thai.
4. Cơ chế sinh bệnh
Đường truyền lây tự nhiên khí dung. Virus từ
thanh quản, xoang mũi, phổi, được đại thực bào
mang tới những hạch lympho cục bộ, tại đó quá
trình nhân đôi xảy ra 1-2 ngày. Sau 3-6 ngày nhiệt
độ có thể tăng lên và giảm số lượng bạch cầu chỉ là
dấu hiệu lâm sàng trong thời gian này.
Sự tiến triển tiếp theo phụ thuộc vào chủng virus
và đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu sự đáp ứng
miễn dịch xảy ra sự nhiễm trùng có thể duy trì triệu
chứng phi lâm sàng, nếu có thể không đáp ứng hoặc
yếu thì thú chết trong khoảng 2-4 tuần sau đó virus
lan truyền từ mô lympho vào máu đến niêm mạc hô
hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh và những triệu
chứng thần kinh khác làm thú chết.
5. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày có thể xuất
hiện những triệu chứng như viêm kết hợp mắt, viêm
xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần
rồi có mủ.
a. Thể bệnh nặng
- Chó biểu hiện sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt
và đợt sốt thứ 2 xuất hiện khi virus vào máu và cơ
quan hô hấp. Thời gian từ khi phát bệnh đến lúc
chết kéo dài 1-2 tuần.
- Triệu chứng hô hấp như: viêm khí quản và phổi
thùy làm thú ho, thở khó, âm rale ướt do viêm phổi,
ho, chảy nước mũi đục như mủ, viêm kết mạc mắt
chảy nhiều ghèn.
- Triệu chứng tiêu hóa như: đi phân lỏng, tanh có
thể có niêm mạc ruột bị bong tróc kèm theo, viêm
dạ dày do đó chó có biểu hiện ói.
1 2
- Triệu chứng thần kinh: co giật từng cơn, đinh
răng chảy nước bọt, co giật chạy vòng vòng, lúc đầu
khoảng cách giữa các lần co giật dài và sau đó ngắn
dần và liệt mất ý thức dẫn đến chết.
b. Thể bệnh trung bình
Thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2-3 tuần, trong
thời gian này chó suy nhược, biếng ăn, chảy nhiều
nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu chứng
sốt. Sau đó bắt đầu xuất hiện triệu chứng sừng hóa
gang bàn chân và gương mũi. Thường xuất hiện
những mụn mủ ở vùng da mỏng và những biểu hiện
thần kinh như: co giật, động kinh, đi không vững,
chảy nhiều nước bọt, nhai giả, tình trạng này có thể

kéo dài nhiều tuần. Trước khi chết có triệu chứng
trào nước bọt, hôn mê.
6. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
- Bên ngoài viêm da có mụn nước và mụn mủ,
một số trường hợp có biểu hiện sừng hóa gang bàn
chân và mũi.
- Bên trong: lách sưng, gan sưng, niêm mạc ruột
dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, đường hô hấp có
thể bị tổn thương.
b. Bệnh tích vi thể
Lấy một phần bệnh tích đại thể. Mô bạch huyết
sưng, hoại tử, viêm não thùy, viêm não tủy không
mủ với sự thoái hóa nơron và hủy myeline và thể
vùi trong nhân thường gặp ở tế bào thần kinh đệm.
7. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng
thường được lưu ý:
- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi.
- Xáo trộn hô hấp : ho, hắc hơi, viêm phổi….
- Xáo trộn tiêu hóa : ói, tiêu chảy
- Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng,
sừng hóa gang bàn chân, gương mũi.
b. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Parvo :
+ Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu
chứng hô hấp.
+ Viêm gan truyền nhiễm: Sốt, tiêu chảy, ói mửa
sung huyết màng niêm, đặt biệt ở vùng miệng, vàng
da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc.

1 2
- Bệnh viêm ruột do Coronavirus: Chó có những
biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng mức độ thấp
hơn, phân hơi xanh, bệnh phát tiển chậm, và tỷ lệ
chết rất thấp.
- Bệnh do Leptospira:
Sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có
biểu hiện viêm phổi khó thở, viêm loét miệng và có
biểu hiện xuất huyết ở chó lớn, vàng da, số lượng
bạch cầu tăng nhất là Neutrophile.
8. Điều trị
Các biện pháp điều trị dưới đây thường có kết
quả nhất định, nếu phát hiện sớm lúc virus chưa gây
nhiễm trùng máu. Trường hợp phát hiện trễ lúc chó
sốt đợt 2 thì kết quả điều trị thường không cao.
9. Phòng ngừa
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Dùng vaccin phòng bệnh cho những con mới
mua về không rõ nguồn gốc.
- VACCINE: Vanguard Plus 5/CV-L, Tetradog,
Hexadog, Erican.
- Ngừa lúc đầu 7-9 tuần tuổi, đối với những con
sinh ra từ mẹ được chủng ngừa, có thể chậm hơn
một tuần, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-4 tuần. Sau đó
tiêm nhắc lại hàng năm
III. BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM
TRÊN CHÓ
1. Đặc điểm
Bệnh được phát hiện hầu hết khắp nơi trên thế
giới. Bệnh viêm gan truyền nhiễm là bệnh chỉ xảy

1 2
ra ở loài chó với những biểu hiện gây sốt 2 pha,
giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc và đục
giác mạc, gan sưng to. Tử số cao trên chó con.
2. Căn bệnh
- Virus thuộc họ Adenoviridae, AND virus 1 sợi,
không vỏ bọc, kích thướt 70-90nm.
- Sức đề kháng: Virus ổn định với dung dịch 0,5
% phenol trong nhiều ngày nhưng bị vô hoạt bởi
formalin 0,2 % trong 24 giờ.
- Đề kháng với chất làm tan lipid và có thể sống sót
10-14 tuần tại nhiệt độ phòng và 6-9 tháng ở 4
0
C.
3. Dịch tể
- Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể
mắc bệnh nhưng chó con thường cảm nhiễm hơn cả.
- Nguồn virus chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu,
máu, những mô bị tổn thương. Virus xâm nhập chủ
yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những
chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước
uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…
- Cơ chế gây bệnh: Sau khi nuôi nhốt, virus sẽ
nhân lên đầu tiên ở những hạch amydate và mảng
payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây
nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là
những cơ quan phủ tạng.
4. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh thì thay đổi từ 2-10 ngày.
- Sốt cao 40

0
C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung
huyết màng niêm, đặt biệt niêm mạc miệng, có thể
xuất huyết.
- Viêm hạch amygdate, viêm hầu họng, ói mửa,
tiêu chảy phân sậm màu sưng gan, đau đớn vùng
bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi,
nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân.
5. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
- Hạch bạch huyết thủy thủng, sung huyết nhẹ,
thường xuất huyết nhẹ.
- Hạch amygdate viêm sưng to.
- Có những đớm đỏ xuất huyết ở màng thanh dịch,
mặt ngoài ruột và thường có ít dịch xuất trong hay
màu đỏ của máu trong xoang bụng.
- Gan có thể giữ kích thước bình thường hay sưng
to, mềm, dễ vỡ, có sự biến đổi về màu sắc, có đốm
hoại tử.
- Điểm xuất huyết ở vỏ thận ( trên chó non), ở
phổi.
1 2
- Xuất huyết ở não được ghi nhận ở một ít ca
bệnh.
- Lách có thể sưng và xuất huyết.
- Đớm trắng xám có thể gặp ở vùng vỏ thận.
b. Bệnh tích vi thể
- Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng các xoang.
- Xuất huyết nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội
mô hay trong những tế bào nhu mô gan trong tế

bào Kuffer.
6. Chẩn đoán
Cần chần đoán phân biệt với các bệnh sau:
+ Bệnh Lepto: Viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm
lở loét miệng vàng da và niêm mạc, tăng số lượng
bạch cầu.
+ Bệnh Carre: Xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, xáo
trộn thần kinh, chứng sừng hóa ở mồm và bàn chân.
7. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của
chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để
tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
IV. BỆNH LEPTOSPIROSE TRÊN CHÓ
1. Đặc điểm
Bệnh Lepto là bệnh truyền nhiễm chung giữa
người, gia súc. Trong thể cấp tính chó bệnh thuờng
có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ói
ra máu và phân sậm màu hoặc gây hoàng đản, nước
tiểu vàng sậm, tỉ lệ chết có thể đến 60-90%.
Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức.
Việt Nam tỷ lệ nhiễm chó tương đối khá cao, 80 %
cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân.
2. Căn bệnh
- Virus thuộc 2 họ chính: Spirochaetaceae, trong
đó hai giống Borrelia và Trepponema gây bệnh.
- Sức đề kháng: Đề kháng yếu đối với nhiệt độ.
Nếu đun 50-55

0
C/1giờ thì lepto bị diệt. Khi ra ngoài
1 2
gặp nước trung tính và chổ rậm (25
0
C) mát,
Leptospira sống lâu, nhưng nếu pH nhỏ hơn 6,6 thì
khó sống, virus sống lâu trong nước tiểu chó.
3. Dịch tễ
- Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh
nhưng bệnh thường gặp trên chó đực.
- Chất chứa căn bệnh: Máu thường chỉ chứa
Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm.
- Dịch não tủy: có thể chứa Leptospira trong
khoảng 2 tuần.
- Đường xâm nhập : Leptospira có thể xâm nhiễm
qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết
thương ở da.
4. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhiễm Leptospira trong máu, nhân
lên mạnh mẽ và gây bại huyết sau đó chúng đến
định vị ở những cơ quan ưa thích, nhất là gan, thận.
Chính sự định vị ở 2 cơ quan này giải thích cho
những biểu hiện bệnh học khác nhau. Leptospira
trong giai đoạn bại huyết có thể đến những cơ quan
sinh dục gây xáo trộn sinh sản.
5. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5-15 ngày.
a. Dạng cấp tính
Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm,

sốt cao ở 40-41
0
C và suy nhược nặng. Có thể chia
làm 2 thể:
- Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất
huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với nhũng điểm
xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân
sậm màu có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết
trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt,
thường thấp hơn bình thường.
- Thể hoàng đản: Chó bệnh có biểu hiện viêm
kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da, khó thở tăng dần
cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong
giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở,
hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những
biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, chó chết trong
khoảng 5-8 ngày mắc bệnh.
b. Thể bán cấp tính và mãn tính
- Thể này tương ứng với sự phát triển hội
chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm thận mà
một trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều,
chứng khát nước rất nhiều cùng với ói mửa và tiêu
1 2
chảy. Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó
sẽ chết.
- Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo
trộn hô hấp, viêm màng móng mắt, viêm cơ….
6. Bệnh tích
a. Thể cấp tính
- Thể thương hàn:

+ Viêm dạ dày ruột xuất huyết.
+ Xuất huyết da và các niêm mạc.
+ Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất
huyết
- Thể hoàng đản:
+ Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai.
+ Niêm mạc vàng.
+ Bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm
và có thể xuất huyết.

b. Thể bán, mãn tính.
- Viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính.
- Vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có
urea trong máu.
7. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của
chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để
tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
V. BỆNH PARVOVIRUS (Bệnh do Parvovirus)
1. Đặc điểm
Gây viêm ruột xuất huyết lẫn dịch nhầy và máu
ói mửa nặng, bệnh thường nguy hiểm trên chó con,
tỷ lệ chết cao (50-100%), thể viêm cơ tim xảy ra ở
giai đoạn đầu trên chó con (2-4 tuần) suy giảm miễn
dịch, tỷ lệ tử số cao trên chó còn bú.
2. Căn bệnh
- Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng lớn nhất

khi làm lạnh, có thể giữ khả năng gây bệnh đến 8
tháng ở nhiệt độ ôn hòa, ở 56
0
C diệt 1 giờ, bị hủy
diệt bởi sút và Javen và các thuốc sát trùng như
NOVACIDE, NOVASEPT hay NOVADINE.
1 2
3. Dịch tể
- Tuổi mắc bệnh : bệnh nghiêm trọng ở 6-16
tuần tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi khác đều có thể
mắc bệnh.
- Nguồn virus chính là phân và nước.
- Virus xâm nhập phổ biến qua đường tiêu hóa.
- Lây lan trực tiếp: từ chó này đến chó khác, gián
tiếp do tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân chó
bị bệnh.
- Đối với thú chưa nhiễm bệnh thì mức độ cảm
thụ có thể đến 100%, nhưng chó sau khi tiêm chủng
hoặc cảm nhiễm tự nhiên được miễn dịch.
4. Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập 2-4 ngày, virus vào máu gây
nhiễm trùng máu, đồng thời kèm theo sự phát triển
của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus
phát triển trong những khe của tế bào ruột non, và
xuất hiện trong phân 3-4 ngày. Sau khi bị nhiễm,
đạt mức độ cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên
được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus
còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp
tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy
xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm

cơ thể thú suy giảm miễn dịch.
5. Triệu chứng
a. Thể viêm ruột
- Thời gian nung bệnh từ 3-5 ngày.
- Tập trung trên chó 2-4 tháng tuổi, chó ủ rủ,
bỏ ăn, sốt kéo dài khi triệu chứng tiêu chảy nặng
xuất hiện.
- Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
- Ối mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu thối
sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi, tùy vị trí
virus tấn công vào ruột.
- Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy
và có mùi đặc trưng.
- Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.
b. Thể viêm cơ tim
- Thường xảy ra với tỉ lệ thấp trên chó con nhỏ
hơn 2 tháng tuổi.
- Thú suy tim, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm
tím gan sưng, túi mật sưng, tim nhợt nhạt, nhão, lớp
mỡ quanh tim và cơ tim xuất huyết. Trong thể này
các biểu hiện ruột không rõ ràng, chó chết nhanh.
1 2
c. Thể kết hợp: làm chó chết nhanh
- Thoái hóa cơ tim, tim suy nhược, mất nước.
- Tiêu chảy ói mửa nặng, mất nước nhanh.
6. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
- Lách không có dạng đồng nhất.
- Hạch màng treo ruột triển dưỡng và xuất
huyết, ruột nở rộng xung huyết hay xuất huyết

thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung
mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc.
- Gan có thể sưng, túi mật căng.
- Trong thể cơ tim thường thấy thủy thủng ở
phổi.
b. Bệnh tích vi thể
- Trong trung tâm mầm, trong các hạch bạch
huyết màng ruột. Trên chó con còn bú tùy theo giai
đoạn phát triển của bệnh mà có bệnh tích, thủy
thủng hoặc hoại tử.
7. Chẩn đoán
- Dựa vào bệnh sử và những diễn biến của
triệu chứng lâm sàng: viêm dạ dày ruột xuất huyết,
thường ở độ tuổi 6 tuần đến 6 tháng.
- Sốt không cao, có thể chết nhanh hoặc khỏi
bệnh sau 5-6 ngày.
- Giảm số lượng bạch cầu sau 4-6 ngày
nhiễm bệnh.
8. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của
chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để
tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
+ Trên chó con: Chích vaccin lần đầu tiên vào
lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-5 tuần,
đồng thời định kỳ hàng năm tiêm phòng trở lại.
+ Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm
2 mũi. Mũi thứ nhất và mũi thứ hai cách nhau 3-5

tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc lại.
1 2
+ Các loại vaccin phòng bệnh Parvovirirosis:
Vanguard. Pluc.5 CV-L, Tetradog, Hexadog hoặc
Erican.
MỤC LỤC
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI CHÓ THỊT 3
PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI CHÓ ĐỰC GIỐNG
5
I. CHỌN GIỐNG 5
II. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CHÓ ĐỰC 7
III. SỬ DỤNG CHÓ ĐỰC GIỐNG 8
PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CÁI
SINH SẢN 9
I. CHỌN GIỐNG 9
II. CHĂM SÓC CHÓ CÁI SINH SẢN 10
III. CHĂM SÓC CHÓ CÁI MANG THAI 11
IV. CHÓ ĐẺ CON 12
PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CON
ĐANG BÚ SỮA 14
1 2
PHẦN 4: KỸ THUẬT NUÔI CHÓ CON SAU
CAI SỮA 20
PHẦN 5: SỰ KHÁC NHAU VỀ SINH LÝ
DINH DƯỠNG GIỐNG CHO TO, NHỎ 22
I. KÍCH THƯỚC ỐNG TIÊU HÓA 22
II. SỰ TRƯỞNG THÀNH 22
III. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG 23
IV. TUỔI THỌ 23
PHẦN 6: BỆNH CỦA CHÓ VÀ CÁCH ĐIỀU

TRỊ 24
I. BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÊN CHÓ 24
II. BỆNH CARRE 26
III. BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM
TRÊN CHÓ 32
IV. BỆNH LEPTOSPIROSE TRÊN CHÓ 36
V. BỆNH PARVOVIRUS (Bệnh do Parvovirus)
40
1 2

×