Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kỹ thuật nuôi dê làm giàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.81 KB, 29 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
1 2
LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI DÊ
Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật,
không lệ thuộc về khâu thức ăn. Nuôi dê không
chiếm quá nhiều diện tích đất, không tốn nhiều chi
phí thức ăn. Thịt dê thơm ngon và bổ dưỡng, được
thị trường rất ưa chuộng, nhất là ở những quán ăn,
nhà hàng.
Từ những đặc điểm trên mà nhiều bà con nông
dân trên cả nước đã chọn con dê làm vật nuôi để
phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ gia đình đã giàu
lên nhanh từ việc nuôi dê lấy sữa và dê lấy thịt.
Để việc nuôi dê đạt hiệu quả và cho năng suất
cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật
nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức
trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó
chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn
thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm
kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc dê.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích cho bà con nông dân.
1 2
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG DÊ
Dê đang nuôi ở các điạ phương nước ta gồm


nhiều loại giống khác nhau và các con lai của
chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách
Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.
Dê ta: dê địa phương hay còn gọi là dê cỏ có
màu lông đa dạng, phần lớn có màu vàng nâu hoặc
đen loang trắng. Trọng lượng trưởng thành 30-35
kg. Dê sơ sinh nặng 1,7-1,9 kg/con. Dê cái cho
lượng sữa bình quân 350-370gam/ngày với chu kỳ
cho sữa 90 -105 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của
dê là 6-7 tháng, số lứa đẻ trong năm 1,4 và đẻ bình
quân 1,3 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-
70%. Dê cỏ có nhược điểm là nhỏ con nhưng có ưu
điểm là thích hợp với chăn thả quảng canh với mục
đích lấy thịt.
Dê Bách Thảo: có nguồn gốc từ Ấn Độ, màu
lông tương đối đồng nhất 60% đen, 40% trắng (dê
đốm trắng hoặc trắng đốm đen). Biểu hiện đặc trưng
nhất của dê này là sống mũi nhô, miệng rộng và thô,
tai cụp xuống, có nhiều con có 2 mấu thịt ở cổ gọi
là hoa tai, đầu thô dài. Phần lớn dê không có sừng,
một số con có sừng nhưng sừng nhỏ chếch ra 2 bên
và chĩa về phía sau. Con cái đầu cổ thanh chắc,
mông nở, bầu vú hình bát úp, núm vú dài 4-6 cm,
nặng 36-40 kg, cao 55-58 cm, con đực nặng 46-53
kg, cao 60-64 cm, khả năng sinh sản của dê tốt, tỷ lệ
sinh đôi nhiều, một số có thể sinh 3. Trọng lượng sơ
sinh khoảng 2-2,5 kg/con, tốc độ tăng đàn và tỷ lệ
nuôi sống rất cao.Tuổi phối giống lần đầu là 10-12
tháng. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 6-8 tháng,
bình quân 1 dê cái cho 1,9 lứa/năm, tỷ lệ nuôi sống

đến cai sữa 1,7 con/cái/năm.
1 2
Dê Alpin là giống dê sữa, có nguồn gốc từ Pháp.
Dê có tầm vóc lớn, màu lông cố định đen, nâu vàng
đến trắng. Đa số có màu xám hạt dẻ. Dê có sừng
hoặc không có sừng, có hoặc không có râu cằm,
dáng tai vểnh, trán và mông rộng, bầu vú phát triển
lớn. Lượng sữa bình quân 900-1000 lít, chu kỳ cho
sữa 240-250 ngày. Trọng lượng trưởng thành đối
với dê cái 40-42 kg, dê đực 50-55 kg.
Dê Barbari có nguồn gốc Ấn Độ, tầm vóc
tương đối nhỏ, màu lông trắng thường có đốm nâu,
tai mảnh, nhỏ và đứng thẳng, sừng xoắn dài hướng
về phía trên và ra đằng sau. Con đực có râu cằm
rậm. Trọng lượng trưởng thành khoảng 30-35 kg, dê
cái có bầu vú phát triển lớn, lượng sữa bình quân
0,9-1 lít/ngày với chu kỳ cho sữa 145-148 ngày.
Khả năng sinh sản 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê
rất tạp ăn, chịu đựng kham khổ tốt, phù hợp với
hình thức chăn thả ở nước ta.
1 2
PHẦN 2
KỸ THUẬT CHỌN DÊ GIỐNG
I. CHỌN DÊ CÁI GIỐNG
Dê cái làm giống cần có các đặc điểm sau:
- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía
đầu.
- Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có
một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng

tiêu hoá tốt.
Dê cái giống
- Hông rộng và nghiêng đảm bảo cho dê có bầu
vú gắn chặt vào phần bụng, những mạch máu lớn
nổi rõ ở phía sau vú; khớp mắt cá thẳng tránh cho
dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu
trên bầu vú; những núm vú to dài từ 4-6cm nằm
vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần
bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân
sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới
nách chân trước.
- Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.
- Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao,
mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.
- Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.
II. CHỌN DÊ ĐỰC GIỐNG
- Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả
năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính
hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai,
phẩm chất đời con sinh ra tốt.
- Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài,
cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi
khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều
đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.
- Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản,
đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.
1 2
III. CHỌN GIỐNG DÊ NĂNG SUẤT CAO
Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen
thuộc như dê Bách thảo, Boer , hiện chúng ta còn

có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng
suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất
cao và cách chọn lựa loại giống dê này.
1. Những giống dê năng suất cao
- Dê Barbari: Đây là giống dê sữa của Ấn Độ có
tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng, trắng đốm
nâu, sừng dẹp và ngắn, tai mảnh nhỏ và đứng thẳng
trên đầu, mặt thẳng, chân yếu. Con đực có râu cằm
rậm. Dê Barbari thích nghi tốt với điều kiện nuôi
nhốt, nơi thiếu bãi chăn nuôi.
- Dê Jamunapari: Đây là giống dê có nguồn gốc
từ Ấn Độ, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng
lượng trưởng thành 50-60kg, con đực 70-80kg. Khả
năng sinh sản 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm, cho sữa
1,4-1,6kg/ngày (chu kỳ 180 ngày). Dê phàm ăn,
chịu đựng tốt thời tiết nóng.
- Dê lai giữa giống Saanen, Alpine với Bách
thảo, Barbari: Là nhóm dê được tạo ra từ dê đực
Saanen hay Alpine với dê cái Bách thảo hay
Barbari, phần lớn có màu lông trắng (với Saanen)
và màu lông nâu (với Alpine).
2. Cách chọn giống
- Chọn dê cái hướng sữa
Nên chọn dê cái có đặc điểm: Đầu rộng, hơi dài,
cơ chắc khoẻ, vẻ mặt linh động. Hàm dài khoẻ. Cổ
dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, sườn
cong và xiên về phía sau. Chân trước thẳng, cân đối.
Hông rộng, hơi nghiêng đảm bảo cho dê cái có bầu
vú gắn chặt vào phần bụng. Những mạch máu lớn
nổi rõ ở phía sau. Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê

khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên
bầu vú. Những núm vú to dài từ 4 - 6cm treo vững
vàng trên bầu vú, bầu gắn chắc vào phần bụng, gọn
về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước
bầu vú, gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới
nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng
nhiều sữa.
Ngoài những đặc điểm trên, cần chọn những dê
cái đẻ dễ dàng, ăn tốt và dễ vắt sữa.
- Dê cái giống hướng thịt
Đảm bảo những đặc điểm ngoại hình sau: thân
hình đều đặn, đầu nhỏ và nhẹ, cổ vừa phải, thon,
ngực nở và sâu, lưng thẳng và rộng, bộ phận sinh
dục nở nang, chân khoẻ, da mềm mại, lông mượt,
khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 - 20kg lúc
9 - 10 tháng tuổi.
1 2
- Dê đực giống hướng sữa
Dê đực có đầu rộng, thân hình cân đối, cổ to,
ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, hai tinh hoàn
to và đều đặn, chọn con đực từ con mẹ là dê cao sản
từ lứa thứ 2-4 (chọn con đực từ con một) và chọn
con đực từ con bố tốt.
- Dê đực giống hướng thịt
Chọn những con có đầu to, cổ khoẻ, thân hình
cân đối xương chắc, đùi nổi bắp thịt, gân chân khô,
hai hòn cà to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn,
hoạt bát, tính dục hăng. Dê đực phải đảm bảo dòng
giống cần dựa vào nguồn gốc và đàn con để đánh
giá: bố mẹ đẻ sai, đàn con khoẻ mạnh, chóng lớn.

PHẦN 3
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ CỎ,
DÊ LAI
Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh
sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu
ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Giống dê đang nuôi phổ biến hiện nay trong
nhân nhân là giống dê cỏ, tầm vóc nhỏ, năng suất
thịt thấp, cần được lai với giống dê Bách Thảo, dê
đực ngoại để có dê lai tầm vóc to, cho nhiều thịt.
I. CÁCH CHỌN GIỐNG
1. Chọn dê cái sinh sản
Dê cái phải đảm bảo yêu cầu: thân hình thanh,
mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê cái mắn
đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê
con mau lớn.
2. Chọn dê đực giống
Không dùng dê đực cỏ địa phương làm giống,
nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm
1 2
vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết
tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh,
bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn
cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống
Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.
II. PHỐI GIỐNG
Để tránh đồng huyết, hàng năm cần chuyển đổi
đực giống trong đàn cái hợp lý, không cho dê đực
giống là anh giao phối với em, hoặc dê đực giống là
bố giao phối với con, cháu.

- Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cái là từ 7
tháng tuổi trở lên; dê đực giống Bách Thảo, dê
ngoại, dê lai là từ 8 - 9 tháng tuổi.
- Cứ 18-21 ngày dê cái động dục một lần, mỗi
lần 2-3 ngày. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có
biểu hiện động dục. Biểu hiện động dục thường
thấy là như thích gần con đực, dê cái ve vẩy đuôi,
kém ăn, nhảy lên lưng con khác, âm hộ sưng, niêm
mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm dịch từ âm đạo chảy da.
Sau khi phối 18-20 ngày nếu không thấy thụ
thai, dê cái sẽ động dục lại.
III. THỨC ĂN
Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá
mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu,
sim mua và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sắn, khoai lang,
lạc…, thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi,
chuối , các loại này dê rất thích ăn.
Lưu ý:
- Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc
hoặc lẫn đất, cát.
- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù
đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.
- Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Mùa đông
khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3-
5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả
mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê về chuồng.
- Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê
liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.
Khẩu phần ăn cho dê:

- Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức
ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể
trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê cái
1 2
Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4%
= 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh
(0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg).
Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK
và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ
tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
- Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.
- Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg
Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng
thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo
nhu cầu năng lượng và protein.
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của
dê được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng
phát triển.
- Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của dê cũng
được tính theo thể trọng cho duy trì, sinh trưởng
phát triển.
- Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng
của dê, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng
phát triển và các nguồn thức ăn hiện có mà xây
dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu
phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh
dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn,
nhất là đạm, khoáng, sinh tố Nên bổ sung đá liếm
tự do cho dê.
Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng

suất sữa khác nhau (kg/con/ngày):
Thành phần
thức ăn
Dê 30kg
cho 1 lít
sữa
Dê 40kg
cho 1,5
lít sữa

50kg
cho 2
lít sữa
Cỏ lá xây xanh 3,0 4,0 4,5
Lá cây họ đậu 1,0 2,0 2,5
TĂ hỗn hợp
(14-15%
Protein)
0,3-0,4 0,6-0,7 0,9-1,0
IV. CHĂM SÓC DÊ MẸ VÀ DÊ LAI
- Dê chửa 150 ngày (dao động từ 147-157 ngày)
thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau khô lớp
màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở dê con.
- Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay
nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng dê con.
- Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống
nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10%.
1 2
- Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3-5 ngày
đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ tiêu, sau đó

chăn thả gần nhà, tối về chuồng cho dê mẹ ăn thêm
0,2-0,3kg thức ăn xanh/ngày.
- Đến 21-30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo
đàn.
- Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực,
cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước
khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm 0,1-0,3kg ngô,
khoai, sắn/con/ngày.
V. YÊU CẦU CHUỒNG TRẠI
Nuôi dê phải làm chuồng sàn cách mặt đất 50-
80cm. Chuồng luôn khô, sạch, thoáng mát vào mùa
hè và tránh được gió vào mùa đông.
- Sàn bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe
rộng 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh cho dê không
bị kẹt chân.
- Nên có ngăn riêng cho:
+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.
+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần
tuổi.
+ Cho các loại dê khác.
- Có máng cỏ và máng uống nước.
- Có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định
kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế bằng
vôi bột 1 tháng/lần.
- Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:
+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7-1 m
2
/con.
+ Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3-0,5 m
2

/con.
VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
- Phòng bệnh: định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại
vacxin tụ huyết trùng và tẩy giun sán cho dê 1 lần.
- Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và
sau khi về chuồng để phát hiện những con dê bỏ ăn,
đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp
thời trị bệnh.
1 2
PHẦN 4
ĐẶC ĐIỂM CỦA DÊ BÁCH THẢO
I. XUẤT XỨ
Về nguồn gốc và theo phân loại động vật, dê
Bách Thảo cũng thuộc lớp động vật có vú
(Mammalia), bộ móng chãn (Artiodactyla), bộ phụ
nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), họ
phụ dê cừu (Capra rovanae), loài dê (Capra hircus),
giống dê Bách Thảo.
Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt và sữa
nổi tiếng ở nước ta. Dê có nhiều tên gọi khác nhau
nhưng cũng na ná giống nhau như Bắc Thảo, Bát
Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi thống
nhất là Bách Thảo từ sau Hội nghị nghiên cứu và
phát triển chăn nuôi dê toàn quốc tổ chức tại Thành
phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 1992.
Có nhiều ý kiến cho rằng dê Bách Thảo là giống
dê được hình thành từ việc tạp giao giữa dê cỏ và
các giống dê được nhập vào nước ta từ hàng trăm
năm trước như Alpine, Anglo Nubian. Qua một thời
gian khá dài hàng trăm năm thích ứng với điều kiện

thời tiết khắc nghiệt nóng khô của vùng cực nam
Trung Bộ, dê Bách Thảo ngày nay có những đặc
điểm rõ rệt cả về hình thái lẫn sinh học mang dấu ấn
của vùng sinh thái nóng khô.
II. PHÂN BỐ
Số lượng dê Bách Thảo hiện nay không lớn
lắm, trên dưới 10 000 con, được nuôi tập trung chủ
yếu ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: Phan Thiết,
Phan Rang, Khánh Hoà. Các tỉnh miền Bắc bắt đầu
nuôi giống dê này từ những năm 90, sau khi được
nhập vào Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây,
Hà Tây.
III. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê
Bách Thảo. Dê có màu lông tương đối đồng nhất
hơn dê cỏ, thường là đen (chiếm khoảng 60%, còn
lại là đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen (chiếm
khoảng 40%) các màu khác rất ít thấy. Nhìn chung
dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn có
hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn
chân. Điển hình của dê Bách Thảo là sống mũi dô,
miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm. Đầu
thô, dài, phần lớn dê không sừng, một số có sừng thì
1 2
sừng nhỏ, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, tai
to cúp xuống, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ gọi là
hoa tai. Con cái có cấu tạo ngoại hình theo hướng
của con vật cho sữa, bầu vú phát triển, có hình bát
úp, núm vú dài 4-6 cm; con đực có tầm vóc to hơn.

Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không
có răng cửa hàm trên. Dê đẻ 5- 10 ngày đã có 4 răng
cửa sữa, sau 3-4 tháng thì có đủ 8 răng cửa sữa.
Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn và trắng, nhãn;
răng vĩnh viễn có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi răng
sữa, màu hơi vàng và có những vạch đen ở mặt
trước. Sự phát triển của dê liên quan chặt chẽ với
việc mọc và thay răng, người ta có thể xem răng dê
để xác định tuổi.
3.2. Đặc điểm tiêu hoá
Dê Bách Thảo cũng thuộc loài nhai lại, có cấu
tạo dạ dày bốn túi, chức năng và các đặc điểm tiêu
hoá ở từng túi và ở các phần sau của bộ máy tiêu
hoá tương tự như dê cỏ.
IV. TÍNH NĂNG SẢN XUẤT
4.1 Khả năng sinh trưởng
Dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn so với dê cỏ,
khối lượng cơ thể trưởng thành với con cái 40-45kg,
cao 65-70cm, con đực nặng 60-65kg, cao khoảng
85-90cm. Dưới đây là số liệu tham khảo về khối
kượng dê từ sơ sinh đến trưởng thành.
Khối lượng cơ thể dê sơ sinh đến 36 tháng tuổi (kg)
Tháng tuổi Khối lượng
Đực Cái
Sơ sinh 2,8 2.5
1 6,8 6.1
2 9,6 8.7
3 13,5 11.5
4 16,1 13.4
5 18,2 14.9

6 22,6 18.3
9 32,6 26.1
12 40,0 31.2
18 48,1 35.2
24 56,2 38.6
30 60,3 40.1
36 63,2 41.9
Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.
1 2
Tầm vóc của dê cũng được thể hiện qua kích
thước các chiều đo cơ thể, đặc biệt ba chiều đo
chính là cao vây, dài thân chéo và vòng ngực. Cũng
theo các tác giả trên thì dê Bách Thảo trưởng thành
có trung bình chiều cao vây là con đực 87,4cm, con
cái 66,8cm; dài thân chéo con đực 85,0cm, con cái
70,0cm và vòng ngực con đực 93,0cm, con cái
80,4cm. Tất tả các chỉ tiêu về khối lượng và các
chiều đo cơ thể dê đực đều lớn hơn dê cái.
4.2 Khả năng sinh sản
4.2.1 Khả năng sinh sản của dê đực
Dê Bách Thảo cũng có tuổi thành thục sinh dục
tương tự dê cỏ, dê đực có tuổi thành thục về tính lúc
4-6 tháng tuổi, nhưng lúc này tầm vóc cơ thể còn
nhỏ, nên thường tuổi sử dụng thích hợp là khoảng
6-8 tháng tuổi trở lên, khi tầm vóc cơ thể đạt trên
50% khối lượng lúc trưởng thành.
Một số chỉ tiêu sinh sản của dê đực Bách Thảo
Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình
Biến
động

Tuổi thành thục
về tính
Ngày 163.4 120-180
Khối lượng lúc
thành thục
Kg 19.3
Tuổi đưa vào sử
dụng
Ngày 241.3 185-330
Khối lượng khi
sử dụng
Kg 28.7
Phẩm chất tinh
Lượng tinh 1
lần xuất
ml 0.581
Hoạt lực tinh
trùng
% 77.3
Nồng độ tinh
trùng
tỷ/ml 0.944
Tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình
% 5.82
Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.
1 2
2.2.2 Khả năng sinh sản của dê cái
Dê cái Bách Thảo có tuổi thành thục sinh dục
khoảng 6-7 tháng tuổi, tuổi động dục lần đầu trung

bình 6-7 táng, tuổi cho phối giống thích hợp thường
chậm hơn một ít, khoảng 7 tháng tuổi khi khối
lượng cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng
thành. Dê thường có tuổi đẻ lứa đầu lúc một năm
tuổi, thời gian động dục lại sau khi đẻ trung bình 2
tháng; thời gian mang thai khoảng 5 tháng và
khoảng cách hai lứa đẻ là 7-8 tháng. Theo thống kê
trong sản xuất cũng như trong trại thí nghiệm thì
75% lứa đẻ của dê là đẻ đôi hoặc ba. Đây là một
giống có tỷ lệ sinh sản tốt hiếm thấy.
Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Bách Thảo
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Trung
bình
Biến
động
Tuổi động dục lần đầu Ngày 191,19
135-246
Khối lượng lúc động
dục lần đầu
Kg 19,76
Tuổi phối giống lần
đầu
Ngày 202,81 165-255
Khối lượng lúc phối
giống lần đầu
Kg 21,68
Tuổi đẻ lần đầu Ngày 346 300-395

Chu kỳ động dục Ngày 26,88 16-43
Thời gian động dục Giờ 34,58 18-43
Thời gian mang thai Ngày 148,1 143-151
Thời gian đẻ Phút 48,4 28,2-94,5
Số con đẻ ra/lứa Con 2,09 1-4
Thời gian động dục lại
sau đẻ
Ngày 60,36 12-78
Khoảng cách hai lứa
đẻ
Ngày 217
Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.

Mùa sinh sản cũng tương tự dê cỏ, dê Bách Thảo
động dục và phối giống tập trung rõ rệt vào 2 mùa:
từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12,
do vậy đẻ tập trung vào tháng 2 đến tháng 5 và
tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Mùa sinh sản liên
quan nhiều đến nhiệt độ môi trường, thời tiết mùa
đông ấm áp và mùa thu mát mẻ thích hợp cho sinh
sản, còn mùa hè nóng bức và mùa đông giá rét đã
hạn chế nhiều đến sinh sản của dê: tỷ lệ động dục
rất thấp.
4.3. Khả năng cho sản phẩm
Dê Bách Thảo cũng được sử dụng như một gia
súc kiêm dụng, khả năng cho thịt và sữa đều tốt,
1 2
ngoài ra dê còn cung cấp những sản phẩm có giá trị
khác.
4.3.1. Khả năng cho thịt

Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt tốt, tỷ
lệ thịt xẻ 40-45%, tỷ lệ thịt tinh đạt từ 30-35%.
Dưới đây là số liệu tham khảo tỷ lệ các phần trong
cơ thể dê khi mổ khảo sát.
Tỷ lệ các bộ phận, thân thịt và phẩm chất thịt dê
Bách Thảo
Chỉ tiêu Đơn vị Dê đực Dê cái
Khối lượng dê mổ thịt kg 35,2 25,52
Tỷ lệ đầu % 7,4 7,24
Tỷ lệ chân % 2,0 2,0
Tỷ lệ lông da % 7,5 8,3
Tỷ lệ phủ tạng % 29,1 34,6
Tỷ lệ máu % 3,7 6,01
Tỷ lệ thịt xẻ % 46,77 38,9
Tỷ lệ xương % 14,37 11,53
Tỷ lệ thịt tinh % 32,39 27,37
Tỷ lệ nước trong thịt % 77,6 77,6
Tỷ lệ protein trong thịt % 19,49 19,49
Tỷ lệ mỡ trong thịt % 0,98 0,98
Tỷ lệ khoáng trong % 1,14 1,14
thịt
Nguồn: Đinh Văn Bình và ctv, 1995.
Thịt dê Bách Thảo cũng có chất lượng khá, các
tỷ lệ vật chất khô, prolein, mỡ đều thấp hơn so với
thịt dê cỏ, nhưng hàm lượng mỡ trong thịt thấp là
chỉ tiêu tốt vì được nhiều người ưa chuộng hơn.
4.3.2. Khả năng cho sữa
Dê Bách Thảo có khả năng cho sữa khá cao với
năng suất trung bình trên 1 kg/ngày trong thời gian
cho sữa 5 tháng một chu kỳ vắt, sản lượng sữa bình

quân 170kg một chu kỳ, như vậy với khoảng cách
hai lứa đẻ như trên, một năm dê có thể sản xuất
khoảng 300 kg sữa. Sữa dê có hàm lượng vật chất
khô khá cao khoảng 15%, đặc biệt tỷ lệ mỡ sữa
5,5% cao hơn nhiều so với sữa bò.
Sản lượng và phẩm chất sữa dê Bách Thảo
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giá trị trung
bình
Thời gian cho sữa Ngày 145,93
Năng suất sữa bình
quân/ngày
Kg 1,18
Sản lượng sữa bình
quân/chukỳ
Kg 172
Tỷ lệ vật chất khô của sữa % 15,04
1 2
Tỷ lệ protein sữa % 3,34
Tỷ lệ mỡ sữa % 5,44
Tỷ lệ đường sữa % 4,6
Tỷ lệ khoáng % 0,96
4.3.3. Các sản phẩm khác
Dê Bách Thảo chủ yếu được nuôi để sản xuất
thịt và sữa. Tuy vậy, cũng như dê cỏ, dê Bách Thảo
cũng cho các sản phẩm khác có giá trị. Da dê có thể
dùng làm túi xách, va li, giày dép. Xương dê, huyết
dê, dạ dày dê, gan dê, tinh hoàn dê, thịt dê. . . đều là
những nguyên liệu quý trong y học để chữa bệnh và

bồi bổ sức khoẻ.
V. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ƯU VIỆT CỦA DÊ
BÁCH THẢO
Dê Bách Thảo không cạnh tranh lương thực với
con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ,
thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp
khác. Dê Bách Thảo tận dụng rất tốt các loại thức ăn
thô xanh để chuyển hoá thành sản phẩm có giá trị.
Dê cho nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế và y học.
Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa của dê
Bách Thảo khá tốt, hơn hẳn dê cỏ, có thể dùng
giống dê này để cải tạo khả năng sản xuất các giống
dê khác, thông thường cho tạp giao với dê cỏ. Đặc
điểm nổi bật của dê Bách Thảo là ở tính năng sinh
sản, đẻ nhiều con hơn các giống dê khác, tỷ lệ đẻ
đôi, đẻ ba rất cao, ngay trong sản xuất cũng đạt tới
70-75%. Đây là lợi thế cho việc nhân đàn.
Dê có khả năng chịu đựng kham khổ và chống
đỡ bệnh tật tốt, dễ nuôi, ít ốm đau, ít mắc những
bệnh hiểm nghèo, thích ứng rộng rãi với nhiều vùng
trong cả nước. Dê Bách Thảo tính nết hiền lành,
sạch sẽ, dễ gần, thích đùa dờn với người nuôi, có
thể nuôi nhốt hoàn toàn mà không hề phá phách.
Đầu tư cho nuôi dê không lớn, quay vòng vốn
nhanh, tận dụng được lao động phụ, thích hợp với
điều kiện của người nông dân nghèo.
1 2
PHẦN 5
KỸ THUẬT NUÔI DÊ SỮA
I. CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ
phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa
trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho
dê ăn ngon, cháo cám tùy theo năng suất, chất
lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào
thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu
thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon
thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn
hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức
ăn tăng mà còn có thể gây nên nhiều bệnh tật, nhất
là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.
Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu
cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ
vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 kg/100
kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và
đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14-15 (trung bình
4,5 kg/100 kg thể trọng), rồi lại giảm dần. Nói
chung, nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5-
6% thể trọng là thích hợp.
II. TIÊU CHUẨN CHO ĂN
Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn
ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau
đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa, tiêu
chuẩn cho ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm
chất sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa là 4 - 4,5%, năng suất 1
kg/ngày thì dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và
50 gram Protein dễ tiêu.
Đối với dê cái non, mới giao phối lần đầu, chưa
thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng
Protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15

gam Protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi
ngày thêm 0,15 kg thức ăn và 20 gam Protein dễ
tiêu. Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2-
0,3 kg thức ăn và 25-30 gam Protein dễ tiêu.
Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng
tốt, cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối,
khoáng, sinh tố vào khẩu phần thức ăn hằng ngày
cho dê.
Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy trong vòng
2 tuần mà năng suất sữa không tăng thì không nên
cho ăn thêm nữa.
III. NGUYÊN TẮC KẾT HỢP KHẨU PHẦN
ĂN
1 2
- Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất
sữa hằng ngày.
- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để
giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và
đúng tỷ lệ năng lượng, Protein trong khẩu phần.
- Để kích thích tối đa khẩu vị của dê cần dùng
nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.
Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa ở một số địa
phương cho thấy: Đối với loại dê có thể trọng trung
bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả
từ 5-6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên, khi về chuồng cần
cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo dậu tươi hoặc
cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp.
Nếu cho dê sữa ăn urê thì không được vượt mức
1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô)
và không nhiều hơn 1/3 tổng số Protein. Nên cho dê

ăn gỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối
hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu, thì bổ sung thêm
thức ăn hỗn hợp có 14% Protein và photpho dạng
mononatri photphat.
Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo, thì bổ sung
thêm thức ăn hỗn hợp có 16-18% Protein. Nhất thiết
phải cho dê sữa ăn thêm Canxi, photpho, muối ăn
và iốt

PHẦN 6
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức
sống mãnh liệt, nhưng trên đàn dê sữa cao sản, dê
thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém
hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý,
nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại đúng mức và chủng
ngừa thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Các chi phí về thuốc men, thú y, chăm sóc thú
bệnh và giảm năng suất sẽ làm hao tốn nhiều tiền
bạc trong một thời gian ngắn. Nhiệt độ và ẩm độ
cao ở vùng nhiệt đới là điều kiện tốt cho vi trùng và
ký sinh trùng phát triển hay sống tiềm sinh trong
một thời gian dài. Do đó nhà chăn nuôi phải thường
xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể phát
hiện và điều trị kịp thời.
Sau đây là các bệnh thường gặp ở dê:
1. Bệnh tiêu chảy
1 2
Trên dê con do sức đề kháng còn yếu, dê dễ bị
nhiễm các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy do vú

hay sữa mẹ bị nhiễm. Dê con thường mắc bệnh
trong 4 - 10 ngày tuổi. Phân nhão có màu trắng tới
vàng và nhão, sau đó thành dịch lỏng có mùi hôi.
Do bị mất nước nên dê con ốm, lông xù. Vệ sinh
chuồng trại tốt, bú đủ sữa đầu có thể phòng được
bệnh này. Trước tiên cho dê con uống dung dịch
điện giải để tránh mất nước và có thể điều trị bằng
kháng sinh như neomycin hay sulfamide như
sulfaguanidin. Trên dê lớn có thể do nhiễm độc từ
thức ăn hay ký sinh trùng hoặc cả hai. Phải tìm ra
nguyên nhân để điều trị.
2. Bệnh viêm phổi
Xảy ra trên mọi lứa tuổi ở dê. Bệnh có thể do
Mycoplas-ma. Bệnh này có thể lây lan do giọt
nước mũi của thú bệnh. Bênh xảy ra nhiều lúc ẩm
ướt và có thể tử vong đến 100%. Hiện đã có vaccin
phòng ngừa, nhưng chưa có ở nước ta. Ngoài ra
bệnh có thể gây ra do Pastuerella như P.
haemolytica hay P. multocida. Bệnh xảy ra khi thú
bị stress như khi bị vận chuyển xa. Có thể chữa trị
bằng kháng sinh như ampicilline, kanamycine hay
tylosin hoặc sulfamid kết hợp với các thuốc trợ lực
như caffein, sinh tố C, B.
3. Bệnh viêm ruột hoại tử
Gây ra do độc tố của trực trùng hiếm khí
Clostridium perfringens nên mầm bệnh có thể tồn
tại trong thiên nhiên rất lâu và lan truyền theo thức
ăn, nước uống. Dê bệnh bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy
có lẫn dịch nhờn hay máu và rất thối. Dê hay nằm,
sốt cao sau cùng có triệu chứng thần kinh và chết.

Phòng ngừa bằng vaccine. Có thể điều trị bằng
kháng sinh như terramycine hay neomycine, tiêm
truyền glucose, caffein. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng
tốt có thể hạn chế bớt tử số.
4. Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm
Bênh lây lan rất nhanh xảy ra trên mọi lứa tuổi,
nhưng xảy ra nhiều trên dê theo mẹ và dê sau cai
sữa. Bệnh không trầm trọng. Phần trong miệng, môi
bị sưng lở loét. Khi nặng có thể xảy ra ở mũi, mặt,
tai và bầu vú. Bệnh gây ra do một loại virus hướng
thường bì gây ra. Cách ly thú bệnh, sát trùng
chuồng trại khu thú bệnh bằng vôi hay formaline.
Dùng các dung dịch sát trùng như thuốc tím, nước
muối, oxy già… sau đó bôi các thuốc kháng sinh
1 2
dưới dạng thuốc mỡ hay bột lên vết thương sau khi
thấm nước phèn. Nên tiêm thêm sinh tố A và C để
tăng sức đề kháng. Đã có vaccine ngừa bệnh, nhưng
có thể chưa có ở nước ta.
5. Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi ở dê. Nguyên nhân
chính do Pastuerella multocida, nhưng thường kết
hợp với một số vi trùng cơ hội như streptococcus,
staphylococcus, myco-plasma… lan truyền theo thức
ăn, nước uống. Vi trùng Pastuerella thường tiềm sinh
trong vùng thanh, khí quản nên khi dê bị stress như
thời tiết thay đổi, vận chuyển đường dài, bị ký sinh
trùng… bệnh sẽ phát triển. Triệu chứng điển hình là
bỏ ăn, sốt cao, chảy nước bọt, nước mũi, khó thở, kết
mạc sung huyết, vùng hầu, họng sưng to, tiêu chảy

với phân có máu. Thể cấp tính làm dê chết rất nhanh.
Do đó, phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn dê. Nếu phát
hiện kịp có thể điều trị bằng kháng sinh liều cao như
oxytetracycline hay sulfamide.
6. Bệnh lở mồm, long móng
Trên dê mức độ lây lan vừa phải, cục bộ. Dê con
mẫn cảm với bệnh nên dễ chết. Bệnh tích là các nốt
loét ở bên trong miệng, lưỡi và các khe nứt giữa
phần móng và phần mềm của bàn chân. Do đi lại,
ăn uống khó khăn nên dê giảm sức tăng trọng, hay
sản lượng sữa. Bệnh do virus nên không có thuốc
đặc trị mà chỉ sát trùng vết thương và tăng cường
sức đề kháng và chống phụ nhiễm. Tốt nhất là
chủng ngừa.
7. Viêm kết mạc truyền nhiễm
Do một số vi trùng như mycoplasma,
chlamydia… lan truyền vào tuyến lệ do tiếp xúc với
thú bệnh hoặc gián tiếp do ruồi, côn trùng… Kết
mạc mắt bị xung huyết, chảy nhiều nước mắt, có
nhiều ghèn nên hai mí mắt bị dính lại. Dê sợ ánh
sáng. Nếu nặng dê có thể bị mù mắt. Điều trị bằng
cách dùng bông tẩm dung dịch sulfat kẽm 10% kết
hợp với thuốc mỡ oxtetracycline với liệu trình 4 - 5
lần mỗi ngày. Nên tiêm thêm sinh tố A để giúp mắt
chóng hồi phục.
8. Bệnh thối móng
Do vi trùng Spherophorus necrophorus truyền
qua các vết thương ở chân. Nền đất ẩm ướt, nhiều
chất hữu cơ là điều kiện thuận lợi cho vi trùng này
phát triển. Do đó đàn dê chăn thả, di lại trên nền đất

ẩm ướt thường bị bệnh này. Triệu chứng là các vết
1 2
loét ở phần sừng và dưới lớp sừng móng chân chứa
đầy dịch lỏng màu vàng, rất hôi thối làm cho cả
vùng móng sưng lên, dê bị đau và sốt. Kết hợp bôi
thuốc kháng sinh như tetran với ngâm chân trong hố
ngâm có chứa dung dịch sulfat đồng 5% hay
formalin 10% liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
9. Bệnh cầu trùng
Do một loài nguyên sinh động vật Eimeria kết
hợp với một số vi khuẩn đường ruột gây ra. Thường
xảy ra trên dê con và dê hậu bị, lan truyền do ăn phải
noãn nang cầu trùng đã nở ra trong môi trường kém
vệ sinh, gây bệnh bên trong niêm mạc ruột. Triệu
chứng là tiêu chảy có hay không có máu. Do thiếu
máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau
vùng bụng. Thuốc thường dùng là sulfamid. Phòng
ngừa bằng cách nuôi dê trên sàn, vệ sinh môi trường.
10. Bệnh giun đũa
Dê non dễ cảm nhiễm hơn dê lớn. Lan truyền
bằng ấu trùng thải ra ngoài theo đường thức ăn và
nước uống. Mức độ nhiễm thể hiện qua thể lực yếu
kém thiếu máu, lông xù, tiêu chảy. Nên nuôi nhốt
và vệ sinh môi trường, tẩy giun định kỳ bằng
levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole.
11. Bệnh sán dây
Do ăn phải ký chủ trung gian của sán dây. Triệu
chứng tương tự như trên giun tròn. Điều trị bằng
niclo-samide.
12. Bệnh sán lá gan

Thường do ăn cỏ ở các vùng đầm lầy. Do hai
loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra.
Niêm mạc mũi, mắt, miệng có màu nhợt nhạt,
thường tích nước ở dưới phần bụng, hàm dưới do
sán phát triển ở gan, ống dẫn mật. Thuốc phòng và
trị là Dertin - B.
13. Bệnh giun phổi
Do giun Dictyocaulus ký sinh trong các đường
phế quản, phế nang của phổi. Dê bị còi cọc, xù
lông, hay ho và chảy nước mũi vào buổi sáng sớm
và chiều tối.
14. Ve
Hai loài ve chuyên bám trên da dê để hút máu là
Damalina và Linognathus. Lây lan do tuyền trực
tiếp hay gián tiếp qua môi trường. Do mất máu nên
dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy. Thường xuyên chải
1 2
lông để phát hiện kịp thời. Dùng một số thuốc sát
trùng như asumtol, chlor-fervinfos…
15. Ghẻ
Có hai giống ghẻ là Psoroptes và Sarcoptes ký
sinh trên da, lan truyền trực tiếp hay gián tiếp từ dê
bệnh. Dê ngứa ngáy, rụng lông và đóng vẩy. Có thể
dùng ivermectin hay cythion.
PHỤ LỤC
CÁCH CHẾ BIẾN THỊT DÊ
I. CÁCH LÀM THỊT DÊ KHÔNG MÙI HÔI
Thịt dê hay thịt cừu tươi đều có mùi rất đặc
trưng của loài vật này mà khi ngửi được, nhiều
người đã rất dị ứng khó chịu. Vậy làm cách nào để

khử được mùi hôi của nó? Dưới đây là các cách rất
đơn giản để giúp bạn khử mùi hôi ở thịt dê một cách
hiệu quả.
1 2
1. Bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước
nóng, thêm một ít bã rượu. Tỉ lệ như sau: cứ 500g
thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Nước sôi
vớt ra, thịt dê đã hết mùi gây.
2. Rửa sạch thịt dê bằng nước nóng, cắt thành
những miếng to rồi cho một lượng hương liệu vừa
phải (như hồi hương, quế, hồ tiêu ), tốt nhất là hồi
hương và quế), cho cả vào xoong luộc tới lúc sôi thì
hãy vớt thịt ra là đã hết mùi gây.
3. Gói tía tô, sa nhân, đinh hương, sơn trà đã
đập và thái nhỏ vào miếng vải sô sạch, túm chặt cho
vào nồi nấu thịt dê sẽ khử mùi gây và cho thịt dê
một hương vị ngon.
4. Ngâm thịt dê bằng một chén chè đặc trước khi
xào. Cách xào thịt dê cũng giống như xào thịt lợn.
Đầu tiên, xào khô, đợi nước trong nồi cạn, nghe
tiếng lạch xạch thì thêm vào nồi một ít nước chè
đặc. Đợi cạn lại đổ tiếp, cứ thế từ 3 - 5 lần mùi gây
sẽ bay hết mà thịt lại thơm giòn.
5. Theo tỉ lệ 500g thịt dê dùng 25g măng tươi để
xào cùng nhau, được ít phút cho thêm ít nước và
đun nhỏ lửa.
6. Cho tỏi khô vào xoong xào cùng với thịt dê
theo tỉ lệ 500g thịt dê dùng 25g tỏi. Xào được ít
phút thì thêm ít nước và đun nhỏ lửa. Làm như trên
với tỉ lệ cứ 500g thịt dê dùng 10g tỏi tươi.

Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm các cách
sau:
Cách 1: Sau khi thịt dê đã rửa sạch, thái thành
miếng xong, cho vào nồi nước sôi sau đó cho thêm
một lượng giấm. Thông thường nửa cân thịt thì
dùng nửa lít nước và 25 gam giấm. Sau khi nước sôi
trở lại thì lượng tiết đọng sẽ nổi lên dưới dạng bọt.
Lúc này bạn vớt thịt ra. Mùi hôi trong thịt sẽ không
còn nữa.
Cách 2: Khi xào thịt dê cho thêm bột cari vào
cũng khử được mùi hôi. Nếu nửa cân thịt dê bạn
cho khoảng 1/3 đến 1/2 thìa bột cari là đủ.
Cách 3: Khi chế biến thịt dê, cho thêm một củ cải
đã được chọc thủng nhiều lỗ rồi đun cùng với thịt.
Làm như vậy có thể khử được mùi hôi của thịt. Một
kilôgam thịt ít nhất cũng phải cho một củ cải to.
Cách 4: Hãy cho một lượng thích hợp rượu,
hành, gừng hoặc hạnh nhân, táo đỏ, vỏ quít, đậu
xanh vào rồi xào thì mùi hôi trong thịt cũng không
còn nữa.
1 2
II. CHẾ BIẾN CÁC MÓN NGON TỪ THỊT DÊ
1. Dê né
Dê né là cách gọi theo lối hình tượng dân dã của
món ăn được tạo nên từ những miếng thịt dê tươi
ngon, không cần qua gia vị, khi thưởng thức mỗi
người phải tự dùng đũa gắp dê nhúng vào chảo dầu
đang sôi lăn tăn, đồng thời phải né sang một bên
tránh những tia dầu lèo xèo bắn vào người, vui và
hoang sơ như đánh chén thịt thú rừng trong một

cuộc săn.
Thịt dê thái hình quân cờ, to, không cần tẩm ướp
gia vị. Để át mùi gây của thịt dê người ta chao cùng
dầu ăn hành khô. Cho dầu ăn vào chảo, dầu ăn phải
nhiều, để nhúng ngập miếng thịt dê, đun sôi lăn tăn.
Hành khô được cho vào nồi dầu ăn trước khi nhúng
thịt dê vào.
Thưởng thức dê né, người ăn sẽ cảm nhận được
hương vị nguyên sơ của núi rừng bởi sau khi nhúng
vào dầu sôi, tất cả dưỡng chất sẽ cô lại bên trong
miếng thịt làm nên vị mềm ngọt riêng có của dê núi.
Chấm chao hoặc chấm tương.
Ăn cùng với những loại rau thơm đặc trưng dân
dã như: hương nhu, rau húng, đinh lăng, sả…
2. Món thịt dê hấp
Thực hiện:
- Thịt dê đã lọc hết xương, ướp cùng với đường,
muối, mì chính.
- Để 1 lớp cọng xả ở dưới nồi hấp, sau đó cho
thịt dê vào hấp lên.
- Thịt dê sau khi hấp, để nguội, thái mỏng, ướp
cùng các gia vị như riềng, sả, vừng lạc.
Sả thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt, lá chanh,
gừng, ớt tươi thái nhỏ, vừng rang giã dập rồi trộn
đều tất cả với thịt đã thái thành dê tái chanh. Ăn
kèm với tái dê thường có chuối xanh thái lát, khế
chua, lá mơ, rau thơm. Và một thứ không thể thiếu
đó là nước tương để chấm, muốn nước tương ngon
thì cho thêm gừng và ít đường vào. Thông thường
tái dê được gói trong lá sung để tạo vị bùi, vì vậy,

món ăn này vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm ngọt.
1 2
3. Dê xào
- Dê thái mỏng, ướp mắm muối, vừng, sả, dầu
hào, bột nêm.
- Xào thật to lửa (như xào thịt bò), xong cho rau
mùi tàu thái khúc vào.
4. Cháo thịt dê
Cháo thịt dê tốt cho sức khỏe của người già,
những người lưng gối đau nhức, cơ thể suy nhược,
trẻ em bị còi.
Nguyên liệu:
• 200g gạo ngon
• 300g thịt dê
• 1 miếng gừng nhỏ
• Muối, tiêu, bột ngọt, nước mắm, hành, rau
thơm vừa đủ
Thực hiện:
Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối,
tiêu, chút nước mắm ngon, hành, gừng cho thấm.
Phi thơm hành, xào thịt dê chín tới.
Gạo vo sạch, cho vào nồi đất nấu. Khi cháo nhừ
cho thịt dê đã xào vào nấu thêm 5 – 10 phút (cho vị
ngọt từ thịt tiết ra cháo) sau cùng thêm một ít gừng
cắt chỉ, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Khi ăn múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm
lên trên. Ăn nóng.
5. Dê xào lăn
Thịt dê có tính mát, bổ dương rất tốt cho các quý
ông và cả quý bà. Thịt dê cũng dễ ăn và dễ chế biến.

Xin giới thiệu cách nấu dê xào lăn cùng sả, ớt.
Nguyên liệu:
- Thịt dê: 200g;
- Nấm mèo: 2 tai, ngâm cắt nhỏ;
- Sả băm; tỏi băm; hành tím băm; ớt băm; bột cà
ri; nước cốt dừa;
1 2

×