Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kỹ thuật nuôi heo rừng làm giàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 27 trang )

NGUYỄN VĂN TUYẾN
GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
45 46
NUÔI HEO RỪNG, NGHỀ HÁI RA TIỀN
Nghề nuôi heo rừng hiện nay đã bắt đầu phát triển
ở nước ta. Đây được xem là nghề mới và là nghề hái
ra tiền. Nhiều hộ dân ở một số tỉnh Đông Nam Bộ
như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Tp.HCM đã
mạnh dạn đầu từ chuồng trại và nuôi hàng trăm con,
hàng năm mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Heo rừng có sức đề kháng mạnh nên rất ít bệnh
tật. Heo rừng ăn tạp, vì vậy ngoài cám, gạo còn có thể
cho chúng ăn những loại rau cỏ, củ khác.
Thịt heo rừng vốn được xem là đặc sản và nhu cầu
của thị trường đối với loại thịt này ngày càng cao nên
đã thu hút nghề nuôi heo rừng của nhiều hộ dân. Thịt
heo rừng có giá trị gấp cả chục lần thịt heo nuôi tại
nhà. Chính môi trường sống và điều kiện ăn uống đã
tạo nên những điểm đặc trưng cho thịt của chúng.
Nhờ vận động liên tục nên cơ thịt của heo rừng săn
chắc, con heo rừng được hấp thụ những chất bổ
dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ trong tự nhiên nên
thịt heo rừng có nạc nhiều nhưng rất mềm, rất ít mỡ,
lại rất ngọt và thơm.
45 46
PHẦN I
NUÔI HEO RỪNG THUẦN CHỦNG
BÀI 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO RỪNG


I. HÌNH DÁNG
Heo rừng có thân hình cân đối, nhanh nhẹn, di
chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng
thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ,
mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính
và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám
đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống
lưng và cổ dày, dài và cứng hơn. Vai thường cao
hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn. Con đực có răng nanh
phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú
phát triển và nổi rõ.
45 46
II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5-10
con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ
nhiều hơn (7-10 con). Trọng lượng heo sơ sinh bình
quân 0,5-0,9 kg/con. Heo con có bộ lông sọc dưa (vệt
lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen
hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc
dưa này không còn nữa. Trọng lượng bình quân lúc
trưởng thành, con đực nặng 80- 100 kg, con cái nặng
50-70 kg
- Heo rừng 7-8 tháng tuổi, thể trọng 30-40 kg (với
heo cái có thể cho phối giống, heo đực giống có thể
cho phối giống trễ hơn 1 -2 tháng). Thời gian mang
thai cũng như heo nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời
gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 1 - 2 giờ. Quá trình
đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can
thiệp của con người.
III. MÔI TRƯỜNG SỐNG

Trong đời sống hoang dã, heo rừng ít sống trong
rừng sâu mà tập trung sống ở các khu rừng chồi, nơi
ao hồ, đầm lầy, sông suối và nhất là gần các khu vực
trồng hoa màu, cây trái. Ban đêm chúng tìm đến
những nơi này để đào bới thức ăn.
Heo rừng có bản tính phá phách, được xem là kẻ
thù của nhà nông. Chúng sinh sản nhanh, khi đi tìm
thức ăn lại kéo theo dàn đông đúc.
IV. BẢN TÍNH CỦA HEO RỪNG
Ở các nước phương Tây hay ở Malaysia, lợn rừng
có vẻ hiền lành, con người có thể đến gần nó. Tuy
nhiên ở Việt Nam, có lẽ do bị săn bắn quá nhiều nên
chúng trở nên hung dữ, chống cự quyết liệt các đối
thủ, thậm chí gây trọng thương cho thợ săn khi không
còn đường chạy trốn.
Lợn rừng Việt Nam mới được bắt từ rừng về rất
nhạy cảm. Hễ có người lạ đến chúng “dán mắt” vào
đối phương và luôn ở tư thế phòng thủ. Nếu cảm thấy
không ổn, chúng bỏ chạy, sẵn sàng bay qua tường rào
cao có khi đến 2m, lách cửa, chui chân tường hổng,
lao cả đầu vào tường, rào đến mức xẩy ra tai nạn và
nếu là lợn đực chúng có thể quay lại đánh trả người
Thậm chí có những con lợn đực mặc dù đã được nuôi
lâu, nhưng khi thấy người lạ đến, đều xông tới tấn
công. Trong thực tế đã xẩy ra một số tai nạn cho
người nuôi loại lợn này.
45 46
Lưu ý:
- Khi bắt, vận chuyển lợn rừng cần phải nhốt trong
rọ, cũi thật chắc chắn. Chuồng phải có tường, rào, cửa

ra vào bao quanh, ít nhất cũng là lưới thép B40, cao
không dưới 2,5m, không để các kẽ hở lớn Khi ra
vào cần cài, khóa cửa kỹ lưỡng. Nền chuồng sân chơi
không để quá rộng để con lợn có đà nhảy. Khi tiếp
xúc với chúng ta cần ở vị trí, tư thế an toàn, như đứng
sau hàng rào, bờ tường, đi ủng, găng tay
- Người chăn nuôi nên cầm theo các loại thức ăn
(rau, củ quả ) để dỗ dành nó. Luôn thể hiện sự thân
mật, không thay đổi quá nhiều về quần áo, giọng nói,
cách thức tiếp xúc Môi trường xung quanh cũng
phải tương đối ổn định, thí dụ chỉ cần để trâu bò đi
ngang qua là cũng có thể gây hoảng loạn cho lợn.
- Lợn rừng rất thích và có khả năng đào bới. Một
khu bãi cỏ rậm rạp có cả những loại cây có gai cũng
sẽ bị cày xới lên, cỏ cây nhỏ bị ăn sạch sau một vài
ngày lợn đến. Vì thế đất, nền trong khu chăn nuôi
phải không nhiễm chất độc hóa học, vi khuẩn Lợn
thường gặm, cà mình vào cây để gãi ngứa, đái vào
gốc làm cây chết. Vì thế để bảo vệ cây ta phải vây
lưới sắt xung quanh gốc cây cao ít nhất 1m và cách
gốc ít nhất 50 cm. Lợn rừng bơi khá tốt qua sông suối.
Vì vậy nuôi lợn giữa đảo nhỏ xung quanh là sông,
suối để làm hàng rào tự nhiên là không thể được.
V. TẬP TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA HEO RỪNG
Cũng giống như đa phần các loại lợn khác, và kể
cả trong tự nhiên, trừ lợn đực phối giống hoặc lợn
mới đẻ, lợn rừng thích sống chung. Mùa rét chúng có
thể nằm sát và chồng lên nhau cho ấm. Nuôi chung
làm lợn bớt sợ hãi, tranh nhau ăn. Tuy nhiên nuôi
nhiều con, khác loại quá sẽ khó đảm bảo nhu cầu

riêng cho từng loại lợn. Lợn thường chạy theo nhau.
Khi một con thoát chuồng, ta sẽ khó lùa quay trở lại
chuồng. Ta có thể thả luôn cả nhóm lợn ra, con lợn
thoát chuồng sẽ nhập đàn và ta dễ lùa cả về.
Trừ trường hợp lợn đực giống, những cá thể khác
ổ/chuồng khi nhốt chung với nhau có thể đánh nhau
nhưng không đáng kể.
Cũng như các loại lợn bản địa, lợn con thường núp
sau lưng mẹ khi có người lạ đến, hoặc muốn bắt
chúng. Khi lợn con chạy trốn, chúng chạy theo nhau
và lợn mẹ cũng chạy theo để bảo vệ. Vậy nên khi
muốn bắt con ta phải tách mẹ chúng ra, tránh để lợn
mẹ đánh người và dẫm chết con Hiện tượng mẹ nằm
đè lên con chưa được thấy ở lợn rừng, như từng xẩy
ra với các loại lợn công nghiệp. Tuy nhiên đã xẩy ra
trường hợp, vì rơm độn trong chuồng nhiều, nên con
nhỏ chui vào đó và bị con mẹ nằm lên đè chết.
- Giết con của con khác: Lợn to thường có thói
quen ăn thịt lợn con của con khác. Tập tính này cũng
có ngay ở các giống lợn đen vùng miền núi nước ta. Vì
45 46
thế khi đẻ lợn mẹ thường tìm chỗ kín đáo, có cây cối
um tùm để đẻ và dấu con. Nếu bị lộ thì lợn mẹ có thể
cắp con đi nơi khác. Vì thế ta không nên nuôi chung
lợn mới đẻ, hoặc khi con quá nhỏ với nhau hoặc cùng
các loại lợn lớn khác, đặc biệt khi nơi nuôi chật hẹp.
- Đực phối giống "đánh ghen": Cũng giống như
một số loại khác, lợn rừng đực giống cũng rất "hậm
hực", lồng lộn khi đực bạn đi phối giống mà nó
không được đi. Và đã xảy ra một vài vụ đực đánh

nhau đến chết tại một vài cơ sở nuôi lợn rừng. Vì thế
lợn đực phối giống cần ở xa nhau và không nhìn thấy
nhau, đặc biệt lúc giao phối với lợn cái.
VI. TẬP TÍNH ĂN CỦA HEO RỪNG
Lợn rừng Việt Nam loại lớn được bắt từ rừng chỉ
thích ăn những thứ thức ăn giống như nơi nó từng
sống. Khi không tìm được loại đó ta nên cho lợn ăn
sắn, chuối quả, mía cây Phải thay đổi thức ăn từ từ,
và tránh những thứ thức ăn lạ, nhiều đạm gây nên rối
loạn tiêu hóa cho chúng. Có nhiều trường hợp lợn cái
sẵn sàng nhịn đói đến chết mà không ăn những thứ
thức ăn mới.
VII. TẬP TÍNH SINH SẢN
Đối với giống lợn rừng Thái lan, kể cả miền Nam
(hai mùa) và miền Bắc (bốn mùa) chúng đều đẻ quanh
năm và không khác nhau đáng kể.
Mỗi năm heo rừng đẻ được hai lứa, lứa ít nhất
được vài con, lứa nhiều được khoảng báy, tám con.
Đến ngày đẻ, heo mẹ tách ra khỏi đàn để tìm một khu
lùm bụi kín đáo để đẻ con.
Khi lợn được nuôi trong chuồng nền xi măng
nhưng nếu có rơm rác thì lợn vẫn vơ vào chuồng để
quây ổ nếu như chuồng được đặt nơi kín đáo. Tại
những nơi nuôi thả rông hoặc sân chơi quá rộng,
nhiều nái/ổ đẻ ở chung, thì trước lúc đẻ lợn mẹ
thường tìm nơi ít người, vật qua lại, làm ổ bằng cây,
cỏ mà nó tha về. Nếu nền chuồng độn cát, lợn bới cát
lên tạo ổ đẻ. Ổ này nếu mưa, lợn con có thể chết. Ở
những chuồng có nền xi măng, không rải rơm rạ, cây
lá thì lợn vẫn đẻ. Để an toàn ta nên lót ổ cho lợn bằng

rơm cỏ sạch. Nền chuồng nên là gạch men chống
trơn, lợn không trượt, vệ sinh dễ để lợn con không
liếm phải các chất bẩn. Nhìn chung lợn rừng nuôi con
hệt như các giống lợn đen miền núi, hoặc lợn ỉ. Hơn
thế lợn rừng có thể cắp con đi nơi khác khi có động,
hoặc cắp con vào ổ nếu lợn con ở xa. Một điểm đặc
biệt hơn lợn mẹ luôn biết tránh, hẩy lợn con ra khỏi vị
trí nó định nằm, nhờ thế không đè lên con.

45 46
BÀI 2
KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG
I. CHỌN CON GIỐNG
Chọn giống là công việc hết sức quan trọng, vì con
giống tốt thì nó nhanh lớn và phát triển tốt. Nên chọn
con điển hình về giống, nhanh nhẹn, lưng thẳng, bụng
thon gọn, chân đi vững chắc, nếu chọn con cái về gây
giống cần chú ý bầu vú có 12 vú đều nhau; chọn con
đực về gây giống cần chọn con có dịch hoàn phát
triển cân đối, có tính hăng, cần chú ý không chọn con
cùng huyết thống với con cái để phối giống trực tiếp
nhằm tránh hiện tượng đồng huyết.
II. KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI
Làm chuồng trại nuôi heo rừng rất đơn giản, tuy
nhiên cũng phải nắm vững một số đặc điểm và tập
tính của heo rừng để bố trí chuồng trại.
- Chuồng trại heo rừng nên chọn ở chỗ đất cao và
thoát nước tốt để nuôi. Chỗ nuôi nên có nguồn nước
sạch, không những cung cấp đủ nước cho heo uống
mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật

phong phú và giữ được độ ấm thích hợp cho heo rừng.
- Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá
càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình
trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi
nghe có tiếng động.
- Cũng có thể nuôi heo rừng theo kiểu thả rông
trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn
xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào
phải hết sức chắc chắn. Có thể vây lưới B40 thành các
vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng hay
đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50 đến 100m
2
, trong
đó có chuồng nuôi rộng 20 đến 30m
2
nuôi khoảng 4-5
heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực
tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nên nuôi riêng,
mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40-50m
2
,
trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m
2
. Chuồng nuôi,
có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự
nhiên, có độ dốc 2-3% đảm bảo thông thoáng, sạch
sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng
nóng, mưa tạt, gió lùa
45 46
- Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (2 đực/8 cái) cần

có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi
vườn rộng 50-100 m
2
trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi
chuồng rộng 20-30 m
2
. Một vườn nuôi heo đực giống
rộng 40-50 m
2
trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10 m
2

III. THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN
1. Thành phần thức ăn
Thức ăn của heo rừng gồm thức ăn thô xanh (các
loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây ), thức ăn tinh (hạt ngũ
cốc, củ quả), thức ăn bổ sung muối khoáng như tro
bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm Thực tế cho thấy, heo
rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất
sét để ăn
Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 70%
là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại),
30% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu . . .
Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai
trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có
thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh
tố cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu
đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá
liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo,

mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua
hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát
100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi
1.000g, đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng
chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày.
Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không
nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo
rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị
biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn
tiêu hóa gây tiêu chảy
Heo rừng ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy
nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống
tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ
thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống
2. Công thức pha trộn thức ăn
Tuỳ điều kiện chăn nuôi của mỗi hộ gia đình, có
thể chọn loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối
45 46
trộn thức ăn sao cho vừa cân đối dinh dưỡng lại vừa
hạ giá thành sản phẩm. Có thể tham khảo công thức
pha trộn thức ăn cho heo rừng sau đây:
Giới hạn tỷ lệ tối đa các loại nguyên liệu sử dụng
trong phối chế khẩu phần ăn cho lợn:
3. Cách phối trộn thức ăn
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền
nhà khô, sạch hoặc trên gạch lát theo thứ tự sau: Loại
thức ăn nhiều đổ trước, loại ít đổ sau; Đối với loại
nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin
phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để
tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên

liệu khác để đảm bảo độ đồng đều. Dùng xẻng hoặc
45 46
tay trộn thật đều, sau đó đóng thức ăn vào bao nilon,
bên ngoài bao nilon là bao tải, buộc kín lại. Đặt bao
thức ăn lên giá, không để vào chổ quá kín hoặc nơi
ẩm ướt. Sau khi lấy cám ra cho lợn ăn cần buộc kín
phần còn lại tránh ẩm, mốc.
4. Chăm sóc nuôi dưỡng:
Hàng ngày quan sát đàn lợn để phát hiện dấu hiệu
bất thường để xử lý kịp thời như dấu hiệu bệnh, động
dục …
Cho lợn ăn từ 2 - 3 bữa/ngày. Cho lợn uống nước
sạch tự do.
Cho heo rừng ăn
BÀI 3
NHÂN GIỐNG HEO RỪNG
I. CHỌN GIỐNG
Chọn những con giống đầu thanh, ngực sâu, mình
nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc
khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt.
Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng,
giống bố mẹ, ông bà ), qua bản thân (ngoại hình, khả
năng thích nghi, khả năng sinh sản ) và qua đời sau.
II. PHỐI GIỐNG
- Thời điểm phối giống thích hợp là khi heo rừng
động dục. Chu kỳ động dục của heo rừng là 21 ngày,
thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Nên cho phối
giống vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy
theo giống, tuổi).
- Trước khi phối, cần theo dõi biểu hiện của heo lên

giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu
hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai
chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời
điểm phối giống thích hợp nhất.
- Đối với heo giống, cần bỏ qua 1-2 lần động dục
đầu tiên, vì lúc đó cơ thể của heo chưa hoàn thiện,
45 46
trứng rụng ít, nên việc phối giống cho tỉ lệ đậu thai
thấp. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực
tiếp xúc với heo cái. Heo đực sẽ phối giống liên tục,
bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa
mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm
và chiều mát. Sau 21 ngày, heo cái không động dục
trở lại, có thể heo cái đã có bầu.
Cho heo rừng phối giống
III. CHĂM SÓC HEO GIỐNG
1. Heo đực giống
Heo đực giống có vai trò quan trọng trong việc
gây đàn. Một con heo đực nếu được chăm sóc tốt thì
có thể phối với 5-10 heo cái. Heo đực giống phải
được nuôi riêng và có chế độ dinh dưỡng tốt, nhất là
thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối
giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng,
1 -2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do.
Heo đực giống
2. Heo cái giống
- Heo rừng mắn đẻ và khéo nuôi con (nuôi con rất
giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi
dưỡng con cái và tự tách bày khi con lớn. Heo rừng
sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai

cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ.
- Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai
nên cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường gồm rau,
củ, quả hạt ngũ cốc các loại…, có thể bổ sung thêm
45 46
thức ăn tinh hỗn hợp: 15g muối, 20g khoáng mỗi
ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung
thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm,
khoáng, sinh tố Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo
loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.
Heo cái giống
- Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải
đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại Khi heo
con được 1,5 đến 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do
con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình
thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục
trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai
nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không
đạt yêu cầu.
Heo nái đang nuôi con
3. Chăm sóc heo con
- Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30
phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy
bú mẹ. 15- 20 ngày là chúng chạy lon ton và bắt đầu
tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng
cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai
sữa, tách bầy làm giống.
- Heo sơ sinh có thể đạt 300- 500 gr/con, 1 tháng
tuổi đạt 3-5 kg, 2 tháng tuổi đạt 8-10 kg, 6 tháng tuổi
đạt 25-30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng

lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh
dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể
45 46
đạt trọng lượng 25- 30 kg và có thể bán thịt. Để heo
con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho
heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất 1 -2
giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho heo con vận
động và tiếp xúc gần gũi với con người.
Heo rừng con
PHẦN II
KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG LAI
45 46
BÀI 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO RỪNG LAI
Heo rừng lai là giống heo lai đặc biệt siêu nạc,
không mỡ, là loại đặc sản được thị trường rất ưa
chuộng. Chính vì vậy đã kéo theo nghề nuôi heo rừng
lai phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.
So với nuôi heo nhà bình thường thì nuôi heo rừng
lai có nhiều lợi thế hơn và mang lại kinh tế cao hơn.
I. NGUỒN GỐC
Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo
nái - là heo địa phương thả rông của người dân tộc
thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con
lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề
kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi
trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt
rất thấp…
II. HÌNH DÁNG
Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh

hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân
dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mơm dài và nhọn, tai nhỏ
45 46
vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông
màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3
ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng
hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dă… Trọng lượng
lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái),
con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30 - 40 kg…
III. TẬP TÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
- Heo rừng lai hơi nhút nhát, chúng có thính giác và
khứu giác phát triển tốt. Heo rừng lai có tập tính sinh
hoạt bầy đàn, thể hiện tính hoang dã. Heo đực thường
thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục).
- Môi trường sống thích hợp của heo rừng là vườn
cây, trảng cỏ gần ao hồ. Chúng thích hoạt động về
ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ,
nghỉ.
- Heo rừng lai cũng có sức sinh sản khỏe như heo
rừng thuần chủng. Chúng tự sinh con, tự mẹ cắn rún
cho con và biết cách nuôi con chu đáo.
BÀI 2
SINH SẢN CỦA HEO RỪNG LAI
I. CHỌN GIỐNG
Nên chọn những con có đầu thanh, ngực sâu, mình
nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng,
lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát
triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc
qua đời trước (giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân
(ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản

xuất…) và qua đời sau.
45 46
II. GHÉP ĐÔI GIAO PHỐI
Tốt nhất nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo
rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo
rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt.
III. THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG
Cần bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên, vì lúc này
cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, nếu phối giống
thì tỉ lệ đậu thai thấp.
Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian
động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm phối giống
thích hợp là vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3
(tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dõi biểu hiện
của heo giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi
sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra
nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là
thời điểm phối giống thích hợp nhất.
Khi heo cái có dấu hiệu động dục, ta cho heo đực
vào chuồng nuôi heo cái hay cho heo cái vào chuồng
nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể
ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới
thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và
chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái
không động dục trở lại, có thể heo cái đă có bầu.
IV. TRIỆU CHỨNG HEO NÁI ĐẬU THAI
Chỉ một vài ngày sau ngày thả nọc, heo cái nếu
đậu thai sẽ lộ ra những triệu chứng dễ thấy như sau:
- Tính tình thuần hậu trở lại, không phá phách
chuồng trại nữa.

- Heo ăn uống ngon miệng và thích tìm nơi yên tĩnh
để ngủ nghỉ nhiều hơn trước.
Tuy nhiên để chính xác thì phải chờ đến 21 ngày
sau, tính từ ngày phối giống, tức chu kỳ động dục tiếp
theo mà heo nái không động dục trở lại thì mới tin
chắc là heo nái đã đậu thai.
Khi heo đã có chửa thì dù có thả nọc vào nó cũng
dửng dưng.
Heo nái có chửa
45 46
Khi heo chửa được hai tháng, bụng heo bắt đầu to
dần, xuất hiện thêm những triệu chứng sau:
- Heo ngủ nhiều, hết ăn lại nằm.
- Heo ăn uống nhiều hơn trước nên trông mập mạnh
hẳn lên. Lông trên mình bóng mượt.
- Nây bụng căng dần. Hai hàng vú bắt đầu căng
cứng với các núm vú ửng đỏ.
- Thai trong bụng bắt đầu máy động, khi heo mẹ
chửa được 10 tuần lễ.
V. TRIỆU CHỨNG HEO SẮP ĐẺ
Thời gian mang thai của heo rừng lai chẳng khác
gì heo nhà là 3 tháng, 3 tuần và 3 ngày (khoảng 115
ngày). Nếu có trồi sụt vài ngày thì cũng không sao.
Heo rừng lai nuôi thả rông hay nuôi nhốt đều có
tính là tự đẻ và tự biết cách chăm sóc đàn con sơ sinh.
Đối với heo rừng lai nuôi chuồng như nuôi heo
nhà thì khi chuyển bụng nó cũng có các triệu chứng
không khác gì heo nhà:
- Trước ngày đẻ vài ngày, âm hộ của heo lại sưng
mọng đỏ lên như lúc nó lên giống.

- Khoảng một ngày trước khi đẻ, bầu vú heo căng
lớn và bắt đầu có sữa non.
- Heo tỏ ra mệnh mỏi, thường nằm, nhưng thỉnh
thoảng lại đứng lên đi tới lui.
Những triệu chứng trên cho ta biết là heo đang đến
hồi đau bụng dữ dội, nhưng chưa đến lúc đẻ. Chỉ khi
nào thấy heo bắt đầu ỉa, đái từng chút một, và khi phát
hiện nước nhờn sánh đặc xuất hiện ở âm hộ thì heo
sắp đẻ đến nơi.
Heo rừng lai sinh đẻ dễ dàng, nó có thể tự đẻ được
và biết tự cắn rún cho heo con nên người nuôi không
phải giúp đỡ gì cả. Công việc cần làm sau khi heo đẻ
là quậy một thau nước cám có pha chút muối để heo
uống. Đồng thời cho vào chuồng rau tươi để heo mẹ
ăn cho lại sức.
Trung bình từ 10 đến 15 phút thì heo đẻ một con,
sau một hai giờ là heo đẻ xong.
45 46
BÀI 3
KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG LAI
I. CÁC CÁCH NUÔI HEO RỪNG LAI
Trên thực tế, người ta nuôi heo rừng lai dưới ba
cách: nuôi nhốt, nuôi thả tự do, nuôi heo trong vòng rào.
1. Cách nuôi nhốt
Nếu nuôi với số lượng ít, bà con có thể nuôi heo
rừng lai trong chuồng như nuôi heo nhà. Ngăn chuồng
nuôi heo nọc và heo nái nuôi con cần có diện tích
rộng từ 8 đến 10m
2
; chuồng nuôi heo lứa rộng khoảng

6m
2
cho mỗi con là được.
Tốt nhất là nên làm chuồng xây bằng xi măng.
Mái lợp có thể làm bằng tôn, cao trên 2,5m để tránh
nóng. Vách ngăn cần cao từ 1,4 đến 1,6 m để tránh
heo phóng ra ngoài. Nền chuồng nên đúc bê tông cho
đủ chắc chắn, vì heo rừng lai thường dùng mõm đào
bới để thoát ra ngoài.
Heo rừng lai nuôi nhốt vẫn sinh trưởng bình
thường nhưng do chuồng chật hẹp, heo ít vận động
nên dễ bị trường hợp mập mỡ, do đó nuôi heo thịt
theo cách này cho sản phẩm thịt kém. Heo giống nuôi
nhốt cũng không tốt vì cả heo nọc và heo nái đều
thiếu vận động nên sức khỏe kém.
Một hạn chế khác của cách nuôi nhốt là người
nuôi phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho heo, trong đó
có vitamin và khoáng chất, vì heo không thể tự kiếm
ăn thêm bên ngoài.
2. Cách nuôi thả tự do
Đây là cách nuôi mà đa số các đồng bào dân tộc
thường áp dụng. Với cách nuôi này, đòi hỏi phải có
đất đai rộng, có rẫy rừng, có thức ăn tự nhiên phong
phú. Suốt ngày bầy heo ở trong rừng tự kiếm thức ăn
từ cây cỏ trong rừng.
Về nhà người nuôi cho ăn thêm thức ăn bổ sung
như cám trộn, khoai, rau,…
45 46
Tuy nhiên nơi thả rông đàn heo phải cách xa ruộng
vườn, nơi trồng hoa màu nhằm tránh trường hợp heo

phá phách.
Nuôi heo rừng lai theo cách thả rộng có nhiều
thuận lợi:
- Không tốn kém nhiều chi phí thức ăn.
- Heo vận động ngoài trời nên khỏe mạnh, có sức
đề kháng cao, ít bệnh tật.
- Heo mẹ sinh để dễ dàng, bầy heo con khỏe
mạnh, ít hao hụt.
3. Cách nuôi heo trong vòng rào
Cách nuôi trong vòng rào là kết hợp của nuôi nhốt
và nuôi thả rông. Cách nuôi này có nhiều thuận lợi
nên được nhiều người nuôi áp dụng.
Chỉ cần có miếng đất đủ rộng, chừng một vài trăm
mét vuông là có thể nuôi được từ mười con heo rừng
lai trưởng thành.
Nên chọn vùng đất ở nơi mát mẻ. Hàng rào nên
làm chắc chắn để sử dụng được lâu ngày và tránh
trường hợp heo đào hang thoát ra ngoài. Quanh khu
vực rào giậu phải đào móng sâu chừng 50cm, từ đó
xây tường bao cao lên khỏi mặt đất khoảng 50cm.
Phần trên mặt tường bao cần phải căng kỹ lưới B40
loại cộng lớn mới đủ độ bền.
Trong khu vực nuôi, có thể phân ra thành nhiều ô
lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ô chuồng cũng phải xây
móng thật chắc và cũng phải có tường bao.
Mỗi con heo nái cũng như heo nọc cần sống trong
một ô chuồng rộng chừng 10m
2
. Còn heo lứa sống
trong ô chuồng rộng chừng 6m

2
. Như vậy nuôi
khoảng 10 con heo nái thì ô chuồng cần rộng 100m
2
.
Riêng heo nọc, phải nuôi mỗi con một ngăn chuồng,
và nên cách xa chuồng nuôi heo nái để tránh trường
hợp chúng đánh nhau.
45 46
II. CÁCH LÀM CHUỒNG TRẠI
Cần nắm vững một số đặc điểm và tập tính của
heo rừng lai để xây dựng và bố trí chuồng trại cho
phù hợp.
- Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí
chuồng nuôi. Khu vực làm chuồng nuôi cũng nên có
nguồn nước sạch.
- Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá
càng tốt. Vì bản năng hoang dă của heo rừng không
thích nơi ồn ào, chỉ thích hợp nơi yên tĩnh.
- Có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong
chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu
vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều
quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc
chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự
nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng lai hay đào
hang), mỗi vườn nuôi rộng 50 - 100m
2
(tuỳ theo khả
năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30m
2

nuôi khoảng 4 - 5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống
và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực
giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi
rộng 40 - 50m
2
trong đó có chuồng nuôi rộng 5 - 10m
2
. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên
2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2 - 3%… đảm bảo
thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về
mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa…
- Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực: 9 cái) cần
có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi
vườn rộng 50 - 100m
2
trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi
chuồng rộng 20 - 30m
2
. Một vườn nuôi heo đực giống
rộng 40 - 50m
2
trong đó có chuồng nuôi rộng 5 -
10m
2

II. THỨC ĂN
Thức ăn của heo rừng lai bao gồm thức ăn xanh
tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ
quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro
bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm Thực tế cho thấy, heo

rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất
sét để ăn.
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường
là: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang
trại), 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã
đậu…
Cách cho ăn: Mỗi ngày cho heo ăn 2 lần vào buổi
sáng, chiều, một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết
khoảng 2 - 3kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng lai do con người cung cấp
có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh
tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu
đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho
heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay
45 46
tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g;
đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…
đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết
khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên
cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do.
III. CHĂM SÓC
- Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn
thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên,
ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ
nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
- Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống,
rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt
ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như
tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào

chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn
tinh hỗn hợp, xương, bột xương, bột và hỗn hợp đá
liếm… cho heo ăn tự do có vậy thì răng nanh mới bị
cùn bớt.
- Heo đực giống: Nếu quản lý và chăm sóc tốt, 1
heo đực có thể phối 5 - 10 heo cái. Heo đực giống
phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức
ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức
ăn tinh, 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn
tự do
- Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con,
mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con, cá biệt có
lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con . Trong tự nhiên,
khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự
tách bầy khi con lớn. Heo rừng lai sinh sản tự nhiên
quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên
giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp.
Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -
115 ngày) thì đẻ.
- Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai
cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả,
hạt ngũ cốc các loại… có thể bổ sung thêm thức ăn
tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2
tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn
tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố…
Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít
rau xanh để đề phòng sốt sữa… Heo mang thai nên
nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng…
- Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải
đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi heo

con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đă ăn được thức ăn do
con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình
thường. Không nên phối giống cho heo nái động dục
trong thời kỳ nuôi con vì khó thụ thai hoặc thụ thai
nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không
đạt yêu cầu.
45 46
- Heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn
được thức ăn do con người cung cấp. Lúc này có thể
cai sữa, tách bầy làm giống.
- Heo sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng
tuổi đạt 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi đạt 8 - 10 kg, 6 tháng
tuổi đạt 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70%
trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ
dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con
có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt.
- Hàng ngày nên cho heo con vận động và tiếp xúc
gần gũi với con người.
BÀI 4
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
I. PHÒNG BỆNH CHO HEO RỪNG LAI
Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề
kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng
thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ
huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh
ghẻ lở và một số bệnh khác
Để phòng bệnh cho heo rừng, cần có chế độ chăm
sóc nuôi dưỡng tốt. Thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá
trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ. Cần áp dụng
tốt các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh, sát

trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các
khu vực xung quanh, định kỳ tiêm phòng các bệnh
truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm
long móng… theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và
qui định của cơ quan thú y.
Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn
heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng
sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình
“dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp
3 ngày”, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại bình thường,
với liều phòng chỉ bằng 1/2 - 1/3 liều điều trị.
II. ĐIỀU TRỊ BỆNH
- Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu
hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình
45 46
bụng, đầy hơi, khó tiêu… Cho uống hay chích, hoặc
có thể dùng 5 - 10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ
sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà
rốt, rễ cau, rễ dừa… cũng có thể khỏi.
- Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì rửa
sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa
sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng
sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline hoặc
(Peniciline + Streptomycine) . . . Da heo rừng có khả
năng tái sinh nhanh nên chóng lành.
- Bệnh sưng phổi: Heo bị sưng phổi thường sốt cao,
biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp.
- Bệnh táo bón: Khi heo bị táo bón, có thể cho uống
thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng.
- Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Heo bị nhiễm ký

sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong
phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi
cho heo.
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: do ve (bét), mò, ghẻ,
ruồi muỗi bám trên da hút máu và truyền bệnh.
Bệnh này ít khi xảy ra do đặc tính hoang dã nên heo
rừng không sợ muỗi hay côn trùng khác tấn công. Tuy
nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta có
thể dùng thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng
tốt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên
định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại và môi trường
xung quanh sạch sẽ.
- Bệnh ngộ độc thức ăn
Heo rừng lai là loài ăn tạp nên dễ mắc bệnh ngộ
độc thức ăn, nhất là khi thức ăn bị ẩm mốc, hôi thiu.
Triệu chứng rõ nhất của bệnh này là heo bị đau
bụng, nôn mửa, đi đứng lảo đảo, có cón bị bại hai
chân sau, mắt mờ,…
Khi điều trị cần biết rõ nguyên nhân làm cho heo
bị ngộ độc thì mới có cách chữa trị hữu hiệu. Việc
đầu tiên là phải cho heo nôn mửa hết những thức ăn
còn chứa trong dạ dày. Sau đó cho uống thuốc giải
độc như sulfate de fer. Cho heo uống thật nhiều nước
hoặc sửa để rửa máu.
Nếu bệnh nặng thì nên mời thú y chữa trị.
- Bệnh lãi đũa
Bệnh này thường mắc ở heo con và heo lứa.
Nguyên nhân mắc bệnh là do trứng lãi bám vào thức
ăn và heo ăn vào mắc phải bệnh.
Để ngăn ngừa bệnh lãi đũa, cần thực hiện các biện

pháp sau đây:
+ Cần giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.
Nên dọn sạch sẽ phân heo.
+ Trường hợp nuôi thả trong vườn thì thường
xuyên tẩy uế bằng vôi. Phân heo thải ra nên hốt bỏ ra
ngoài khu vực nuôi.
45 46
+ Nên cho heo uống thuốc xổ lãi đũa theo định kỳ
mỗi tháng một lần.
Để điều trị bệnh lãi đũa cho heo con, dân gian
thường dùng trái cau tươi băm nhỏ rồi trộn với thức
ăn cho heo ăn. Còn với heo lớn thì dùng thuốc xổ lãi
Huile de ricin hoặc Piperazine.
- Bệnh lở mồm long móng
Đây là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra.
Heo bị bệnh có triệu chứng:
+ sốt cao, nướu răng, lưỡi, vòm miệng có nhiều
mụt nước nhỏ. Sau vài ngày những mụt này bể ra và
gây lở loét làm heo đau nhức. Heo con bị bệnh sẽ bú
không được, còn heo lớn bị bệnh sẽ ăn không được.
+ Viền và kẽ các móng chân của heo cũng nổi mụt
nước khiến chân sưng to, rồi sau đó móng bị long tróc
khiến heo chỉ nằm liệt một chỗ.
Bệnh này lây lan rất nhanh, lây qua nước bọt, phân
và nước tiểu của heo bệnh truyền sang heo mạnh.
Cách chữa trị bệnh này là sát trùng vết thương ở
chân heo bằng thuốc tím pha loãng, hoặc dùng nước
muối, nước chanh rửa sạch các vết loét trước khi dùng
pommade hay thuốc trụ sinh dạng bột rắc lên các kẽ
ngón chân, móng chân cho mau lành.

- Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh toi của heo.
Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, heo mắc bệnh
có thể lăn ra chết hàng loạt.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng Pasteurella
gây ra. Vi trùng này sống trong đất, trong nước, cả
trong không khí, có khi chúng trú ẩn trong phổi của
heo mạnh một cách vô hại, nhưng khi heo bị đau ốm
thì vi trùng sẽ bùng phát gây bệnh.
Vi trùng lây lan qua máng ăn, máng uống, nước
tiểu của heo. Heo bị bệnh thường có những biểu hiện:
+ Thân nhiệt lên đến 40
0
C
+ Các niêm mạc mắt, mũi, miệng đều tụ máu bầm.
Nước mắt, nước mũi và nước dãi chảy ra.
+ Phù cổ, sưng cuống họng, lè lưỡi.
+ Hàm cứng nên há miệng không được.
Để phòng bệnh này, ngoài việc lo chủng thuốc
ngừa toi theo đúng định kỳ, còn phải diệt trừ các loại
ký sinh trùng và tránh để heo bị cảm gió, cảm lạnh.
Khi heo mắc bệnh, nên báo cho cơ quan thú y để
có biện pháp chữa trị kịp thời.
45 46
PHỤ LỤC
CÁC MÓN ĂN TỪ THỊT HEO RỪNG
1. Món heo rừng nướng ngũ vị
Món heo rừng nướng ngũ vị có cách làm giống
như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt
chính là ở cách chọn và ướp gia vị.

Nguyên liệu:
- Thịt sườn heo rừng 300g, rượu chát đỏ 30ml
- Tỏi 1 củ nhỏ, hành tím 2 củ vừa
- Nước tương, mật ong, dầu ăn, mỗi thứ 1 muỗng
canh, cam thảo 0,02g.
Thực hiện:
- Thịt heo rừng tươi lấy hết sườn và để nguyên
miếng lớn.
- Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn
hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn,
nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô.
- Sau đó cho miếng thịt heo rừng đã lấy sườn vào
ướp khoảng 10 phút và trong khi ướp phải dùng que
tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị.
- Tiếp theo vớt thịt ra cho lên vỉ nướng. Để thịt heo
nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than
lửa vừa phải và nướng đến khi thấy thịt chuyển sang
màu vàng là được.
Thưởng thức:
Khi thịt nướng chín thái thành miếng vừa ăn bày
ra đĩa, ăn kèm cùng các loại rau thơm và chấm chao
hoà chút đường.
2. Món heo rừng nướng chao
Nguyên liệu:
- Thịt vai heo rừng 300g, chao đỏ 1 miếng
- Sả cây 2 cây, hành tím 4 củ, tỏi 1 củ nhỏ
- Đường 20g, dầu ăn 1 muỗng canh, mè trắng 20g
- Đậu phộng 30g, ớt bằm 1/2 muỗng cà phê.
Thực hiện:
- Thịt vai heo rừng thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây,

hành tỏi băm nhuyễn.
45 46

×