Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CANDLESTICKS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 82 trang )

Kinh doanh ngoại hối
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ii
Chương 1 1
I.4.1. Biến động thị trường phản ánh tất cả. 4
I.4.2.Giá vận động theo xu thế 5
I.4.3.Lịch sử sẽ tự lặp lại. 5
III.1.Khái niệm về mẫu hình đảo chiều 51
LỜI KẾT x
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
i
Kinh doanh ngoại hối
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
ii
STT TÊN HÌNH VÀ BẢNG BIỂU TRANG
1.1 Đồ thị biến động VN Index 18
1.2 Đồ thị cổ phiếu General Electric 19
1.3 Dạng hình vẽ của biểu đồ dạng then chắn 19
1.4 Đồ thị biến động giá của Yahoo, 18/1/2007 20
1.5 Dạng hình vẽ của biểu đồ hình nến 20
1.6 Minh họa về Đường xu thế 22
1.7 Minh họa về Kênh 22
1.8 Minh họa về Mức hỗ trợ và Mức kháng cự 25
2.1, 2.2 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Tam giác hướng lên 32, 33
2.3, 2.4 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Tam giác hướng xuống 34
2.5, 2.6 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Tam giác cân 35
2.7, 2.8 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Cái nêm hướng xuống 36
2.9, 2.10 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Hai đáy 37
2.11, 2.12 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Hai đỉnh 38
2.13, 2.14 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Đỉnh đầu vai 39


2.15, 2.16 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Cốc và tay cầm 40
2.17, 2.18 Mô hình và ví dụ thực tế mô hình Hình chữ nhật 42
3.1 Một số thông tin hình thành cây nến 45
3.2 Nến dài và nến ngắn 46
3.3 Bóng dài trên và bóng dài dưới 46
3.4 Mẫu hình đơn cây nến 47
3.5 Mẫu hình đa cây nến 47
3.6 Nến Spinning Top 48
3.7 Nến Marubozu 49
3.8 Các loại nến Doji 49
3.9 Nến Doji 50
3.10 Nến Doji (tt) 50
Kinh doanh ngoại hối
iii
STT TÊN HÌNH VÀ BẢNG BIỂU TRANG
3.11 Mô hình nến đảo chiều 51
3.12 Mô hình Bullish Piercing Line 52
3.13 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá EUR/USD ngày 17/2/2011 53
3.14 Mô hình Bullish Engulfing 54
3.15 Mô hình Hammer 55
3.16 Biểu đồ hằng tuần của Nike 55
3.17 Mô hình Morning Star 56
3.18 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá USD/CAD ngày 16/2/2011 56
3.19 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá USD/CAD ngày 11/2/2011 57
3.20 Mô hình Three inside up 57
3.21 Mô hình Dark Cloud Cover 58
3.22 Biểu đồ theo chu kỳ 1 giờ của cặp tỷ giá EUR/USD ngày 15/11/2010 59
3.23 Mô hình Bearish Engulfing 59
3.24 Mô hình Hanging man 60
3.25 Biểu đồ minh họa mẫu hình Hanging man 61

3.26 Mô hình Evening Star 63
3.27 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá USD/CAD ngày 9/2/2011 62
3.28 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá ERU/AUD ngày 16/2/2011 63
3.29 Biểu đồ theo chu kỳ 5 phút của cặp tỷ giá USD/JPY ngày 17/2/2011 63
3.30 Mô hình Rising three methods 64
3.31 Biểu đồ minh họa mẫu hình Rising three methods 65
3.32 Biểu đồ minh họa mẫu hình Rising three methods (tt) 66
3.33 Mô hình Falling three methods 67
3.34 Biểu đồ minh họa mô hình Falling Three Methods 68
3.35 Biểu đồ minh họa mô hình Rising Three Methods (tt) 69
3.36 Mô hình Side By Side White Lines 70
3.37 Mô hình Upside Gap Three Methods 71
Kinh doanh ngoại hối
iv
Kinh doanh ngoại hối
Chương 1
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
I. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán - một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất
lớn của mọi đối tượng trong xã hội, giới tham gia thị trường cũng đã bắt đầu quan tâm đến những kĩ
thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Hai hệ thống kĩ
thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Trong khi đa số
chúng ta đều ít nhiều có những kiến thức nhất định về phân tích cơ bản thì số lượng người hiểu và
nắm về phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế nữa khả năng ứng dụng và tính chính xác của nó còn
là một vấn đề đang bàn cãi hàng trăm năm nay.
I.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là
Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập nên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều
năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất
thị trường Mỹ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những

nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market
Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922.
Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những
nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ
thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà
lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng
khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh
trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock
Market Profit”.
Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow,
nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee
với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John
Murphy, Jack Schwager, Martin Pring… thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật” và được
nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng
khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 1
Kinh doanh ngoại hối
I.2. Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Phân tích kỹ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu một số quan
điểm sau:
Phân tích kỹ thuật là môn khoa học của lịch sử ghi nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị,
những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao
dịch… của một chứng khoán bất kỳ hay với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức
tranh về quá khứ” đó để suy luận ra xu thế có thể có trong tương lai (Theo Edward và Magee, tác giả
cuốn sách “Technical Analysis of Stock Trend”).
Hiểu một cách rộng nhất thì Phân tích kỹ thuật luôn cố gắng nghiên cứu tình trạng “sức khỏe
hiện tại của toàn thị trường hay của mỗi chứng khoán với mục đích là nhằm dự báo biến động tương
lai của giá bằng cách dựa trên những kinh nghiệm có được với các hình mẫu kĩ thuật (hay mô hình kĩ
thuật) thị trường đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện. Giả
thuyết căn bản trong Phân tích kỹ thuật là những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ thị trong quá

khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” nhằm xác định giá có xu thế như thế nào trong tương lai đối với
mỗi thị trường cụ thể.
Định nghĩa cụ thể của Schabacker như sau:
“Việc Phân tích kỹ thuật các biến động thị trường là một khía cạnh của phân tích, dựa trên cơ
sở những hiện tượng phát sinh từ chính thị trường, bỏ qua những tác động của các yếu tố trong phân
tích cơ bản và các yếu tố khác. Trên thực tế Phân tích kỹ thuật có thể được giải thích đơn giản chỉ là
phát biểu một cách đối lập lại với việc xem xét theo trường phái phân tích cơ bản. Khía cạnh cơ bản
của phân tích thị trường nhằm mối quan tâm đặc biệt vào những yếu tố như doanh nghiệp phát hành
cổ phiếu, việc kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng, họat động trong quá khứ, thu nhập hiện tại và
tương lai, bảng cân đối kế toán, sức mạnh tài chính, chất lượng của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp,…
Các yếu tố kĩ thuật là những gì có thể được coi là tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng biến
động về giá cổ phiếu sau khi đã bỏ qua các yếu tố thuộc phân tích cơ bản và những yếu tố không thực
sự có ảnh hưởng.”
Cuối cùng ta sẽ xem xét định nghĩa của Steven B. Achelis, tác giả của cuốn sách “Technical
Analysis from A to Z”: “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ,
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…”. Xét cho cùng định nghĩa về Phân tích kỹ thuật
cũng chỉ cần đơn giản như vậy còn cụ thể bản chất, cách thực hiện sẽ được nghiên cứu ở các phần
tiếp theo đặc biệt là phần lý thuyết Dow.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 2
Kinh doanh ngoại hối
I.3. So sánh Phân tích kỹ thuật với Phân tích cơ bản
• Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động
hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu
trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công ty; phân tích
báo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty; phân tích ngành mà công
ty đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu.
Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu
quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các

đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
• Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu
nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá
cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị
trường. Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ
phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các
xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục
tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường
thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua
đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh
xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối,
dải Bollinger
• So sánh hai phương pháp
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích
mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác
nhau và phân tích cơ bản thường được coi là “bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư”. Tuy nhiên, phân tích cơ
bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở
tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân
tích cơ bản (Arshad Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 3
Kinh doanh ngoại hối
vậy mà các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered Financial
Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst - thông dụng ở châu
Âu) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và không bao gồm nội dung
phân tích kỹ thuật.
Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu, nên
đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn. Tuy nhiên, phân tích
kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân

tích theo trường phái phân tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị
trường (Market Technicians Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật
theo các chương trình được gọi tên là CMT (Chartered Market Technician).
Một số học giả cho rằng, phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá
cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn
phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ
bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà
không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà phân tích cơ bản phải
luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao (John J. Murphy, 1999, Technical Analysis of the Financial
Markets, trang 5).
Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi thời gian, sự am hiểu và
trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó là một công việc không thực sự dễ dàng.
I.4. Những giả định cơ sở trong Phân tích kỹ thuật
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:
• Biến động thị trường phản ánh tất cả
• Giá dịch chuyển theo xu thế chung
• Lịch sử sẽ tự lặp lại
I.4.1. Biến động thị trường phản ánh tất cả.
Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được
chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất
cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh
nghiệp, tổ chức…đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng việc nghiên
cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 4
Kinh doanh ngoại hối
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu, các nhà
Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường
tăng giá. Chúng ta đều biết động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, chúng
làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch

chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi.
I.4.2. Giá vận động theo xu thế.
Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ thuật. Mục đích của
việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu
thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây
đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác
định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh
nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo
xu thế của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật 1 về sự vận động của Newton, do
đó nó cách phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến
khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi
theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
I.4.3. Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải
nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã
được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến
động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp
dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có
hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con
người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm
bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.
I.5. Vai trò, lợi ích và những hạn chế của Phân tích kỹ thuật
I.5.1. Vai trò của Phân tích kỹ thuật
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 5
Kinh doanh ngoại hối
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo
động, xác thực và dự đoán.
• Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an
toàn (resistance và support) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết

lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc
nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành
động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
• Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp
với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp ghi kỹ thuật để xác nhận về xu thế
của giá.Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà
đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
• Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự
đoán giá cả tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản
chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo trong tương lai mà là một chỉ thị trạng thái
thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu
tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp.
Không ai có thế nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có phân
tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều.
Mỗi phương pháp kỹ thuật được áp dụng sẽ thể hiện các vai trò trên với các ưu nhược điểm
khác nhau.
I.5.2. Lợi ích của Phân tích kỹ thuật
Sự thích hợp của phân tích kỹ thuật trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào bất kì
khoảng thời gian giao dịch nào. Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng
khoán phái sinh mà Phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được.
Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kì và bao nhiêu thị trường tùy thích,
nhưng điều này là không thể với một người sử dụng Phân tích cơ bản. Điều này là do với mỗi thị
trường một người áp dụng Phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng
nói lên tại sao một người Phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng
khoán nhất định.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần
phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách "đọc" các thông tin tài
chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 6
Kinh doanh ngoại hối

khấu dòng tiền Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có
phần mềm tính sẵn, chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản.
Phân tích kỹ thuật không phụ thuộc vào báo cáo tài chính - nguồn thông tin cơ bản về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhà phân tích cơ bản coi phân tích báo cáo tài
chính là cơ sở cho những dự đoán về lợi nhuận và rủi ro của từng ngành nghề, từng mã chứng khoán.
Hầu hết số liệu được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như giá chứng khoán, khối lượng giao dịch và
các thông tin giao dịch khác đều bắt nguồn từ diễn biến thị trường.
Phân tích kỹ thuật có thể cho thấy bức tranh tổng thể về thị trường, từ đó tránh được tình trạng
có cái nhìn bó hẹp về thị trường - điều rất dễ xảy ra nếu chỉ chú trọng vào một hay một nhóm nhỏ thị
trường nhất định. Đồng thời, bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh
tế và cùng phản ứng lại những yếu tố kinh tế theo cách tương tự nhau cho nên biến động giá ở một
hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trường
khác.
Phân tích kỹ thuật mang tính linh hoạt. Mỗi thị trường đều phải trải qua những thời kỳ thị
trường biến động mạnh và những thời kỳ trầm lắng, những giai đoạn mà giá biến động theo những xu
thế rõ ràng và những giai đoạn mà xu thế của giá rất mờ nhạt thậm chí là không có một xu thế cụ thể
nào. Khi đó những nhà Phân tích kỹ thuật có thể tập trung sự quan tâm cũng như những nguồn lực
của mình vào những thị trường có xu thế vận động rõ ràng hơn và bỏ qua những thị trường loại kia.
Điều này có nghĩa là họ có thể chuyển hướng đầu tư để tận dụng tính luân phiên tự nhiên của các thị
trường. Thông thường, tiếp theo những thời kỳ có xu thế giá cụ thể ấy là những thời kỳ giá biến động
khá trầm và hầu như không có xu thế nào rõ rệt, trong khi đó ở một hay một nhóm thị trường khác lại
có những dấu hiệu biến động nóng. Một nhà Phân tích kỹ thuật có thể tìm và tham gia những thị
trường mà họ thấy có khả năng kiếm lời nhanh chóng, còn những nhà Phân tích cơ bản thì không có
tính linh họat ấy do tính chuyên sâu vào một loại thị trường mặc dù họ hoàn toàn có quyền chuyển
hướng quan tâm của mình vào một thị trường khác, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là họ phải đối mặt
với việc xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu của thị trường mới này và họ sẽ mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, về lý thuyết, phân tích kỹ thuật còn có thể xác định thời điểm mua/bán chứng khoán
nhanh và tốt hơn so với các phương pháp phân tích khác.
I.5.3. Một số hạn chế của Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật hoàn toàn dựa vào dữ liệu lịch sử mà lịch sử thì không phải bao giờ cũng

lặp lại. Vì thế, tín hiệu từ các chỉ số có thể không phản ánh kịp thời tình hình đang diễn ra trên thị
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 7
Kinh doanh ngoại hối
trường. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu kết quả của một mô hình chứ không nghiên cứu các nguyên
nhân tạo ra mô hình đó. Mặc dù một sự kiện có thể gây ra những tác động rất lớn tới thị trường
những cũng không có gì bảo đảm chắc chắn là giá cả sẽ có những thay đổi ngay sau sự kiện này
Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu tăng giá hoặc giảm giá nếu đi kèm với khối lượng giao dịch
tương đối lớn là dấu hiệu của xu thế sẽ được duy trì, còn nếu kèm với khối lượng tương đối nhỏ là
dấu hiệu của sự biến động mang tính chất tạm thời. Điều này trên thực tế khó tìm được câu trả lời
một cách lô-gic, vì mọi sự thay đổi của giá cổ phiếu đều xuất phát từ nhận định của nhà đầu tư về giá
trị của loại cổ phiếu đó, có nghĩa là khối lượng giao dịch cao hay thấp tương ứng với mức độ đồng
nhất trong nhận định của công chúng đầu tư về giá trị của cổ phiếu. Hơn nữa, nếu thực sự các số liệu
về giá và khối lượng giao dịch có thể dùng để dự đoán xu thế thị trường ngắn hạn, các nhà đầu tư đều
sử dụng phân tích kỹ thuật để ra quyết định, khi đó có thể phá vỡ những dấu hiệu đang hình thành
khiến cho giá cổ phiếu nhanh chóng thay đổi và thông tin phân tích ban đầu trở nên vô nghĩa.
Phân tích kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện nhất định về dữ liệu chứng khoán và thị trường
chứng khoán, nên nếu thị trường không đáp ứng đủ các yêu cầu đó, người phân tích kỹ thuật phải
điều chỉnh công cụ phân tích theo các mức độ khác nhau cho phù hợp và như vậy, kết quả phân tích
sẽ mang tính chủ quan. Điều này cũng giải thích trường hợp hai nhà phân tích kỹ thuật cùng nhìn vào
một diễn biến giá nhưng có thể đi đến những suy luận khác nhau về những điều xảy ra và đi đến
những quyết định đầu tư khác nhau
Các chỉ số có thể dẫn tới sự hiểu nhầm hoặc hiểu không chính xác trong các tình huống khác
nhau trên thị trường. Tình trạng các nhà đầu cơ áp dụng chiến lược giao dịch tương tự nhau nhưng lại
thu được kết quả khác xa nhau rất thường xuyên xảy ra. Tại sao lại có điều này? Lý do là các chỉ số
được áp dụng trong các khoảng biên độ thời gian khác nhau, các tín hiệu được hiểu khác nhau, và
chiến lược kiểm soát rủi ro được áp dụng cũng khác nhau. Nói cách khác, phân tích kỹ thuật rất đa
dạng. Quan điểm cá nhân của nhà kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến việc anh ta diễn giải các dữ liệu
lịch sử và dữ liệu mới cập nhật như thế nào. Bên cạnh đó, còn có tình trạng, dù hiếm khi xảy ra, các
biểu đồ giá và các chỉ số sử dụng với cùng biên độ thời gian lại có sự khác biệt trên các phần mềm
giao dịch, tùy thuộc vào nguồn trích dẫn tỷ giá hoặc việc cài đặt phần mềm này

II. LÝ THUYẾT DOW
II.1. Lịch sử hình thành
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 8
Kinh doanh ngoại hối
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp thông dụng nhất hỗ trợ cho
việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khoán. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với
thị trường và bị những người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo nhà đầu
tư quan tâm đến và tôn trọng. Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự
chuyển dịch chính hay còn gọi là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường để xác lập xu hướng chính của
thị trường. Một khi xu hướng đã được xác lập thì xu hướng này được giả định là sẽ tiếp tục tồn tại
đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động
của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ
sở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế
chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Năm 1897, Dow đã xây dựng hai nhóm chỉ số
trung bình của thị trường “The Industrial Average” – bao gồm 12 mã cổ phiếu bluechip và “Rail
Average” – bao gồm cổ phiếu của những doanh nghiệp ngành đường sắt. Hai chỉ số trung bình thị
trường này chính là Dow Jones Industrial Average và Dow Jones Transportation Average vẫn còn
đến ngày nay và được áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường. Lý
thuyết Dow là kết quả của một chuỗi bài báo được Charles Dow xuất bản từ năm 1900 – 1902 trên tờ
“The Wall Street”. Lý thuyết Dow được coi là khởi nguồn của hầu hết những nguyên tắc cơ bản trong
phân tích kỹ thuật hiện đại. Người đã phát triển những nguyên tắc của Dow và tổ chức chúng thành lý
thuyết Dow gần giống như ngày nay là Halminton thông qua quyển “The Stock Market Barometer”
năm 1922. Và đến năm 1932, Robert Rhea đã hoàn thiện những lý thuyết trên và xuất bản quyển
“Dow Theory”, đây chính là lý thuyết Dow mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị
trường. Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống, tuy nhiên một số
cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác cho dù là chỉ
trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán

tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm
giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như
tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung.
II.2. Các nguyên lý của lý thuyết Dow
Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 12 nguyên lý quan trọng sau:
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 9
Kinh doanh ngoại hối
II.2.1. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả hành vi thị trường
Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm
những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hóa
lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung, cầu các
cổ phiếu; kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số
trung bình.
II.2.2. Ba xu thế của thị trường
Thuật ngữ “thị trường” nhằm chỉ giá chứng khoán nói chung, dao động của thị trường tạo
thành “các xu thế giá”, trong đó quan trọng nhất là các xu thế cấp một. Đây là những biến động tăng
hoặc giảm với qui mô lớn, thường kéo dài trong một hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến
20% giá của các cổ phiếu. Chuyển động theo xu thế cấp một sẽ bị ngắt quãng bởi sự xen vào của các
dao động cấp hai theo hướng đối nghịch - gọi là những phản ứng hay điều chỉnh của thị trường.
Những biến động này xuất hiện khi xu hướng cấp một tạm thời vượt quá mức độ hiện tại của bản
thân nó (gọi chung các biến động này là các biến động trung gian - biến động cấp hai). Những biến
động cấp hai bao gồm những biến động giá nhỏ hay gọi là những biến động hàng ngày và không có ý
nghĩa quan trọng trong lý thuyết Dow.
II.2.3. Xu thế cấp một
Xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1
năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức
trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước
thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị trường con bò tót - Bull Market.
Nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn, mỗi điều chỉnh đều
không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp

1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu Bear Market.
II.2.4. Xu thế cấp hai
Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo
xu thế cấp 1. Thường thì xu thế này kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoản
1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1. Chẳng hạn trong Bull
Market, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức
tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 10
Kinh doanh ngoại hối
điều chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban
đầu của nó.
Có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai: Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu
thế cấp một, kéo dài trong khoảng ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước
trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai.
II.2.5. Xu thế nhỏ
Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ dưới 6 ngày) mà
theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo
nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp hai hay là
một phần của xu thế cấp một xen giữa hai xu thế cấp hai liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy
gồm ba hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong ba loại xu
thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp một và hai thì cần những giao dịch
với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.
II.2.6. Thị trường con bò tót
Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn:
• Giai đoạn một là giai đoạn “tích tụ”, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm
nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều và họ
sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan.
Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài
chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở
mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá nhỏ.

• Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các
thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của
công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ
thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất.
• Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin
tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của
báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta
nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: “Có nên bán cổ
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 11
Kinh doanh ngoại hối
phiếu đi không?”. Ở giai đoạn sôi động này, khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít
giá trị trước đây tăng đột ngột nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa.
II.2.7. Thị trường con gấu
Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn.
• Giai đoạn một gọi là giai đoạn “phân phối”, nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò
tót trước đó. Ở giai đoạn này, người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt
mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng
có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu
chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần.
• Giai đoạn hai là giai đoạn “hoảng loạn”. Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán
thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng
không bình thường. Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp
hai hồi phục hoặc củng cố và sau đó là đến giai đoạn ba.
• Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai
đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so
với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba
này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có
những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín
nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự
chú ý vào các cổ phiếu này.

Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết và thị
trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau
không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì
chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên.
Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị
trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xảy ra trong một
hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần.
II.2.8. Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 12
Kinh doanh ngoại hối
Đây là câu hỏi thường xuyên đặt ra nhất và cũng khó giải thích nhất đối với hệ thống các
nguyên lý của lý thuyết Dow. Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời gian chứng
minh tính đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai đã xem xét những số
liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này. Còn với những người ít quan tâm
hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh đã và sẽ phải nhiều lần cảm thấy tiếc nuối.
Điều nguyên lý này muốn nói đến là không thể có một dấu hiệu chính xác nào về sự thay đổi xu thế
thị trường có thể được khẳng định chỉ thông qua xem xét biến động của duy nhất một loại chỉ số bình
quân (ở đây muốn nói đến những thị trường bao gồm nhiều chỉ số bình quân, chẳng hạn như ở Mỹ,
như nói ở phần đầu, có hai loại chỉ số bình quân).
• Chỉ số bình quân phía trên chỉ ra thị trường đi lên
• Chỉ số bình quân bên dưới chỉ ra thị trường đi xuống
Như vậy thị trường sẽ vẫn đi xuống do cả hai không cùng xác nhận một sự đảo chiều trong xu
thế hiện tại của thị trường.
II.2.9. Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường.
Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp một thì các họat động
kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với Bull Market, khối lượng giao dịch sẽ tăng
nếu giá tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm; với Bear Market giá trị giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và ít
khi giá có dấu hiệu phục hồi. Điều này vẫn đúng ở mức độ thấp hơn tức là với những xu thế cấp hai,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một xu thế hồi phục cấp hai trong một Bear Market, khi mà các
diễn biến của thị trường chỉ ra rằng giá sẽ tăng lên theo một số đợt tăng giá nhỏ, còn các biến động

kéo giá xuống giảm đi. Các kết luận ở đây thường không có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 13
Kinh doanh ngoại hối
vài ngày và càng không có giá trị với những kết luận dựa trên một phiên giao dịch đơn lẻ. Nguyên lý
này chỉ phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn biến của khối lượng giao dịch chung trong thời
gian giao dịch tương đối dài. Hơn nữa, theo lý thuyết Dow thì chỉ dựa trên những phân tích về giá
mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường, còn khối lượng
giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị trường
và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều nghi ngờ.
II.2.10. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai
Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong
hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho
thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ
giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu
đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những
người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì
vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại
việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo
dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một.
Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích
tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập.
Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài
đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo
kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn.
II.2.11. Chỉ sử dụng giá đóng cửa
Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm
đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai
tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân
là 152.4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong
ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa

150.70.
II.2.12. Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu
thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 14
Kinh doanh ngoại hối
Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường, không
nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có
tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về
tín hiệu đảo chiều và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Tiền đề này của lý
thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh.
II.3. Lợi ích và hạn chế của lý thuyết Dow
II.3.1. Lợi ích
Lý thuyết này được coi như một loạt chỉ dẫn, để trợ giúp các nhà đầu tư và traders với nghiên
cứu của cá nhân họ về thị trường. Lý thuyết Dow cung cấp một cơ cấu cho các nhà đầu tư sử dụng để
giúp loại bỏ cảm tính. Hamilton cảnh báo rằng các nhà đầu tư ko nên để các mong muốn cá nhân ảnh
hưởng tới các tính toán trong giao dịch. Khi phân tích thị trường, hãy chắc chắn rằng bạn có mục đích
và nhận định những gì có thật trên thị trường, không phải những gì mà bạn muốn thấy. Nếu một nhà
đầu tư đang có lệnh mua, thì người đó chỉ muốn thấy những dấu hiệu đi lên và làm lơ đi bất cứ một
dấu hiệu đi xuống nào. Ngược lại với những nhà đầu tư đang có lệnh bán họ có thể chỉ ép mình tập
trung vào những khía cạnh tiêu cực của giá thị trường mà cố tình lơ đi những biến chuyển theo hướng
đi lên. Lý thuyết Dow cung cấp một công cụ để giúp thực hiện các quyết định nước đôi.
Mặc dù lý thuyết này không được định nghĩa cho trading ngắn hạn, lý thuyết này vẫn thêm
vào những giá trị nhất định cho các traders. Dù khung thời gian bạn chọn là gì, lý thuyết luôn giúp
bạn có thể nhận ra xu thế cơ bản. Theo Hamilton (viết vào đầu thế 20), những người áp dụng thành
công lý thuyết này hiếm khi mà giao dịch nhiều hơn bốn hoặc năm lần tron một năm. Các xu thế
trong ngày, theo ngày và có thể thậm chí là các xu thế thứ hai cũng có thể nghiêng về việc bị lôi kéo
bởi các mánh khóe hay tin đồn, nhưng xu thế cở bản thì hoàn toàn lãnh đạm với các yếu tố đó.
Hamilton và Dow cố gắng tìm ra một phương pháp để lọc ra những yếu tố làm sao nhãng thị trường
mà liên quan đến những dao động theo ngày. Họ không lo lắng về một vài điểm, hoặc việc liệu đã
gần đến đỉnh hoặc đáy chưa. Lo lắng lớn nhất của họ là liệu có thể bắt kịp những xuy thế lớn không.

Cả hai người đều khuyên nên nghiên cứu kĩ về thị trường theo một chu kì hàng ngày nhưng họ cũng
tìm ra cách giới hạn tổi thiểu những hậu quả của các chuyển động ngẫu nhiên và tập trung vào các xu
thế lớn. Rất dễ bị rơi vào sự điên khùng tại thời điểm trade và quên mất xu thế cơ bản.
Vì thế, mục đích của Dow và Hamilton là xác định xu thế cơ bản và bắt kịp các chuyển động
lớn. Họ hiểu rằng thị trường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và nghiêng về phản ứng thái quá cả theo
hướng lên hoặc xuống. Với ý nghĩ này, họ luôn tập trung vào việc nhận định và đi theo xu thế. Tuy
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 15
Kinh doanh ngoại hối
nhiên xu thế chỉ được đặt đúng chỗ cho đến tận khi được chứng tỏ. Đó là lúc mà xu thế sẽ kết thúc
hoặc khi nó được chứng tỏ.
Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư nhận ra sự thật, không phải là giả định hay dự đoán. Có
thể rất mạo hiểm cho các trader và nhà đầu tư nếu họ bắt đầu giả sử. Dự đoán thị trường là một điều
rất khó nếu không muốn nói là không thể. Hamilton cũng thừa nhận rằng lí thuyết Dow không phải là
không thể thất bại. Trong khi lý thuyết này có thể tạo ra cơ bản cho sự phân tích, lý thuyết được định
nghĩa là khởi điểm cho các nhà đầu tư và traders để phát triển các hướng dẫn phân tích mà các traders
cảm thấy thoải mái và thấu hiểu.
II.3.2. Hạn chế
• Lý thuyết Dow quá trễ.
Người ta cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì lý thuyết
Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi
là mất đi toàn bộ cơ hội. Tuy đây là một điểm đúng về lý thuyết Dow nhưng trên thực tế những hành
động theo đúng lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi
nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng lý thuyết
Dow.
• Lý thuyết Dow không phải là luôn đúng.
Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải
thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẫu vậy,
lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.
• Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư phải băn khoăn.
Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về

tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối
ở giai đoạn đầu của xu thế cấp một mới hình thành. Sẽ có lúc một nhà phân tích theo trường phái
Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị
trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc
này. Có lẽ đã quá muộn”.
Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của lý thuyết
Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 16
Kinh doanh ngoại hối
thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu
không thống nhất với quan điểm của lý thuyết Dow.
Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy
nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay
nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) lý thuyết Dow không
thể đưa ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa hoạt động” phản ứng lại thì điều
đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường
chứng khoán nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
• Lý thuyết Dow không giúp gì được cho những nhà đầu tư theo các biến động trung gian.
Họ là những người đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì
chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được
những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động
của xu thế cấp một. Một số nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên lý thuyết Dow để đưa ra những
nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào
loại này họat động thực sự có hiệu quả. Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ - một chiếc máy để khi ta
đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 - xu thế chính của thị trường. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết
Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.
III. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
III.1. Các loại biểu đồ
Hiện nay trên thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu

đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là:
• Biểu đồ dạng đường (Line chart)
• Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
• Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart)
III.1.1.Biểu đồ dạng đường (Line chart)
Hình 1.1 Đồ thị biến động VNIndex tính đến ngày 18/01/2007
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 17
Kinh doanh ngoại hối
(Nguồn: bsc.com.vn)
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng
là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng
các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu
dài nhất. Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của
thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất
là trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường
chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định
kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị
trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử
dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ
trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán
hiện đại vì các thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao
động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích sẽ mang lại
hiệu quả thấp.
III.1.2.Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
Hình 1.2 Đồ thị cổ phiếu General Electric
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 18
Kinh doanh ngoại hối
(Nguồn: )
Trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích
thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự

phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.
Các thông tin và dạng hình vẽ mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
Hình 1.3 Dạng hình vẽ của biểu đồ dạng then chắn
Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại
khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao
dịch là tương đối lớn.
III.1.3.Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart)
Hình 1.4 Đồ thị biến động giá của YAHOO, 18/1/2007
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 19
Kinh doanh ngoại hối
(Nguồn: )
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản
khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ
biến hầu hết trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh
rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình
thức khớp lệnh định kỳ.
Các thông tin và dạng hình vẽ mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
Hình 1.5 Dạng hình vẽ của biểu đồ hình nến
III.2. Xu thế, Đường xu thế, Kênh
III.2.1.Xu thế
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 20
Kinh doanh ngoại hối
Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm. Xu thế giá tăng gồm liên tiếp những
đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau). Một
xu thế giá tăng sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước nó.
Ngược lại xu thế giá giảm cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến khi xuất hiện một đỉnh mới
cao hơn đỉnh trước nó.
III.2.2.Đường xu thế
Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế. Với xu
thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm đáy cao dần lên và đường xu thế

giảm là đường nối các đỉnh thấp dần. Đường xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm. Qui trình vẽ
một đường xu thế khá đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm. Điều căn bản là phải có những dấu hiệu
chắc chắn về sự xuất hiện một xu thế giá.
Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy
trước. Tất nhiên điều kiện cần và đủ để có thể vẽ được một đường thẳng là phải có hai điểm, tuy
nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước và đường xu
thế đi qua cả 3 đáy (một cách tương đối). Điều này có nghĩa là đường xu thế có thể không đi qua đáy
thứ ba mà chỉ đi sát, nhìn chung như thế là đạt yêu cầu. Nhưng một đường xu thế đi qua cả đáy bao
giờ cũng được coi là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao.
Khi một đường xu thế đã được xác nhận về độ chính xác thì nó sẽ trở nên rất hữu ích bởi tính
chính xác ấy đảm bảo chắc chắn hướng chuyển động ổn định của giá. Với xu thế giá tăng, sau mỗi
đợt tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế nhưng sẽ
không xuống thấp hơn nếu xu thế thị trường vẫn đang ổn định. Đường xu thế lúc này là biên thấp
nhất của dao động giá. Tương tự, với thị trường đang có xu thế giá giảm thì đường xu thế sẽ là biên
cao nhất cho mọi dao động giá. Như thế, các đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao
động cơ sở để xác định mức giá mua và bán tối đa và tối thiểu hợp lý.
Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới đường xu thế giá
tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là sớm nhất, cho sự thay đổi trong xu thế thị trường.
Hình 1.6 Minh họa về Đường xu thế
SVTH: Nhóm 6 – Lớp TN09DB2 21

×