Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

vương quốc phù nam (tk i - vii) và các mối quan hệ khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.67 KB, 44 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LƢỜNG THỊ MIÊN





VƢƠNG QUỐC PHÙ NAM (TK I - VII)
VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LƢỜNG THỊ MIÊN





VƢƠNG QUỐC PHÙ NAM (TK I - VII)
VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC





Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lƣờng Hoài Thanh




SƠN LA, NĂM 2014
Lời cảm ơn


Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
giáo, Thạc sĩ: Lường Hoài Thanh – người trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi
điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Sử - Địa, Thư viện trường Đại Học Tây Bắc.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp đã ủng hộ, động viên tôi
trong quá trình thực hiên khóa luận này.

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Lƣờng Thị Miên














MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tƣợng 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của khóa luận 4
6. Cấu trúc của khóa luận 4
CHƢƠNG 1: VƢƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM TỪ THẾ KỈ I- VII 5
1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII. 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư. 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế 8
1.1.3 Sự thành lập vương quốc cổ Phù Nam. 10
1.2. Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam 14
1.2.1. Sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam thế kỷ I đến thế kỷ III 14
1.2.2 Phù Nam trong thời kì phát triển từ thế kỉ III- IV 17
1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII. 21
CHƢƠNG 2: PHÙ NAM TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ KHU VỰC 24
2.1 Vai trò của Phù Nam trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực
Đông Nam Á 24
2.2 Óc Eo – Phù Nam trung tâm chung chuyển hàng hóa và giao lƣu văn
hóa khu vực 26
2.3 Phù Nam trƣớc những biến đổi khu vực. 32
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang tiến từng bước vững chắc trong thế kỉ mới. Những thành

tựu của tương lai đã và đang được xây dựng trên nền tảng quá khứ lịch sử vững
chắc. Loài người đang hướng về tương lai với hành trang của tổ tiên. Lịch sử
cho chúng ta nhiều bài học quí báu trong cuộc sống hiện tại và mai sau. Chúng
ta sẽ chẳng bao giờ tồn tại và phát triển được nếu như chúng ta quên đi bài học
quá khứ. Đất nước đang hội nhập vào xu thế chung của nhân loại, lịch sử là công
cụ không thể thiếu trong công cuộc hội nhập đó. Lịch sử với những góc khuất
của nó đã và đang là vấn đề gây tranh cãi giữa nhiều quốc gia. Trong đó, sự tồn
tại và phát triển của vương quốc Phù Nam là một vấn đề khá nổi bật. Phù Nam
với tư cách là một trong ba vương quốc cổ của Việt Nam nhưng rất nhiều học
sinh lắc đầu khi được hỏi: bạn biết gì về Phù Nam? Còn đối với sinh viên thì
lịch sử Phù Nam mờ nhạt vào trong quá khứ của nó.
Nghiên cứu lịch sử vương quốc Phù Nam không phải là một vấn đề mới.
Tuy nhiên, việc hiểu và đánh giá đúng về lịch sử Phù Nam nói chung trong mối
tương quan khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là vấn đề gần đây mới được đề cập
đến một cách rộng rãi và thỏa đáng. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Phù
Nam là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt:
Thứ nhất: Phù Nam với tư cách là một trong ba vương quốc cổ trên lãnh
thổ Việt Nam, do đó tất yếu sử học Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam cần
biết đến, hiểu và đánh giá đúng, toàn diện về vương quốc này.
Thứ hai: Vương quốc Phù Nam tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng
nó đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh khi nó trở thành một đế quốc hùng
mạnh, mở rộng lãnh thổ ở cả Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Hơn nữa, trong
thời gian tồn tại, Phù Nam đóng vai trò là trung tâm thương mại, trung tâm giao
lưu quốc tế giữa Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thời cổ đại.
Chính vì thế, nghiên cứu lịch sử Phù Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về khu
vực Đông Nam Á, về Trung Quốc, Ấn Độ thời cổ đại.

2
Thứ ba: Theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục hiện nay, lịch sử
vương quốc Phù Nam đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông.

Hơn nữa, nắm vững lịch sử Phù Nam cũng góp phần làm rõ hơn về tiến
trình phát triển của vương quốc này với tư cách là một vương quốc độc lập chứ
không phải là một phần trong lịch sử Campuchia sơ kỳ.
Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vương quốc Phù
Nam (TK I - VII) và các mối quan hệ khu vực”, làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử “Vương quốc cổ Phù Nam” là đề tài có
giá trị khoa học và thực tiễn. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều công trình thu
hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những công trình này gồm nhiều
tài liệu khác nhau như: Sách chuyên khảo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn,
bài viết đăng trên các bài báo, các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể ở đây một số
công trình tiêu biểu:
Cuốn: Vương quốc Phù Nam, của tác giả Lương Ninh, nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. Đây là những công trình nghiên cứu chuyên
khảo của tác giả về nền văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam thời tiền sử
cho đến lúc suy tàn của vương quốc này.
Cuốn: Lịch sử Đông Nam Á, của tác giả Lương Ninh, nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2005. Trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến sự phát triển của các
nước Đông Nam Á, trong đó có nói đến sự hình thành và phát triển của vương
quốc cổ Phù Nam.
Cuốn: Một con đường sử học, G.s Lương Ninh (Cb), nhà xuất bản Đại học
sư phạm, năm 2009. Trong tác phẩm này tác giả tiếp tục cung cấp những tư liệu,
quan điểm nghiên cứu của mình về vương quốc cổ Phù Nam.
Tác phẩm: Lịch sử Đông Nam Á, D.G.E Hall nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, năm 1997. Tác phẩm này đã đề cập đến sự ra đời và phát triển của vương
quốc Phù Nam trong bối cảnh thời đại sơ kì của các quốc gia Đông Nam Á.

3
Tác phẩm: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông.G.Coedes, Nxb

Thế giới, năm 2008. Trong tác phẩm này cũng đã được nói tới quá trình hình
thành cũng như sự chia rẽ của vương quốc Phù Nam.
Ngoài ra, nhân dịp 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944- 2004), Hội khoa học
Lịch Sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù
Nam.Tập hợp các nghiên cứu khác nhau của các nhà sử học , khảo cổ học, nhân
chủng học trong và ngoài nước về vấn đề này.
Tuy nhiên, trong các tài liệu nói trên thì vấn đề sự hình thành vương quốc
cổ Phù Nam từ thế kỉ (I – VII) và các mối quan hệ khu vực mới chỉ được tìm
hiểu, nghiên cứu xen kẽ trong tiến trình chung của lịch sử Việt Nam hay các
nước trong khu vực Đông Nam Á, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một phần , một
khía cạnh nào đó trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, …trong cuốn vương
quốc Phù Nam của G.S Lương Ninh.
Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp
nghiên cứu cụ thể về sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII cũng
như các mối quan hệ của vương quốc này trong khu vực.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước. Tôi tập
trung tìm hiểu, nghiên cứu về vương quốc cổ Phù Nam từ khi hình thành đến khi
vương quốc này suy tàn và tìm hiểu Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng
Đề tài tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ
Phù Nam từ (TK I - VII) và các mối quan hệ khu vực.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện hình thành vương quốc cổ Phù Nam.
- Sự phát triển của vương quốc Phù Nam qua các thời kì.
- Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: bắt đầu từ TK I - VII.
-Về không gian: Lãnh thổ vương quốc Phù Nam thời cổ đại.


4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp hệ thống.
5. Đóng góp của khóa luận
- Có cái nhìn đúng đắn hơn toàn diện hơn về lịch sử Phù Nam nói riêng và
trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung.
- Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phù Nam và các nước trong
khu vực cũng giúp ta tìm hiểu thêm được lịch sử, văn hóa của các nước Đông
Nam á cũng như Ấn Độ và Trung Quốc.
- Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu trong
các học phần lịch sử Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chƣơng 1. Vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII
1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.2 Điều kiện kinh tế
1.1.3 Sự thành lập vương quốc cổ Phù Nam
1.2 Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam
1.2.1 Sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam thế kỉ I – III
1.2.2 Phù Nam trong thời kỳ phát triển từ thế kỉ III- VI
1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII
Chƣơng 2: Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực
2.1 Vai trò của Phù Nam trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực
Đông Nam Á
2.2 Óc Eo- Phù Nam trung tâm chung chuyển hàng hóa và giao lƣu văn hóa
khu vực
2.3 Phù Nam trƣớc những biến đổi khu vực.



5
CHƢƠNG 1
VƢƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM TỪ THẾ KỈ I- VII

1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cƣ.
 Điều kiện tự nhiên.
Phù Nam được biết đến là một trong ba vương quốc cổ nằm trên lãnh thổ
Việt Nam.
Theo các nguồn sử liệu viết về các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại
mà ta biết thì các nguồn tư liệu của Trung Quốc đã sớm viết và khá chi tiết về
lịch sử của khu vực này như : Hậu Hán thư, Tấn thư, Nam tề thư, Lương thư…
Trong các nguồn tư liệu đó, đã có một số ghi chép về Phù Nam cũng như một số
quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì. Nói về vị trí điạ lí cũng như điều kiện tự
nhiên cũng như cương vực lãnh thổ các thư tịch cổ Trung Quốc đã ghi chép về
vương quốc cổ Phù Nam như sau:
Tấn thư ghi: “ Nước Phù Nam cách Lâm Ấp về phía Tây hơn ba nghìn lí,
ở trong vùng biển lớn. Đất rộng ba nghìn lí. [ 7; 19]
Nam Tề thư chép “ Nước Phù Nam ở trong vùng dân Man, phía Tây của
biển lớn, ở miền Nam của Nhật Nam, dài rộng hơn ba nghìn lí, có sông lớn chảy
về phía Đông ra biển”.[ 7 ; 19]
Đến Lương thư cũng chép tiếp và có thêm chi tiết: “ Nước Phù Nam ở phía
Nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía Tây của biển, cách Nhật Nam có đến
7000 lí, cách Lâm Ấp ở phía Tây – Nam đến hơn 3000 lí. Thành cách biển 500 lí (
khoảng 250km ), có sông rộng 10 lí, từ Tây – Bắc chảy sang Đông nhập vào biển.
Nước rộng hơn 3000 lí, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng rãi”[ 7; 19]. Khí
hậu, phong tục phần lớn giống Lâm Ấp. Sản xuất vàng, bạc, đồng thiếc, trầm
hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ năm sắc… Địa giới

phía Nam cách hơn 5000 lí có nước Đốn Tốn. Trên bờ biển mấp mô, đất vuông
1000 lí, có 5 vua thần thuộc về Phù Nam.

6
Như vậy, trong số những tài liệu viết về Phù Nam thì thư tịch Trung Hoa là
nguồn tài liệu sớm nhất cho biết về nước Phù Nam.Thời nhà Hán người Trung
Quốc còn chưa biết gì tới vương quốc này.(tuy các sản phẩm thời Hán đã có mặt
trong các di chỉ Óc Eo nhưng có lẽ là do các thương lái tìm nơi cảng thị đông
đúc để trao đổi, bán hàng, chứ còn chính họ thì chưa hiểu biết mấy về nước
này); cho nên Tiền Hán và Hán thư chưa có ghi chép gì. Đến thời Tam Quốc
(220-280), Tam Quốc chí do Trần Thọ biên soạn là tài liệu sớm nhất cho biết
(Ngô thư 15): “Lữ Đại đã bình định Giao Châu. Sai bọn tòng sự xuống phía
Nam giáo hóa”. Từ đó, “sứ thần các nước Phù Nam cùng Lâm Ấp, Đường Minh
(?) đều sai sứ sang cống. Tiếp đó, nhà Ngô lại cử viên quan Trung lang tên là
Khang Thái và Tuyên hóa và tòng sự là Chu Ứng (hai chánh phó sứ) đi đến Phù
Nam. Hai ông này đã đến, gặp vua Phù Nam là Phạm Tầm, trở về, với ghi chép
trên đường đi, Chu Ứng biên soạn thành sách Phù Nam kí [ 7; 18].
Xét về điều kiện địa lí thì không thể tách rời Phù Nam ra khỏi vị trí của
thương cảng, đặc biệt là thương cảng Óc Eo – một thương cảng lớn nhất của Phù
Nam và Đông Nam Á lúc bấy giờ. Và chính Phù Nam, cũng được biết đến như
một chiếc cầu nối giữa phương Đông và phương Tây trong các hoạt động kinh tế
và giao lưu văn hóa. Trên cơ sở những ghi chép đó, chúng ta có thể xác định, địa
bàn gốc của vương quốc Phù Nam là ở miền Tây sông Hậu và một phần Đông
Nam Bộ hiện nay, có thể thấy trong lúc thịnh vượng, lãnh thổ Phù Nam rộng lớn
hơn rất nhiều.
Khí hậu Phù Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu gió mùa. Gió mùa
cũng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động hàng hải diễn ra sôi động tại đây, khi mà
kỹ thuật đi biển lúc bấy giờ chỉ dựa vào sức gió. Ngoài ra, do nằm ở ven biển
nên Phù Nam cũng được hưởng khí hậu mát mẻ từ biển thổi vào.
Bên cạnh đó, lãnh thổ Phù Nam còn là những miền đồng bằng châu thổ

rộng lớn, do lưu vực sông Mê Kong cùng một số hệ thống sông khác bồi đắp
nên. Vì vậy, Phù Nam có rất nhiều đồng bằng rộng, lớn nhất đó là đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long. Đồng bằng này chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ Phù
Nam là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vương quốc này.

7
Tiến sâu vào lục địa, là địa hình cao nguyên. Ngoài ra Phù Nam, còn có
dạng địa hình vũng vịnh, đầm hồ và nhiều đảo. Một đặc sắc nữa về địa hình là
ngay trong đồng bằng, vẫn mọc lên những dãy núi và tạo thành vòng cung chạy
theo hướng tây bắc và thả dần ra biển.
Như vậy, điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan nhưng không kém
phần quan trọng tạo nên vương quốc Phù Nam. Con người nơi đây, bằng sức
lực trí tuệ của mình, đã tận dụng tối đa thuận lợi của tự nhiên đem lại để xây
dựng một nền văn minh đạt đến đỉnh cao của một quốc gia hùng cường vang
bóng một thời.
 Dân cƣ.
Theo ghi chép của các nguồn sử liệu Trung Quốc, nhân chủng học và dân
tộc học Phù Nam được phác thảo lại như sau:
Theo Tấn thư cho biết “Người đều đen đúa, xấu xí, búi tóc, thân trần đi
chân đất, tính chất phác, thẳng thắn, không trộm cướp, theo nghề cày cấy trồng
trọt; một năm trồng thu hoạch 3 năm”[ 7; 19].
Nam Tề thư chép “Người Phù Nam thông minh, lanh lợi và giảo quyệt,
đánh phá các thành ấp lân cận, bắt dân không phục làm nô tì (tờ 13) nhưng (tờ
15) lại viết: Người tính tình hiền lành, không giỏi chiến trận, thường bị nước
Lâm Ấp xâm lấn đánh phá, không thông giao được với Giao Châu”.[ 8; 19,20]
Chu Ứng cũng ghi lại: “ Người nước đó ở trần, chỉ có phụ nữ mặc áo chui
đầu, Khang Thái và Chu Ứng đều nói rằng “trong nước thật đẹp, chỉ có người hở
hang bẩn thỉu, thật quái lạ. (Vua Phạm Tầm nghe được, từ đó ra lệnh con trai
trong nước quấn vải ngang mình gọi là cái can man”).[7; 20]
Qua những ghi chép của thư tịch cổ ta thấy sự phong phú, đa dạng trong

cư dân của vương quốc Phù Nam. Đối chiếu với những thành tựu về khảo cổ
học cũng như dân tộc học, các nhà nghiên cứu cơ bản nhận định rằng cư dân
Phù Nam cơ bản gồm hai bộ tộc Môn cổ và Nam Đảo. Bộ lạc Môn cổ là bộ lạc
người miền núi (Vnan, Bram, Prong). Bộ lạc này là người vùng núi, sống trên
các thềm cao miền Nam, trải qua quá trình sinh sống họ tiến dần xuống biển và
gặp người biển- Nam Đảo. Quốc gia mới lập gọi theo thói quen tên gọi là Phù

8
Nam. Có lẽ, chính họ là chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai ở thời đại kim khí.
Bộ lạc thứ hai là Nam Đảo họ sống chủ yếu ở ven biển. Trên miền tây sông Hậu,
hai bộ lạc này đã gặp nhau, kết hợp thành công hai yếu tố biển và núi, cùng nhau
xây dựng một quốc gia mới bổ sung cho nhau bằng những sở trường vốn có của
tộc người mình. Người Môn cổ có khả năng chinh chiến và tổ chức xã hội, còn
người Nam Đảo, có khả năng khai thác biển và buôn bán với nước ngoài. Chính
điều này đã tạo nên sự phát triển đỉnh cao của vương quốc Phù Nam thời cổ đại
ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời cho thấy một dấu ấn văn hóa Nam Đảo ở
vùng duyên hải ven biển Việt Nam hiện nay – yếu tố kết hợp giữa văn hóa lục
địa – hải đảo trong thời cổ đại tại Đông Nam Á mà các học giả người Pháp
thường gọi là “đường viền văn hóa Nam đảo”.
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Vương quốc Phù Nam nằm trên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai vốn là
đầm lầy nên rất màu mỡ, lại nằm trên lưu vực các con sông lớn (trung và hạ lưu
sông Mê kông) nên được bồi đắp phù sa thường xuyên. Đây là điều kiện thuận
lợi để cho Phù Nam có thể phát triển kinh tế đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp.
Tấn thư kể “dân theo nghề cày cấy trồng trọt, một năm trồng thu hoạch ba
năm… Bát đĩa phần nhiều bằng bạc. Dùng vàng bạc, hương liệu làm đồ cống và
nộp thuế”; lại nói thêm “ Người Phù Nam đúc vòng vàng, bát đĩa bằng bạc, đốn
gỗ làm nhà. Vua chúa ở nhà lầu nhiều tầng, có thành lũy bằng gỗ cây (?). Dọc
bờ biển có loại trúc lá to dài 8- 9 thước, đem bện lá để lợp nhà (có lẽ là lá dừa
nippafruticans). (tờ 15 – 16) kể tiếp “Dân cũng làm nhà gác để ở, làm thuyền dài

8 – 9 trượng (khoảng 8m), đục rộng 6 – 7 thước (khoảng hơn 1m) (?)[ 7; 20].
Nam Tề thư viết: “Nước có mía, an thạch lựu, quýt, có nhiều cau. Hứng
nước hoa ấy (an thạch lựu) (đoán là thốt nốt) ủ trong vò mấy ngày thì thành
rượu[ 8; 20].
Lương thư chép tiếp “(Nước) sản vàng bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc
hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ 5 sắc, (dân) có nhà ở ăn gạo tẻ”[ 7; 20].
Nam Tề thư cho biết thêm: “buôn bán trao đổi lấy vàng bạc, tơ lụa trắng và
mầu”.

9
Như vậy, nền kinh tế Phù Nam phát triển tương đối toàn diện cả về nông
nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp, nhưng ngay từ khi lập quốc người
Phù Nam đã thiên về nền kinh tế trao đổi buôn bán với bên ngoài. Và Phù Nam,
từng được nhắc đến như là một trung tâm giao thương quốc tế. Trong các cuộc
khai quật khảo cổ đã đem lại những tài liệu xác thực hình dung ra những ngành
nghề thủ công nghiệp phong phú tinh xảo của Phù Nam như:
- Nghề chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, thủy tinh.
- Nghề làm đồ thiếc.
- Nghề làm đồ gốm.
- Nghề làm đồ kim khí đồng, sắt…
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Phù Nam trở thành một trung tâm
thương mại quốc tế, bởi phát hiện nhiều sản vật của nước ngoài như Trung
Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, La Mã, một số con dấu, một lượng tiền Phù Nam bằng
bạc, chì, trên đồng bằng sông Cửu Long và cả sông Mê Nam. Là những vật bền,
chắc còn được giữ trong lòng đất.
Tuy có nhiều nghề thủ công và thương mại phát đạt, nhưng cư dân Phù
Nam vẫn đảm bảo công việc thường xuyên và quan trọng là nghề nông, bởi nó đảm
bảo bình thường và ổn định cuộc sống của người dân. Trong Tấn thư nói thêm “
người dân làm theo nghề cày cấy trồng trọt; một năm trồng thu hoạch 3 năm”. Tân
Đường thư viết lại “ Ruộng gieo cấy một năm thì hái gặt 3 năm”[ 7; 109].

Cây trồng chính ở Phù Nam là cây lúa. Có rất nhiều loại giống lúa được tìm
thấy ở đây. Bên cạnh cây lúa thì cư dân Phù Nam còn trồng nhiều loại cây ăn trái
như xoài, chuối, quất, lựu, dừa…
Như thế, có thể thấy người Phù Nam trước đây, một mặt có thể “dùng
vàng bạc, châu ngọc, hương liệu làm đồ cống và nạp thuế” của một nền kinh tế
thương mại, mặt khác “ vẫn theo nghề gieo cấy, trồng trọt để tự đảm bảo được
cuộc sống” [ 7; 110]. Không có tài liệu nào cho biết nghề đánh bắt hải sản,
nhưng ta hoàn toàn có thể khẳng định được với việc dân sống chủ yếu trên nước,
ven biển, thủy – hải sản có một vị trí không nhỏ trong hoạt động kinh tế và đời
sống của Phù Nam.

10
1.1.3 Sự thành lập vƣơng quốc Phù Nam.
Có rất nhiều huyền thoại về thời lập quốc của Phù Nam, bao gồm các ghi
chép của các thư tịch cổ và những truyền thuyết dân gian nhưng trong đó đáng
tin và có cơ sở hơn cả là những ghi chép của Tấn thư, Lương thư, Nam tề thư.
Tuy có khác nhau một chút ít về tên gọi, nhưng nhìn chung các bản ghi chép đều
có cùng nội dung kể về sự kiện này.
Tấn thư cho rằng: “ Vua nước đó vốn là người con gái đẹp, tên Diệp Liễu.
Thời đó có người nước ngoài là Hỗn Hội, thờ tiên thần, nằm mộng cho cây
cung, và dạy phải đi thuyền lớn ra biển.
Sáng hôm sau, Hỗn Hội đến đền thờ, tìm được cây cung, rồi theo thuyền
lênh đênh trên biển ra tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Diệp Liễu đưa nhiều
người ra chống lại. Hỗn Hội giương cung ra bắn, Diệp Liễu sợ hãi ra hàng. Hỗn
Hội bèn lấy làm vợ và chiếm cứ đất nước… Đầu niên hiệu Thái Thủy của Vũ
Đế, sai sứ sang cống tiến…”. Nam tề thư chép lại, chỉ hơi khác chút ít “người
ngoài là Hỗn Điền đến miếu thờ thần, nhặt được cây cung dưới gốc cây… Hỗn
Điền lấy Liễu Diệp làm vợ… cai trị nước đó, con cháu truyền cho nhau”[ 7; 24].
Đến thế kỉ thứ VI, thời Lương (502- 5557), theo sử liệu, thì nhận thức của
Trung Quốc về khu vực đã có phần sáng tỏ hơn. Về Phù Nam, Lương thư cũng

viết căn bản như giống như Tấn thư và Tề thư, tuy có khác chút ít so với Tấn thư
chỉ là tên gọi chữ “điền” (nghĩa là thêm vào cho đủ) hơi giống mặt chữ “hộ”
(nghĩa là nước tràn bờ, có bộ thủy); Liễu Diệp thay vì Diệp Liễu, trên thực tế đó chỉ
là hai cách gọi khác nhau về cùng một nhân vật mà có nhiều khả năng bà đã làm
chủ một vương quốc sơ khai theo chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, cũng có một số chi
tiết mà Lương thư viết khác, và có phần hợp lí hơn: “Liễu Diệp tuổi trẻ mạnh như
con trai. Phía Nam nước Phù Nam có nước ngoài biên ải… Người của Liễu Diệp
đông, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền liền dương cung bắn, tên xuyên
qua mạn thuyền, đến những kẻ theo hầu. Liễu Diệp sợ hãi xin hàng. Hỗn Điền lấy
Liễu Diệp về làm vợ, rồi cai trị đất nước…”[ 7; 24].
Nếu so sánh với các ghi chép thời kỳ trước thì thấy Lương thư viết cụ thể
và chặt chẽ hơn nhưng tên người và sự tích thì dường như vẫn mơ hồ. Dưới

11
nhãn quan khoa học, qua một số nguồn sử liệu nhưng mang tính tiếp nối và kế
thừa đó, thật khó có thể cho rằng tất cả những ghi chép đó hoàn toàn xác thực.
Điều đó có thể thấy là, thời gian muộn nhất của thời kì này là Lương thư (502-
557) do Diêu Tư Liêm soạn. Nhưng đến một thế kỉ sau tại bia Mỹ Sơn của
Champa, có niên đại 658 cũng nhắc đến sự kiện đó tuy nội dung văn bia là viết
về một sự kiện khác, từ một nguồn tài liệu khác nhưng cũng có nói đến việc
thành lập nước Phù Nam: “ Ở nước này, Kaundinya, bò mộng của những người
Bà la môn đã cắm cây lao mà ông đã nhận được của người Bà la môn kiệt xuất
là Asvathaman, con của Drona. Người con gái của vua các Naga, xuất thân…
người sáng lập trên thế gian dòng giống mang tên Soma. Điều kỳ thú là nàng đã
hòa nhập vào tình trạng đó, sống trong một nơi trú ẩn của người trần”.
“Bò mộng của các Munis, tên gọi Kaundinya đã cưới nàng để hoàn tất lễ
nghi…”. Các chi tiết khác nhau đôi chút giữa hai tài liệu: “Cắm cây lao, chứ
không phải bắn cung, nhận được của người Bà la môn Asvathaman, chứ không
phải là thần, và đặc biệt là cắm lao, khẳng định, chứ không phải là bắn cung,
đánh nhau…” Nhưng rõ ràng là nói cùng về một sự kiện. Văn bia mang hơi thở

rõ ràng của một tập tục Hinđu giáo Ấn Độ và nhất là cho biết tên gọi đúng của
các nhân vật: Hỗn Hội hay Hỗn Điền là Kaundinya; Liễu Diệp đoán là Soma.
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tính chất kí ức, nhưng Liễu Diệp thì chưa ra từ nguồn
gốc nào, không có gì được biết liên quan với “lá liễu” cả, vua của các nước
naga hay dòng naga- dòng Rắn - mãng xà vương là một dòng tộc cổ rất lớn ở hạ
lưu sông Hằng Ấn Độ với Soma- một tên gọi khác của dòng Mặt Trăng –
Chandan hay Chandra, cũng lại là một dòng tộc khác ở Bắc Ấn. Có lẽ nữ chúa
Phù Nam – người con gái thủ lĩnh một bộ lạc chưa mang họ kiểu Ấn Độ, đã
được ghép một họ nào đó cao quý phổ biến ở Ấn Độ. Điều này cũng cho thấy
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Các tài liệu văn hóa dân gian cũng cung cấp thêm một nguồn thông tin
hiểu biết khác về thuở ban đầu của nước Phù Nam.
Năm 1945, P. Dupont chuẩn bị khảo sát, khai quật khảo cổ học tại địa
điểm Angkor Borei – Phnom Da, đã phái một nhân viên Bảo tàng A. Sarraut

12
(Phnom Penh) là Kằm Dum khảo sát lại chỗ vùng này. Kằm Dum đã thu thập
được một số tài liệu, nhưng chính Dupont thì phải 10 năm sau mới thực hiện
được dự định của mình, năm 1954, và lần này, ông đã phát hiện ra một kho
tượng thờ cổ, phát hiện nghệ thuật Phnom Da nổi tiếng. Cùng với Kằm Dum,
một nhà nữ dân tộc học Pháp cũng tiến hành khảo cứu thực địa, phát hiện, tập
hợp và công bố 5 truyện kể dân gian của vùng đất này. Tuy nhiên, những câu
chuyện này còn khá mơ hồ và có nhiều điều chưa đáng tin.
Sự kết hôn giữa Hỗn Điền – Liễu Diệp hay Kaudinya – Soma là sự kết đôi
của một chàng trai Bà la môn Ấn Độ, con trai của một Bà la môn kiệt xuất, bò
mộng của các Munis (hiểu là con người có văn hóa cao), với một người con gái
bản địa, “trẻ khỏe mạnh được tôn lên làm vua” của một xứ sở đã có nền văn hóa
bản địa, nơi mà phong tục nguyên thủy (của họ), đi ra ngoài vẫn ở trần, xăm
mình tóc xõa ngang lưng… đều không biết đến quần áo, chỉ có phụ nữ khoác
một mảnh vải chui đầu” (Lương thư).Như vậy, không phải là không có gì mà

phong tục của họ như thế. Cho nên sự kết hợp này đã làm thành một đôi vương
giả đẹp đẽ, mở đầu cho vương triều Phù Nam và cho dòng tộc Soma. Theo sử
sách cổ, có thể sơ bộ dựng lập Vương triều Phù Nam như sau:
1- Hỗn Điền
2- Con (X)
3- Hỗn Bàn Huống (con?) sống đến 90 tuổi.
4- Hỗn Bàn Bàn ( con thứ của Bàn Huống, làm vua 3 năm).
5- Phạm Man hay Phạm Sư Man, tướng của Bàn Huống trị vị khoảng năm
225 – 230, người chinh phục nhiều xứ lân bang.
6- Phạm Chiên trị vì khoảng 230 – 250; Phạm Chiên là con của chị gái
Phạm Man, lại là tướng, đang thay Phạm Sư Man cầm quân đánh trận xa; Sư
Man bị ốm chết đột ngột, con trai là Phạm Kim Sinh lên kế ngôi. Phạm Chiên
không bằng lòng, đã hạ sát Sinh để lên thay.
7- Phạm Tràng là con út của Phạm Sư Man, lớn lên, khoảng 20 tuổi thì giết
chết Phạm Chiên, giành lại ngôi vua, (chỉ được ít ngày).

13
8- Phạm Tầm là tướng của Chiên, ngay lập tức hạ sát Tràng, lên ngôi. Phạm
Tầm ở ngôi khoảng năm 250 – 290, là người đã tiếp phái bộ của Khang Thái –
Chu Ứng mà nhật kí của phái bộ đã có nghi lại sự kiện này.
Đến năm 289 còn thấy Phạm Tầm đang ở ngôi, đã cử sứ thần sang “ triều
cống” Tấn Vũ đế. Bẵng đi một thời gian dài mới cho biết tiếp:
9- (Thiên) Trúc Chiên Đàn, vua mới, gốc người Ấn Độ sai sứ sang cống voi
thuần, đời Mục đế, năm 357.
10- Kiều Trần Như ( Kaundinya (2)), vốn là người Bà La Môn Ấn Độ sang
làm vua Phù Nam;
11- Trì Lê Đà Bạt Ma ( Sri… davarman?) sang cống sản vật thời Văn
vương ?(424 – 453) nhà Tiền Tống.
12- Đồ Da Bạt Ma (Jayavarman?) cho sứ sang cống thời vua Vĩnh Minh
(483 – 493) nhà Tề; lại cử sứ sang cống tiếp vào các năm 503,511,514.

13- Lưu Đà Bạt Ma ( Rudravarman?) là con thứ phi, giết con chính cung,
nhỏ tuổi hơn, để tiếm ngôi năm 514, khi Jayavarman a qua đời vào năm này; cử
sứ sang triều đình Trung Hoa, thời Lục Triều vào các năm 517, 519, 520, 535,
539. [ 7;30,31,32]
Tùy thư, sử nhà Tùy (589-618) chép tiếp năm Đại Nghiệp thứ 13 (616),
còn sai sứ sang tiến công “ lễ vật rất hậu, sau đó là dứt”.
Tân Đường thư , sử nhà Đường (618- 907) ghi đến thời Vũ Đức (618- 626)
và Trinh Quán (627-649) còn cử sứ sang cống.
Có lẽ Lưu Đà Bạt Ma, vua thứ 13 là vua cuối cùng của các vương triều
Phù Nam. Như vậy, các vua 5, 6, 7 có lẽ là thời chinh chiến mở rộng quyền lực-
lãnh thổ, vương quốc cần một chính quyền mạnh, đứng đầu phải là một tướng
lĩnh; sau đó là một thời phát triển kinh tế, ngoại giao, nên lại có thể chấp nhận
đón nhận, tới 2 lần, người Bà La Môn Ấn Độ sang làm vua Phù Nam.
Dù sao, đây cũng là vương triều liên tục của một vương quốc đã ra đời và
phát triển trong lịch sử thế giới. Nếu tính năm tháng, thế thứ các đời vua dựa vào
những niên đại chắc chắn, ngược về trước, vương triều Phù Nam, từ Hỗn Điền
có thể bắt đầu từ thế kỉ I, từ những năm của Công nguyên đến giữa thế kỉ VII,

14
cộng khoảng 600 năm, không phải là một thời gian ngắn. Nếu so sánh không hề
khập khiễng, với các vương triều Angkor (802 -1434), vốn có một cơ sở khá cao
từ trước, cũng chỉ xấp xỉ bằng thời gian, lại càng hơn các vương triều Pagan, Sri
Vijaya… nổi tiếng ở Đông Nam Á.
Như vậy trên cơ sở các nguồn tư liệu, chúng ta thấy rằng, vương quốc cổ
Phù Nam đã được thành lập vào thế kỉ I sau CN và phát triển toàn thịnh trong
các thế kỉ VI và VII. Sau đó vì những nguyên nhân trong đó có sự tấn công của
Campuchia đã dẫn đến sự sụp đổ của một đế quốc hùng mạnh, chấm dứt gần 7
thế kỉ của một trong những vương quốc cổ lớn mạnh tại khu vực Đông Nam Á
thời cổ đại là vương quốc Phù Nam.
1.2. Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam

Vương quốc Phù Nam ra đời từ thế kỉ I sau CN, tồn tại và phát triển trong
gần 7 thế kỉ, đến thế kỉ VII thì suy vong. Sự phát triển của vương quốc Phù Nam
có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sơ kì Phù Nam từ thế kỉ I – III.
- Giai đoạn phát triển Phù Nam từ thế kỉ III – IV.
- Giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII.
1.2.1. Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam thế kỷ I đến thế kỷ III
Đây là giai đoạn mới lập nước, nữ vương Liễu Diệp kết hôn cùng Hỗn
Điền, sinh con trai, phân cho làm vua 7 ấp, rồi Hỗn Bàn Huống, cũng là vua,
có phải con của Hỗn Điền (?), lại lập kế li gián 7 ấp, rồi cho con cháu phân
chia cai trị các ấp, hiệu là tiểu vương”. Đây được coi là thời kỳ khắc phục
tình trạng phân chia cát cứ và thành lập một quốc gia thống nhất, vào thời
kỳ này kinh đô của Phù Nam cũng được xác lập. Quốc gia mới thành lập còn
phân tán, nhưng chỉ có 7 ấp.
Bàn Huống sống hơn 90 tuổi mới chết, lập con thứ hai là Bàn Bàn (làm
vua) ủy thác việc nước cho đại tướng Phạm Man, có sách chép là Phạm Sư Man.
Sau 3 năm, Bàn Bàn chết, người trong nước đều cử Phạm Man làm vua.
Có thể đoán từ Hỗn Điền đến Hỗn Bàn Huống tình hình diễn tiến trong
khoảng thế kỉ I, Hỗn Bàn Huống đến Phạm Man trong thế kỉ II, Phạm Man từ

15
cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ III. Các vua từ Phạm Man – Phạm Sinh – Phạm
Chiên – Phạm Trường diễn ra trong khoảng vài chục năm đầu thế kỉ III, đến
Phạm Tầm làm vua, tiếp phái đoàn Khang Thái, trong khoảng năm 250- 290.
Có 2 văn bia khắc trên đá, cho biết tên gọi hai quốc gia Kurumbanagara phát
hiện ở gần dãy núi phía Tây, Phnom Da, Phnom Angkor Borei, Phnom Tapa… và
Naravaranangara đoán là vùng thấp, ven biển cùng với cảng thị Óc Eo chỉ nơi đây
mới giữ vững độc lập đến đời Trinh Quán nhà Đường, (627 - 649).
Dựa trên thư tịch cổ và tài liệu khảo cổ học, quốc gia này gồm hai nhóm
dân cư, nhóm ven biển, trồng lúa nổi, sản xuất thủ công và buôn bán với nước

ngoài, phong tục ăn mặc sang trọng, nhóm thu hoạch lâm sản, săn voi, còn duy
trì nếp sống và phong tục cổ truyền. Có lẽ đây là hai bộ lạc đầu tiên kết hợp với
nhau, cần phải dựa vào nhau, bổ sung cho nhau, để cùng nhau lập nên nước Phù
Nam, mà tên cũ – Kurumbanagara và Naravaranangara – tượng trưng cho hai bộ
lạc gốc vẫn còn được giữ, thậm chí còn cơ sở của những nhóm nhỏ, những bộ
lạc cũ nên tài liệu mới nói có 7 ấp và một số “tiểu vương”. Sự thống nhất thực
sự được tăng cường dần. Việc lập quốc ban đầu thường là sự kết hợp, chung sức
của hai bộ lạc đầu tiên, sống gần nhau, đôi khi hơn hai, như là một qui luật của
lịch sử. Ở đây cũng vậy, một bộ lạc ở Nam Á - Môn cổ ở trên cao với một bộ
lạc “biển” Nam Đảo ở dưới thấp, ven biển, cùng nhau lập vương quốc Phù Nam,
từng bước củng cố, mở rộng, thành một đế quốc cổ đại ven biển.
Như thế, địa bàn của vương quốc Phù Nam là ở đâu? Địa bàn đó hẳn là có
một vùng rừng núi phía Tây, nay là đất Kirivong có nghĩa là Dòng Vua Núi, trên
đoạn kéo dài của dãy núi Đậu Khấu, ở kinh độ 105- vĩ độ 11, nối liền với dải đồi
rừng biển, từ Hà Tiên ở phía Tây đến Cà Mau ở phía Đông, trong đó có cảng thị
Óc Eo. Hơn nữa, vùng đồng bằng ven biển mới là địa bàn chủ yếu, bởi nơi đây
có điều kiện tụ cư đông đúc, phát triển kinh tế, cả nông nghiệp, đánh cá và mở
cửa giao tiếp với bên ngoài. Nhờ không ảnh mà nhà nghiên cứu Paris
(P.Paris,1941) đã phát hiện một con kênh thẳng tắp dài 100km nối cảng thị Óc
Eo với Châu Đốc, một hệ thống kênh cắt ngang, nối trục kênh chính với biển và
một chuỗi 5 kênh nối Châu Đốc với núi Angkor Borei. Như thế, toàn miền Tây

16
sông Hậu nối với nhau từng ấp là sông Châu Đốc, lại nối với núi Angkor Borei.
Không nghi ngờ gì nữa, toàn bộ miền này với một hệ thống kênh nối liền, mạch
lạc, hợp lí và thông với cửa biển chính là lãnh thổ cơ bản của vương quốc Phù
Nam. Những đoạn tả đường sông, vị trí trong vịnh lớn, nhà sàn, cây dừa nước…
của thư tịch cổ hoàn toàn phù hợp cảnh quan, vị trí của nước Phù Nam. Chính
đây chứ không thể ở đâu khác tại miền Tây sông Hậu và miền Nam Việt Nam là
điạ bàn trung tâm của vương quốc này. [7; 37]

Tên nước là một danh từ riêng - tên gọi của tộc người – trong số các nhóm
Môn cổ cư trú rải rác hầu khắp Đông Nam Á lục địa, có một nhóm ở xa về phía
Đông Nam, ở nam Đông Dương, nam Trường Sơn, tự gọi là Người Núi - Người
Vnam, Bnam, là chính họ tự gọi, do ở gần kề và đối xứng với các nhóm Người
rừng (Orang glai), Người Biển (Orang Laut). Ngày nay, người Penong ở đông
nam dãy Dangrek, người Mnong, Bnowm ở nam Trường Sơn chính là hậu duệ
của nhóm Môn cổ.
Một bộ lạc của nhóm người núi đã dời núi, tiến xuống gần biển, gặp người
biển – Nam Đảo, đến cộng cư trong trào lưu rộng lớn vào mấy thế kỷ cuối TCN
cùng nhau kết hợp yếu tố Núi và Biển, cùng nhau xây dựng quốc gia mới, bổ
sung cho nhau sức mạnh và sở trường từ núi xuống và từ biển vào. Quốc gia
mới lập theo thói quen được gọi bằng tên tộc người bản địa, đã có cơ sở, có tổ
chức xã hội từ trước, chắc là chủ nhân của những công trình đất tròn từ thời đồ
đồng trên đất Tây Ninh, Bình Dương cho đến Mi Mốt ở bên kia biên giới, là
người Núi – Pnong, Browm, từ đó mà có tên gọi phiên âm Phù Nam. Họ tự lập
nên dòng Vua Núi – Kurung Bnam hay Sailaraja. Có thể thấy sự gần gũi về âm
tiết bởi cùng có gốc Môn cổ, nhưng ngữ nghĩa khác hẳn nhau, giữa Bnam – tên
tộc, với Phnom là danh từ chung, có nghĩa là ngọn núi bình thường, cũng như
non trong non nước,…
Kinh đô cách biển 500 lý (hơn 200km) sẽ hoàn toàn phù hợp với Angkor
Borei, cách Châu Đốc 30km và theo sông Hậu ra cửa Định An vừa đúng 250km.
Điều cần lưu ý là, trong Lương thư đã ghi rất rõ về địa mạo, cảnh quan, sản vật

17
và một số nét văn hóa của Phù Nam: “Nước rộng hơn 3.000 lý, đất trũng ẩm
thấp nhưng bẳng phẳng, rộng rãi. Khí hậu, phong tục gần giống với Lâm Ấp.
Theo mô tả của nguồn sử liệu Trung Quốc thì kinh đô nước này có tường
thành bao quanh thành thị, cung điện và nhà ở. Đó là những công trình kiến trúc
cổ hoàn toàn không thấy có, dù là dấu vết, ở Ba Phnom nhưng lại khá rõ nét ở
Angkor Borei, lại thêm một làng và một ngôi chùa gần đó,Toul Koh và Vat Koh,

ở hang núi Phnom Da kề bên, hơn 30 pho tượng đều có thân tượng, đầu tượng
bằng đá, thuộc niên đại và phong cách Phù Nam.
Toàn bộ vùng núi, làng mạc và kinh thành nằm trên một vùng đất nay
thuộc tỉnh Kirivoong, một từ có gốc Phạn nghĩa là Dòng tộc Núi, còn lưu giữ
một kỉ niệm xa xưa của Phù Nam, tuy không phải ngôn ngữ bản địa và chính
xác người bản xứ cũng không hiểu ý nghĩa của từ đó.
1.2.2 Phù Nam trong thời kì phát triển từ thế kỉ III- IV
Như đã trình bày ở trên, nước Phù Nam là một sự tập hợp của các tiểu
quốc, một số “ấp”, trong đó có hai tiểu quốc có vai trò “sáng lập” là Kurumbana
–gara và Naravarnagara, nên chắc phải mất 2 thế kỉ (I và II) để khắc phục tình
trạng tản quyền, ổn định và phát triển. Giai đoạn phát triển (thế kỉ III – IV) bắt
đầu bằng việc lên cầm quyền của tướng Phạm Sư Man, từ đầu thế kỉ III. Ông là
một đại tướng “mạnh khỏe, dũng cảm, mưu lược”, được Hỗn Bàn Huống ủy
thác phò tá giúp con thứ là Bàn Bàn, sau 3 năm, Bàn Bàn chết, “người trong
nước đều cử Phạm Man làm vua”. Ông còn tự xưng là “Phù Nam đại vương”.
Ông ở ngôi không lâu, do bị bạo bệnh bất ngờ khi đang cầm quân viễn chinh.
Niên đại ghi trong thế thứ vương triều (225 -230) là tính toán phỏng chừng,
ngược từ vua Phạm Tầm trở về trước, nên cũng có thể dài hơn một ít, khoảng
225 – 235. Tuy chỉ nắm giữ quyền lực trong khoảng 10 năm, nhưng cũng đủ để
ông làm nhiều việc lớn, những việc “kinh thiên động địa”. Thậm chí chính Phạm
Man còn làm thay đổi nhiều phong tục, tập quán cố hữu của cư dân địa phương
như dùng vải quấn ngang mình và làm trang phục.
Đương nhiên, không phải riêng vua Phạm Man có thể nghĩ ra và tạo được

18
nhiều sự thay đổi như thế. Những hiện vật khảo cổ phát hiện ở Óc Eo có niên đại
thế kỉ II chứng tỏ thời gian này, nền kinh tế Phù Nam đã khá phát triển, tạo nên
sức mạnh của vương quốc. Phù Nam qua các cảng thị Óc Eo của nó, đã trở
thành một đầu mối thương mại Đông – Tây; sản vật Đông, Tây đã có mặt, cả
những mặt hàng quí hiếm, chỉ dành cho những người quyền quý hoặc rất giàu có

như gương đồng, tiền vàng, nhẫn ngọc v.v… Do đó, Phù Nam có tiềm lực lại có
nhu cầu mở rộng quyền lực kiểm soát các tuyến thương mại và giao lưu Đông –
Tây nên Phạm Sư Man “ đã tiến đánh các nước láng giềng, bắt thần phục”, rồi còn
cho “ đóng tàu to,vượt biển lớn, đánh hơn 10 nước” như Lương thư đã viết [ 7;
47]. Có thể đoán định rằng, những nước đó có nhiều khả năng nằm ở vùng bán
đảo Mã Lai và có thể bao gồm cả những quốc gia thuộc đảo Sumatra hiện nay.
Cũng rất có thể, do đã đạt được sự hưng khởi trong thế kỉ III nên Phù Nam
cũng muốn vươn tới chinh phục vùng trung lưu sông Mekong, liền với lưu vực
sông Sê Mun trên bình nguyên Khorat. Đây là nơi cư trú của các bộ lạc Môn cổ,
có quan hệ tộc người họ hàng, gần gũi với người Phù Nam. Họ làm nông nghiệp
là chủ yếu trên ven bờ sông suối, kết hợp với đánh cá, săn bắt. Họ là chủ nhân
của hàng trăm “công trình đất tròn”, là nơi sản xuất, vừa là nơi cư trú tránh lũ lụt
trên lưu vựa sông Sê Mun kéo dài đến trung lưu sông Mê kông ( nơi mà các học
giả người Pháp gọi người Mi Mốt), đến bắc Bình Dương và Tây Ninh của Việt
Nam hiện nay.
Họ đã trải qua thời kì văn hóa đồng thau Bản Chiềng – Non Nok Tha, bắt đầu
bước vào thời đại đồ sắt, cũng bắt đầu tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, chữ
Sanskrit, chữ Pali, qua Phù Nam hay từ Phù Nam, bắt đầu viết chữ Môn cổ. Một vài
bộ lạc đã chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời của các vương quốc sơ kỳ trên lưu vực sông
Sê Mun, được biết qua văn khắc như Canasapura, Sambukapura, Sankhapura…
Chinh phục vùng đất này có nhiều khó khăn vì đất rất rộng, người thưa,
Phù Nam không đủ sức cai quản, nhưng lại có nhiều thuận lợi, ngược dòng sông
Mê kông, người Phù Nam vốn đã quen thuộc,có quan hệ và có nhiều ảnh hưởng.
Chúng ta có thể suy đoán rằng, các quốc gia này chắc chắn đã bị đánh, phải chịu
thần phục, cống nạp Phù Nam, có thể là một bộ lạc Môn cổ sinh sống ở ngã ba

19
hạ lưu sông Sê Mun và trung lưu sông Mê kông, là bộ lạc về sau tự lập quốc gia,
gọi theo tên vua là Bhavapura, mà người Trung Hoa gọi tên là Chân Lạp, sẽ
được nói rõ hơn ở dưới đây.

Tuy nhiên, Phù Nam quan tâm hơn, được nói nhiều hơn và thực tế cũng
quan trọng, được hướng tới nhiều hơn, là vùng biển phương Nam. Lương thư
viết về việc này: “ Ông ( Sư Man) cho đóng tàu to vượt biển lớn tiến đánh Khuất
Đô Côn, Cửu Trĩ, Điển Tôn… cả bọn hơn 10 nước. Mở rộng đất đai năm sáu
nghìn lý. Sau đó đương lúc đánh nước Kim Lân, Phạm Man bất ngờ bị bệnh, sai
thái tử Kim Sinh đi thay mình” [6; 51]. Nhưng ngay sau đó Chiên giết Sinh,
Trường giết Chiên, đến Phạm Tầm giết Trường để lên làm vua như đã trình bày
ở trên. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ vị trí của Kim Lân. Cuối cùng thì
Phù Nam có đánh chiếm được các nước đó không, và hơn 10 nước Phù Nam
chinh phục là những nước nào, ở đâu?
Kim Lân – Xứ Vàng là cách gọi theo từ Phạn Suvarnabhumi, mà người Ấn
Độ dùng để chỉ vùng Đông Nam Á, cụ thể là Thatơn - vùng Martaban - Miến
Điện (thuộc Myamar hiện nay), nơi đã sớm lập quốc gia cổ của người Môn –
Ramanadesa. Không có dấu hiệu chắc chắn của sự cai quản Phù Nam ở đây,
nhưng những nước khác thì có thể có, nên cần xem xét riêng dưới đây.
Nếu nhìn từ xa, qua đôi dòng thư tịch cổ người ta dễ có khái niệm mơ hồ,
phải lần theo dấu vết các lộ trình, xem xét các vị trí, các địa điểm, mới mong
thấy được điều gì cụ thể hơn. Lương thư là bộ sử của nhà Lương soạn thảo vào
đầu thế kỉ VII đã cho biết: Phù Nam rộng hơn 3.000 lý, đến thời Phạm Man lại “
đóng tàu to, vượt biển lớn, mở rộng thêm sáu nghìn lý, chinh phục hơn 10 nước
đến tận nước Kim Lân – Xứ Vàng”[ 7; 51]. Nhưng những nước mà Lương thư
coi là thuộc quốc của Phù Nam, được kể tên chỉ có 4 nước là Đốn Tốn, Khuất
Đô Côn, Cửu Trĩ và Điền Tôn. Đến Tùy thư, tức bộ sử nhà Tùy (589 -618) thấy
kể thêm 2 nước nữa là Xích Thổ và Chân Lạp. Ba nước Khuất Đô Đôn, Cửu Trĩ
và Điền Tôn do không có thêm chỉ dẫn chi tiết nên các học giả thời trước đoán
định: Cửu Trĩ tức Câu Lợi (hay Đầu Câu Lợi) là Takkola (sa nhân), nay là
Takua Pa, một cảng cổ ở tây bắc bán đảo Mã Lai.

20
Như trên đã nói, trong phổ hệ vương triều Phù Nam, vua thứ chín là một

người gốc Ấn Độ (Thiên) Trúc Chiên Đàn (Chandra) đến đời Mục đế, Trung
Quốc tức năm 35, Phù Nam đã cho người sang cống voi thuần. Vua thứ 10, Kiều
Trần Như là phiên âm của Kaudinya, được nói rõ, vốn là người Bà La Môn Ấn
Độ sang làm vua Phù Nam. Vua thứ 11 cũng thế , tên được ghi là Trì Lê Đà Bạt
Ma (đoán là Sri…dravarman), họ vẫn là Kaundinya, làm vua khoảng năm 424 –
453, vì Nam Tề thư viết: Vua nước Phù Nam sau đó, vua thứ 12 họ Kiều Trần
Như, tên là Đỗ Da Bạt Ma (đoán là Jayvarman), cử sứ sang nhà Tề , đời Vĩnh
Minh (483 – 493) và tiếp cho đến năm 514. Đến đây có sự trùng hợp đáng tin
cậy giữa thư tịch cổ và văn bia. Thư tịch ghi (Trì Lê Đà) “Bạt Ma nhiều lần sai
sứ sang cống tiến, năm ông chết người con trai là Lưu Đà Bạt Ma giết người em
con bà vợ chính, tự lập làm vua”.
Với tư cách là một quốc gia hướng ra biển, trọng thương mại, xã hội Phù
Nam là một xã hội mở. Vương quốc là điểm đến của nhiều dòng và lớp người
ngoại quốc: thương nhân, thợ thủ công, nhà truyền giáo. Một bộ phận trong số
đó có cương vị cao thậm chí rất cao trong xã hội. và sự lựa chọn đó chắc là tự
nguyện chứ không phải là áp đặt. Có lẽ một xã hội buôn bán không bị quá câu lệ
vào nguồn gốc tộc người; miễn là điều hành được và có lợi.
Về luật pháp chưa có luật thành văn. Xử kiện theo phong tục tấp quán, theo
giao ước trước khi xảy ra vụ việc, theo giáo lí tôn giáo xử tội hành vi phạm pháp
bằng hình phạt dã man.
Lương thư cho biết: “Trong nước xây dựng dinh thự, lâu đài, một triều đình
ăn chơi sáng trưa, chiều ba bốn lần tiếp khách. Dân trong nước dùng chuối, mía,
rùa, chim làm lễ vật. Phép nước không dùng tù ngục. Người có tội trước hết phải
trai giới ba ngày, rồi nung một lưỡi búa thật đỏ ra lệnh cho kẻ kiện cáo (tụng
giả) cầm đi 7 bước, lại còn lấy nhẫn vàng, trứng gà thả vào nước sôi, sai mò lấy
lên. Nếu như người mà không thật thì tay bị bỏng cháy, người phải lý thì không
việc gì. Lại nuôi cá sấu trong hào thành. Nuôi mãnh thú trong chuồng ngoài cửa.
Kẻ có tội bị đem làm mồi cho cá sấu và thú dữ. Nếu cá sấu và thú dữ không ăn
thịt tức là vô tội, 3 ngày sau tha cho về. Quan xử tội quan niệm nếu ai vô tội sẽ


21
được thần linh che chở bảo vệ nên không bị nước sôi, lửa làm bỏng tay hay cá
sấu, thú dữ buông tha.[10; 212]
Pháp luật Phù Nam nằm trong giai đoạn cuối của hình phạt thời nguyên
thủy. Pháp luật chịu ảnh hưởng lớn của thần quyền. Tính khắc nghiệt của luật
pháp khiến cho Phù Nam “không có trộm cướp” (Tấn thư), “không có nhà lao
ngục” (Lương thư), “dân sợ hình phạt nên không dám vi phạm” (Nam Tề thư).
Tuy nhiên, luật pháp Phù Nam chưa thật sự hoàn chỉnh, nó còn chập chững giữa
luật lệ và luật pháp thành văn. Hình phạt còn nguyên thủy đậm màu tôn giáo,
điều này thể hiện điểm yếu của nhà nước và tổ chức xã hội Phù Nam.
1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII.
Đến thế kỷ VII, ưu thế thương mại của Phù Nam giảm đi nhanh chóng. Đã
có sự di chuyển của hoạt động thương mại từ trọng tâm là thương cảng Óc Eo
xuống khu vực Malacca và Xumatra tức quần đảo Indonexia ngày nay. Như vậy,
vương quốc cổ Phù Nam đã có những dấu hiệu khủng hoảng về kinh tế, tuy
nhiên trong các cuộc khai quật khảo cổ lại không thấy rõ sự khủng hoảng đó mà
phát hiện dấu vết của sự gián đoạn, sự tàn phá đột ngột, có lẽ là do hậu quả của
chiến tranh. Từ cuối thế kỉ VI, nhất là từ đầu thế kỉ VII, những kinh nghiệm tích
lũy đi biển được nhiều hơn, có thêm sự tham gia mới vào nền mậu dịch hàng hải
của những người A- ráp táo bạo, các thuyền buôn ngày càng gia tăng các chuyến
đi vòng phía nam bán đảo Malaya, qua eo Sunda đến Biển Đông, rút ngắn hành
trình mở rộng phạm vi buôn bán hơn. Việc giảm thiểu đường trung chuyển qua
eo đất Malaya, ít cập bến cảng Óc Eo và do đó hoạt động thương mại của Phù
Nam nói chung bị giảm sút. Sự suy thoái kinh tế, tuy không phải là tức thì và
hoàn toàn, cũng làm cho vương quốc cổ này gặp khó khăn; sự phồn vinh giảm
sút, khó khăn tăng lên.
Nguyên nhân của sự đổ vỡ nền tảng thương mại của Phù Nam là quá rõ.
Triều đại cuối cùng của Phù Nam đã không chăm lo, phát triển sản xuất, đáp
ứng nhu cầu nguồn hàng đồng thời củng cố hệ thống cảng biển. Trong khi đó,
các đế vương trên quần đảo Indonexia lại rất thành công trong lĩnh vực này. Sự

chuyển hướng buôn bán của hai thị trường lớn đó là Ấn Độ và Trung Quốc cũng

×